Thử nghiệm đơn biến

Một phần của tài liệu Chi phí đại diện trong mối tương quan với cấu trúc vốn (Trang 33 - 37)

4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Thử nghiệm đơn biến

Như đã được khẳng định bởi thử nghiệm đa biến ở trên, mối quan hệ giữa chi phí đại diện và đòn bẩy là tương quan phủ định đáng kể ở mức ý nghĩa 5 %. Kết quả này hỗ trợ cho những lập luận về chi phí đại diện đã nêu ra ở phần trước. Tuy nhiên mối quan hệ này trong thử nghiệm đa biến là quá chung chung. Trong phần này, các bài kiểm tra đơn biến sẽ được tiến hành để tiếp tục kiểm tra ảnh hưởng của đòn bẩy lên chi phí đại diện một cách cụ thể hơn.

Thử nghiệm đơn biến trong phần này sẽ tập trung vào việc phân tích sự khác biệt về chi phí đại diện giữa mức độ đòn bẩy nhiều hơn và mức độ đòn bẩy ít hơn của các công ty đã lựa chọn. Có hai câu hỏi cần được giải quyết: thứ nhất, liệu đòn bẩy cao hơn có thể làm giảm đáng kể chi phí đại diện hay không? Thứ hai, khi mức đòn bẩy là rất cao thì mối quan hệ này có thay đổi hay không?

Với mục đích này, 160 công ty được chia làm 7 nhóm, theo tỷ lệ nợ trên tài sản cao nhất trong vòng 5 năm từ 2006-2010 : giữa 1 và 75%, giữa 75% và 60%, giữa 60% và 50%, giữa 50% và 40%, giữa 40% và 30%, giữa 30% và 20% và giữa 20% và 0%. Như đã thảo luận ở trên, mỗi công ty chia làm hai giai đoạn, một giai đoạn với tỷ lệ nợ trên tài sản cao, một giai đoạn với tỷ lệ nợ trên tài sản thấp. Vì vậy, thử nghiệm đơn biến

này sẽ điều tra sự khác biệt của tỷ số chi phí hoạt động trên doanh thu giữa hai giai đoạn này: HLS và LLS. Các kết quả được hiển thị trong bảng sau.

Bảng 4.5:Kết quả của kiểm định đơn biến

Tỷ lệ nợ cao nhất (I) gd (J) gd Sự khác nhau giữa hai giá

trị TB (I-J) Độ lệch chuẩn Sig. 90% Confidence Interval Lower Bound Upper Bound 0-20% HLS LLS -0.219 0.250 0.006*** -0.770 0.331 20-30% HLS LLS -0.109 0.088 0.004*** -0.294 0.076 30-40% HLS LLS -0.126 0.025 0.001*** -0.149 -0.044 40-50% HLS LLS -0.138 0.039 0.044** -0.209 -0.046 50-60% HLS LLS -0.112 0.019 0.000*** -0.152 -0.072 60-75% HLS LLS 0.019 0.025 0.728 -0.033 0.071 75-100% HLS LLS 0.101 0.035 0.09* 0.029 0.173

Bảng này là tổng hợp kết quả của phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA). Cột thứ 4 là sự khác biệt về giá trị trung bình của tỷ số chi phí hoạt động trên doanh thu của các công ty khi nó ở trong giai đoạn có đòn bẩy cao và giai đoạn có mức đòn bẩy thấp. *, ** và *** cho thấy các tham số có ý nghĩa thống kê tại các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Bảng kết quả trên biểu hiện tác động của đòn bẩy lên chi phí đại diện. Ta có thể thấy, khi mức đòn bẩy cao nhất của công ty là dưới 60%, chi phí đại diện của công ty trong giai đoạn HLS nhỏ hơn khi công ty trong giai đoạn LLS, tức là đòn bẩy có thể làm giảm chi phí đại diện. Sự khác biệt của trung bình của tỷ số chi phí hoạt động trên doanh thu lần lượt là -0.219, -0.109,-0.126,-0.138 và -0.112, khi tỷ lệ nợ cao nhất là từ 0% đến 20%, từ 20 % đến 30%, từ 30% đến 40%, từ 40% đến 50% và từ 50% đến 60%. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thông kế khi giá trị sig là rất nhỏ. Như vậy một lần nữa kết quả ở phần thử nghiệm đơn biến cho thấy rằng đòn bẩy có thể làm giảm chi phí đại diện vì các hoạt động giám sát của chủ nợ ( Ang et al. 2000), mối đe dọa về tính thanh mối khoản cao sẽ làm cho các nhà quản lý e ngại đánh mất danh tiếng và tiền lương thưởng, từ đó hành động vì mục tiêu của cổ đông hơn ( William, 1987), áp lực để tạo ra dòng tiền mặt để thanh toán lãi vay ( Jensen, 1986) và cắt giảm đầu tư quá mức ( Havey et al,2004).

Tuy nhiên, kết quả từ phân tích đơn biến cũng cho thấy rằng khi tỷ lệ cao nhất lên nằm trong khoảng 60-75% thì sự khác biệt về giá trị trung bình giữa hai giai đoạn HLS và LLS là 0.019, tức là ở mức đòn bẩy cao thì tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu của công ty ở giai đoạn sử dụng nhiều nợ sẽ lớn hơn khi công ty ở giai đoạn sử dụng ít nợ. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% vì giá trị sig là rất lớn 0.728.

Khi mức độ đòn bẩy cao nhất là từ 75% đến 100%, thì chi phí đại diện của công ty khi họ trong nhóm HLS nhiều hơn khi họ ở trong nhóm là LLS và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% (giá trị sig là 0.09). Như đã thảo luận rộng rãi trong các bài nghiên cứu, có ba nguyên nhân cho kết quả này. Thứ nhất, chi phí phá sản trực tiếp và gián tiếp có thể xuất hiện khi mà tỷ lệ đòn bẩy là quá cao (Titman, 1984). Thứ hai, trong các công ty có đòn bẩy cao, các nhà quản lý có thể thay đổi rủi ro và giảm nỗ lực để kiểm soát rủi ro, điều này cuối cùng cũng sẽ dẫn đến kiệt quệ tài chính (Berger

và Patti Bonaccorsi di, 2005). Cuối cùng, việc sử dụng không hiệu quả tiền mặt dư thừa từ việc vay nợ cũng có thể làm tăng chi phí đại diện ( Jensen, 1986).

Như vậy những kết qua thử nghiệm đơn biến và đa biến đều cho thấy rằng chi phí đại diện tương quan phủ định với mức độ đòn bẩy mà công ty sử dụng. Tức là việc tăng đòn bẩy có thể làm giảm chi phí đại diên. Tuy nhiên, khi đòn bẩy của công ty đang ở mức cao thì việc tiếp tục tăng đòn bẩy, không những không làm giảm chi phí đại diện mà còn là tăng chi phí đại diện một cách đáng kể.

Một phần của tài liệu Chi phí đại diện trong mối tương quan với cấu trúc vốn (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)