1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Chi phí đại diện trong mối tương quan với cấu trúc vốn

69 699 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 3,61 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................ii DANH MỤC BẢNG...................................................................................................... iii TÓM TẮT ........................................................................................................................1 1. GIỚI THIỆU............................................................................................................4 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................................7 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU. ..............................................19 3.1 Dữ liệu..............................................................................................................20 3.2 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................23 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................26 4.1. Thử nghiệm đa biến........................................................................................26 4.2. Thử nghiệm đơn biến .....................................................................................30 5. KẾT LUẬN ............................................................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................37 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT B (Bonding cost) Chi phí ràng buộc CPDT Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu. LOS Logarit của doanh thu. LBOs (Leveraged buy outs) Hoạt động mua lại cổ phần bằng vốn vay. M&A ( Mergers and acquisitions) Sát nhập và thâu tóm. M (Monitoring cost) Chi phí giám sát. NO Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản. NPV (net present value) Hiện giá thuần. R (Residual loss) Thiệt hại phụ trội. SHBQL Phần trăm sở hữu của ban quản lý trong cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp. SHNN Phần trăm sở hữu nhà nước trong cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp. SPSS Tên phần mềm thống kê SPSS DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mô hình hồi quy ..................................................... 21 Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồ quy. ............................ 22 Bảng 3.3: Phân chia giai đoạn, ví dụ của BRC. ............................................................ 23 Bảng 4.1: Ma trận phương sai và hiệp sai của các biến. ............................................... 25 Bảng 4.2: Tóm tắt hồi quy............................................................................................. 26 Bảng 4.3: Phân tích Anova............................................................................................ 26 Bảng 4.4: Hệ số ước lượng ........................................................................................... 28 Bảng 4.5: Kết quả của kiểm định đơn biến. .................................................................. 31 Chi phí đại diện trong mối tương quan với cấu trúc vốn TÓM TẮT Lý do chọn đề tài: Từ những bài học đầu tiên của môn Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, tôi đã biết đến vấn đề chi phí đại diện, nó xuất phát từ việc phân định giữa quyền sỡ hữu và quyền quản lý. Chính sự mâu thuẩn mục tiêu này sẽ làm cho các nhà quản lý không cố gắng thực hiện nhiệm vụ tối đa hóa tài sản công ty, từ đó các cổ đông sẽ gánh chịu phí tổn để kiểm soát ban quản lý và do đó ảnh hưởng đến công việc của họ. Từ những nền tảng lý thuyết chuyên ngành, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết chi phí đại diện và đặc biệt là chi phí đại diện trong mối quan hệ với cấu trúc vốn. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này nhằm mục đích cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về các lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết về những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đại diện, đặc biệt là lý thuyết cho rằng sự gia tăng đòn bẩy có thể làm giảm chi phí đại diện. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra đó là: Thứ nhất, những nhân tố nào ảnh hưởng đến chi phí đại diện trong công ty cổ phần. Thứ hai, đòn bẩy tác động như thế nào đến chi phí đại diện? Phương pháp nghiên cứu Đề tài sẽ giải hai câu hỏi trên bằng hai phương pháp: Thứ nhất, thử nghiệm đa biến với mô hình hồi quy bội các biến ảnh hưởng đến chí phí đại diện. Biến phụ thuộc là tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu, đây là biến tiêu biểu cho chi phí đại diện. Các biến giải thích được đề xuất đó là: tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản, quy mô của doanh nghiệp, phần trăm sỡ hữu của nhà nước và phần trăm sỡ hữu của ban quản lý. Thứ hai, việc đòn bẩy tác động đến chi phí đại diện sẽ được làm rõ hơn bằng thử nghiệm đơn biến. Một mẫu 160 công ty sẽ được chia thành 7 nhóm theo tỷ lệ đòn bẩy cao nhất trong vòng 5 năm, mỗi công ty này sẽ được chia làm hai giai đoạn, một giai đoạn mà công ty sử dụng ít đòn bẩy và giai đoạn công ty này sử dụng nhiều đòn bẩy. Kiểm định Anova một nhân tố sẽ so sánh sự khác biệt giá trị trung bình của hai giai đoạn này. Nội dung nghiên cứu Trước hết, đề tài tìm hiểu những nghiên cứu trước đây về các vấn đề chi phí đại diện: thành phần chi phí đại diện, nguyên nhân dẫn đến chi phí đại diện, nguyên nhân của mâu thuẫn mục tiêu giữa người chủ- người đại diện, các nhân tố tác động đến chi phí đại diện và đặc biệt làm rõ tác động của đòn bẩy lên chi phí đại diện. Tiếp theo đề tài tìm kiếm một số bằng chứng thực nghiệm về vấn đề chi phí đại diện ở Việt Nam. Dựa trên những bài nghiên cứu trước về những nhân tố tác động đến chi phí đại diện, đề tài đề xuất một số biến giải thích trong mô hình hồi quy bội: tỷ số đòn bẩy, quy mô của công ty, phần trăm sỡ hữu của ban quản lý, phần trăm sỡ hữu của nhà nước. Tiếp theo hồi quy đơn biến được sử dụng để làm rõ hơn mối quan hệ giữa chi phí đại diện và đòn bẩy và liệu mối quan hệ này có đơn điệu không. Đóng góp của đề tài Thử nghiệm đa biến cho thấy rằng mối quan hệ giữa đòn bẩy và chi phí đại diện là tương quan nghịch chiều đáng kể. Ngoài ra thử nghiệm đa biến này còn cho thấy mối tương quan giữa chi phí đại diện và các nhân tố khác, đó là quy mô doanh nghiệp, phần trăm sở hữu nhà nước trong cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp. Kiểm tra đơn biến tiếp tục được sử dụng để đánh giá xem chi phí đại diện có khác nhau đáng kể khi một công ty đang ở trong giai đoạn sử dụng đòn bẩy cao so với công ty này khi ở trong giai đoạn sử dụng đòn bẩy thấp. Tương tự, kết quả của thử nghiệm đơn biến cũng hỗ trợ cho lý thuyết rằng sự gia tăng đòn bẩy có thể làm giảm chi phí đại diện. Hơn nữa, kết quả từ bài kiểm tra đơn biến cũng chỉ ra rằng mối quan hệ này không còn đúng khi mà hiện tại công ty đang sử dụng đòn bẩy ở mức rất cao, tức là khi công ty đang sử dụng đòn bẩy ở mức cao thì việc tăng tỷ số đòn bẩy, không những không làm giảm chi phí đại diện mà còn làm tăng chi phí đại diện một cách đáng kể. Hướng phát triển của đề tài Vì việc định lượng chi phí đại diện là khó khăn nên đề tài chỉ sử dụng tỷ số chi phí hoạt động trên doanh thu tiêu biểu cho chi phí đại diện và việc đưa các biến ảnh hưởng đến chi phí đại diện vào mô hình là không đầy đủ, nên mô hình hồi quy có mức độ giải thích không cao. Do đó, một số hướng phát triển của đề tài như sau: thứ nhất, tim được một phương pháp đo lường chi phí đại diện chính xác nhất. Thứ hai, nghiên cứu sâu hơn về việc sử dụng đòn bẩy có thể làm giảm chi phí đại diện để tìm ra được một mô hình định lượng một tỷ lệ đòn bẩy hợp lý cho công ty.

i MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii DANH MỤC BẢNG iii TÓM TẮT 1 1. GIỚI THIỆU 4 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 7 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU. 19 3.1 Dữ liệu 20 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 23 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 4.1. Thử nghiệm đa biến 26 4.2. Thử nghiệm đơn biến 30 5. KẾT LUẬN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT B (Bonding cost) Chi phí ràng buộc CPDT Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu. LOS Logarit của doanh thu. LBOs (Leveraged buy outs) Hoạt động mua lại cổ phần bằng vốn vay. M&A ( Mergers and acquisitions) Sát nhập và thâu tóm. M (Monitoring cost) Chi phí giám sát. NO Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản. NPV (net present value) Hiện giá thuần. R (Residual loss) Thiệt hại phụ trội. SHBQL Phần trăm sở hữu của ban quảntrong cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp. SHNN Phần trăm sở hữu nhà nước trong cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp. SPSS Tên phần mềm thống kê SPSS iii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mô hình hồi quy 21 Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồ quy. 22 Bảng 3.3: Phân chia giai đoạn, ví dụ của BRC. 23 Bảng 4.1: Ma trận phương sai và hiệp sai của các biến. 25 Bảng 4.2: Tóm tắt hồi quy 26 Bảng 4.3: Phân tích Anova 26 Bảng 4.4: Hệ số ước lượng 28 Bảng 4.5: Kết quả của kiểm định đơn biến. 31 1 CHI PHÍ ĐẠI DIỆN TRONG MỐI TƢƠNG QUAN VỚI CẤU TRÚC VỐN TÓM TẮT Lý do chọn đề tài: Từ những bài học đầu tiên của môn Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, tôi đã biết đến vấn đề chi phí đại diện, nó xuất phát từ việc phân định giữa quyền sỡ hữu và quyền quản lý. Chính sự mâu thuẩn mục tiêu này sẽ làm cho các nhà quản lý không cố gắng thực hiện nhiệm vụ tối đa hóa tài sản công ty, từ đó các cổ đông sẽ gánh chịu phí tổn để kiểm soát ban quản lý và do đó ảnh hưởng đến công việc của họ. Từ những nền tảng lý thuyết chuyên ngành, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết chi phí đại diện và đặc biệt là chi phí đại diện trong mối quan hệ với cấu trúc vốn. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này nhằm mục đích cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về các lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết về những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đại diện, đặc biệt là lý thuyết cho rằng sự gia tăng đòn bẩy có thể làm giảm chi phí đại diện. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra đó là: Thứ nhất, những nhân tố nào ảnh hưởng đến chi phí đại diện trong công ty cổ phần. Thứ hai, đòn bẩy tác động như thế nào đến chi phí đại diện? Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sẽ giải hai câu hỏi trên bằng hai phương pháp: Thứ nhất, thử nghiệm đa biến với mô hình hồi quy bội các biến ảnh hưởng đến chí phí đại diện. Biến phụ thuộc là tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu, đây là biến tiêu biểu cho chi phí đại diện. Các biến giải thích được đề xuất đó là: tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản, quy mô của doanh nghiệp, phần trăm sỡ hữu của nhà nước và phần trăm sỡ hữu của ban quản lý. 2 Thứ hai, việc đòn bẩy tác động đến chi phí đại diện sẽ được làm rõ hơn bằng thử nghiệm đơn biến. Một mẫu 160 công ty sẽ được chia thành 7 nhóm theo tỷ lệ đòn bẩy cao nhất trong vòng 5 năm, mỗi công ty này sẽ được chia làm hai giai đoạn, một giai đoạn mà công ty sử dụng ít đòn bẩy và giai đoạn công ty này sử dụng nhiều đòn bẩy. Kiểm định Anova một nhân tố sẽ so sánh sự khác biệt giá trị trung bình của hai giai đoạn này. Nội dung nghiên cứu Trước hết, đề tài tìm hiểu những nghiên cứu trước đây về các vấn đề chi phí đại diện: thành phần chi phí đại diện, nguyên nhân dẫn đến chi phí đại diện, nguyên nhân của mâu thuẫn mục tiêu giữa người chủ- người đại diện, các nhân tố tác động đến chi phí đại diện và đặc biệt làm rõ tác động của đòn bẩy lên chi phí đại diện. Tiếp theo đề tài tìm kiếm một số bằng chứng thực nghiệm về vấn đề chi phí đại diện ở Việt Nam. Dựa trên những bài nghiên cứu trước về những nhân tố tác động đến chi phí đại diện, đề tài đề xuất một số biến giải thích trong mô hình hồi quy bội: tỷ số đòn bẩy, quy mô của công ty, phần trăm sỡ hữu của ban quản lý, phần trăm sỡ hữu của nhà nước. Tiếp theo hồi quy đơn biến được sử dụng để làm rõ hơn mối quan hệ giữa chi phí đại diện và đòn bẩy và liệu mối quan hệ này có đơn điệu không. Đóng góp của đề tài Thử nghiệm đa biến cho thấy rằng mối quan hệ giữa đòn bẩy và chi phí đại diện là tương quan nghịch chiều đáng kể. Ngoài ra thử nghiệm đa biến này còn cho thấy mối tương quan giữa chi phí đại diện và các nhân tố khác, đó là quy mô doanh nghiệp, phần trăm sở hữu nhà nước trongcấu sở hữu của doanh nghiệp. Kiểm tra đơn biến tiếp tục được sử dụng để đánh giá xem chi phí đại diện có khác nhau đáng kể khi một công ty đang ở trong giai đoạn sử dụng đòn bẩy cao so với công ty này khi ở trong giai đoạn sử dụng đòn bẩy thấp. Tương tự, kết quả của thử nghiệm đơn biến cũng hỗ trợ cho lý thuyết rằng sự gia tăng đòn bẩy có thể làm giảm chi phí đại diện. Hơn nữa, kết quả từ 3 bài kiểm tra đơn biến cũng chỉ ra rằng mối quan hệ này không còn đúng khi mà hiện tại công ty đang sử dụng đòn bẩy ở mức rất cao, tức là khi công ty đang sử dụng đòn bẩy ở mức cao thì việc tăng tỷ số đòn bẩy, không những không làm giảm chi phí đại diện mà còn làm tăng chi phí đại diện một cách đáng kể. Hƣớng phát triển của đề tài Vì việc định lượng chi phí đại diện là khó khăn nên đề tài chỉ sử dụng tỷ số chi phí hoạt động trên doanh thu tiêu biểu cho chi phí đại diện và việc đưa các biến ảnh hưởng đến chi phí đại diện vào mô hình là không đầy đủ, nên mô hình hồi quy có mức độ giải thích không cao. Do đó, một số hướng phát triển của đề tài như sau: thứ nhất, tim được một phương pháp đo lường chi phí đại diện chính xác nhất. Thứ hai, nghiên cứu sâu hơn về việc sử dụng đòn bẩy có thể làm giảm chi phí đại diện để tìm ra được một mô hình định lượng một tỷ lệ đòn bẩy hợp lý cho công ty. 4 1. GIỚI THIỆU Trong nghiên cứu của mình, Jensen và Meckling (1976) đã chỉ ra rằng chi phí đại diện phát sinh do mâu thuẫn lợi ích của người quản lý và người chủ sở hữu. Trong khi người chủ sở hữu muốn tối đa hóa tài sản của mình thì người quảnchỉ quan tâm đến lương thưởng. Chính sự mâu thuẫn mục tiêu này đã tạo ra chi phí đại diện. Hai loại chi phí đại diện được xác định trong bài nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976): chi phí đại diện có nguồn gốc từ các cuộc xung đột của cổ đông bên ngoài và người quản lý và chi phí đại diện có nguồn gốc từ những cuộc xung đột của cổ đông và trái chủ. Từ đó, một lượng lớn các nghiên cứu đã dành để chứng minh sự tương tác giữa chi phí đại diện và các quyết định tài chính như quyết định đầu tư, quyết định về chính sách phân phối cổ tức, quyết định về cấu trúc vốn của công ty. Chi phí đại diện xảy ra nhiều nhất trong các quyết định đầu tư. Nhà quản lý có thực hiện những dự án mà theo đánh giá sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho các doanh nghiệp hay là vì những lý do cá nhân mà họ bỏ qua những dự án tốt nhất, thực hiện những dự án có lợi ích kém hơn nhiều để làm lợi cho bản thân họ. Đối với chính sách cổ tức, chính sách cổ tức ấn định mức lợi nhuận của công ty được đem ra phân phối như thế nào. Lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu tư hay được chi trả cổ tức cho các cổ đông. Lợi nhuận giữ lại là một nguồn vốn cổ phần quan trọng và nó có chi phí rẽ hơn so với việc phát hành cổ phần mới. Tuy nhiên việc giữ lại lợi nhuận có ai đảm bảo rằng khi toàn bộ lợi nhuận giữ lại được tái đầu tư sẽ không rơi vào túi của ban quản lý. Vấn đề chi phí đại diện có thể là một trong những lý do để các cổ đông ưa thích việc chi trả cổ tức hơn. Đồng thời, chi trả cổ tức sẽ làm giảm lợi nhuận giữ lại, từ đó tăng sự giám sát đến từ bên ngoài khi công ty huy động vốn để tái đầu tư, do vậy có thể làm giảm chi phí đại diện. Cuối cùng, chi phí đại diện cũng có mối tương tác với quyết định tài trợ. Tài trợ bằng nợ vay có thể tạo ra tấm chắn thuế cho doanh nghiệp, đồng thời giảm được mức độ phân tán của các quyết định quản lý, đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư. Chi phí lãi vay sẽ 5 tạo áp lực cho các nhà quản lý tạo ra dòng tiền mặt để thanh toán lãi vay, từ đó cũng giảm được chi phí đại diện. Nhiều bằng chứng thực nghiệm đã được thu thập bởi nhiều nhà nghiên cứu, ví dụ, Ang cùng với các cộng sự (2000), và Fleming cùng với các cộng sự (2005), cho thấy rằng chi phí đại diện phát sinh từ các cuộc xung đột của cổ đông bên ngoài và người quản lý có thể được giảm bằng cách tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của người quản lý, tức là chi phí đại diệnmối tương quan nghịch với phần trăm sở hữu cổ phần của người quản lý. Tuy nhiên, những xung đột giữa cổ đông và chủ nợ sẽ phức tạp hơn. Trong điều kiện bình thường, trái chủ sẽ có cùng quan điểm với cổ đông trong việc mong muốn doanh nghiệp thành công và phát đạt. Nhưng khi doanh nghiệp gặp khó khăn, sự thống nhất mục tiêu có thể bị đỗ vỡ. Đặc biệt khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính thì mẫu thuẫn quyền lợi sẽ cản trở các quyết định đúng đắn về hoạt động, đầu tư và tài trợ. Lúc này, các cổ đông thường từ bỏ mục tiêu thông thường là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, thay vào đó họ sẽ theo đuổi những mục tiêu hạn hẹp hơn là quyền lợi riêng của mình. Họ thường có khuynh hướng thực hiện các “trò chơi” riêng mà phần thiệt hại sẽ do các chủ nợ gánh chịu. Các cổ đông sẽ đưa ra quyết định đầu tư vào các dự án có rủi ro cao, tạo ra giá trị thấp trong tương lai nhưng ở hiện tại có thể tạo ra một lượng tiền mặt lớn để chia cổ tức, trong khi đó các trái chủ lại muốn công ty đầu tư vào những dự án khả thi hơn, an toàn hơn, tạo ra giá trị cao trong tương lai nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Một số nhà nghiên cứu như Grossman và Hart ( 1982), Williams (1987), cho rằng mức độ đòn bẩy cao sẽ làm giảm chi phí đại diện và tăng giá trị của công ty bằng cách khuyến khích các nhà quản lý hành động theo lợi ích của cổ đông hơn. Sử dụng nhiều nợ sẽ làm giảm chí phí đại diện thông qua hoạt động giám sát của chủ nợ ( Ang et al. 2000), mối đe dọa về tính thanh khoản cao sẽ làm cho các nhà quản lý e ngại đánh mất danh tiếng và tiền lương thưởng, từ đó hành động vì mục tiêu của cổ đông hơn ( 6 William, 1987), áp lực để tạo ra dòng tiền mặt để thanh toán lãi vay ( Jensen, 1986) và cắt giảm đầu tư quá mức ( Havey et al,2004). Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ tăng đến vượt quá một điểm nhất định, tác động của đòn bẩy lên chi phí đại diện sẽ theo chiều hướng ngược lại. ( Altman, 1984 và Titman 1984). Khi đòn bẩy ở mức tương đối cao, tăng đòn bẩy hơn nữa sẽ làm tăng chi phí đại diện một cách đáng kể. Ba lý do giải thích cho việc này như sau: lý do đầu tiên là gia tăng chi phí phá sản ( Titman, 1984). Lý do thứ hai là những nhà quản lý có thể làm giảm nổ lực của họ để kiểm soát rủi ro, điều này sẽ dẫn đến những chi phí cao hơn dự kiến của khủng hoảng tài chính, phá sản, tính thanh khoản (Berger và Patti Bonaccorsi di, 2005). Cuối cùng, việc sử dụng không hiệu quả dòng tiền tự do của nhà quản lý cũng sẽ làm gia tăng chi phí đại diện (Jensen, 1986). Mục đích chính của chuyên đề là cung cấp một số bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của những nhân tố lên chi phí đại diện, đặc biệt làm rõ tác động của đòn bẩy lên chi phí đại diện. Hai câu hỏi nghiên cứu được đưa ra như sau: Thứ nhất, những nhân tố nào ảnh hưởng đến chi phí đại diện, liệu đòn bẩy cao có làm giảm chi phí đại diện hay không. Thứ hai, khi mà đòn bẩy đã rất cao rồi, liệu việc tăng hơn nữa tỷ số nợ có gây ra tác động ngược lại trong mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và chi phí đại diện hay không. Phần còn lại của chuyên đề này sẽ được bố cục như sau: trong phần hai sẽ nêu ra những nghiên cứu trước đây về vấn đề chi phí đại diện cũng như ảnh hưởng của đòn bẩy lên chi phí đại diện. Phần ba thảo luận về dữ liệu và các biến sử dụng trong hai thử nghiệm và phương pháp luận của chuyên đề này một cách chi tiết. Phần bốn trình bày kết quả thực nghiệm ở Việt Nam. Cuối cùng, kết luận và hướng nghiên cứu trong tương lai sẽ được đưa ra ở phần năm. 7 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY Trong các công ty lớn việc phân định quyền sở hữu và quyền quản lý là hết sức cần thiết, điều này đem đến những thuận lợi. Nó cho phép chia nhỏ quyền sở hữu theo những phần góp vốn bằng nhau và từ đó thay đổi hay chuyển nhượng sẽ không gây phiền phức đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và điều này cũng cho phép công ty có thể thuê được những người quản lý chuyên nghiệp có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý và điều hành tốt công ty nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu ban đầu của chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc phân định giữa quyền sở hữu và quyền quản lý nảy sinh một vấn đề đó là mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản lý. Sự mâu thuẫn mục tiêu và lợi ích này đã làm nảy sinh chi phí đại diện. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu của các tác giả trên thế giới nghiên cứu vấn đề đại diện này. Đi tiên phong là Jensen và Meckling, cụ thể trong nghiên cứu của mình Jensen và Mecling (1976) đã định nghĩa mối quan hệ đại diện như là một hợp đồng mà một hoặc nhiều người (người chủ) kí kết với một người khác (người đại diện) để thực hiện một số việc thay mặt người chủ, đó là việc liên quan đến việc đại diện để đưa ra một số quyết định quản lý. Nếu cả hai bên trong mối quan hệ này đều tối đa hóa lợi ích của họ, thì sẽ có lý do để tin rằng người đại diện không phải luôn luôn hành động vì mục đích của người chủ. Như vậy có thể định nghĩa chi phí đại diện là khoản chi phí phát sinh do nhà quản lý không thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông. Theo Jensen và Meckling (1976), người chủ sẽ giới hạn sự tách biệt lợi ích này bằng cách đưa ra những khuyến khích thích hợp cho người đại diện và bằng cách gánh chịu những chi phí giám sát được thiết lập để hạn chế những hoạt động khác thường của người đại diện. Ngoài ra, trong một vài tình huống người đại diện sẽ chịu chi phí ràng buộc để bảo đảm rằng anh ta không có những hành động gây hại cho người chủ và cam kết rằng người chủ sẽ được bồi thường nếu anh ta hành động như vậy. Tuy nhiên khó có thể để đảm bảo rằng người đại diện sẽ đưa ra những quyết định tối ưu theo quan điểm của người chủ. Trong hầu hết mối quan hệ đại diện, người chủ và người đại diện [...]... đại diện theo chỉ số đòn bẩy có thể làm nhầm lẫn ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên chi phí đại diện với ảnh hưởng của chi phí đại diện lên cấu trúc vốn Họ tiến hành một phương trình cấu trúc và ước tính nó bằng cách sử dụng bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (2SLS) bởi vì hai ông lập luận rằng nếu chi phí đại diện ảnh hưởng đến sự lựa chọn của cấu trúc vốn, sau đó thất bại trong việc xem xét đến quan. .. nên ít ngay thẳng hơn trong việc phê bình người khác và vì vậy làm cho việc ra quyết định kém hiệu quả hơn Như vậy, chi phí đại diệnmối quan hệ cùng chi u với quy mô của công ty Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đại diện được các nhà nghiên cứu nhắc đến nhiều đó là cấu trúc vốn Jensen và Meckling (1976) đề cập đến mối quan hệ giữa chi phí đại diệncấu trúc vốn của một công ty Hai... nhận thấy rằng cấu trúc vốn tối ưu của công ty tồn tại khi công ty tối thiểu hóa được chi phí đại diện( chi phí đại diện của nợ và vốn cổ phần) Vì vậy việc giảm chi phí đại diện đối với cả nợ và vốn cổ phần có thể thay đổi cấu trúc vốn tối ưu và mức độ nợ của công ty Từ đó, Jensen và Meckling đề nghị một giải pháp để giảm thiểu chi phí đại diện, đó là sử dụng đòn bẩy nợ Tăng tỷ suất nợ trên vốn cổ phần... (B): Chi phí ràng buộc bởi người đại diện (R): Chi phí thiệt hại phụ trội Khi đó, chi phí đại diện sẽ là: (M) + (B) + (R)  Chi phí giám sát (monitoring cost): chi phí giám sát là những chi phí mà người chủ phải trả để đánh giá, theo dõi và giám sát hành vi của người đại diện Chi phí này bao gồm cả chi phí kiểm toán, chi phí của các hợp đồng thù lao cho những nhà quản lý và cuối cùng là những chi phí. .. Như vậy chi phí đại diện vẫn tồn tại trong một công ty có một chủ sở hữu duy nhất và thuê một người quản lý từ bên ngoài Bài nghiên cứu của hai ông cũng đưa ra một số kết luận về cấu trúc sở hữu ảnh hưởng đến chi phí đại diện Chi phí đại diện sẽ cao hơn khi công ty thuê người quản lý bên ngoài, chi phí đại diện tỷ lệ nghịch với cổ phần sở hữu của 15 người quản lý và chi phí đại diện tăng cùng với số... quy chi phí đại diện với một số biến ảnh hưởng đã nêu trên, đặc biệt là tác động của việc sử dụng lên nợ lên chi phí đại diện Theo đề nghị của Harris và Raviv (1990), thử nghiệm về tác động của cấu trúc vốn lên chi phí đại diện thường được dựa trên hồi quy của các biện pháp đo lường chi phí đại diện trên chỉ số đòn bẩy cộng với một số biến kiểm soát Tuy nhiên, họ cũng lập luận rằng hồi quy chi phí đại. .. tác động của cấu trúc vốn lên chi phí đại 20 diện cũng đã sử dụng mô hình hồi quy với các biến sau: biến tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu như là một biến đại diện cho chi phí đại diện, tỷ lệ nợ trên tài sản, hiệu suất sử dụng tài sản, quy mô doanh nghiệp và 13 biến giả đại diện cho các ngành công nghiệp 3.1 Dữ liệu Dựa trên những lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đại diện và các mô... phụ thuộc là biến chi phí hoạt động trên doanh thu Các biến giải thích ( biến độc lập) là tỷ lệ nợ, logarit doanh số, phần trăm sở hữu nhà nước, phần trăm sở hữu của ban quản lý Theo giả thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc vốnchi phí đại diện thì một sự gia tăng trong đòn bẩy sẽ làm giảm chi phí đại diện tức là: δ(cpdt)/ δ(no) < 0 Thứ hai, để hiểu rõ mối quan hệ giữa chi phí đại diện và mức độ đòn... tăng chi phí đại diện ( Jensen, 1986) Như vậy những kết qua thử nghiệm đơn biến và đa biến đều cho thấy rằng chi phí đại diện tương quan phủ định với mức độ đòn bẩy mà công ty sử dụng Tức là việc tăng đòn bẩy có thể làm giảm chi phí đại diên Tuy nhiên, khi đòn bẩy của công ty đang ở mức cao thì việc tiếp tục tăng đòn bẩy, không những không làm giảm chi phí đại diện mà còn là tăng chi phí đại diện một... những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đại diện tại các công ty ở Việt Nam cho thấy rằng trong các nhân tố đề xuất tác động đến chi phí đại diện thì mức độ đòn bẩy và quy mô công ty là hai nhân tố tác động chủ yếu đến chi phí đại diện tại Việt Nam 4.2 Thử nghiệm đơn biến Như đã được khẳng định bởi thử nghiệm đa biến ở trên, mối quan hệ giữa chi phí đại diện và đòn bẩy là tương quan phủ định đáng kể ở mức . rằng cấu trúc vốn tối ưu của công ty tồn tại khi công ty tối thiểu hóa được chi phí đại diện( chi phí đại diện của nợ và vốn cổ phần). Vì vậy việc giảm chi phí đại diện đối với cả nợ và vốn. hưởng đến chi phí đại diện. Chi phí đại diện sẽ cao hơn khi công ty thuê người quản lý bên ngoài, chi phí đại diện tỷ lệ nghịch với cổ phần sở hữu của 15 người quản lý và chi phí đại diện tăng. đề chi phí đại diện: thành phần chi phí đại diện, nguyên nhân dẫn đến chi phí đại diện, nguyên nhân của mâu thuẫn mục tiêu giữa người chủ- người đại diện, các nhân tố tác động đến chi phí đại

Ngày đăng: 01/04/2014, 11:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w