Kết quả trắc nghiệm về chiến lược thâm nhập thị trường thẻ thanh toán cho khách hàng cá nhân của ngân hàng SHB.

Một phần của tài liệu bài nghiên cứu khoa học tham khảo (Trang 36 - 37)

- Với nhân viên: SHB mang đến cho các nhân viên môi trường làm việc tin cậy, tôn trọng nhau, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người và văn hóa làm việc

3.3.Kết quả trắc nghiệm về chiến lược thâm nhập thị trường thẻ thanh toán cho khách hàng cá nhân của ngân hàng SHB.

cho khách hàng cá nhân của ngân hàng SHB.

3.3.1. Kết quả điều tra từ phiếu điều tra trắc nghiệm

Thời gian vừa qua, chúng tôi đã phát 100 phiếu điều tra về tình hình phổ biến các sản phẩm, dịch vụ, cũng như tình hình sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và những đánh giá của người sử dụng đối với ngân hàng SHB cho các đối tượng là người dân và sinh viên ( trường Đại học Thương Mại).

Qua điều tra, chúng tôi thấy có một số vấn đề nổi lên đó là: lượng người được điều tra biết đến các sản phẩm, dịch vụ của SHB tuy chiếm tỷ trọng khá lớn, trên 65%, nhưng chỉ được nghe nói về nó chư chưa có sự hiểu biết khá sâu về

ngân hàng này. Trong khi đó số người đã từng sử dụng dịch vụ của SHB vẫn còn quá ít ( chiếm trên 5%). Đồng thời qua nghiên cứu cũng thấy được sự phổ biến của các sản phẩm, dịch vụ của SHB là không cao (chỉ chiếm có gần 30%). Sự đánh giá về nguồn nhân lực, tài chính, chất lượng, giá cả,… sản phẩm, dịch vụ của SHB cũng chưa thực sự tốt.

Có thể thấy, hoạt động marketing của SHB là chưa có hiệu quả và chưa được đầu tư đúng mức, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các NHTM đang trở nên gay gắt sau ảnh hưởng của sự khủng hoảng tài chính thế giới vừa diễn ra gần đây.

3.3.2. Đánh giá thực trạng công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường thẻ thanh toán của SHB

Trong thời gian vừa qua, sau công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường thẻ thanh toán, SHB đã thu được nhiều những kết quả khả quan, song bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những hạn chế.

Công tác nghiên cứu cũng như phân tích đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp được thực hiện khá đầy đủ. Trong một thời gian ngắn, SHB đã xây dựng được hàng loạt các chi nhánh, đơn vị kinh doanh mới trong cả nước tại Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Tp.HCM và Hà Nội. Bên cạnh đó, việc sử dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh trong ngành của M.Porter trong công tác hoạch định của SHB tỏ ra khá hiệu quả để có thể đánh giá được những mối đe doạ trong nghành và nắm bắt thời cơ trong kinh doanh…

Tuy nhiên, SHB vẫn chưa thực sự phát huy được hết các điểm mạnh của mình trong kinh doanh để đạt được những kết quả tốt. Vấn đề về quản lý cũng như hoạt động marketing thực sự chưa có được sự phân tích sâu sắc nên khó có thể quảng bá sản phẩm cũng như thực hiện công tác PR một cách có hiệu quả.

Mặc dù vẫn tạo được lợi thế cạnh tranh cho mình nhưng SHB vẫn còn một số thiếu sót và điểm yếu hơn so với đối thủ cạnh tranh như trong tìm hiểu về thị trường chưa cao, hình thức kinh doanh vẫn còn thiếu sự linh hoạt,…

Một phần của tài liệu bài nghiên cứu khoa học tham khảo (Trang 36 - 37)