1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

99 442 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 726 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế thương mại: Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Trang 1

Lời mở đầu

Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, ngành ngân hàng đã góp phần to lớnđưa đất nước Việt Nam phát triển theo đường lối của Đảng và Bác Hồ đã chọn Từnguồn vốn huy động được trong nền kinh tế, thông qua hoạt động tín dụng, cácngân hàng thương mại sẽ cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế và đáp ứng cácnhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất Có thể nói, ngân hàng thươngmại là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, là mối liên kết giữa nền tàichính quốc gia và tài chính quốc tế, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhànước

Bước vào quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gầnđây đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt từ8% trở lên, đời sống nhân dân đang được cải thiện từng ngày, là nơi thu hút vốn đầu

tư của các tổ chức quốc tế Hòa chung với sự biến đổi của cả nước, ngành ngânhàng đang tự khẳng định vị thế của mình đối với công cuộc phát triển của đất nước.Sau gần hai thập kỉ đổi mới, hệ thống ngân hàng nước ta đã tạo lập được những cơ

sở vững chắc để tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng, cống hiện vào sự nghiệp chungcủa cả nước Tuy nhiên, so với các ngân hàng trong khu vực và thế giới thì trình độcác ngân hàng nước ta chỉ ở mức trung bình, hoạt động còn đơn điệu, công nghệvẫn còn lạc hậu, giao dịch thủ công, chưa đồng bộ, khó liên kết với các ngân hàngkhác

Để có thể tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải lựa chọn chomình con đường đi phù hợp nhất, từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu, nângcao năng lực cạnh tranh của mình Phương pháp tốt nhất giải quyết vấn đề của mìnhtrong bối cảnh hiện nay là các ngân hàng thương mại phải tăng cường họat độnghuy động vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước, từ đó cóthể đảm bảo khả năng thanh tóan, phát triển các hoạt động đầu tư và cho vay, nângcao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình

Trang 2

Cùng với hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT HàNội được thành lập và hoạt động trong bối cảnh khó khăn về nhiều mặt, những ảnhhưởng to lớn và nặng nề của cơ chế bao cấp để lại Tuy vậy, trong gần 20 năm quachi nhánh NHNN&PTNN HN đã có nhiều cố gắng đặc biệt trong cơ chế thị trường,phát triển vững chắc, góp phần tích cực vào xây dựng kinh tế Thủ đô cũng như sựphát triển bền vững của NHNN&PTNN VN.

Nhận thức được tầm quan trọng của vốn huy động trong sự phát triển củangân hàng và tính cấp thiết của hoạt động huy động vốn trong thời điểm hiện nay,

em đã chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại NHNN&PTNN Hà Nội” Đề tài có kết cấu gồm 3 phần:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Chương 3: Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, em đã được sự giúp đỡ và chỉbảo tận tình của thầy giáo Tiến sỹ Hoàng Xuân Quế, các thầy cô trong khoa Tàichính Ngân hàng, các cô chú, anh chị trong Chi nhánh NHNN&PTNN Hà Nội

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính thực hiện chức năng kinhdoanh tiền tệ Các NHTM có thể được tổ chức theo nhiều lọai hình khác nhau,chẳng hạn ngân hàng tư nhân, ngân hàng cổ phần, ngân hàng quốc doanh và cácngân hàng liên doanh Dù dưới bất kỳ hình thức nào, các NHTM luôn đặt lợi nhuậnlên hàng đầu Để đạt được điều đó, công cụ duy nhất mà các ngân hàng phải có làvốn

NHTM lấy tiền tệ làm đối tượng kinh doanh Do đó, vốn của NHTM chủ yếuphải là vốn bằng tiền Để có thể hoạt động, ngân hàng phải có một số vốn nhất định(vốn pháp định), tuy nhiên ngân hàng kinh doanh phần lớn dựa trên số vốn huyđộng Đó là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong qúa trình sảnxuất, phân phối và tiêu dùng, mà người chủ sở hữu của chúng gửi vào ngân hàng đểthực hiện các mục đích khác nhau Hay nói cách khác, họ chuyển nhượng quyền sửdụng vốn tiền tệ cho ngân hàng, để rồi ngân hàng phải trả lại cho họ một khỏan thunhập Với số vốn huy động được, các NHTM tiến hành kế hoạch kinh doanh đểtrang trải chi phí huy động và tích lũy, phục vụ sự phát triển lâu dài Có nhiều hìnhthức sử dụng vốn với các mức độ sinh lời và rủi ro khác nhau, tùy thuộc vào địnhhướng cũng như cách thức thực hiện của từng đơn vị Và như vậy, ngân hàng đãthực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dứơi hình thức tiền tệ, chuyển vốn

từ tay người tiết kiệm sang những người đầu tư đang rất cần vốn để sản xuất, kinhdoanh, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ và kích thích mọi hoạtđộng kinh tế phát triển Phần lợi nhuận thu về của các ngân hàng chính là phí dịchvụ ngân hàng, chênh lệch giữa lãi suất tín dụng và lãi suất huy động hay chính làchênh lệch giữa các khỏan thu và chi của ngân hàng trong một giai đọan nhất định

Trang 4

Như vậy, nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập

hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác.

Nguồn vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng, quyết định tới sự sống còncủa các NHTM, là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh; quyếtđịnh quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng; quyết địnhnăng lực cạnh tranh và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế Cơ cấunguồn vốn của NHTM có thể được chia thành bốn nhóm cơ bản : Nguồn vốn chủ sởhữu, nguồn vốn huy động, nguồn đi vay và các nguồn khác

1.1.1 Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạolập được, thuộc sở hữu của ngân hàng Vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốncủa ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng.Với chức năng bảo vệ, nguồn vốn này được coi như tài sản đảm bảo gây lòng tinđối với khách hàng, duy trì khả năng thanh tóan trong trường hợp ngân hàng gặpthua lỗ Nó còn là một căn cứ quyết định đến khả năng và khối lượng huy động củangân hàng, qua đó quyết định đến năng lực và thế phát triển của một NHTM

 Nguồn vốn hình thành ban đầu

Một NHTM muốn bắt đầu hoạt động thì ngân hàng đó phải đáp ứng đượcyêu cầu của NHNN về mức vốn pháp định Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phảicó để thành lập ngân hàng do pháp luật quy định Khác với vốn pháp định, vốn điềulệ lại là vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của ngânhàng và theo quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định Khi ngân hàng bứơc vàohoạt động thì nguồn vốn này được thể hiện dưới dạng văn phòng, trụ sở, trang thiếtbị, dự trữ…, và ngân hàng không được phép sử dụng vốn này chia lợi tức hay tríchlập quỹ phúc lợi khen thưởng

Trong nền kinh tế thị trường, với sự gia tăng các lọai hình ngân hàng, vốn

Trang 5

điều lệ cũng được hình thành theo rất nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đặc trưngtừng hình thức sở hữu Đối với các ngân hàng tư nhân, đây là vốn sở hữu riêng củadoanh nghiệp và được hình thành sau một quá trình tích tụ, tập trung vốn Ngượclại, các ngân hàng quốc doanh được phép hoạt động trên cơ sở vốn ban đầu do Ngânsách nhà nứơc cấp Vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần do các cổ đông đónggóp dưới hình thức mua cổ phiếu, còn đối với các ngân hàng liên doanh là sự gópvốn của các ngân hàng trong và ngoài nước.

Theo Nghị định số 141/2006/NĐ- CP ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2006của Chính phủ quy định, mức vốn pháp định đối với NHTM Nhà nước, đầu tư là3.000 tỷ đồng; các NHTM cổ phần, liên doanh, hợp tác, 100% vốn nước ngoài vàQuỹ tín dụng nhân dân TƯ là 1.000 tỷ (3.000 tỷ vào 2010) Vốn pháp định của chinhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD…

 Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động

Trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng, vốn điều lện không phải luôngiũ cố định mà vẫn được bổ sung và tăng dần theo các hình thức: ngân sách nhànước cấp thêm, huy động thêm từ các cổ đông, lợi nhuận tích lũy… tùy thuộc vàođiều kiện cụ thể

Cổ phần phát hành thêm, ngân sách nhà nước cấp thêm

Để mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường khả năng chống đỡ rủi ro cácNHTM cổ phần có thể huy động thêm vốn bằng con đường phát hành thêm cổ phiếu(có thể là cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu ưu đãi), các NHTM thuộc sở hữu nhà nướccó thể xin cấp thêm vốn ngân sách, các ngân hàng tư nhân hay ngân hàng liêndoanh có thể cùng nhau góp thêm vốn

Lợi nhuận bổ sung

Khi ngân hàng hoạt động hiệu quả và có lãi, chủ ngân hàng có xu hướng giatăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư

Trang 6

Tỷ lện tích lũy tùy thuộc vào khả năng hoạt động cũng như chính sách gia tăng vốnchủ của mỗi ngân hàng Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốntích lũy từ lợi nhuận sẽ cao so với vốn của chủ hình thành ban đầu.

 Các quỹ

Ngòai nguồn vốn hình thành ban đầu, NHTM còn có các quỹ dự trữ, các quỹnày được coi là nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng và hằng năm được bổ sung từlợi nhuận ròng của ngân hàng đó Tùy theo quy định của từng quốc gia, các ngânhàng phải thực hiện trích lập các quỹ khác nhau Thông thường các NHTM phải lậpcác quỹ:

Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

Quỹ được trích lập theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng lợi nhuận ròng(có mức giới hạn do pháp luật từng nước quy định) Tại Việt Nam, theo quy định,hàng năm các NHTM được trích lập 5% lợi nhuận sau khi hoàn thành nộp thuế thunhập doanh nghiệp để hình thành quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Mức tối đa củaquỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ thực có của NHTM

Quỹ đầu tư phát triển

Quỹ đầu tư phát triển dùng để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động kinh doanhđổi mới công nghệ, trang thiết bị của NHTM Căn cứ vào nhu cầu đầu tư và khảnăng của quỹ, hội đồng quản trị của NHTM quyết định hình thức và biện pháp đầu

tư theo nguyên tăcc có hiệu quả, an toàn phát triển vốn Theo quy định của phápluật Việt Nam, hàng năm các NHTM được trích để hình thành quỹ đầu tư phát triểnnghiệp vụ tối đa không quá 50% lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệpvà trừ đi các khoản trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và bù khỏan lỗ của nămtrước đối với các khỏan lỗ không được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanhnghiệp…

Quỹ dự phòng tài chính

Trang 7

Quỹ dự phòng tài chính được hình thành từ lợi nhuận hàng năm và đượcdùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quátrình kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các cá nhân, tổchức gây ra tổn thất, của các tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng trích lập từ chiphí Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quỹ này được trích bằng 10% lợi nhuậnsau thuế thu nhập doanh nghiệp và đã trừ đi các khoản phải trừ như trích quỹ đầu tưphát triển, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Số dư tối đa của quỹ này bằng 25% vốnđiều lệ của NHTM

Ngòai ra, các NHTM còn có thể trích lập các quỹ sau:

Quỹ bảo tòan vốn

Khi nền kinh tế có lạm phát, quỹ này nhằm bảo toàn vốn bằng cách tăng quy

mô vốn tự có của ngân hàng Khi nền kinh tế ổn định, các NHTM có thể không cầnlập quỹ này

Quỹ thặng dư vốn

Đối với các NHTM cổ phần trong đợt phát hành cổ phần mới, nếu thị giá của

cổ phiếu mà lớn hơn mệnh giá của cổ phiếu đó thì phần chênh lệch giữa thị giá vàmệnh giá được ngân hàng hạch toán vào quỹ thặng dư vốn

Quỹ đánh giá lại

Do giá trị thị trường của các tài sản đặc biệt mà ngân hàng nắm giữ như bấtđộng sản, chứng khoán… có xu hướng biến động mạnh trong từng thời kì khácnhau nên quỹ này nhằm ghi chép phần chênh lệch do đánh giá lại giá trị của các tàisản và nợ của ngân hàng Dựa vào quỹ này, nhà quản lý ngân hàng có thể theo dõivà đánh giá giá trị thị trường của nguồn vốn chủ sở hữu

Các quỹ khác

Trang 8

Các NHTM còn sử dụng lợi nhuận sau thuế để trích lập các quỹ khác như:quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đào tạo, quỹ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới,quỹ trợ cấp mất việc làm… Các quỹ này không nhất thiết phải lập, tùy thuộc vàochính sách của các NHTM trong từng thời kỳ Khi chúng không được sử dụng, hoặc

sử dụng không hết sẽ bổ sung làm gia tăng vốn chủ

 Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần

Các khoản vay trung và dài hạn của NHTM có khả năng chuyển đổi thànhvốn cổ phần như trái phiếu có khả năng chuyển đổi có thể được coi là một bộ phậncủa vốn chủ sở hữu của ngân hàng (vốn bổ sung) do một số đặc điểm như sử dụnglâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn.Nguồn vốn này thực sự là một công cụ hữu hiệu đối với ngân hàng trong việc giatăng vốn chủ sở hữu mà lại không làm mất đi quyền kiểm soát của các cổ đông hiệnhữu

Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn chủ sở hữu mặc dùđược tích lũy tăng lên đáng kể nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10%) trong

cơ cấu vốn của các NHTM Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu là điều kiện ban đầu đểthành lập ngân hàng, là nguồn tài trợ chính cho xây dựng trụ sở ngân hàng, muasắm thiết bị Đây là cơ sở để đánh giá thực lực và quy mô của một ngân hàng, tạo

uy tín cho ngân hàng và là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác Bên cạnh đó, chứcnăng quan trọng của vốn chủ sở hữu là chống đỡ rủi ro cho những người gửi tiền.Nguồn vốn chủ sở hữu càng lớn, ngân hàng càng có nhiều khả năng chống đỡ rủi rotrong giai đoạn ngân hàng gặp khó khăn Hơn thế nữa, với vốn chủ sở hữu dồi dào,ngân hàng có thể đa dạng hóa các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao khả năng thanhkhoản Nguồn vốn chủ sở hữu thấp hạn chế các ngân hàng tiếp cận với các kháchhàng có nhu cầu vay lớn, hạn chế các ngân hàng mở rộng dịch vu, quy mô hoạtđộng và gây gánh nặng tài chính cho các quốc gia khi phá sản Áp lực của thịtrường tài chính quốc tế, áp lực của hạn chế rủi ro buộc nhiều NHTM phải tăng vốn

Trang 9

chủ sở hữu thông qua quá trình tự tích lũy, phát hành cổ phiếu mới, cổ phần hóa,sáp nhập, lành mạnh hóa tài chính và hạn chế tổn thất Như vậy một nguồn vốn chủ

sở hữu dồi dào là tiền đề vững mạnh để có thể mở ra nhiều cơ hội thành công và thếphát triển vững chắc cho các NHTM

Xét về dài hạn, vốn chủ sở hữu có liên quan đến khả năng thanh khoản củangân hàng Do vậy, các cơ quan chức năng kiểm soát ngân hàng luôn quan tâm đếnmức tối thiểu của nguồn vốn này Rất nhiều các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng bịràng buộc bởi vốn chủ sở hữu Theo Hiệp Định Basel II, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trêntài sản điều chỉnh qua hệ số rủi ro tối thiểu là 8% Pháp luật ngân hàng Việt Nam đãxây dựng các chỉ tiêu an toàn đối với các NHTM dựa trên vốn chủ sở hữu

- Theo điều 4 Quyết định 457/2002/QĐ- NHNN thì các “Tổ chức tín dụng,trù chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có

so với tổng tài sản “Có” có điều chỉnh rủi ro

- Theo quy định của NHNN về quy mô huy động vốn, các tổ chức tín dụngkhông được huy động quá 20 lần vốn tự có

Có được mức vốn chủ sở hữu dồi dào và phù hợp là mục tiêu hàng đầu củacác NHTM trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Trong xu thế cạnhtranh đó, đối với hoạt động của ngân hàng, các tỷ lệ an toàn ngày càng phải đượcchú trọng vì nó là cơ sở để xác định các tiêu chuẩn cạnh tranh hợp lý trong lĩnh vựctài chính ngân hàng Để nâng cao chất lượng cạnh tranh của các ngân hàng ViệtNam với nhau cũng như với các ngân hàng thế giới trước cơn bão của sự thâu tóm,sáp nhập, “cá lớn nuốt cá bé” thì áp lực về nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu thực sựlà gay gắt, cấp bách, cần thiết trong thời đại kinh tế bùng nổ và xu hướng hôi nhậptoàn cầu hóa như hiện nay

1.1.2 Nguồn tiền gửi

Trang 10

Nguồn tiền gửi của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được từcác tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua nghiệp vụ tiền gửi, thanhtoán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh.

Bản chất của nguồn vốn này là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau Ngânhàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trảđúng hạn cả gốc và lãi khi đến hạn (tiền gửi có kì hạn) hoặc khi họ có nhu cầu rútvốn (tiền gửi không kì hạn) Tiền gửi đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạtđộng kinh doanh của NHTM

Nguồn tiền gửi luôn biến động, nên ngân hàng không được phép sử dụng hếtsố vốn đó vào kinh doanh mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năngthanh toán Nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi và các nguồn huy động khác

 Tiền gửi

Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng 2004 – sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chứctín dụng 1997 quy định rằng “Tiền gửi là số tiền các tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chứctín dụng hoặc các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền gửikhông kì hạn, tiền gửi có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tiềngửi được hưởng lãi, không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền.”

Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM.Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiềngửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy độngtiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư Tiền gửi là nguồn tiền quantrọng, chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 60-70%) trong tổng nguồn tiền của ngân hàng.Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chấtlượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huyđộng khác nhau

Tiền gửi không kì hạn

Trang 11

Đây là khoản tiền của doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân gửi vào ngânhàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, cácnhu cầu chi trả của đối tượng gửi tiền đều được ngân hàng thực hiện Với nội dungchi trả như vậy và việc sử dụng séc để thanh toán nên tài khoản tiền gửi không kỳhạn còn được gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán hay tài khoản có thể phát séc Cáckhoản thu bằng tiền của doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân đều có thể được nhậpvào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rấythấp hoặc bằng không, thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụngân hàng với mức phí thấp Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho kháchhàng Thủ tục mở rất đơn giản Yêu cầu của ngân hàng là khách hàng phải có tiềnvà chỉ thanh toán trong phạm vi số dư Một số ngân hàng kết hợp tài khoản tiền gửithanh toán với tài khoản cho vay (thấu chi- chi trội trên số dư có của tài khoản tiềngửi thanh toán) Một số ngân hàng sử dụng nhiều hình thức “biến tướng” của tàikhoản tiền gửi thanh toán để nâng lãi suất loại tiền gửi này nhằm cạnh tranh với các

tổ chức tín dụng khác

Tiền gửi tiết kiệm

Trang 12

Xét về bản chất, đây là một phần thu nhập của một tầng lớp dân cư chưa sửdụng cho tiêu dùng Họ gửi vào ngân hàng với mục đích tích lũy tiền một cách antoàn và hưởng một phần lãi từ số tiền đó Tiền gửi tiết kiệm là một dạng đặc biệt đểtích lũy tiền tệ trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân Trên thực tế, trong nền kinh tế thị

trường, tiền gửi tiết kiệm được phát triển thành hai loại hình tiết kiệm: tiền gửi tiết

kiệm không kì hạn và tiền gửi tiết kiệm có kì hạn Khoản tiền gửi tiết kiệm không kì

hạn là khoản tiền gửi tiết kiệm có thể rút ra bất kì lúc nào song không được sử dụngcác công cụ thanh toán để chi trả cho người khác Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn làkhoản tiền có sự thỏa thuận về thời hạn gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn sovới tiền gửi tiết kiệm không kì hạn Hình thức tiền gửi này được ngân hàng đa dạnghóa thành các kì hạn với các mức lãi suất tương ứng khác nhau, thỏa mãn tốt nhấtyêu cầu của mọi đối tượng khách hàng Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền gửi tiếtkiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàngvà tiền mặt tại nhà, chấp nhận khách hàng gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, vàng, vàkhách hàng có thể dùng sổ tiết kiệm đó để thế chấp vay vốn

Tóm lại, nguồn tiền gửi là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh củacác NHTM Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn củangân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Mặc dùphạm vi sử dụng nguồn tiền gửi của các NHTM bị hạn chế so với vốn chủ sở hữu,song nếu các ngân hàng sử dụng tốt số vốn này thì không những nguồn lợi của ngânhàng được tăng mà còn tạo cho ngân hàng có được uy tín ngày càng cao Qua đó,tạo cho ngân hàng mở rộng được vốn và góp phần mở rộng quy mô hoạt động kinhdoanh của ngân hàng

1.1.3 Nguồn vốn đi vay

Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng Tuy nhiên, khi cácngân hàng đã sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn không đủ vốn hoạt động thì cácNHTM sẽ đi vay vốn để bổ sung vào vốn hoạt động của mình Vốn đi vay là quanhệ vay vốn giữa NHTM với ngân hàng nhà nước, hoặc giữa NHTM với nhau, với

Trang 13

các tổ chức tín dụng khác hoặc vay trên thị trường Nguồn đi vay mặc dù chỉ chiếm

tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng nó đảm bảo cho ngân hàng hoạt động liêntục, thông suốt Theo đối tượng vay, tiền vay được chia thành ba loại bao gồm vaycác tổ chức tín dụng và vay Ngân hàng Nhà nước và vay trên thị trường

 Vay Ngân hàng Nhà nước (vay Ngân hàng Trung ương)

Vay Ngân hàng Nhà nước là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp báchtrong chi trả khi NHTM thiếu hụt dự trữ, thiếu khả năng chi trả hoặc quá kẹt vốn.Đây là nguồn cứu tinh sau cùng cho các NHTM để tránh vấp phải khủng hoảng tàichính Tuy nhiên, việc vay Ngân hàng nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào việc ngânhàng Nhà nước đang thực hiện chính sách nới lỏng hay thắt chặt tiền tệ Khi Ngânhàng Nhà nước đang hạ lãi suất chiết khấu, nới lỏng cung ứng tiền tệ nhằm kíchthích đầu tư thì các NHTM có thể có nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp Ngược lại,khi Ngân hàng Nhà nước muốn thắt chặt cung ứng tiền để chống lạm phát thì việcvay mượn từ Ngân hàng Nhà nước là rất khó khăn và các NHTM phải cân nhắc kĩchi phí huy động, tránh thua lỗ

Tùy theo mục đích sử dụng và hình thức vay vốn, vốn vay Ngân hàng Nhànước được chia thành các loại: vốn vay ngắn hạn bổ sung, vay để thanh toán và vaytái cấp vốn

Vốn vay ngắn hạn bổ sung

Vốn vay ngắn hạn bổ sung là hình thức các NHTM xin vay Ngân hàng Nhànước vốn bổ sung vốn ngắn hạn của mình Trong hình thức này, các NHTM chỉđược vay khi còn hạn mức tín dụng và trong hạn mức tín dụng đã thỏa thuận

Vốn vay để thanh toán

Các NHTM vay Ngân hàng Nhà nước nhằm thực hiện công tác thanh toángiữa các ngân hàng để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán (Thời hạn vay loạinày thường ngắn)

Trang 14

Tái cấp vốn

Ngân hàng Nhà nước cho NHTM vay trên cơ sở chứng từ có giá là cácthương phiếu Các thương phiếu này phải là các thương phiếu có chất lượng, tức làphải thỏa mãn những điều kiện: hợp pháp, hợp lệ, đảm bảo an toàn, thời gian đáohạn ngắn, khả năng trả nợ cao và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng Tái cấp vốnbao gồm hai hình thức:

- Cho vay tái chiết khấu: Ngân hàng Nhà nước nhận các thương phiếu màcác NHTM đã chiết khấu trước đây để thực hiện các nghiệp vụ giống như trước đâycác NHTM đã làm Tuy nhiên, việc cho vay tái chiết khấu đối với các NHTM đãđược giới hạn trong mức cho phép (hạn mức tái chiết khấu) để thực hiện chính sáchtiền tệ của Nhà nước

- Cho vay có đảm bảo: là hình thức các NHTM đem các thương phiếu đếnNgân hàng Nhà nước để làm đảm bảo xin vay vốn Căn cứ trên tổng mệnh giá cácchứng từ có giá làm đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất địnhtùy theo sự quản lý của Nhà nước

 Vay các tổ chức tín dụng khác

Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tíndụng khác trên thị trường liên ngân hàng do trong quá trình hoạt động, cũng có lúccác NHTM thiếu hụt dự trữ hoặc thiếu tiền mặt, buộc phải vay mượn các tổ chức tíndụng khác Các tổ chức tín dụng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăngbất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn lòng cho cácngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn Ngược lại, các ngân hàng đangthiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh toán Như vậynguồn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấpbách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từngân hàng Nhà nước Quan hệ vay mượn này diễn ra khá thường xuyên nhưng chỉtrong một thời gian ngắn thường là dưới một tuần hoặc chỉ trong vài ngày do tính

Trang 15

chất của các khoản vay này là đáp ứng nhu cầu trước mắt, hoặc do các NHTMkhông muốn lạm dụng hình thức vay mượn này Quá trình vay mượn rất đơn giản.Ngân hàng vay mượn chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thôngqua ngân hàng đại lí (hoặc thông qua Ngân hàng Nhà nước) Khoản vay có thểkhông cần đảm bảo, hoặc được đảm bảo bằng các chứng khoán của kho bạc Cácchứng từ cho vay là hợp đồng tín dụng, giấy nhận Nợ, giấy báo nợ… Kết quả là dựtrữ của ngân hàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên.

Nguồn vốn đi vay tuy chỉ chiếm tỷ trong nhỏ, không phải là kênh cung cấpvốn chính cho NHTM nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nguồn vốn củaNHTM Đây chính là phao cứu sinh cuối cùng đối với các ngân hàng, là yếu tố quantrọng đảm bảo sự phát triển thông suốt và liên tục của các NHTM

 Vay trên thị trường

Bên cạnh phương thức vay trên, các NHTM còn có thể vay trên thị trườngtiền tệ và thị trường vốn bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và tráiphiếu Thực chất các nghiệp vụ nàu là ngân hàng huy động vốn tiền tệ bằng việcphát hành chứng từ có giá Trong đó, chứng chỉ tiền gửi và kỳ phiếu là phiếu nợngắn hạn với mệnh giá quy định, trái phiếu là loại phiếu nợ trung và dài hạn Hailoại phiếu nợ trên được ngân hàng phát hành từng đợt, tùy theo mục đích với sựchấp thuận của Ngân hàng Nhà nước hoặc ủy ban chứng khóan nhà nước Khả nănghuy động vốn của thị trường thông qua việc phát hành phiếu nợ phụ thuộc vào 3 yếutố: một là, mức độ chấp nhận của nhân dân; hai là, Ngân hàng Nhà nước có khuyếnkhích phát hành phiếu nợ hay không; ba là, hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn vayđược Kênh huy động vốn này thường không có tài sản đảm bảo Các ngân hànglớn, uy tín thì mức độ ưa thích các phiếu nợ này của dân chúng cũng cao hơn Trongkhi đó, các ngân hàng nhỏ thường vay gián tiếp thông qua các ngân hàng đaị lýhoặc nhờ sự bảo lãnh của các ngân hàng lớn

1.1.4 Các nguồn khác

Do quá trình hoạt động, thanh toán và cung cấp các dịch vụ, nguồn vốn của

Trang 16

NHTM còn bao gồm nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán và tiền khác.

 Nguồn ủy thác

Thông qua nghiệp vụ đại lý, thực hiện các dịch vụ ủy thác như ủy thác chovay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân, thu hộ… các NHTM cũngthu hút được một lượng vốn đáng kể trong quá trình thu hoặc chi hộ khách hàng,làm đại lý cho các tổ chức tín dụng khác, nhận và chuyển vốn cho khách hàng haymột dự án đầu tư Do việc phát tiền được thực hiện theo tiến độ công việc, nên ngânhàng có thể sử dụng tạm thời tồn khoản đó vào kinh doanh Khi thực hiện các dịchvụ này, mạng lưới các NHTM được sử dụng như là kênh dẫn vốn tới các mục tiêu

Do vậy, vốn hình thành từ nguồn ủy thác thường không mấy chi phí

 Nguồn trong thanh toán

Trong quá trình làm trung gian thanh toán, NHTM cũng tạo được một khoảnvốn gọi là vốn trong thanh toán: vốn trên tài khỏan mở thư tín dụng, tài khoản tiềngửi séc bảo chi, séc định mức và các khoản tiền phong tỏa do ngân hàng chấp nhậncác hối phiếu thương mại… Các khoản tiền tạm thời được trích khỏi tài khỏan nàynhập vào tài khoản khác chờ sử dụng nên tạm thời được coi là tiền nhàn rỗi

Trang 17

dung và các hoạt động khác của ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như

uy tín của ngân hàng trong nền kinh tế

1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

Như đã trình bày ở trên, nguồn vốn huy động là nguồn vốn chính, chiếm tỷtrọng lớn nhất và chủ yếu trong nguồn vốn của NHTM Do đó, hoạt động huy độngvốn là hoạt động chính và có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của ngânhàng Một ngân hàng lớn và có uy tín là ngân hàng có nguồn vốn huy động dồi dào

1.2.1 Sự cần thiết của hoạt động huy động vốn

Vốn là những giá trị tiền tệ do doanh nghiệp tạo lập hoặc huy động được, làbiểu hiện bằng tiền giá trị của các tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tài chínhđược đầu tư vào các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại,trong đó chủ yếu là bỏ vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo ra lợinhuận Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì điềukiện trước nhất là phải có vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết địnhkhả năng kinh doanh Với đặc thù là kinh doanh chủ yếu dựa trên đồng vốn vaymượn của người khác, nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống còncủa NHTM

 Vốn là cơ sở để các NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh

Ngân hàng không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinhdoanh Vốn là điều kiện bắt buộc đối với các NHTM để được phép hoạt động Ngay

từ khi bước vào hoạt động, các ngân hàng cần vốn để mua đất đai, xây dựng cở sởvật chất, mua sắm trang thiết bị, và những điều kiện làm việc khác Và với đặctrưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính màcòn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM Do đó, khi tiến hành hoạt độngkinh doanh, ngân hàng không thể chỉ dựa vào nguồn vốn ban đầu, mà phải thực hiệnnghiệp vụ huy động vốn từ các nguồn khác nhau trên thị trường tiền tệ và thị trường

Trang 18

vốn Quy mô hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài chính của ngânhàng Những ngân hàng trường vốn sẽ có thế mạnh trong cạnh tranh, đáp ứng yêucầu của khách hàng tốt hơn, và dễ dàng xâm nhập thị trường hơn Vốn nhỏ sẽ khiếnngân hàng dè dặt, không dám mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực mới hay lĩnhvực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng mang lại mức lợi nhuận cao Ngoài nguồn vốn chủ

sở hữu ban đầu là điều kiện để ngân hàng được phép hoạt động, các ngân hàng phảithường xuyên chăm lo, bổ sung cho nguồn vốn của mình bằng hoạt động huy độngvốn trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình

 Vốn quyết định quy mô của ngân hàng trong hoạt động tín dụng vàcác hoạt động khác

Vốn của ngân hàng có tính chất quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹpquy mô hoạt động tín dụng, đầu tư của ngân hàng, khả năng thanh tóan, chi trả cũngnhư các họat động khác Thông thường, so với các ngân hàng lớn, các ngân hàngnhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi và đối tượng chovay của các ngân hàng này cũng nhỏ hơn Trong khi đó, các ngân hàng lớn dễ dang

mở rộng phạm vi cho vay, không chỉ trên địa bàn mình mà còn hướng ra khu vực vàquốc tế Thêm vào đó, do khả năng vốn hạn hẹp nên các ngân hàng nhỏ không phảnứng nhạy bén được với sự biến động về lãi suất, gây ảnh hưởng lớn đến khả năngthu hút vốn đầu tư từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế Với nguồn vốnlớn, các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc chủ động quyết định kỳ hạn, lãi suất, thờihạn của các khoản mục cho vay và đầu tư, phạm vi và khối lượng cũng được nhiềuhơn Vốn có tầm quan trọng lớn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Nền kinh tếnước ta đang trên đà phát triển, hiện tại và tương lai nhu cầu vốn là rất lớn, nếu cácngân hàng không dự đoán, điều chỉnh công tác huy động để duy trì nguồn vốn thì cóthể bỏ qua những cơ hội phát triển quý báu

 Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng Như đã trình bày ở trên, phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là nguồn tiền gửi

Trang 19

từ các tổ chức kinh tế và dân cư Đặc điểm của nguồn tiền này là hoàn trả khi cóyêu cầu, nên ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với nhu cầu rút tiền của kháchhàng Vì thế năng lực thanh toán cao là yếu tố các ngân hàng cần phải đảm bảo vàluôn được chú trọng Vốn khả dụng của ngân hàng càng cao thì khả năng thanhtoánn chi trả của ngân hàng càng lớn Do đó, loại trừ các nhân tố khác, khả năngthanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và vốn khảdụng nói riêng

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạtđộng đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường Để được coi là có uytín trên thị trường, các ngân hàng phải đáp ứng tốt nhất, tức thời các yêu cầu củakhách hàng, trong đó có nhu cầu thanh toán Nếu ngân hàng không thể thực hiệnngay, sẽ mất lòng tin của khách hàng, nghiêm trọng hơn, phản ứng dây chuyền lantruyền trong dân chúng có thể dẫn đến việc rút tiền đồng loạt, ngân hàng mất khảnăng thanh toán, phá sản và có thể gây ra khủng hoảng tài chính

Vì vây, việc nâng cao hoạt động huy động vốn để tạo ra nguồn vốn lớn trongngân hàng đã gián tiếp nâng cao khả năng thanh toán cũng như uy tín của ngân hàngtrên thương trường

 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, kinh doanh ngân hàng đang là một lĩnhvực có tốc độ phát triển mạnh mẽ Vì thế việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗingân hàng đang là vấn đề cấp bách của các nhà quản lý ngân hàng Trong lĩnh vựcnày rất khó có thể tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ hay lãi suất Do đó, đểcó thể thu hút khách hàng, ngân hàng phải có một tiềm lực tài chính mạnh và ổnđịnh Tiềm lực tài chính mạnh được xây dựng dựa trên một nguồn vốn lớn Khảnăng vốn lớn là điều kiện để các ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng với tất cả các

tổ chức, cá nhận trong nền kinh tế, vốn lớn tăng quyền chủ động của ngân hàngtrong việc thỏa thuận quy mô, kỳ hạn, thời hạn, thậm chí cả lãi suất Có như vậy,

Trang 20

các ngân hàng mới có thể mở rộng kinh doanh, tăng thu lợi nhuận, bổ dung làm giatăng nguồn vốn tự có Hơn thế nữa, quy mô vốn lớn sẽ giúp các ngân hàng đa dạnghóa danh mục đầu tư, có thể góp vốn thành lập các công ty tài chính, mở rộng dịchvụ thuê mua, thành lập các công ty chứng khoán… Một danh mục đa dạng như vậysẽ làm tăng thu cho ngân hàng, phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốnvà tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thương trường.

Vốn có vai trò quyết định trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh củangân hàng Để có nguồn vốn lớn, các ngân hàng phải nâng cao hoạt động huy độngvốn của mình kể cả về số lượng lẫn chất lượng Do đó, để có thể phát triển bềnvững và lâu dài, các ngân hàng phải tự xây dựng cho mình một chiến lược huy độngvốn khả thi, hiệu quả và lâu dài

1.2.2 Các hình thức huy động vốn

Trong nền kinh tế mở cửa hội nhập hiện nay, để thu hút được nguồn vốn lớn,các NHTM phải tìm cách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu vàthỏa mãn mọi mong muốn của khách hàng Vì thế, theo các tiêu thức khác nhau cóthể phân các hình thức huy động vốn thành các loại khác nhau

1.2.2.1 Theo đối tượng huy động

 Huy động vốn từ dân cư

Trong nền kinh tế phát triển, đời sống dân cư được nâng cao thì ngoài khỏantiền tiêu dùng, các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời nhàn rỗi.Nhằm mục đích đảm bảo an toàn và sinh lời, họ có thể sử dụng các hình thức đầu tưnhư mua vàng, ngoại tệ mạnh, bất động sản, cổ phiếu hay trái phiếu Các hình thứcnày mặc dù mang lại nguồn lợi nhuận cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn Do đó,trong đại bộ phận dân chúng thì đều chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm vào ngânhàng vừa được đảm bảo an toàn, vừa có thể thu được một khoản lợi tức nhất định.Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng tiền mặt mà khách hàng có thể lựa chọn các hình

Trang 21

thức gửi tiền khác nhau với các kì hạn khác nhau Tiền gửi có kỳ hạn mang giá trịcốt lõi là sinh lời, trong khi đó tiền gửi thanh toán hay tiền gửi không kì hạn lạimang mục đích phục vụ cho nhu cầu thanh tóan của khách hàng Đặc tính của loạinày là biến động hơn rất nhiêu so với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn Do đó, để thu hútnguồn vốn ổn định trong xã hội, các ngân hàng thường quy đinh mức lãi suất tiềngửi có kì hạn cao hơn tiền gửi không kỳ hạn.

Đối với nguồn tiền huy động từ dân cư, do nhu cầu sử dụng là khác nhau nêncác NHTM luôn tìm mọi cách để đa dạng hóa nguồn vốn huy động này bằng cách

đa dạng hóa các sản phẩm như rút ngắn kì hạn gửi tiền có thể theo ngày, theo tuần,theo tháng, lãi suất bậc thang, rút gốc linh hoạt…

 Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng và các tổchức khác

Đây là khoản tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trong vàngoài nứơc, các tổ chức xã hội khác như cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chứcchính trị xã hội… Phần lớn mục đích của nguồn tiền gửi này là nhằm mục tiêuthanh tóan, hưởng các dịch vụ của ngân hàng Bên cạnh đó, còn nhằm mục đíchsinh lời đối với khỏan tiền nhàn rỗi chưa cần sử dụng

Đối với mục đích gửi tiền để hưởng các dịch vụ thanh tóan, ngân hàngthường không trả lãi hoặc quy định một tỷ lệ lãi suất rất thấp và khách hàng khihưởng các dịch vụ này thì phải trả một khỏan phí dịch vụ nhất định Do nhu cầuthanh tóan của các doanh nghiệp là rất lớn nên hình thức huy động vốn này tạo nênmột nguồn lớn trong vốn của ngân hàng

Đối với những khỏan tiền tạm thời nhàn rỗi và chưa cần dùng đến trongthanh toán, khách hàng thường lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm với mức lãi suấtquy đinh cao hơn nhưng không được hưởng các dịch vụ thanh toán Khi có nhu cầu

sử dụng, các tổ chức phải cử người đại diện của mình đến ngân hàng để yêu cầu rúttiền

Trang 22

1.2.2.2 Theo phương thức huy động

 Huy động tiền gửi

 Tiền gửi không kỳ hạnĐây là khoản tiền mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào và ngânhàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suấtthấp hoặc không được trả lãi Tùy theo mục đích gửi tiền mà người ta phân chiathành tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn thuần túy

- Tiền gửi thanh toán: đây là khoản tiền gửi thanh toán của các doanh

nghiệp, tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng trước hết được sử dụng để tiến hànhthanh tóan, chi trả cho các hoạt động hàng hóa, dịch vụ và các khỏan chi khác phátsinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện Khi

sử dụng các tiện ích thanh toán, chủ sở hữu tài khỏan phải trả cho ngân hàng mộtkhỏan phí

Tiền gửi thanh toán thường được bảo quản tại ngân hàng trên hai loại tàikhoản: tài khỏan tiền gửi thanh tóan và tài khỏan vãng lai Đối với tài khỏan tiềngửi thanh tóan, việc rút tiền hay chi trả cho bên thứ ba thường được thực hiện bằngséc hay chuyển khoản Khách hàng mở tài khoản này nhằm mục đích thanh tóan và

sử dụng dễ dàng, thuận tiện đồng vốn khi cần Tài khoản vãng lai là tài khoản có lúc

dư nợ, có lúc dư có Với tài khoản này, khách hàng còn có thể được ngân hàng đápứng nhu cầu tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định và trong một giới hạnnhất định được gọi là hạn mức thấu chi

- Tiền gửi không kỳ hạn thuần túy: đây là khoản tiền của doanh nghiệp, cá

nhân, tổ chức gửi vào ngân hàng trong khi chưa có kế hoạch sử dụng cụ thể nhằmmục đích đảm bảo an toàn tài sản và khi cần có thể sử dụng ngay, không mang tínhchất phục vụ thanh toán Khi cần khách hàng có thể đến ngân hàng rút ra để chitiêu Hình thức gửi tiền này không được ngân hàng cho phép phát hành séc

Trang 23

Nói chung, tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng phản ánh mốiquan hệ kinh tế, pháp lý giữa ngân hàng với người gửi tiền nên giữa ngân hàng vớingười gửi tiền phải tuân thủ quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi do Thống đốcNHNN ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, đồng thờichủ tài khoản phải làm thủ tục mở tài khoản và đăng kí mẫu chữ ký của chủ tàikhoản đối với khách hàng là cá nhân, mẫu chữ ký chủ tài khoản và kế toán trưởng,mẫu con dấu đối với các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức xã hội tại các ngânhàng mở tài khoản Ngân hàng được từ chối thanh toán nếu người gửi tiền vi phạmquy định quản lý tài khoản thanh toán và chế độ chứng từ kế toán ngân hàng.

Đứng trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kì hạn một khoản nợ mà ngânhàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào Tuy nhiên, trongmỗi ngân hàng có sự không khớp nhịp giữa xuất và nhập trên mỗi tài khoản tiền gửithanh tóan hay giữa các tài khỏan của các doanh nghiệp làm cho nhập lớn hơn xuất,tạo nên tồn khoản Khi đã đảm bảo khả năng thanh toán của mình, ngân hàng có thể

sử dụng tồn khoản vào làm vốn kinh doanh

 Tiền gửi có kì hạnĐây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng vềthời gian rút tiền Loại tiền gửi này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân,có nguồn gốc từ tích lũy và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởnglãi

Các NHTM nhận hai loại tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửibáo rút (tức là khi muốn rút ra phải báo trước) Về cơ bản, các khoản tiền gửi có kìhạn không được sử dụng để tiến hành thanh toán như các khoản chi trả bằng vốntrên tài khoản vãng lai nên không thẻ phát séc Thông thường, tiền gửi có kỳ hạn làcác khoản tiền gửi có thời hạn dài và có lãi suất cao

Tiền gửi có kỳ hạn giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửitiết kiệm Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn

Trang 24

tồn khoản vào kinh doanh Chính vì vây, các NHTM luôn tìm cách đa dạng hóa lọaitiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn với mức lãi suất khác nhau nhằm đápứng nhu cầu của mọi khách hàng.

 Tiền gửi tiết kiệmQuy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng Nhà nước đã quy định rõ “ Tiền gửi tiết kiệm làkhoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhậntrên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệmvà được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi”

Đây là một phần thu nhập của cá nhân người lao động chưa sử dụng cho tiêudùng Do đó, họ gửi vào ngân hàng với mục đích tích lũy tiền một cách an toàn vàhưởng lãi Vì thế, tài khoản tiền gửi không thể phát séc hay thực hiện cácc khoảnthanh toán khác ngoại trừ người gửi tiền đề nghị trích tài khỏan tiền gửi tiết kiệm đểtrả nợ vay hay chuyển sang một tài khoản khác của chính chủ tài khoản

Trong nền kinh tế thị trường, tiền gửi tiết kiệm được phát triển thành hai loạilà tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền cóthể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của

tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thểrút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửitiết kiệm

Nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng nhất trong tổngnguồn vốn huy động, nhất là đối với các ngân hàng bán lẻ Do đó, việc tăng cườnghuy động nguồn tiền này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển củaNHTM

Trang 25

 Phát hành giấy tờ có giá

Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy độngvốn trên thị trường Nguồn vốn này tương đối ổn định để sự dụng cho một mục đíchnào đó Các giấy tờ có giá do NHTM phát hành bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu, chứngchỉ tiền gửi

Theo chuẩn mực kế toán số 16, các doanh nghiệp trong đó có NHTM pháthành giấy tờ có giá theo ba phương thức là phát hành giấy tờ có giá ngang giá, pháihành giấy tờ có giá chiết khấu và phát hành giấy tờ có giá phụ trội Về trả lãi pháthành giấy tờ có giá thường áp dụng ba hình thức trả lãi là trả lãi trước, trả lãi sau vàtrả lãi định kỳ

Trong hình thức huy động vốn này, ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn sovới lãi suất tiền gửi huy động Nghiệp vụ này chỉ được tiến hành khi ngân hàngthiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động tiền gửi không đủ Như vậy, khi thực hiệnhuy động vốn dưới các hình thức này, các ngân hàng phải căn cứ vào đầu ra đểquyết định về khối lượng huy động mức lãi suất và thời hạn, phương thức huyđộng Vốn này chỉ được huy động trong một thời gian nhất định, khi đã huy độngđủ khối lượng vốn theo dự kiến, các ngân hàng sẽ ngừng việc huy động (bán) kỳphiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi

1.2.2.3 Theo thời gian huy động

 Ngắn hạn

Các khoản huy động có thời gian dưới 12 tháng được gọi là các khoản huyđộng ngắn hạn Tùy theo chiến lược phát triển cũng như mức độ đa dạng hóa cácsản phẩm tiền gửi của các NHTM mà có thể chia nhỏ các kỳ hạn theo ngày, tuần,tháng, quý Đối với khoản tiền gửi này, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường cao Theoquyết định của thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộcđối với các tổ chức tín dụng ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2008 thì tỷ lệ dự trữ bắtbuộc đối với loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 11% trên tổng số dư tiền gửi

Trang 26

phải dự trữ bắt buộc Đây là nguồn tiền thường được khách hàng ưa chuộng nênchiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động.

 Trung và dài hạn

Do ngân hàng chủ yếu là cho vay dài hạn nên để nâng cao khả năng thanhkhoản cũng như hạn chế rủi ro lãi suất, các NHTM thường huy động các nguồn tiềntrung hạn (từ 12 tháng đến dưới 60 tháng) và dài hạn (từ 60 tháng trở lên) Do kỳhạn dài nên lãi suất chi trả cho nguồn tiền này thường cao Theo quyết định củathống đốc ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các tổchức tín dụng ban hành ngày 16 tháng 1 năm 2008 thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối vớiloại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắtbuộc Đây là nguồn tiền có chi phí cao nên chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nguồnngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động và thường được cho vay, đầu tư vào cácdự án có tính khả thi cao

1.2.2.4 Theo loại tiền huy động

Căn cứ vào tính thanh khoản, mức độ ưa thích, nhu cầu dự trữ, đầu tư củangười dân mà ngân hàng có thể huy động bằng nội tệ (VNĐ) hoặc là ngoại tệ (ngoạitệ mạnh)

 Huy động bằng nội tệ

Do quá trình tích lũy và nhu cầu tiêu dùng, thanh toán trong nước nên kháchhàng thường gửi tiền bằng đồng nội tệ Do đó, nguồn vốn này thường chiếm phầnlớn trong nguồn vốn huy động và có lãi suất cao hơn

 Huy động bằng ngoại tệ

Từ nhu cầu thanh toán trong xuất nhập khẩu hàng hóa với yêu cầu đầu tư, cấttrữ bằng các ngoại tệ mạnh của khách hàng đã làm nên nguồn vốn huy động bằngngoại tệ trong ngân hàng Do sự biến động về tỷ giá nên lãi suất huy động của loạinày thường thấp hơn so với huy động bằng nội tệ

Trang 27

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

Mỗi họat động kinh doanh đều diễn ra trong một môi trường nhất định Cácdoanh nghiệp muốn hoạt động và phát triển thì không thể tự tách mình ra khỏi môitrường kinh tế xã hội đó Nhất là đối với NHTM, là một trung gian tài chính thì mốiquan hệ ràng buộc giữa nó và các chủ thể khác trong nền kinh tế lại càng chặt chẽ

Do đó các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM là vô cùngphong phú, được xem xét qua hai nhóm nhân tố: nhóm nhân tố khách quan và nhómnhân tố chủ quan

1.3.1 Các nhân tố khách quan

 Hành lang pháp lý

Để đảm bảo sự phát triển công bằng của tất cả các thành phần kinh tế thìChính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành có liên quan phải quy định vàgiám sát việc tuân thủ pháp luật của mọi đối tượng trong nền kinh tế Hoạt độngngân hàng cũng không nằm ngoài sự quản lý chặt chẽ đó Có thể nói, hành langpháp lý có ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ huy động vốn của NHTM Có những bộluật tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: Luật các tổchức tín dụng, Luật ngân hàng Nhà nước, quyết định, nghị định, chỉ thị… trong nội

bộ hệ thống ngân hàng, và có những bộ luật tác động gián tiếp nhưng các NHTMcần phải lưu ý, như Luật đầu tư nước ngoài, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp…

Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tài chính tiền tệ của một quốc giacũng ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ huy động vốn của NHTM Nó thể hiện ở cáckhía cạnh như mục tiêu của chính sách tiền tệ, việc sử dụng các công cụ chính sáchtiền tệ và chính sách đầu tư của nhà nước

 Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước

Nền kinh tế vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển tạo điều kiện tích lũy

Trang 28

nhiều hơn nên việc thu hút vốn của ngân hàng dễ dàng hơn và ngược lại.

 Tình hình kinh tế - xã hội thế giớiMọi sự biến động của nền kinh tế- xã hội thế giới đều ít nhiều có ảnh hưởngđến Việt Nam Nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) thì sự ảnh hưởng này lại càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn bao giờ hết Điềunày đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế của Việt Nam Do xu hướngtoàn cầu hóa làm cho các nghiệp vụ ngân hàng phát triển, nguồn vốn dễ dàng dichuyển từ nước này sang nước khác Mặt khác, xu hướng này cũng làm tăng rủi rocho ngân hàng do việc thay đổi các chính sách tiền tệ của các nước trên thế giới, đặcbiệt là sự thay đổi của các ngoại tệ mạnh như USD, EURO…

 Tình hình kinh tế - xã hội trong nướcNhững yếu tố của nền kinh tế ảnh hưởng đến tăng trưởng nguồn vốn huyđộng của các NHTM phải kể đến đó là: Thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăngtrưởng và phát triển kinh tế, tỷ lệ lạm phát… Khi nền kinh tế ổn định và đang trênđà phát triển thì thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu thanh toán không dùngtiền mặt cũng tăng lên, do đó nguồn vốn huy động trong thời gian này cũng tăngmạnh Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, bất ổn thì cũng gây khó khăncho ngân hàng trong việc huy động vốn

 Tâm lý, thói quen tiêu dùng của khách hàng

Các yếu tố thuộc về tâm lý, thói quen, phong tục của người dân tác động rấtlớn đến hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng Các tiêu chí về độ tuổi, giớitính, học vấn, thu nhập, môi trường làm việc liên quan đến việc lựa chọn sử dụngcác hình thức dịch vụ ngân hàng

Nếu ở những vùng dân cư người ta quen sử dụng số tiền nhàn rỗi dưới hìnhthức cất trữ là chính thì việc huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn Chẳng hạn,

Trang 29

vào thời kỳ vang còn có giá trị thì người ta dùng tiền để mua vàng cất trữ Còn khingười dân có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ gửi tiền vào ngân hàngnhiều hơn, do đó cơ hội huy động vốn của ngân hàng tăng lên.

Ở những nước phát triển, nhu cầu giao dịch thanh tóan qua ngân hàng rấtphát triển Hầu hết những người dân có thu nhập đều mở tài khoản séc để thanh toánqua ngân hàng Tuy nhiên, ở những nước kém phát triển, thu nhập của người dânthấp, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng còn rất hạn chế nên ít người mởtài khoản tại ngân hàng Điều này sẽ hạn chế khả năng huy động vốn của NHTM

Về trình độ giáo dục, một người am hiểu tính chất hoạt động của NHTM,tường tận về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ mạnh dạn sử dụng các dịch vụ

do ngân hàng cung ứng

Mức thu nhập của người dân là một trong những yếu tố trực tiếp quyết địnhđến lượng tiền gửi vào ngân hàng Nhìn chung, thu nhập của người dân càng cao, nhucầu đầu tư và giao dịch của họ tăng lên tương đối so với nhu cầu tiêu dùng và lúc nàynhu cầu mở tài khoản cũng như tiền gửi vào ngân hàng sẽ ngày một tăng lên

 Đối thủ cạnh tranh

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngân hàng trong nước và sự gia nhậpcủa các ngân hàng nước ngoài sau khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới thì cácNHTM ngày càng phải đối mặt với càng nhiều cạnh tranh trong quá trình thu hútvốn bởi vì khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn để đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của họ Để cạnh tranh với các đối thủ, các ngân hàng phải tự nâng caonăng lực cạnh tranh của mình, phải biết phân tich đặc điểm của từng nhóm đốitượng khách hàng, tiến hành phân đoạn và lựa chọn các đoạn thị trường chính, ápdụng chính sách khách hàng linh họat, phù hợp, liên tục hoàn thiện và đổi mới sảnphẩm dịch vụ, cân nhắc lãi suất huy động, cho vay…, từng bước khẳng định sứcmạnh và vị thế của mình

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

 Quy mô, uy tín của ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh thì uy tín là yếu tố vô cùng quan trọng quyết

Trang 30

định thành công của doanh nghiệp Uy tín của ngân hàng không phải một sớm mộtchiều có được mà phải do kết tinh của một quá trình lâu dài phấn đấu, cố gắng củatập thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng Nó được thể hiện dưới nhiều hình thứckhác nhau như sự tín nhiệm của người dân, khả năng phục vụ khách hàng, hệ thống

cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng… Một ngân hàng có thâm niên hoạt độngtương đối lâu dài, có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh an toàn, tiềm lực tài chínhvững mạnh sẽ xây dựng được hình ảnh quen thuộc và uy tín trong mắt khách hàng.Mức độ uy tín của ngân hàng tạo điều kiện cho các khách hàng của mình có thểgiao dịch rộng rãi với các đối tác, nhất là trong nghiệp vụ bảo lãnh hay thanh toánquốc tế… Nâng cao uy tín đồng thời với việc tăng cường quan hệ khách hàng thongqua các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ tiếp cận thị trường trong nướcmà các ngân hàng phải nâng cao uy tín trên cả thị trường quốc tế và mở rộng quanhệ hợp tác quốc tế

 Các dịch vụ ngân hàng

Một ngân hàng có cơ cấu sản phẩm dịch vụ đa dạng thì thường có lợi thế caohơn trong việc thu hút khách hàng Các hình thức huy động mới kèm theo các dịchvụ ưu đãi, khuyến mãi, sử dụng công nghệ hiện đại khiến khách hàng quan tâmnhiều hơn và đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng Trong thời đại hiệnnay, việc cạnh tranh giữa các NHTM được thể hiện thông qua cuộc chạy đua về sảnphẩm dịch vụ Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cung ứng càng đa dạng thì càng thuhút được nhiều đối tượng khách hàng, qua đó làm tăng quy mô vốn huy động chongân hàng Do đó, ngân hàng cần có những chính sách phù hợp để đa dạng hóa cácdịch vụ đi đôi với việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ để nâng cao tính cạnhtranh của mình

 Chính sách lãi suất

Phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là tiền gửi tiết kiệm Mục đích của việc gửitiền tiết kiệm chính là được hưởng lãi Do đó, lãi suất cao luôn thu hút được nguồnvốn lớn Tuy nhiên, lãi suất huy động chính là căn cứ để ngân hàng tiến hành xácđịnh lãi suất cho vay, lãi suất cho vay càng cao thì hoạt động tín dụng của ngân hàngcàng hạn chế Do đó, để vừa thu hút và duy trì mối quan hệ với khách hàng, vừa đẩy

Trang 31

mạnh hoạt động kinh doanh, các ngân hàng phải ấn định từng mức lãi suất phù hợpcho từng số dư, từng kỳ hạn, từng khách hàng, có chế độ ưu đãi những khách hànglớn, quan hệ thường xuyên với ngân hàng…Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ gópphần thu hút ngày càng nhiều hơn khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

 Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng

Các cán bộ nhân viên ngân hàng chính là người đảm bảo vận hành cỗ máyngân hàng hoạt động liên tục và hiệu quả Do đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụcũng như thái độ của nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Cán bộ ngân hàng không những thực thi nghiệp vụnhanh chóng, chính xác, linh hoạt mà còn phải có kiến thức sâu rộng có thể tư vấncho khách hàng trong các lĩnh vực kinh doanh Các ngân hàng không những cầnphải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của mình màcòn phải xây dựng môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp, tạo niềmhứng khởi yêu thích công việc cho nhân viên, tạo động lực cho nhân viên làm việcvà phấn đấu, từ đó mới có thể xây dựng một ngân hàng với hình ảnh tốt đẹp trongtâm trí của khách hàng

 Họat động Marketing ngân hàng

Marketing ngân hàng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đưa hình ảnhcủa ngân hàng gần gũi hơn với dân chúng Hoạt động Marketing ngân hàng tốt sẽgiúp ích nhiều trong việc đưa khách hàng đến gần hơn với các sản phẩm dịch vụ củangân hàng, từ đó có thể huy động vốn một cách hiệu quả Các ngân hàng phải vậndụng đồng bộ chính sách Marketing hỗn hợp bao gồm chính sách giá cả, sản phẩm,phân phối… Đối với các sản phẩm dịch vụ cần phải tạo nên sự khác biệt, độc đáo,mới lạ để thu hút sự chú ý của khách hàng Bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu thịtrường kĩ càng để có thể đưa ra chính sách Marketing đối với từng đối tượng kháchhàng một cách phù hợp Họat động Marketing hiệu quả sẽ nâng cao hình ảnh củangân hàng, từ đó thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn

 Mạng lưới hoạt động

Ngân hàng là tổ chức kinh doanh dịch vụ gửi tiền, việc tiếp cận với kháchhàng là một nhân tố vô cùng quan trọng Do đó, mạng lưới chi nhánh, phòng giaodịch là kênh phân phối sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng Kênh phân

Trang 32

phối rộng sẽ tăng cường khả năng giao dịch, tiếp xúc giữa ngân hàng với các kháchhàng Từ đó, ngân hàng sẽ có cơ hội huy động được mọi nguồn vốn, từ nguồn vốnnhỏ lẻ, phân tán trong mọi tầng lớp dân cư đến các nguồn vốn tập trung trong cácdoanh nghiệp, tổ chức xã hội Tuy nhiên, việc xây dựng những cơ sở vật chất vàmạng lưới rộng khắp như vậy thường rất tốn kém, vì vậy ngân hàng cần phải cânnhắc so sánh lợi ích thu về trước khi ra quyết định xây mới một cơ sở nào đó

 Trình độ công nghệ ngân hàng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức thì đòi hỏi các ngân hàng cũngphải nâng cao trình độ công nghệ tin học của mình Trước đây khi công nghệ thanhtoán còn lạc hậu, khách hàng chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt Nhưng ngày nay,khi xã hội đã phát triển hơn thì nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt cũng ngàycàng chiếm ưu thế Thay vì thanh tóan bằng tiền mặt như trước đây, khách hàngchuyển sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như dùng séc, ủy nhiệm thu,ủy nhiệm chi… Để sử dụng các hình thức thanh tóan này đòi hỏi các khách hàngphải mở tài khoản tại ngân hàng nên ngân hàng thực hiện được huy động vốn trêntài khoản của khách hàng Việc áp dụng trình độ công nghệ vào ngân hàng giúpngân hàng có thể đáp ứng các nhu cầu thanh toán nhanh chóng, chính xác, thuậntiện hơn cho khách hàng Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạtđộng còn làm xuất hiện nhiều sản phẩm ngân hàng như máy rút tiền tự động ATM,ngân hàng tự động, home banking… Việc phát triển các sản phẩm này giúp cho cácngân hàng trong việc mở rộng không giới hạn thời gian, không gian và tối ưu hóahoạt động ngân hàng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HÀ NỘI

Trang 33

2.1 Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Hà Nội

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội tên tiếng

Anh VIET NAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT HA

NOI BRANCH được thành lập theo Quyết định số 51- QĐ/NH/QĐ ngày 27/ 6/ 1988

của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN ViệtNam), có trụ sở chính tại số 77 phố Lạc Trung, Hà Nội

2.1.1 Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động

Chi nhánh NHNo & PTNT Thành phố Hà Nội (nay là NHNo & PTNT HàNội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm,Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công-Nông-Thương Thành phố Hà nộivà 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp huyện được đổi tên từ các chinhánh Ngân hàng Nhà nước huyện đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 phố Lạc TrungQuận Hai Bà Trưng , Hà Nội

Sau gần 20 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, với mạng lưới rộngkhắp thủ đô bao gồm 1 hội sở, 11 chi nhánh cấp hai và 25 phòng giao dịch hoạtđộng, chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự pháttriển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng caochất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạtđộng khác tăng bước khẳng định uy tín và vị thế của mình trong hoạt động kinhdoanh tiền tệ nói chung và trên địa bàn Thủ đô nói riêng

Với những công hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế Thủ đôcũng như với sự phát triển của ngành Ngân hàng, từ ngày thành lập đến nay Đảng

Bộ chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội luôn đạt danh hiệu Đảng Bộ trong sạch vữngmạnh, được Nhà nước tặng thưởng 1 Huân chương Lao động hạng Ba, 1 Huânchương Chiến công hạng Ba, 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phụ, 37 Bằng khen

Trang 34

của Thống đôc s NHNN Việt Nam, 33 bằng khen của Chủ tích UBND thành phốHà Nội, 39 Chiến sỹ thi đua, 1266 lượt lao động giỏi cấp cơ sở

Về cơ cấu tổ chức, NHNo & PTNT HN là đơn vị trực thuộc NHNo & PTNT

VN nên hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, hoạt động theo luật các tổ chứctín dụng, có tư cách pháp nhân, thời hạn hoat động là 99 năm, có quyền tự chủ vềtài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh

- Đến nay NHNo & PTNT HN có 10 phòng ban và 11 chi nhánh trực thuộcgồm trên 500 cán bộ,trong đó nữ chiếm trên 60% Lao động làm chuyên mônnghiệp vụ: Tín dụng 32%, kế toán 17%, giám định viên 3%, ngân quỹ 11%, tin học1.5%, hành chính, lái xe, bảo vệ, lao công 7%, nghiệp vụ khác 3.5%

- Về trình độ chuyên môn: Tiến sỹ, Thạc sỹ: 0.5%; Đại học, Cao đẳng 31%Trung học: 47%, chứng chỉ: 8.5% Sơ cấp:13% BGĐ của NHNo & PTNT HN baogồm Giám đốc và 3 Phó giám đốc và các Trưởng phó Phòng (Tổ) nghiệp vụ vừađiều hành kinh doanh chung đối với các Chi nhánh trực thuộc và tham mưu giúpviệc cho Ban giám đốc

SƠ ĐỒ BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PTNT HN

NHNO & PTNT HÀ NỘI

PHÒNG KHO QUỸ

PHÒNG THANH TOÁN QUỐCTẾ

PHÒNG HÀNH CHÍNH

PHÒNG

TỔ CHỨC

PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

PHÒNG

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHĂM SÓC KHÁCH hangHÀ NG

KHÁCH HÀNG

NHNO & PTNT VIỆT

NAM

Trang 35

Chức năng và nhiệm vụ chính của các Phòng (Tổ) tại NHNo HN.

a - Phòng Kế toán- Ngân quỹ : Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống

kê và thanh toán , xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chitài chính, Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo qui định của NHNo &PTNT trên địa bàn

b - Phòng Tín dụng: Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại

khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng, phân tíchkhách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn, thẩm định và đề xuất cho vay cácdự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợquá hạn (NQH), tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục

c - Phòng Nguồn vốn - Kế hoạch tổng: Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn

hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo, tổng hợp theo dõi các

Trang 36

chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh NHNo trênđịa bàn.

d - Phòng Thanh toán quốc tế: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán với nước

ngoài và các nghiệp vụ về kinh doanh ngoại tệ khác

e - Phòng Kiểm toán nội bộ: Kiểm tra công tác điều hành, giám sát chấp

hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật của chi nhánhNHNo và các đơn vị trực thuộc Kiểm tra, , NHNo & PTNT, kiểm tra độ chính xáccủa Báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ vềchính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, ngành NH

f- Phòng Vi tính: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan

đến hoạt động của chi nhánh, xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán

kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khácphục vụ cho hoạt động kinh doanh

g- Tổ Tiếp thị: Nghiên cứu, phân loại thị trường, phân loại khách hàng hiện

tại, khách hàng tiềm năng về nguồn vốn, thị trường đầu tư vốn và thị trường tíndụng, nghiên cứu thị trường để đưa ra các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại

h - Tổ Thẻ Làm nhiệm vụ quản lý, theo dõi hoạt động các máy rút tiền tự động, thanh toán Thẻ tín dụng nội địa., đầu mối phát hành Thẻ các loại và thực hiện

các nghiệp vụ khác liên quan đến công tác hoạt động của các máy ATM, POS vàquản lý các loại thẻ do NHNo VN phát hành

i - Phòng Tổ chức - cán bộ: Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị

và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn, đềxuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn

k - Phòng Hành chính: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của

chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đãđược giám đốc chi nhánh phê duyệt, đảm bảo công tác hậu cần, cơ sở vật chất phụcvụ kịp thời các hoạt động kinh doanh của NHNoHN

Trang 37

2.1.2 Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội

Sau 15 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo&PTNTHà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huyđộng nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiềnmặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác

Bên cạnh việc tích cực tìm mọi giải phát để huy động vốn nhất là tiền gửi từdân cư và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinhdoanh, từ năm 1995, NHNo&PTNT Hà Nội triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế,chỉ sau 7 năm đã có thể giao dịch với gần 800 Ngân hàng và đại lý các tổ chức tíndụng Quốc Tế với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu hàng năm từ 100 đến 150triệu USD, đồng thời hàng năm đã khai thác được hàng trăm triệu USD, JPY,EURO, DM và nhiều loại ngoại tệ khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩucủa các doanh nghiệp Hoạt động thanh toán quốc tế đã nhanh chóng tạo được sự tínnhiệm của nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài, đến nay NHNo&PTNT HàNội đã mở rộng thanh toán biên mậu với các nước láng giếng, nhất là Trung Quốc,thực hiện các dịch vụ thu đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hổi

Đặc biệt, từ năm 2001 thực hiện Đề án cơ cấu lại Ngân hàng tại các đô thịloại I, ngân hàng đã có bước tăng trưởng khá Nguồn vốn tăng trưởng bình quân đạt40%/năm, dư nợ tăng trưởng bình quân 20%/năm, lợi nhuận tăng trưởng bình quân20%/năm Tự chỗ luôn thiếu tiền mặt để chi cho các nhu cầu lĩnh tiền mặt, đến nayluôn bội thu tiền mặt, tất cả các nhu cầu nộp lĩnh tiền mặt của các đơn vị và cá nhậncó quan hệ tiền mặt với NHNo&PTNT Hà Nội đều được đáp ứng kịp thời, đầy đủ,chính xác góp phần tích cực vào sự ổn định tiền tệ và giá cả trên địa bàn Hà Nội

Để chuẩn bị cho hội nhập trong khu vực và quốc tế, NHNo&PTNT Hà Nộiđã từng bước hiện đại hóa hoạt động Ngân hàng mà trọng tâm là công tác thanhtoán, chuyển tiền điện tử cho khách hàng, đến nay mọi nhu cầu chuyển tiền chokhách hàng trong và ngoài hệ thống được thực hiện ngay trong ngày làm việc, thậm

Trang 38

chí chỉ trong thời gian rất ngắn với độ an toàn và chính xác cao.

Đến nay Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đã và đang triển khải thực hiện tấtcả các sản phẩm dịch vụ tiện ích của Ngân hàng hiện đại như:

- Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiểm, kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ

từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn Tiền gửi của cácthành phần kinh tế đều được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước

- Thực hiện đồng tài trợ bằng VND, USD các dự án, chương trình kinh tế lớnvới tư cách là ngân hàng đầu mối hoặc ngân hàng thành viên với thủ tục thuận lợinhất, hoàn thành nhanh nhất

- Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hìnhcho vay đa dạng: ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VND và các ngoại tệ mạnh Chovay cá nhân, hộ gia đình có bảo đảm bằng tài sản, cho vay tiêu dùng…

- Phát hành thẻ tín dụng nội địa

- Bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh dự thầu , Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảolãnh thanh toán, Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm

- Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, chuyển tiền bằng hệ thốngSWIFT với các ngân hàng lớn trên thế giới bảo đảm nhanh chóng, an toàn, chi phíthấp

- Chuyển tiền nhanh chóng trong và ngoài nước với dịch vụ chuyển tiềnnhanh Weston Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối

- Mua bán trao ngay và có kỳ hạn các loại ngoại tệ

- Thanh toán thẻ Visa, Master, …

- Cung cấp các dịch vụ ngân quỹ: Dịch vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ cho thuêkét sắt

- Dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM)

- Dịch vụ vấn tin qua điện thoại, giao dịch từ xa qua mạng

- Thực hiện các dịch vụ khác về tài chính, ngân hàng

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Trang 39

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Hà Nội.

II Phân theo thành phần kinh tế

1 Tiền gửi dân cư 2.956 116,9% 3.632 122,9% 3.541 97,5%

4 Tiền gửi TCTC 3.234 152,0% 3.485 107,8% 4.443 127,5%

(Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo & PTNT Hà Nội)

Hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT HN qua 4 năm đã có sự tăngtrưởng vượt bậc, năm 2006 tăng 10,7% so với năm 2005, năm 2007 tăng 20% sovới năm 2006 Trong đó đã có sự tăng trưởng cao ở khoản mục Tiền gửi dân cư vàTCKT trong nước

Về nguồn vốn huy động phân theo loại tiền có thể thấy nguồn vốn huy độngcủa chi nhánh là nội tệ Nguồn ngoại tệ giảm mạnh vào năm 2007, chỉ bằng 57,6%

so vớii năm 2006 Năm 2007 có nhiều sự biến động về tỷ giá của đồng USD Tỷ giágiăm mạnh vào tháng 2, tăng mạnh vào tháng 6 và lại giảm mạnh vào những thángcuối năm Đây là sự biến động mang tính dây chuyền do sự suy thoái của nền kinh

tế Mỹ trong những năm gần đây Do đó, lãi suất huy động USD cũng có nhiều biếnđộng do đó nguồn huy động từ ngoại tệ giảm mạnh

Nhìn chung, nguồn vốn huy động tăng cao trong những năm gần đây vớimức tăng hàng năm khoảng 17%.Tiền gửi từ các TCKT có xu hướng tăng mạnh vàtrở thành nguồn vốn huy động chính của ngân hàng, tăng 52,6% vào năm 2007 so

Trang 40

với năm 2006 Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ và ít chịu tác động rút tiền trước hạn

do thay đổi lãi suất Để đạt được kết quả như trên NHNo & PTNT HN đã thực hiện

đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đáp ứng nhiều sản phẩm dịch vụ tiện íchcho khách hàng như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại bằng tiềnvà hiện vật đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệmdự thưởng bằng vàng có khuyến mại (NHNoViệt Nam phát hành) với nhiều hìnhthức trả lãi tháng, quý, năm, lãi trước, lãi sau, huy động tiền gửi bậc thang, gửi góp,tiết kiệm khuyến mại, bảo hiểm thân thể, dự thưởng…, phát hành các loại kỳ phiếu,chứng chỉ tiền gửi VNĐ, USD, EUR thời hạn từ 01 đến 60 tháng; đồng thời Chinhánh đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt, phù hợp lãisuất của các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là điều chỉnh lãi suất huy động vốn ngoạitệ, đã góp phần nâng cao chất lượng, số lượng huy động vốn từ dân Không nhữngthế phong cách giao dịch được thay đổi ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuậnlợi nhất trong giao dịch với khách hàng

Ngân hàng đã tạo lâp được một mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịchrộng khắp, do vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trongdân cư khá lớn tạo điều kiện cho chi nhánh đủ nguồn vốn đáp ứng cho các thànhphần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh đầu tư các dự án lớn mở rộng sản xuất,thay đổi thiết bị công nghệ, triển khai xây dựng khu đô thị mới… Thực hiện Côngnghiệp hoá, hiện đại hóa trên địa bàn Thủ đô

Trong năm công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt kết quả đáng kể, đặcbiệt việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn Ngoài việc đa dạng hoá các hình thức huyđộng vốn từ dân cư Chi nhánh còn tìm mọi biện pháp giữ vững và tiếp cận nguồnvốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các Tổ chức xã hội nhằm tiếp tục tăng trưởngnguồn vốn

Huy động vốn năm 2007 nhìn chung có nhiều biến động tính cạnh tranh ngàycàng khốc liệt hơn, đây là khó khăn chung của các tổ chức tín dụng trên địa bàn HàNội Khắc phục những khó khăn khách quan và chủ quan trong năm NHNo&PTNT

Ngày đăng: 18/12/2012, 08:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Hà Nội. - Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 1 Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT Hà Nội (Trang 38)
Bảng 2: Tình hình dư nợ của NHNo & PTNT Hà Nội. - Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 2 Tình hình dư nợ của NHNo & PTNT Hà Nội (Trang 40)
Bảng 4: Cơ cấu các dịch vụ chuyển tiền và thanh tóan khác của NHNo Hà Nội - Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 4 Cơ cấu các dịch vụ chuyển tiền và thanh tóan khác của NHNo Hà Nội (Trang 46)
Bảng 5: Kết quả tài chính của NHNo & PTNT Hà Nội giai đoạn 2005- 2007                                                                                         Đơn vị: tỷ đồng - Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 5 Kết quả tài chính của NHNo & PTNT Hà Nội giai đoạn 2005- 2007 Đơn vị: tỷ đồng (Trang 49)
Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của  NHNN&PTNN Hà Nội trong thời kỳ 2005-2007 - Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 8 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNN&PTNN Hà Nội trong thời kỳ 2005-2007 (Trang 60)
Bảng 9: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của  NHNN&PTNN Hà Nội thời kì 2005-2007 - Giải pháp để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Bảng 9 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của NHNN&PTNN Hà Nội thời kì 2005-2007 (Trang 62)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w