Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 105 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
105
Dung lượng
611 KB
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp Trung tâm đào tạo quốc tếLỜI NÓI ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài:Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động vì nó là nguồn thu nhập chính đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và gia đình họ. Thu nhập của người lao động hay còn gọi là lương bổng luôn được coi là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi người và của toàn xã hội. Thông qua thu nhập bình quân của người dân một quốc gia cũng phần nào nói lên sự phát triển về kinh tế xã hội của quốc gia đó, bởi vậy cải thiện và nâng cao mức sống của người dân luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ các nước. Trong những năm gần đây, ở nước ta, để cải thiện và nâng cao mức sống của người dân, Chính phủ đã liên tục ra các quyết định về điều chỉnh hệ số lương và mức lương tối thiểu cho người lao động. Sự thay đổi đó đã góp phần đảm bảo cho cuộc sống của người lao động ngày càng tốt đẹp hơn. Đối với các doanh nghiệp, tiền lương có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là một yếu tố chi phí quan trọng, là bộ phận cấu thành giá thành củasản phẩm. Còn đối với một đất nước, tiền lương là sự cụ thể hoá quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động trong xã hội tạo ra. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sức lao động trở thành hàng hoá thì tiền lương là một nhân tố quan trọng kích thích người lao động tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao trình độ tay nghề, gắn trách nhiệm của người lao động với công việc để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải áp dụng hình thức trảlương như thế nào cho phù hợp với tính chất và đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, để tiền lương thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động hăng say làm việc. Hầu hết các doanh nghiệp chưa thực sự phát huy được vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương và côngtáctrảlương còn nhiều bất cập. Nguyễn Thị Thanh Tâm K39-A5B
Luận văn tốt nghiệp Trung tâm đào tạo quốc tếBởi vậy không ngừng hoànthiệncôngtáctrảlương là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp.Nhận thức được tầm quan trọng củacôngtáctrảlương và thông quan việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động trảlương tại TổngcôngtyRauquả,nông sản, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiệncôngtáctrảlươngcủaTổngcôngtyRauquả,nông sản” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn những ý kiến đóng góp của mình có thể phần nào hoànthiện hơn côngtáctrảlươngcủaTổngcông ty.2. Mục tiêu nghiên cứu:Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về tiền lươngcủa doanh nghiệp; phân tích thực trạng côngtáctrảlương tại TổngcôngtyRauquả,nông sản; từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoànthiệncôngtáctrảlươngcủaTổngcôngtyRauquả,nôngsản trong thời gian tới.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:- Đối tượng nghiên cứu: Côngtáctrảlươngcủa doanh nghiệp.- Phạm vi nghiên cứu: TổngcôngtyRauquả,nôngsản trong thời gian 3 năm 2004, 2005, 2006.4. Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng – duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra khảo sát…5. Nội dung nghiên cứu: Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn còn được chia thành 3 chương:Chương I: Một số lý luận cơ bản về tiền lươngcủa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.Chương II: Thực trạng côngtáctrảlương tại TổngcôngtyRauquả,nông sản.Chương III: Một số giải pháp nhằm hoànthiệncôngtáctrảlươngcủaTổngcôngtyRauquả,nông sản.Nguyễn Thị Thanh Tâm K39-A5B
Luận văn tốt nghiệp Trung tâm đào tạo quốc tếCHƯƠNG IMỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNGCỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGI. Khái niệm, bản chất và vai trò của tiền lương:1. Khái niệm:Tiền lương hay còn gọi là thù lao lao động, thu nhập lao động, tiền công lao động,…Trên thế giới khái niệm và cơ cấu về tiền lương rất đa dạng.Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Tiền lương là sự trảcông hoặc thu nhập, dù là tên gọi nào, cách tính nào mà được trả bằng tiền và được ấn định bằng sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng cho một công việc đã được thực hiện hay sẽ phải thực hiện hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”.Ở Việt Nam, mỗi thời kỳ có một khái niệm khác nhau về tiền lương. Theo quan điểm cũ (trong nền kinh tế bao cấp) tiền lương là một bộ phận thu nhập quốc dân được phân bố cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượngcủa mỗi người. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương vừa được trả bằng tiền, vừa được trả bằng hiện vật và những quy định về tiền lương mang nặng tính chất phân phối, cấp phát. Do đó không khuyến khích tinh thần sáng tạo, tính chủ động, nâng cao trình độ chuyên môn, không gắn với lợi ích, hiệu quả mà họ sáng tạo ra vì tiền lương không đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Đến năm 1993, Đảng và Nhà nước có những quy chế, quy định mới trong chính sách tiền lương, đưa ra những quy định tiến bộ hơn về tiền lương. Lúc này “Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành thông qua thoả thuận giữa Nguyễn Thị Thanh Tâm K39-A5B
Luận văn tốt nghiệp Trung tâm đào tạo quốc tếngười sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”. Theo điều 55 của Bộ luật lao động “Tiền lươngcủa người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc, mức lươngcủa người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.Đây là những khái niệm mang tính chất tổng quát về tiền lương, còn khái niệm tiền lương mà trong thực tế ở các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội Việt Nam vẫn dùng ngầm chỉ lương cơ bản sẽ được ghi rõ là lương cơ bản.2. Bản chất của tiền lương:Tiền lương là một phạm trù gắn với phạm trù lao động. Song lao động là một phạm trù vĩnh viễn, còn tiền lương là phạm trù lịch sử, nó ra đời tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hàng hoá. Tiền lương là một hình thức trảcông lao động.Trong nền kinh tế thị trường để đo lường hao phí lao động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm người ta có thể sử dụng thước đo tiền tệ thông qua việc trả lương.Bản chất của tiền lương thay đổi tuỳ theo điều kiện, trình độ phát triển và nhận thức của con người. Với trình độ khác nhau, trong những giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người tiền lương được hiểu không giống nhau.Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tiền lương là một phần của thu nhập quốc dân. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường thì tiền lương được coi là giá cả sức lao động. Giờ đây, tiền lương không phải chỉ đơn thuần là giá cả sức lao động nữa mà nó còn bao gồm nhiều yếu tố khác. Tiền lương được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khác với trao đổi hàng hoá thông thường, tiền lương là một phạm trù thuộc lĩnh vực phân phối,do đó nó phải xuất phát từ yêu cầu của Nguyễn Thị Thanh Tâm K39-A5B
Luận văn tốt nghiệp Trung tâm đào tạo quốc tếxã hội và do các quy luật xã hội quyết định. Bởi vậy, nguyên tắctrả lương, hệ số lương và mức lương cụ thể của người lao động cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ lịch sử nhất định. Khi xây dựng chính sách tiền lương phải xuất phát từ những yêu cầu sau: Một là: tiền lương phải được giải quyết trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cho tất cả các thành phần kinh tế theo yêu cầu của cơ chế thị trường. Hai là: trong sản xuất kinh doanh phải xem xét tiền lương ở hai phương diện, tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất kinh doanh do đó phải tính đúng, tính đủ các yếu tố hợp thành tiền lương. Mặt khác, tiền lương là một bộ phận thu nhập của doanh nghiệp phân phối cho các thành viên trong doanh nghiệp do vậy tiền lương phải do chính các doanh nghiệp tự tạo ra từ kết quả hoạt động kinh doanh.Việc trảlương phải kết hợp hài hoà ba lợi ích: - Đảm bảo cho doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Đảm bảo duy trì và phát triển doanh nghiệp (bảo toàn vốn, tái tạo tài sản cố định,…). - Đảm bảo đời sống của người lao động. 3. Vai trò của tiền lương: Tiền lương là một trong những công cụ kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động. Vì vậy sử dụng tiền lương làm đòn bẩy nhằm đảm bảo sản xuất phát triển, duy trì một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức kỷ luật vững, đòi hỏi côngtác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp phải được đặc biệt coi trọng. Tiền lương có một vai trò rất lớn, không chỉ đối với bản thân người lao động mà còn đối với hoạt động của đơn vị sử dụng lao động.Nguyễn Thị Thanh Tâm K39-A5B
Luận văn tốt nghiệp Trung tâm đào tạo quốc tế- Tiền lương luôn gắn liền với người lao động, là nguồn sống chủ yếu của bản thân người lao động và gia đình họ. Tiền lương kích thích người lao động nâng cao năng lực làm việc của mình, phát huy mọi khả năng vốn có để tạo ra năng suất lao động, vươn tới tầm cao hơn của tài năng, sức lực và sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị. Như vậy, khi người lao động làm việc có năng suất cao, đem lại hiệu quả rõ rệt thì chủ sử dụng cần quan tâm tới việc tăng lương cao hơn để kích thích người lao động. Ngoài việc tăng lương, chủ sử dụng lao động cần áp dụng biện pháp thưởng. Số tiền này bổ sung cho tiền lương, mang tính chất nhất thời, không ổn định nhưng lại có tác động mạnh mẽ tới năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.- Tiền lươngtác động tích cực đến việc quản lý tài chính, quản lý lao động và kích thích sản xuất. Nó cũng được sử dụng như một biện pháp củng cố và tăng cường kỷ luật lao động, đề cao hệ thống trách nhiệm trong các đơn vị sử dụng lao động.Chính từ vai trò đặc biệt quan trọng của tiền lương, để tiền lương thực sự là thước đo cho mỗi hoạt động của từng cơ sở kinh tế, từng người lao động và là đòn bẩy kinh tế, đòi hỏi tiền lương phải thực hiện được chức năng cơ bản của nó, tức là đảm bảo cho người lao động không những duy trì được cuộc sống thường ngày trong suốt quá trình lao động, bảo đảm tái sản xuất sức lao động một cách tốt nhất mà còn đủ khả năng để dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi không còn khả năng lao động hoặc trong những trường hợp gặp bất trắc, rủi ro.Đối với đơn vị sử dụng lao động thì tiền lương là một bộ phận quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực. Do đó, việc lập ra được một chế độ tiền lương có tính cạnh tranh là điều hết sức quan trọng đối với việc thu hút và lưu giữ nhân tài phục vụ cho tổ chức, từ đó cung cấp được cơ sở vững chắc để doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh trên thị trường.Nguyễn Thị Thanh Tâm K39-A5B
Luận văn tốt nghiệp Trung tâm đào tạo quốc tế4. Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương:Khi điều chỉnh tiền lương phải tuân thủ theo ba nguyên tắc sau đây:Thứ nhất, tiền lương phải được trả trên cơ sở sức lao động và năng suất lao động. Những lao động có trình độ nghề nghiệp cao, thành thạo và chất lượng cao thì được trảcông cao và ngược lại. Do vậy, tiền lương phải phản ánh đúng giá trị của sức lao động và được coi là giá cả sức lao động.Thứ hai, trảlương phải căn cứ vào điều kiện lao động cụ thể. Việc trảcông lao động phải tính đến thực trạng của quá trình lao động để kịp thời động viên năng lực sẵn có, giải phóng sức lao động và bù đắp khó khăn mà người lao động phải gánh chịu nhằm nâng cao năng suất lao động. Trong quá trình lao động, người lao động chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như điều kiện và môi trường lao động, mức độ nặng nhọc củacông việc, do vậy, việc trảlương phải đảm bảo tính hợp lý, thông qua chế độ phụ cấp nhằm bù đắp hao phí lao động cho người lao động.Thứ ba, trảlương trên cơ sở của sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Sự thoả thuận là yếu tố tinh thần căn bản của tiền lương trong quan hệ hợp đồng lao động.II. Tổ chức côngtáctrảlương trong doanh nghiệp:1. Xây dựng chính sách tiền lươngcủa doanh nghiệp:1.1. Nguyên tắc, căn cứ và yêu cầu xây dựng chính sách tiền lươngcủa doanh nghiệp1.1.1. Các nguyên tắc xây dựng chính sách tiền lương:Để xây dựng chính sách tiền lương phù hợp, các nhà quản trị cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:- Nguyên tắc tập trung dân chủ:Nguyên tắc tập trung dân chủ một mặt đòi hỏi khi xây dựng chính sách tiền lương, nhà quản trị phải phát huy tinh thần tham gia đóng góp của tập thể Nguyễn Thị Thanh Tâm K39-A5B
Luận văn tốt nghiệp Trung tâm đào tạo quốc tếngười lao động và các đối tượng có liên quan khác. Luật pháp Việt Nam quy định về sự tham gia củacông đoàn và ký kết thoả ước lao động tập thể chính là góp phần pháp điển hoá nguyên tắc quan trọng này. Mặt khác, việc xây dựng chính sách tiền lương phải mang tính tập trung, thống nhất trong toàn bộ doanh nghiệp, do giới quản trị cao cấp quyết định dựa trên việc đảm bảo thực hiện mục tiêu chung.- Nguyên tắc khoa học - thực tiễn:Nguyên tắc này thể hiện đòi hỏi quá trình xây dựng chính sách tiền lương phải dựa trên cơ sở vân dụng các kiến thức khoa học và các quy luật khách quan. Bên cạnh đó cần chú ý tính thực tiễn, khả thi nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng chính sách.- Nguyên tắc hài hoà:Tính cân đối hài hoà phải được tuân thủ khi xây dựng chính sách tiền lương, nếu không nó sẽ phá vỡ nền tảng hệ thống của tổ chức. Sự hài hoà còn phải thể hiện trong việc xây dựng chính sách tiền lương cho các đối tượng có quyền lợi liên quan đến nhau và chi phối lẫn nhau.Cả ba nguyên tắc nói trên cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, vì chúng có mối liên quan chặt chẽ, quy định và bổ sung lẫn nhau.1.1.2. Các căn cứ xây dựng chính sách tiền lương:Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên một số căn cứ chính sau:- Những quy định của Nhà nước:Chính sách tiền lương trước hết phải đáp ứng các quy định của Nhà nước về đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Thông thường quốc gia nào cũng có những quy định về mặt pháp lý để bảo vệ người lao động – những đối tượng được coi là yếu hơn trong tương quan với người sử dụng lao động, những quy định này thể hiện dưới dạng quy định về mức lương tối thiểu, các chế độ bảo Nguyễn Thị Thanh Tâm K39-A5B
Luận văn tốt nghiệp Trung tâm đào tạo quốc tếhiểm xã hội, các ngày nghỉ trong năm và các quyền lợi khác. Ở Việt Nam, Bộ Luật Lao động (ban hành năm 1994 và sửa đổi năm 2002) đã có các quy định khá chi tiết về quyền lợi mà người lao động trong các doanh nghiệp được hưởng. - Chiến lược phát triển của doanh nghiệp:Chiến lược phát triển của doanh nghiệp là mục tiêu mà mọi chính sách trong đó có chính sách tiền lương hướng tới, vì vậy các nhà quản trị cần nắm vững mục tiêu và các giải pháp liên quan đến nhân sự của chiến lược phát triển doanh nghiệp trong từng thời kỳ để đưa ra các chính sách phù hợp. Các chính sách tiền lương phải gắn với các mục tiêu chiến lược và khuyến khích đội ngũ lao động thực hiện chúng. Muốn vậy, hệ thống đãi ngộ tài chính và phi tài chính phải tạo nên động lực mạnh mẽ và khuyến khích mọi thành viên làm việc tích cực để được hưởng sự đãi ngộ tốt nhất và qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu đầy thách thức của chiến lược.- Văn hoá doanh nghiệp:Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng tinh thần của mọi doanh nghiệp và chi phối nhận thức, hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, chính sách tiền lươngcủa doanh nghiệp phải được xây dựng sao cho vừa phù hợp với văn hoá vốn có của doanh nghiệp vừa thúc đẩy các yếu tố mới, tích cực nhằm góp phần phát huy truyền thống văn hoá nhưng phải thúc đẩy sự phát triển của chính văn hoá doanh nghiệp. Cần chú ý đặc biệt đến văn hoá khi đưa ra các chính sách đãi ngộ phi tài chính, bởi nó liên quan trực tiếp đến đời sống tinh thần của người lao động.- Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:Chính sách tiền lương phải gắn chặt với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bởi chính sách tiền lương thành công là chính sách hướng người lao động đến việc nâng cao hiệu quả công việc của bản thân và qua đó, nâng cao Nguyễn Thị Thanh Tâm K39-A5B
Luận văn tốt nghiệp Trung tâm đào tạo quốc tếhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần làm cho người lao động thấy rằng, nếu hiệu quả kinh doanh càng cao thì mới có điều kiện thực thi đầy đủ chính sách đãi ngộ đối với họ.- Thị trường lao động và quan hệ cung cầu trên thị trường lao động:Chính sách tiền lươngcủa doanh nghiệp phải gắn với đặc điểm của thị trường lao động cụ thể. Nếu không chú ý đến đặc điểm của thị trường lao động và quan hệ cung cầu trên thị trường này thì doanh nghiệp khó có thể duy trì lâu dài đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao.1.1.3. Yêu cầu đối với chính sách tiền lương:Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn những chính sách tiền lương khác nhau, tuy nhiên dù là chính sách nào, chúng cũng phải đảm bảo một số yêu cầu, đó là:- Công bằng:Chính sách tiền lương phải đảm bảo tính công bằng: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Yêu cầu này phải thể hiện ở mọi khía cạnh của chính sách và là tư tưởng, triết lý xuyên suốt toàn bộ chính sách tiền lươngcủa mọi doanh nghiệp.- Công khai:Chính sách tiền lương liên quan đến tất cả mọi thành viên và là động lực quan trọng để thúc đẩy tinh thần làm việc cho nên phải được công bố công khai và được giải thích để mọi người đều hiểu và thông suốt.- Kịp thời:Động lực làm việc phải không ngừng được bồi dưỡng, trong khi chính sách tiền lương tốt có thể trở nên không còn thích hợp, vì vậy phải sửa đổi và đưa ra các chính sách tiền lương thay thế cho phù hợp và đúng lúc.- Có lý, có tình: Nguyễn Thị Thanh Tâm K39-A5B
[...]... CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNGTÁCTRẢLƯƠNG TẠI TỔNGCÔNGTYRAUQUẢ,NÔNGSẢN I Khái quát về Tổng công tyRau quả, nông sản: 1 Quá trình hình thành và phát triển củaTổngcông ty: 1.1 Sự ra đời và quá trình phát triển củaTổng công tyRau quả, nông sản: Tổng công tyRau quả, nôngsản được thành lập trên cơ sở sáp nhập Tổngcôngty Xuất nhập khẩu nôngsản và Thực phẩm chế biến và TổngcôngtyRau quả Việt Nam... khả năng của bản thân Nhưng áp dụng hình thức trảlương này thì tiền lươngcủacông nhân phụ phụ thuộc vào kết quả làm việc thực tế củacông nhân chính, dễ nảy sinh tính ỷ lại vào công nhân chính c) Hình thức trảlương theo sản phẩm có thưởng: Hình thức trảlương theo sản phẩm có thưởng là sự kết hợp giữa trảlương theo sản phẩm và chế độ thưởng hoàn thành vượt mức công việc Tiền lương được trả theo... tranh giữa những công nhân trong doanh nghiệp do đó tinh thần tập thể không cao * Trảlương theo sản phẩm tập thể: Trảlương theo sản phẩm tập thể là hình thức trảlương căn cứ vào số lượngsản phẩm hay công việc mà một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lươngcủa một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc Chế độ trảlương theo sản phẩm tập thể được áp dụng cho những công việc đòi hỏi... giá tiền lươngcủacông nhân phụ được tính như sau: L Đg = M x Q 0 Trong đó: L : Mức lương cấp bậc củacông nhân phụ M : Mức lương phục vụ củacông nhân phụ Q 0 : Mức sảnlượngcủacông nhân chính Ưu điểm của hình thức trảlương này là khuyến khích công nhân phụ thuộc phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, góp phần nâng cao năng suất lao động củacông nhân chính, đồng thời cũng khiến cho những công nhân... theo Quyết định số 66/QĐ/BNN-TCCB ngày 11/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tổng công tyRau quả, nôngsản là Tổngcôngty Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc và ngân hàng theo quy định của pháp luật Tổngcôngty chịu sự quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính... là: a) Trảlương theo sản phẩm trực tiếp: * Trảlương theo sản phẩm cá nhân: Hình thức này được áp dụng đối với những công nhân trực tiếp sản xuất, công việc của họ có tính độc lập, có thể định mức, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biệt cho từng người Công thức tính: Lt = Đg x Qt Trong đó: Lt : Tiền lương thực tế Đg : Đơn giá tiền lươngtrả cho một sản phẩm Qt : Số lượngsản phẩm... được áp dụng để trảlương cho công nhân phụ, làm những công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy trong các phân xưởng điện, phân xưởng dệt, điều hành máy trong các phân xưởng cơ khí…Tiền lươngcủacông nhân phụ thuộc được tính như sau: Công thức: Lt = Đg x Qt Trong đó: Lt : Tiền lương thực tế củacông nhân phụ Đg : Đơn giá tiền lương Qt : Mức sảnlượnghoàn thành thực tế củacông nhân phụ... thực tế hoàn thành Đơn giá tiền lươngtrả cho một sản phẩm là cố định và được xác định: Đg = Lo Q Hoặc: Đg= L 0 x T 0 Trong đó: Đg : Đơn giá tiền lươngtrả cho một sản phẩm L 0 : Lương cấp bậc củacông nhân trong kỳ Q : Mức sảnlượngcủacông nhân trong kỳ T 0 : Thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm Nguyễn Thị Thanh Tâm K39-A5B Luận văn tốt nghiệp Trung tâm đào tạo quốc tế Hình thức trảlương này... chịu sự quản lý của các cơ quan này với tư cách là một cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Luật Doanh nghiệp nhà nước và các quy định khác của pháp luật Theo Quyết định 201/2005/QĐ/TTG ngày 9/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án chuyển Tổng công tyRau quả, nôngsản sang tổ chức và hoạt động theo mô hình côngty mẹ – côngty con Theo Quyết... thức trảlương hỗn hợp: Hình thức trảlương theo sản phẩm hỗn hợp là sự kết hợp giữa hình thức trảlương theo thời gian và hình thức trảlương theo sản phẩm, áp dụng hình thức trảlương này tiền lươngcủa người lao động được chia thành 2 bộ phận: - Phần lương cứng: Phần này tương đối ổn định nhằm đảm bảo mức thu nhập tối thiểu cho người lao động, ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ Bộ . tiễn hoạt động trả lương tại Tổng công ty Rau quả, nông sản, em đã chọn đề tài: Hoàn thiện công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản làm đề. thiện công tác trả lương của Tổng công ty Rau quả, nông sản trong thời gian tới.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:- Đối tượng nghiên cứu: Công