1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 12

39 3,4K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 68,93 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 12

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này mộtcách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân em đã nhận được sựhướng dẫn giúp đỡ vô cùng quý báu và với lòng kính trọng biết ơn sâu sắc, emxin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Cô Phạm Thanh Tú là giảng viên hướng dẫn trực tiếp giúp em hoàn thành bàibáo cáo tốt nghiệp lần này Cô đã tận tình giúp đỡ chúng em sửa chữa từng lỗinhỏ trong bài cáo báo kể từ khi bắt đầu viết đề cương chi tiết cho đến khi hoànthiện bài báo cáo tốt nghiệp

Em cũng xin gửi cảm ơn chân thành nhất đến Luật sư Lê Nguyên Đán, chú làngười trực tiếp hướng dẫn em các công việc tại công ty luật, đồng thời cũng cho

em tham gia vào các phiên tòa, đọc các vụ án xét xử mà chú tham gia biện hộ.Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị làm việc tại Công tyLuật Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Công Toàn nơi mà em đã thực tập,mọi người rất nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện tốt hơn về vấn đề thực tiễn ápdụng pháp luật vào đời sống cũng như là hoàn thiện kiến thức để làm bài báo cáotốt nghiệp này

Ngoài ra, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, côtrong khoa Kinh tế - Luật cũng như toàn thể giảng viên trường Đại học Mở thànhphố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo mọi điềukiện thuận lợi nhất cho em trong suốt 4 năm học tập tại trường

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ em hoànthành kỳ thực tập và bài báo cáo của mình

Trang 2

Tuy đã có những cố gắng nhất định nhưng do thời gian và kiến thức có hạnnên chắc chắn bài báo cáo tốt nghiệp lần này còn nhiều thiếu sót và hạn chế Emkính mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô để bài viết của mình được tốthơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trân trọng Phạm Ly Na

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Tp.HỒ CHÍ MINH, ngày tháng năm 2014

Giảng viên hướng dẫn

Phạm Thanh Tú

Trang 4

TNHH MTV Tránh nhiệm hữu hạn Một thành viên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Kết cấu của chuyên đề 2

PHẨN 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 4

2.1 Khái niệm, đặc điểm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 4

2.1.1 Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 4

2.1.2 Đặc điểm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 4

2.2 Dấu hiệu pháp lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 7

2.2.1 Khách thể của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản 7

2.2.2 Dấu hiệu khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản 8

2.2.3 Dấu hiệu chủ quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản 13

2.2.4 Chủ thể của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản 14

2.2.5 Đường lối xử lý với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15

PHẦN 3: THỰC TRẠNG VỀ TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 17

3.1 Diễn biến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 12 17

3.2 Kết quả xử lí tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 12 18

3.3 Khó khăn trong xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 12 20

3.4 Nguyên nhân và điều kiện phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn quận 12 21

3.4.1 Nguyên nhân dẫn tới lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh tăng trong thời gian qua 21

Trang 6

PHẦN 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM LỪA ĐẢO CHIẾM

ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 25

4.1 Biện pháp kinh tế, xã hội 25

4.2 Tăng cường công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền 26

4.3 Nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm của cơ quan có thẩm quyền 27

4.4 Nâng cao ý thức phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân 27

PHẦN 5: KẾT LUẬN 29

PHỤ LỤC 1 30

PHỤ LỤC 2 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 7

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Một trong những quyền quan trọng luôn được pháp luật Việt Nam nói chung

và pháp luật Hình sự nói riêng bảo vệ nhằm tránh khỏi sự xâm hại của các hành

vi phạm tội là quyền sở hữu Thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tàisản trên cả nước và đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh diễn biến rất phức tạp,thủ đoạn lừa dối ngày càng đa dạng, tinh vi và xảo quyệt, nhiều vụ án lừa đảo cóquy mô lớn với giá trị tài sản bị chiếm đoạt ngày càng cao Trong một số lĩnhvực, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra rất nghiêm trọng như tình hình lừađảo chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng, lừa đảo người có nhu cầu đi lao động ởnước ngoài, lừa đảo cá nhân muốn tiềm kiếm các khoản tiền lớn để làm từ thiện,lòng tham của những kẻ cho vay nặng lãi… Hành vi lừa đảo không chỉ quamạng, qua người quen, bạn bè mà nó còn diễn ra ngay trong gia đình của chúng

ta Những tên tội phạm lừa đảo thường vào vai những nhà kinh doanh giàu có, cóhọc vấn, có tri thức, có địa vị trong xã hội do đó người dân thường mất cảnh giác

để cho chúng mượn tiền với số lượng lớn và nhiều lần Có thể nói tội phạm lừađảo chiếm đoạt tài sản đã và đang gây ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động sản xuất

và đời sống của nhân dân, trật tự an ninh xã hội Trong công tác phòng chốngloại tội phạm này còn những hạn chế nhất định, do nhiều nguyên nhân trong đó

có việc nhận thức không đúng dấu hiệu pháp lý của hành vi phạm tội Với một số

lí do nói trên và mục đích muốn có thể tìm kiếm một số giải pháp nhằm góp phầnvào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh, do đó em đã chọn đề tài " Thực trạng và giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 12" để làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp.

1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài.

Đề tài nghiên cứu dấu hiệu pháp lý ,thực trạng tội phạm lừa đảo chiếm đoạttài sản diễn ra trên địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh trong những năm

Trang 8

gần đây, hướng giải quyết và biện pháp phòng chống của các cơ quan có thẩmquyền cho thực trạng nêu trên.

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi cho phép của một bài báo cáo tốt nghiệp, em nghiên cứu chủyếu tập trung vào những quy định của pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sảntrong Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, các văn bản khác có liênquan và trong phạm vi Tòa án nhân dân Quận 12

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những mục đích đã đặt ra, bài báo cáo đã sử dụng một số phươngpháp nghiên cứu như: phương pháp phân so sánh, phân tích số liệu và phươngpháp tổng hợp, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn của tội lừa đảo chiếmđoạt tài sản

1.5 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài danh mục tài liệu tham khảo Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 5 phầnvới những kết cấu như sau:

Phần 1: Mở đầu

Phần 2: Quy định của pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2.1 Khái niệm, đặc điểm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2.2 Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Phần 3: Thực trạng về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận12

3.1 Diễn biến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 12.3.2 Kết quả xử lí tình hình phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bànQuận 12

3.3 Khó khăn trong xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bànQuận 12

Phần 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòngchống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 12

4.1 Về kinh tế, xã hội

Trang 9

4.2 Sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền

4.3 Sử lý của cơ quan có thẩm quyền

4.4 Sự chủ quan của người dân

Phần 5: Kết luận.

Trang 10

PHẨN 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI LỪA ĐẢO

CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 2.1 Khái niệm, đặc điểm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

2.1.1 Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009thì người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị

từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tộichiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị xét vào tội lừađảo chiếm đoạt tài sản Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tàisản cấu thành tội khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:

a) Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả nghiêm trọng;

c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt;

d) Đã bị kết án về tội chiếm đoạt và chưa được xóa án tích;

Theo quy định trên thì hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sảngồm hai hành vi khác nhau Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt, giữa haihành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Dựa trên quy định của pháp luật ta có khái niệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tàisản như sau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối

2.1.2 Đặc điểm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong bảy tội xâm phạm sở hữu có tínhchiếm đoạt tài sản và là một trong mười ba tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữuđược quy định cụ thể từng tội danh tại Chương XIV (từ Điều 134 đến Điều 145)

Bộ luật Hình sự Việt Nam bao gồm: tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếmđoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản; tội công nhiên chiếmđoạt tài sản; tội trộm cắp tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội lạm dụng tín

Trang 11

nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội chiếm giữ trái phép tài sản; tội hủy hoại hoặc cố ýlàm hư hỏng tài sản; tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sảncủa nhà nước;

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái phápluật tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác thành tài sản của mình Dấuhiệu phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản này được phân biệt với các tộixâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản khác quy định trong Bộ luậtHình sự Việt Nam bởi thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản Cụ thể là:trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản người phạm tội có ý thức thực hiệnhành vi chiếm đoạt từ trước, tài sản tác động của hành vi chiếm đoạt phải lànhững tài sản còn nằm trong sự chiếm hữu, quản lý của người chủ tài sản

Trong khi các tội có tính chất chiếm đoạt khác như: tội cướp tài sản là dùng

vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người tấncông lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, dấuhiệu pháp lý định tội này là hành vi dùng vũ lực làm tê liệt sự chống cự hoặchành vi đe dọa dùng vũ lực “ngay lập tức”, dấu hiệu “ngay lập tức” ở đây có ýnghĩa quan trọng để phân biệt hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp với hành vi

đe dọa (sẽ) dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tàisản là hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, dấu hiệupháp lý định tội này là hành vi bắt cóc con tin và hành vi đe dọa chủ tài sản nhằmchiếm đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tàisản một cách công khai, dấu hiệu pháp lý định tội ở đây chính là hành vi chiếmđoạt tài sản công khai và nhanh chóng; và khác biệt nhất là với tội lạm dụng tínnhiệm chiếm đoạt tài sản, đây là tội danh mà trên thực tế thường hay dễ nhầm lẫnvới tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Đặc biệt, định tội danh lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật bao gồm hai trường hợp sau:

 Bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn, chiếm đoạt tài sản của ngườikhác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê…

Trang 12

 Sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợpđồng vay, mượn, thuê vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không cókhả năng trả lại tài sản.

Ở đây, cần căn cứ thời điểm phát sinh ý định chiếm đoạt tài sản của ngườiphạm tội Cụ thể, nếu ý định chiếm đoạt có trước hoặc vào thời điểm mượn tàisản thì hành vi này phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn nếu mượn tài sảnrồi mới này sinh ý định chiếm đoạt và thực hiện hanh vi chiếm đoạt thì phạm tộiLạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Đây là điểm quan trọng để phân biệtgiữa tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội phạm lừa đảo chiếmđoạt tài sản

Tuy nhiên, thực tiễn việc nhận thức hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cónhiều ý kiến khác nhau, dấu hiệu pháp lý trong cấu thành tội phạm có tính kháiquát dẫn đến việc xác định tội danh gặp khó khăn Theo quy định thì hành viphạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính là hành vi chiếm đoạt bằng thủđoạn gian dối Thủ đoạn gian dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt tài sản xảy

ra Giữa hai dấu hiệu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Thủ đoạn gian dối làđiều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mụcđích và là kết quả của thủ đoạn gian dối

Đặc điểm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dạng tội ghép, tội phạm đồngthời phải thực hiện hai hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt Hành vi chiếm đoạttrong tội lừa đảo có hai hình thức thể hiện cụ thể:

Thông thường hành vi chiếm đoạt xảy ra kế tiếp ngay sau hành vi lừa dối.Nhưng cũng có trường hợp giữa hai hành vi này có khoảng cách nhất định vềthời gian Ở đây, cần chú ý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ coi là hoàn thànhkhi hành vi chiếm đoạt đã xảy ra

2.2 Dấu hiệu pháp lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

2.2.1 Khách thể của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khách thể của tội phạm là những quan hệ được nhà nước bảo vệ và bị tộiphạm xâm hại đến Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khách thể là quyền

sở hữu tài sản, đối tượng tác động chính là tài sản bị chiếm đoạt

Trang 13

Ở đây quyền sở hữu về tài sản được hiểu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng

và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Theo đóchủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưngkhông được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi íchcông cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng Khiphân loại tài sản theo chu trình sản xuất, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưuđộng Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sảnhữu hình và tài sản vô hình

Tài sản cố định: là những tư liệu sản xuất, là một trong những loại tài sản cógiá trị lớn được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời và thường thì loại tài sản này có chu kì sửdụng trong dài hạn Tài sản cố định được phân thành động sản và bất động sản.Bất động sản là các tài sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liềnvới đất kể cả tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khácgắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định Còn động sản lànhững tài sản cố định không phải là bất động sản

Tài sản lưu động là đối tượng lao động chỉ dùng được trong một chu kì sảnxuất Đó là tổng thể nói chung tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và những khoản cóthể chuyển ngay thành tiền mặt như thương phiếu,…

Tài sản hữu hình bao gồm tiền và giấy tờ có giá Chúng có một số đặc tínhriêng như thuộc sở hữu của ai đó, có đặc tính vật lý, có thể trao đổi được, có thểmang giá trị tinh thần và vật chất

Tài sản vô hình là những quyền tài sản thuộc sở hữu của một chủ thể nhấtđịnh và thường chỉ gắn với một chủ thể nhất định và không thể chuyển giao Tuynhiên một số quyền tài sản có thể chuyển giao như thương hiệu hàng hóa hoặc ủyquyền cho chủ thể khác Tài sản vô hình là những thứ không thể dùng giác quan

để thấy được và cũng không thể dùng đại lượng để tính Nhưng trong quá trìnhchuyển giao có thể sinh ra tiền Tùy từng thời điểm nhất định mà mà quyền tàisản có giá trị như thế nào

Trang 14

Theo Bộ luật Dân sự tại Điều 163 quy định “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy

tờ có giá và các quyền tài sản” Khái niệm tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005 đã

mở rộng hơn Bộ luật Dân sự 1995 theo đó tại Điều 172 Bộ luật Dân sự 1995 quyđịnh “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá bằng tiền và các quyền tàisản”

Khách thể của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong bốn yếu tốbắt buộc của cấu thành tội phạm

2.2.2 Dấu hiệu khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bất kì tội phạm nào trong thực tế khách quan cũng đều có những biểu hiệndiễn ra bên ngoài mà con người có thể nhận biết trực tiếp được, bao gồm: hành vikhách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệnhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu gắn liền với hành vi như: công

cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạmtội

Hành vi khách quan của tội phạm (hành vi nguy hiểm cho xã hội) là xử sự cụthể của con người được thể hiện khách quan dưới những hình thức nhất định, gây

ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sựbảo vệ

Từ đó ta có thể rút ra: kết quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vichiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, hai dấu hiệu này đượcthể hiện ra bên ngoài dưới những hình thức cụ thể và gây ra thiệt hại về tài sảncho các đối tượng được luật hình sự bảo vệ

Đặc điểm hành vi khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Thứ nhất, hành vi khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải cótính nguy hiểm cho xã hội Tính nguy hiểm cho xã hội của dấu hiệu khách quanđược thể hiện ở chỗ, hành vi đó xâm hại đến quan hệ xã hội được luật hình sựbảo vệ thông qua việc gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể về tài sản chocác quan hệ đó Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi gian dốigây ra mà nhà làm luật xác định những hành vi bị coi là tội phạm lừa đảo chiếmđoạt tài sản được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự Việt Nam Tính chất và

Trang 15

mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi gian dối được đánh giá thông qua sốlượng tài sản hay quan hệ xã hội mà hành vi gian dối đó xâm hại đến

Ở mỗi hình thức phạm tội như vậy người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

có thể có những thủ đoạn thực hiện cụ thể khác nhau Hành vi dùng thủ đoạngian dối làm cho chủ tài sản tin nhầm mà giao tài sản Người phạm tội sử dụngnhững thủ đoạn gian dối làm cho người bị hại trao nhầm tài sản Điều này có thểđược hiểu là người phạm tội đã sử dụng mọi phương pháp để che dấu bằng cáchđưa ra những thông tin không đúng sự thật như nói dối, giấy tờ giả mạo, giả danhngười có chức vụ quyền hạn uy tín, giả danh các tổ chức để kí kết các hợp đồngkhông có giá trị về mặt pháp luật…Với những thủ đoạn này người phạm tội làmcho người chủ tài sản vô cùng tin tưởng mà trao tài sản cho họ, mặc dù tài sản đókhông phải hoàn toàn của họ mà họ phải đi vay mượn của người khác

Thứ hai, hành vi khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hoạtđộng có ý thức và ý chí Cách xử sự của một người bị coi là hành vi phạm tội củatội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là cách xử sự mà trong đó phải có sự thamgia của ý thức và ý chí, nghĩa là chủ thể của tội phạm phải nhận thức và điềukhiển được hành vi đó Những biểu hiện ra bên ngoài không được chủ thể của tộiphạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhận thức và điều khiển hoặc nhận thức đượcnhưng không điều khiển được thì không phải là hành vi khách quan của tội phạmlừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản Hành

vi gian dối và thủ đoạn chiếm đoạt tài sản là hai dấu hiệu bắt buộc cấu thành nêntội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời những cấu thành tội phạm chỉ quy địnhkhả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi khách quan

Thứ ba, hành vi khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành

vi trái pháp luật hình sự Một hành vi được coi là hành vi khách quan của tộiphạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu hành vi đó thỏa mãn những đặc điểm củahành vi khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định trongluật hình sự, tức là hành vi khách quan đó trái với pháp luật hình sự

Trang 16

Hành vi chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạmlừa đảo chiếm đoạt tài sản và cũng là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm.Hành vi ở đây phải là hành vi khách quan, xuất phát từ chủ thể, do chính ngườiphạm tội thực hiện Hành vi chiếm đoạt trong dấu hiệu khách quan của tội phạm

là hành vi làm cho chủ tài sản mất hẳn khả năng quyền thực hiện quyền chiếmhữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó bất hợp pháp, xâm phạm tới khách thể của tộiphạm được pháp luật hình sự bảo vệ Nếu không có hành vi khách quan thìkhông coi là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đặc điểm thủ đoạn gian dối của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Thủ đoạn gian dối phải có trước hoặc đi liền với hành vi chiếm đoạt tài sản.Tức là bằng thủ đoạn gian dối nào đó thì người chủ tài sản mới tin và giao tài sảncho người phạm tội Đặc điểm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dạng tộighép, tội phạm phải thực hiện đồng thời hai dấu hiệu là hành vi chiếm đoạt tàisản và thủ đoạn gian dối Như vậy, để thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sảnthì người phạm tội phải có ý định chiếm đoạt tài sản từ trước, sau đó mới dùngthủ đoạn gian dối làm cho người quản lý tài sản tin nhầm mà trao cho ngườiphạm tội để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn gian dối của người phạm tội là căn cứ để người bị hại tự nguyệntrao tài sản Trên thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp việc người bị hại traotài sản không hề có sự nhầm lẫn, mặc dù người phạm tội có biểu hiện gian dối

Vì người bị hại luôn tin tưởng rằng việc trao tài sản cho người phạm tội là đángtin cậy, uy tín và an toàn nên không có sự đề phòng cảnh giác

Do đặc điểm riêng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người phạm tội chỉ cómột hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng là hành vi chiếm đoạtbằng thủ đoạn gian dối

Thủ đoạn gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánhlừa chủ sở hữu hoặc người quản lí tài sản Không có thủ đoạn thuộc về tư tưởng,suy nghĩ nào của người phạm tội lại không được biểu hiện ra bên ngoài bằnghành vi

Trang 17

Việc người phạm tội có hành vi cụ thể nào để đánh lừa vào người khác là phụthuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và do người phạm tội lựa chọn sao cho chủ

sở hữu hoặc người quản lý tài sản tin mà giao tài sản cho người phạm tội

Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việcgiao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới có hành vi lừa đảochiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhậnđược tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà tùy từng trường hợp

cụ thể hành vi đó có thể là hành vi che dấu tội phạm hoặc hành vi phạm tội khácnhư tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Về phía người bị hại là người mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin và không ít người

do tham lam nên mới tạo điều kiện để cho người phạm tội lừa được

Một đặc điểm nổi bật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là khi bị lừa người bịhại tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội, và họ cho rằng việc giao tài sảncho người phạm tội như vậy là hoàn toan hợp pháp Thực tiễn xét xử cho thấymột số trường hợp người bị lừa nhưng người bị hại lại cho rằng việc giao tài sản

đó là việc hợp pháp

Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại tài sản mà cụ thể là giátrị tài sản bị chiếm đoạt Mặc dù tại khoản 1 Điểu 139 Bộ luật Hình sự quy địnhgiá trị tài sản bị chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn

số tiền chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải kèm theo các hành vi gây hậu quảnghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi hành chính hoặc đã bị kết

án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới bị cấuthành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không vì thế mà cho rằng phải cóthiệt hại về tài sản thì mới cấu thành tội phạm tại khoản 1 Điểu 139 Bộ luật hình

sự quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt là từ hai triệu đồng trở là để áp dụngtrong các trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trịkhông cao như quần áo, giày dép, con gà, con vịt…Đối với trường hợp ngườiphạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn như máy tínhxách tay, điện thoại di động, đồng hồ đắt tiền hoặc tài sản khác có giá trị hàngchục triệu đồng trở lên, thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt tài sản vẫn bị coi

Trang 18

là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng đó là các trường hợp cấu thành tộiphạm chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.Nếu người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới hai triệu đồngnhưng chưa chiếm đoạt được thì chưa cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì

dù có chiếm đoạt được cũng chưa cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Tuy nhiên, cũng như các trường hợp phạm tội khác điều luật quy định giá trị tàisản là giá trị định tội, trong trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tàisản có giá trị dưới hai triệu đồng và chưa chiếm đoạt được nhưng lại thuộctrường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đe dọa gây hậu quả nghiêm trọng,còn hai trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc

đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm,

mà chưa chiếm đoạt được tài sản thì hành vi của người phạm tội cũng đã cấuthành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi, nhưng ở giai đoạn phạm tội chưađạt nếu là chuẩn bị phạm tội thì chưa cấu thành tội phạm Tuy nhiên, về đườnglối xử lý, tùy từng trường hợp cụ thể mà quyết định có truy cứu trách nhiệm hình

sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không

Tóm lại, việc xem xét dấu hiệu khách quan của hành vi chiếm đoạt tài sản cầnphải đặt trong mối quan hệ thống nhất chặt chẽ giữa thủ đoạn gian dối với hành

vi chiếm đoạt tài sản; giữa tính chất của thủ đoạn gian dối với hành vi chiếm đoạttài sản Thông qua các dấu hiệu đó mới phân biệt được sự khác nhau giữa cácdạng chiếm đoạt tài sản trong cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm sở hữu

2.2.3 Dấu hiệu chủ quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tội phạm là sự thống nhất giữa hai dấu hiệu khách quan và chủ quan Vì vậy,hoạt động định tội phải là sự kết hợp giữa dấu hiệu khách quan và chủ quan củatội phạm, giữa hành vi biểu hiện và thái độ bên trong của người thực hiện hành vigian dối Mặt chủ quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản được biểu hiệnqua ba dấu hiệu sau: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội Mỗi yếu tố có ý nghĩakhác nhau trong hành vi của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội

Trang 19

Thứ nhất, lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội trong tội lừa đảochiếm đoạt tài sản với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khảnăng gây hậu quả từ hành vi đó.

Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ quan trong cấu thành tội phạm lừa đảochiếm đoạt tài sản và biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp

Ở đây, lý trí của người phạm tội nhận thức được hành vi của mình gây ra lànguy hiểm cho xã hội, nguồn cung cấp thông tin là giả nhưng mong muốn ngườikhác tin đó là sự thật nên cố gắng thực hiện thủ đoạn gian dối của mình vì ngườiphạm tội nhận thức được hậu quả là điều tất yếu xảy ra đó là chiếm đoạt được tàisản của người bị hại Mặt khác người phạm tội cũng có ý chí là mong muốn hành

vi đó xảy ra nhằm đạt được mục đích của mình

Thứ hai, kết quả cuối cùng mà người phạm tội muốn đạt được chính là chiếmđoạt được tài sản khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Nó chính làkhuynh hướng ý chí và khuynh hướng hành động của tội phạm

Thứ ba, động cơ phạm tội của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính làyếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi lừa đảo, thủđoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật Ởđây, động cơ phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể chỉ đơn giản làmuốn có tiền tiêu xài; làm việc ở các vị trí chiến lược có thể tiếp xúc với nhữngđối tượng có nhiều tiền, nhiều tài sản có giá trị;… vì lòng tham khi thấy khốilượng tài sản quá lớn bày ra trước mặt mình nhưng không thể kiểm soát được lýtrí bên trong của mình mà cố gắng chiếm đoạt nó bằng mọi thủ đoạn

Như vậy, dấu hiệu chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được cấu thànhdựa trên ba yếu tố là: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội Ở đây yếu tố lỗi là yếu

tố bắt buộc được hình thành dựa trên lý trí và ý chí của người phạm tội mà chính

họ nhận thức được hành vi và hậu quả gây ra là nguy hiểm cho xã hội

2.2.4 Chủ thể của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chủ thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố của cấu thành tội phạm, có ýnghĩa quan trọng trong việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự của công dân

Vì vậy, quy định về chủ thể của tội phạm giữ vai trò là cơ sở pháp lý để truy cứu

Ngày đăng: 01/04/2014, 22:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Bảng thống kê các vụ án hình sự sơ thẩm về tội phạm chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Tòa án nhân dân quận 12 xét xử từ năm 2011 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 12
Bảng 3.1 Bảng thống kê các vụ án hình sự sơ thẩm về tội phạm chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Tòa án nhân dân quận 12 xét xử từ năm 2011 (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w