1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN: Hoàn thiện việc lập và phân tích báo cáo tài chính ở Công ty dược phẩm Trung ương I pdf

27 525 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 353,97 KB

Nội dung

Việc lập các báo cáo này đòi hỏi tính chính xác cao, phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp.. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản vốn công

Trang 1

TIỂU LUẬN:

Hoàn thiện việc lập và phân tích báo cáo tài chính ở Công ty dược

phẩm Trung ương I

Trang 2

Lời nói đầu

Công tác lập các báo cáo tài chính vào cuối quý, cuối năm là công tác quan trọng nhất của công tác kế toán Nó phản ánh kết quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Việc lập các báo cáo này đòi hỏi tính chính xác cao, phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp Thế nhưng việc lập nó tại các xí nghiệp đang gặp phảp khó khăn giữa chế độ kế toán cũ với chế

độ kế toán được thay đổi thường xuyên Hơn thế nữa, việc lập báo cáo phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp không phải là điều đơn giản Vì

thế em chọn đề tài "Hoàn thiện việc lập và phân tích báo cáo tài chính ở Công

ty dược phẩm Trung ương I"

Nội dung của bài viết bao gồm: 3 phần

Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về việc lập và phân tích báo cáo tài

chính ở doanh nghiệp

Phần 2: Thực trạng việc hoàn thiện và lập báo cáo tài chính ở Công ty dược

phẩm Trung ương I năm 1999

Phần 3: Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới và những vấn đề

đặt ra trong việc hoàn thiện và lập báo cáo tài chính

Trang 3

Những vấn đề lý luận cơ bản về việc lập và phân tích báo cáo tài chính ở

doanh nghiệp

I- Báo cáo tài chính

1 Khái niệm về báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản vốn công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

2 Phân loại báo cáo tài chính

2.1 Báo cáo bắt buộc: Là những báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải

lập, gửi theo định kỳ, không phân biệt hình thức sở hữu và qui mô doanh nghiệp Báo cáo bắt buộc mà doanh nghiệp phải lập:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

2.2 Báo cáo hướng dẫn: Là những báo cáo không mang tính bắt buộc mà

chỉ mang tính chất hướng dẫn

Từng doanh nghiệp tuỳ thuộc vào nhu cầu thông tin và trình độ quản lý, trình độ kế toán của mình để quyết định lập hay không lập những báo cáo này

2.3 Thời hạn lập, gửi và nơi gửi báo cáo tài chính:

- Thời hạn lập báo cáo được qui định vào cuối mỗi quí, mỗi năm

- Thời hạn gửi báo cáo theo qui định là sau 15 ngày kể từ khi kết thúc quí

và sau 30 ngày kể từ khi kết thúc năm đối với báo cáo năm

- Nơi nhận báo cáo tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp

Trang 4

Loại hình doanh nghiệp Nơi gửi

Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước

thống kê

Bộ kế hoạch

và đầu tư

2 Doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài

3 Các loại hình doanh nghiệp

khác

3 Tác dụng của báo cáo tài chính:

- Số liệu do báo cáo tài chính cung cấp là cơ sở để phân tích hoạt động kinh

tế đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo

- Số liệu, tài liệu do báo cáo tài chính cung cấp là cơ sở tham khảo quan trọng để xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp

- Số liệu, tài liệu do báo cáo tài chính cung cấp giúp cho các cơ quan chức năng của Nhà nước, cơ quan thuế, tài chính và cơ quan chủ quản cấp trên của doanh nghiệp có những thông tin kinh tế làm cơ sở để chỉ đạo quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Số liệu và tài liệu do báo cáo tài chính cung cấp giúp cho các đối tác của doanh nghiệp: những người mua, người bán và các chủ đầu tư khác có thể tham khảo để đưa ra những quyết định

II- Bảng cân đối kế toán:

1 Khái niệm:

Bảng cân đổi kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình vốn của doanh nghiệp tại một thơì điểm nhất định theo giá trị (tài sản) và vốn hình thành (nguồn vốn)

Trang 5

Về bản chất bảng cân đối kế toán là một bảng cân đổi tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả

- Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình, kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp

2 Kết cấu của bảng cân đối kế toán:

Gồm 2 phần:

- Phần phản ánh vốn dưới góc độ biểu hiện gọi là "Tài sản"

- Phần phản ánh vốn dưới góc độ nguồn hình thành gọi là "Nguồn vốn" hay vốn chủ sở hữu và công nợ

Bảng cân đối kế toán

II- Đầu tư tài chính ngắn hạn II- Nợ dài hạn

hữu

B- Tài sản cố định và đầu tư dài

Trang 6

III- Chi phí xây dựng cơ bản dơ

dang

IV- Ký quĩ, ký dài hạn

3 ý nghĩa và nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình, kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp

- Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước

- Sổ cái các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích

- Bảng cân đối tài khoản

- Các tài liệu liên quan khác

4 Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Trang 7

- Phải hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, tiến hành khoá sổ kế toán, tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích, kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan bảo đảm khớp, đúng

- Kiểm tra lại số liệu ghi trên cột "Số cuối kỳ" của Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước Số liệu ở cột này sẽ được chuyển vào cột "Số đầu năm" của bảng cân đối kế toán của năm nay

- Tuyệt đối không được bù trừ giữa số dư hai bên Nợ và Có của các tài khoản thanh toán như tài sản 131,331 mà phải căn cứ vào số dư chi tiết để ghi vào các chỉ tiêu liên quan trên bảng cân đối kế toán

- Một chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán liên quan đến tài khoản nào thì căn

cứ vào sổ dư của tài khoản đó để phản ánh

5 Phương pháp lập bảng cân đối kế toán

Cột "Số đầu năm": Căn cứ vào số liệu ở cột "Số cuối kỳ" trên bảng cân đối

kế toán ngày 31/12 năm trước để ghi

5.1 Phần tài sản:

A- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

I- Tiền: Vốn bằng tiền mặt là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển

II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Được tính bằng cách lấy giá trị ghi

sổ của các khoản đầu tư trừ đi khoản dự phòng giảm giá

III- Các khoản phải thu: Là những khoản mà doanh nghiệp thực sự có khả năng thu được và được tính bằng cách lấy tổng số các khoản phải thu trừ đi dự phòng phải thu khó đòi

IV- Hàng tồn kho: Phản ánh giá trị thực có thể thực hiện được của hàng tồn kho

Trang 8

V- Tài sản lưu động khác

VII- Chi sự nghiệp: Phản ánh các khoản chi tiêu thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án chưa được duyệt bao gồm cả chi năm trước và chi năm nay Số liệu căn cứ vào số dư Nợ cuối kỳ của TK 161 chi tiết 1611 và 1612

B- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Bao gồm các tài sản cố định đã và đang hình thành, giá trị các khoản đầu tư dài hạn có thời gian thu hồi trên một năm hay một chu kỳ kinh doanh

I- Tài sản cố định: Phản ánh tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản cố định Trong từng loại tài sản cố định được phản ánh thoe cả nguyên giá và giá trị hao mòn

Số liệu ghi vào các chỉ tiêu ở phần nguyên giá là số dư Nợ cuối kỳ của các

TK tương ứng 211, 212, 213 còn ở phần hao mòn là dư có cuối kỳ của TK 214 II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Phản ánh giá trị thực của các khoản đầu tư dài hạn

Số liệu để ghi vào các chỉ tiên tương ứng với số dư nợ cuối kỳ của các TK221, 222, 228

III- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Chỉ tiêu này phản ánh bộ phận giá trị tài sản cố định trong mua sắm, xây dựng cơ bản dở dang chưa hoàn thành hoặc

đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao Ngoài ra chỉ tiêu này bao gồm bộ phận chi phí sửa chữa TSCĐ dở dang Số liệu phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ cuối

kỳ của TK 241

IV- Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn: là giá trị tài sản doanh nghiệp phải đem ký quỹ, ký cược theo yêu cầu của bên đối tắc nhằm bảo đảm cho việc thực hiện các hợp đồng dài hạn Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư bên Nợ cuối kỳ của TK244

Tổng cộng tài sản: phản ánh tổng giá trị thuần của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bao gồm TSCĐ và TSLĐ

5.2 Phần nguồn vốn

Trang 9

II- Nguồn kinh phí

1 Quỹ quản lý của cấp trên: phản ánh khoản kinh phí quản lý ở các Tổng Công ty, cơ quan liên hiệp, tập đoàn do các đơn vị cấp dưới nộp lên số liệu được căn cứ vào số dư có TK451

2 Kinh phí sự nghiệp: Phản ánh khoản kinh phí sự nghiệp ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được ngân sách cấp Số liệu dựa vào dư có cuối kỳ của TK461

3 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh số kinh phí

đã trực tiếp hình thành nên TSCĐ Căn cứ vào số dư Có cuối kỳ của TK466 Tổng cộng nguồn vốn: Phản ánh tổng số nguồn hình thành của tài sản (A+ B)

4 Tính cân đối của bảng cân đối kế toán:

Trang 10

Biểu hiện: số tổng cộng phần tài sản luôn luôn bằng với số tổng cộng phần nguồn vốn

- Tính cân đối của bảng cân đối kế toán cho phép chúng ta tính chính xác của quá trình hạch toán và lập bảng cân đối kế toán Điều này có nghĩa là nếu hạch toán đúng lập bảng cân đối kế toán chính xác thì số tổng cộng hai phần sẽ bằng nhau

- Khi lập bảng cân đối kế toán không cân đối chứng tỏ quá trình hạch toán hoặc khi lập bảng cân đôí kế toán kế toán đã có sai sót

Bảng cân đối kế toán

Ngày tháng năm

Đơn vị tính:

A- Tài sản lưu động vàđầu tư ngắn hạn

B- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

2 Kết cấu của báo cáo kết quả kinh doanh: Gồm 3 phần

Trang 11

- Phần I- Lãi, lỗ phần này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường

- Phần II- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản khá

- Phần III- Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại và được miễn giảm

Phản ánh:

+ Số thuế GTGT được khấu trừ cuối kỳ

+ Số thuế GTGT được hoàn lại đã hoàn lại và còn được hoàn lại

+ Số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm

3 Nội dung và phương pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh

3.1 Cơ sở số liệu

Căn cứ vào : - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước

- Số phát sinh trong kỳ của các tài khoản kế toán từ TK loại 5 đến loại 9 và các TK 133, 333 và TK 338

3.2 Nội dung và phương pháp lập: Phần I lãi, lỗ

- Cột "Kỳ trước": Căn cứ vào cột"Kỳ này" của báo cáo này kỳ trước

- Cột "Luỹ kế từ đầu năm" của báo cáo kỳ này Căn cứ vào số liệu của cùng cột này trên báo cáo kỳ trước cộng với số liệu ở cột kỳ này của báo cáo kỳ này Cột "Kỳ này" Từng chỉ tiêu được lập như sau:

+ Tổng doanh thu (Mã số 01): Phản ánh tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp Số liệu phản ánh tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp Số liệu phản ánh vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên có trong kỳ của

TK 511, 512

Trang 12

+ Các khoản giảm trừ: (Mã số 03): chỉ tiêu này phản ánh cá khoản giảm trừ vào doanh thu bán hàng Bao gồm:

- Giảm giá hàng bán (mã số 05): số liệu căn cứ phát sinh bên Nợ (hoặc bên Có) của TK 532

- Hàng bán bị trả lại (mã số 06): Số liệu căn cứ phát sinh bên Nợ (hoặc Có) của TK 531

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (mã số 07): Số liệu dựa vào số phát sinh bên có của các tiểu khoản 3332, 3333 Chi tiết thuế xuất khẩu

1 Doanh thu thuần (mã số 10): Doanh thu thuần là chỉ tiêu được tính bằng cách lấy tổng số doanh thu (mã số 01) trừ đi các khoản giảm trừ (mã số 03)

2 Giá vốn hàng bán: (mã só 11): Số liệu được căn cứ vào số phát sinh bên

có của tài khoản 632 đối ứng bên Nợ tài khoản 911

3 Lợi nhuận gộp (mã số 20): lợi nhuận gộp là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán (mã số 20= mã số 10 - mã số 11)

4 Chi phí bán hàng: (Mã số 21): số liệu dựa vào phần phát sinh Có TK 641

và phát sinh có TK 1422 (chi tiết chi phí bán hàng) đối ứng bên Nợ TK 911

5 Chi phí quản lý (mã số 22): Số liệu dựa vào số phát sinh có TK 642 và

1422 (chi phí quản lý) đối ứng với bên Nợ TK 911

6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (mã số 33): Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận gộp trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Mã số 30 = Mã số 20 - (mã số 21 + 22)

- Thu nhập từ hoạt động tài chính (Mã số 31)

- Chi các hoạt động tài chính (mã số 32)

7 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (mã số 40): Là khoản chênh lệch giữa thu nhập thuần hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính (40 = 31 - 32)

- Thu hoạt động bất thường (mã số 41)

Trang 13

- Chi hoạt động bất thường (mã số 42)

8 Lợi nhuận bất thường (mã số 50): Là phần chênh lệch giữa các khoản thu nhập bất thường với chi bất thường trong quá trình kinh doanh (50=41 - 42)

9 Tổng lợi nhuận trước thuế (mã só 60) là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận thuần các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường (mã số 60 = mã số 40 + mã số 50)

10 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (mã số 70): phản ánh số thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế Số liệu căn cứ vào phần phát sinh Có TK 333 (3334) đối ứng bên Nợ TK 421

11 Lợi nhuận sau thuế (mã số 80): Là phần V còn lại của lợi nhuận kinh doanh sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (80-60-70)

Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

- Cột "số còn phải nộp đầu kỳ" (cột 3): Căn cứ vào cột 8 "số còn phải nộp cuối kỳ" trên báo cáo kỳ trước để ghi Cột này phản ánh tổng số tiền còn phải nộp, chi tiết từng loại còn đến đầu kỳ này chưa nộp

- Cột "Luỹ kế từ đầu năm"

+ Cột "Số phải nộp" (cột 6): Căn cứ vào cột này trên báo cáo kỳ trước cộng với số liệu ở cột 4 của báo cáo kỳ này

+ "Số đã nộp" (cột 7): Căn cứ vào cột này trên báo cáo kỳ trước cộng với số liệu ở cột 5 của báo cáo kỳ này

- Cột "số còn phải nộp cuối kỳ" (Cột 8): Cột này được tính bằng cách lấy cột 3 "số còn phải nộp đầu kỳ" cộng với cột 4 "Số phải nộp" phát sinh kỳ này trừ

đi cột 5" số đã nộp" trong kỳ này

- Cột "số phát sinh trong kỳ" chi tiết cột 4 "số phải nộpp", cột 5 "số đã nộp" Phản ánh tổng số tiền phải nộp, đã nộp theo từng loại phát sinh trong kỳ báo cáo

Trang 14

Phần 2

thực trạng việc hoàn thiện và lập báo cáo tài chính ở Công ty dược phẩm

Trung ương I năm 1999

I- Khái quát chung về công ty và tình hình kinh doanh trong năm 1999

1 Khái quát chung:

Công ty dược phẩm Trung ương I thuộc Tổng Công ty dược Việt Nam Công ty thực hiện chức năng kinh doanh nguyên liệu, thành phẩm thuốc tân dược Hoạt động chủ yếu của công ty là nhập nguyên liệu thành phẩm thuốc từ nước ngoài sau đó hợp tác với các xí nghiệp dược phẩm Trung ương I, xí nghiệp dược phẩm trung ương II sản xuất và phân phối cho các đại lý bán buôn, bán lẻ cho các bệnh viện và cho người tiêu dùng

2 Tình hình kinh doanh trong năm 1999

Năm 1999 công ty tiếptục gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh Thị trường trong nước bị thu hẹp do sức mua không tăng nhiều, các nhà sản xuất trong nước tự bán và tự khai thác thị trường, các hãng dược phẩm nước ngoài thâm nhập thị trường rộng khắp từ thành thịi đến cả vùng sâu, vùng xa Các phương án, định hướng kinh doanh của côgn ty đều gặp những trở ngại bởi sự nghiệt ngã của cơ chế thị trường

Công ty đã liên doanh với xí nghiệp dược phẩm Trung ương II từ tháng 9/1993 với số vốn góp ban đầu là 1.400.000.000đ Tuy nhiên, hoạt động của liên doanh này còn kém hiệu quả

Cùng với việc áp dụng luật thuế GTGT, đối với doanh nghiệp rất khó khăn

về vốn do phải nộp tiền thuế GTGT đầu vào

II- Báo cáo tình hình của công ty quí 4 và cả năm 1999

Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung

Phương pháp kế toán tài sản cố định: Hạch toán theo giá mua

Ngày đăng: 30/03/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w