1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài nghiên cứu khoa học tham khảo

50 17,4K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 687,5 KB

Nội dung

bài nghiên cứu khoa học tham khảo

Trang 1

Chương I Tổng quan nghiên cứu đề tài

1.1 Tính cấp thiết của đề tài :

Ngày nay khoa học đang ngày càng phát triển như vũ bão, nhất là sự bùng

nổ của công nghệ thông tin trong thời gian gần đây đã đặt ra yêu cầu cho mỗi quốcgia phải nhanh chóng bắt kịp thời đại nếu không sẽ trở nên lạc hậu Đồng thời, sựphát triển này cũng tạo ra cho con người những nhu cầu mới mà đòi hỏi các doanhnghiệp trong mỗi nước cần phải đáp ứng được để có thể tồn tại và phát triển

Đối với các ngân hàng, việc ứng dụng của khoa học kĩ thuật là vấn đề cấpthiểt nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, rào cản về pháp lý khôngcòn, dịch vụ của các ngân hàng gần tương đương nhau Việc ứng dụng công nghệtiên tiến hơn trở thành yếu tố quyết định cuộc chạy đua giành niềm tin khách hàng

Khách hàng ngày nay muốn được thỏa mãn những lợi ích và yêu cầu riêngcho bản thân Chính vì vậy việc cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng

cá nhân của các ngân hàng đòi hỏi phải thỏa mãn được những lợi ích của đại đa sốngười tiêu dùng nói chung Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu,song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối

ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa Dịch vụ thanh toán sử dụng thẻthanh toán đang là xu hướng phát triển của các tổ chức tín dụng và ngân hàng hiệnnay Dịch vụ này thay thế cho các dịch vụ thanh toán truyền thống (sử dụng tiềnmặt), đem lại được những lợi ích thiết thực cho khách hàng, hợp với tiến trình pháttriển ngày càng cao của xã hội

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu :

Như đã thấy tính cấp thiết của đề tài, việc ứng dụng thẻ thanh toán điện tửkhông chỉ là vấn đề đòi hỏi của riêng tổ chức tín dụng hay ngân hàng nào mà nóđòi hỏi mọi tổ chức tín dụng và ngân hàng phải nhận thức được và có những biệnpháp thích hợp tương ứng phù hợp với khả năng của mình để có thể áp dụng thànhcông hình thức thanh toán này giúp cho sự phát triển của tổ chức trong bối cảnhkhối khăn của nền kinh tế đất nước

Trang 2

Đề tài này tìm hiểu thực trạng chiến lược thâm nhập thị trường thẻ thanhtoán điện tử của ngân hàng SHB, từ đó kiểm tra và đánh giá việc thực hiện củachiến lược này để có thể đề ra được những biện pháp thích hợp nhằm hạn chế vàkhắc phục những thiếu sót mà ngân hàng gặp phải trong quá trình thực hiện chiếnlược này.

1.3 Mục tiêu, câu hỏi và phạm vi nghiên cứu :

Việc nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm tra và đánh giá được chiến lượcthâm nhập thị trường thẻ thanh toán cho khách hàng cá nhân của các ngân hàngnói chung và của ngân hàng SHB nói riêng trong khu vực miền bắc để có thể đưa

ra được một số biện pháp thích hợp nhằm hoàn thiện hơn chiến lược này

Để nghiên cứu dễ dàng, trước hết ta cần trả lời các câu hỏi sau: hiện naytrên thị trường có bao nhiêu ngân hàng đang áp dụng dịch vụ thẻ thanh toán điện

tử cho khách hàng cá nhân?, số lượng khách hàng sử dụng loại thẻ này?, các chiếnlược mà họ áp dụng là gì?, khách hàng của SHB hiện nay là những ai?, mức độ sửdụng thẻ thanh toán của khách hàng như thế nào?, SHB đã thực hiện chiến lượcthâm nhập thị trường của loại thẻ này ra sao?, phản ứng hay mức độ quan tâm củakhách hàng trước những hoạt động thâm nhập thị trường của SHB?,…

Trả lời được các câu hỏi trên là chúng ta đã có một số cơ sở cho việcnghiên cứu và đánh giá được chiến lược thâm nhập thị trường của ngân hàng SHB

1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu :

Thị trường thẻ thanh toán điện tử là một thị trường rộng lớn Do vậy, việcnghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng về mặt thực tiễn Trước hết, nó cho tathấy được tình hình cung cấp và sử dụng thẻ thanh toán điện tử của khách hàng cánhân của các ngân hàng nói chung và của SHB nói riêng

Thứ hai, tìm hiểu thực trạng triển khai chiến lược thâm nhập thị trườngtrong lĩnh vực này, đồng thời tìm ra được các nguyên nhân và hạn chế của chiếnlược thâm nhập của SHB Từ đó có những ý kiến đóng góp hoàn thiện hơn chochiến lược này của ngân hàng, và góp phần đem lại hiệu quả cho việc thực thi

Trang 3

Về mặt xã hội, việc nghiên cứu còn giúp đem lại nhiều lợi ích cho ngườitiêu dùng, và rút ra được bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng khác trong việchoạch định các chiến lược thâm nhập thị trường của mình.

1.5 Nội dung nghiên cứu :

Đề tài nghiên cứu được chia làm 4 chương:

- Chương 1 là tổng quan nghiên cứu đề tài

- Chương 2 là một số lý luận cơ bản về chiến lược thâm nhập thị trường vàthanh toán điện tử

- Chương 3 là thực trạng và kiểm tra, đánh giá chiến lược thâm nhập thịtrường thẻ thanh toán điện tử cho khách hàng cá nhân của ngân hàng SHB

- Chương 4 là một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược thâm nhập thịtrường của SHB

Trang 4

Chương II Một số lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường thẻ thanh toán điện tử

2.1 Những nội dung cơ bản của chiến lược thâm nhập thị trường

2.1.1 Mục tiêu của chiến lược thâm nhập thị trường

Trước hết, để hiểu rõ về chiến lược thâm nhập thị trường ta cần hiểu chiếnlược là gì Hiện nay có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về chiến lược, theoAlfred Chandler ( 1962 ) thì chiến lược được định nghĩa như sau: “ Chiến lược baohàm việc ẩn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời ápdụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết đểthực hiện các mục tiêu này ” Đến những năm 1999, khi mà môi trường có rấtnhiều thay đổi, Jonhnson và Scholes đã định nghĩa lại chiến lược: “ Chiến lược làđịnh hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranhcho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thayđổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan ”.Còn có một số định nghĩa khác của Quinn, Mintzberg …, mỗi định nghĩa có ítnhiều điểm khác nhau tùy thuộc vào quan niệm của mỗi tác giả Nhưng tựu chunglại, để định nghĩa một cách chính xác về chiến lược cũng phụ thuộc vào rất nhiềuyếu tố, tùy theo sự thay đổi của môi trường

Sự phát triển và tăng trưởng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đòi hỏi phảisoạn thảo được và vận hành những chiến lược thích hợp Những chiến lược nàyđược tạo thành trong quá trình quản trị chiến lược “ Quản trị chiến lược là một tậphợp các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạchđịnh, thực thi và đánh giá các chiến lược, được thiết kế nhằm đạt được các mụctiêu dài hạn của tổ chức ” Hoạch định chiến lược chỉ là một bước trong quá trìnhquản trị chiến lược Trong đó có rất nhiều các chiến lược khác nhau được hoạchđịnh tùy thuộc vào cấp độ và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từngthời kỳ nhất định

Chiến lược thâm nhập thị trường là một chiến lược nhỏ nằm trong chiến

Trang 5

thị phần của các sản phẩm và dịch vụ thông qua các nỗ lực marketing như: giatăng số người bán, gia tăng chi phí quảng cáo, chào hàng rộng rãi, tăng cường PRsản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng của đối thủ cạnhtranh cũng như gia tăng vị thế của doanh ngiệp trên thị trường.

Chiến lược này được áp dụng khi thị trường sản phẩm hoặc dịch vụ củadoanh nghiệp chưa bão hòa, nghĩa là lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường chưa

đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng; tỷ lệ tiêu thụ của khách hàng đối với sảnphẩm của công ty có khả năng gia tăng Trong khi đó, thị phần của đối thủ cạnhtranh giảm do doanh số toàn ngành đang gia tăng, chiến lược thâm nhập thị trường

có thể giúp cho doanh nghiệp lợi dụng những kẽ hở của thị trường để tập trungvào nỗ lực và có thể giành được thị phần của đối thủ cạnh tranh Mặt khác, giữadoanh thu và chi phí marketing có mối tương quan với nhau, việc tăng kinh tế theoquy mô đem lại các lợi thế cạnh tranh chủ yếu cho doanh nghiệp…

Đối với chiến lược này, sự thành công của mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vàokhả năng tài chính cũng như trình độ nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp và tùyvào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và từng giai đoạn phát triển của thịtrường

2.1.2 Định vị sản phẩm trên thị trường thâm nhập

Định vị là việc thiết kế sản phẩm và hình ảnh của công ty làm sao để thịtrường mục tiêu hiểu được và đánh giá cao những gì công ty đại diện so với đốithủ cạnh tranh của nó Việc định vị của công ty phải dựa trên cơ sở hiểu biết rõ thịtrường mục tiêu định nghĩa giá trị như thế nào và lựa chọn những người bán.Nhiệm vụ định vị gồm ba bước: thứ nhất là công ty phải phát hiện những điềukhác biệt về sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh có thể tạo ra được để phânbiệt với đối thủ cạnh tranh Thứ hai là công ty phải áp dụng những tiêu chuẩn đểlựa chọn những khác biệt quan trọng nhất Thứ ba là công ty phải tạo được nhữngtín hiệu có hiệu quả để thị trường mục tiêu có thể phân biệt được với đối thủ cạnhtranh

Trang 6

Đây là khâu quan trọng trong chiến lược thâm nhập thị trường, khi mà sảnphẩm hoặc dịch vụ đang trong giai đoạn đi vào bão hòa Mặt khác, trên thị trườnghiện nay có rất nhiều hàng hoá, nhiều nhãn hiệu tạo nên sự cạnh tranh khốc liệtcho các doanh nghiệp Với khách hàng họ có rất nhiều nhu cầu thay đổi nhanhchóng Đối với các công ty sản xuất tư liệu sản xuất thì khách hàng của họ lại cónhững đặc điểm khác biệt hơn với khách hàng là mua hàng tiêu dùng Họ là nhữngngười mua có tính chất chuyên nghiệp, mua với số lượng lớn, số người tham giavào quá trình quyết định mua rất đông …Các công ty muốn giữ vững và thu hútthêm khách hàng về phía mình thì họ phải có những cơ sở Marketing riêng biệt.Hiện nay thay vì kinh doanh và cạnh tranh trên cả thị trường, các công ty có xuhướng chuyển sang kinh doanh và cạnh tranh trên từng phân đoạn của thị trường,tức là công ty phải nhận dạng được sức hấp dẫn của từng đoạn thị trường và xemxét xem công ty có đủ khả năng kinh doanh và cạnh tranh trên đoạn thị trường đókhông ? Khi đã xác định đoạn thị trường, công ty muốn kinh doanh thành công thìphải xác định ảnh hưởng của công ty cũng như hình ảnh của sản phẩm trong phânđoạn đó Công ty khi đã chiếm được phần tâm trí và tình cảm của khách hàng tức

là công ty đã định vị thành công trên đoạn thị trường đó Việc định vị sản phẩm tốt

sẽ ghi nhớ sản phẩm trong tâm trí khách hàng và tạo cho họ thói quen tiêu dùngsản phẩm của doanh nghiệp Từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanhnghiệp

2.1.3 Phát triển các chính sách marketing trên thị trường thâm nhập

Khi một công ty tập trung vào việc mở rộng thị phần trong thị trường sảnphẩm hiện tại của nó, nó phải theo đuổi một chiến lược thâm nhập thị trường.Thâm nhập thị trường bao gồm sự quảng cáo mạnh mẽ để khuyến khích và tạo lập

sự khác biệt sản phẩm Trong ngành chưa và bão hòa, đẩy mạnh quảng cáo có mụcđích gây ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhãn hiệu của khách hàng, tạo một danh tiếngnhãn hiệu cho công ty và sản phẩm của nó Theo cách này, một công ty có thể tăngthị phần của mình nhờ lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh Bởi vì các sản

Trang 7

phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thường yêu cầu mức giá tăng thêm, nên tạo lập thịphần bằng cách này rất có lợi.

Quá trình thâm nhập thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng dụng cácchính sách marketing thích hợp, bao gồm các chính sách sau:

- Chính sách giá: trong thị trường thâm nhập một mức giá thấp ban đầu sẽ giúp sảnphẩm có được thị phần lớn trong thời gian ngắn Tuy nhiên điều kiện để doanhnghiệp áp dụng chính sách này đó là : chi phí sản xuất thấp, tồn tại quan hệ rõ nétgiữa chi phí và khối lượng, độ co giãn của cầu theo giá, cạnh tranh về giá mạnh,khách hàng lựa chọn sản phẩm chủ yếu dựa trên cơ sở chi phí

Khi áp dụng chính sách này cho phép doanh nghiệp đạt được mục tiêu thị phầnnhưng doanh nghiệp khó có thể nâng giá lên Và do giá thấp tạo ra trong suy nghĩcủa khách hàng cho rằng sản phẩm có chất lượng kém không hoàn hảo, không có

sự đảm bảo về chất lượng hay dịch vụ sau bán hết sức nghèo nàn Hơn nữa khảnăng bị đối thủ cạnh tranh bắt chước là rất cao

- Chính sách sản phẩm: chính sách sản phẩm của doanh nghiệp cần quan tâm đếnnhững yếu tố sau:

+Quản lý chất lượng tổng hợp: sự đòi hỏi của khách hàng về chất lượng là khônggiới hạn, để quyết định mức định lượng thích ứng công ty phải nghiên cứu chấtlượng của sản phẩm cạnh tranh thay thế Từ đó xác định những yêu cầu chất lượngvới thiết kế và định hướng quản lý chất lượng trong quá trình chế tạo sản phẩm.+Phát triển nhãn hiệu và bao bì sản phẩm: bao bì sản phẩm phải thực hiện đồngthời các chức năng: bảo quản, thông tin về hàng hóa, thẩm mĩ, tạo nên sự hấp dẫncủa sản phẩm với khách hàng Nhãn hiệu của sản phẩm phải đảm bảo tối thiểunhững yêu cầu như: phải hàm ý về lợi ích, chất lượng sản phẩm, dễ phát âm, dễnhớ, không trùng hoặc không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác

- Chính sách phân phối: việc thiết kế và quản lý các kênh bán hàng của doanhnghiệp phải đảm bảo các yêu cầu: phù hợp với tính chất của sản phẩm, tạo điềukiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc tiếp cận và tìm mua sản phẩm một

Trang 8

cách dễ dàng, xem xét kênh phân phối của đối thủ cạch tranh, đảm bảo tăng doanh

số bán của công ty và thiết lập mối quan hệ bền vững với trung gian

Thông thường có các loại kênh phân phối sau:

 Kênh cấp 0: là kiể kênh phân phối mà nhà sản xuất bỏ qua tất cả các trunggian và sử dụng đội ngũ nhân viên bán hàng của mình để phân phối trực tiếp đếnngười tiêu dùng

 Kênh cấp 1: là sự liên kết trực tiếp với người bán lẻ, nhà sản xuất thi hànhmột số biện pháp kiểm soát và tác đọng lên họ

 Kênh cấp 2: trên thị trường hàng hóa tiêu dùng tồn tại các trung gian lànhững nhà bán buôn và bán lẻ, trên thị trường hàng công nghiệp tồn tại nhà phânphối công nghiệp hoặc đại lý, môi giới công nghiệp

 Kênh cấp 3: trong kênh này các đại lý, môi giới đảm nhận tất cả các chứcnăng như phân phối, tồn trữ, vận chuyển

- Chính sách xúc tiến: chính sách xúc tiến được định hướng vào việc chào hàng,chiêu hàng và xác lập các mối quan hệ thuận lợi nhất giữa doanh nghiệp và tậpkhách hàng trọng điểm Chính sách này góp phần cung cấp thông tin về sản phẩm,truyền đạt thông điệp tới người tiêu dùng để khơi dậy sự nhận thức, sự quan tâm

và quyết định mua nhiều sản phẩm của doanh nghiệp

Các công cụ của chính sách xúc tiến thương mại bao gồm:

+ Quảng cáo: cho phép doanh lặp đi lặp lại một thông điệp tới người tiêu dùngtrong một khu vực thị trường rộng lớn thông qua các phương tiện truyền thôngnhư tivi, báo chí, tạp chí nhưng chi phí lại rất cao

+ Bán hàng cá nhân: là một hình thức giới thiệu bằng miệng của các các nhân bánhàng, được thực hiện dưới hình thức các cuộc hội thảo hay gặp gỡ nhiều ngườimua tiềm năng nhằm mục đích bán sản phẩm Với hình thức này, daonh nghiệp cóthể nắm bắt được thông tin từ khách hàng, gia tăng mối quan hệ giữa doanh nghiệp

và khách hàng

Trang 9

+ Xúc tiến bán hàng: là tất cả các biện pháp tác đọng tức thời để khuyến khíchviệc dùng thử hay mua nhiều hơn sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp: phiếuthưởng, giảm giá, quà tặng

+ Quan hệ công chúng: tổ chức các thông điệp có ý nghĩa và ấn tượng thương mại

về sản phẩm, về công ty trên các ấn phẩm, truyền thanh, truyền hình hay thôngqua các hoạt động xã hội

+ Marketing trực tiếp: là hình thức kết hợp của quảng cáo, xúc tiến bán và bánhàng cá nhân để thực hiện việc bán hàng trực tiếp không qua trung gian

Có thể nói, việc áp dụng các chính sách marketing về sản phẩm, giá, kênhphân phối và các chương trình xúc tiến trong chiến lược thâm nhập thị trường làrất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp

2.1.4 Phát triển ngân sách và nguồn lực cho chiến lược thâm nhập

Để chiến lược thâm nhập thị trường thành công không chỉ nhờ có các chínhsách marketing hợp lý, các kế hoạch chiến lược phù hợp mà hơn hết nó phải dựatrên cơ sở nguồn ngân sách cũng như khả năng về nguồn lực của doanh nghiệp

2.1.4.1 Phát triển ngân sách:

Muốn phát triển chiến lược được thành công đòi hỏi ngân sách của doanhnghiệp phải được bổ sung Ngoài lợi nhuận ròng từ hoạt động tác nghiệp, doanhnghiệp nên tận dụng những khoản nợ, những khoản trả trước của khách hàng Đốivới doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, việc sử dụng hiệu quả lợi nhuận thu được từkinh doanh trong nước sẽ tạo điều kện thuận lợi cho việc phát triển chiến lượcthâm nhập thị trường ở nước ngoài Mặt khác cũng cần phải phân tích cơ cấu tàichính của doanh nghiệp để biết được doanh nghiệp có khả năng thực hiện chiếnlược này trong thời gian ngắn hay dài

Việc xác định ngân sách này chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố:

- Giai đoạn trong chu kì sống của sản phẩm: những sản phẩm mới cần có ngânsách lớn để kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm

- Thị phần: những nhãn hiệu có thị phần lớn thì chi phí cho chiến lược thâm nhậpthị trường thấp

Trang 10

- Mức độ cạnh tranh: thị trường có đông đối thủ thì chi phí cho chiến lược thâmnhập thị trường càng cao

- Xác định đúng đối tượng có đủ khả năng và trình độ thực hiện từng khâu trongchiến lược

- Đánh giá lại chất lượng nguồn lực đó để có kế hoạch đâò tọ nâng cao trình độ

- Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân viên

Trong quá trình phát triển chiến lược tất cả các nhân viên cần hiểu rõ mụctiêu chung của công ty, từ đó đề ra từng mục tiêu cho từng phòng ban từng cánhân Đảm bảo cho một quá trình toàn diện, thống nhất, giảm thiểu được nhữngchi phí phát sinh không cần thiết

Việc chuẩn bị ngân sách thường là bước cuối cùng trong hoạch định chiếnlược Các nhà quản trị cần hoạch định ngân sách dựa trên khả năng của doanhnghiệp sao cho phù hợp với chiến lược, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách, tiếtkiệm chi phí tối ưu Đồng thời cũng phải phân bổ nguồn lực giữa các bộ phậnchức năng, đơn vị thích hợp, khai thác tối đa tiềm lực của doanh nghiệp, từ đó để

đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

2.2 Hoạch định chiến lược:

2.2.1 Khái niệm và các nguyên tắc hoạch định

2.2.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạch định:

Hoạch định là một quá trình xác định những mục tiêu của một tổ chức vàcách thức để đạt đến mục tiêu đó Hoạch định có thể được thực hiện ở mọi cấp bậctrong một tổ chức

Trang 11

Hoạch định là chức năng đầu tiên trong hệ thống các chức năng quản trị, là

cơ sở cho tất cả các chức năng quản trị khác

Hoạch định có liên quan đến việc xác định rõ mục đích, mục tiêu cũng nhưphương tiện để đạt được mục tiêu

Sự tồn tại và phát triển của một tổ chức phụ thuộc vào hoạch định Bởi vìhoạch định là quá trình chuẩn bị cho tương lai lâu dài của tổ chức Do vậy, hoạchđịnh có vai trò to lớn đối với một tổ chức:

- Hoạch định nhằm xác định rõ mục đích, mục tiêu và phương hướng hoạt độnglâu dài của tổ chức Khi hoạch định nhà quản trị căn cứ vào sự phân tích môitrường hoạt động của tổ chức để dự tính trước tương lai lâu dài cho tổ chức Do

đó, nhờ hoạch định mà tổ chức biết rõ sẽ đi tới đâu và phải làm thế nào để đi tớiđích đã xác định

- Hoạch định giúp tổ chức chủ động thích nghi và ứng phó kịp thời với sự thay đổicủa môi trường Bởi vì khi hoạch định nhà quản trị tư duy có hệ thống từ đó dựđoán, tiên liệu các tình huống có thể xảy ra và các biện pháp ứng phó, nhờ đó giúpcho tổ chức tận dụng được các cơ hội và chủ động phòng ngừa rủi ro

- Giúp nhà quản trị huy động và phát huy tối đa các nguồn lực của tổ chức, đặcbiệt là nguồn lực con người Bởi vì nhờ hoạch định mọi người hiểu rõ mục tiêucủa tổ chức và vai trò, trách nhiệm của họ đối với việc thực hiện mục tiêu

- Hoạch định đảm bảo thứ tự ưu tiên hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu giúpcho nhà quản trị phân bổ các nguồn lực hợp lý nhất và sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực của tổ chức

- Hoạch định giúp định hướng hoạt động của tổ chức, thống nhất suy nghĩ và hànhđộng, tập trung vào những mục tiêu và nhiệm vụ trọng yếu trong từng thời kỳ Là

cơ sở cho việc phân quyền, nhiệm vụ, thực hiện sự phối hợp các yếu tố, bộ phậntrong tổ chức, tạo sự chủ động sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, công việc cho các

bộ phận và thành viên trong tổ chức; là cơ sở triển khai các hoạt động tác nghiệp

và cho công tác kiểm tra và điều chỉnh ( mục tiêu, hoạt động )

2.2.1.2 Các nguyên tắc hoạch định:

Trang 12

Để hoạch định có hiệu quả thì nó phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Tính thực tiễn : xuất phát từ môi trường, thị trường và khả năng của tổ chức

- Tính hiệu quả: các phương án kế hoạch phải được lựa chọn theo tiêu chí, hiệuquả

- Tính định hướng: định hướng hoạt động của tổ chức bằng những mục tiêu cụ thểsong không cố định, cứng nhắc mà mang tính dự báo, hướng dẫn

- Tính động, tấn công: do môi trường luôn biến động do đó kế hoạch cũng cầnphải “ động” để phù hợp với sự thay đổi của môi trường, phải chủ động tấn côngngoài thị trường để chớp lấy thời cơ, chủ động trong cạnh tranh

2.2.2 Khái niệm hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược là tập hợp các hành động, quyết định của lãnh đạohướng tới việc soạn thảo các chiến lược chuyên biệt nhằm thực hiện mục tiêu của

tổ chức

Hoạch định chiến lược là khâu đầu tiên của quá trình hoạch định, nó do cácnhà quản trị cấp cao thực hiện.Thời hạn của hoạch định chiến lược thường là 5 hay

10 năm Chiến lược được giao cho các nhà quản trị cấp trung gian cụ thể thành các

kế hoạch chiến thuật

2.2.3 Quá trình hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược được hình thành nhằm thực hiện mục tiêu và sứmạng kinh doanh của tổ chức Đây là kế hoạch đồng bộ, toàn diện, chi tiết đượcsoạn thảo nhằm đảm bảo thực hiện sứ mạng và các mục tiêu của tổ chức.Hoạchđịnh chiến lược không chỉ ra một cách chính xác làm thế nào để đạt được mục tiêu

Trang 13

mà tạo “ bộ khung” hướng dẫn tư duy và hành động vì chiến lược định ra mục tiêu

và giải pháp lớn cơ bản trong thời gian dài ( trong một tương lai nhất định )

Chiến lược cụ thể hóa thành các kế hoạch chiến thuật, kế hoạch tác nghiệp

để thực hiện nó Kế hoạch này bao quát rộng hơn các mặt các hoạt động, cácnguồn lực vì định rõ tiến trình thực hiện nên nó mang tính toàn diện Một số chiếnlược của tổ chức: xâm nhập thị trường, phát triển thị trường, đa dạng hóa,…

Quá trình hoạch định chiến lược được thực hiện theo các bước sau:

- Sáng tạo tầm nhìn chiến lược

- Hoạch định sứ mạng kinh doanh

- Thiết lập các mục tiêu chiến lược

- Phân tích môi trường bên ngoài

- Phân tích môi trường bên trong

- Lựa chọn chiến lược

2.2.3.1 Sáng tạo tầm nhìn chiến lược.

Bước đầu tiên của quá trình hoạch định chiến lược là xác định tầm nhìn, sứmạng và các mục tiêu chủ yếu của tổ chức Tầm nhìn và, sứ mạng và các mục tiêuchủ yếu của tổ chức cung cấp một bối cảnh để xây dựng các chiến lược

Tầm nhìn chiến lược là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lýtưởng trong tương lai, là những điều doanh nghiệp nên đạt tới hoặc trở thành Cónghĩa doanh nghiệp muốn đi về đâu, muốn trở thành cái gì trong tương lai Ví dụ,tầm nhìn chiến lược của một hãng hàng không là muốn trở thành một hãng hàngkhông lớn nhất trên thế giới,…

2.2.3.2 Hoạch định sứ mạng kinh doanh

Sứ mạng kinh doanh được hiểu là lí do của sự tồn tại và hoạt động củadoanh nghiệp Sứ mạng thể hiện rõ hơn những niềm tin và những chỉ dẫn hướngtới tầm nhìn đã được xác định và thường được thể hiện dưới dạng bản tuyên bố về

sứ mạng của doanh nghiệp Ví dụ, sứ mạng kinh doanh của Yahoo ! là “liên kếtmọi người tới bất kỳ ai và bất kỳ điều gì”, hay công ty dệt may Thành Công có sứmạng kinh doanh là: “ Thành Công cam kết sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho

Trang 14

cổ đông và cán bộ công nhân viên công ty đồng thời Thành Công cũng cam kếtcung cấp sản phẩm dịch vụ đem lại cuộc sông tốt hơn cho mọi người ”…

2.2.3.3 Thiết lập các mục tiêu chiến lược

Sau khi xác định được ý tưởng và định hướng phát triển kinh doanh, việcthiết lập mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược kinh doanh là biến các chức năng, nhiêm

vụ chung của doanh nghiệp thành các mục tiêu cụ thể phù hợp với từng thời kì,từng giai đoạn của doanh nghiệp Các mục tiêu chiến lược là những trạng thái,những cột mốc, những tiêu thức cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trongkhoảng thời gian nhất định Các mục tiêu chiến lược chủ yếu xác định những gì

mà tổ chức hy vọng đáp ứng trong phạm vi trung và dài hạn

Kinh nghiệm cho thấy ở các doanh nghiệp các những nhà quản trị xác địnhđứng đắn, chính xác mục tiêu nhiệm vụ chiến lược kinh doanh một cách cụ thể đốivới từng đối tượng kinh doanh và quyết tâm đẩy mạnh thực hiện cho được cácmục tiêu thì sẽ đạt được kết quả ngoài mong đợi

Mục tiêu và nhiệm vụ có vai trò quan trọng trong kinh doanh Mục tiêuđúng sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp khi soạn thảolập các kế hoạch nghiệp vụ kinh doanh phù hợp với môi trường, là động lực thúcđẩy các bộ phận chức năng và cơ sở trực thuộc hoàn thành nhiệm vụ, là căn cứ đểđánh giá những cố gắng thành nhiệm vụ của các cá nhân và các bộ phân Mục tiêuchiến lược kinh doanh gắn liền và chi phối mọi hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp theo đuổi rất nhiều mụctiêu khác nhau nhưng có thể quy về 3 mục tiêu cơ bản:

- Tối đa hóa lợi nhuận

- Tăng trưởng thế lực

- Bảo đảm an toàn

Một mục tiêu được coi là đúng đắn phải đáp ứng đồng thời cả bảy tiêu thức:tính cụ thể, tính linh hoạt , tính định lượng, tính khả thi, tính nhất quán, tính tiêntiến, tính hợp

Trang 15

Thông thường doanh nghiệp thường xác định các mục tiêu dài hạn trongkhoảng thời gian 5-10 năm tới của doanh nghiệp trên các mặt doanh thu, chi phí,nghĩa vụ với nhà nước, lợi nhuận và lương bình quân 1 người/ tháng.

2.2.3.2 Phân tích môi trường bên ngoài

Đây là bước tiếp theo của quá trình hoạch định chiến lược nhằm nhận thứccác cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài của tổ chức có ảnh hưởng đến việchoạch định và thực thi chiến lược

Cấu trúc môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm môi trườngngành ( môi trường nhiệm vụ ) và môi trường xã hội ( môi trường vĩ mô ) Môitrường ngành gồm các yếu tố như nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,

…Còn môi trường xã hội bao gồm các yếu tố về chính trị, kinh tế, văn hóa, phápluật…Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hường trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạtđộng cũng như các quyết định chiến lược trong dài hạn của doanh nghiệp

Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp để xác định cơ hội vànguy cơ đe dọa

Các cơ hội đến với doanh nghiệp thường là các yếu tố chính trị ổn định, tốc

độ phát triển kinh tế vĩ mô, chế độ chính sách của nhà nước, nhu cầu tiềm năngcủa thị trường, các khách hàng cảu doanh nghiệp, sự thuận lợi về vị trí địa lý

Các nguy cơ đe dọa đối với doanh nghiệp đến từ nhiều phía, chủ yếu xuấtphát từ sự đơn giản lạc hậu trong mặt hàng kinh doanh, trình độ kĩ thuật của sảnphẩm, có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong và ngoài nước, tâm lý ưachuộng hàng ngoại của người tiêu dùng, bộ máy còn quan liêu chậm đổi mới,chính sách thu hút đầu tư chậm, trình độ trong hoạt động quảng cáo tiếp thị và xúctiến bán còn hạn chế

Việc phân tích này có thể dễ dàng hơn khi ta áp dụng mô hình các lựclượng điều tiết cạnh tranh của M Porter trong việc phân tích môi trường ngànhcủa công ty:

Trang 16

Bảng 1 Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter

Tất cả các yếu tố như: sự gia nhập tiềm năng, các sản phẩm và dịch vụ thaythế, người mua ( khách hàng ), sức ép về giá của nhà cung cấp và các bên liênquan khác đều là những yếu tố đe doạ mang tính cạnh tranh đối với doanh nghiệp

Vì thế, trong quá trình hoạt động cũng như hoạch định chiến lược, đề ra các mụctiêu phát triển của mình doanh nghiệp cần phải xem xét, đánh giá kỹ lưỡng ảnhhưởng của các yếu tố này để có thể có những biện pháp điều chỉnh thích hợp, giúphoạt động của doanh nghiệp đi đúng hướng đã định

2.2.3.3 Phân tích môi trường bên trong

Việc phân tích này nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức, xemxét khả năng của doanh nghiệp có thể đạt được những chiến lược nào

Các điểm mạnh bên trong chủ yếu được liệt kê theo thứ tự tầm quan trọnggiảm dần, đó là những ưu điểm, sở trường kinh doanh của doanh nghiệp, thườngthấy ở các điểm như: có nhiều mặt hàng, dịch vụ khác nhau ( sự phong phú về sảnphẩm, dịch vụ ); khả năng bao quát thị trường rộng lớn; trình độ tổ chức sản xuấttốt; nguồn vật liệu đảm bảo, xử lý tốt; uy tín nhãn hiệu; chất lượng sản phẩm cao;

cơ cấu tổ chức quản lý tốt; khả năng tài chính mạnh…

Người cung

ứng

Người mua

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

2 Đe doạ của các sản phẩm/ dịch vụ thay thế

4 Quyền lực thương lượng của người mua

Trang 17

Còn các điểm yếu của doanh nghiệp thường được thể hiện qua các mặt như:

ít mặt hàng, sản xuất lỗi thời; giá thành cao; khả năng nghiên cứu và phát triểnyếu; hoạt động marketing không có hiệu quả, kỹ năng kém; thông tin kém; cơ cấu

tổ chức không phù hợp với nhiệm vụ…

Điểm mạnh có thể đưa doanh nghiệp đến lợi thế cạnh tranh, vượt trội vềhiệu quả, chất lượng, cải tiến và trách nhiệm với khách hàng, hay ngược lại, cácđiểm yếu lại có thể đưa đến hiệu suất kém hơn…

2.2.3.4 Lựa chọn chiến lược

Lựa chọn chiến lược là khâu cuối cùng của hoạch định nhằm xác định ra cácphương án chiến lược thích hợp ứng với các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa đã xácđịnh của doanh nghiệp Sự so sánh các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa thường đượcgọi là phân tích mô thức TOWS:

STRENGHTSCác điểm mạnh

WEAKNESSESCác điểm yếuOPPORTUNITIES

Các cơ hội

SO StrategiesChiến lược phát huy điểmmạnh để tận dụng cơ hội

WO StrategiesChiến lược hạn chế điểmyếu để tận dụng cơ hộiTHREATS

Các thách thức

ST StrategiesChiến lược phát huy điểmmạnh để hạn chế tháchthức

WO StrategiesChiến lược hạn chế điểmyếu để tận dụng cơ hội

Bảng 2 Mô thức TOWS tổng quát

Mục đích cơ bản của phân tích TOWS là nhận diện các chiến lược mà nóđịnh hướng, tạo sự phù hợp, hay tương xứng giữa các nguồn lực và khả năng củacông ty với nhu cầu của môi trường trong đó doanh nghiệp đang hoạt động

Doanh nghiệp phải đánh giá nhiều phương án tương ứng với các khả năng

có thể đạt được mục tiêu chính Các phương án chiến lược được tạo ra có thể baogồm ở cấp đơn vị kinh doanh, cấp chức năng, cấp công ty hay các chiến lược toàncầu cho phép tồn tại một cách tốt nhất thích hợp với sự thay đổi nhanh chóng của

Trang 18

môi trường cạnh tranh toàn cầu như là một đặc điểm của hầu hết các ngành hiệnđại.

2.3 Thẻ thanh toán và một số đặc điểm của nó

2.3.1 Khái niệm và Đặc điểm

2.3.1.1 Khái Niệm :

Đối với thẻ thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó, mỗi một cáchdiễn đạt nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó Sau đây là một số khái niệm vềthẻ thanh toán:

 Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hànghoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặccác máy rút tiền tự động

 Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngânhàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty

 Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt màngười chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá,dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ

 Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thôngqua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng /Tổchức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant) Nó cho phép thực hiện thanhtoán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanhtoán

Tóm lại: các cách diễn đạt trên đều phản ánh lên đây là một phương thứcthanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá dịch

vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động

2.3.1.2 Đặc điểm :

Tại Việt Nam thẻ ATM thường được hiểu là thẻ ghi nợ, hay còn gọi là thẻghi nợ nội địa, là loại thẻ có chức năng rút tiền dựa trên cơ sở ghi nợ vào tàikhoản Chủ tài khoản phải có sẵn tiền trong tài khoản từ trước và chỉ được rút

Trang 19

đến mức 0, tuy có một số ngân hàng khác yêu cầu bắt buộc phải để lại một số tiềntối thiểu trong tài khoản.

Tuy nhiên, trong thực tế thẻ ghi nợ vẫn có thể rút tiền ở mức âm, hay rútthấu chi, như một dịch vụ tín dụng giá trị gia tăng mà các ngân hàng triển khai chocác chủ tài khoản dựa trên cơ sở có tài sản thế chấp, có sự tin cậy nhất định, hoặcthực hiện phương thức trả lương qua tài khoản

Thẻ ATM trong thực tế còn là tên gọi khái quát, chung nhất cho các loại thẻ

sử dụng được trên máy giao dịch tự động (ATM), bao gồm trong nó cả các loại thẻtín dụng (như thẻ Visa, MasterCard, thẻ American Express) Thẻ tín dụng dựa trênyếu tố hạn mức tín dụng, theo đó tùy loại thẻ và tùy khách hàng, ngân hàng sẽ cấpcho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định Hạn mức tín dụng là số tiền tối

đa chủ thẻ được chi tiêu trong một khoảng thời gian nào đó (1 tháng, 45 ngày hayhơn) Khách hàng có thể rút số tiền được ngân hàng cấp đó trong thời hạn nhấtđịnh và buộc phải thanh toán khi đáo hạn Nếu quá hạn mức tín dụng chưa thanhtoán kịp ngân hàng sẽ tính lãi suất cao

Điểm khác biệt của loại thẻ tín dụng này so với thẻ ghi nợ nói trên, ngoàiyếu tố tín dụng như một đặc điểm ngày càng mờ nhòe (vì trong thực tế thẻ ghi nợvẫn có thể chấp nhận tín dụng, và thẻ tín dụng vẫn có thể rút tiền dựa trên yếu tốghi nợ vào tài khoản), là thẻ tín dụng thường có thể thực hiện tại các điểm chấpnhận giao dịch bằng thẻ trên toàn cầu, khác biệt với loại thẻ ghi nợ nội địa chỉchấp nhận giao dịch trong nước (hoặc hạn chế ở vùng mậu biên các quốc gia lâncận)

2.3.2 Vai trò của thẻ thanh toán trong thời đại hiện nay

Vai trò của thanh toán trực tuyến ngày càng được khẳng định trong cuộcsống: tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch Nhưng thực tế ở Việt Nam thì thanhtoán bằng tiền mặt vẫn là chủ đạo Vậy giải pháp nào sẽ thúc đẩy thanh toán khôngqua tiền mặt?

Trang 20

Những tiện ích từ hoạt động thanh toán trực tuyến là không thể phủ nhận.Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động thanh toán trực tuyến tại Việt Nam chưa phát triểnsâu rộng bởi nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, đại đa số người dân Việt Nam có thói quen sử dụng tiền mặttrong thanh toán hàng ngày bởi họ cho rằng tiền mặt là phương tiện thanh toán nàyđơn giản và thuận tiện nhất

Thứ hai, cổng thanh toán trực tuyến chỉ chấp nhận các loại thẻ thanh toánquốc tế như VISA card, Master Card… Trong khi đó, theo thống kê, trong số hơn

20 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam thì chỉ có 20% có thẻ ghi nợ và 1%

có thẻ tín dụng tại các ngân hàng trong và ngoài nước

Bởi trong quan niệm của nhiều người dân, thẻ thanh toán quốc tế là loại thẻchỉ dành cho người có thu nhập cao, khá giả Đây là một trong những bài toán khótrong việc phát triển hoạt động thanh toán trực tuyến tại Việt Nam

Để thay đổi thói quen này và đưa hoạt động thanh toán trực tuyến được sửdụng rộng rãi, nhằm góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân rất nhiềungân hàng đã tung ra thị trường các loại thẻ phù hợp với nhiều phân đoạn thịtrường khác nhau, trong đó 1 số thẻ của SHB cũng mang lại tiếng vang lớn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã cho ra đời loại thẻ ghi nợSolid giúp cho việc thanh toán được dễ dàng, bao gồm thanh toán trong nước,quốc tế và thanh toán trực tuyến

Hiện SHB đang khuyến khích khách hàng mở thẻ bằng việc miễn phí pháthành thẻ Solid

Trong 1 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều ngân hàng quan tâm đầu tư vềnhân sự, công nghệ, nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ Điều này chứng tỏquan niệm và nhu cầu người dân đang có những chuyển biến tích cực

Xu hướng phát triển nhanh của thị trường thẻ hiện nay cùng hành lang pháp

lý được mở rộng hơn, và nhiều chính sách ưu đãi của các ngân hàng sẽ kích thíchkhách hàng chuyển từ tiền mặt sang dùng thẻ

Trang 21

Cùng với đó, nhu cầu du lịch, làm việc học tập tại nước ngoài của ngườidân Việt Nam ngày càng tăng cao và nhận thức người dân về tiện ích của thẻthanh toán nước ngoài linh hoạt hơn nên chắc chắn số người sử dụng thẻ thanhtoán quốc tế sẽ có sự bứt phá trong năm 2009.

Một bài toán nữa để hoạt động thanh toán trực tuyến phát huy hiệu quả, đó

là số lượng đơn vị chấp nhận thẻ Hiện tại Việt Nam chỉ có hơn 10.000 điểm chấpnhận thanh toán qua thẻ, trong khi đó trên thế giới có hơn 30 triệu điểm chấp nhậnthẻ Điều đó cho thấy nhận thức của các đại lý, các doanh nghiệp kinh doanh buônbán tại Việt Nam vẫn còn e ngại với việc chấp nhận thanh toán, giao dịch qua thẻ

Giải quyết được hai bài toán “thay đổi quan niệm người dân trong thanhtoán qua thẻ” và “gia tăng điểm chấp nhận thanh toán qua thẻ tại Việt Nam” cầnthời gian và lộ trình cụ thể, trong đó các ngân hàng thương mại là nhân tố có ảnhhưởng trực tiếp cho việc phát triển kênh thanh toán trực tuyến bằng việc gia tăngcác dịch vụ, tiện ích cho thẻ

Trang 22

Chương III Phương pháp nghiên cứu và thực trạng hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường thẻ thanh toán cho khách hàng cá nhân của ngân hàng SHB

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Do đề tài mang tính thực tiễn cao, nên quá trình nghiên cứu đề tài sử dụngkết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tận dụng tính chất hợp lý

và tính ưu việt của từng loại phương pháp nghiên cứu khoa học

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp khác nhau Ở đây chúng tôi

sử dụng phương pháp thu thập chính đó là phương pháp điều tra thông qua bảngcâu hỏi Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắpxếp theo logic nhất định Bảng câu hỏi được viết hay thiết kế bởi người nghiên cứu

để gửi cho người trả lời phỏng vấn trả lời Sử dụng bảng câu hỏi là phương phápphổ biến để thu thập các thông tin từ người trả lời các câu hỏi đơn giản, tuy tínhphức tạp song kết quả mang lại là rất cao

Đối với đề tài này, chúng tôi sử dụng 100 phiếu điều tra phát cho cán bộcông nhân viên công ty để điều tra về các nguồn lực công ty, môi trường bên trong

và bên ngoài công ty, công tác hoạch định chiến lược của công ty, sản phẩm vàchất lượng sản phẩm của công ty,… phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được

từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để phân tích và

đề ra các giải pháp hoàn thiện cho công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thịtrường thẻ thanh toán của SHB Phương pháp này được sử dụng để xem xét, tìmtòi, hệ thống hoá và tóm tắt tất cả những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đềtài này đã tiến hành trong và ngoài nước Trên cơ sở đó, hiểu được các nhà nghiêncứu đi trước đã có những công trình nghiên cứu nào, kết quả ra sao để có thể sửdụng hoặc bổ sung cho đề tài nghiên cứu này Đồng thời chủ yếu sử dụng số liệu

Trang 23

của ngân hàng đang nghiên cứu.

3.1.3 Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp:

Phương pháp này được sử dụng sau khi thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứcấp, tiến hành phân tích các kết quả thu được có liên quan đến các vấn đề cầnnghiên cứu

Tất cả các dữ liệu thu được sẽ được tổng hợp và phân loại dữ liệu theo tiếntrình cần nghiên cứu và được đánh giá mức độ quan trọng tuỳ vào yêu cầu củanghiên cứu Các dữ liệu này giúp cho nhà hoạch định đưa ra được những dự đoán

về xu hướng phát triển trong tương lai xuất phát từ sự đúc rút kinh nghiệm hoạtđộng của công ty trong những năm qua hay những kinh nghiệm của các doanhnghiệp khác Từ các dự đoán đó sẽ tiến hành thành lập những chương trình hànhđộng khác nhau ứng với mỗi khả năng dự báo, những khả năng có thể xảy ra, giúpdoanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đặt ra

3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược xâm nhập thị trường thẻ thanh toán cho khách hàng cá nhân của ngân hàng SHB

3.2.1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty

Tên công ty: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Tên viết tắt: SHB

Tên giao dịch quốc tế: SaHaBank

Trụ sở chính: 138 đường 3/2, P Hưng Lợi, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.Điện thoại: 84-710-838389 Fax :84-710-839987

Email: contact@shb.com.vn Website: www.shb.com.vn

SHB được thành lập theo các Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày13/11/1993; Quyết định số 93/QÐ-NHNN ngày 20/1/2006 và số 1764/QÐ-NHNNngày 11/9/2006 Giấy phép ĐKKD số 0103026080

Sau 16 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB luôn nỗ lực khôngngừng để mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốtnhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất Hiện tại SHB có 96 chi nhánh vàphòng giao dịch trên các tỉnh thành trong cả nước Lĩnh vực kinh doanh của SHB:

Trang 24

Kinh doanh tiền tệ; kinh doanh ngoại tệ, ngoại hối; kinh doanh vàng và thanh toán

quốc tế

Đây là sơ đồ cấu trúc tổ chức của ngân hàng SHB

P Nhân sự và

đào tạo

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

P Dịch vụ khách hàng

Nguồn vốn và

KD tiền tệ

Thanh toán quốc tế

Trung tâm thanh toán

P Pháp chế

P Khách hàng DN tạo

P Hạch toán

và HTTD

P Khách hàng cá nhân

Các chi nhánh và phòng giao dịch

Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ

Trang 25

3.2.2 Tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh

Tầm nhìn kinh doanh: Với nền tảng và thế mạnh sẵn có, SHB Xác định

chiến lược phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu tại ViệtNam, năm 2015 trở thành một Tập đoàn tài chính lớn mạnh

Với giá trị cốt lõi: SHB phấn đấu trở thành một ngân hàng định hướng tới

khách hàng, một tổ chức tạo ra lợi ích cao nhất cho khách hàng, cổ đông và ngườilao động; một tổ chức luôn luôn học hỏi, một tổ chức xây dựng văn hóa doanhnghiệp dựa trên các giá trị: Sự tin tưởng; Tính cam kết; Chuyên nghiệp; Minh bạch

và Đổi mới

Để đạt được tầm nhìn đó, SHB đã xây dựng cho mình một sứ mạng kinhdoanh là:

- Với khách hàng: Sự thỏa mãn và hài lòng của khách hàng sẽ mang lại thành công

cho SHB, do đó SHB cam kết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm đa dạng, antoàn, bảo mật, thân thiện và nhanh chóng;

- Với cổ đông: SHB bảo đảm tăng trưởng liên tục, có hiệu quả, gia tăng giá trị của

ngân hàng;

- Với nhân viên: SHB mang đến cho các nhân viên môi trường làm việc tin cậy,

tôn trọng nhau, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người và văn hóa làm việchướng tới giá trị, tôn vinh những cá nhân có thành tích cao

3.2.3 Xác định mục tiêu chiến lược

Trước những sự thay đổi của môi trường kinh doanh, và để đạt tới tầm nhìn

và sứ mạng kinh doanh, SHB đã đề ra mục tiêu tổng quát là: Mở rộng hoạt độngmột cách vững chắc, an toàn, tự bền vững về tài chính, áp dụng công nghệ thôngtin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, đa dạng và thông thoángđến các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư ở đô thị, nâng cao và duy trì khảnăng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Các mục tiêu cụ thể phát triển đến năm 2010 của SHB đó là:

Ngày đăng: 02/04/2014, 00:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter - bài nghiên cứu khoa học tham khảo
Bảng 1. Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter (Trang 16)
Bảng 2. Mô thức TOWS tổng quát. - bài nghiên cứu khoa học tham khảo
Bảng 2. Mô thức TOWS tổng quát (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w