Hiệu quả khi thay đổi tham số

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa topology cho mạng ngang hàng có cấu trúc chord (Trang 45 - 50)

Lựa chọn vị trí gia nhập mạng

Giá trị lựa chọn vị trí gia nhập mạng được biểu bằng hằng số CHOICE. Các thử nghiệm dùng chung một bộ dữ liệu với 32 miền, 4096 nút, độ mở rộng trong tối ưu bảng định tuyến (hằng số EXPANSION) bằng 3. Thử nghiệm lấy thời gian trễ trung bình qua 3600 bước.

Hình 19: Biểu đồ thời gian trễ trung bình biến đổi theo CHOICE

Hình 21 có trục X là sự biên thiên hằng số CHOICE, trục Y là giá trị thời gian trễ. Các giá trị CHOICE lần lượt được chọn là 1, 2, 4, 8, 12, 16, 20, 24, 28, 32.

CHOICE = 1 là trường hợp đặc biệt, khi đó, cải tiến này không được thực thi, chỉ còn cải tiến thứ hai – tối ưu bảng định tuyến. Như vậy chỉ cẩn áp dụng giải pháp tối ưu bảng định tuyến, thời gian trễ trung bình cũng đã giảm đi đáng kể (814ms). Một điều đễ nhận thấy rằng nếu lượng lựa chọn càng lớn, vị trí nút tham gia (join) vào mạng sẽ càng tối ưu hơn trong quá trình so sánh, giá trị độ trễ ngày càng giảm. Vì thế hiệu năng của cải tiến đem lại cũng tăng theo. Tuy nhiên, hướng của đồ thị ngày càng thẳng, độ dốc giảm dần khi CHOICE lớn dần. Như vậy, giá trị độ trễ trung bình sẽ dần tiệm cận đến một mức nào đó mà thôi. Thêm nữa, nếu lượng lựa chọn là nhiều, sẽ gây trễ lớn khi một nút tham gia vào mạng.

Độ mở rộng tối ưu bảng định tuyến thay đổi

Độ mở rộng được biểu diễn bằng hằng số EXPANSION. Thử nghiệm dùng chung một bộ dữ liệu với 32 miền, 4096 nút, lượng lựa chọn vị trí tham gia mạng là 16. Thử nghiệm mô phỏng qua 3600 bước, rồi lấy giá trị thời gian truy vấn trung bình.

Biểu dồ hình 22 có trục X biểu diễn độ mở rộng, trục Y để biểu diễn độ trễ trung bình. Giá trị EXPANSION lần lượt từ 0 đến 10.

Hình 20: Biểu đồ thời gian trễ trung bình theo EXPANSION

Khi giá trị của EXPANSION tăng, vì có thêm nhiều lựa chọn đồng nghĩa với việc các entry trong bảng định tuyến tối ưu nên thời gian truy vấn trung bình giảm, hiệu quả của cải tiến được nâng lên. Nhưng cũng giống như với CHOICE, độ dốc của đồ thị giảm, thời gian trễ trung bình sẽ tiến gần đến một giá trị nào đó.

EXPANSION = 0, bảng định tuyến không có sự tối ưu vì chỉ có duy nhất một định danh gán cho entry bất kỳ. Lúc này, chỉ còn giải pháp lựa chọn vị trí gia nhập hoạt động, giá trị thời gian trễ trung bình vào khoảng 970, không tốt như khi chỉ có tối ưu bảng định tuyến.

Số lượng miền và nút thay đổi

Cả hai biểu đồ dưới, mạng Chord cải tiến dùng các giá trị hằng CHOICE = 16, EXPANSION = 3. Hình vẽ 23, lượng nút cố định là 4096, số lượng miền nhận các giá trị 8, 16, 32, 64, 128. Hình vẽ 24, lượng miền cố định 32, lượng nút lần lượt nhận giá trị 512, 1024, 2048, 4096, 8192. Tất cả đều lấy thời gian trễ trung bình sau 3600 bước mô phỏng.

Hình 21: Biểu đồ thời gian trễ trung bình thay đổi theo lượng miền

Sự thay đổi về số lượng miền quyết định mức độ tập trung của nút như thế nào. Khi số lượng nút không đổi, giá trị miền tăng sẽ làm cho mức độ tập trung của các nút kém, khoảng cách trung bình giữa các nút tăng lên, kéo theo thời gian trễ trung bình tăng. Hình 23, trục X biểu diễn sự biến thiên của lượng miền.

Hình 24, trục X biểu diễn sự biến thiên của nút. Khi lượng nút tăng, mỗi nút quản lý một vùng định danh nhỏ hơn, quá trình truy vấn diễn ra lâu hơn do phải chuyển tiếp nhiều lần hơn, theo đó, thời gian truy cập trung bình cũng tăng lên.

Trong cả hai trường hợp trên, đồ thị của Chord cải tiến luôn thấp hơn của Chord truyền thống, dáng của hai đồ thị tương tự nhau. Điều này chứng tỏ, giải pháp tối ưu vẫn đúng đắn và góp phần tăng chất lượng của mạng ngang hàng khi mà các điều kiện mạng thay đổi.

Chương 5. Kết luận

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa topology cho mạng ngang hàng có cấu trúc chord (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w