1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Lớn Sử Dụng Công Cụ Tài Chính Phái Sinh Để Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam Vinamilk.pdf

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Công Cụ Tài Chính Phái Sinh Để Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Tác giả Đỗ Thị Diễm My, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Huyền Thanh, Lã Thanh Hương
Người hướng dẫn TS. Trần Việt Dũng
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Các Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 581,96 KB

Nội dung

BÀI TẬP LỚN CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK... Môi trường kinh doanh và tình hình

Trang 1

BÀI TẬP LỚN

CHỦ ĐỀ:

SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ĐỂ

PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Trang 2

- -Chủ đề: Sử dụng công cụ phái sinh để

phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam

1 Đỗ Thị Diễm My – 18A4000833 – Nhóm trưởng

2 Nguyễn Thị Hương Giang – 18A4000181

3 Nguyễn Huyền Thanh – 18A4000642

4 Lã Thanh Hương – 18A4000336

Xác nhận/ cam đoan của sinh viên viên:

Tôi xác nhận rằng tôi đã tự làm và hoàn thành bài tập này Bất cứ nguồn tài liệu tham khảo được sử dụng trong bài tập này đã được tôi tham chiếu một cách rõ ràng

Chữ ký xác nhận của sinh viên (*): Ngày 25 tháng 05 năm 2018

Nhóm trưởng

Trang 3

Đỗ Thị Diễm My

Trang 4

Mục lục

1 Môi trường kinh doanh và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk 1 1.1 Môi trường kinh doanh của ngành sữa ở Việt Nam 1

1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần

2 Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Vinamilk 10

3.2.1 Rủi ro về đối tượng của hợp đồng 16

3.2.2 Rủi ro về giá cả, phương thức thanh toán 16

3.2.3 Rủi ro về điều khoản phạt vi phạm 16

3.2.4 Rủi ro liên quan đến điều khoản quy định về sự kiện

3.2.5 Rủi ro về điều khoản bồi thường thiệt hại 18

3.2.6 Rủi ro về đảm bảo chất lượng hàng hoá 18

3.2.7 Rủi ro tranh chấp về thanh toán do không quy định

18

3.2.8 Rủi ro về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan khác 19

3.3 Đề xuất phương án sử dụng phái sinh để phòng ngừa rủi

ro cho Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk trong hợp

Trang 5

1 Môi trường kinh doanh và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk:

1.1 Môi trường kinh doanh của ngành sữa ở Việt Nam:

- Ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam thời gianqua đã đạt được tốc độ tăng trưởng hết sức ấn tượng cả về mặtgiá trị lẫn sản lượng Thị trường sữa trong nước đang có đượcnhững điều kiện phát triển thuận lợi (ví dụ nhu cầu về sữa củangười tiêu dung ngày càng gia tăng, quy mô doanh nghiệp chếbiến sữa ngày càng tăng hay xu hướng mở rộng ngành chănnuôi bò sữa,…), tuy nhiên ngành sữa nội địa vẫn đang gặp phảirất nhiều khó khăn, làm hạn chế tiềm năng phát triển (chẳnghạn như nhu cầu chưa thật sự khoa học của người tiêu dùng,

sự thiếu nhất quán trong quản lý của một số cơ quan chứcnăng, )

- Phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành công nghiệp chếbiến sữa thông qua mức độ thuận lợi của 4 yếu tố trong môhình viên kim cương của Michael E Porter, bao gồm:

i) Các điều kiện về yếu tố sản xuất;

ii) Các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan;

iii) Các điều kiện về nhu cầu;

iv) Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty;

Cho thấy ngành này của Việt Nam đang có được lợi thếcạnh tranh tương đối và nhiều tiềm năng cho phát triển.Nghiên cứu này giúp các bên có liên quan có được cái nhìn cụthể về mức độ lợi thế của từng yếu tố đối với ngành côngnghiệp chế biến sữa của Việt Nam, từ đó có được các hànhđộng và bước đi thích hợp

* Thách thức và cơ hội:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thị trường rộng lớn và môi trườngđầu tư thông thoáng, hấp dẫn, là những điều kiện thuận lợi để phát triển thịtrường sữa tại Việt Nam Bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó, ngành sữaViệt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức như vấn đề an toàn vệ sinhthực phẩm, chất lượng sữa, kỹ thuật chăn nuôi, dây chuyền công nghệ, chi phícũng như các chính sách, cơ chế từ Nhà nước

- Một ngành sữa với tiềm năng phát triển thị trường lớn:

+ Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng

kể Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi nguyênliệu tăng khoảng 61% , từ 500 triệu lít (năm 2015) lên đến 805 triệu lít (năm 2017)

Trang 6

Các nhà chuyên môn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại ViệtNam vẫn còn rất lớn.

+ Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/năm,thị trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/năm, kết hợp với xu thế cảithiện thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụcác sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao Năm 2017, trung bình mỗingười Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít sữa/năm Dự báo đến năm 2020, con sốnày sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 28 lít sữa/năm/người

- Đặc điểm địa lý và khí hậu nhiệt đới xen với vành đai ôn đới tại ViệtNam rất thuận lợi cho phát triển đàn bò sữa Các đồng cỏ như Hà Tây, MộcChâu, Bình Dương… cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, phong phú và điều kiệnsinh trưởng tốt

- Việc đầu tư phát triển ngành sữa vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệpphát triển sản xuất với chi phí nhân công thấp đồng thời mang lại sinh kế chongười dân thiếu việc làm và thiếu thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăngcường an sinh xã hội, gắn liền lợi ích doanh nghiệp với cộng đồng

- Các thách thức của ngành sữa Việt Nam:

+ Chăn nuôi bò sữa là ngành đòi hỏi kỹ thuật, đầu tư cao Tuy nhiên, trênthực tế hơn, 95% số bò sữa ở nước ta được nuôi phân tán trong các nông hộ vớiquy mô nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp Người dân không được hướng dẫn bài bản

về kỹ thuật chăn nuôi, biện pháp phòng trừ bệnh tật Thêm vào đó, người nuôi

bò hoàn toàn thụ động trước các tác động kinh tế, xã hội khác ảnh hướng trựctiếp đến quá trình chăn nuôi như việc tăng giá của con giống, thức ăn đầu vàohay chi phí đầu ra cho sản phẩm sữa thu hoạch

+ Trong năm 2017, sản xuất sữa nguyên liệu từ đàn gia súc trong nước chỉ mớiđáp ứng được khoảng 20-30% tổng mức tiêu thụ sữa Ở Việt Nam, chỉ có 5% của tổng

số bò sữa được nuôi tập trung ở trang trại, phần còn lại được nuôi dưỡng bởi các hộgia đình ở quy mô nhỏ lẻ Đến cuối năm 2017, có 19.639 nông dân chăn nuôi bò sữavới mức trung bình là 5,3 con bò mỗi trang trại Hậu quả là các sản phẩm sữa của ViệtNam là một trong những sản phẩm đắt nhất trên thế giới Chi phí trung bình của sữa ởViệt Nam là $1,40/lít, so với $1,30/lít ở New Zealand và Philippines, $1,10-1,20/lít tại

Úc và Trung Quốc, và $0,90/lít ở Anh, Hungary và Brazil (theo công bố của Tập đoànnghiên cứu thị trường Euromonitor)

+ Để xây dựng một hệ thống chăn nuôi bò sữa đạt chuẩn, doanh nghiệpphải đầu tư một số vốn rất lớn Hơn nữa, muốn đáp ứng yêu cầu thị trường, cácdoanh nghiệp trong ngành sữa phải nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu, thiết bị

từ nước ngoài (do kỹ thuật trong nước còn hạn chế) ảnh hưởng đến giá thànhcủa sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp Các công ty sữa phụ thuộc vào sữabột nhập khẩu hơn là sản xuất sữa tươi trong nước Sản xuất sữa phải đối mặtvới sự mất cân bằng cung và cầu khi đàn bò sữa trong nước chỉ đáp ứng

Trang 7

khoảng 20-30% tổng nhu cầu sữa trên toàn quốc Sự phụ thuộc nhiều vào thịtrường nước ngoài đối với nguyên liệu đầu vào tạo ra một nguy cơ chèn ép lợinhuận khi giá của các sản phẩm sữa nhập khẩu có sự biến động lớn Theo BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam nhập khẩu 72% của tổng sảnphẩm sữa trong năm 2017, bao gồm 50% sữa nguyên liệu và 22% sữa thànhphẩm.

+ Mặt khác, từ sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp sữa Việt Nam chịusức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theochính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết Hiệpđịnh ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung trong Khu vực Mậu dịch Tự doASEAN (cam kết CEPT/AFTA) và cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) Tâm lý “sính ngoại” của người Việt cũng tác động tiêu cực đến sốlượng tiêu thụ các sản phẩm sữa Việt Nam Hiện nay, các sản phẩm sữa trongnước chỉ chiếm 30% thị phần nội địa

+ Vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng ảnh hưởng lớnđến tâm lý người tiêu dùng Do thiếu tiêu chí đánh giá cộng với quy trình kiểmđịnh chất lượng sữa lỏng lẻo, nhiều loại sữa không rõ bao bì nhãn mác vẫnđược bày bán một cách công khai Những vụ việc như sữa có Melamine, sữa cóchất lượng thấp hơn so với công bố…, khiến cho các hoạt động tiêu thụ sữagặp khó khăn, ảnh hưởng đáng kể tới các doanh nghiệp sản xuất sữa

+ Đứng trước những khó khăn, thách thức đó, một số doanh nghiệptrong ngành sữa đã tìm cách đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường vớinhiều ý tưởng kinh doanh sáng tạo và thiết thực Song, không phải doanhnghiệp nào cũng có đủ tiềm lực tài chính và dịch vụ hỗ trợ, tư vấn để vận dụngthành công ý tưởng kinh doanh sáng tạo của mình

- Cơ hội lớn giải quyết thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam:

+ Với mục đích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có những ý tưởng kinh doanhsáng tạo thông qua các mô hình kinh doanh cùng người thu nhập thấp, Quỹ Tháchthức Doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) được thành lập với cam kết hỗ trợ tư vấn kinhdoanh và tài trợ không hoàn lại lên tới 49% tổng mức đầu tư của dự án Quy mô tài trợcủa VBCF sẽ nằm trong phạm vi từ 100.000USD đến 800.000 USD cho mỗi dự ánđược lựa chọn Đây là một cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung

và các doanh nghiệp sữa Việt Nam nói riêng

+ Để nhận tài trợ của VBCF, doanh nghiệp phải đưa ra được ý tưởngkinh doanh sáng tạo có thể áp dụng được vào thực tiễn, trong đó có sự tham giacủa người thu nhập thấp theo hướng có lợi cho cả doanh nghiệp và người thunhập thấp Đề xuất đầu tư phải liên quan đến một trong các ngành thuộc ba lĩnhvực nông nghiệp, tăng trưởng xanh, cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản Các doanhnghiệp phải chứng minh kinh nghiệm hoạt động của mình, ít nhất là hai năm,trong lĩnh vực liên quan đến dự án đề xuất và có khả năng đầu tư tối thiểu 51%ngân sách cho dự án

Trang 8

1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk:

- Triển vọng doanh nghiệp:

VNM là cổ phiếu tốt để đầu tư dài hạn Sau 40 năm thànhlập, Vinamilk đã phát triển thành công ty sữa lớn nhất và làdoanh nghiệp tư nhân lớn thứ hai ở Việt Nam, tăng trưởng vẫnđang ở phía trước Doanh nghiệp này đạt được nhiều thành tích

ấn tượng, dẫn đầu về nhiều mặt như: thương hiệu giá trị nhất,vốn hóa lớn nhất, hệ thống phân phối lớn nhất, doanh nghiệpsữa lớn nhất, doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất có trang trạisữa hữu cơ, sở hữu hai siêu nhà máy sữa lớn nhất Các lợi thếnổi bật nhất của Vinamilk:

* Vị trí dẫn đầu:

Năm 2017, Vinamilk chiếm hơn 49% tổng doanh thu toànngành sữa Việt Nam Các sản phẩm của Vinamilk quen thuộc vớingười dân Việt Nam từ 40 năm trước, bắt đầu với sản phẩm Sữa đặcÔng Thọ được ao ước ở khắp vùng miền đất nước Đến nay, Vinamilk

đã phát triển lớn mạnh thành thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, cóhơn 250 sản phẩm trên thị trường Trong khi nhiều doanh nghiệpViệt Nam nổi lên rồi lụi tàn, Vinamilk đang chứng tỏ nội lực mạnhvững bền qua thời gian, phát triển không ngừng Trên sàn chứngkhoán, Vinamilk là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất hiện nay.Vinamilk có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận rất ổn định quacác quý cho thấy sự thành công của Công ty trong việc liên tục mởrộng thị phần

* Tầm nhìn dài hạn: Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu,

giảm phụ thuộc nhập khẩu

Ngành sữa Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nguyênliệu nhập khẩu, do đó giá sữa nhập khẩu tăng ảnh hưởng lớnđến tình hình hoạt động và lợi nhuận của các doanh nghiệptrong ngành này Để phát triển vững mạnh, từ nhiều năm nayVinamilk đã kiên trì với mục tiêu tự chủ nguồn nguyên liệu, kỳvọng tăng tỉ lệ nguyên liệu trong nước từ 30% hiện nay lên40% trong năm 2020 Hiện nay hệ thống trang trại bò sữa côngnghệ cao của Vinamilk đạt tổng đàn bò sữa là 17.500 con.Vinamilk tiếp tục đầu tư thêm 2 tổ hợp trang trại bò sữa côngnghệ cao tại Tây Ninh và Thanh Hóa với quy mô thiết kế lần

Trang 9

lượt là 8.000 con và 16.000 con Trang trại Tây Ninh đã đi vàohoạt động năm 2017 và tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ caotại Thanh Hóa sẽ đi vào hoạt động năm 2018

* Năng lực sản xuất ấn tượng:

- Vinamilk liên tục chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất từvùng nguyên liệu đến nhà máy Hiện nay Vinamilk có 13 nhàmáy tại Việt Nam (trong đó có hai Siêu nhà máy), ba nhà máy

ở Mỹ, New Zealand và Campuchia, sở hữu một công ty con ở

Ba Lan cùng 10 trang trại (gồm một trang trại duy nhất đạttiêu chuẩn organic Châu Âu tại Việt Nam vừa được khánhthành vào tháng 03/2017)

- Ấn tượng nhất là hai Siêu nhà máy với vốn đầu tưkhoảng 4.000 tỷ đồng, đây là hai nhà máy lớn nhất Đông Nam

Á hiện nay Nhà máy được trang bị hệ thống khép kín, tự độnghóa 100%, với lực lượng robot tự động, có hai tháp sấy sữa lớnnhất châu Á Bên cạnh đó, trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiêncủa Việt Nam cũng chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng củaVinamilk, khi xu hướng toàn cầu đang hướng đến sản phẩmhữu cơ bảo vệ sức khỏe

- Dự báo doanh thu từ mặt hàng sữa hữu cơ sẽ đóng gópđáng kể cho Vinamilk trong thời gian tới sau nhiều thông tinthực phẩm bẩn và tình hình quá tải bệnh nhân ở các bệnh việnliên quan đến vấn đề ăn uống

* Sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng tiêu dùng, hệ thống phân phối rộng khắp:

- Hiện tại Vinamilk có đến 10 nhóm sản phẩm, gồm hơn

250 mặt hàng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều đốitượng tiêu dùng Cùng với việc chủ động vùng nguyên liệu vàđầu tư mở rộng sản xuất, mạng lưới phân phối tiêu thụ củaVinamilk cũng đứng đầu với 220.000 điểm bán lẻ, chuỗi cửahàng “Giấc mơ Việt” có 218 cửa hàng, tất cả các siêu thị vàcửa hàng tiện lợi trong nước đều bán sản phẩm của Vinamilk

- Có thể nói với hơn 250 mặt hàng và hệ thống phân phốirộng khắp, Vinamilk là mặt hàng tiêu dùng hàng ngày quenthuộc với tất cả người dân Việt Nam, giúp Vinamilk đạt được lợithế trong việc phát triển thị phần trên cả ba phân khúc kinhdoanh chính: sữa nước, sữa bột, sữa chua Với sức ép cạnhtranh gắt gao từ các đối thủ ngoại, đây là thành công nổi trộichứng tỏ tiềm lực của Vinamilk trong cuộc chiến thị phần

Trang 10

- Bên cạnh đó, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm cònđược Vinamilk áp dụng nhằm tận dụng công nghệ thiết bị sẵn

có và hệ thống phân phối, hướng tới phát triển thành tập đoànthực phẩm lớn mạnh tại Việt Nam

- Đối với thị trường quốc tế, nhờ các nhà máy và công tycon được Vinamilk đầu tư ở nước ngoài, đến nay Vinamilk đãxuất khẩu sản phẩm đến 43 nước trên thế giới

* Kinh doanh hiệu quả:

- Lợi nhuận của Vinamilk liên tục được cải thiện, tăngtrưởng không ngừng Vinamilk là một trong những doanhnghiệp hoạt động hiệu quả nhất thị trường, hơn nữa hiệu quảcòn được cải thiện liên tục trong ba năm gần đây: lợi nhuậngộp tăng mạnh từ 35% năm 2014 lên đến 49% năm 2017;ROE đạt 31% trong năm 2014 đã tăng lên 47% trong năm

2017 Hoạt động kinh doanh cốt lõi mang về lượng tiền mặtlớn và đều đặn, tăng không ngừng từ hơn 5,3 nghìn tỷ năm

2016 lên hơn 8,3 nghìn tỷ năm 2017 (tăng 58%) Rất ít doanhnghiệp có thể giữ vững được đà tăng trưởng liên tục nhưVinamilk

- Trong 10 năm qua, doanh thu của Vinamilk đã tăng gần7,5 lần, với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép là 22,31% Lợinhuận mà Vinamilk thu về thậm chí còn ấn tượng hơn, với lợinhuận sau thuế tăng hơn 14 lần và tốc độ tăng trưởng hàngnăm kép đạt 30,37%

Trang 11

Báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính của Vinamilk giai

đoạn 2014-2017

(Đơn vị: tỷ đồng)

Trang 14

* Tiềm năng thị trường:

- Bên cạnh những thế mạnh riêng biệt, tăng trưởng củaVinamilk còn được đánh giá cao nhờ vào tiềm năng thị trườngsữa Việt Nam trong những năm tới Nguồn cung sữa cho thịtrường vẫn đang thấp hơn cầu, hiện nay sữa tươi nguyên chấtchỉ mới đáp ứng gần một nửa nhu cầu thị trường

- Nhu cầu sữa tươi dự báo sẽ còn tăng mạnh do mức tiêuthụ sữa bình quân ở Việt Nam mới chỉ đạt hơn 17 lít/người/năm,thấp hơn đáng kể so với các nước trong khu vực: Thái Lan (35lít/người/năm), Singapore (45 lít/người/năm)

Trang 15

- Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, dự báo đến năm

2020, mức tiêu thụ sữa ở Việt Nam sẽ đạt 28 lít/người/năm

2. Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Vinamilk:

2.1 Rủi ro khách quan:

* Rủi ro từ môi trường tự nhiên:

- Điều kiện khí hậu không thuận lợi, thiên tai, dịch bệnh,…

có thể ảnh hưởng đến sản lượng thức ăn cho bò (cỏ ngô xanh, thức ăn hỗn hợp,…) và chất lượng sữa

- Rủi ro dịch bệnh và an toàn cho bò sữa: Chất lượng an toàn của sữa phụ thuộc lớn vào tình trạng bò sữa Khi có dịch bệnh xảy ra nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến nguồn cung, chất lượng và giá sữa tươi của doanh nghiệp

- Biện pháp:

+ Xây dựng nhà máy sữa ở những vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp.+ Thường xuyên tiêm vắc-xin phòng bệnh cho bò và tiến hành khám định kỳ để phát hiện và xử lý kịp thời bệnh dịch từ bò sữa, tránh lây lan ra cả đàn bò

* Rủi ro về môi trường kinh doanh:

- Ảnh hưởng của tình hình nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, mặt bằng lãi suất gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân

cư Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty

- Biện pháp: Phân tích các yếu tố về môi trường kinh doanh nhằm nhận biết cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra

* Rủi ro cạnh tranh trong ngành:

- Các đối tượng cạnh tranh chủ yếu:

+ Trong nước: Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood Việt Nam, Công ty Cổ phần sữa TH (TH True Milk), công ty cổ phần sữa Hà Nội, công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu…

Ngày đăng: 02/03/2024, 22:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w