1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ths kế toán quản trị chi phí tại công ty tnhh samsung electronics việt nam thái nguyên

166 21 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Quản Trị Chi Phí Tại Công Ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên
Tác giả Bùi Tiến Dũng
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Thủy
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 9,96 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1.............................................................................................1 (12)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
      • 1.1.1. Về mặt lý luận (12)
      • 1.1.2. Về mặt thực tiễn (13)
    • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài (13)
    • 1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu (17)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (18)
      • 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (18)
      • 1.5.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu (20)
    • 1.6. Bố cục của luận văn (20)
  • CHƯƠNG 2...........................................................................................11 (22)
    • 2.1. Khái niệm kế toán quản trị chi phí (22)
      • 2.1.1. Khái niệm kế toán quản trị (22)
      • 2.1.2. Khái niệm, bản chất chi phí (23)
      • 2.1.3. Khái niệm kế toán quản trị chi phí (25)
    • 2.2. Đặc điểm, đối tượng nghiên cứu và vai trò của kế toán quản trị chi phí (27)
    • 2.3. Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất (29)
      • 2.3.1. Phân loại chi phí (29)
      • 2.3.2. Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí (35)
      • 2.3.6. Cung cấp thông tin chi phí (57)
  • CHƯƠNG 3...........................................................................................49 (60)
    • 3.1. Tổng quan về tình hình tổ chức, hoạt động của công ty và các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi tại doanh nghiệp (60)
      • 3.1.1. Giới thiệu chung về công ty (60)
      • 3.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh (0)
      • 3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý (0)
      • 3.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty (0)
      • 3.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty (0)
      • 3.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí tại công ty (0)
    • 3.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH Samsung (78)
      • 3.2.1. Phân loại chi phí tại doanh nghiệp (78)
      • 3.2.2. Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí (80)
      • 3.2.3. Lập dự toán chi phí (98)
      • 3.2.4. Thu thập thông tin phục vụ kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp (100)
      • 3.2.5. Phân tích thông tin (101)
      • 3.2.6. Cung cấp thông tin chi phí (101)
    • 4.1. Các nhận xét đánh giá kế toán quản trị chi phí tại công ty Samsung (104)
      • 4.1.1. Ưu điểm (0)
      • 4.1.2. Hạn chế (104)
      • 4.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế (107)
    • 4.2. Yêu cầu và nguyên tắc quản trị chi phí tại công ty Samsung (108)
      • 4.2.1. Định hướng phát triển của công ty (0)
      • 4.2.2. Yêu cầu hoàn thiện (109)
      • 4.2.3. Nguyên tắc hoàn thiện (110)
    • 4.3. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty (111)
      • 4.3.1. Hoàn thiện phân loại chi phí (111)
      • 4.3.2. Hoàn thiện việc xác định chi phí cho đối tượng chịu phí (113)
      • 4.3.3. Hoàn thiện việc lập dự toán chi phí sản xuất (115)
      • 4.3.4. Hoàn thiện thu thập thông tin chi phí (119)
      • 4.3.5. Hoàn thiện xử lý, phân tích thông tin (122)
      • 4.3.6. Hoàn thiện cung cấp thông tin chi phí (123)
      • 4.3.7. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán (0)
    • 4.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp (125)
      • 4.4.1. Về phía Nhà nước (125)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (129)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, khái niệm kế toán quản trị (KTQT) không còn xa lạ đối với các nhà quản lý doanh nghiệp trên thế giới Theo đó, KTQT được hiểu là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.

“Tại Việt Nam, thuật ngữ KTQT mới chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật kế toán ban hành vào ngày 17/06/2003, sau đó cùng với việc ban hành Thông tư 53/2006/TT-BTC vào ngày 12/06/2006 bước đầu đã đề cập, hướng dẫn, áp dụng KTQT trong doanh nghiệp Tuy nhiên, do các quy định còn sơ lược, dẫn đến việc vận dụng và tổ chức công tác KTQT vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn.”

Kế toán quản trị chi phí (KTQTCP) là một nội dung cơ bản của công tác KTQT trong doanh nghiệp, nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin chi phí cho nhà quản lý như:

KTQTCP cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch chi phí, dự toán chi phí và từ đó phân tích chi phí cho từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng.

KTQTCP cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức, điều hành hoạt động. KTQT tổ chức ghi chép, xử lý thông tin đầu vào và hệ thống hóa các số liệu chi tiết để cung cấp thông tin cho các tình huống khác nhau với phương thức khác nhau để các nhà quản lý có thể xem xét và ra quyết định đúng đắt nhất.

KTQTCP cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát chi phí sản xuất so với chi phí định mức, dự toán chi phí đưa ra những điểm khác biệt và đánh giá thực hiện kế hoạch chi phí.

KTQTCP cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định lựa chọn phương án này hay phương án kia, mức giá này hay mức giá kia đều phải dự trên những thông tin đã thu thập được.

KTQT nói chung và KTQTCP nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc thiết lập hệ thống thông tin và cung cấp truyền đạt các thông tin một cách chi tiết, tỉ mỉ và kịp thời nhất phục vụ cho việc quản lý và điều hành trong nội bộ đơn vị cũng như trong tập đoàn Tuy nhiên, lý luận về KTQTCP chưa có nhiều ở Việt Nam nên dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện.

“Kế toán quản trị chi phí có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về chi phí sản xuất, chi phí hoạt động, giá thành sản phẩm cho các nhà quản lý để từ đó có các quyết định trong ngắn hạn cũng như dài hạn Qua khảo sát tại công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tác giả nhận thấy còn tồn tại một số vấn đề:

- Việc phân loại chi phí tại công ty còn đơn giản, chưa đáp ứng được yêu cầu của kế toán quản trị chi phí.

- Việc quản lý chi phí chưa được tiến hành hiệu quả do chưa có sự phối hợp đắc lực của công tác kế toán.

- Chưa có định mức về việc quản lý chi phí trong doanh nghiệp nên dẫn đến tình trạng chi phí tăng giảm thất thường, chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Kế toán quản trị chi phí tại Công tyTNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên” để nghiên cứu với hy vọng sẽ góp phần nào những nghiên cứu của mình vào việc quản trị chi phí hợp lý và hiệu quả nhất.

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có một số công trình khoa học, các bài viết của các tác giả nghiên cứu về KTQTCP và hầu hết đều đưa ra các giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu kiểm soát tốt chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp, giúp nhà quản trị có được các thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình sử dụng chi phí, tình hình hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.

Phân loại chi phí tại doanh nghiệp

ThS Hoàng Thị Huyền (2018) khi nghiên cứu kế toán quản trị tại Tổng Công ty Sông Đà đã chỉ ra việc phân loại chi phí là một nội dung quan trọng trong quản trị chi phí Việc nhận diện từng loại chi phí và hành vi của chúng là chìa khóa giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh Trong nghiên cứu về quá trình quản trị chi phí của các doanh nghiệp của Tổng công ty Sông Đà chỉ ra các doanh nghiệp chỉ mới thực hiện khâu chi phí phục vụ cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của kế toán tài chính, chưa quan tâm nhiều tới việc phân loại chi phí để cung cấp thông tin cho kế toán quản trị chi phí Các doanh nghiệp chỉ dừng ở mức phân loại chi phí theo nội dung kinh tế và chức năng hoạt động của chi phí theo: Chi phí NVLTT, Chi phí NCTT, Chi phí khấu hao tài sản cố định…Tại đây tác giả cũng đưa ra giải pháp hoàn thiện việc phân loại theo cách ứng xử của chi phí để có hiệu quả hỗ trợ chức năng ra quyết định của nhà quản lý hơn.

Trong luận văn thạc sĩ “Hoàn hiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xi măng Kiện Khê”, tác giả Bùi Thị Hồng Minh (2017) chỉ ra để thuận tiện cho việc tính giá thành, Công ty cổ phần xi măng Kiện Khê đã phân loại chi phí theo khoản mục Cụ thể, Công ty phân loại dựa vào công dụng của chi phí và mức độ phân bổ chi phí cho từng đối tượng: Chi phí sản xuất gồm: Chi phí NVLTT (chiếm 49% giá thành sản phẩm), Chi phí NCTT (chiếm 11% giá thành sản phẩm) và chi phí SXC; Chi phí ngoài sản xuất gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Cách phân loại này chủ yếu phục vụ cho việc tính giá thành, lập báo cáo sản xuất theo yếu tố, báo cáo kết quả kinh doanh phục vụ mục đích kế toán tài chính chứ chưa thực sự hiệu quả trong KTQTCP Trong khi nội dung lãnh đạo công ty quan tâm là phân loại chi phí theo mức độ hoạt động thì chưa thực hiện được,chưa thực sự tọa tiền đề phân tích thông tin chi phí phục vụ ra quyết định sản xuất,kinh doanh.

Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí

Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam” Luận án đã đi sâu vào phân tích kế toán quản trị chi phí trong lĩnh vực đặc thù là vận tải hàng hóa. Luận án nghiên cứu phương pháp phân bổ chi phí theo hoạt động (ABC), tác giả cho rằng phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp vận tải quản trị chi phí tốt hơn, thông tin chi phí chính xác hơn Tác giả đã xác định các hoạt động, tỷ lệ phân bổ cho các hoạt động (chi phí tiếp nhận và xử lý đơn hàng phân bổ theo số lượng đơn hàng; chi phí dịch vụ khách hàng phân bổ theo số lượng khách hàng) khi thực hiện dịch vụ vận tải Mặc dù tác giả khẳng định phương pháp ABC trong doanh nghiệp vận tải là rất tốt, tuy nhiên nghiên cứu cho rằng hiện tại các doanh nghiệp vận tải vẫn nên áp dụng các phương pháp xác định chi phí truyền thống và chuẩn bị các điều kiện để tiếp cận dần phương pháp hiện đại vì yêu cầu về nguồn lực để sử dụng phương pháp ABC là rất lớn cả về nhân lực lẫn thời gian thực hiện, các phương thức phân bổ đặc trưng cho từng loại hình hoạt động riêng lẻ, không mang tính tổng quát nên yêu cầu nhân viên kế toán cần nắm rõ cả về mặt kỹ thuật và bản chất của chi phí.

Lập dự toán chi phí

Vũ Thị Kim Anh (2012) “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” đã xác định nội dung lập định mức và dự toán là quan trọng và cần thiết trong các doanh nghiệp vận tải đường sắt Theo đó mô hình lập dự toán trong các doanh nghiệp này là mô hình từ dưới lên (xuất phát từ đơn vị cơ sở) với các loại dự toán:

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp Tác giả cũng cho rằng việc xây dựng dự toán linh hoạt cho ngành đường sắt hiện nay là cần thiết nhằm kiểm soát chi phí đồng thời giúp các nhà quản trị xác định sự thay đổi các mức vận chuyển tác động đến như thế nào đến chi phí cũng như đánh giá được kết quả hoạt động.

Cùng với đó, theo tác giả Nguyễn Phú Giang (2013) nghiên cứu về “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” cho rằng lập dự toán cần xét theo quy mô của doanh nghiệp, cụ thể: (1) Đối với doanh nghiệp thép siêu nhỏ không cần lập dự toán; (2) Đối với doanh nghiệp thép quy mô nhỏ nên lập dự toán tĩnh với mô hình dự toán ấn định thông tin từ trên xuống; (3) Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn lập cả dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt và có thể áp dụng các mô hình dự toán: mô hình dự toán từ trên xuống, mô hình dự toán từ dưới lên và mô hình kết hợp Tuy nhiên tác giả cho rằng xây dựng dự toán cần thiết cho các đơn vị kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, đồng thời xây dựng dự toán cần xuất phát từ nhu cầu quản trị doanh nghiệp trong việc cụ thể hóa các mục tiêu của doanh nghiệp.

Cũng trong luận văn của tác giả Vũ Thị Kim Anh (2012), “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”; tác giả phân tích chi phí vận tải để ra quyết định kinh doanh: (1) Phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận; (2) Xác định giá cước vận tải theo biến phí toàn bộ Khi phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận tác giả đã phân tích sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, vùng an toàn, đòn bẩy kinh doanh, điều này rất hữu ích đối với các nhà quản trị vận tải đường sắt vì hạn chế được rủi ro hoạt động, đảm bảo an toàn và phát triển bền vững. Khi xác định giá cước vận tải theo biến phí toàn bộ tác giả cho rằng cần xác định phạm vi linh hoạt của giá cước vận tải trong các trường hợp: Khi năng lực vận tải còn dư thừa; hoạt động trong điều kiện khó khăn; phải cạnh tranh với các loại vận tải khác Tuy nhiên nghiên cứu chưa đi sâu phân tích các thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định: chấp nhận hay từ chối đơn hàng vận tải; tự thực hiện hợp đồng hay thuê ngoài thực hiện.

Trong luận văn thạc sĩ “Hoàn hiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần xi măng Kiện Khê”, tác giả Bùi Thị Hồng Minh (2017) cũng chỉ ra việc xác định điểm hòa vốn của Công ty có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ra quyết định sản xuất bởi tại điểm hòa vốn, toàn bộ định phí đã được bù đắp, lượng sản phẩm bù đắp sau điểm hòa vốn chỉ cần bù đắp phần biến phí Vì vậy nếu công ty đã đạt tới điểm hòa vốn thì kể cả trong điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn, nguồn cầu ít hoặc trong điều kiện cạnh tranh công ty có thể áp dụng chính sách hạ giả sản phẩm tới mức cao hơn biến phí chứ không cần cao hơn toàn bộ chi phí giá thành thì công ty vẫn có lãi Công ty có thể áp dụng chính sách giá linh hoạt với các khách hàng khác nhau nếu doanh nghiệp đã qua điểm hòa vốn.

Trên đây tác giả đã hệ thống vài nét về các đề tài nghiên cứu trước đó,nghiên cứu về tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị khác nhau Để hoàn thiện hơn nữa công tác KTQTCP, tác giả đi sâu nghiên cứu cụ thể hơn nữa vào công tác quản trị chi phí tại công ty TNHH SAMSUNG ELECTRONICS Việt Nam TháiNguyên.

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

+ Hệ thống hóa, làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty TNHH Samsung electronics Việt Nam Thái Nguyên nói riêng.

+ Khảo sát thực trạng về đặc điểm tổ chức, quy trình sản xuất và KTQTCP tại công ty.

+ Phân tích thực trạng và mức độ vận dụng KTQTCP tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên.

+ Nghiên cứu đưa ra các kết luận các đề xuất nhằm hoàn thiện KTQTCP tại công ty và từ đó tăng khả năng cung cấp thông tin cho các nhà quản trị Tăng cường kiểm soát chi phí thông qua việc phân loại chi phí, lâp dự toán chi phí, tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán và các báo cáo KTQTCP trong doanh nghiệp.

- Nhiệm vụ nghiên cứu trong đề tài: Luận văn đi sâu nghiên cứu tình hình sử dụng chi phí và xu hướng sử dụng chi phí trong tương lai của doanh nghiệp.Cung cấp đầy đủ kịp thời định mức chi phí, dự toán và kế hoạch chi phí để từ đó có phương hướng phân tích, đánh giá và tư vấn đưa ra các quyết định phù hợp cho nhà quản trị.

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:

Câu hỏi 1: Thực tế kế toán quản trị chi phí tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Samsung electronics Việt Nam Thái Nguyên như thế nào?

Câu hỏi 2: Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong kế toán quản trị chi phí tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Samsung electronics Việt Nam Thái Nguyên là gì?

Câu hỏi 3: Giải pháp nào cần áp dụng để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Samsung electronics Việt Nam Thái Nguyên?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên.

+ Không gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất và cung cấp điện thoại và linh kiện điện tử, vận dụng nghiên cứu tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên.

+ Thời gian: Sử dụng hệ thống số liệu phát sinh tại công ty trong các năm từ

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1.Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp chủ yếu sử dụng để nghiên cứu luận văn là phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính là hướng tiếp cận thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định, hành vi, thái độ” Chúng có thể hướng chúng ta đến việc xây dựng giả thuyết và các giải thích, phương pháp này phù hợp với việc trả lời cho các câu hỏi

“thế nào”, “tại sao”, “cái gì”.

- Nguồn dữ liệu sử dụng để nghiên cứu

Dữ liệu sơ cấp: Đây là nguồn dự liệu mà tác giả tự thu thập được Tác giả tiến hành lấy ý kiến cá nhân thông qua phỏng vấn trực tiếp, hoặc gửi bảng hỏi Đối tượng được hỏi là các thành viên trong ban giám đốc, đội ngủ nhân viên phòng bao gồm: kế toán-tài chính (CFO, kế toán trưởng, các nhân viên kế toán phần hành); phòng mua hàng; phòng kế hoạch sản xuất; phòng cuất nhập khẩu, phòng nhân sự; Nội dung của các cuộc phỏng vấn và bảng hỏi tập trung vào cách quản lý chi phí: Phân loại chi phí, phương pháp xây dựng định mức chi phí, xác định chi phí cho đối tượng chịu phí và sử dụng thông tin chi phí cho việc ra quyết định như thế nào.

Dữ liệu thứ cấp: Trong luận văn nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu có sẵn tại Công ty TNHH SAMSUNG Electronics Việt Nam Thái Nguyên:

Cơ cấu tổ chức, bộ máy lãnh đạo Công ty… (Phòng Nhân sự, kế hoạch, tài chính, hành chính, các phân xưởng), các chứng từ gốc, sổ chi tiết, sổ tổng hợp liên quan đến kế toán quản trị chi phí tại Công ty và hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty.

- Tác giả nhiều phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu:

“Phương pháp thu thập dữ liệu bàn giấy là phương pháp thu thập các dữ liệu sẵn có bên trong và bên ngoài công ty, tức là dữ liệu thứ cấp Tuy nhiên, bằng các phương tiện viễn thông hiện đại như web, e-mail, điện thoại, máy ghi hình nối mạng , người nghiên cứu có thể tiếp cận gián tiếp với đối tượng cần nghiên cứu để thu thập cả dữ liệu sơ cấp Như vậy, người thu thập dữ liệu có thể ngồi tại văn phòng để tìm kiếm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.”

Phương pháp quan sát: Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp về hoạt động kinh doanh, sản xuất của Công ty; về phương thức ghi nhận và phản ánh chi phí của bộ phận kế toán; sử dụng người hoặc máy móc để cách lập, luân chuyển và quản lý chứng từ kế toán; phương pháp hạch toán, ghi sổ và lập báo cáo tài chính liên quan đến kế toán quản trị chi phí để có được đầy đủ các thông tin về đối tượng nghiên cứu Sau khi quan sát thấy một phương thức, quy trình, cách ghi nhận, đánh giá, ta có thể phỏng vấn họ để biết thêm thông tin Có thể thực hiện các quan sát bằng mắt, bằng máy ghi âm, ghi hình Phương pháp quan sát cho ta kết quả khách quan Tuy nhiên, khó khăn đối với phương pháp này là không thấy được mối liên hệ giữa hiện tượng và bản chất của nó Muốn vậy người ta phải tiến hành quan sát nhiều lần để tìm ra quy luật Khi quan sát cần giữ bí mật để đảm bảo tính khách quan Nếu khách hàng biết chúng ta quan sát thì họ sẽ không ứng xử hành vi một cách khách quan.”

Phương pháp phỏng vấn: Đối tượng được hỏi là thành viên Ban giám đốc, nhân viên phòng nhân sự, phòng kế hoạch sản xuất, phòng mua hàng, quản lý phân xưởng, kế toán trưởng, nhân viên kế toán phần hành Các phương pháp phỏng vấn được áp dụng:

+ Phỏng vấn trực tiếp cá nhân

+ Phỏng vấn nhóm tập trung

+ Phỏng vấn qua điện thoại

Phương pháp chuyên gia: Tác giả tiến hành hỏi ý kiến của giáo viên hướng dẫn, kế toán viên có kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất điện thoại và cung cấp linh kiện điện tử, những người am hiểu về lĩnh vực đang nghiên cứu để kiểm chứng các thông tin thu thập được đã đầy đủ, khách quan chưa?

1.5.2.Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Các dữ liệu được thu thập ở các phương pháp trên sẽ được tác giả tổng hợp,phân tích và xử lý dữ liệu qua các phương pháp: Thống kê, so sánh, đánh giá, xác định nhân tố ảnh hưởng, dự báo kết hợp với các công cụ toán học… nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH SAMSUNGElectronics Việt Nam Thái Nguyên.

Bố cục của luận văn

Kết cấu của luận văn bao gồm bốn chương:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lí luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất.

Chương 3: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH SAMSUNG Electronics Việt Nam Thái Nguyên.

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH SAMSUNG Electronics Việt Nam TháiNguyên.

Khái niệm kế toán quản trị chi phí

2.1.1.Khái niệm kế toán quản trị

Kế toán quản trị (KTQT) là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp, có chức năng thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin thỏa mãn nhu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp, là những người mà quyết định và hành động của họ liên quan trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Kế toán quản trị là một nhánh mới của ngành kế toán được ra đời trong thời gian hơn 15 năm trở lại đây và đang trở thành xu thế mới của kế toán hiện đại Một cách dễ hiểu nhất thì Kế toán quản trị là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề thực trạng, đặc biệt là thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định điều hành một cách tối ưu nhất Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong vận hành doanh nghiệp, đồng thời phục vụ kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp đó Có hai loại thông tin mà kế toán quản trị sẽ cung cấp bao gồm thông tin tài chính và thông tin phi tài chính Tất cả các thông tin này được gọi chung lại là thông tin quản lý Thông tin mà kế toán quản trị cung cấp không phải là thông tin tài chính đơn thuần, trước khi cung cấp thông tin thì kế toán quản trị cần biết rõ mục đích của những thông tin đó.

KTQT thực hiện cung cấp thông tin về hoạt động nội bộ doanh nghiệp như:

“Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), chi phí của từng công việc, sản phẩm cụ thể, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ, phân tích mối quan hệ giữa khối lượng - chi phí - lợi nhuận, lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định ngắn hạn và dài hạn”…Vậy có thể hiểu KTQT là quá trình xác định, đo lường, tổng hợp,phân tích, chuẩn bị, giải thích và chuyển giao thông tin - giúp cho người điều hành kinh đoanh đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn một số quản điểm khác về KTQT, cụ thể: Theo quan điểm của tác giả Toán Thị Ngoan (2007), trong bài viết: “Kế toán quản trị tại doanh nghiệp

Việt Nam hiện nay” đăng trên tạp chí Kế toán số 53 cho rằng: “KTQT có bản chất nội dung và đối tượng chung của kế toán, KTQT cũng sử dụng 4 phương pháp: Chứng từ, tài khoản, tính giá và tổng hợp cân đối kế toán Các phương pháp này có mối liên hệ hữu cơ với nhau nhưng đồng thời có tính độc lập tương đối với nhau. KTQT cung cấp, xử lý các thông tin của cùng một đối tượng kế toán theo các cách thức khác nhau để đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị”

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang (2012), Giáo trình kế toán quản trị,Đại học Kinh tế quốc dân: “KTQT là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin định lượng kết hợp với định tính về các hoạt động của một đơn vị cụ thể. Các thông tin đó giúp cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị nhằm tối ưu hóa các mục tiêu”.

Các định nghĩa trên tuy diễn đạt nội dung KTQT khác nhau nhưng đều thể hiện những vấn đề chung sau:

- KTQT là một hệ thống kế toán cung cấp thông tin định lượng về hoạt động của các đơn vị.

- Đối tượng sử dụng kế quả của KTQT là các nhà quản trị doanh nghiệp.

- KTQT đặt trọng tâm vào tương lai vì mục đích sử dụng thông tin của những nhà quản trị là hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai gần.

Như vậy, có thể hiểu KTQT là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể, phục vụ cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.

2.1.2.Khái niệm, bản chất chi phí

Chi phí được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau như kế toán, kinh tế học trong đó:

Theo góc độ kế toán tài chính Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tiêu hao các nguồn lực (tài sản, nhân công ) “Quá trình tiêu dùng các nguồn lực đồng thời là quá trình phát sinh các chi phí Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp” Nhưng để phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh phải được hạch toán theo từng thời kỳ tháng, quý, năm.

Khái niệm chung trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01- VAS01 thì chi phí được hiểu là: “Tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.

Chi phí còn được hiểu là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Theo góc độ kế toán quản trị

Theo TS Huỳnh Lợi - Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM: “Chi phí là những phí tổn thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí cũng có thể là những phí tổn ước tính để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, những phí tổn mất đi do chọn lựa phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh”

Có một quan điểm khác của PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang: “Chi phí là những phí tổn thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh được tổng hợp theo từng bộ phận, từng trung tâm chi phí cũng như xác định trị giá hàng tồn kho trong từng khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ Nhưng chi phí cũng có thể là các phí tổn ước tính hoặc dự kiến để thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh, một hợp đồng kinh tế ”.

Chi phí trong KTQT còn được nhận thức theo khía cạnh nhận diện thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh “Do đó chi phí có thể là phí tổn thực tế đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định và cũng có thể là chi phí ước tính khi thực hiện dự án hay giá trị lợi ích mất đi khi lựa chọn thực hiện phương án này mà bỏ qua cơ hội thực hiện phương án khác.”

Chi phí có tính chất cá biệt Trong các đơn vị khác nhau nội dung và số lượng chi phí sẽ khác nhau Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản:

+ Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong một thời gian nhất định.

+ Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu hao và tiền công của một đơn vị lao động đã hao phí.

Đặc điểm, đối tượng nghiên cứu và vai trò của kế toán quản trị chi phí

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc áp dụng KTQT trong các DN không hề mới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Mỹ, Pháp Tuy nhiên ở Việt Nam, KTQT mới xuất hiện và phát triển gắn liền với các chính sách, chế độ kế toán áp dụng ở các DN và trở thành cấp bách trong việc xây dụng hệ thống thông tin kế toán. Đặc điểm của KTQTCP

- Trái ngược với KTTC mang tính chất công bố, hướng tới đối tượng bên ngoài DN; KTQTCP mang tính chất cung cấp thông tin, tình hình biến động, xu hướng chi phí cho các nhà quản trị, người sử dụng bên trong DN KTQTCP có vai trò giám sát, đo lường kết quả hoạt động, từ đó đưa ra dự báo, cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định quản lý

- Trong khi KTTC cung cấp thông tin quá khứ, KTQT cung cấp thông tin theo xu hướng, từ đó đặt trọng tâm tới kết quả trong tương lai, được thiết lập bởi nhu cầu thông tin trong việc lập kế hoạch chiến lược và hoạt động sản xuất kinh doanh.

- KTQTCP mang tính linh hoạt và phù hợp với nhu cầu thông tin, được biểu diễn dưới hình thức giá trị, vật chất và được báo cáo chi tiết, đi sâu vào từng mảng hoạt động Nguồn thông tin của KTQTCP không chỉ tới từ các sự kiện kinh tế cụ thể của doanh nghiệp, mà còn từ các biến động của chính sách, thị trường, xu thế phát triển của ngành, tình hình cạnh tranh giữa các DN

- KTQTCP không bị gò bó trong các chuẩn mực kế toán chung, các DN có thể quy định ra các nguyên tắc cơ bản, các loại báo cáo riêng phù hợp với nhu cầu quản trị của từng doanh nghiệp Bởi suy cho cùng, đối tượng sử dụng kết quả của KTQTCP là các nhà quản trị của DN. Đối tượng của KTQTCP

Kế toán quản trị chi phí có đối tượng nghiên cứu giống như kế toán tài chính như khấu hao tài sản, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Bên cạnh đó KTQTCP còn nghiên cứu các đối tượng đặc thù và cụ thể hóa bằng cung cấp các thông tin nhanh, chính xác cho các cấp quản trị đạt được mục tiêu đã đề ra là tối đa hóa lợi nhuận.

KTQTCP đi sâu vào nghiên cứu chi phí theo nhiều góc độ khác nhau như phân loại chi phí, dự toán chi phí, xây dựng định mức chi phí, phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận nhằm mục đích kiểm soát, quản lý chặt chẽ chi phí và dự toán chi phí chính xác để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

Ngoài ra KTQTCP có yếu tố chi phí sản xuất như lao động, hàng tồn kho và tài sản cố định nhằm khai thác tối đa các yếu tố sẵn có, đảm bảo chi phí thấp nhất và lợi nhuận cao nhất, đồng thời thỏa mãn nhu cầu thị trường.

Xây dựng các trung tâm chi phí theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp để đưa ra các quyết định cần đầu tư thêm hay thu hẹp hoặc chấm dứt đầu tư.

Vai trò của KTQTCP Để thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ chức, các nhà quản lý cần thông tin Thông tin mà các nhà quản lý cần để thực hiện công việc được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, các chuyên viên tiếp thị, sản xuất và các nhân viên kế toán quản trị của tổ chức Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để thực hiện các hoạt động quản lý Kế toán quản trị có bốn mục tiêu chủ yếu:

- Cung cấp thông tin kịp thời theo yêu cầu của nhà quản trị để lập kế hoạch và ra quyết định kịp thời với tình hình phát triển của DN cũng như của nền kinh tế

- Cung cấp cái nhìn chi tiết về tình hình thực hiện kế hoạch, giúp nhà quản trị điều hành, kiểm soát hoạt động của DN

- Thúc đẩy việc đạt được mục tiêu của DN, cụ thể thông qua tình hình thực hiện so với kế hoạch đặt ra

- Đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, đơn vị của DN

Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất kinh tế, mục đích, công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau Để phục vụ yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp và để kế toán đúng đắn chi phí sản xuất thì doanh nghiệp cần phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau Trong phần này luận văn sẽ khái quát chi phí theo các tiêu thức phân loại cơ bản và chủ yếu tập trung vào các cách phân loại chi phí nhằm mục đích phục vụ cho công tác KTQTCP.

Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động

Theo cách phân loại này chi phí được chia thành hai loại cơ bản là biến phí và định phí

 Biến phí (Chi phí biến đổi):“Là những chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp nhưng không thay đổi khi tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động Ví dụ chi phí biển đổi là chi phí nguyên vật liệu, nhân công, bảo hiểm, vận chuyển, đóng gói, bảo hành, bản quyền… Những chi phí này tăng giảm theo mức độ hoạt động, nhưng nếu xét trên một đơn vị sản phẩm, một giờ công… thì chúng lại không thay đổi.”Trong thực tế biến phí tồn tại dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Biến phí tỷ lệ:“Là biến phí mà sự biến động của chúng hoàn toàn tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động Biến phí tỷ lệ thường là CPNVL, CPNCTT, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí bốc dỡ cho sản phẩm”…

- Biến phí cấp bậc: Là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định Ví dụ chi phí lương thợ bảo trì, chi phí điện năng… những chi phí này cũng thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động khi quy mô sản xuất, mức độ hoạt động của máy móc thiết bị tăng giảm đến một giới hạn nhất định.

 Định phí (Chi phí cố định hay chi phí bất biến): Là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi cùng chi phí tính cho một khối lượng hoạt động thì thay đổi Trong định phí lại có thể phân thành: Định phí tuyệt đối, định phí tương đối, định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc.

- Định phí tuyệt đối: Là các chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi của khối lượng hoạt động, do đó nếu khối lượng hoạt động thay đổi theo chiều tăng lên thì định phí trung bình đơn vị khối lượng hoạt động sẽ giảm đi và ngược lại Ví dụ như: Chi phí thuê đất, nhà xưởng, máy móc thiết bị, khấu hao nhà xưởng máy móc thiết bị, quảng cáo.

- Định phí tương đối: Là định phí không thay đổi khi khối lượng hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp, nhưng sẽ thay đổi khi khối lượng hoạt động thay đổi vượt quá giới hạn nhất định Trường hợp này xảy ra khi các yếu tố sản xuất tiềm tàng đó khai thác hết, muốn tăng khối lượng hoạt động cần bổ sung đầu tư các khả năng sản xuất tiềm tàng mới Với trường hợp này, khối lượng sản xuất sản phẩm không phải là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến độ lớn của định phí sản xuất mà quy mô sản xuất cần thiết phải thay đổi khả năng trữ lượng và năng lực sản xuất.

- Định phí bắt buộc:““Là định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng vì chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức cơ bản của một doanh nghiệp.“Định phí bắt buộc có bản chất sử dụng lâu dài nên khi quyết định đầu tư vào tài sản cố định, các nhà quản trị doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng vì một khi đã quyết định thì doanh nghiệp phải gắn chặt với quyết định đó trong một thời gian khá lâu dài Mặt khác định phí bắt buộc lại có đặc điểm là không thể tuỳ tiện cắt bỏ trong một thời gian ngắn vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh lợi và mục đích lâu dài của doanh nghiệp.”Vì vậy, cho dù mức độ hoạt động có bị suy giảm hoặc bị đình trệ trong một thời kỳ nào đó thì nhà quản trị vẫn phải giữ nguyên định phí bắt buộc không được thay đổi nếu vẫn muốn theo đuổi và kỳ vọng đạt được mục đích lâu dài của doanh nghiệp mình.”

- Định phí không bắt buộc:“Là các định phí có thể được thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của nhà quản trị Kế hoạch của các định phí tuỳ ý là ngắn hạn, thường là một năm và các định phí tuỳ ý này có thể cắt giảm được trong những trường hợp đặc biệt cần thiết Ví dụ như chi phí đào tạo bồi dưỡng công nhân”…

 Chi phí hỗn hợp:“Là chi phí mà bản thân nó gồm cả hai yếu tố biến phí và định phí Trong mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, song khi vượt qua ngưỡng đó thì nó lại thể hiện đặc tính của biến phí, ví dụ như chi phí điện thoại…”Hiểu biết rõ về các thành phần biến đổi và cố định trong chi phí hỗn hợp sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc lập dự toán chi phí.”

Cách phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động có tác dụng rất lớn trong việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.

Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí kết tinh trực tiếp vào từng loại sản phẩm như CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC được quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí như từng đơn hàng, từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm.

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí chung phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí khác nhau, bao gồm chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công quản lý sản xuất, chi phí quảng cáo,… Do liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí khác nhau nên nguyên nhân gây ra chi phí gián tiếp và đối tượng chịu chi phí rất khó nhận dạng Vì vậy, các chi phí gián tiếp thường phải được hạch toán chung, sau đó lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ chi phí gián tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.

“Cách phân loại này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật hạch toán.“Khi phát sinh các khoản chi phí gián tiếp cần phải áp dụng phương pháp phân bổ, kế toán cần lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý để cung cấp các thông tin đáng tin cậy về chi phí của từng loại sản phẩm, dịch vụ hay từng loại hoạt động trong doanh nghiệp Ngoài ra, do các chi phí trực tiếp thường mang tính chất có thể tránh được còn các chi phí gián tiếp lại mang tính không thể tránh được khi xem xét sự tồn tại hay không tồn tại của các hoạt động mà chúng phục vụ.”Nên cách phân loại này rất có ích cho các nhà quản lý khi cân nhắc tiếp tục duy trì hay loại bỏ các hoạt động, bộ phận kinh doanh.”

Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí có thể kiểm soát được và chi phí không thể kiểm soát được.

- Chi phí kiểm soát được: Là những chi phí mà ở một cấp quản lý “nào đó nhà quản trị xác định được chính xác mức phát sinh của nó trong kỳ, đồng thời, nhà quản trị cũng có thẩm quyền quyết định về sự phát sinh của nó.”

Tổng quan về tình hình tổ chức, hoạt động của công ty và các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi tại doanh nghiệp

3.1.1.Giới thiệu chung về công ty

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên viết tắt là SEVT, có trụ sở tại KCN Yên Bình, phường Đồng Tiến, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Là một trong hơn 70 thành viên của tập đoàn điện tử Samsung Electronics và là một trong hơn 400 thành viên của tập đoàn Samsung Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đầu tư số: 4601124536 cấp lần đầu tiên ngày 19/03/2013, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 19/05/2016 (Căn cứ theo Luật đầu tư số 59/2005/QH11 và luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH ngày 29/11/2005) cụ thể:

1 Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên.

2 Tên giao dịch: Samsung Electronics VIETNAM THAI NGUYEN Company limeted.

3 Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên.

4 Trụ sở chính:KCN Yên Bình, phường Đồng Tiến, Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Chi nhánh Hồ Chí Minh: Tòa nhà Bitexco, số 2 đường Hải Triều, phường Bến Nghé, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.

5 Thời hạn hoạt động của dụ án: đến ngày 25/05/2062.

6 Mục tiêu và phạm vi hoạt động chính của Doanh nghiệp:

+ Sản xuất linh kiện điện tử Chi tiết: Sản xuất, lắp ráp, gia công các loại linh kiện, phụ kiện của các loại thiết bị di động, các sản phẩm điện - điện tử và viễn thông như các loại thiết bị công nghệ Internet băng thông rộng không dây (WiBro), máy tính xách tay và các sản phẩm điện – điện tử khác.

+ Sản xuất thiết bị truyền thông Chi tiết: sản xuất, lắp ráp, gia công các sản phẩm điện thoại di động, thiết bị viễn thông.(Phụ lục 3.1 - Sản phẩm điện thoại và máy tính bảng chính)

+ Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học, camera kỹ thuật số.

+ Sản xuất thiết bị điện khác.

+ Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông Chi tiết: Tiếp thị và kinh doanh các sản phẩm điện - điện tử, viễn thông công nghệ cao do công ty sản xuất, lắp ráp, gia công tại Việt Nam như điện thoại di động, thiết bị vễn thông, thiết bị công nghệ internet băng thông rộng không dây (WiBro), máy tính xách tay và các sản phẩm điện – điện tử khác và các phụ tùng, linh kiện của chúng.

+ Hoạt động bệnh viện, trạm xá.

+ Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật Chi tiết: nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ điện tử cao như thiết bị di động, điện tử, viễn thông

+ Cho thuê máy móc, thiết bị, đồ dùng hữu hình khác.

+ Thực hiện quyền phân phối, bao gồm án buôn và bán lẻ (không mở cơ sở bán lẻ) các hàng hóa công ty kinh doanh; Xuất nhập khẩu các loại thiết bị điện thoại di động, các sản phẩm điện – điện tử, viễn thông và các phụ tùng, linh kiện, phụ kiện của chúng.

+ Cung cấp dịch vụ liên quan đến sản xuất, lắp ráp và gia công các sản phẩm công nghệ cao

7 Tổng vốn đầu tư: 5,000,000,000 USD

Tổng vốn đầu tư thực hiện: 5,000,000,000 USD

Trong đó: a) Vốn cố định (Tài Sản hữu hình) 4,437,018,919 USD

+ Nhà xưởng và văn phòng 1,645,424,618 USD

+ Máy móc, thiết bị sản xuất 2,706,032,024 USD

+ Phương tiện vận tải 3,480,747 USD

+ Trang thiết bị văn phòng 82,081,530 USD b) Vốn cố định khác (Tài sản cố định Vô hình và QSDĐ) 62,722,583 USD

+ Quyền sử dụng đất 28,585,082 USD

+ Phần mềm 34,137,501 USD c) Vốn góp thực hiện dự án 100,000,000 USD

+ Bên nước ngoài góp 100% 100,000,000 USD

Tiền, tương đương tiền 100,000,000 USD

8 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

- Họ và tên: DONGWOOK KIM

- Chức vụ: Tổng Giám Đốc

9 Theo số liệu thống kê đến tháng ngày 31 tháng 12 năm 2018 số lượng lao động của công ty là 62,431 (bảng 3.1):

Bảng 3.1 Khái quát trình độ, năng lưc lao động

10 Theo số liệu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận tính đến tháng 12 năm

2018 của công ty như sau:

Bảng 3.2 Doanh thu và lợi nhuận của SEVT giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: nghìn USD, nghìn sản lượng

Doanh thu bán 17,184,726 20,454,570 25,171,067 25,942,108 Chi phí nguyên vật liệu 12,812,156 14,395,901 18,343,392 19,765,476 Chi phí hoạt động 1,487,408 1,888,840 2,188,081 2,013,064 Lợi nhuận trước thuế 1,412,076 2,279,684 2,680,244 1,879,584

3.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Hiện nay sản phẩm của công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên là điện thoại di động và linh kiện điện tử rời khác.“Việc sản xuất các mặt hàng này có những đặc điểm mang tính chất đặc thù chi phối cách thức quản lý doanh nghiệp và chi phối đến nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác KTQTCP nói riêng,”những đặc điểm cơ bản là:

Thứ nhất: Quy trình sản xuất với nhiều công đoạn, liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn và khép kín Các dòng điện thoại được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với một đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp có tay nghề cao Quy trình sản xuất là khâu rất quan trọng của sản xuất điện thoại vì sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, chất lượng đầu ra của sản phẩm Với mỗi công đoạn sẽ áp dụng một tiêu thức phân bổ chi phí khác nhau khi áp dụng phân bổ chi phí dựa trên hoạt động (ABC).

Thứ hai:“Sản phẩm đa dạng về chủng loại và mẫu mã, tính chất của sản phẩm ảnh hưởng đến công tác tính giá thành và phân loại chi phí sản xuất cho sản phẩm Nó ảnh hưởng đến đối tượng tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành và phương pháp tập hợp CPSX, tính giá thành sản phẩm.”

Thứ ba: Sản phẩm của công ty được tiến hành sản xuất theo kế hoạch Tức là hàng năm công ty sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất cho một năm tiếp theo.

Và khi năm đó đến sẽ tiến hành làm kế hoạch cho 6 tháng tiếp theo đồng thời vào ngày 21 hàng tháng sẽ làm kế hoạch cho tháng hiện tại Thứ năm tuần này sẽ có kế hoạch sản xuất chính thức cho cả tuần sau, đến tuần sau cứ ngày hôm nay sẽ có kế hoạch sản xuất cho 2 ngày tiếp theo và kế hoạch này chính xác sản xuất cho loại sản phẩm gì? Xuất đi thị trường nào? Mầu sắc cũng như các công cụ kỹ thuật ra sao.Vì vậy việc sản xuất theo kế hoạch và làm kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến KTQTCP.

Thực tế cho thấy việc sản xuất hàng loạt, với số lượng lớn hàng sản xuất theo kế hoạch, mua hàng theo kế hoạch và bán hàng theo kế hoạch sẽ dẫn đến việc giảm thiểu hàng tồn kho “Qua số liệu khảo sát tại công ty tác giả nhận thấy giá trị hàng tồn kho thành phẩm là không nhiều thường thì chỉ là do việc xuất hàng bị lỗi do các yếu tố khách quan mang lai như bão chẳng hạn Đồng thời chi phí cũng phát sinh rất nhiều, đa dạng và phong phú về loại hình chi phí Vậy làm sao để phân loại, quản lý và cắt giảm chi phí là mục tiêu của KTQTCP tại công ty.”

3.1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

* Ban quản trị công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty theo hình thức tập trung gồm các chức vụ sau:

Sơ đồ 3.1: Mô hình các phòng ban

+ Giám đốc (President): Là người quản trị công ty, là người chỉ huy cao nhất trong công ty, có nhiêm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm và đại diện cho công ty trước xã hội và pháp luật Giám đốc là người đưa ra mục tiêu, phương hướng phát triển công ty Giám đốc có chức năng hoạch định, tổ chức, chỉ huy, kiểm tra đảm bảo công ty đang đi đúng hướng để hoàn thành mục tiêu Đồng thời giám đốc cũng là cầu nối giữa công ty và nhân viên tạo nên môi trường làm việc thân thiện, thoải mái Sự thành công của công ty phụ thuộc nhiều vào tố chất lãnh đạo của giám đốc và sự am hiểu các lĩnh vực của giám đốc.

+ Phó giám đốc (Vice - President): Có trách nhiệm tuân thủ mệnh lệnh của

Giám Đốc, giúp Giám Đốc quản lý một phần trọng trách trong doanh nghiệp đồng thời Phó Giám Đốc quản lý một phần việc của mình và chịu trách nhiệm trước Ban quản lý công ty và Giám Đốc Hiện nay công ty có 4 loại chức vụ Phó Giám Đốc.

+ Phó Giám Đốc khối nhân sự hành chính: Quản lý chung khối nhân sự và hành chính của công ty

Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH Samsung

3.2.1.Phân loại chi phí tại doanh nghiệp

Qua khảo sát thực tế tại công ty cho thấy công ty phân loại chi phí theo chức năng hoạt động cụ thể là:

- Chi phí NVLTT: Bao gồm nhựa, pin, xạc, tai nghe, chip điện tử, màn hình LCD, CAM, bản mạch điện thoại Phòng nghiên cứu và phát triển đã tính ra một định mức chi phí nguyêt vât liệu cho mỗi loại sản phẩm được tạo ra

- Chi phí NCTT: Là chi phí tiền công trực tiếp trả cho công nhân viên tại mỗi phân xưởng sản xuất.““Do công ty có chi phí nhân công rất lớn do vậy lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng vẫn được hoạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương và các khoản trích theo lương như: Lương cơ bản, phụ cấp, lương trách nhiệm, lương làm thêm, các khoản phúc lợi như: chi phí thuê xe đưa đón công nhân viên, kinh phí công đoàn, chi phí năng lực, chi phí hiếu hỷ, tiền ăn, tiền đồng phục, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn.”

- Chi phí SXC: Là các chi phí khấu hao, chi phí lương cho các nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí băng dính, băng keo, vật liệu tiêu hao, chi phí khấu hao, chi phí khuôn, sửa chữa, chi phí công tác phí cho các nhân viên trực tiếp sản xuất, điện thoại, tạp chí, công cụ dụng cụ, tiền điện, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác.

Chi phí ngoài sản xuất:

Chi phí ngoài sản xuất tại công ty bao gồm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (không dự toán định mức).

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm các chi phí như văn phòng phẩm, chi phí điện nước, chi phí công tác, chi phí lương cho các cán bộ nhân viên gián tiếp tạo ra sản phẩm như phòng tài chính, phòng hành chính nhân sự

+ Chi phí bán hàng: “Là các chi phí marketing, chi phí vận chuyển, chi phí hoa hồng đại lý, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí khuyến mại cho khách hàng”.

+ Chi phí bản quyền: “Đây là chi phí phải trả cho công ty mẹ khi công ty sử dụng các mẫu mã sản phẩm do công ty mẹ sáng chế ra”.

+ Chi phí nghiên cứu và phát triển: “Đây là chi phí như tiền lương cho cán bộ phòng nghiên cứu và phát triển, chi phí phúc lợi khác như chi phí xe cộ đi lại, bảo hiểm, thuê nhà cho công nhân viên, khấu hao nhà xưởng máy móc, thuê xe cộ, chi phí điện thoại, sử dụng phần mềm, đào tạo”

+ Chi phí tài chính: Bao gồm chi phí lỗ chênh lệch tỷ giá.

+ Chi phí khác: Chi phí hủy tài sản

Cách phân loại chi phí này“chủ yếu phục vụ cho việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và đánh giá sự biến động chi phí ở các bộ phận chủ yếu của doanh nghiệp mà không đánh giá hiệu quả cũng như sự biến động của biến phí và định phí Nhằm phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ và lợi nhuận Đưa ra các lựa chọn, các quyết định đầu tư, các sản phẩm sản xuất và tiêu thụ nhằm đạt được mục tiêu tối đa cho doanh nghiệp.”

3.2.2.Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí Đối tượng tập hợp chi phí

Qua khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy công ty sản xuất kinh doanh theo đơn đặt hàng nhưng thực chất công ty sản xuất đại trà, liên tục với quy trình công nghệ phức tạp và khép kín bao gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định.

“Xuất phát từ các đặc điểm trên, đối tượng hạch toán chi phí được tập hợp theo từng công đoạn sản xuất, từng sản phẩm, theo từng bộ phận Mỗi một sản phẩm được mã hóa bởi những ký tự có ý nghĩa loại sản phẩm, chủng loại, xuất sang thị trường nào, khách hàng nào nên đối tượng hạch toán chi phí theo loại sản phẩm cũng chính là hạch toán chi phí theo từng khách hàng, từng thị trường.

Phương pháp tập hợp chi phí

Qua khảo sát tại công ty tác giả nhận thấy công ty đang áp dụng hai phương pháp kế toán quản trị hiện đại là phân bổ chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC) cùng chính sách sản xuất tức thời (Just in time) và thẻ cân bằng điểm (balanced scorecard)

Kế toán quản trị chi phí trên cơ sở hoạt động (Activities based costingABC)

Hầu hết các công ty lớn trên thế giới đã sử dụng kế toán quản trị chi phí trên cơ sở hoạt động và công ty Samsung Electronics Viêt Nam Thái Nguyên cũng áp dụng mô hình này ngay từ khi thành lập vào năm 2014 “Trung tâm chi phí có 3 mục đích chính là trung tâm ghi nhận chi phí khi có nghiệm vụ kinh tế phát sinh, ghi nhận kết quả sản xuất sản phẩm đang ở công đoạn nào, là nơi phân bổ nhân lực (do bộ phận nhân sự quản lý) Trung tâm chi phí có 211 phòng ban lớn nhỏ được chia thành 4 mức độ Trung tâm chi phí là công ty (Company), trung tâm chi phí là nhóm lớn các trung tâm (Team), trung tâm chi phí là nhóm nhỏ các trung tâm (Group) và trung tâm chi phí (part) và đều gọi trung là trung tâm chi phí (Cost center)” Trung tâm chi phí mang trong mình thông tin đầy đủ như: Phòng kế toán tài chính, mua hàng, bán hàng, kế hoạch sản xuất, vận chuyển Người đứng đầu mỗi trung tâm, mỗi trung tâm có bao nhiêu nhân viên, trung tâm là trung tâm sản xuất hay trung tâm bán hàng, trung tâm là trung tâm sản xuất điện thoại di động sản xuất máy hút bụi, trung tâm là chi phí là nơi ghi nhận chi phí sản xuất hay ngoài sản xuất, chi phí bán hàng hay quản lý doanh nghiệp, chi phí được chia nhỏ hơn như chi phí sản sản xuất trực tiếp hay gián tiếp sản xuất.

Cụ thể chi phí được hạch như sau:

+ Đối với chi phí trực tiếp: Samsung sản xuất theo kế hoạch, kế hoạch sản xuất chi tiết cho từng sản phẩm được bán cho thị trường nào, mầu sắc, cân nặng, loại sản phẩm Từng loại sản phẩm được sắp xếp sản xuất vào 1 line riêng biệt, gọi là các trung tâm chi phí riêng lẻ (cost center) Khi chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm phát sinh, các cost center có chức năng ghi lại thông tin và phân bổ đến từng sản phẩm, tiêu thức phân bổ dựa trên số sản phẩm hoàn thành trên line, các chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (tính toán dựa tổng trên lượng nguyên vật liệu cấp trực tiếp vào line, bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và 1 phần chi phí sai sót), chi phí nhân công trực tiếp (mỗi line sẽ có 1 sensor lắp cuối line, ghi lại khoảng thời gian để hoàn thành sản phẩm và số sản phẩm hoàn thành), chi phí sản xuất chung.

+ Đối với chi phí hoạt động: Chi phí được phân bổ cho sản phẩm qua 2 quy trình trong bảng 3.3: (Phụ lục 3.2 - Tổng hợp chi phí hoạt động theo nguyên tắc dự thu, dự chi)

Bảng 3.3: Quy trình phân bổ chi phí hoạt động

Tiêu thức phân bổ (cost driver CD)

Phân bổ chi phí qua trung tâm chi phí (Cost center allocation CCA cycle) giá thành công đoạn

Chi phí của trung tâm chi phí trực tiếp nhưng là gián tiếp sản xuất

Chi phí của trung tâm chi phí trực tiếp

Chi phí phát sinh tại các trung tâm chi phí trực tiếp

Phân bổ chi phí cho sản phẩm (Profit allocation

Tất cả trung tâm chi phí trực tiếp

Phân bổ chi phí cho từng sản phẩm

Thời gian chuẩn (ST), Sản lượng sản xuất, giá trị sản xuất, số điểm chấm trên một sản phẩm

* Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Về chứng từ kế toán:

+ Đối với các hóa đơn trong nước

Khi mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp trong nước kế toán sử dụng hóa đơn đỏ, bảng kê, lệnh mua hàng từ người mua, danh sách phê duyệt mua hàng của trưởng các nhóm bộ phận Đặc điểm của các hóa đơn phải phải đầy đủ các thông tin ngày hóa đơn, tên đơn vị mua, địa chỉ, mã số thuế, đồng tiền sử dụng là tiền Việt Nam đồng VND (trừ hóa đơn xuất khẩu và một số doanh nghiệp được phép sử dụng đồng ngoại tệ để thanh toán), dấu của người bán, chữ ký và tên đầy đủ của người bán hàng, người mua hàng (Phụ lục 3.3 - Bộ chứng từ mua hàng trong nước)

+ Đối với các hóa đơn nước ngoài

Các nhận xét đánh giá kế toán quản trị chi phí tại công ty Samsung

Qua khảo sát về công tác kế toán nói chung và công tác KTQT chi phí nói riêng tác giả nhận thấy công ty đã đạt được những kết quả nhất định.

Thứ nhất: Công ty đã vận dụng đúng chế độ kế toán hiện hành về hạch toán chi phí theo quy định hiện hành Xác định chính xác đối tượng tập hợp chi phí, vận dụng phương pháp tập hợp chi phí phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.

Thứ hai:“Công ty đã vận dụng phân loại chi phí theo nội dung kinh tế như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thuận tiện cho việc lên báo cáo kết quả kinh doanh Đồng thời ghi nhận chi phí theo đúng trung tâm chi phí”.”

Thứ ba: “Công ty đã quan tâm đến việc xây dựng và sử dụng các học thuyết hiện đại như mô hình phân bổ chi phí cho sản phẩm trên cơ sở hoạt động (Activity based costing ABC) giúp việc quản lý chi phí và phân bổ giá thành được hợp lý hơn”

Thứ tư: Công ty áp dụng phần mềm kế toán SAP và Single ID để quản lý về mặt nhân sự cũng như để lưu trữ dữ liệu Nhờ đó mà công tác dự toán chi phí cũng như quản lý chi phí hiệu quả hơn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì kế toán quản trị chi phí vẫn còn đó một số tồn tại.

Tuy nhiên kế toán quản trị chi phí tại công ty còn tồn tại nhiều vấn đề sau:

Thứ nhất: Phân loại chi phí

Việc phân loại chi phí của các doanh nghiệp này hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của KTQT “Doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc phân loại chi phí theo chức năng hoạt động.“Với cách phân loại như vậy chỉ phục vụ cho việc lập báo cáo kết quả kinh doanh và chi phí sản xuất theo các yếu tố phục vụ cho mục đich kế toán Việc phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động (theo cách ứng xử của chi phí) để phân chia chi phí thành chi phi biến đổi và chi phí cố định, chi phí hỗn hợp, hay phân loại chi phí theo trách nhiệm quản lý để chi phí thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được hay căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các đối tượng kế toán chi phí để chia chi phí thành chi phí gián tiếp và chi phí trực tiếp thì công ty chưa thực hiện được” Điều này dẫn đến thông tin về kế toán cung cấp còn chưa thực sự đầy đủ và không đáp ứng được yêu cầu quản lý, phân tích, đánh giá để có những biệt pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận”cho doanh nghiệp.

Ví dụ: “Chi phí sản xuất chung doanh nghiệp chưa phân định đâu là phần định phí chi phí sản xuất chung, đâu là phần biến phí chi phí sản xuất chung Theo quy định chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho thì chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phải được phân bổ theo các tiêu thức khác nhau Trong khi tại doanh nghiệp sử dụng một tiêu thức phân bổ duy nhất cho chi phí sản xuất chung của mỗi phân xưởng (theo thời gian chuẩn để sản xuất ra 1 sản phẩm (standard time ST) với SUB, the số điểm chấm (insert score) với SMD ).

Thứ hai: “Công tác lập dự toán chi phí còn gặp nhiều khó khăn do sự phối hợp giữa các phòng ban còn hạn chế Và công ty chưa lập định mức chi phí theo trung tâm chi phí (chi tiết theo các phòng ban)”

Theo KTQT hiện đại việc“lập chi phí định mức theo các phòng ban, bộ phận sẽ giúp cho người làm kế toán quản lý chi phí tại các phòng ban được dễ dàng hơn.KTQT chi phí căn cứ vào định mức chi phí của các phòng ban “Nếu lập định mức chi phí theo phòng ban, khi làm kế hoạch nếu các phòng ban thấy cần tăng chi chi phí lên thì cần phải giải trình lý do và được sự phê duyệt phó giám đốc công ty Nếu làm được điều này thì dự toán chi phí nhân công trực tiếp,”chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được chính xác và quản lý được rủi ro cũng như dự toán được tiền, nguồn lực để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của công ty”.

Thứ ba: Công tác thu thập thông tin chi phí gặp những khó khăn nhất định do người trực tiếp đưa số liệu lên hệ thống lại không phải là kế toán viên.

Do công ty có hơn 100 các phòng ban tương ứng với nó là rất nhiều giao dịch, chi phí đi kèm đa dạng hóa về chủng loại và số lượng “Công ty có rất nhiều hệ thống và các hệ thống được kết nối với hệ thống phòng kế toán Vì vậy số liệu chi phí được chuyển lên hệ thống kế toán qua rất nhiều hệ thống khác Do đó, người quản lý chi phí rất khó kiểm soát Trong khi người trực tiếp đưa số liệu chi phí lên lại là những người tại các phòng ban, bộ phận, họ chưa được đào tạo về kế toán nên gây khó khăn rất nhiều cho KTQT chi phí” Họ chưa có khái niệm chi phí trích trước, phân bổ chi phí, khấu hao

Thứ tư: Việc xử lý và phân tích thông tin

Hiện tại công ty áp dụng rất nhiều tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm nên khó khăn cho việc phân tích Cũng như chưa kiểm soát được tính hợp lý và chính xác của các tiêu thức.

“Việc áp dụng chu trình phân bổ trên cơ sở hoạt động (ABC) cũng như áp dụng học thuyết “Just in time” có vấn đề lớn nhất là tiêu thức phân bổ Hiện nay công ty đang sử dụng rất nhiều tiêu thức phân bổ trong khi người làm kế toán quản trị chưa được đào tạo và nắm rõ về bản chất tiêu thức phân bổ Các tiêu thức phân bổ được tự động chạy trên hệ thống, người làm kế toán quản trị chỉ lấy dữ liệu từ hệ thống về mà chưa hiểu rõ bản chất của tiêu thức, vì sao sử dụng tiêu thức này Do vậy rất khó để kiểm soát tính chính xác và hợp lý của các tiêu thức Một khi tiêu thức sai tức là kết quả phân bổ chi phí sai và kết quả phân tích chi phí thiếu chính xác có thể làm sai lệch báo cáo phân tích chi phí của bộ phận KTQT chi phí”.

Thứ năm: Việc cung cấp thông tin chi phí để báo cáo quản trị thực sự trở thành công cụ quản lý sắc bén cho ban lãnh đạo. Đối với báo cáo chi phí hiện tại công ty chưa tách được chi phí thành biến phí và định phí vì vậy mà các thông tin về chi phí được chi tiết, đầy đủ.

Thứ sáu: Việc tổ chức bộ máy kế toán.

Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp chính là việc xác định biên chế, phân công công việc cho nhân viên kế toán và xác lập mối quan hệ của bộ phận kế toán với các bộ phận khác trong doanh nghiệp Để KTQT được tốt đòi hỏi phải có sự công tác với thái độ tốt nhất và tận tình cao nhất của nhân viên KTQT và các phòng ban khác “Vì vậy người làm KTQT phải có một cách cư xử khéo léo và đúng mực Hiện nay bộ phận kế toản quản trị chỉ mang tính chất thu nhận xử lý và cung cấp thông tin thông qua báo cáo tài chính mà chưa có những dự báo cho tương lai và các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro Hơn thế nữa doanh nghiệp chưa xác định rõ đâu là phần việc của KTQT, đâu là phần việc của kế toán tài chính”.

Yêu cầu và nguyên tắc quản trị chi phí tại công ty Samsung

4.2.1.Định hướng phát triển của công ty

Trong giai đoạn hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật thì lĩnh vực điện tử đóng vai trò thực sự cần thiết đối với nền kinh tế.“Con người luôn hướng tới các sản phẩm tốt nhất và rẻ nhất trong khi công ty ngày ngày cải tiến, tích cực hạ giá thành sản phẩm bằng việc quản lý tốt chi phí của mình Với đa dạng hóa sản phẩm của mình công ty đang hướng tới đáp ứng hết các nhu cầu của các phân khúc thị trường bằng việc có hơn 100 mẫu điện thoại các loại có giá trị khác nhau tùy theo khu vực bán hàng Trong những năm tiếp theo công ty sẽ đầu tư thêm máy móc thiết bị và mở rộng sản xuất cùng với việc thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm tạo ra những mẫu sản phẩm độc đáo với chất lượng cao cùng với giá thành thấp.”Công ty có tầm nhìn và chiến lược là

“hãy đổi mới tất cả trừ vợ và con của bạn”.

4.2.2.Yêu cầu hoàn thiện Để phát huy vai trò là công cụ quản lý kinh tế tài chính trong đơn vị và vai trò cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, việc hoàn thiện tổ chức KTQTCP tại công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên phải đáp ứng các yêu cầu sau:

(1) Đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động, đặc điểm tổ chức quản lý, quy mô, phạm vi kinh doanh và trình độ quản lý của công ty Từ những đặc điểm kinh doanh về sản xuất điện thoại di động và máy hút bụi công ty, đến trình độ quản lý của ban lãnh đạo công ty và nhân viên phòng kế toán, mà đưa ra những chính sách hoàn thiện KTQT một cách hợp lý, việc áp dụng vào công ty cần đi từ những điều cơ bản, cần thiết nhất, giúp cho mọi nhân viên trong công ty thích nghi với sự đổi mới này một cách kịp thời, nhanh chóng, tạo nên hiệu quả làm việc tốt nhất.

(2) “Phù hợp với trình độ, trang bị,“sử dụng các phương tiện tính toán cũng như biên chế của bộ máy kế toán và trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán hiện có. Hiện tại, công ty đã đưa công nghệ thông tin áp dụng cho quản lý cũng như trong công việc kế toán Các nhân viên kế toán của công ty thực hiện công việc kế toán tài chính là chủ yếu.”Vì vậy, công tác kế toán tại công ty đòi hỏi trình độ nhân viên kế toán phải được nâng cao”.

(3) Phải xuất phát từ yêu cầu của tình hình thực tiễn, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả:“KTQT được thực hiện không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh hiện có của doanh nghiệp, đồng thời phải đem lại hiệu quả, thể hiện ở chỗKTQT phải cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp các thông tin cần thiết để họ có thể đưa ra các quyết định đúng đắn KTQT được tổ chức thực hiện phải thể hiện được kết quả mà nó đem lại lớn hơn chi phí phục vụ cho bản thân nó.”

(4) “Phải trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và hoàn thiện những cái đã có một cách hiệu quả nhất KTQT được thực hiện không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của công ty, không quá lạm dụng việc áp dụng KTQT mà sao nhãng việc để ý chú trọng tới các báo cáo của kế toán tài chính KTQT được tổ chức thực hiện phải đưa được kết quả mà nó mang lại lớn hơn chi phí phục vụ bản thân nó”.

KTQT nói chung và KTQT“chi phí nói riêng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng Đây là công cụ hữu hiệu để quản lý, kiểm soát chi phí và ra các quyết định kinh doanh Tuy nhiên thực hiện KTQT chi phí như thế nào để nó thực sự phát huy vai trò của mình là vấn đề đặt ra với công ty Vậy doanh nghiệp cần xác định nội dung cụ thể, khai thác tốt các phương pháp kỹ thuật để phát huy vai trò cung cấp thông tin thực hiện chức năng quản trị chi phí tại doanh nghiệp.”

Các kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty

4.3.1.Hoàn thiện phân loại chi phí

Phân loại chi phí là công việc đầu tiên và vô cùng quan trọng với hệ thống KTQTCP phải thực hiện Để có thể lập dự toán, kiểm soát và đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí, một điều kiện tiên quyết là phải có sự hiểu biết sâu sắc về chi phí của công ty mình Chính vì vậy ngoài cách phân loại chi phí theo mục đích và theo chức năng giống như kế toán tài chính, công ty phải phân loại chi phí theo một số tiêu thức sau.

*Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động:

Mức độ hoạt động của doanh nghiệp sản xuất điện thoại di động và các thiết bị điện tử được thể hiện ở khối lượng các thiết bị điện tử.“Tuy nhiên tính biến đổi hay cố định của các khoản chi phí không phải chỉ thuần túy phụ thuộc vào khối lượng sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Theo tiêu thức phân loại này chi phí trong doanh nghiệp được sắp xếp thành chi phi biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp.”

Bảng 4.1 Phân loại chi phí của doanh nghiệp sản xuất điện thoại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động

1 Nguyên vật liệu (IC, tụ, nhựa, bản mạch, chip ) 

2 Lương của công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng 

3 Các khoản trích theo lương của công nhân tại các phân xưởng 

4 Chi phí nhân công gián tiếp (lương & các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất )

5 Chi phí công cụ dụng cụ cho các phân xưởng sản xuất (băng dính, khay đựng sản phẩn, bao bì đóng gói hàng…)

6 Chi phí khấu hao TSCĐ (máy móc, thiết bị sản xuất & nhà xưởng) 

7 Chi phí điện, nước trong phân xưởng sản xuất 

8 Chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị 

9 Chi phí khác (điện thoại, …) (nếu có) 

II BỘ PHẬN HỖ TRỢ SẢN XUẤT

1 Chi phí nhân công (lương & các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý hành chính) 

2 Chi phí vật liệu, dụng cụ quản lý (văn phòng phẩm, bàn ghế…) 

3 Chi phí khấu hao TSCĐ (nhà văn phòng và thiết bị quản lý, ô-tô con) 

4 Chi phí điện, nước, trong văn phòng quản lý 

6 Chi phí hội họp, tiếp khách 

7 Các chi phí khác (chi phí đi lại…) 

Dựa vào cách phân loại này nhà quản trị doanh nghiệp sẽ biết được khoản chi phí nào có thể thay đổi, khoản chi phí nào không thể thay đổi trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định phù hợp.

Chi phí hỗn hợp là“những chi phí bao gồm cả biến phí và định phí Ở một mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện là định phí Khi vượt khỏi mức độ căn bản thì chi phí hỗn hợp bao gồm cả định phí và biến phí Trong trường hợp những chi phí hỗn hợp thì xác định xem chi phí đã vượt mức độ hoạt động căn bản chưa”.”Nếu vượt qua tức là lúc này chi phí hỗn hợp có dạng như sau:

Y: Chi chí hỗn hợp a: Định phí b: là hệ số biến phí (biến phí trên một mức độ hoạt động) x: mức độ hoạt động

Lúc này KTQT tại công ty có thể sử dụng một trong các phương pháp như:

“cực đại cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán, phương pháp bình phương bé nhất để phân tách chi phí hỗn hợp thành chi phí biến đổi và định phí Hiện tại công ty nên áp dụng phương pháp cực đại cực tiểu để phân tách chi phí hỗn hợp thành chi phí biến đổi và định phí vì nó dễ thực hiện với chủng loại chi phí đa dạng như hiện nay”.

4.3.2.Hoàn thiện việc xác định chi phí cho đối tượng chịu phí

Hiện tại công ty đã tiến hành lập dự toán chi phí cho 1 năm tiếp theo, 6 tháng tiếp theo và tháng hiện tại Nhưng khó khăn của công tác dự toán là sự phối hợp của rất nhiều phòng ban Như doanh thu thì cần sự phối hợp tốt của phòng bán hàng, khi có doanh thu sẽ dự tính được chi phí bản quyền sáng chế (chi phí bản quyền sáng chế tính trên doanh thu của bán hàng trực tiếp) chi phí cần sự phối hợp tốt của tất cả các phòng ban như chi phí logistic, chi phí bảo hiểm, chi phí khuôn và các chi phí văn phòng phẩm khác và đặc biệt là chi phí nguyên vật liêu vì nó chiếm đến 85% doanh thu thuần của doanh nghiệp Dự toán chi phí phát sinh còn phụ thuộc vào chi phí thực thực tế của các kỳ trước vì vậy KTQT cần suy nghĩ kỹ cho các quyết định của mình “Doanh nghiệp cần phân biệt giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định căn cứ vào lượng sản xuất ra trong kỳ, kế hoạch bán trong kỳ để tư đó tính được lượng tồn kho cuối cùng của doanh nghiệp Trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể tiến hành lập dự toán theo cách ứng xử của chi phí theo mẫu sau:

Bảng 4.2 Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí

Doanh thu của số sản phẩm sản xuất trong 1 tháng của 1 phân xưởng

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (1)

- Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất (2)

- Biến phí sản xuất chung (3)

- Biến phí bán hàng và quản lý DN (4)

Lợi nhuận gộp (C = A – B) Định phí

- Định phí bán hàng và quản lý DN (6)

Số liệu dự toán của cấp cơ sở được trình lên ban lãnh đạo cấp cao xem xét và quyết định để ngăn chặn các tình huống dự toán quá thấp hoặc quá cao dẫn đến hoạt động không hiệu quả và lãng phí.“Ban lãnh đạo công ty căn cứ vào số liệu dự toán chi tiết của cấp dưới sẽ xây dựng nên những bản dự toán có cơ sở và có tính thống nhất cao Khi công ty áp dụng quy trình dự toán trên sẽ có những ưu điểm như là: Mọi cấp quản lý của công ty, từ thấp đến cao, đều có góp phần vào quá trình xây dựng dự toán, dự toán được lập từ cấp cơ sở nên có độ tin cậy và chính xác cao, do được tham gia vào quá trình dự toán và các chỉ tiêu được tự đề đạt nên quản trị cấp cơ sở sẽ thực hiện kế hoạch một cách chủ động hơn,”thoải mái hơn và khả năng hoàn thành kế hoạch sẽ cao hơn”.

4.3.3.Hoàn thiện việc lập dự toán chi phí sản xuất

Dựa vào dự toán số lượng tiêu thụ trong năm tới kế toán lập dự toán chi phí nguyên vật liêu và chi phí hoạt động cho doanh nghiệp cụ thể:

Dự toán chi phi ngyên vật liêu:

Kế toán căn cứ vào“giá mua vào trong năm hiện tại cùng với sự biến động của giá cả thị trường trong năm để có thể dự đoán được xu hướng biến động của giá nguyên vật liệu trong tương lai Còn khối lượng nguyên vật liệu được bộ phận Nghiên cứu và phát triển cung cấp về định mức tiêu hao nguyên vật liệu trên mỗi sản phẩm sản xuất ra (Bảng 4.3).

Bảng 4.3 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu sản phẩm galaxy S7 Đơn vị: USD

Mã code Tên nguyên vật liệu Tỷ lệ

GH02-00901B TAPE ETC-RF HOLE;GT-I9300,PC 12 0.42 5

GH68-37033T LABEL(R)-GT-I9300 MAIN-EU-

GH90-12135A PAA MAIN-GT_I9300(GH68-

GH97-13441B MEA FRONT-OCTA LCD

GH98-23341B ASSY CASE-REAR;GT-

GH98-23340B ASSY COVER-BATT;GT-

GH94-06500A ASSY SMD-GT_I9300/M16;GT-

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Kế toán căn cứ vào sản lượng bán hàng trong năm tới và từ đó có kế hoạch tuyển dụng nhân sự cũng như dự toán các khoản trích theo lương Đồng thời dựa vào chỉ số giá tiêu dùng nhằm xác định mức lương trong tương lai (Bảng 4.4).

Bảng 4.4 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Chỉ tiêu Năm thực tế 2018 Năm dự toán 2019

Tổng lao động trực tiếp

Hàng năm, bộ phận khảo sát thị trường của Công ty mẹ sẽ tiến hành phân bổ nhu cầu đến từng công ty con, bao gồm cả SEVT Sản lượng sản xuất năm 2018 là 103,005 (nghìn sản phẩm), chi phí nhân công trực tiếp là 258,342,303.55 (triệu USD), chỉ số giá tiêu dùng 4%.

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp = 258,342,303.55 x 121,007 x 104%

Dự toán chi phí sản xuất chung

Công ty cần tiến hành lập tự toán theo phòng ban Tức là mỗi phòng ban sẽ lập dự toán chi phí riêng cho mình theo kế hoạch bán hàng trong tương lai Đến khi thực hiện căn cứ vào định mức sử dụng để có các quyết định quản trị hợp lý.

Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

CPBH ở công ty là những hao phí phát sinh liên quan tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm, hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

CPQLDN ở công ty là những hao phí liên quan đến hoạt động tổ chức hành chính, văn phòng của doanh nghiệp.

CPBH (Bảng 4.5) và CPQLDN (Bảng 4.6) bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố thể hiện một nội dung kinh tế như lương nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao tài sản cố định Do đó có thể xây dựng dự toán theo từng yếu tố Tuy nhiên các yếu tố còn phụ thuộc vào quy mô hoạt động, sản lượng tiêu thụ, cơ cấu tổ chức hoạt động nên dự toán theo các yếu tố này phức tạp, mất thời gian Do CPBH và CPQLDN là các chi phí hỗn hợp nên khi lập dự toán cần phân tách biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp,”định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp Đối với biến phí có thể dự toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ và đơn giá biến phí của một đơn vị sản phẩm dịch vụ tiêu thụ hoặc căn cứ vào doanh thu tiêu thụ và tỷ suất biến phí tiêu thụ.

Bảng 4.5 Bảng dự toán chi phí bán hàng cho sản phẩm galaxy S8

BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH

Năm:2019 Sản phẩm dịch vụ: Điện thoại Đơn vị: Triệu SP, $

1 Số lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ 7 6 4 2 19

2 Đơn giá bán của sản phẩm, dịch vụ 657 657 657 657 2,628

4 Đơn giá biến phí ($/sản phẩm, dịch vụ) 349 349 349 349 1,396

5 Tổng biến phí bán hàng (chi phí hoa hồng) 1.4 1.2 0.8 0.4 3.8

6 Tổng định phí bán hàng 8 8 8 8 32

7 Tổng chi phí bán hàng theo dự toán 9.4 9.2 8.8 8.4 35.8

Trong đó: khấu hao TSCĐ 6.5 6.5 6.5 6.5 26

Người lập: Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, việc lập dự toán cũng được thực hiện tương tự như dự toán chi phí bán hàng.

Bảng 4.6 Bảng dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH

1 Tổng thời gian lao động trực tiếp

2 Đơn giá biến phí quản lý doanh nghiệp

3 Biến phí quản lý doanh nghiệp

4 Định phí quản lý doanh nghiệp

5 Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong đó: khấu hao TSCĐ

Người lập: Sau khi xác định được các bảng dự toán ta có thể so sánh giữa thực hiện với định mức (dự toán) về các yếu tố kinh doanh, qua đó phân tích đánh giá tìm hiểu các nhân tố giá và lượng đã làm cho chi phí kinh doanh biến động như thế nào?

Điều kiện thực hiện các giải pháp

Để thông tin kế toán quản trị chi phí thực sự trở thành thông tin hữu ích cho người sử dụng, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán quản trị chi phí nói riêng cần được hoàn thiện ở rất nhiều nội dung với những khía cạnh khác nhau Để thực hiện tốt những nội dung đó đòi hỏi phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết, đồng bộ cả ở tầm vĩ mô và vi mô gồm:

(1) Nhà nước cần“hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế tài chính, đồng thời hoàn thiện chế độ kế toán sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường Việt Nam, vừa phù hợp với các thông lệ,”chuẩn mực kế toán quốc tế”.

(2) “Nhà nước nên ban hành các tài liệu,“văn bản dưới nhiều hình thức phù hợp để hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc tổ chức, vận dụng kế toán quản trị. Bên cạnh đó, Bộ tài chính cần có một chính sách kế toán phân định phạm vi phản ánh của KTTC và KTQTCP cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện KTQTCP trong các doanh nghiệp Cần có sự thống nhất cơ bản về tổ chức”KTQTCP”.

(3) “Nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý để các loại hình doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, qua đó các doanh nghiệp thấy sự cần thiết của KTQTCP trong quản lý tài chính”.

(4) “Nhà nước nên có“chính sách khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn kế toán tài chính, “kế toán quản trị chi phí trong nền kinh tế quốc dân, để giúp cho kế toán quản trị chi phí ngày”càng phát triển và hoàn thiện hơn”.

4.4.2.Về phía công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên

(1) Công ty cần đưa nhân viên của mình sang những công ty thành viên đã đi vào hoạt động từ lâu và ở những nước có nền kinh tế phát triển cùng với sự phát triển của kế toán quản trị như Nhật, Mỹ, Pháp và Nga.

(2) Hệ thống KTQT không có một quy chuẩn pháp lý chung nào về hình thức lẫn nội dung báo cáo Do đó, công ty cần phải tự xây dựng hệ thống chỉ tiêu quản trị cụ thể theo mục tiêu quản trị đặt ra Chỉ tiêu này phải đảm bảo so sánh được giữa các thời kỳ để đưa ra được các đánh giá chính xác về thực tế tình hình hoạt động của công ty

(3) Công ty cần xây dựng một đội ngũ nhân viên làm công tác kế toán không những có chuyên môn nghiệp vụ mà còn có sự hiểu biết về lĩnh vực, nghành nghề điện tử, từ đó mới có thể đưa ra các phân tích đánh giá chính xác trên cơ sở số liệu thu thập được.

(4) Công ty cần xây dựng quy trình sản xuất kinh doanh thống nhất, thiết lập hệ thống quản lý quá trình bán hàng và đẩy mạnh kinh doanh Điều này giúp cho công ty nắm bắt được tình hình kinh doanh nhanh nhất, và giúp cho bộ phận KTQT thu thập được số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho quá trình lập báo cáo.

(5) Các báo cáo KTQT cần được sử dụng kết hợp với các báo cáo khác của công ty như báo cáo về thị trường, đối thủ cạnh trạnh để ban lãnh đạo công ty có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố đang tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh những điều kiện trên, công ty cũng cần ứng dụng công nghệ thông tin vào việc sử lý số liệu, kết hợp chặt chẽ giữa việc phân tích số liệu KTTC và các báo cáo KTQTCP để đưa ra những đánh giá đúng đắn nhất, phục vụ cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo công ty

4.5.Những hạn chế trong nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam

* Những hạn chế trong nghiên cứu.

Do có những giới hạn về thời gian, không gian nghiên cứu nên luận văn còn có những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, hệ thống tài liệu tham khảo cho luận văn chưa nhiều, chủ yếu là các sách, giáo trình xuất bản trong nước về KTQT nói chung và các tài liệu tham khảo về KTQTCP của một số tác giả viết trong các nghiên cứu của mình được đăng trên các trang báo, tạp chí chuyên ngành Chưa có sự tiếp cận với các sách chuyên ngành của các tác giả nước ngoài về KTQTCP.

Thứ hai, “do hạn chế trong kinh nghiệm khảo sát, phỏng vấn nên câu hỏi chưa phong phú, chưa trọng tâm vào đặc thù của KTQTCP do đó kết quả công tác điều tra có thể còn có những thiếu sót”.

Thứ ba, Đây là lần đầu tiên tôi tiếp cận với cách trình bày luận văn mới nên trong trình bày, diễn đạt theo các nội dung của luận văn không tránh khỏi những hạn chế.

Thứ tư, Luận văn chưa đi sâu nghiên cứu từng loại chi phí và phương pháp nhằm quản trị chi phí đồng thời hạ giá thành sản phẩm.

* Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.

Ngày đăng: 01/03/2023, 19:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w