Thực trạng xuất khẩu hàng hoác ủa Việt Nam trong quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ ÁN: ''''Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện thực hiện lộ trình AFTA- CEPT" doc (Trang 31)

L ời Mở dầu

2. Thực trạng xuất khẩu hàng hoác ủa Việt Nam trong quá trình thực hiện

2.1. Tình hình kim ngạch xuất khẩu từ 1986 đến nay.

Chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu trong những năm qua của Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm thời kỳ 1990-1999 đạt 20%, được xếp vào mức cao nhất thế giới (xấp xỉ Trung Quốc).Từ chỗ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập quốc dân (GDP) 24% năm 1991, đến nay xuất khẩu đã chiếm gần 50% (2002). Nếu như năm 1992 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ 2tỷ USD thì đến năm 2002 đã đạt 16,5 tỷ USD, gấp gần 8 lần so với năm 1992. năm 2003 đạt khoảng 20 tỷ USD nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trong 8 năm(1996- 2003) đạt 17,5%/năm; gấp 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP.

Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn trên thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN …

Có thể nói trong 18 năm đổi mới xuất khẩu của Việt Nam đã trở thành trụ cột của nền kinh tế và là động lực tăng trưởng kinh tế chủ yếu, xuất khẩu cũng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội như : giải quyết công ăn viẹc làm, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy quá trình chuyển sang kinh tế thi trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi của thị trường thế giới.

Bảng: Kim ngạch xuất khẩu qua các năm. Năm Xuất khẩu ( triệu USD) Tốc độ tăng (%) 1991 2087,1 -13,2 1992 2580,7 23,7 1993 2985,2 15,7 1994 4054,3 35,8 1995 5448,9 34,4 1996 7255,9 33,2 1997 9185,0 26,6 1998 9360,3 1,9 1999 11541,4 23,3 2000 14482,7 25,5 2001 15027,0 3,8 2002 16705,8 11,2 2003 19880,0 19,0 Nguồn : Số liệu bộ Thương Mại Bảng: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo nhóm hàng(%). Năm 1995 2000 2001 2002 2003

Hàng công nghiệp và khoáng sản 25,3 37,2 34,9 31,2 30,9 Hàng công nghiệp và tiểu thủ CN 28,5 33,9 35,7 38,3 40,0

Hàng nông, lâm sản 34,8 18,8 17,3 18,4 17,9

Biểu đồ 1 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo nhóm hàng năm 2003 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản Hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Hàng nông lâm sản Hàng thuỷ sản

2.2. Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng.

- Giai đoạn trước 1989 : Việt Nam chưa có dầu thô và gạo để xuất khẩu nên tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước chưa bao giờ vượt quá 1 tỷ USD. Trong cơ cấu xuất khẩu chung hàng nông-lâm-hải sản có xu hướng giảm dần, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng dần, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp không thay đôi. Bắt đầu từ năm 1989, kim ngạch xuất khẩu của ta đạt trên 1 tỷ USD do các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt hàng dầu thô, điều này làm tỷ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản lại có chiều hướng tăng lên trong thời kỳ này từ 0,8% năm 1986 lên 15,6% năm 1990

- Giai đoạn 1991-1995: xu hướng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản vẫn tiếp tục tăng cao nhất là năm 1992 chiếm 37% kim ngạch xuất khẩu của nước, sau đó là sự lên ngôi của mặt hàng dệt may, chế biến hải sản và giày dép xuất khẩu. Như vậy, kinh tế nước ta đang ở trong giai đoạn mở đầu để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp , giai đoạn để nền công nghiệp khởi động bằng lợi thế về địa lý, về nhân lực…làm cho nền kinh tế tăng trưởng theo hướng xuất khẩu.

- Giai đoạn 1996-2000: Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có sự thay đổi tích cực xong sự chuyển dịch này vẫn còn chậm. Năm 1996 cơ cấu mặt hàng nông lâm hải sản và công nghiệp nặng, khoáng sản chiếm 71,6% . năm 2000 tỷ trọng này là 62,%. Riêng đối với hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh năm 1997 nhưng có xu hướng trững lại ở năm 1998và 1999. Đến năm 2000 tỷ trọng này đạt tới 37,9% trong cơ cấu xuất khẩu của cả nước.

Như vậy, trong thời kỳ đổi mới, đã hình thành một số mặt hàng chủ lực. Năm 1991 đó là 4 mặt hàng: dầu thô, thuỷ hải sản, gạo, dệt may. Năm 2000 có thêm 8 nặt hàng: cà phê, cao su, nhân điều, giầy dép, than đá, hàng điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ và rau quả, chúng sẽ là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh của Việt Nam trong những năm tới.

Năm 2001 cà fê và hạt tiêu vẫn giữ vị trí cao trên thế giới. Gạo trở lại vị trí số hai thế giới sau Thái Lan, Dệt may tăng mạnh, năm 2001 chưa tới 2 tỷ USD, năm 2002 đạt 2,6 tỷ USD, năm 2003 đạt 3,6 tỷ USD. Thuỷ sản đến tháng 10/2000 mới đạt 1 tỷ USD thì năm 2002 vượt 2 tỷ USD, năm 2003 dù gặp khó khăn vẫn đạt 2,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm vào Nhật dứng thứ nhì sau Indonexia… Bảng: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong những năm qua. Mặt hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Dầu thô(nghìn tấn) 8750,0 9638,0 12145,0 14881,9 15423,5 16731,6 16879,0 17169,0 Dệt may(triệu tấn) 1150,0 1503,0 1450,0 1746,2 1891,9 1975,4 2752,0 3630,0 Giày dép(triệu USD) 530,0 978,0 1031,.0 1387,1 1471,7 1578,4 1867,0 2225,0 Thuỷ sản(triệu USD) 697,0 782,0 858,0 973,6 1478,5 1816,4 2023,0 2217,0 Gạo(nghìn tấn) 3003,0 3575,0 3730,0 4508,3 3476,7 3721,0 3241,0 3820,0 Cà fê(nghìn tấn) 284,0 392,0 382,0 482,0 733,9 931,0 719,0 700,0 Điện tử máy tính (triệu USD) 585 788,6 695,6 505,0 686,0

Bảng: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo nhóm hàng(%) Mặt hàng chủ lực 2000 2001 2002 2003 Dầu thô 24,2 20,8 19,6 19,0 Dệt may 13,1 13,1 16,5 18,3 Giày dép 10,2 10,6 11,2 11,2 Thuỷ sản 10,2 12,1 12,1 11,2 Gạo 4,6 4,1 4,3 3,6 Điện tử, máy tính 5,4 4,7 2,9 3,5 Sản phẩm gỗ 2,0 2,2 2,6 2,8 Cà phê 3,5 2,6 1,9 2,4 Cao su 1,1 1,1 1,6 1,9 Thủ công mỹ nghệ 2,0 2,1 2,0 1,8 Dây điện và dây cáp điện 0,0 1,2 1,1 1,5 Hạt điều 1,2 1,0 1,3 1,4 Than đá 0,6 0,8 0,9 0,9 Sản phẩm nhựa 0,7 0,8 0,9 0,9 Xe đạp và phụ tùng xe đạp - - 0,9 0,8 Rau quả 1,5 2,3 1,2 0,8 Hạt tiêu 1,0 0,6 0,6 0,5 Cộng 17 mặt hàng 81,3 80,1 81,5 82,4

Nguồn Thời báo kinh tế Việt Nam phần kinh tế năm 2003-2004

2.3. Tình hình xuất khẩu theo thị trường.

Tính tới thời điểm năm 2000, Việt Nam có quan hệ Thương Mại với 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã ký hiệp định Thương Mại với 61 nước và đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc(MFN) với 72 nước.

Một trong những thành tựu to lớn trong 18 năm qua là Việt Nam đã vượt qua được cuộc khủng hoảng khi từ tưởng truyền thống không còn nũa, ,đảm bảo được yêu cầu xuất khẩu hàng hoá.Thay vào thị trường liên xô -đông âu, châu á nay đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam ,năm 1991 tỷ trọng của thị trường này chiếm 77% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong hai năm sau đó do khai thông thị trường Đông âu và Bắc mỹ, tỷ

trọng của thị trường châu á có giảm xuống nhưng vẫn duy trì ở mức trên dưới 60%tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU nói riêng và châu âu nói chung tăng đều qua các năm. Năm 1991 tỷ trọng xuất khẩu vào EU mới chiếm 5,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng đến năm 2000 đã là 21,7%. Quan hệ thương mại với bắc mỹ, trong đó chủ yếu là mỹ đã có bước phát triển nhanh kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1995. Lúc đó kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 170 Triệu USD đến năm 2000 đã đạt 732,44 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước hơn hẳn con số 3,1% năm 1995. Triển vọng ở thị trường này rất lớn nhất là khi Việt Nam đã ký hiệp định Thương Mại với Mỹ và được hưởng quy chế quan hệ Thương Mại bình thường. Xuất khẩu sang thị trường châu Đại Dương cũng được tăng lên khá nhanh, tỷ trọng của thị trường này từ chỗ chỉ chiếm 0,2% năm 1991 lêm 8,89% năm 2000. Bảng:Những bạn hàng lớn của Việt Nam 10 tháng năm 2003. Tên nước và vùng lãnh thổ Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất siêu(+) nhập siêu(-) Mỹ 3401,5 1030,0 +2371,5 Nhật 2354,3 2495,0 -140,7 CHND Trung Hoa 1331,5 2496,1 -1164,6 Australia 1159,5 221,9 +937,6 Singapore 860,1 2335,2 -1475,1 Đức 674,9 479,7 +195,2 Đài Loan 607,6 2317,5 -1709,9 Anh 604,9 177,9 +427,0 Indonesia 413,7 459,9 -46,2 Hà lan 398,7 302,6 +96,1

2.4. Những tác động khi tham gia AFTA tới xuất khẩu của Việt Nam

Cũng giống như các nước thành viên khác, AFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế tập chung quan niêu bao cấp kém hiệu quả sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hầu hết các ngành công nghiệp còn non yếu xuất khẩu chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô và thuế nhập khẩu còn là một nguồn thu quan trọng của ngân sách. Việt Nam bắt đầu tham gia AFTA từ 1/1/1996 bằng việc đưa ra 875 mặt hàng vào thực hiện CEPT , xong tất cả các mặt hàng này đều ở khung thuế suất 0-5%. Mặt khác chúngta cũng chưa đệ trình cho ASEAN danh mục các biện pháp phi thuế quan để tiên hành loại bỏ chúng nên có thể nói thực tế đến nay AFTA vẫn chưa tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó trước mắt cũng như lâu dài AFTA đã tác động tới xuất khẩu của Việt Nam như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn trước mắt của xuất khẩu Việt Nam khi tham gia vào AFTA ?

2.4.1. Thuận lợi.

- Việc tham gia AFTA sẽ giúp hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN được hưởng thuế suất ưu đãi CEPT thấp của các nước ASEAN, hạ giá thành các sản phẩm xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh về giá của các hàng hoá này tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu.

- Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi thế từ việc nhập khẩu nguyên liệu vật tư từ các nước ASEAN với mức thuế nhập khẩu thấp góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm thúc đẩy sản xuất phát triển tiến tới thúc đẩy xuất khẩu phát triển .

- Việt Nam sẽ có một thị trường xuất khẩu rộng lớn nằm kề bên có đòi hỏi về chất lượng không phải quá cao, với các ưu đãi buôn bán sé được mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi ASEAN bao gồm 10 thành viên với 500 Triệu dân thì đây là một thị trường không nhỏ có được thị trường tiêu thụ mới là một yếu tố giúp huy động tiềm năng lao động và tài nguyên dồi dào của Việt Nam vào phát triển xuất khẩu.

- Về lâu dài, AFTA có tác động làm thay đổi cơ cấu công nghiệp ở các nước ASEAN, một số ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên như dệt may, chế biến thực phẩm… ở một số nước sẽ giảm đi trong khi đó Việt Nam lại có lợi thế phát triển các ngành nàyvà như vậy tất yếu sẽ dẫn đến khả năng Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu các sản phẩm thuộc các ngành này trên thị trường ASEAN.

- AFTA sẽ cũng có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho sản xuất xuất khẩu từ các nước ASEAN với giá rẻ hơn. Mặt khác, với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ có điều kiện để khai thác những lợi thế mới trong quan hệ Thương Mại với các nước lớn.

2.4.2. Khó khăn.

- Khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước còn yếu( về giá cả, chất lượng, mẫu mã…). Do quy mô sản xuất còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấ,a công tác quản lý kém hiệu quả.

- Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng dầu thô, nông lâm hải sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế, dệt may, giầy dép và các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, một số khoáng sản thô…Những mặt hàng này cũng tương tự như những mặt hàng xuất khẩu của ASEAN nên ta không có nhiều lợi thế khi xuất khẩu những mặt hàng này trong điều kiện hội nhập AFTA- CEPT

- CEPT dành ưu đãi chủ yếu cho hàng chế biến trong khi đó tỷ trọng hàng chế biến trong xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong những mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất khẩu thì nhiều mặt hàng chưa được các nước ASEAN khác đưa vào danh mục cắt giảm thuế quan tuy có một số mặt hàng nông sản mới được bổ xung vào thực hiện CEPT. Xong tỷ trọng của nó trong xuất khẩu của Việt Nam lại rất nhỏ.

- 2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam của ASEAN là với Singapore. Trong khi đó thuế suất nhập khẩu của nước này gần như bằng 0 trước khi thực hiện AFTA và rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore được tái xuất đi các nước phát triển khác.

- Các bạn hàng khác như Inđônêsia, ThaiLand, Philipine hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nông sản chưa chế biến. Những nước này cũng xuất khẩu hàng nông sản rất mạnh và nhiều mặt hàng nông sản chưa chế biến được các nước này xếp trong danh mục hàng nông sản nhạy cảm để chưa phải thực hiện cắt giảm thuế, như vậy Việt Nam chưa được hưởng nhiều ưu đãi lắm khi tham gia vào AFTA.

3. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu của Việt Nam từ khi tham gia AFTA-CEPT đến nay.

3.1. Những kết quả đạt được.

Nhìn chung, tình hình xuất khẩu của Việt Nam từ khi tham gia AFTA- CEPT đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể, đến nay sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của hơn 150 nước thuộc khắp các châu lục. Trong những năm qua Việt Nam đã ký thêm được 60 hiệp định Thương Mại với các nước, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 6 lần so với năm 1990 và đến năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đạt gần 20 tỷ USD. Giai đoạn 1991-2000 kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người năm 2000 đạt 180USD/Người/năm là mức của một quốc gia có ngoại thương tương đối phát triển, năm 2003 kim ngạch tính theo đầu người khoảng 250 USD. Một số sản phẩm của Việt Nam trên trường quốc tế: hàng thứ 2 về gạo( sau ThaiLand),nhân Điều ( sau Ấn Độ) hàng thứ 3 về CàFe… Cơ cấu xuất khẩu đã được cải thiện theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến tăng từ khoảng 8% năm 1991 lên 40% năm 2000 trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tóm lại xuất khẩu đã thực sự khởi sắc, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cần thiết cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, góp phần tích cực tiến tới cân bằng cán cân vãng lai, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ảnh hưởng tích cực tới phát triển thị trường trong nước, kích thích sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động.

3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

Quy mô xuất khẩu của nước ta còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực

kim ngạch tính theo đầu người năm 2003 là 250 USD, trong khi đó năm 2000 Trung Quốc đạt 358,8 USD, Thái Lan đạt 1113,8 USD.

Cơ cấu hàng xuất khẩu còn lạc hậu so với các nước, tỷ trọng hàng thô, hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ ÁN: ''''Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện thực hiện lộ trình AFTA- CEPT" doc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)