1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Bài giảng thương mại điện tử của thầy Hiển

139 811 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

bài giảng thương mại điện tử của thầy Hiển

Trang 1

BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KẾ TOÁN MÁY

BÀI GIẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

BÙI NHƯ HIỂN

THÁI NGUYÊN 2012

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG I:

1.1 Các khái niệm về thương mại điện tử và kinh doanh điện tử 6

3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI VÀ

CHƯƠNG 2

Trang 3

1.3.2 Vấn đề bảo mật thông tin 47

1.6.1 Những rủi ro liên quan đến quá trì nh thanh toán 49

1.6.2 Rủi ro đối với người tiêu dùng tham gia thanh toán trong thương mại điện tử 49

1.6.3 Rủi ro đối với các tổ chức cung ứng phương tiện thanh toán điện tử 49

2 THANH TOÁN ĐIỆN TỬ GIƯA DOANH NGHIỆP VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG 52

2.2.2 Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Telephone banking) 53

2.2.4 Dịch vụ ngân hàng qua internet (internet banking) 53

2.2.5 Dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thoại di động (Mobile Banking) 54

2.3.8 Kiểm tra và bồi hoàn trong thanh toán điện tử 58

3 THANH TOÁN ĐIỆN TỬ GIỮA DOANH NGHIỆP - DOANH NGHIỆP (B2B) 63

CHƯƠNG 4

Trang 4

2.3 Các kỹ thuật marketing trên Internet 73

3.2 Phân đoạn thị trường, thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm 74

6.3.2 Một số sai lầm nên tránh khi tiếp thị bằng email 86

8 MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI THỰC HIỆN MARKETING TRÊN

CHƯƠNG 5

1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động của doanh nghiệp trong TMĐT 96

2.1.4 Bảo vệ các hệ thống của khách hàng và máy phục vụ 107

Trang 5

2.2.1 Các yêu cầu pháp lý cho việc phát triển thương mại điện tử 110

1.1 Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp lý cho việc triển khai TMĐT 114

1.2.1 Vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch TMĐT 115

1.2.6 Các yêu cầu hì nh thức văn bản, chữ ký, văn bản gốc 120

1.2.7 Thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp điện tử 122

1.3.2 Luật thương mại điện tử của một số nước trên thế giới 124

2.7 Vấn đề an ninh và bảo mật thông tin đƣợc quy định trong pháp luật về TMĐT

của Việt nam

131

2.8 Pháp luật Việt nam về thanh toán điện tử, thuế và kê khai điện tử 132

2.9 Những vấn đề còn tồn tại của pháp luật trong TMĐT của Việt nam 132

3 E-UCP VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XUẤT TRÌNH CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ TRONG

THANH TOÁN QUỐC TẾ

133

3.4.Chứng từ điện tử và việc ký điện tử đối với các chứng từ này 135

3.5.Điều kiện kỹ thuật để triển khai xuất trình chứng từ điện tử trong thanh toán

quốc tế

138

Trang 6

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 Các khái niệm về thương mại điện tử và kinh doanh điện tử

*Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử từ khi ra đời đến nay có nhiều tên gọi khác nhau như: online trade (mua bán trực tuyến), cyber trade (mua sắm trên internet), electronic business (kinh doanh điện tử), paperless commerce (buôn bán không giấy tờ), electronic commerce ( e-commerce - thương mại điện tử) Hiện nay có rất nhều khái niệm về thương mại điện tử Có khái niệm cho rằng :Thương mại điện tử là tất cả các hình thức giao dịch mua bán bằng các phương tiện điện

tử gọi là thương mại điện tử.Vây thì giao dịch qua một phần Internet hoặc qua điện thoại, fax, email là thương mại điện tử Nhưng thực chất những vấn đề đó chưa phải là thương mại điện tử Thương mại điện tử là hình thức giao dịch mua bán qua mạng, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến mua và bán (hỗ trợ người mua và người bán và có thể qua người thứ 3,4 ) Trong

đó mạng áp dụng để quản lý thông tin của người mua, người bán và những bên liên quan với

hình thức thanh toán bằng loại tiền đã được mã hoá Internet là cơ sở đầu tiên cho việc hình thành thương mại điện tử

Hiện nay định nghĩa thương mại điện tử được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về thương mại điện tử

Theo quan điểm truyền thông, thương mại điện tử là khả năng phân phối sản phẩm, dịch vụ, thông tin hoặc thanh toán thông qua một mạng ví dụ Internet hay world wide web

Theo quan điểm giao tiếp, thương mại điện tử liên quan đến nhiều hình thức trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với nhau, giữa khách hàng với doanh nghiệp và giữa khách hàng với khách hàng

Theo quan điểm quá trình kinh doanh: thương mại điện tử bao gồm cac hoạt động được hỗ trợ trực tiếp bởi liên kết mạng

Theo quan điểm môi trường kinh doanh: thương mại điện tử là một môi trường cho phép có thể mua bán các sản phẩm,dịch vụ và thông tin trên Internet Sản phẩm có thể hữu

hình hay vô hình

Theo quan điểm cấu trúc: thương mại điện tử liên quan đến các phương tiện thông tin để truyền: văn bản, trang web, điện thoại Internet, video Internet

* Kinh doanh điện tử

Nếu thương mại điện tử chủ yếu bao hàm các hoạt động marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán có ứng dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn thông trong giao dịch, thì kinh doanh điện tử bao hàm phạm vi rộng hơn của ứng dụng các phương tiện điện tử, mạng viễn thông vào các khía cạnh của hoạt động kinh doanh Đặc biệt là ba hoạt động chính: Quản lý chuỗi cung ứng (SCM), quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

Kinh doanh điện tử ngày càng quan trọng, có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế nói chung, và sự phát triển của kinh doanh điện tử là một xu hướng tất nhiên Tuy nhiên, kinh

doanh điện tử được hiểu một cách chính xác là gì? IBM đã tạo ra thuật ngữ kinh doanh điện tử

và Gartner Group đã bổ sung để tối ưu hóa liên tục các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua công nghệ số hóa Các công nghệ số hóa là những thứ như máy tính và Internet, những thứ mà cho phép cất trữ và truyền số liệu dưới dạng số hóa (số 1 và số 0)

Kinh doanh điện tử bao gồm việc thu hút và duy trì những khách hàng mới và những thành phần kinh doanh thông qua công nghệ số hóa Nó bao hàm trong suốt quá trì nh kinh doanh, như là việc mua và bán sản phẩm; bao gồm hoạt động truyền thông kỹ thuật số, thương mại

Trang 7

điện tử, và nghiên cứu trực tuyến, và được sử dụng bởi các kiến thức kinh doanh Thương mại

điện tử là một tập hợp con của kinh doanh điện tử trọng tâm vào các giao dịch

* M- commerce (mobile commerce)

M- Commerce (thương mại di động), là việc tiến hành các hoạt động thương mại thông qua các thiết bị di động, chẳng hạn như một chiếc điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật

số hỗ trợ cá nhân (PDA - Personal Digital Assistant)… Thương mại di động được định nghĩa như sau:

"Thương mại di động là các giao dịch liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ, được khởi xướng và / hoặc hoàn thành bằng cách sử dụng các thiết bị di động truy cập mạng qua trung gian máy tính với sự trợ giúp của các thiết

- Hiểu theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet"

Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số"

- Hiểu theo nghĩa rộng

Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi, rút tiền bằng thẻ tín dụng

Theo quan điểm này, có một số định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử:

UN đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất để các nước có thể tham khảo làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử phù hợp Định nghĩa này phản ánh các bước thương mại điện tử , theo chiều ngang: ―thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán (MSDP) thông qua các phương tiện điện tử‖

Định nghĩa của AEC: Thương mại điện tử là làm kinh doanh có sử dụng các công cụ điện tử Định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là thương mại điện tử

- Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại (commerce) cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại

dù có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại (commercial) bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô

Trang 8

nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ"

Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hoá và dịch

vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử

- Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh"

Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hoá; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)

Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi

hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng

Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền thống là

tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối tác kinh doanh Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để thu nhập khác hàng hay phítổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống Mặc dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải được khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp nhất định

Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả các phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là điều kiện tiên quyết Một khía cạnh quan trọng khác là không còn phải thay đổi phương tiện truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền thống Thêm vào đó là tác động của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến mức tối thiểu Trong trường hợp này người ta gọi đó là Thẳng đến gia công (Straight Through Processing) Để làm được điều này đòi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh

1.2 Các hì nh thức giao dịch trong thương mại điện tử

Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử và cũng có giá trị pháp lý như nó được ghi chép, hoặc mô tả bằng văn bản theo phương pháp truyền thống

Dựa trên những thành phần tham gia thương mại điện tử thì hiện nay có một số hình thức giao dịch điện tử là B2G, C2G, B2B, B2C, C2C Để dễ hiểu hơn ta có thể tham khảo bảng sau:

Trang 9

Government (CQ chính quyền)

Business (Doanh nghiệp)

Consumer (Người tiêu dùng) Government

Bảng 1.1: Các loại hì nh giao dịch điện tử

- Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với khách hàng (Business to Customer-B2C): Thành phần tham gia hoạt động thương mại gồm người bán là doanh nghiệp

và người mua là người tiêu dùng Người tiêu dùng sử dụng trình duyệt (web browser) để tìm kiếm sản phẩm trên Internet, sử dụng giỏ hàng (shopping cart) để lưu trữ các sản phẩm khách hàng đặt mua và thực hiện thanh toán điện tử

- Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business - B2B): Thành phần tham gia hoạt động thương mại là các doanh nghiệp, tức người mua và người bán đều là doanh nghiệp Sử dụng Internet để tạo mối quan hệ giữa nhà cung cấp và các cửa hàng thông qua các vấn đề về chất lượng, dịch vụ Marketing giữa hai đối tượng này là marketing công nghiệp Hình thức này phổ biến nhanh hơn B2C Khách hàng là doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận và sử dụng Internet hay mạng máy tính Thanh toán bằng điện tử

- Hình thức giao dịch giữa các cá nhân với nhau hay còn gọi là giao dịch Customer to Customer (C2C) hoặc Peer to Peer (P2P) Thành phần tham gia hoạt động thương mại là các

cá nhân, tức người mua và người bán đều là cá nhân

- Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan chính quyền (Business to Government- B2G): Các giao dịch này gồm khai hải quan, nộp thuế, báo cáo tài chính và nhận các văn bản pháp qui

- Giao dịch giữa các cá nhân với cơ quan chính quyền (Custmer to Government C2G) Các giao dịch này gồm xin giấy phép xây dựng, trước bạ nhà đất…

Hai loại giao dịch sau cùng này thuộc về một hình thức được gọi là chính phủ điện tử Chính phủ điện tử là cách thức qua đó các cơ quan Nhà Nước sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động để làm cho người dân, Doanh nghiệp tiếp cận các thông tin và dịch vụ do Chính phủ cung cấp một cách thuận tiện hơn, để cải thiện chất lượng dịch vụ và mạng lại các

cơ hội tốt hơn cho người dân, Doanh nghiệp trong việc tham gia vào xây dựng các thể chế và tiến trình phát triển đất nước

Mục đích của chính phủ điện tử là của dân, do dân và vì dân, có ảnh hưởng mang tính cách mạng đến sức mạnh và sự sống còn của các Chính phủ và nền dân chủ thực sự ở mỗi quốc gia Việc phát triển Chính phủ điện tử theo lộ trình được hoạch định sẽ mở ra khả năng phát huy sự đóng góp trí tuệ của tất cả người dân tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển đất nước Chính phủ điện tử sẽ cải thiện chính phủ theo 4 cách thức quan trọng:

- Người dân có thể đóng góp ý kiến một cách dễ dàng hơn đối với Chính phủ

- Người dân sẽ nhận được các dịch vụ tốt hơn từ các cơ quan tổ chức Chính phủ bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu (tại nhà, ở công sở, trạm điện thoại…) và vì bất kỳ lý do gì Đây là hình thức phát triển mới của mô hình Chính phủ một cửa: Chính phủ có nhiều cửa và khách hàng

có thể thông qua một cửa bất kỳ để tiếp cận được các dịch vụ của chính phủ

- Người dân sẽ nhận được nhiều dịch vụ thích hợp hơn từ các cơ quan Chính phủ, bởi các cơ quan này sẽ phối hợp một cách hiệu quả hơn với nhau

- Người dân sẽ có được thông tin một cách tốt hơn vì họ có thể nhận được các thông tin cập nhật và toàn diện về các luật lệ, quy chế, chính sách và dịch vụ của chính phủ

Trang 10

* Các dịch vụ chí nh phủ trực tuyến:

- Trước đây các cơ quan chính phủ cung cấp dịch cho dân chúng tại trụ sở của mình, thì nay nhờ vào công nghệ thông tin và viễn thông, các trung tâm dịch vụ trực tuyến được thiết lập, hoặc là ngay trong trụ sở cơ quan chính phủ hoặc gần với dân

- Qua các cổng thông tin cho công dân, người dân nhận được thông tin, có thể hỏi đáp pháp luật, được phục vụ giải quyết các việc trong cuộc sống hàng ngày: Chuyển quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng, cấp đăng ký kinh doanh, chứng thực, và xác nhận chính sách xã hội…mà không phải đến trực tại trụ sở các cơ quan Chính phủ như trước đây

1.3 Đặc điểm của thương mại điện tử

- Tính cá nhân hoá

Trong tương lai, tất cả các trang web thương mại điện tử thành công sẽ phân biệt được khách hàng, không phải phân biệt bằng tên mà bằng những thói quen mua hàng của khách Những trang web thương mại điện tử thu hút khách hàng sẽ là những trang có thể cung cấp cho khách hàng tính tương tác và tính cá nhân hoá cao Chúng sẽ sử dụng dữ liệu về thói quen

kích chuột của khách hàng để tạo ra những danh mục động trên ―đường kích chuột‖ của họ

Về cơ bản, mỗi khách hàng sẽ xem và tìm ra sự khác nhau giữa các site

- Đáp ứng tức thời

Các khách hàng thương mại điện tử có thể sẽ nhận được sản phẩm mà họ đặt mua ngay trong ngày Một nhược điểm chính của thương mại điện tử doanh nghiệp người tiêu dùng (B2C) là khách hàng trên mạng phải mất một số ngày mới nhận được hàng đặt mua Các khách hàng đã quen mua hàng ở thế giới vật lý, nghĩa là họ đi mua hàng và có thể mang luôn hàng về cùng họ Họ xem xét, họ mua và họ mang chúng về nhà Hầu hết những hàng hoá bán qua thương mại điện tử (không kể những sản phẩm kỹ thuật số như phần mềm) đều không thể cung cấp trực tiếp

Trong tương lai, các công ty thương mại điện tử sẽ giải quyết được vấn đề này thông qua các chi nhánh ở các địa phương Sau khi khách hàng chọn sản phẩm, các site thương mại điện tử sẽ gửi yêu cầu của người mua tới những cửa hàng gần nhất với nhà hoặc cơ quan của

họ Các site thương mại điện tử khác sẽ giao hàng từ một chi nhánh địa phương ngay trong ngày hôm đó Giải pháp này giả quyết được 2 vấn đề đặt ra đối với khách hàng, đó là: Giá vận chuyển cao và thời gian vận chuyển lâu

- Giá cả linh hoạt

Trong tương lai, giá hàng hoá trên các site thương mại điện tử sẽ rất năng động Mỗi một khách hàng sẽ trả một giá khác nhau căn cứ trên nhiều nhân tố: Khách hàng đã mua bao nhiêu sản phẩm của công ty trước đây? Khách hàng đã xem bao nhiêu quảng cáo đặt trên trang web của công ty? Khách hàng đặt hàng từ đâu? Khách hàng có thể giới thiệu trang web của công ty với bao nhiêu người bạn của mình? Mức độ sẵn sàng tiết lộ thông tin cá nhân của khách hàng với công ty? Những điều này không khác lắm với một chuyến bay công tác: Trên chuyến bay này, mọi hành khách đều bay trên cùng một chuyến bay từ New York đến San Francisco nhưng trả các mức giá vé khác nhau Chính sách giá của các công ty như Priceline.com và eBay.com hiện đang đi theo xu hướng này

- Đáp ứng mọi nơi, mọi lúc:

Trong tương lai, khách hàng sẽ có thể mua hàng ở mọi nơi, mọi lúc Bỏ qua khả năng

dự đoán về những mô hình mua Bỏ qua yếu tố về địa điểm và thời gian Xu hướng này sẽ được thực hiện thông qua các thiết bị truy nhập Internet di động Các thiết bị thương mại điện

tử di động như những chiếc điện thoại di động đời mới nhất có khả năng truy nhập được mạng Internet được sử dụng hết sức rộng rãi

Trang 11

- Các ―điệp viên thông minh‖:

Những phần mềm thông minh sẽ giúp khách hàng tìm ra những sản phẩm tốt nhất và giá cả hợp lý nhất Những ―điệp viên thông minh‖hoạt động độc lập này được cá nhân hoá và chạy 24 giờ/ngày Khách hàng sẽ sử dụng những ―điệp viên‖ này để tìm ra giá cả hợp lý nhất cho một chiếc máy tính hoặc một chiếc máy in Các công ty sử dụng các ―điệp viên‖ này thay cho các hoạt động mua sắm của con người Ví dụ, một công ty có thể sử dụng một ―điệp viên thông minh‖ để giám sát khối lượng và mức độ sử dụng hàng trong kho và tự động đặt hàng khi lượng hàng trong kho đã giảm xuống ở mức tới hạn ―Điệp viên thông minh‖ sẽ tự động tập hợp các thông tin về các sản phẩm và đại lý phù hợp với nhu cầu của công ty, quyết định

tìm nhà cung cấp nào và sản phẩm, chuyển những điều khoản giao dịch tới những người cung cấp này, và cuối cùng là gửi đơn đặt hàng và đưa ra những phương pháp thanh toán tự động

2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2.1 Lịch sử Internet

ARPANET

ARPANET là mạng kiểu WAN, nguyên thủy do DoD, hay Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, (DoD viết tắt từ Department of Defense) khởi xướng đầu thập niên 1960 nhằm tạo ra một mạng có thể tồn tại với chiến tranh hạt nhân lúc đó có thể xãy ra giữa Mỹ và Liên Xô Chữ ARPANET là từ chữ Advance Research Project Agency và chữ NET viết hợp lại Đây là một trong những mạng đầu tiên dùng kỹ thuật nối chuyển gói, nó bao gồm các mạng con và nhiều máy chính Các mạng con thì được thiết kế dùng các minicomputer gọi là các IMP, hay Bộ xử

lý mẫu tin giao diện, (từ chữ Interface Message Processor) để bảo đảm khả năng truyền thông, mỗi IMP phải nối với ít nhất hai IMP khác và gọi các phần mềm của các mạng con này là giao thức IMP-IMP Các IMP nối nhau bởi các tuyến điện thoại 56 Kbps sẵn có ARPANET

đã phát triển rất mạnh bởi sự ủng hộ của các đại học Nhiều giao thức khác đã được thử nghiệm và áp dụng trên mạng này trong đó quan trọng là việc phát minh ra giao thức TCP/IP dùng trong các LAN nối với ARPANET Đến 1983, ARPANET đã chứng tỏ sự bền bỉ và thành công bao gồm hơn 200 IMP và hàng trăm máy chính Cũng trong thập niên 1980, nhiều LAN đã nối vào ARPANET và thiết kế DNS, hay hệ thống đặt tên miền, (từ chữ Domain Naming System) cũng ra đời trên mạng này trước tiên Đến 1990 thì mạng này mới hết được

sử dụng Đây được xem là mạng có tính cách lịch sử là tiền thân của Internet

NSFNET

Vào 1984 thì tổ chức khoa học quốc gia (National Science Foundation - NSF) của Hoa

Kì đã thiết kế nhằm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và thông tin giữa các đại học bao gồm 6 siêu máy tính từ nhiều trung tâm trải rộng trong Hoa Kỳ Đây là mạng WAN đầu tiên dùng TCP/IP Cuối thập niên 1990 thì kĩ thuật sợi quang (fiber optics) đã được áp dụng Tháng 12 năm 1991 thì mạng National Research and Educational Network ra đời để thay cho NSFNET

và dùng vận tốc đến hàng giga bit Đến 1995 thì NSFNET không còn cần thiết nữa

INTERNET

Số lượng máy tính nối vào ARPANET tăng nhanh sau khi TCP/IP trở thành giao diện chính thức duy nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1983 Sau khi ARPANET và NSFNET nối nhau thì sự phát triển mạng tăng theo hàm mũ Nhiều nơi trên thế giới bắt đầu nối vào làm thành các mạng ở Canada, Châu Âu và bên kia Đại Tây Dương đã hình thành Internet Từ 1990, Internet đã có hơn 300 mạng và 2000 máy tính nối vào Đến 1995 đã có hàng trăm mạng cỡ trung bình, hàng chục ngàn LAN, hàng triệu máy chính, và hàng chục triệu người dùng Internet Độ lớn của nó nhân đôi sau mỗi hai năm

Trang 12

WORLD WIDE WEB (WWW)

WWW được phát minh sau Internet khá lâu Năm 1990, Tim Berners-Lee của CERN (the European Laboratory for Particle Physics – Phòng nghiên cứu Vật lý Hạt nhân Châu Âu) phát minh ra WWW và một số giao thức truyền thông chính yếu cho WWW, trong đó có HTTP (Hyper-text Transfer Protocol – giao thức truyền siêu văn bản) và URL (Uniform Resource Locator - địa chỉ Internet) Ngày 16 tháng 07 năm 2004 Tim Berners-Lee được Nữ Hoàng Anh phong tước Hiệp Sĩ vì đã có công lớn trong việc phát minh ra WWW và phát triển Internet toàn cầu

Sau đó, các tổ chức, cá nhân khác tiếp tục phát minh ra nhiều ứng dụng, giao thức cho WWW với các ngôn ngữ lập trình khác nhau, chương trình, trình duyệt trên các hệ điều hành khác nhau v.v Tất cả làm nên WWW phong phú như ngày nay

2.2 Lịch sử thương mại điện tử

Từ khi Tim Berners-Lee phát minh ra WWW vào năm 1990, các tổ chức, cá nhân đã

tích cực khai thác, phát triển thêm WWW, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ Các doanh nghiệp nhận thấy WWW giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với đối tác một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế Từ đó, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đã tích cực khai thác thế mạnh của Internet, WWW để phục vụ việc kinh doanh,

hình thành nên khái niệm TMĐT Chính Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động hiệu quả Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm 1994 Công ty Netsscape tung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995 Công ty Amazon.com ra đời vào tháng 5 năm 1997 Công

ty IBM tung ra chiến dịch quảng cáo cho các mô hình kinh doanh điện tử năm 1997

Với Internet và TMĐT, việc kinh doanh trên thế giới theo cách thức truyền thống bao đời nay đã ít nhiều bị thay đổi, cụ thể như:

Người mua nay có thể mua dễ dàng, tiện lợi hơn, với giá thấp hơn, có thể so sánh giá

cả một cách nhanh chóng, và mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên khắp thế giới, đặc biệt là khi mua sản phẩm điện tử download được (downloadable electronic products) hay dịch vụ cung cấp qua mạng

Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ một-đến-một (one-to-one) với số lượng khách hàng rất lớn mà không phải tốn nhiều nhân lực và chi phí

Người mua có thể tìm hiểu, nghiên cứu các thông số về sản phẩm, dịch vụ kèm theo qua mạng trước khi quyết định mua

Người mua có thể dễ dàng đưa ra những yêu cầu đặc biệt của riêng mình để nhà cung cấp đáp ứng, ví dụ như mua CD chọn các bài hát ưa thích, mua nữ trang tự thiết kế kiểu, mua máy tính theo cấu hình riêng

Người mua có thể được hưởng lợi từ việc doanh nghiệp cắt chi phí dành cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thay vào đó, giảm giá hay khuyến mãi trực tiếp cho người mua qua mạng Internet

Người mua có thể tham gia đấu giá trên phạm vi toàn cầu

Người mua có thể cùng nhau tham gia mua một món hàng nào đó với số lượng lớn để được hưởng ưu đãi giảm giá khi mua nhiều

Doanh nghiệp có thể tương tác, tìm khách hàng nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn, với chi phí rất thấp hơn trong thương mại truyền thống

Những trung gian trên Internet cung cấp thông tin hữu ích, lợi ích kinh tế (giảm giá, chọn lựa giá tốt nhất ) cho người mua hơn là những trung gian trong thương mại truyền thống Cạnh tranh toàn cầu và sự tiện lợi trong việc so sánh giá cả khiến cho những người bán

lẻ phải hưởng chênh lệch giá ít hơn

Trang 13

TMĐT tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ở các nước đang phát triển

có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn

Nhà cung cấp hàng hóa trên mạng có thể dùng chương trình giới thiệu tự động những mặt hàng khác hay mặt hàng liên quan cho khách hàng của mình, dựa trên những thông tin đã thu thập được về thói quen mua sắm, món hàng đã mua của khách hàng

Ngành ngân hàng, giáo dục, tư vấn, thiết kế, marketing và những dịch vụ tương tự đã, đang và sẽ thay đổi rất nhiều về chất lượng dịch vụ, cách thức phục vụ khách hàng dựa vào Internet và TMĐT

Internet giúp giảm chi phí cho các hoạt động thương mại như thông tin liên lạc, marketing, tài liệu, nhân sự, mặt bằng

Liên lạc giữa đối tác ở các quốc gia khác nhau sẽ nhanh chóng, kinh tế hơn nhiều

Mô hình cộng tác (affiliate) tương tự việc hưởng hoa hồng khi giới thiệu khách hàng đang bùng nổ Ví dụ Amazon.com có chương trình hoa hồng cho các website nào dẫn được khách hàng đến website Amazon.com và mua hàng, mức hoa hồng từ 5% đến 15% giá trị đơn hàng

TMĐT được chia ra thành nhiều cấp độ phát triển

* Cách phân chia thứ nhất: 6 cấp độ phát triển TMĐT:

Cấp độ 1 - hiện diện trên mạng: doanh nghiệp có website trên mạng Ở mức độ này,

website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác

Cấp độ 2 – có website chuyên nghiệp: website của doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp

hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem có thể liên lạc với doanh nghiệp một cách thuận tiện

Cấp độ 3 - chuẩn bị TMĐT: doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ

qua mạng Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng Các giao dịch còn chậm và không an toàn

Cấp độ 4 – áp dụng TMĐT: website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng

nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả

Cấp độ 5 - TMĐT không dây: doanh nghiệp áp dụng TMĐT trên các thiết bị không

dây như điện thoại di động, Palm (máy tính bỏ túi)v.v… sử dụng giao thức truyền không dây WAP (Wireless Application Protocal)

Cấp độ 6 - cả thế giới trong một máy tính: chỉ với một thiết bị điện tử, người ta có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại thông tin (hình ảnh,

âm thanh, phim, v.v…) và thực hiện các loại giao dịch

* Cách phân chia thứ hai: 3 cấp độ phát triển TMĐT

Cấp độ 1 – thương mại thông tin (i-commerce, i=information: thông tin): doanh nghiệp có website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ Các hoạt động mua bán vẫn thực hiện theo cách truyền thống

Cấp độ 2 – thương mại giao dịch (t-commerce, t=transaction: giao dịch): doanh

nghiệp cho phép thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên mạng, có thể bao gồm cả thanh toán trực tuyến

Cấp độ 3 – thương mại tích hợp (c-business, c=colaborating, connecting: tích hợp, kết nối): website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người

và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả

Trang 14

3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT

NAM

3.1 Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới

Có thể nói, sự phát triển của Internet sẽ là tiền đề cho sự phát triển thương mại điện tử, vì vậy

sự gia tăng người dùng Internet cũng có nghĩa là lượng người tham gia thương mại điện tử gia

tăng Theo thống kê của internetworldstats, tính tới thời điểm tháng 12 năm 2011, toàn thế

giới có hơn 2,3 tỷ người kết nối Internet, trong đó tỷ lệ người dùng Internet ở Châu Á là cao

nhất với 48%

(Bảng 1.2: Tỷ lệ người dùng Internet toàn thế giới)

LƯỢNG NGƯỜI DÙNG INTERNET TOÀN THẾ GIỚI

31/12/2011

Khu vực Dân số (2011) Lượng NSD Internet

(31/12/ 2000)

Lượng NSD Internet (31/12/ 2011)

Phần trăm dân số Tăng trưởng 2000-2011 Africa 1,037,524,058 4,514,400 139,875,242 13.5 % 2,988.4 %

Trang 15

(Bảng 1.4: 10 nước Châu Á có số người sử dụng Internet cao nhất )

Bill Gates, người hùng lừng danh của lĩnh vực công nghệ thông tin từng nói:―Trong 5-10 năm nữa, bạn chỉ có hai lựa chọn, một là kinh doanh online, hoặc không nên kinh doanh gì nữa‖ bởi vì Internet thì ―Không bị giới hạn về không gian và thời gian, bạn có thể dùng internet để kết nối với hàng tỉ người với chi phí gần như bằng 0″

Thực tế phát triển đang chứng minh những gì mà ông nhận định:

(Bảng 1.5: Doanh thu nhờ các hoạt động trực tuyến tại một số quốc gia)

Ở các nước phát triển, GD Online đã và đang tăng với những con số ấn tượng (xem bảng trên) Các website về thương mại điện tử, mua bán hàng trực tuyến đang chiếm lĩnh những vị trí rất cao trong bảng xếp hạng:

Trang 16

- Ở Mỹ có Ebay.com trị giá 30 tỉ USD

- Ở Trung Quốc có Taobao.com trị giá 23 tỉ USD

- Ở Nhật có Rakuten.co.jp trị giá 9,8 tỉ USD …

Thị trường mua sắm trực tuyến cũng ngày càng mở rộng một cách nhanh chóng, và các đánh giá trực tuyến ngày càng được tin tưởng hơn, theo dữ liệu dựa trên một cuộc khảo sát của Nielsen năm 2010 của hơn 27.000 người sử dụng Internet từ Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á Thái

Bình Dương, Châu Âu và Trung Đông thì Nghiên cứu chỉ ra đánh giá trực tuyến đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong quyết định mua hàng, 57% số người trả lời trực tuyến xem xét đánh giá trước khi mua, đặc biệt đối với xe ô tô, phần mềm và điện tử tiêu dùng và 40% người tham gia cho biết họ sẽ không mua đồ điện tử mà không cần tư vấn trực tuyến đánh giá trước

Cuộc khảo sát này cũng chỉ ra được 5 mặt hàng được mua nhiều nhất trên Internet là: sách, quần áo, vé máy bay, đồ điện tử và dịch vụ đặt phòng khách sạn

(Bảng 1.6: 5 sản phẩm được mua trực tuyến nhiều nhất)

3.2 Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch 5 năm 2006-2010, Chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội 2001-2010 và cũng là năm kết thúc thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện

tử giai đoạn 2006-2010 Trong bối cảnh chung của năm 2010, thương mại điện tử (TMĐT) đã tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình như là một công cụ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp tì m kiếm, củng cố quan hệ khách hàng, cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh, v.v

Báo cáo thương mại điện tử 2010 nêu ra những nét nổi bật của TMĐT Việt Nam sau 5 năm thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 như sau:

* Khung pháp lý về thương mại điện tử đã hình thành

Từ năm 2005 đến nay, sau khi Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15 tháng 9 năm 2005, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực TMĐT liên tục được bổ sung, hoàn thiện

Trang 17

Văn bản đầu tiên điều chỉnh chuyên sâu về lĩnh vực này là Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội ban hành vào tháng 11 năm 2005, đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử trong xã hội qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và quy định

về chữ ký điện tử

Năm 2006 Quốc hội ban hành Luật Công nghệ thông tin quy định tổng thể về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng

và phát triển công nghệ thông tin

Việc ra đời của Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin đã tạo cơ sở để Chính phủ và các Bộ ngành ban hành các văn bản dưới Luật điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể của giao dịch điện tử Từ năm 2006-2010 bảy văn bản cấp Nghị định đã được ban hành, bao gồm: Nghị định về TMĐT, Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Nghị định về Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, Nghị định về Chống thư rác, Nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và cung cấp thông tin điện

tử trên Internet Các Bộ ngành cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai các Nghị định trên

Bên cạnh đó, khung chế tài cho việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến ứng dụng TMĐT và CNTT cũng dần được hoàn thiện với Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ban hành năm

2007 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực CNTT, Nghị định số 06/2008/NĐ-CP năm 2008 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại và Nghị định số 28/2009/NĐ-CP năm 2009 quy định việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và cung cấp thông tin điện tử trên Internet Ngoài ra, năm 2009 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, bổ sung thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực TMĐT

Với hệ thống văn bản khá đầy đủ như trên, có thể khẳng định đến hết năm 2010, khung pháp lý về TMĐT tại Việt Nam đã hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các ứng dụng TMĐT trong xã hội

* Tmđt đã trở thành ứng dụng quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp

Kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Công Thương với 3.400 doanh nghiệp trên cả nước trong năm 2010 cho thấy, đến năm 2010 hầu hết các doanh nghiệp trên cả nước, hoạt động trong tất cả các lĩnh vực đã tổ chức triển khai ứng dụng TMĐT ở nhiều mức độ và quy mô khác nhau

Theo kết quả khảo sát, 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã trang bị máy tính, với 98% doanh nghiệp đã kết nối Internet dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó 89% là kết nối bằng băng rộng (ADSL) Trên 81% doanh nghiệp sử dụng email trong hoạt động sản xuất kinh doanh, với tỷ lệ sử dụng của các doanh nghiệp lớn là 96%, doanh nghiệp nhỏ và vừa là 80% Việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng được các doanh nghiệp sử dụng ngày càng nhiều để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh như kế toán (88%), quản lý nhân sự (48%), v.v Hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận việc đặt hàng hoặc nhận đặt hàng qua các phương tiện điện tử, trong đó số lượng doanh nghiệp đặt và chấp nhận đặt hàng thông qua Internet ngày càng tăng Theo khảo sát, tỷ lệ doanh nghiệp nhận đặt hàng qua email là 52%, qua website đạt 15%, trong khi đó tỷ lệ doanh nghiệp đặt hàng qua email là 53% và qua website là 21% Các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được và quan tâm nhiều hơn tới những vấn đề đặc thù trong TMĐT như bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng rất chú trọng tới việc xây dựng, quảng bá hình ảnh và sản phẩm trên môi trường Internet thông qua việc xây dựng website riêng; tham gia các sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội; quảng cáo trên các báo điện tử, các website tìm kiếm

Trang 18

thông tin nổi tiếng như google.com, yahoo.com, v.v Kết quả khảo sát cho thấy, 38% doanh nghiệp đã xây dựng website riêng, 14% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch TMĐT Với thực trạng ứng dụng như trên, TMĐT đã trở thành bạn đồng hành không thể thiếu của tất

cả các doanh nghiệp Việt Nam

* Cung cấp dịch vụ công trực tuyến dần đi vào cuộc sống

Hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được các Bộ ngành, địa phương chú trọng triển khai trong các năm gần đây Tính đến hết năm 2010, hầu như tất cả các Bộ ngành,

Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng website để giao tiếp với công dân và các tổ chức trong xã hội thông qua việc cung cấp những dịch vụ công trực tuyến cơ bản như: cung cấp thông tin về cơ cấu tổ chức, hoạt động của cơ quan; phổ biến văn bản quy phạm pháp luật; quy trình thủ tục hành chính công; tương tác với tổ chức cá nhân qua website; v.v…

Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cơ bản như trên, trong thời gian qua các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương đã quan tâm đẩy mạnh việc cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 nhiều dịch vụ có ảnh hưởng lớn tới thương mại và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng nhận thành lập văn phòng đại diện, chứng nhận thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, thủ tục hải quan điện tử, khai thuế điện tử, đấu thầu qua mạng, v.v

Đặc biệt, đã có một số dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 4 như dịch vụ về cấp phép họp báo, hội thảo, hội nghị có yếu tố nước ngoài của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ ChíMinh tại địa chỉ www.ict-hcm.gov.vn được triển khai từ tháng 2 năm 2010, dịch vụ cấp giấy phép xác nhận khai báo hóa chất trực tuyến của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.cuchoachat.gov.vn triển khai từ tháng 6 năm 2010, v.v…

Ngoài ra, với việc quyết tâm thực hiện tốt Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010, trong giai đoạn vừa qua các Bộ ngành, địa phương cũng đã đẩy mạnh việc cung cấp trực tuyến nhiều dịch vụ công khác với quy trình thủ tục, hồ sơ cắt giảm phù hợp, tạo thêm thuận lợi cho doanh nghiệp Đến nay, hầu hết dịch vụ công của các Bộ, ngành đã được cung cấp trực tuyến ở mức độ 2

* Đào tạo chính quy về thương mại điện tử phát triển

Nắm bắt được nhu cầu của doanh nghiệp và xu hướng phát triển của TMĐT, trong thời gian qua các cơ sở đào tạo đã từng bước triển khai hoạt động đào tạo chính quy về TMĐT

Theo khảo sát của Bộ Công Thương với 125 trường đại học và cao đẳng trên cả nước trong năm 2010, có 77 trường đã tiến hành đào tạo TMĐT, bao gồm 49 trường đại học và 28 trường cao đẳng Trong số các trường đại học đã đào tạo TMĐT, có 01 trường đã thành lập khoa TMĐT, 10 trường thành lập bộ môn TMĐT Trong số các trường cao đẳng, có 01 trường thành lập khoa TMĐT, 4 trường thành lập bộ môn TMĐT Từ năm 2008-2010 có thêm

15 trường tổ chức giảng dạy TMĐT Kết quả khảo sát cũng cho thấy, phần lớn giảng viên về TMĐT của các trường chủ yếu là giảng viên ngành khác được bồi dưỡng thêm về TMĐT hoặc tự nghiên cứu để giảng dạy TMĐT, chỉ có 19% trường có giảng viên được đào tạo chuyên ngành TMĐT Giáo trình giảng dạy TMĐT của các trường chủ yếu do giáo viên tự biên soạn (78%) hoặc trường biên soạn (34%), một số trường sử dụng giáo trình của các cơ sở đào tạo khác ở trong nước (32%) hoặc nước ngoài (19%) Về giảng viên, chỉ có 19% trường

có giảng viên được đào tạo chuyên ngành TMĐT, 94% trường có giảng viên ngành khác được bồi dưỡng thêm về TMĐT hoặc tự nghiên cứu để giảng dạy TMĐT Tuy nhiên, các trường

Trang 19

cũng cho biết, trong thời gian tới số lượng giảng viên được đào tạo chuyên ngành về TMĐT

sẽ tăng lên

* Mua bán hàng hóa và dịch vụ qua mạng phát triển nhanh tại các đô thị lớn

Từ năm 2009 đến nay, việc mua bán qua mạng đã trở thành một hình thức được người tiêu dùng trẻ ưa chuộng, đặc biệt là những người làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng tại các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương trong năm 2010 về tình hình ứng dụng TMĐT tại 500 hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội, 49% hộ gia đình đã kết nối Internet, trong đó 18% cho biết mục đích truy cập Internet có liên quan tới thương mại điện tử và 4% từng sử dụng dịch vụ thanh toán hoặc ngân hàng trực tuyến khi truy cập Internet

Việc bán hàng trực tuyến được rất nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện, đi đầu là doanh nghiệp trong các lĩnh vực hàng không, du lịch, phân phối, bán lẻ hàng tiêu dùng, v.v Tới nay, việc mua bán qua mạng đã trở nên khá phổ biến đối với nhiều loại chủng loại hàng hóa và dịch vụ đa dạng như vé máy bay, hàng điện - điện tử, đồ nội thất, điện thoại di động, máy tính, sách, tour du lịch, đặt phòng khách sạn, v.v Phương thức thanh toán được người bán thực hiện rất linh hoạt, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của người mua từ thanh toán sau khi nhận hàng, chuyển khoản cho đến thanh toán trực tuyến

Hiện nay, một số doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho sinh hoạt của các

hộ gia đình như điện, nước, viễn thông đã triển khai thử nghiệm hoặc có kế hoạch triển khai thu phí dịch vụ qua Internet

Các giao dịch giữa người mua và người bán chủ yếu được thực hiện thông qua các website của doanh nghiệp, sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội trực tuyến Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ viễn thông di động trong các năm gần đây với đặc điểm nổi bật

là giá dịch vụ rẻ, số lượng người sử dụng điện thoại di động tăng mạnh là điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động mua bán qua phương tiện điện thoại di động tăng khá nhanh trong thời gian qua

4 LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

4.1 Lợi ích đối với doanh nghiệp

- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng

và đối tác trên khắp thế giới Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm hơn

- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in

ấn, gửi văn bản truyền thống

- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho

- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi

- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi ―Chiến lược kéo‖, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp

- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này

Trang 20

- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường

- Giảm chi phí thông tin liên lạc

- Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%)

- Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm

và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành

- Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời

- Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet

- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phívận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh

4.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng

- Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới

- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn

- Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất

- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet

- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể

dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)

- Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới

- Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh thương mại điện tử cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng

- ―Đáp ứng mọi nhu cầu‖: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng

- Thuế: Trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, nhiều nước khuyến khích bằng cách miến thuế đối với các giao dịch trên mạng

4.3 Lợi ích đối với xã hội

- Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn

- Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người

Trang 21

- Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và thương mại điện tử Đồng thời cũng

có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng

- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế là các ví dụ thành công điển hình

5 HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Có hai loại hạn chế của Thương mại điện tử, một nhóm mang tính kỹ thuật, một nhóm mang tính thương mại Theo nghiên cứu của CommerceNet (commerce.net), mười cản trở lớn nhất của thương mại điện tử tại Mỹ theo thứ tự là:

Về kỹ thuật:

- An toàn

- Sự tin tưởng và rủi ro về nhân lực TMĐT

- Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế)

- Nhận thức của các tổ chức về TMĐT

- Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng )

- Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng

- Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống

- Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT

- Vấn đề an ninh và mã hoá

- Độ tin cậy thấp và rủi ro lớn trong giao dịch thương mại điện tử

Về Thương mại:

- Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ kinh doanh và tin học cần thiết

- Thiếu mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp cho từng quốc gia có mức độ phát triển mạng Internet

- Trở ngại văn hoá trong phát triển thương mại điện tử

- Đối tượng tham gia thương mại điện tử giới hạn trong nhóm người thuộc tầng lớp tríthức và thu nhập cao

- Thương mại điện tử đòi hỏi những thay đổi căn bản trong cơ cấu tổ chức và quản lý của doanh nghiệp

- Rủi ro xuất phát từ gian lận thương mại, nguy cơ hàng giả rất cao trong thương mại điện tử

- Tốc độ kết nối mạng Internet ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Việt Nam rất chậm

- Các vấn đề luật pháp

- Thách thức đối với quá trình marketing trên nền tảng thương mại điện tử

Trang 22

CHƯƠNG 2 TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC KINH DOANH TRÊN INTERNET

1 ĐẠI CƯƠNG VỀ INTERNET

1.1 Mạng máy tí nh

Mạng máy tính hay hệ thống mạng (tiếng Anh: computer network hay network system), là một tập hợp các máy tính tự hoạt được kết nối nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn để nhằm cho phép chia sẻ tài nguyên: máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu

Một máy tính được gọi là tự hoạt (autonomous) nếu nó có thể khởi động, vận hành các phần mềm đã cài đặt và tắt máy mà không cần phải có sự điều khiển hay chi phối bởi một máy tính khác

* Các loại mạng máy tí nh:

LAN

LAN (local area network), hay còn gọi là "mạng cục bộ", là mạng tư nhân trong một toà nhà, một khu vực (trường học hay cơ quan chẳng hạn) có cỡ chừng vài km Chúng nối các máy chủ và các máy trạm trong các văn phòng và nhà máy để chia sẻ tài nguyên và trao đổi thông tin LAN có 3 đặc điểm:

- Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến 1 km

- Thường dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đường dây cáp (cable) nối tất cả máy

- Vận tốc truyền dữ liệu thông thường là 10 Mbps, 100 Mbps, 1 Gbps, và gần đây là

10 Gbps

Hai kiến trúc mạng kiểu LAN thông dụng bao gồm:

Hì nh 2.1 Hai kiểu kiến trúc mạng LAN

MAN

MAN (metropolitan area network), hay còn gọi là "mạng đô thị", là mạng có cỡ lớn hơn LAN, phạm vi vài km Nó có thể bao gồm nhóm các văn phòng gần nhau trong thành phố, nó có thể là công cộng hay tư nhân và có thể hỗ trợ chung vận chuyển dữ liệu và đàm thoại, hay ngay cả truyền hình Ngày nay người ta có thể dùng kỹ thuật cáp quang (fiber optical) để truyền tín hiệu Vận tốc có hiện nay thể đạt đến 10 Gbps

Trang 23

Hì nh 2.2 Mạng MAN

WAN

WAN (wide area network), còn gọi là "mạng diện rộng", dùng trong vùng địa lý lớn thường cho quốc gia hay cả lục địa, phạm vi vài trăm cho đến vài ngàn km Chúng bao gồm tập họp các máy nhằm chạy các chương trình cho người dùng Các máy này thường gọi là máy lưu trữ(host) hay còn có tên là máy chủ, máy đầu cuối (end system) Các máy chính được nối nhau bởi các mạng truyền thông con (communication subnet) hay gọn hơn là mạng con (subnet) Nhiệm vụ của mạng con là chuyển tải các thông điệp (message) từ máy chủ này sang máy chủ khác

Trang 24

Hì nh 2.5 Mô hì nh Client – Server

Mô hì nh mạng ngang hàng (Peer-to-Peer)

Mô hình này không có máy chủ, các máy trên mạng chia sẻ tài nguyên không phụ thuộc vào các máy khác trên mạng Mạng ngang hàng thường được tổ chức thành các nhóm làm việc (workgroup) Mô hình này không có quá trình đăng nhập tập trung, nếu đã đăng nhập vào mạng bạn có thể sử dụng tất cả tài nguyên trên mạng Truy cập vào các tài nguyên phụ thuộc vào người đã chia sẻ các tài nguyên đó, do vậy bạn có thể phải biết mật khẩu để có thể truy nhập được tới các tài nguyên được chia sẻ

Hì nh 2.6 Mô hì nh Peer-to peer

Mô hì nh lai (Hybrid)

Mô hình này là sự kết hợp giữa Client-Server và Peer-to-Peer Phần lớn các mạng máy

tính trên thực tế thuộc mô hình này

1.2 Địa chỉ IP

Địa chỉ IP (IP là viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol - giao thức Internet) là một địa chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử hiện nay đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng tiêu chuẩn Giao thức Internet (IP) Mỗi địa chỉ IP là duy nhất trong cùng một cấp mạng

Một cách đơn giản hơn: IP là một địa chỉ của một máy tính khi tham gia vào mạng nhằm giúp cho các máy tính có thể chuyển thông tin cho nhau một cách chính xác, tránh thất lạc Có thể coi địa chỉ IP trong mạng máy tính giống như địa chỉ nhà của bạn để nhân viên bưu điện có thể đưa thư đúng cho bạn chứ không phải một người nào khác

Giao thức Internet (Internet Protocol-IP) là giao thức vận chuyển cơ bản cho các gói tin trên mạng Internet và các mạng dùng giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/

Trang 25

Internet Protocol) IP là giao thức liên mạng Nó cung cấp hệ thống truyền thông trên các mạng được nối với nhau

từ năm 2008 đến năm 2010

1.3 Tên miền Internet

Tên miền là một địa chỉ Website trên Internet giúp mọi người tìm kiếm và ghi nhớ một cách dễ dàng trong xa lộ thông tin rộng lớn Mỗi tên miền là duy nhất và tương ứng với 1 địa chỉ IP

Cấu tạo tên miền: www.nameofsite.typeofsite.countrycode

Tên website thường bắt đầu bằng www tiếp theo là tên đăng ký: google, yahoo Tiếp là đuôi tên miền: com, net, edu, org, int, gov, info… đuôi ngoài ra còn các đuôi của từng quốc gia như: vn (của việt nam) và giữa các phần này được cách nhau bằng dấu chấm (.)

Ví dụ: www.google.com.vn, tueba.edu.vn

Tên miền hiện tại được chia thành một số loại: Tên miền quốc tế và tên miên quốc gia Tên miền quốc tế sẽ chỉ có đuôi com, net, info, nhưng tên miền quốc gia sẽ được gắn thêm đuôi ký hiệu của các nước như: uk, vn,

Nếu người đăng ký tên miền tên đăng ký giống với một tên miền trước đó đã đăng ký thì sẽ không đăng ký được nữa Nhưng đuôi của tên miền là đuôi khác thì người đăng ký sau vẫn có thể đăng ký

Với các mạng cục bộ cần phải có cáp mạng (cable) hoặc điểm truy cập (access point)

để cung cấp truy cập không dây

Modem để kết nối một máy tính vào internet thông qua đường dây điện thoại Chức năng của modem là đổi tín hiệu số (digital) thành tín hiệu tương tự (analog) và ngược lại

Môi trường truyền (media) mà các thao tác truyền thông được thực hiện qua đó Môi trường truyền có thể là các loại dây dẫn (dây cáp), sóng điện từ (đối với các mạng không dây) Giao thức truyền thông (protocol) là các quy tắc quy định cách trao đổi dữ liệu giữa các thực thể

Trang 26

Đối với một Website là một văn phòng ảo hay cửa hàng ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet, nó sẽ bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập Internet Với vai trò quan trọng như vậy, có thể coi Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là nơi

để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng trên mạng Website không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp, đảm bảo tính thẩm

mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt phải có sức lôi cuốn người sử dụng để thuyết phục họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp

Website là tập hợp của rất nhiều trang web - một loại siêu văn bản (tập tin dạng HTML hoặc XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet- tại một địa chỉ nhất định để người xem có thể truy cập vào xem Trang web đầu tiên người xem truy cập từ tên miền thường được gọi là trang chủ (homepage), người xem có thể xem các trang khác thông qua các siêu liên kết (hyperlinks)

Đặc điểm tiện lợi của website: thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (muốn đăng bao nhiêu thông tin cũng được, không giới hạn số lượng thông tin, hình ảnh ) và không giới hạn phạm vi địa lý (toàn thế giới có thể truy cập)

Một website thông thường được chia làm 2 phần: giao diện người dùng (front-end) và các chương trình được lập trình để website hoạt động (back-end) Giao diện người dùng là định dạng trang web được trình bày trên màn hình của máy tính của người xem (máy khách) được xem bằng các phần mềm trình duyệt web như Internet Explorer, Firefox, Tuy nhiên ngày nay người xem có thể xem website từ các thiết bị điện tử khác như điện thoại di động, PDA, Việc trình bày một website phải đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ đẹp, ấn tượng; bố cục đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng, các chức năng tiện lợi cho người xem Đặc biệt ngày nay, website trở nên sống động với những hiệu ứng đa dạng của hình ảnh và chữ kết hợp với âm thanh Phần Back-end là phần lập trình của website lưu trữ trên máy chủ (Server) Sự khác nhau ở phần lập trình back-end của website làm phân ra 2 loại website: Website tĩnh và website động:

- Website động (Dynamic website) là website có cơ sở dữ liệu, được cung cấp công cụ quản lý website (Admin Tool) để có thể cập nhật thông tin thường xuyên, quản lý các thành phần trên website Loại website này thường được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như PHP, Asp.net, JSP, Perl, , quản trị Cơ sở dữ liệu bằng SQL hoặc MySQL,

Trang 27

- Website tĩnh do lập trình bằng ngôn ngữ HTML theo từng trang, không có cơ sở dữ liệu và không có công cụ quản lý thông tin trên website.Bạn phải biết kỹ thuật thiết kế trang web (thông thường bằng các phần mềm như FrontPage, Dreamwaver, ) khi muốn thiết kế hoặc cập nhật thông tin của những trang web này

Các Website có ưu điểm:

- Có thể cho phép hàng ngàn người truy cập nhanh chóng

- Thông báo về sự hiện diện của doanh nghiệp

- Giảm chi phí phục vụ khách hàng

- Vươn ra thị trường thế giới

- Dễ dàng phản hồi các chiến dịch khuếch trương

- Luôn sẵn sàng (24/7/365)

- Là công cụ hỗ trợ thuận tiện

- Tiết kiệm nhân lực từ sử dụng FAQ (frequent asked questions)

- Có thể nhằm vào thị trường địa phương và thị trường quốc tế

- Đấu giá trực tuyến: nói đến mô hình đấu giá trực tuyến (online auction) thìwww.eBay.com dẫn đầu về sự nổi tiếng Website đấu giá trực tuyến mô phỏng quy trình bán đấu iá vật dụng, tức người bán đưa ra giá sàn (giá thấp nhất ban đầu), sau đó những người mua lần lượt trả giá cao hơn Đến thời điểm nhất định, ai trả giá cao nhất sẽ là người có quyền mua món hàng

- Sàn giao dịch B2B: một sàn giao dịch điển hình là www.alibaba.com, là nơi các doanh nghiệp tham gia giới thiệu về mình, đăng tải các yêu cầu mua, bán, tìm đối tác

Vì là B2B2 nên những sàn giao dịch này không phục vụ việc bán lẻ và thanh toán qua mạng

vì không cần thiết

- Cổng thông tin (portal): giống như danh bạ điện thoại liệt kê thông tin liên lạc của các công ty theo ngành nghề, những cổng thông tin này liệt kê những địa chỉ website theo phân loại ngành nghề, ví dụ www.dir.yahoo.com`

- Mô hình giá động (dynamic pricing models): với những website mô hình này, người mua có thể trả giá theo ý mình (tùy người bán có đồng ý bán hay không) Đặc điểm của ngành

du lịch (hàng không, khách sạn, vận chuyển công cộng ) là nếu tỷ lệ chiếm chỗ (room/seat occupation) là X% < 100% thì (100-X)% chỗ ngồi hay phòng khách sạn sẽ xem như bỏ đi

Do đó, với mô hình này, người mua có thể trả giá vào những giờ phút cuối cùng và người bán

có thể đồng ý bán

- Website thông tin phục vụ việc quảng bá, quảng cáo: ví dụ cụ thể là www.vnexpress.net, nơi trưng bày nhiều thông tin thời sự, giải trí, du lịch, văn hóa để tạo cộng đồng người xem đông đúc và từ đó có doanh thu từ những đối tượng có nhu cầu đăng quảng cáo (banner)

- Website giới thiệu thông tin của doanh nghiệp: là website đơn giản nhất, chỉ để giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp, và cho phép người xem

Trang 28

liên lạc với doanh nghiệp qua website này Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của mình thông qua website giới thiệu thông tin này

3 QUY TRÌNH TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Một cách tổng quát, quy trình triển khai thương mại điện tử cũng giống như quy trình triển khai một kế hoạch kinh doanh Các bước cơ bản bao gồm: Phân tích SWOT, lập kế hoạch, xác định mục tiêu (doanh số, lợi nhuận, thị phần ) , vốn đầu tư cho TMĐT Mua tên miền, thuê máy chủ Thiết kế website Xây dựng mô hình cấu trúc, chức năng, đánh giá website, xây dựng website Cập nhật thông tin, quản trị nội dung website, chạy thử

3.1 Lập kế hoạch và hoạch định chiến lược

Để triển khai công việc kinh doanh trên Internet, cần có chiến lược, kế hoạch rõ ràng

và có khả năng tài chính Vạch chiến lược bao gồm đánh giá vị thế của mình, của đối thủ, đặt

ra mục tiêu và cách để đạt mục tiêu Kế hoạch cần chi tiết hóa chiến lược đã vạch Cần xác định sản phẩm và dịch vụ chào bán trên Internet Xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm (dịch vụ) đó Một số câu hỏi đặt ra khi lập kế hoạch:

+Ai mua hàng hóa của ta?

+Ta có kiến thức và kĩ năng gì về Internet?

+Ta muốn kinh doanh dài hạn hay ngắn hạn?

+Đối thủ cạnh tranh là ai?

+Sản phẩm của ta nhìn có hấp dẫn không?

+Ta dự định bày các sản phẩm trực tuyến thế nào?

+Ta sẽ quản lý và xử lý các giao dịch thế nào?

+Sử dụng phương tiện vận chuyển gì để giao hàng?

+Quản lý các thay đổi không mong muốn thế nào?

+Nhận và xử lý các ý kiến phản hồi (feed back) thế nào?

Để trả lời cho các câu hỏi đó, ta hãy xem xét những vấn đề sau :

* Doanh nghiệp có thể thu được lợi í ch gì khi mở trang web?

Rất nhiều doanh nghiệp mở trang web nhằm tạo điều kiện để:

+ Nâng cao uy tín bằng việc xây dựng hình ảnh của Doanh nghiệp một cách vững chắc và hiện đại hơn

+ Khuếch trương các sản phẩm và dịch vụ của mình

+ Quảng cáo được trên nhiều thị trường với chi phí thấp hơn trước

+ Trả lời câu hỏi về sản phẩm và dịch vụ của mình

+ Rút ngắn thời gian trả lời cho khách hàng

+ Cung cấp các dịch vụ ngay trong ngày hoặc các dịch vụ ngoài giờ làm việc bình thường

+ Sử dụng thư điện tử (e-mail) như là một công cụ để tiếp thị

+ Sử dụng thư điện tử (e-mail) như là một công cụ để liên lạc với khách hàng + Sử dụng tư liệu phi văn bản

+ Phối hợp quan hệ giữa cung ứng và khách hàng từ nhiều thị trường

+ Điều hành hệ thống thương nhân một cách có hiệu quả hơn

+ Tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài

Trang 29

* Cần phải làm gì trước khi công ty bắt đầu xây dựng một chiến lược thương mại điện tử:

Xây dựng chiến lược thương mại điện tử đòi hỏi phải vạch ra kế hoạch cẩn thận và có

sự toàn tâm toàn lực Thương mại điện tử cần được coi là hoạt động mang tính dài hạn chứ không phải là một cơ hội để tranh thủ lợi nhuận ngắn hạn Vạch ra chiến lược thương mại điện tử sẽ khẳng định liệu sự có mặt trên internet đã là mong muốn của công ty hay chưa và vào lúc nào làm điều đó sẽ giúp được công ty sử dụng hiệu quả của công cụ kinh doanh đầy sức mạnh này

Một chiến lược thương mại điện tử về cơ bản không khác với một kế hoạch kinh doanh và trước khi xây dựng nó công ty cần phải đảm bảo đã:

+ Hiểu được các đặc tính cuả thương trường( market place) trên mạng như tính cạnh tranh toàn cầu, các yêu cầu về luật pháp và kỹ thuật để bán hàng qua mạng và vai trò của thông tin trong thương mại điện tử

+ Có năng lực kỹ thuật về cung ứng để bán các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường trực tuyến toàn cầu

+ Quá trình sản xuất và bán hàng đã sẵn sàng giúp cho công ty có thể xử lý sự tăng trưởng rất nhanh trong công việc kinh doanh

Công ty phải chắc chắn rằng quyết định tham gia vào thương mại điện tử được toàn thể nhân viên ủng hộ, xác định rõ ràng các bước đi trong toàn bộ quá trình bán hàng bằng công cụ điện tử, lựa chọn đội ngũ nhân viên tham gia cụ thể, cung cấp hiểu biết về tiềm năng của thương mại điện tử cho đội ngũ nhân viên này, đào tạo họ về một số lĩnh vực chuyên môn trước khi chiến lược thương mại điện tử được vạch ra Làm như vậy sẽ giúp cho công ty có được khái niệm rõ ràng hơn những công việc phải làm về thương mại điên tử

* Chiến lược thương mại điện tử của một Doanh nghiệp có những yếu tố quan trọng nào?

Một chiến lược thương mại điện tử được xây dựng kỹ càng cần có sự đánh giá tiềm năng bán hàng của từng sản phẩm có dự trù về nhu cầu đầu tư để xây dựng và phát triển kinh doanh đó với các sản phẩm đó Có kế hoạch để điều hành và đánh giá kết quả của kinh doanh,

có chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư Chiến lược thương mại điện tử cũng phải tạo thuận lợi để tìm được nguồn vốn

Một số yếu tố cốt lõi của chiến lược thương mại điện tử gồm:

+ Các mục tiêu: Nêu rõ các mục tiêu dài hạn và xác định thương mại điện tử sẽ giúp

công ty như thế nào để đạt được các mục tiêu đề ra này

+ Định hướng: Nêu rõ công ty muốn sử dụng mạng Internet như thế nào

+ Thực trạng hiện tại: Chỉ ra được các sản phẩm có thể bán tốt trên Internet và đưa ra

lý do

+ Đặt ra các chỉ tiêu để đánh giá sự hoạt động trên mạng: Các chỉ tiêu này cần bao

gồm số lần truy cập vào trang web trong một tháng, số trang web được xem, số lượng người chỉ truy cập một lần, số lượng các liên lạc thực tế, số lượng giao dịch thực hiện, số lượng đơn đặt hàng

+ Khuếch trương: Mô tả ý định khuếch trương website của công ty

+ Phân tí ch thị trường: Mô tả các cơ hội trên thị trường thương mại điện tử của công

ty

+ Mức độ cạnh tranh hiện tại: Trình bày các bằng chứng phân tích mức độ cạnh tranh trong hiện tại và khả năng của công ty trong ngành công nghiệp của mình Lập danh sách website của các đối thủ cạnh tranh và phân loại theo mức độ cạnh tranh, dự kiến thị phần của các đối thủ cạnh tranh Xác định xu thế thương mại điện tử trong ngành của mình

Trang 30

+ Khách hàng mục tiêu: Trình bày tình trạng của khách hàng mục tiêu trên mạng của công ty về mặt số lượng và các yếu tố kinh tế xã hội Nêu rõ tại sao công ty tin tưởng họ sẽ mua sản phẩm của mình qua Internet

+ Nghiên cứu một nhóm đối tượng tập trung: Trình bày kết quả nghiên cứu trên một nhóm nhỏ khách hàng có tiềm năng của thị trường mục tiêu Kết quả nghiên cứu này cần có tác dụng giúp cho công ty nhận được phản hồi về quá trình bán sản phẩm có tiềm năng qua môi trường trên mạng

+ Rủi ro kinh doanh đã được tính đến: trình bày dự báo về tình hình của cả ngành và của riêng trong công ty trong vòng ba tới năm năm tới, cả kinh doanh qua mạng và kinh doanh không qua mạng

+ Chiến lược tiếp thị: chỉ ra phương pháp thu hút khách hàng trên mạng, các nhà nhập

khẩu, các đại lý và các nhà bán buôn tham gia kinh doanh với công ty , và cách làm thế nào để duy trì được sự quan tâm của họ

+ Nội dung: xây dựng nội dung từng phần dự định đưa lên trang web

+ Quảng cáo: trình bày kế hoạch quản cáo, chú ý đến các yêu cầu về nhản hiệu và bao

bì ở nước ngoài, các vấn đề về chuyển đổi ngôn ngữ, mối quan hệ khách hàng, các quản cáo

có tính nhạy cảm về văn hóa và các rào cản về ngữ nghĩa khác

+ Quan hệ khách hàng: đề ra kế hoạch cho chương trình cập nhật sản phẩm dịch vụ

một cách thường xuyên và liên tục, trong đó có thể bao gồm các hình thức thực hiện như bản tin điện tử, viết bày cho các tạp chí kỹ thuật, thông cáo báo chí, tổ chức các cuộc gặp giữa các khách hàng và chủ trì các nhóm hội thảo trên mạng

+ Chiến lược bán hàng: các phần chi tiết cần trình bày

• Định giá/ khả năng sinh lợi, xây dựng chiến lược định giá quốc tế để bán hàng, phân phối và bán hàng trên mạng

• Xử lý đơn đặt hàng và thanh toán: đơn đặt hàng được nhận như thế nào? (bằng điện thoại, fax, thư từ qua mạng) Quá trình thanh toán được thực hiện như thế nào? (qua thư, qua mạng, giao dịch giữa các khách hàng)

• Phương pháp phân phối: xác định phương thức và địa điểm giao hàng ở nước ngoài, phương thức xác định đơn đặt hàng và việc giao hàng đi

• Chiến thuật khuếch trương bán hàng: Sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ chỉ được khuếch trương qua mạng hay kết hợp với các công cụ truyền thống (ví dụ như gởi thư trực tiếp, gởi thư điện tử, cold calling, ấn phẩm, quảng cáo trên radio và T.V)

+ Dịch vụ: công ty có cung cấp dịch vụ khi được yêu cầu sau khi bán sản phẩm qua

mạng hay không?

+ Quan hệ kinh doanh: vạch ra một kế hoạch và xác định loại quan hệ cần xác lập

(chẳng hạn như đại lý/ người phân phối) để phát triển quan hệ kinh doanh quốc tế trong đó có các vấn đề như việc đào tạo đa văn hóa (cors-cultural)

+ Khả năng tích hợp hệ thống: Hệ thống của công ty sẽ được tích hợp với hệ thống của ngân hàng, khách hàng, các nhà cung cấp và các nhà phân phối như thế nào?

+ Kế hoạch sản xuất: Xác định khối lượng ban đầu và yêu cần mở rộng sản xuất, các

nguồn cung cấp nguyên liệu, nơi sản xuất

+ Kế hoạch tài chí nh: Cần phải rất thực tiển và thận trọng

+ Ngân sách năm: dự báo chi phí cho năm đầu tiên của kế hoạch

+ Cân đối ngân sách: Chỉ ra tình hình tài sản và tiền mặt của công ty

+ Phân tí ch Break-even: tính toán số đơn vị cần bán ra đến mức Break-even

+ Nguồn vốn và sử dụng vốn: Chỉ ra nơi cấp vốn để bắt đầu và mở rông hoạt động

xuất khẩu

+ Use of Proceeds: chỉ ra lợi nhuận và các khoản vay nợ sẽ được sử dụng như thế nào

Trang 31

+ Phụ lục: gồm danh sách, sơ yếu lý lịch của các thành viên có liên uan tới kế hoạch

vừa lập ra, danh sách và các tài khoản, danh sách khách hàng tiềm năng; số liệu nghiên cứu thị trường, bản vẽ, các giao kèo và kế hoạch tài chính

* Những điều gì nên tránh khi phát triển chiến lược TMĐT?

- Không tham khảo ý kiến của các chuyên gia: Một số công ty chưa hiểu biết nhiều về

thương mại điện tử hoặc đang tìm kiếm cách mở rộng sang các thị trường nước ngoài không thành công do không tiếp nhận những lời khuyên của các chuyên gia khi phát triển kế hoạch thương mại điện tử của mình

- Không khống chế về quản lý: Cần phải đảm bảo hàng ngũ lãnh đạo của công ty đều

cam kết thực hiện kế hoạch đề ra Tất cả các phòng ban chức năng như quản lý, hành chính, tài chính, tiếp thị, sản xuất, và đào tạo… cần tham gia vào việc xây dựng kế hoạch mặc dù vẫn có một số người được chỉ định chịu trách nhiệm cao nhất của kế hoạch đề ra Với trách nhiệm cao nhất như vậy, người được chỉ định sẽ có thuận lợi trong việc nhận sự phê duyệt và ủng hộ về tài chính của các nhà đầu tư để thực hiện kế hoạch

- Không tiến hành nghiên cứu thị trường một cách chắc chắn: Nghiên cứu thị trường

qua mạng như hiện nay tạo điều kiện dễ dàng hơn so với trước đây trong việc nghiên cứu các điều kiện về kinh tế, xã hội, điều kiện chính trị, và dân số học của bất kỳ nước nào Qua mạng

có thể dể dàng tìm được cơ hội trong kinh doanh, xuất nhập khuẩn theo từng ngành, từng sản phẩm và từng nước; xác định các nhà nhập khẩu nước ngoài của các mặt hàng chuyên dùng,

tìm ra các nguồn thông tin về thị trường và tiếp thị trong thương mại điện tử Tuy vậy, vẫn phải sử dụng cả các nguồn thông tin truyền thống khi công ty chưa hề bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài lần nào Công ty chỉ có thể tập trung nghiên cứu của một nhóm khách hàng

để giải thích các đặc điểm của sản phẩm và nhận được sự quan tâm của khách hàng đối với mua sản phẩm thông qua mạng Internet Truờng hợp công ty chưa xuất khẩu có thể gởi các mặt hàng của mình tới những thị trường tiềm năng để khách hàng đánh giá Công ty cũng có thể phải nghiên cứu những đặc điểm đặc trưng nhất của các nhóm khách hàng khác nhau

- Không phân tí ch kết quả nghiên cứu thị trường: Chiến lược tiến hành thương mại

điện tử cũng cần phải dựa trên sự nghiên cứu và phân tích thị trường một cách cặn kẽ Quá trình nghiên cứu cần phải đảm bảo trả lời được sản phẩm của công ty có thể bán trên mạng Internet được không, trên thị trường nào, liệu hình dáng, màu sắc, kích thước và các đặc điểm khác của sản phẩm sẽ thu hút được khách hàng tại một số thị trường đặc biệt, liệu nó có thể thỏa mãn yêu cầu của các nhóm khách hàng tiềm năng

- Không xác định được sự luân chuyển xuất nhập khẩu (phân tí ch công nghiệp): Nhiều

công ty gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin về các nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu các sản phẩm đặc biệt Đối với các nhà xuất khẩu, để có thể tập trung chiến lược tiếp thị trên mạng và thành công ở một thị trường nào đó thì cần phải xác định được sản phẩm của mình có tính cạnh tranh hay không Có rất nhiều nguồn thông tin về cơ hội để cạnh tranh trên từng thị trường Cách tốt nhất, nhưng đắt nhất là trực tiếp nói chuyện với khách hàng, các đại lý, các nhà bán buôn và bán lẻ trên thị trường đó, đặc biệt khi công ty bán sản phẩm của mình qua hệ thống này Thư điện tử, một công cụ giao tiếp rẻ tiền, cũng có thể trợ giúp phần nào để giảm chi phí, nhưng cần phải gởi đúng cho người cần gởi và phải viết thư để có thể nhận được sự hồi âm cần thiết Nếu may mắn có thể xây dựng được mối quan hệ qua thư điện tử cũng đơn giản như tìm qua các địa chỉ tiếp xúc trên các Website của các đại lý, khách hàng, các nhà bán buôn và bán lẻ

Tuy nhiên, thông thường cần phải gửi thư vài lần thì mới tìm được người mà bạn cần Một số nguồn thông tin khác như Trung tâm thương mại quốc tế ITC (http://www.intracen.org) có một số cơ sở dữ liệu và thông tin thương mại và một số danh bạ

để tra cứu địa chỉ các nguồn thông tin khác tại các nước, hoặc theo ngành công nghiệp, sản phẩm, các cơ quan chính phủ (các bộ thương mại) các hiệp hội công nghiệp (các phòng thương mại) tại các nước của bạn và tại các nước nhập khẩu

Trang 32

- Không xác định được giá xuất khẩu hợp lý: Tính toán giá thành sản phẩm rất quan trọng đối với Doanh nghiệp để dự trù tài chính Rất nhiều các công ty xuất khẩu lần đầu hoặc các công ty không thường xuyên xuất khẩu thường không tính đến một số chi phí khác ở nước ngoài để đưa vào giá thành đơn vị Mỗi một chi tiết của kế hoạch thương mại điện tử cần được tính đến trong dự trù tài chính và đưa vào kế hoạch về ngân sách của Doanh nghiệp trong ba năm Một số chi tiết sau đây cần phải xem xét khi tính giá để tiến hành thương mại điện tử trên thị trường quốc tế:

+ Thiết kế trang web

+ Cập nhật trang web

+ Theo dõi trang web

+ Xử lý đơn đặt hàng qua trang web

+ Chi phí đổi hàng hóa hỏng

- Không hiểu cách người mua quyết định đặt hàng: Có một điều quan trọng là phải

biết người mua quyết định đặt hàng qua mạng Internet như thế nào Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để người mua (qua mạng hoặc không qua mạng) quyết định đặt hàng là họ tin tưởng vào người bán Vì vậy mọi cố gắng của người bán là làm sao website của mình thể hiện được sự đáng tin cậy Một báo cáo khảo sát do công ty Activ-Media Research LLC công bố vào tháng 2/2000 cũng đã chỉ ra một số yếu tố quyết định khác gồm: thời gian vào mạng, khả năng ―technographic‖ của người vào mạng, sự hiểu biết về sản phẩm, động cơ của người mua hàng và khả năng giải quyết của người bán hàng Ngoài ra, sau khi đã giải quyết được vấn đề quan trọng là giá thấp, người tiêu dùng còn nói tới giá trị gia tăng của sản phẩm và khả năng cho những ưu điểm so với các sản phẩm khác

- Overal Marketing Communication: Rất nhiều doanh nghiệp lần đầu tham gia thương

mại điện tử đều tỏ ra rất bị động hơn là chủ động Họ chỉ bán hàng khi có khách hàng liên lạc với mình Các công ty thường không thành công trong việc bán hàng qua mạng vì không biết các cơ hội tiếp thị với chi phí rất thấp hoặc miễn phí đã có sẵn cho họ Ngoài ra những kỹ thuật tiếp thị qua mạng thông thường, các cơ hội tiếp thị tốt nhất được cung cấp qua các catalogue sản phẩm, các chương trình người mua hàng quốc tế, các dịch vụ đại lý/người phân phối, triển lãm catalog và các hiệp hội mậu dịch

- Không kiểm tra độ tin cậy của người mua: Trước khi đồng ý với bất kỳ hợp đồng

nào, một vấn đề quan trọng là xác định độ tin cậy của một người mua hàng, một người phân

Trang 33

phối, một bạn hàng có tiềm năng Phòng thương mại hoặc một số nơi tương tự tại nước của người mua sẽ cung cấp thông tin tham khảo về các Doanh nghiệp nhưng không hoàn toàn tin cậy (not a credit reference) Doanh nghiệp nhỏ không nên cung cấp tín dụng thương mại thông thường để bán hàng trên mạng cho khách hàng mà mình không hiết rõ Nếu có thể, nên

sử dụng dịch vụ escrow hoặc yêu cầu khách hàng sử dụng các loại thẻ thanh toán tín dụng chủ yếu như Visa, Master card, American Express.v.v

- Chọn phương thức giao hàng: Rất nhiều công ty sử dụng thương mại điện tử trực

tiếp như là phương tiện tiến hành kinh doanh quốc tế Mở một website có thể giúp cho công ty nhỏ có thể kiểm soát tối đa về tiếp thị, tài chính thị trường Tuy nhiên các phương pháp khác

về quảng cáo, thanh toán và phân phối cũng đang tồn tại Các phương pháp này có thể là chỉ định một đại lý bán hàng qua thương mại điện tử, để một công ty quản lý thương mại điện tử tiến hành bán hàng, chỉ định một đại diện bán hàng trên mạng, đàm phán một thỏa thuận về phân phối, tiến hành liên doanh và sản xuất ở nước ngoài Ngoài việc giúp cho các nhà xuất khẩu thực hiện thành công chiến lược về thương mại điện tử, các phương pháp này sẽ tạo điều kiện cho họ thu được lợi ích từ know-how và hợp đồng đối với một bạn hàng đã có nhiều kinh nghiệm về thương mại điện tử

Một số bài học:

+ Phối hợp sử dụng Internet với các mục tiêu kinh doanh của công ty Cán bộ quản

lý hàng đầu trong Doanh nghiệp cần điều hành thương mại điện tử thay cho việc giao cho các cán bộ kỹ thuật công nghệ thông tin

+ Đảm bảo rằng công ty có đủ nguồn nhân lực để tiếp thị và duy trì kinh doanh, chứ không phải chỉ để thiết kế và cài đặt website của mình Một số chuyên gia gợi ý rằng 1/3 nguồn nhân lực nên dành cho chi phí khởi sự, 1/3 dành để khuyến mãi và 1/3 cuối cùng để cập nhật và duy trì

+ Có một số sản phẩm thích hợp với bán và giao hàng qua mạng Internet hơn so với một số sản phẩm khác Âm nhạc, sách, phần mềm, dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính được xếp hàng đầu trong thương mại điện tử Các sản phẩm khác như máy

tính, xe ôtô, vật dụng gia đình ngày nay cũng đã được chào bán qua mạng Internet

+ Mạng Internet có thể được sử dụng để giảm chi phí thông tin liên lạc, tạo ra mội quan hệ chặt chẽ hơn giữa các tổ chức ở nhiều nơi khác nhau, lưu trữ và sử dụng thông tin kinh doanh và liên lạc, hợp lý hóa quá trình quản lý bán hàng và cung cấp

Thử thách:

+ Khoảng cách về hạ tầng cơ sở viễn thông

+ Nhu cầu phát triển các website có nội dung dịch vụ và thông tin mang tính địa phương để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng tại các vùng khác nhau

+ Những khó khăn về dịch thuật

+ Điều chỉnh luật lệ để phù hợp với phương diện mới

Trang 34

+ Số lượng máy tính hạn chế tại các nước đang phát triển

+ Sự hạn chế về khả năng truy cập mạng Internet do thiếu hoặc không có nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP Internet Service Provider)

+ Chi phí marketing tăng lên để có thể nhận được sự tham gia với chất lượng tốt

Một khó khăn được nói đến gần đây liên quan đến thương mại điện tử là vấn đề cơ sở

hạ tầng không thích hợp Liên minh viễn thông quốc tế (the International elecommunication Union) cho biết trong năm 1999 các nước phát triển có số ISP/100000 người dân là 312 so với

6 tại các nước đang phát triển Tỉ lệ thuê bao điện thoại tại các nước phát triển là 54 máy trên

100 người dân so với 2,5 máy ở các nước đang phát triển (con số này chỉ tính cho các máy điện thoại cố định, chưa tính đến sự phát triển mạnh mẽ gần đây của mạng điện thoại di động tại các nước đang phát triển)

Cuối cùng, những khó khăn của việc bán hàng từ xa và xuất khẩu truyền thống cũng giống như trường hợp bán hàng qua mạng Internet Trong đó gồm các vấn đề như ký mã hiệu, chở hàng, trả hàng, quản lý kho bãi và tồn kho, thanh toán, luật lệ và những công việc giấy tờ liên quan đến xuất khẩu

Giải pháp:

+ Sử dụng liên lạc vệ tinh và mạng điện thoại di động để truy cập mạng Internet thay cho việc sử dụng mạng điện thoại Biện pháp này tạo một số thuận lợi để mở rộng mạng Internet tại các nước đang phát triển Do đặc điểm không dây nên băng thông (bandwith) không bị ảnh hưởng bởi những hạn chế của cáp đồng, truyền thông tin qua vệ tinh và mobile dùng kỹ thuật số vì vậy sẽ đơn giản hóa đáng kể hoặc loại bỏ hẳn việc sử dụng modem Ngoài ra, chi phí lắp đặt ở các nước đang phát triển rẽ hơn so với hệ thống mạng dựa trên cáp đồng

+ Phần mềm miễn phí, nhóm thảo luận và các site cực lớn (mege-site) để nghiên cứu thương mại

+ Sử dụng mạng Internet để thu thập báo cáo về nghiên cứu thị trường, tạo ra liên kết giữa các Doanh nghiệp, cung cấp thông tin mô tả sản phẩm và dịch vụ để giao tiếp giữa các nhóm dùng tin và list servers

* Làm thế nào để biết được một website đã được xây dựng tốt và liệu công ty đã sẵn sàng cho thương mại điện tử hay chưa?

Doanh nghiệp có thể tự chúc mừng mình khi đã xây dựng một website tốt và đã sẵn sàng cho thương mại điện tử nếu trả lời ―yes‖ cho tất cả các điểm nêu ra sau đây:

(1) Website của Doanh nghiệp đang hoạt động

(2) Website được cập nhật tối thiểu một tuần một lần

(3) Website được kết nối tới các site liên quan

(4) Có đầy đủ, rõ ràng địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ email của Doanh nghiệp (5) Có địa chỉ email của các thành viên chủ chốt trong công ty

(6) Có tóm tắt tiểu sử và ảnh của các thành viên nói trên

(7) Mời khách truy cập vào Website thực hiện một số động tác khác

(8) Chỉ cần dưới 3 lần kích chuột vào máy tính, khách hàng đã có thể được thông tin mong muốn

(9) Sử dụng phần mềm CRM để theo dõi thông tin về khách hàng và sự quan tâm của họ

Trang 35

(10) Làm rõ tính riêng tư của Website

(11) Quan tâm đặc biệt tới việc xin phép để chia sẽ tên khách hàng và các thông tin khác

(12) Tạo liên kết tới Website của các thành viên của bất kỳ nhóm nào mà Website của bạn là thành viên

(13) Có tính đến các kết quả khảo sát về khách hàng đã thực hiện

(14) Đưa ra được các sản phẩm dịch vụ hoặc các hoạt động khác mà khách hàng yêu cầu

(15) Thông báo về việc đã nhận đơn đặt hàng, có khuyến mãi hoặc các hình thức khuyến khích khách hàng ít nhất mỗi tháng một lần

(16) Cho phép khách hàng chia sẽ thông tin tại mục thông báo hoặc ở chat room trên Website

(17) Có shopping cart để có thể mua hàng qua mạng

(18) Cho phép để lời nhắn hoặc gọi điện thoại ngay lập tức cho một người có thực (19) Trả lời tất cả email đã nhận được trong vòng 24h

(20) Gửi bản tin điện tử qua email mỗi tháng một lần cho khách hàng

(21) Công ty có thể đáp ứng với sự tăng lên rất lớn và nhanh về khối lượng hàng hóa (22) Thực hiện điều tra qua mạng hằng năm để đánh giá nhu cầu phát triển

(23) Người thiết kế trang web vẫn tiếp tục tham dự các buổi họp của công ty để cập nhật thông tin về chiến lược phát triển toàn công ty

* Cần thu nhập thông tin gì về họat động của website?

+ Để có thể đảm bảo website của Công ty là có ích và giành được sự quan tâm của nhiều người truy cập đồng thời có được một chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư vào website, doanh nghiệp, cần phải yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) mà công ty đã đăng ký tên miền thông báo lại một số thông tin Thông tin này phụ thuộc vào đặc điểm của website logs do ISP duy trì và phần mềm phân

tích mà họ sử dụng Phần lớn các ISP có thông báo cho khách hàng một phần những thông tin này và một vài ISP thông báo lại cho khách hàng tòan bộ các thông tin phân tích

+ Về phía doanh nghiệp cần phải biết liệu ISP của mình có hể cung cấp những thông tin sau về website của mình hay không?

+ Những trang được xem nhiều nhất và ít nhất

+ Những trang mà qua đó người đọc truy cập và thoát ra khỏi website mà không tiếp tục xem các trang khác

+ Những file được người dung tải xuống nhiều nhất

+ Tên của máy chủ, tên miền và tên nước của người truy cập vào website của

mình

+ Số lần truy cập tính theo ngày, tuần và giờ

+ Tổng số lần truy cập, số lần không vào được website, số lần vào được website + Băng thông (bandwith) được sử dụng

+ Các danh bạ được truy cập nhiều nhất

Trang 36

+ Trong một số trường hợp, nguồn gốc mà từ đó người dùng truy cập vào website cung cấp các công cụ tìm kiếm hay không

+ Những ký tự hàng đầu được dùng khi người sử dụng tìm website của doanh nghiệp

+ Những cụm từ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất khi người sử dụng đã vào được website

* Cần đánh giá những yếu tố nào để giúp cho việc lựa chọn thị trường

Nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp biết được thị trường nước ngoài nào có tiềm năng nhất cho sản phẩm của mình Doanh nghiệp nên tập trung vào một số thị trường mục tiêu trên cơ sở những yếu tố về dân số, chính trị kinh tế, môi trường văn hóa và xã hội Khả năng tiếp cận thị trường và cơ hội dành cho sản phẩm của doanh nghiệp Tiến hành đánh giá yếu tố về thị trường một cách kỹ lưỡng sẽ giúp cho doanh nghiệp dự tón về nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình và khả năng kinh doanh trên các thị trường cụ thể Để có thể lựa chọn được hia hoặc ba thị trường nước ngoài, cần phải đánh giá khoảng 10 nước có thể nhập khẩu sản phẩm của doanh nghiệp

Để tiến hành sự định giá về thị trường, cần phải trả lời những câu hỏi sau:

+ Dân số của nước đó là bao nhiêu, tỷ lệ tăng trưởng và mật độ dân số như thế nào?

+ Sự phân bố của dân số theo độ tuổi có phù hợp không? (chẳng hạn như từ 1-10, 11-24, 25-40, 41-60…)

+ Sự phân bố của dân số theo các vùng thành thị, cận thành thị và nông thôn như thế nào?

+ Liệu có những thay đổi nào về thời tiết và khí hậu có thể gây ảnh hưởng tới sản phẩm của doanh nghiệp không?

+ Khoảng cách vận chuyển từ điểm xuất khẩu của doanh nghiệp đến nước đó như thế nào?

+ Tuổi thọ và chất lượng của các thiết bị vận tải và hệ thống thông tin liên lạc của nước đó như thế nào?

+ Có mạng lưới vận tải, đóng gói, bốc dỡ và phân phối trong nước thích hợp hay không?

+ Hệ thống chính quyền có trợ giúp cho kinh doanh hay hay không?

+ Chính phủ can thiệp đến mức nào đối với các giao dịch kinh doanh của tư nhân?

+ Thái độ của chính phủ đối vớiviệc nhập khẩu như thế nào?

+ Hệ thống chính trị có ổn định không và các liên minh cầm quyền có hay thay đổi không?

+ Chính phủ có cố gắng tìm cách bãi bỏ hạn ngạch, thuế nhập khẩu và các loại rào cản thương mại khác hay không?

+ Nước đó có cam kết thúc đẩy nền ngoại thương lên mức cao hơn không?

+ Thị trường có thực sự đóng cửa với người nước ngoài mặc dù về hình thức thì

tự do và mở cửa hay không?

+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước đó là bao nhiêu và cán cân thanh toán như thế nào?

Trang 37

+ Tỷ trọng của hàng hóa xuất nhập khẩu trong nền kinh tế chung là bao nhiêu? + Tỷ lệ giữa nhập khoẩu và xuất khẩu như thế nào?

+ Tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu và các qui định về tiền tệ và ngoại hối như thế nào? + Thu nhập bình quân đầu người là bao nhiêu và có khả năng tăng lên hay không? + Tỷ lệ phần trăm dân số biết chữ là bao nhiêu? bậc giáo dục trung bình đạt được đến đâu?

+ Tỷ lệ phần trăm dân số được coi là trung lưu (midle class) là bao nhiêu?

+ Sản phẩm hoặc dịch vụ có cần phải dịch hoặc điều chỉnh cho thích hợp với nước đó hay không?

+ Những vấn đề luật pháp nào tác động đến các thỏa thuận về phân phối trong nước đó?

+ Những yêu cầu về giấy tờ và qui định nhập khẩu nào ảnh hưởng tới sản phẩm của doanh nghiệp?

+ Luật về sở hữu trí tuệ nào sẽ áp dụng đối với sản phẩm của doanh nghiệp khi nhập vào thị trường nước đó?

+ Hệ thống luật pháp của nước đó có công bằng và không định kiến đối với các tranh chấp thương mại hay không?

+ Luật thuế có công bằng đối với các nhà đầu tư nước ngoài hay không? Tỷ lệ thuế đánh vào việc chuyển lợi tức là bao nhiêu

+ Sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có được hiểu và chấp nhận ở nước đó hay không?

+ Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường nước đó và họ từ đâu tới?

Sau khi tiến hành đối với một số nước bằng cách nhận được các câu trả lời cho các câu hỏi trên, thực hiện đ1nh giá điều kiện thị trường của từng nước từ mức 1 ( kém) đến 5 (rất tốt)

và điền số điểm vào một bảng tương tự như mẫu đưa ra dưới đây Cộng tất cả các điểm, số điểm đạt được càng cao thì khả năng phù hợp của thị trường nước đó đối với sản phẩm của doanh nghiệp càng cao

Bảng đánh giá yếu tố thị trường:

Môi trường dân số và tự nhiên

+ Tỷ lệ tăng dân số, mật độ, phân bố độ tuổi

+ Phân bố dân cư thành thị và nông thôn

+ Thay đổi về thời tiết và khí hậu

+ Khoảng cách vận tải và mức đô thường xuyên

+ Điều kiện vận tải hàng không

+ Phân bố tự nhiên và hệ thống thông tin liên lạc

+ Phương tiện vận tải trong nước và khu vực

Môi trường chính trị

+ Hệ thống chính quyền

+ Can thiệp của Chính phủ vào kinh doanh

+ Thái độ đối với ngoại thương

+ Sự ổn định về chính trị

Trang 38

+ Quan điểm về thương mại, tự do và công bằng

+ Ưu tiên phát triển thương mại quốc gia

+ Mức độ phát triển chung

+ Tăng trưởng kinh tế: GNP, các cân thanh toán

+ Tỷ trọng của hàng hóa xuất nhập khẩu trong toàn bộ

nền kinh tế

+ Tỷ lệ lạm phát

+ Các qui định về tiền tệ và ngoại hối

+ Thu nhập bình quân đầu người: hiện trạng phân bổ và

tiềm năng tăng trưởng

+ Phân bố chi tiêu

+ Các yêu cầu thủ tục giấy tờvà qui định nhập khẩu

+ Tiêu chuẩn địa phương, thông lệ và các rào cản phi

thuế quan

+ Bằng sáng chế, nhản hiệu thương mại, bảo vệ bản

quyền

+ Cơ chế giải quyết tranh chấp thích hợp

+ Luật về thuế, thuế suất

Tiềm năng của sản phẩm

+ Nhu cầu và mong muốn của khách hàng

+ Sản xuất trong nước, nhập khẩu và mức tiêu thụ

+ Hình thức và sự chấp nhận sản phẩm

+ Thái độ đối với sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài

+ Sự cạnh tranh

* Chi phí để tạo ra và cập nhật website là bao nhiêu?

Chi phí để xây dựng và cập nhật website thay đổi đáng kể, nhìn chung phụ thuộc vào mức giá thuê chuyên gia thường được tính theo giờ và tổng số giờ cần thiết Một số yếu tố cần xem xét khi tính tóan chi phí như sau:

+ Kinh nhiệm của công ty thiết kế website : kinh nghiệm càng nhiều thì chi phí trả cho họ càng cao

+ Quy mô của công ty thiết kế : các công ty lớn với nhiều đầu mối thường đòi phí cao + ―Sự hăng hái‖ của công ty thiết kế đối với đề án của doanh nghiệp: Chi phí có thể giảm hoặc các dịch vụ khác sẽ được tính thêm vào nếu công ty thiết kế tỏ ra ― cần‖

đề án của doanh nghiệp

+ Quy mô đề án của doanh nghiệp cần có website và đưa nó vào hoạt động

+ Doanh nghiệp có thể giảm chi xây dựng và duy trỉ website bằng cách chuẩn bị thật

kỹ đề án của mình trước khi làm việc với công ty thiết kế và hợp tác với họ khi

Trang 39

công việc thiết kế bắt đầu tiến hành

Trước khi lựa chọn và làm việc với công ty thiết kế, doanh nghiệp cần:

+ Nghiên cứu thật kỹ khả năng và cơ hội của doanh nghiệp để trình bày rõ ràng mục tiêu của doanh nghiệp cho công ty thiết kế khi chuẩn bị kế họach tham gia thương

mị điện tử

+ Chuẩn bị kỹ càng để trình bày rõ ràng mục tiêu của doanh nghiệp cho công ty thiết

kế Nói cho họ biết doanh nghiệp muốn đạt kết quả gì khi có mặt trên mạng Internet + Xác định được những gì doanh nghiệp muốn đưa vào website và dự kiến sơ đồ website

+ Soạn phần text cho website

+ Tập hợp đầy đủ các văn bản và hình ảnh mà doanh nghiệp đưa vào website

+ Vạch ra quá trình phê duyệt từng phần trong quá trình xây dựng website

Khi làm việc với công ty xây dựng website doanh nghiệp cần:

+ Xem xét kỹ những gợi ý của công ty xây dựng website vì có thể những ý kiến ấy giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được tiền và làm cho website có hiệu quả hơn + Càng ít thay đổi càng tốt khi quá trình xây dựng đã b8át đầu Càng thảo luận nhiều với công ty xây dựng website thì càng có ít thay đổi khi đã bắt đầu xây dựng và càng ít thay đổi thì chi phí sẽ ít hơn và thời gian hoàn thành nhanh hơn

+ Phê duyệt từng phần trong quá trình xây dựng càng nhanh càng tốt

3.2 Lựa chọn phần cứng, phần mềm

- Lựa chọn phần cứng:

Các phần cứng máy tính và mạng máy tính đang càng ngày càng rẻ, và có tính năng cao Để xây dựng hệ thống TMĐT cần một máy tính có cấu hình mạnh Cần kết nối Internet băng thông rộng Các thiết bị hỗ trợ kết nối Internet như modem, router

- Lựa chọn phần mềm:

Chương trình phần mềm cần có các modul tính toán thuế, chọn phương thức vận chuyển, tính toán và lựa chọn các hình thức thanh toán (shopping cart) Sử dụng FTP để upload trang web lên Internet Telnet để truy cập một máy tính từ xa Các phần mềm hỗ trợ lập trình mạng (PHP, ASP, Java, ) Các phần mềm hõ trợ tạo đồ họa (flash, photo shop, gifanimation )

3.3 Mua tên miền, thuê máy chủ

Tên miền là tên địa chỉ chính của website Một website nhất thiết phải có tên miền (như là địa chỉ nhà, hoặc số điện thoại của công ty) Các doanh nghiệp thương mại điện tử thường đăng kí một tên miền COM hoặc BIZ Vì vậy mà xuất hiện thuật ngữ các công ty dotcom

Nên chọn tên miền dễ nhớ, mô tả được dịch vụ, tính chất kinh doanh của công ty Nên chọn tên miền ngắn gọn, dễ nhớ, không quá khó viết

Thuê máy chủ (hosting) là thuê dịch vụ lưu trữ website, có nghĩa là một nơi để lưu nội dung website nhằm làm cho bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào những nội dung này bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi nào Máy tính lưu những nội dung website này được gọi là máy chủ (server) phải hoạt động 24/24 Một website nhất định phải có hosting thì mới hoạt động được

Khi mua hosting, cần lưu ý chất lượng hosting như: tỷ lệ % cam kết hoạt động liên tục, không bị sự cố (bởi vì nếu server lưu trữ nội dung website bị sự cố phải ngưng hoạt động thì vào thời điểm đó không ai truy cập được website), hosting hỗ trợ ngôn ngữ, phần mềm

Trang 40

nào hosting cho phép dung lượng (để chứa dữ liệu) là bao nhiêu MB hay GB, dung lượng truyền là bao nhiêu MB hay GB mỗi tháng (càng nhiều người truy cập website thì dung lượng truyền càng nhiều) Những vấn đề này đôi khi hơi khó hiểu đối với doanh nghiệp, nên cách tốt nhất là doanh nghiệp nên ―chọn mặt gửi vàng‖ nhờ một đơn vị uy tín, chuyên nghiệp

để lưu trữ website của mình Đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp nhờ công ty X thiết kế, duy trì website, mua tên miền (doanh nghiệp không biết gì cả, 100% nhờ vào công ty X) rồi khi công ty X ngưng hoạt động, website của doanh nghiệp cũng bị mất tích theo, làm doanh nghiệp phải xây dựng lại website khác, nhưng quan trọng hơn là công sức marketing website của doanh nghiệp bao nhiêu năm đã trôi sông bỏ biển (giống như thương hiệu bị mất)

3.4 Thiết kế webste

Việc thiết kế Website trải qua các giai đoạn sau:

- Lập kế hoạch

- Xác định người truy cập và đối thủ

- Xây dựng trang Web

- Xác định cấu trúc Wesite

- Thiết kế giao diện

Tiêu chuẩn chung để đánh giá một website thương mại điện tử nói riêng là:

Nội dung của trang Web cần bao gồm các yếu tố chủ yếu sau:

- Logo của công ty

- Danh mục các sản phẩm chủ yếu có kèm hình ảnh (catalogue)

- Ảnh về doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp

- Mẫu đơn đặt hàng trực tuyến

Nội dung, thông tin ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ số lượng khách đông nhât Nội dung, thông tin đảm bảo mới và cập nhật Thiết kế cần đảm bảo sống động, hướng tới nhu cầu khách hàng Chú ý ưu tiên tốc độ hơn đồ họa do đồ họa thường làm giảm tốc độ đường truyền Có thể chọn hai version: Một cho tốc độ và môt cho đa phương tiện Kiểm tra website

kỹ lưỡng trước khi đưa vào hoạt động chính thức

Chức năng của website phải phù hợp mục tiêu kinh doanh: tăng sự nhận biết, xây dựng hình ảnh, cung cấp thông tin, xử lý giao dịch Đặc biệt chú ý đến yêu cầu, mong đợi của khách hàng mới

Tiến hành các hoạt động xúc tiến cho website thông qua các cuộc thi nhỏ, đố vui, đấu giá, chat forum, mẫu góp ý có thể được sử dụng để thu hút khách hàng cung cấp thông tin Làm điều tra về website là một hoạt động rất cần thiết để đảm bảo thành công Quảng bá website thông qua biển quảng cáo, báo, tạp chí, ti vi, hội chợ, các tài liệu của công ty Trao đổi logo với các website khác Đăng ký trên các công cụ search nổi tiếng: Yahoo, Google, Alta Vistra, Hot Bot, Excite (các từ trên home page thường được coi là từ khóa)

Ngày đăng: 01/04/2014, 22:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Các loại hì nh  giao dịch điện tử - Bài giảng thương mại điện tử của thầy Hiển
Bảng 1.1 Các loại hì nh giao dịch điện tử (Trang 9)
Bảng đánh giá yếu tố thị trường: - Bài giảng thương mại điện tử của thầy Hiển
ng đánh giá yếu tố thị trường: (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w