Hiệu quả so với Chord truyền thống

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa topology cho mạng ngang hàng có cấu trúc chord (Trang 44 - 45)

Để thấy được hiệu quả của giải pháp đề xuất, phần này sẽ thực hiện so sánh thời gian truy vấn trung bình của Chord truyền thống và sau khi đã thực thi quá trình tối ưu. Các giá trị thời gian trễ trung bình được đo trong mỗi bước mô phỏng với khoảng 1000 truy vấn trong mỗi bước.

Cấu hình mạng mô phỏng:

- Bộ dữ liệu gồm miền, nút, độ vào ra của nút (churn) và truy vấn (query) được dùng chung trong cả hai trường hợp.

- Quá trình tối ưu sử dụng hai hằng số CHOICE = 8, EXPANSION = 3, tức là lựa chọn trong 8 vị trí để nút tham gia mạng và mở rộng thay đổi bảng định tuyến là 3.

- Số bước thời gian thử nghiệm là 360 bước (chỉ vẽ 100 bước).

So sánh thời gian trễ trung bình trong mỗi bước mô phỏng giữa trường hợp thể hiện ở hình 20. Trục X của đồ thị là bước thời gian thử nghiệm, trục Y là độ trễ tính theo ms(milisecond). Dải điểm tròn đỏ thể hiện thời gian truy vấn trung bình của mạng Chord truyền thống, còn lại là của Chord cải tiến với tham số.

Kết quả cho thấy, thời gian trễ trung bình trong mỗi bước của quá trình tối ưu đã giảm đi đáng kể so với Chord truyền thống và ổn định theo các bước mô phỏng. Thời gian trễ trung bình của tất cả các truy vấn sau 360 bước mô phỏng là 759ms với Chord cải tiến, bằng 67% so với 1123ms của Chord. Như vậy, những cải tiến đã cho thấy hiệu quả thực sự.

Hình 18: Biểu đồ thời gian trễ trung bình của Chord truyền thống và cải tiến

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa topology cho mạng ngang hàng có cấu trúc chord (Trang 44 - 45)