Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chi phí đại diện trong mối tương quan với cấu trúc vốn (Trang 26 - 29)

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

Các lập luận về chi phí đại diện cho rằng sự gia tăng đòn bẩy hoặc giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản sẽ dẫn đến giảm chi phí đại diện của vốn cổ phần bên ngoài, điều này được kiểm tra bằng hai phương pháp sau:

Thứ nhất, dựa trên dữ liệu của 299 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh HOSE từ năm 2006-2010, trước hết sẽ tiến hành chạy mô hình hồi quy sau: Mô hình hồi quy:

CPDT = c + β1*NO + β2*LOS + β3*SHNN + β4*SHBQL

Đề tài đã lựa chọn biến phụ thuộc là biến chi phí hoạt động trên doanh thu. Các biến giải thích ( biến độc lập) là tỷ lệ nợ, logarit doanh số, phần trăm sở hữu nhà nước, phần trăm sở hữu của ban quản lý.

Theo giả thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và chi phí đại diện thì một sự gia tăng trong đòn bẩy sẽ làm giảm chi phí đại diện tức là:

δ(cpdt)/ δ(no) < 0

Thứ hai, để hiểu rõ mối quan hệ giữa chi phí đại diện và mức độ đòn bẩy và trả lời cho câu hỏi liệu có phải tăng tỷ lệ nợ luôn luôn làm giảm chi phí đại diện hay không, đề tài sẽ tiến hành kiểm tra sự khác biệt trong giá trị trung bình của tỷ số chi phí hoạt động trên doanh thu. Chọn ra một mẫu phụ từ mẫu 299 công ty trên, mỗi công ty nằm trong mẫu phụ này phải bảo đảm yêu cầu sau đây:

 Có sự thay đổi đáng kể trong tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản trong vòng 5 năm từ 2006-2010

 Mẫu thời kì trong vòng 5 năm sẽ được chi thành hai giai đoạn, tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản là tương đối ổn định trong mỗi giai đoạn. Một giai đoạn mà trong đó công ty sử dụng tương đối ít đòn bẩy( kí hiệu là LLS), và một giai đoạn mà trong đó công ty sử dụng tương đối nhiều đòn bẩy( kí hiệu HHS)

Để minh họa thêm cho việc phân chia giai đoạn, đề tài sử dụng công ty có mã cổ phiếu là BRC như là một ví dụ:

Bảng 3.3: Phân chia giai đoạn- ví dụ ở công ty có mã chứng khoán BRC

Trung bình tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản trong 5 năm là 0.31. Giai đoạn 2006-2007 được xác định như là HLS khi BRC sử dụng tương đối nhiều đòn bẩy với tỷ lệ nợ trung bình là 0.5 và tỷ số chi phí hoạt động trên doanh thu trung bình là 7.16%. Giai đoạn 2008-2009 có thể xem là LLS khi BRC sử dụng tương đối ít đòn bẩy với tỷ lệ nợ trung bình 0.145 và tỷ số chi phí hoạt động trên doanh thu trung bình là 9.1%.

Sau khi kiểm tra lại mẫu dữ liệu của 299 công ty, chuyên đề đã chọn ra 160 công ty đáp ứng các điều kiện trên để tiến hành thử nghiệm đơn biến. Chuyên đề sẽ tính toán tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu của 160 công ty tương ứng với mỗi giai đoạn HHS và LLS. Giả thuyết về mối quan hệ giữa chi phí đại diện và mức độ sử dụng đòn bẩy sẽ thử nghiệm bằng cách so sánh trung bình tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu của hai giai đoạn. Trung bình tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu khi công ty sử dụng ít đòn bẩy sẽ cao hơn khi công ty sử dụng đòn bẩy nhiều hơn. Phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA) được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt trung bình giữa hai giai

Năm Tổng nợ/tổng tài sản Chi phí hoạt động/ doanh thu

2006 0.50 0.06701

2007 0.50 0.07614

2008 0.13 0.08402

2009 0.16 0.09058

đoạn này là đáng kể. Việc kiểm định giả thuyết về sự khác biệt giá trị trung bình của hai giai đoạn có thể chỉ cần dùng đến kiểm định t, tuy nhiên, việc phân chia giai đoạn có những trường hợp tỷ số nợ trên tổng tài sản không nằm trong giai đoạn LLS cũng không nằm trong giai đoạn HLS. Vì thế ta phải dùng phân tích phương sai để so sánh trị trung bình của ba nhóm. Tuy nhiên, như được lập luận ở trên, khi tỷ lệ đòn bẩy trở nên cực kì cao, dấu hiệu của mối quan hệ này có thể thay đổi, khi chi phí đại diện của nợ bên ngoài áp đảo thì việc tiếp tục gia tăng đòn bẩy có thể dẫn đến chi phí đại diện lớn hơn. Đề tài sẽ tìm kiếm một số bằng chứng thực nghiệm liên quan đến lập luận này.

Một phần của tài liệu Chi phí đại diện trong mối tương quan với cấu trúc vốn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)