TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ ĐIỀU HÀNH CAO CẤP EXECUTIVE MBA HOÀNG THỊ XUÂN HƯƠNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ ĐỐI TÁC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CCID HÀ NỘI LUẬN VĂN T[.]
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CỦA DOANH NGHIỆP
Khái quát về quản trị quan hệ đối tác của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về quan hệ đối tác và quản trị quan hệ đối tác
Có thể khái quát định nghĩa về QHĐT như sau: QHĐT là sự hợp tác tự nguyện giữa các bên trong việc chia sẻ các nguồn lực với nhau nhằm đạt được mục tiêu của sự hợp tác chung.
Một cách tổng quát chúng ta có thể hiểu về quản trị QHĐT như sau: quản trị QHĐT là hệ thống nhằm phát hiện các đối tác tiềm năng, lựa chọn các đối tác phù hợp và phát triển quan hệ cùng có lợi và bền vững trong toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Được đánh giá là một trong những nguồn vốn vô hình của doanh nghiệp, bất kể trong lĩnh vực nào, doanh nghiệp nào xây dựng được một mạng lưới quan hệ đối tác tốt sẽ có nhiều khả năng tồn tại và phát triển hơn những doanh nghiệp không có được thế mạnh này.
1.1.2 Tiếp cận chuỗi trong quản trị quan hệ đối tác
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạt động khác nhau, sáng tạo ra giá trị dưới hình thức sản phẩm/ dịch vụ Chuỗi giá trị là một liên minh giữa những doanh nghiệp liên kết dọc để đạt những vị thế xứng đáng hơn trên thương trường
Quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đối tác bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, có quan hệ giữa cơ chặt chẽ và logic Trong quá trình này, giai đoạn lựa chọn đối tác và quản lý hoạt động hợp tác có vai trò đặc biệt quan trọng
Quy trình quản trị quan hệ đối tác
1.2.1 Các giai đoạn cơ bản của quản trị quan hệ đối tác
Quy trình quản trị QHĐT gồm một số giai đoạn chủ yếu dưới đây.
Sơ đồ 1.1 Quy trình quản trị quan hệ đối tác Đánh giá hiệu quả
Xây dựng và phát triển mối quan hệ với đối tácXây dựng cơ sở dữ liệu
1.2.2 Lựa chọn đối tác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Lựa chọn đối tác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản Thứ nhất : Chọn đối tác mà doanh nghiệp cần, không phải doanh nghiệp thích Thứ hai : Chọn đối tác trên tinh thần hợp tác các bên cùng có lợi - nguyờn tắc ô win – win ằ Thứ ba : Đỏnh giỏ cỏc đối tỏc một cỏch khỏch quan Thứ tư : quan hệ đối tác phải dựa trên cơ sở tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau và cùng hướng tới mục tiêu chung Thứ năm : Quan hệ đối tác phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tính pháp lý
Lựa chọn đối tác trong kinh doanh cần phải dựa vào một số cơ sở quan trọng như sau : Các mục tiêu sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp; Những yêu cầu của doanh nghiệp đối với đối tác trong quá trình hợp tác; Những yêu cầu của đối tác; Các chính sách quan hệ giữa các đối tác.
Khi lựa chọn đối tác, doanh nghiệp có thể và cần phải căn cứ vào một số tiêu thức chủ yếu Nhóm tiêu thức cơ bản: Địa điểm của đối tác ; Loại hình tổ chức ; Qui mô hoạt động Nhóm tiêu thức đặc thù : Đặc điểm của đối tác: hoạt động phân tán hay tập trung? Hoạt động có tính chất thời vụ hay không? Khả năng tài chính ; Khả năng đảm nhiệm công việc theo đúng thời hạn yêu cầu ; Trách nhiệm đối với những rủi ro ; Hợp tác trong khuếch trương hình ảnh ; Dịch vụ bổ sung (tùy theo yêu cầu ).
Hai chiến lược cơ bản để lựa chọn đối tác là chiến lược tập trung và chiến lược trải rộng Chiến lược tập trung được xác định bằng số lượng đối tác hạn chế Ngược lại, chiến lược trải rộng thể hiện ở mức tăng nhanh số lượng đối tác trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển của doanh nghiệp
Một cách khái quát, tìm kiếm đối tác cùng kinh doanh bao gồm 4 bước tuần tự: tìm hiểu, gặp gỡ, thăm dò và quyết định Tuy nhiên, vì lựa chọn đối tác có ý nghĩa chiến lược nên quá trình này cũng mô phỏng theo quá trình lựa chọn chiến lược.
1.2.3 Mô hình chọn lựa đối tác trong liên kết kinh doanh
Theo mô hình Peter Block, mức độ hợp tác được dựa trên hai yếu tố cơ bản, độ tin cậy và sự đồng thuận.
Các bên cùng xác định mục tiêu chung và cách thức đạt mục tiêu đó
Mỗi bên có mục tiêu riêng và hợp tác để thực hiện mục tiêu đó một cách tốt nhất
Các bên tin tưởng lẫn nhau nhưng khả năng hợp tác không cao
Các bên có mục tiêu và cách thức hoạt động rất khác nhau, không thể hoặc rất khó hợp tác được với nhau
Theo TNS Việt Nam, mức độ gắn bó hay khả năng giữ được khách hàng được chia thành 5 cấp độ/ hay vị trí (từ cao tới thấp) như: 1/ Khả năng gìn giữ khách hàng cao; 2/ Khả năng gìn giữ được khách hàng; 3/ Vị trí dễ dao động; 4/ Vị trí dễ bị tổn thương và 5/ Tình huống nguy hiểm.
1.2.4 Nội dung của quản trị quan hệ đối tác và giải pháp phát triển quan hệ đối tác
Quá trình quản lý quan hệ đối tác đòi hỏi một kế hoạch tập trung và thực hành có hệ thống, có phương pháp và phải nhất quán trong toàn doanh nghiệp Bản kế hoạch này liệt kê các đối tác chủ chốt của doanh nghiệp, xác định vai trò, ảnh hưởng của họ đối với doanh nghiệp, cũng như “sách lược” mà doanh nghiệp dành cho họ
Phát triển quan hệ đối tác có thể được thực hiện thông một số giải pháp: (i) Phân định các vai trò, nhiệm vụ và gắn kết giữa doanh nghiệp và đối tác; (ii) Đặt ra mục tiêu và kiểm soát chúng; (iii) Thu thập, kiểm tra và cập nhật thông tin về doanh nghiệp và cá nhân đối tác; (iv) Liên lạc thường xuyên.
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CCID-HÀ NỘI
Giới thiệu khái quát về Công ty
Công ty Cổ phần CCID- Hà Nội (Tên viết tắt:CCID) là doanh nghiệp được thành lập năm 2008 Qua quá trình phát triển của Công ty, với số vốn điều lệ của Công ty là hai mươi tỷ đồng Hiện nay, Công ty đang triển khai thi công một phần của những Dự án lớn như: tòa nhà chung cư C14,C37 bộ công an, là đối tác chiến lược của công ty cp đầu tư LANMAK, xây dựng tòa nhà park 5,park 8 Times City…….
Trong giai đoạn 2011-2014, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cũng tăng từ gần 1.200 triệu đồng lên gần 5.000 triệu đồng, gấp khoảng 4 lần.
Tuy nhiên, lợi nhuận gộp năm 2014 bị giảm sút so với 2013 Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn tăng mạnh Mặc dù vậy, lợi nhuận sau thế thu nhập doanh nghiệp của năm
2014 vẫn cao hơn năm 2013 Nguyên nhân chủ yếu là 1/ doanh thu hoạt động tài chính tăng lên; 2/ chi phí quản lý giảm xuống.
Thị trường và môi trường kinh doanh
2.2.1 Đặc điểm thị trường BĐS Hà Nội
Bên cạnh những đặc điểm chung, thị trường bất động sản Hà Nội còn có những đặc điểm riêng có.Thứ nhất: Thị trường BĐS Hà Nội có biên độ giao động khá mạnh và duy trì ở mức cao Thứ hai: Thị trường BĐS Hà Nội rất đa dạng về sản phẩm Thứ ba:
Sự phát triển của thị trường bất động sản Hà Nội có nhiều rào cản
2.2.2 Khái quát về thị trường Bất động sản Hà Nội
Theo chiến lược phát triển nhà ở (Bộ Xây dựng, 2010), cầu thị trường về BĐS nhà ở đô thị tăng nhanh, từ 6,76 triệu căn năm 2009 lên 13,5 triệu căn vào năm 2020.
Năm 2014, thị trường BĐS Hà Nội có khoảng 11.450 giao dịch thành công (tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2013), tại TP.HCM có khoảng 10/350 giao dịch thành công (tăng khoảng 30% so với năm 2013).
Bảng 2.4: Nguồn cung nhà ở hiện tại- Tổng dự án tính đến 2014
Diện tích xây dựng nhà ở (ha)
Diện tích sàn nhà ở (triệu m2)
Tổng vốn đã đầu tư (nghìn tỷ)
(Nguồn: Bộ Xây dựng, 2014) 2.2.3 Môi trường vĩ mô
Về quản lý đầu tư - xây dựng, Chính phủ đã có nhiều đổi mới, tạo quyền chủ động nhiều hơn cho các Bộ, ngành, địa phương và các chủ đầu tư Các chính sách quản lý đầu tư được cải tiến theo hướng tăng cường công tác giám sát, giảm can thiệp trực tiếp của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư.
Hạn chế lớn nhất ảnh hưởng đến tình hình đầu tư xây dựng là công tác quy hoạch tổng thể còn chậm trễ, thiếu tính khoa học, các thông tư, nghị định hướng dẫn ban hành dưới luật được đưa ra còn chậm, một số còn chồng chéo, các quy định của địa phương ban hành hướng dẫn giá đền bù đất đai giải phóng mặt bằng còn lạc hậu và luôn thay đổi.
Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam tuy nhiên kinh tế trong nước đã xuất hiện một số tín hiệu phục hồi Trần lãi suất cho vay giảm,một mặt khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối; Mặt khác, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng huy động được các nguồn vốn dài hạn và ổn định hơn, hình thành đường cong lãi suất rõ ràng hơn
Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng với sự mở cửa cho các tập đoàn xây dựng lớn vào Việt Nam đã tạo nên một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong ngành xây dựng, đặt biệt là xây dựng nhà ở Bên cạnh đó, các giải pháp về thiết kế kiến trúc, thông gió, ánh sáng, khí động học, ứng dụng các giải pháp điều khiển thông minh…vào trong tòa nhà cũng ngày càng được các chủ đầu tư chú trọng và đưa vào ứng dụng nhằm thỏa mãn yêu cầu khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt là đối với các sản phẩm cao cấp.
Trong những năm tới nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, số dân tại các đô thị đặc biệt là ở Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cao cả về tỷ lệ tự nhiên và cơ học Điều đó đem lại cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh bất động sản.
Các đối tác chủ yếu và vai trò của họ đối với CCID – Hà Nội
2.3.1 Các đối tác chủ yếu của CCID – Hà Nội
Có nhiều loại đối tác (bên ngoài và bên trong) của công ty.
* Chủ đầu tư : Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố; Các Ban quản lý dự án hạ tầng và giao thông trong đô thị của các tỉnh thành phố; Các Công ty cấp thoát nước của các tỉnh, thành phố trên cả nước; Các Ban quản lý khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế;
* Các đơn vị liên danh liên kết: Các nhà đầu tư thứ cấp, các khách hàng của dự án đầu tư xây dựng khu đô thị; Các nhà cung cấp vật tư; Các công ty xây dựng ở Hà nội và các tỉnh thành; Các ngân hàng và tổ chức tài chính; Các cơ quan quản lý của Nhà nước.
* Các cổ đông trong công ty.
2.3.2 Xác định vai trò của nhóm đối tác
Mỗi nhóm đối tác có một vai trò ảnh hưởng khác nhau đối với Công ty Chủ đầu tư là nhóm đối tác chiến lược quan trọng, mang lại công ăn việc làm, doanh thu cho công ty Quản lý mối quan hệ với Chủ đầu tư tốt ngoài việc mang lại nguồn lợi trước mắt, ngắn hạn là công ăn việc làm còn thu được uy tín, xây dựng được thương hiệu trên thị trường ( lợi ích lâu dài) qua các phản hồi từ Chủ đầu tư , quay trở lại phục vụ đắc lực cho công tác tìm kiếm công ăn việc làm cho tương lai.
Các nhà thầu liên danh liên kết , nhà cung cấp vật tư, thể chế tài chính cung cấp vốn, Tổng công ty hậu thuẫn về năng lực, kinh nghiệm là Nhóm đối tác quan trọng không kém Chăm sóc tốt nhóm đối tác này sẽ tạo cho Công ty một năng lực toàn diện về nhiều mặt, nhiều ngành nghề, đủ điều kiện tham gia vào các dự án đòi hỏi vốn lớn, kinh nghiệm đa dạng.
Người lao động, cổ đông trong công ty là Nhóm đối tác thực sự chung thuyền vớiCông ty, có quyền lợi gắn bó mật thiết sống còn với quyền lợi của Công ty Đem lại quyền lợi thỏa đáng cho người lao động về vật chất, tinh thần là góp phần tái tạo nguồn lực lâu dài , vững mạnh cho sự phát triển của Công ty.
2.3.3 Một số đặc điểm chủ yếu trong quan hệ đối tác của công ty Đặc điểm 1: Quan hệ lâu dài, hai chiều, có trọng tâm trọng điểm theo từng thời kỳ, được xây dựng và quản lý theo kế hoạch. Đặc điểm 2: Quan hệ giữa công ty và các đối tác có tính Pháp lý cao
Kết quả khảo sát về hoạt động quản trị quan hệ đối tác trên thị trường của Công ty
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu Để có thể đánh giá bổ sung mối quan hệ giữa công ty và các đối tác, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với qui mô mẫu là 30 Vì công ty hoạt động chủ yếu trên thị trường BĐS, khách hàng là các tổ chức/ doanh nghiệp nên qui mô mẫu như vậy cũng có tính đại diện nhất định.
Bảng 2.8: Cơ cấu mẫu điều tra Đối tượng khảo sát Số lượng Tỷ lệ %
Dưới đây, luận văn sẽ trình bầy và phân tích mối quan hệ của công ty với các đối tác này, chủ yếu tập trung vào đối tỏc – chủ đầu tư - khỏch hàng chớnh.
2.4.2 Mối quan hệ tương tác với các khách hàng tổ chức Đây là mối quan hệ quan trọng nhất và có tầm chiến lược đối với sự phát triển của công ty
Câu hỏi 1 : Sẵn sàng hợp tác trong kinh doanh Trong số 18 đối tượng trả lời bảng câu hỏi, đa số (83%) chọn mức độ cao nhất (7 điểm) cho sự sẵn sàng hợp tác trong kinh doanh của công ty 11% số đối tác được hỏi đánh giá sự sẵn sàng hợp tác này ở điểm
6, 6% ở điểm 5, không có đối tác nào đánh giá điểm thấp hơn 5.
Câu hỏi 2 : Đánh giá cao tính hữu ích của việc bổ sung cho nhau giữa các đối tác 67% đối tác chọn mức 7 để đánh giá về tính hữu ích của việc bổ sung cho nhau giữa các đối tác 17% cho ở mức 5 và 17% cho ở mức 6 Số liệu này cho thấy nhiều đối tác nhìn thấy được sự hợp tác, bổ sung cho nhau trong quan hệ kinh doanh, họ sẽ tìm kiếm đối tác ở góc độ đối tác đó có gì mạnh để giúp họ tăng cường điểm mạnh hoặc hạn chế điểm yếu.
Câu hỏi 3 : Sẵn sàng chia sẻ kiến thức, thông tin với đối tác Trong quá trình hợp tác,không thể không chia sẻ kiến thức, thông tin với đối tác Tuy nhiên, trong điều tra,câu trả lời cho thấy quan điểm về sự chia sẻ này Chỉ có 6% đối tác cho điểm 7 về sự sẵn sàng chia sẻ, 39% cho điểm 6, 39% cho điểm 5 và 17% cho điểm 4 Điều này cho thấy các đối tác có sự cẩn trọng trong việc chia sẻ kiến thức, thông tin vì đây là tài sản trí tuệ của các công ty đem lại lợi thế trong kinh doanh.
Câu 4 : Luôn học hỏi kinh nghiệm từ đối tác Học hỏi kinh nghiệm thường được tin rằng là cách để công ty có thể nhanh chóng tìm ra giải pháp Kết quả điều tra lại cho thấy các đối tác không đánh giá cao điều này 11% đánh giá ở mức 7, 22% ở mức điểm
6, 28% ở mức điểm 5 và một phần lớn 39% ở mức điểm 4
Câu hỏi 5 : Khả năng giảm thiểu sự căng thẳng, nguy cơ khi làm việc với các đối tác. Khả năng giảm thiểu sự căng thẳng, nguy cơ khi làm việc với các đối tác không được đánh giá cao bởi các đối tác được hỏi trong nghiên cứu này 50% đánh giá ở mức 5, còn lại 28% ở mức 7, 22% ở mức 6
Câu hỏi 6 : Sẵn sàng đóng góp nguồn lực vào mối quan hệ đối tác để đạt mục tiêu chung Câu hỏi này có điểm giống và có điểm khác với câu hỏi về việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm Chúng đều được xem là các nguồn lực của công ty Trong câu hỏi này, 39% đối tác đánh giá ở mức 7, 39% khác đánh giá ở mức 6 và 28% đánh giá ở mức 5 Các đối tác có nhận thấy sự quan trong của việc phải đóng góp để mở rộng nguồn lực chung của hai bên khi phát triển các hoạt động kinh doanh.
Câu hỏi 7 : Thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác với đối tác cạnh tranh 28% đối tác đánh giá khả năng này ở mức 7, 33% ở mức 6 và 39% ở mức 5 Việc thiết lập và duy trì mối quan hệ là cần thiết trong kinh doanh, tuy nhiên, trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy khoảng 1/3 mới đánh giá cao (mức 7) cho yếu tố này.
Câu hỏi 8 : Mỗi đối tác có khả năng riêng và sự hợp tác sẽ cho phép đạt mục tiêu cao hơn khả năng riêng Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn (chiếm 66%) đối tác tin vào sự hợp tác đem lại khả năng vượt trội để mỗi bên đạt kết quả cao hơn khả năng riêng của mình 28% đánh giá ở mức 6 và 2% đánh giá ở mức 5
Câu hỏi 9 : Phân chia nhiệm vụ dựa trên nguồn lực và khả năng của đối tác Kết quả nghiên cứu về vấn đề này là 56% đối tác đánh giá ở mức 6 và 17% đánh giá ở mức 7, 28% ở mức 5 Điều này cho thấy các đối tác có tin rằng cần phân chia nhiệm vụ theo nguồn lực và khả năng riêng. Đánh giá chung :
Từ kết quả của từng câu hỏi, có điểm trung bình cho các khía cạnh và được thể hiện bằng sơ đồ sau Các đối tác của công ty sẵn sàng hợp tác trong kinh doanh (6.8), họ tin rằng mỗi công ty có khả năng riêng và việc hợp tác sẽ giúp các công ty khai thác được thế mạnh của bên kia để đạt được mục tiêu cao hơn khả năng riêng (6.6), họ cũng sẵn sàng đóng góp nguồn lực như tài chính, nhân sự vào mối quan hệ đối tác để đạt mục tiêu chung (6.4), họ đánh giá cao tính hữu ích của việc bổ sung cho nhau giữa các đối tác (6.5), những điều này phản ánh kỳ vọng về sự hợp lực để tạo ra sức mạnh cho các bên trong quan hệ hợp tác.
Tuy nhiên, một vài hoạt động cụ thể để đem lại kỳ vọng này thông qua các khía cạnh sẵn sàng chia sẻ kiến thức, thông tin với đối tác (5.9), luôn học hỏi kinh nghiệm từ đối tác (5.2) với kết quả điều tra như vậy cho thấy thực tế tính hợp tác còn thấp.Điểm trung bình của đánh giá việc thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác với đối tác cạnh tranh là 5.9, của khả năng giảm thiểu sự căng thẳng, nguy cơ khi làm việc với đối tác là 5.8 cho thấy quan điểm về hợp tác lâu dài là thấp và họ có sự đề phòng trong hợp tác với đối tác nên không thấy an toàn trong khi làm việc.
Đánh giá về quản trị quan hệ đối tác của Công ty Xây dựng CCID - Hà Nội
Thứ nhất, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên công ty đã có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của quản lý quan hệ đối tác trong hoạt động kinh doanh.Thứ hai, công ty đã xác định đúng trọng tâm, phân nhóm đối tác rõ ràng và có chính sách cơ chế uyển chuyển đối với các mối quan hệ của công ty Thứ ba, công ty đã xây dựng được kế hoạch quản lý cỏc mối quan hệ, đảm bảo thực hiện theo kế hoạch cho cụng tác này
Thứ nhất, Công ty chưa phát triển được một số đối tác mong muốn, đặc biệt là chính quyền cấp cao Thứ hai, công ty chưa tìm được lời giải cho quan hệ với đối tác cung cấp vốn Thứ ba, công ty chưa thực sự chủ động trong việc lựa chọn các đối tác.
Thứ tư, trong quan hệ với các đối tác, một số trường hợp tính pháp lý không được đảm bảo Cuối cùng, chưa thực sự bình đẳng trong mối quan hệ với Chủ đầu tư.Luật pháp và các văn bản pháp quy cho phép Nhà thầu bình đẳng quyền lợi và trách nhiệm với Chủ đầu tư, thực tế cho thấy đây là mối quan hệ chưa thật bình đẳng
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN TRỊ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CỦA
Bối cảnh chung
3.1.1 Bối cảnh chung của kinh tế Việt Nam
Theo đánh giá của chuyên gia, trước mắt nhu cầu tìm mặt bằng sản xuất, đặt trụ sở, bán buôn của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường sẽ tăng lên Kế đến là phát sinh nhu cầu chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài và sau nữa là nhu cầu nhà ở của người dân cũng được nâng cao.
Phương hướng và mục tiêu triển của CCID- Hà Nội
Trong thời gian tới, công ty CCID- Hà Nội triển khai các hoạt động theo phương hướng chung: Tập trung mọi nguồn lực, tiết giảm chi phí để nhận và thực hiện các hợp đồng kinh doanh đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng bền vững từ 10%-15% các chỉ tiêu kinh tế , đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh, tiếp tục khẳng định thương hiệu CCID- Hà Nội trên thị trường.
3.2.2 Mục tiêu về sản xuất-kinh doanh
Phát huy kết quả đạt được, CCID- Hà Nội phấn đấu thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ năm 2016 dưới đây.
Bảng 3.1: Mục tiêu nhiệm vụ năm 2016
TT Các chỉ tiêu Năm 2016
1 Doanh thu Đạt tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, phấn đấu doanh thu đạt 180 tỷ chưa thuế.
2 Nộp ngân sách Hoàn thành 100% theo kế hoạch SXKD
3 Lương bình quân Đạt 12 triệu đồng/ người / tháng
4 Chất lượng sản phẩm 100% đạt tốt
5 Tiến độ xây dựng 100 % đạt đúng thời hạn
Những nguyên tắc cơ bản và mục tiêu quản trị quan hệ đối tác của CCID
3.3.1 Những nguyên tắc cơ bản về quản trị quan hệ đối tác của CCID
Nguyên tắc 1 : Đảm bảo cơ sở cho khuôn khổ quản trị quan hệ đối tác có hiệu quả Nguyên tắc 2 ; Đảm bảo hài hòa giữa trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia mối quan hệ đối tác
Nguyên tắc 3 : Đối xử bình đẳng giữa các bên trong mối quan hệ đối tác
Nguyên tắc 4 : Phân định rõ ràng vai trò của các bên có liên quan trong quản trị quan hệ đối tác
Nguyên tắc 5 : Đảm bảo công bố thông tin và tính minh bạch trong quá trình xây dựng và phát triển mối quan hệ đối tác
3.3.2 Một số mục tiêu cơ bản về quản trị quan hệ đối tác của CCID- Hà Nội
Thứ nhất, quản trị quan hệ đối tác phải có hiệu quả Đây là mục tiêu rất quan trọng vì cơ sở của mọi quan hệ kinh doanh, suy cho cùng, đều là lợi ích kinh tế Công ty xây dựng và phát triển quan hệ với các đối tác đều mong muốn và hướng tói khả năng đạt hiệu quả cao hơn so với khi thực hiện độc lập
Thứ hai, quản trị quan hệ đối tác cần có tính chiến lược, bền vững, lâu dài Thực tế cho thấy, việc xây dựng quan hệ với các đối tác của công ty là một quá trình lâu dài,đòi hỏi nhiều tâm huyết và công sức.
Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ đối tác của công ty
Thứ nhất, tăng cường nhận thức hơn nữa về vai trò của quản trị quan hệ đối tác và chủ động trong việc lựa chọn đối tác.Thứ hai, cải thiện năng lực tài chính Thứ ba, hoàn thiện tiến trình Quản trị quan hệ đối tác của doanh nghiệp Thứ tư, xây dựng chính sách phát triển đối tác và kế hoạch quản lý đối tá Thứ năm, thực hiện tốt việc phân định các vai trò, nhiệm vụ và gắn kết giữa doanh nghiệp và đối tác
Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải áp dụng một số giải pháp hỗ trợ thực hiện.Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư thiết bị đáp ứng kịp thời cho yêu cầu của SXKD Xác định trọng tâm là đảm bảo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động Củng cố xây dựng bộ máy quản lý và điều hành tốt ,phát huy dân chủ gắn với tăng cường việc thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của Công ty trong mọi hoạt động Nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng, đấu tranh có hiệu quả phòng chống lãng phí.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ ĐIỀU HÀNH CAO CẤP-EXECUTIVE MBA
QUẢN TRỊ QUAN HỆ ĐỐI TÁC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CCID- HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS VŨ TRÍ DŨNG
1 Lý do chọn đề tài
Trong các hoạt động kinh doanh và quản lý, mỗi doanh nghiệp đều có những mối quan hệ với đối tác kinh doanh mà doanh nghiệp cùng làm việc hoặc cộng tác.Cùng với xu thế phân công và hợp tác của nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp cũng có những mối quan hệ đối tác cần quản lý Vì vậy, doanh nghiệp cần có một hệ thống quản trị sao cho vừa tạo điều kiện cho các nhân viên thực thi tốt mối quan hệ với đối tác, vừa giúp cho việc quản trị quan hệ đối tác được hiệu quả hơn Và hệ thống quản trị quan hệ đối tác (QHĐT) ngày càng được quan tâm, góp phần thực hiện được cả hai yêu cầu trên.
Hệ thống CRM (Customer Relationship Management) là tổng hợp của hai yếu tố chiến lược và công nghệ giúp doanh nghiệp phát hiện các đối tượng tiềm năng, biến họ thành khách hàng, và sau đó duy trì mối quan hệ lâu dài với họ.
Hiện nay, xu hướng sử dụng hệ thống quản trị QHĐT đang ngày càng trở nên phổ biến trong kinh doanh Những lợi ích to lớn mà hoạt động quản trị QHĐT mang lại chứng minh một thực tế rằng: nếu doanh nghiệp có lợi thế về mối quan hệ với đối tác, chắc chắn họ sẽ có được thành công dễ dàng hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, lĩnh vực BĐS đã có những bước phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, thị trường BĐS trầm lắng dẫn đến hiện tượng tồn kho sản phẩm, thậm chí phá sản doanh nghiệp.Mặt khác, đặc điểm sản xuất và kinh doanh BĐS là chu kỳ và thời gian sản xuất (xây dựng) thường dài, phụ thuộc vào nhiều đối tác: từ ngân hàng (vốn) đến các doanh nghiệp VLXD, các sàn BĐS…
Chính vì vậy, quản trị quan hệ đối tác trong ngành BĐS có ý nghĩa rất quan trọng Nó cho phép các doanh nghiệp BĐS không chỉ chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh mà còn nâng cao khả năng tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu quả hoạt động. Công ty cổ phần CCID- Hà Nội là một Công ty đã gặt hái được nhiều thành tựu trong xây dựng và phát triển BDS như: Xây dựng tòa nhà cao tầng C14 Bộ Công An tại xã trung văn,Tòa nhà N04 khu ngoai giao đoàn…
Tuy nhiên, cũng như các doanh nghiệp xây dựng và BĐS khác, Công ty cổ phần CCID- Hà Nội cũng gặp không ít khó khăn mà bản thân Công ty dường như không thể tự giải quyết được Công ty cần phải phát triển quan hệ đối tác trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất- kinh doanh BĐS của Công ty.Ví dụ, năm 2011, Công ty nhận được công trình C14 của Bộ công an từ chủ đầu tư là công ty CPXD và TM Bắc
Hà Những do là một Công ty còn non trẻ, chưa có uy tín trên thị trường BĐS nên phía chủ đầu tư đưa ra rất nhiều đòi hỏi, thử thách và khó khăn Cụ thể, khối lượng làm ra bị thanh toán chậm nên Công ty đứng trước khó khăn về tài chính Trong bối cảnh đó, ban Lãnh đạo Công ty đã quyết định trao đổi thẳng thắn về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà cung cấp và CBNV Công ty kêu gọi sự hỗ trợ, đồng lòng của tập thể người lao động để vượt qua Sau một thời gian, Công ty đã chiếm được lòng tin của chủ đầu tư và điều đó đã góp phần giúp Công ty vượt qua khó khăn, kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn định.
Là một trong những cán bộ quản lý của Công ty cổ phần CCID- Hà Nội, tôi đã chọn chủ đề: "Quản trị quan hệ đối tác trong hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần CCID- Hà Nội" làm đề tài luận văn tốt nghiệp chương trình E-MBA Tôi hy vọng rằng, những nghiên cứu này có thể giúp ích cho Công ty cổ phần CCID- Hà Nội trong quá trình cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh trong môi trường có nhiều biến động.
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
- Nghiên cứu và lựa chọn khung lý thuyết về Quản trị quan hệ đối tác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng Quản trị quan hệ đối tác của Công ty cổ phần CCID- Hà Nội trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp về Quản trị quan hệ đối tác cho Công ty cổ phần CCID-
Hà Nội trong thời gian tới.
- Tại sao quản trị quan hệ đối tác lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng - BĐS?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, phát triển và duy trì quan hệ đối tác?
- Các doanh nghiệp BĐS áp dụng chiến lược và các giải pháp nào để xây dựng và phát triển quan hệ đối tác?
- Hiện nay, công ty cổ phần CCID- Hà Nội thực hiện quản trị quan hệ đối tác như thế nào?
- Công ty cổ phần CCID- Hà Nội cần thực hiện các giải pháp nào để cải thiện quản trị quan hệ đối tác trong tương lai?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng:Luận văn tập trung nghiên cứu về Quản trị quan hệ đối tác của doanh nghiệp.
Phạm vi: Công ty cổ phần CCID- Hà Nội và thị trường xây dựng BĐS liên quan. Thời gian: số liệu thứ cấp từ năm 2013 đến nay; số liệu sơ cấp: năm 2015.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông tin, tài liệu được nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+Phương pháp nghiên cứu định lượng: Khảo sát bằng bảng hỏi nhằm thu thập ý kiến của một số lãnh đạo, nhà quản lý các cấp của công ty cổ phần CCID- Hà Nội cũng như các chuyên gia bên ngoài có quan hệ với công ty Nội dung khảo sát tập trung vào những vấn đề cơ bản quản trị quan hệ đối tác của công ty trong thời gian qua.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp những số liệu thống kê và số liệu thực tế.
5 Những đóng góp của luận văn
- Nhận thức toàn diện vai trò, vị trí, nội hàm của quản trị quan hệ đối tác trong hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng.
- BĐS, làm rõ bản chất và các yếu tố môi trường khách quan tác động vào các hoạt động quản trị quan hệ đối tác, từ đó phân định được những yêu cầu cơ bản của một chiến lược và những giải pháp về quản trị quan hệ đối tác tới kết quả hoạt động.
- Phân tích thực trạng về mối quan hệ giữa công ty cổ phần CCID- Hà Nội với các đối tác trong chuỗi hoạt động kinh doanh BĐS, đồng thời đánh giá những thành công và tồn tại,nhận dạng các nguyên nhân của thực trạng mà công ty cổ phần CCID-
Hà Nội cần chú trọng và xử lý trong quản trị quan hệ đối tác thời gian tới.
- Đề xuất các giải pháp quản trị quan hệ đối tác cho công ty cổ phần CCID- Hà Nội thông qua một chương trình triển khai đúng đắn và hợp lý.
6 Hạn chế của luận văn
Các giải pháp hỗ trợ thực hiện
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư thiết bị đáp ứng kịp thời cho yêu cầu của SXKD.Cụ thể, Công ty đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để tăng tính cạnh tranh, tiết kiệm chi phí để giảm giá thành, thời gian thi công.
- Xác định trọng tâm là đảm bảo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Củng cố xây dựng bộ máy quản lý và điều hành tốt , phát huy dân chủ gắn với tăng cường việc thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định của Công ty trong mọi hoạt động.
- Nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng, đấu tranh có hiệu quả phòng chống lãng phí.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gia tăng, xác lập và quản trị quan hệ đối tác đúng đắn được xem là phương thức tất yếu đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Trong quá trình xây dựng và phát triển của CCID- Hà Nội, các lãnh đạo Công ty luôn nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tạo lập và phát triển các mối quan hệ bền vững, lâu dài với các đối tác kinh doanh Trên cơ sở nhận thức đó, công ty đã chú trọng đến việc đầu tư nhằm xây dựng quan hệ chiến lược với các đối tác, bên ngoài và bên trong của Công ty Những quyết định và hành động cụ thể của công ty đã đem lại những kết quả to lớn rất đáng được ghi nhận
Tuy nhiên, khi trên thị trường BĐS, quyền lực của khách hàng ngày càng tăng lên và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tăng cao, Công ty cần có tư duy mới: chuyển từ cạnh tranh sang hợp tác Vì lý do đó, quản trị quan hệ đối tác có tính chiến lược trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty.
Quản trị quan hệ đối tác của doanh nghiệp luôn là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự quan tâm, trí tuệ và năng lực cao của lãnh đạo công ty.Với kiến thức tiếp thu được từ khóa học “Thạc sỹ điều hành cao cấp (E.MBA ), cùng với những kinh nghiệm tích lũy được từ thực tiễn, tác giả luận văn đã tập trung nghiên cứu lý thuyết về quản trị quan hệ đối tác trong lĩnh vực xây dựng Trên cơ sở đó, luận văn đã tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng quản trị quan hệ đối tác của CCID- Hà Nội Cuối cùng, luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ đối tác cho công ty trong giai đoạn 2016-2020.
Mặc dù đã có những cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn còn có khiếm khuyết nhất định Thứ nhất, phạm vi điều tra chỉ giới hạn ở các đối tác của CCID Hà Nội Thứ hai, qui mô khảo sát chỉ ở mức độ chấp nhận được Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là quản trị quan hệ đối tác cho các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xác đáng để hoạt động quản trị quan hệ đối tác của CCID- Hà Nội có giá trị thực tế cao nhất đối với Công ty.
Xin trân trọng cám ơn./.
1 Charles W.L.Hill and Gareth R Jones (2008),Quản trị chiến lược (Bản dịch) Nhà xuất bản Houghton Mifflin Company, Boston, MA, USA.
2 Hồ Nhan (2006), Nghệ Thuật Quản Lý Khách Hàng - Chinh Phục Khách Hàng
Tiềm Năng, Nxb Lao động - Xã hội.
3 IFC Việt Nam, (2010), “Các Nguyên tắc Quản trị Công ty của OECD”,
4 Michael Hugos, (2013), Tinh hoa Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Tổng hợp TP HCM
5 P.Kotler, (2009), Quản trị marketing, NXB Thống kê.
6 Peter Bolstorff - Robert Rosenbaum, (2011), Quản trị chuỗi cung ứng hoàn hỏa, NXB Lao động Xã hội & Alphabooks.
7 Trần Minh Đạo và Vũ Trí Dũng, (2013), “Marketing quốc tế, NXB ĐH KTQD.
8 Trương Đình Chiến (Chủ biên) (2008), Quản trị kênh phân phối, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
9 Anne Coughlan, Erin Anderson, Louis W Stern, Adel El-Ansary, (2008)
10 Peter Block and John McKnight (2010),"Abundant Community," Leadership Excellence, April 2010
11 Spkmen R.E & al (1998), Alliace Management : A view from the past and a look to the future, The Journal of Management Stydies, Oxford, vol 35
12 Weaver & Lawton (2006), Tourisme Management, Thirty Edition, John Wiley and Sons, Milton Australia
13 Wood D.J & Gray B (1991), Towards a comprehensive theory of collaboration, The Journal of applied Behavioral Science, vol 27