1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận xuất khẩu cao su thiên nhiên vào thị trường hoa kỳ

50 1,7K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

Nghiên cứu thị trường hoa kỳ và thế giới đối với sản phẩm cao su thiên nhiên để từ đó đề xuất chiến lược marketing mix xuất khẩu cao su thiên nhiên vào thị trường Hoa kỳ của công ty cao su Phước Hòa

Trang 1

MỤC LỤC:

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN THỨ NHẤT : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MARKETING QUỐC TẾ 4

1)Môi trường Marketing quốc tế và những vấn đề liên quan đến nghiên cứu thị trường quốc tế 4

1.1)Môi trường Marketing quốc tế 4

1.2)Nghiên cứu thị trường quốc tế 4

2)Ba phương thức chính thâm nhập thị trường thế giới 5

2.1)Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước 5

2.2)Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài 5

2.3)Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ vùng thương mại tự do 6

3)Chiến lược Marketing Mix quốc tế 6

3.1)Chiến lược về sản phẩm quốc tế: 6

3.2)Chiến lược giá sản phẩm quốc tế 7

3.3)Chiến lược phân phối sản phẩm quốc tế 8

3.4)Chiến lược chiêu thị xúc tiến sản phẩm quốc tế 9

PHẦN THỨ HAI : NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHO XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN 10

1)Thị trường tiêu thụ cao su thế giới 10

1.1) Tăng trưởng của nền kinh tế thế giới 10

1.2)Giá cao su thiên nhiên giao dịch trên một số sàn giao dịch quốc tế 11

1.3)Cung cao su thiên nhiên 13

2)Thị trường Hoa Kỳ 14

2.1)Kinh tế Hoa Kỳ 14

2.2)Thị trường tiêu thụ ô tô ở Hoa Kỳ 14

3)Thị trường Việt Nam 15

3.1)Giá cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam 15

3.2)Tình hình xuất khẩu cao su thiên nhiên 18

3.3)Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên 22

PHẦN THỨ BA : XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN CỦA CÔNG TY CAO SU PHƯỚC HÒA SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 23

Trang 2

1.2)Quá trình hình thành và những sự kiện quan trọng 24

1.3)Ngành nghề và địa bàn kinh doanh 25

2)Xây dựng chiến lược xuất khẩu cao su thiên nhiên 26

2.1)Điểm mạnh, điểm yếu của công ty cổ phần Cao Su Phước Hòa 26

2.2) Ma trận SWOT 27

2.3)Phương thức thâm nhập thị trường của công ty cổ phần cao su Phước Hòa 27

2.4)Marketing Mix 28

PHẦN THỨ TƯ : PHỤ LỤC 29

1) Tổng quan về Cao su thiên nhiên 29

1.1) Cây cao su và cao su thiên nhiên 29

1.2)Cao su thiên nhiên ở Việt Nam 32

2) Quy trình chế biến một vài loại cao su thiên nhiên và mủ cao su 34

2.1)Quy trình công nghệ sản xuất cao su SVR 3L 34

2.2) Quy trình công nghệ sản xuất cao su SVR 10 37

2.3)Quy trình sản xuất mủ cao su 41

3)Độ tuổi của cây cao su 42

4)Một vài sản phẩm chính và các chỉ tiêu lí hóa của sản phẩm 43

4.1) Loại cao su thiên nhiên SVR 50 43

4.2) Loại cao su thiên nhiên SVR 60 43

4.4) Loại cao su thiên nhiên SVR 3L 44

4.5) Loại cao su thiên nhiên SVR 10 45

4.6) Loại cao su thiên nhiên SVR 20 46

4.7) Mủ Latex 46

PHẦN THỨ NĂM : TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ DANH SÁCH THÀNH VIÊN 47

1)Tài liệu tham khảo 47

1.1) Tài liệu sách/file : 47

1.2) Tài liệu web ( những bài báo viết về ngành cao su, tình hình kinh tế,….) 47

1.3)Những trang chủ liên quan 49

LỜI CÁM ƠN 50

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4 50

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cao su là một trong những sản vật quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người Ở Việt Nam, cao su là một tài nguyên quốc gia mà người Pháp có công phát hiện và tập cho dân ta khai thác Tuy nhiên, vào thời Pháp thuộc, nguồn tài nguyên này bị “lấy cắp” ra khỏi đất nước một cách vô tội vạ

Thời đại ngày nay, đất nước tự do và độc lập Cao su thô là mặt hàng xuất khẩu đem

về nhiều ngoại tệ cho đất nước

Cao su thô được các nước ngoại quốc chú trọng, đặc biệt là nước Hoa Kỳ Hoa Kỳ là nơi mà nền công nghiệp ô tô phát triển rực rỡ Điều đó đồng nghĩa với cao su cần thiết cho việc sản xuất hàng triệu hay thậm chí là hàng tỷ chiếc lốp xe, một bộ phận không thể thiếu cho bất kì chiếc ô tô nào

Vấn đề đặt ra là, Việt Nam đã có cơ hội trong việc xuất khẩu cao su thô sang Hoa Kỳ Nhưng, để tới Hoa Kỳ, hoạt động xuất khẩu cao su sẽ chịu những ảnh hưởng nào? Liệu

có phương pháp thâm nhập nào là tối ưu không ? … Tất cả sẽ được trình bày và làm sáng

tỏ trong bài tiểu luận của nhóm 4 – IMT (Ideal Marketing Team)

Trang 4

PHẦN THỨ NHẤT : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MARKETING

QUỐC TẾ 1)Môi trường Marketing quốc tế và những vấn đề liên quan đến nghiên cứu thị trường quốc tế

1.1)Môi trường Marketing quốc tế

Xét về bản chất, môi trường Marketing quốc tế giống như môi trường Marketing Là những vấn đề tồn tại trong môi trường vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp Đó

là những vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, tự nhiên và công nghệ Đó là những vấn đề liên quan đến cạnh tranh: nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm ẩn hay những sản phẩm thay thế

Tuy nhiên, cái khác biệt có thể phân biệt được chính là không gian cho những vấn đề nghiên cứu trên Với Marketing quốc tế, đó là không gian quốc tế Thứ nhất, không gian quốc tế rộng lớn hơn rất nhiều Thứ hai, không gian quốc tế vừa có những đặc điểm khác biệt, vừa có đặc điểm chung

1.2)Nghiên cứu thị trường quốc tế

1.2.1)Nghiên cứu thị trường quốc tế ở phạm vi rộng

Đó là việc nghiên cứu thị trường ở phạm vi nhiều nước, thậm chí là toàn bộ thế giới Việc nghiên cứu ở phạm vi rộng như vậy có thể giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn, thấy được xu hướng mới hay một vấn đề nào đó Thực tế, việc nghiên cứu thị trường quốc tế ở phạm vi rộng mặc dù đòi hỏi nhiều chi phí nhưng sẽ giúp cho các doanh nghiệp phân nhóm được khu vực Sẽ có những nước có sự tương đồng nào đó được gọi chung là khu vực Cùng một khu vực sẽ có những chiến lược chung, qua đó, giảm tải được những chi phí liên quan Ví dụ, đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài thì ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam sẽ có một bộ phận chịu trách nhiệm chung Bộ phận này sẽ quản lý và giám sát tình hình kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp tại ba nước Hay

Trang 5

1.2.2)Nghiên cứu thị trường quốc tế ở phạm vi hẹp

Đó là việc nghiên cứu thị trường ở phạm vi một nước Đó thường là nước mà doanh nghiệp muốn nhắm tới, là thị trường mục tiêu Ví dụ như doanh nghiệp thủy sản sẽ phải nghiên cứu kỹ thị trường Hoa Kỳ nếu đó là thị trường mà doanh nghiệp hướng tới Thông thường, sau khi xem xét tổng thể ở phạm vi rộng, các doanh nghiệp sẽ đi vào chi tiết từng nước để xác định cụ thể thị trường mục tiêu

2)Ba phương thức chính thâm nhập thị trường thế giới

2.1)Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước

Đây là hình thức xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp của doanh nghiệp trong nước Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ sản xuất hàng hóa trong nước Sau đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn hoặc là xuất khẩu trực tiếp sản phẩm ra thị trường nước ngoài, hoặc là xuất khẩu gián tiếp thông qua những trung gian như : nhà ủy thác xuất khẩu, nhà môi giới xuất khẩu, hãng buôn xuất khẩu,…

2.2)Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài

Rất nhiều doanh nghiệp, khi tiềm lực tài chính đủ lớn, họ sẽ lựa chọn phương thức thâm nhập từ sản xuất ở nước ngoài Bởi lẽ, khi thâm nhập từ nước ngoài, doanh nghiệp

có thể tận dụng những lợi thế mà doanh nghiệp nhận được từ nước ngoài như lợi thế về chi phí, tài nguyên,… cũng như xóa bỏ được phần nào đó những rào cản mà nước đó đem lại cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp xuất khẩu như hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hàng rào pháp lý khác,…

Có rất nhiều hình thức để doanh nghiệp có thể thâm nhập theo phương thức này Đó có thể là nhượng quyền thương mại hay nhượng giấy phép, đó có thể là hình thức liên doanh hợp tác sản xuất, lắp ráp,…Hay cao hơn nữa có thể là thành lập một công ty con ngay tại nước đó Mỗi hình thức đều có ưu nhược điểm riêng và nó phù hợp với tình hình quản trị cũng như tài chính và chiến lược của từng doanh nghiệp

Trang 6

2.3)Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ vùng thương mại tự do

Đây cũng là một hình thức thâm nhập được nhiều doanh nghiệp lựa chọn Những doanh nghiệp thường được hưởng những ưu đãi về thuế, về thủ tục, về chi phí,…khi đưa hàng hóa tới hoặc xuất khẩu từ các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất,…

3)Chiến lược Marketing Mix quốc tế

3.1)Chiến lược về sản phẩm quốc tế:

3.1.1)Thị trường mục tiêu

Giống như mọi sản phẩm marketing thông thường, đối với sản phẩm quốc tế, cũng tồn tại thị trường mục tiêu của sản phẩm Chu kỳ sống của một sản phẩm quốc tế cũng giống như chu kỳ sống của sản phẩm khác

3.1.2)Tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa

Với sản phẩm quốc tế, việc tiêu chuẩn hóa và thích nghi hóa sản phẩm là một vấn đề rất quan trọng Nó có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm hay những vấn đề liên quan tới quyết định về sản phẩm

Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa thường là những sản phẩm mang tính chất toàn cầu, phù hợp với chiến lược sản phẩm toàn cầu của doanh nghiệp Chiến lược này vừa thỏa mãn nhu cầu trong nước của nhà sản xuất, vừa thỏa mãn nhu cầu chung của thị trường nước ngoài Việc tiêu chuẩn hóa thường bắt nguồn từ quan điểm của nhà sản xuất Tiêu chuẩn hóa sản phẩm sẽ giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi phí nhưng cũng đem lại nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trước những thách thức về pháp luật, văn hóa, cạnh tranh,… Sản phầm được thích nghi hóa nhằm thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt của từng cá nhân, từng tổ chức, từng vùng,… của thị trường nước ngoài Việc thích nghi sản phẩm có thể là bắt buộc để cạnh tranh, đặc điểm văn hóa hay theo tiêu chuẩn pháp luật của nước ngoài Ví dụ như sản phẩm thủy sản thường phải tuân theo tiêu chuẩn về chất lượng mà luật pháp nước Hoa Kỳ quy định nếu muốn xuất khẩu vào thị trường này Ngoài ra, thích nghi hóa sản phẩm có thể bắt nguồn từ sự tự nguyện của chính nhà sản xuất Khác với

Trang 7

sản phẩm nhưng kèm theo đó, thường là sự gia tăng về chi phí nên có thể dẫn đến việc lợi nhuận không cao

3.1.3)Chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm

Với sản phẩm quốc tế nói riêng và các sản phẩm khác nói chung, vấn đề xây dựng thương hiệu luôn là một vấn đề quan trọng, mang tính chất trọng tâm đối với doanh nghiệp hiện đại Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, từ đó phát triển thành thương hiệu vùng, thương hiệu quốc gia nếu thành công sẽ đem lại những giá trị to lớn không chỉ với doanh nghiệp mà còn với toàn bộ đất nước Do đó, đối với marketing quốc tế, việc xây dựng thành công thương hiệu quốc giá không phải chỉ là một doanh nghiệp làm mà phải

có sự kết hợp, hợp tác giữa doanh nghiệp với chính phủ và người dân

3.2)Chiến lược giá sản phẩm quốc tế

3.2.1)Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới giá sản phẩm

Thương hiệu là yếu tố đầu tiên ảnh hướng tới giá sản phẩm Tuy nhiên, xét đến cùng thì có 2 yếu tố chính liên quan đến thương hiệu, ảnh hưởng tới giá của sản phẩm quốc tế Đầu tiên là những khía cạnh tác động đến yếu tố chi phí cho sản phẩm Đó là những chi phí sản xuất ra sản phẩm và những chi phí nhằm đưa sản phẩm tới khách hàng như chi phí thuế quan, chi phí xúc tiến,… Yếu tố chính thứ 2 chính yếu tố tâm lý khách hàng đối với thương hiệu Nếu khách hàng là một khách hàng trung thành, yêu thích thương hiệu thì họ sẵn sàng chấp nhận mức giá cao, thậm chí rất cao để trở thành người sở hữu sản phẩm mang thương hiệu mà họ yêu thích Ví dụ như sản phẩm Iphone của Apple

Ngoài ra, có những yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới giá sản phẩm như Marketing Mix, thị phần,…

Dựa trên những nhân tố ảnh hưởng mà doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược giá cho sản phẩm quốc tế Những chiến lược giá cho sản phẩm quốc tế giống như những chiến lược giá cho sản phẩm nói chung Đa số các doanh nghiệp Việt Nam thường lựa chọn chiến lược giá thâm nhập với mức giá thấp

3.2.2)Một vài vấn đề liên quan đến giá sản phẩm quốc tế

Trang 8

Vấn đề đầu tiên là vấn đề về thị phận của doanh nghiệp tại thị trường mục tiêu Dựa trên theo thị phần đã có, doanh nghiệp sẽ lựa chọn hoặc là mở rộng thị trường, hoặc là từ

bỏ và tìm kiếm thị trường khác hay đơn giản là chăm sóc khách hàng trung thành thuộc thị phần mà doanh nghiệp đã tạo dựng đươc Và tùy theo định hướng nào mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn chiến lược giá phù hợp

Vấn đề thứ 2 là hiện tượng chuyển giá Về cơ bản doanh nghiệp chuyển giá là nhằm mục tiêu đem lại tối đa lợi ích cho doanh nghiệp Tuy nhiên, cần lưu ý đến luật pháp nước sở tại để có hình thức cho phù hợp Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp nước ngoài thực hiện việc chuyển giá nhằm tránh thuế thu nhập do báo lỗ trong nhiều năm liền Những doanh nghiệp này, đã và đang gặp nhiều phản ứng từ những khách hàng đến từ nước sở tại là Việt Nam

3.3)Chiến lược phân phối sản phẩm quốc tế

3.3.1)Ba yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược phân phối quốc tế

Đầu tiên là yếu tố liên quan đến môi trường vi mô và vĩ mô Giữa những thị trường có

sự khác nhau căn bản thường phải sử dụng những cách phân phối khác nhau Thông qua nghiên cữu kỹ thị trường mục tiêu, doanh nghiệp sẽ lựa chọn kênh phân phối với những thành viên kênh phân phối phù hợp

Thứ hai là do chính bản thân doanh nghiệp, sức mạnh nội tại của doanh nghiệp để lựa chọn hình thức phân phối sản phẩm quốc tế Dựa trên năng lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường phù hợp Từ việc xác định phương thức thâm nhập thì doanh nghiệp sẽ có hình thức phân phối tương ứng Rõ ràng, việc sản xuất sản phẩm từ trong nước rồi đem xuất khẩu sẽ có hình thức phân phối khác với việc sản xuất sản phẩm từ chính nước sở tại hoặc ở một nước ngoài nào đó

Thứ ba là do chiến lược Marketing Mix của doanh nghiệp Doanh nghiệp xây dựng Marketing Mix như thế nào thì phân phối sản phẩm như thế Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng một hay một vài Marketing Mix khác nhau Do đó, chiến lược phân phối của mỗi

Trang 9

3.3.2)Vai trò của nhà phân phối

Câu hỏi đặt ra đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất là tại sao họ cần những nhà phân phối, tại sao họ không trực tiếp sản xuất và phân phối sản phẩm quốc tế luôn?

Bởi vì, sử dụng những nhà phân phối sẽ tận dụng được những lợi thế mà nhà phân phối có Đó có thể là tiềm lực tài chính của nhà phân phối, tận dụng được khả năng nhân

sự cũng như sự am hiểu thị trường của nhà phân phối Một nhà phân phối uy tín, có độ phủ kênh cao sẽ khiến cho sản phẩm của nhà sản xuất dễ dàng đến với khách hàng hơn Thậm chí, với những quan hệ đã có sẵn giữa nhà phân phối với khách hàng thì sản phẩm của nhà sản xuất dễ dang được khách hàng ở nước ngoài chấp nhận hơn

3.4)Chiến lược chiêu thị xúc tiến sản phẩm quốc tế

3.4.1)Những rào cản chính cho chiến lược xúc tiến sản phẩm quốc tế

Luật pháp và văn hóa là hai rào cản chính cho chiến lược xúc tiến sản phẩm quốc tế Những quy định của luật pháp nước sở tại đối với những công cụ chiêu thị như quảng cáo, PR,… có thể gây cản trở cho doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp thực hiện công cụ quảng cáo mà quảng cáo này không được chấp nhận ở nước đó ( về luật pháp hoặc văn hóa) thì sẽ gây thiện cảm xấu của khách hàng đối với doanh nghiệp Thậm chí, họ có thể tảy chay sản phẩm

Doanh nghiệp đặc biệt nên chú ý những khía cạnh của rào cản văn hóa Đó là những khía cạnh về ngôn ngữ, về phong tục, về tập quán, về cách ứng xử, … của người dân vùng mục tiêu, nước mục tiêu

3.4.2)Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược xúc tiến sản phẩm quốc tế

Giống như lên kế hoạch xúc tiến cho một sản phẩm nói chung thì doanh nghiệp phải quan tâm đến chi phí cho từng hoạt động và cho toàn thể các hoạt động xúc tiến

Ngoài ra, doanh nghiệp quan tâm đến những yếu tố khác như : mức độ cạnh tranh, quy

mô thị trường, đặc điểm thị trường,…

Đặc biệt, chiến lược xúc tiến sản phẩm quốc tế cũng gắn liền với phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của doanh nghiệp

Trang 10

PHẦN THỨ HAI : NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHO

XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN 1)Thị trường tiêu thụ cao su thế giới

1.1) Tăng trưởng của nền kinh tế thế giới

Theo dự báo của IMF thì nền kinh tế toàn cầu đã chạm đáy vào năm 2012 và sẽ phục hồi bắt đầu từ năm 2013 Mặc dù đà phục hồi vẫn chậm nhưng kinh tế thế giới phục hồi

sẽ báo hiệu nhu cầu tiêu thụ cao su sẽ tăng

Trang 11

1.2)Giá cao su thiên nhiên giao dịch trên một số sàn giao dịch quốc tế

Kết thúc tháng 10/2013, giá cao su RSS 3 (TOCOM) trung bình đạt 2.687,3 USD/tấn đối với loại hợp đồng giao sau 5 tháng, giảm 123,3 USD/tấn (-4,4%) so với mức giá trung bình tháng 9/2013 và giảm 628,1 USD/tấn (-18,9%) so với tháng 10/2012

Còn đối với cao su TSR 20 kỳ hạn tại sàn SICOM thì kết thúc tháng 10/2013, giá TSR

20 trung bình hợp đồng giao sau 1 tháng đạt 2.329,8 USD/tấn, giảm 104,4 USD/tấn 4,3%) so với trung bình tháng 9/2013, và giảm 639,5 USD/tấn (-21,5%) so với tháng 10 năm trước

Trang 12

(-Tại Sở Giao dịch Cao su MRB Malaysia, giá cao su SMR 20 trung bình tháng 10/2013 đạt 2.367,8 USD/tấn, thấp hơn 82,7 USD/tấn (-3,4%) so với trung bình tháng 9/2013 và thấp hơn 592,8 USD/tấn (-20%) so với tháng 10/2012

Trang 13

Biểu đồ giá cao su tại một vài sàn giao dịch đã cho thấy giá cao su thiên nhiên hiện nay vẫn đang ở mức độ thấp, giảm nhiều so với năm ngoái Như vậy, giá cao su thiên nhiên Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chắc chắn sẽ giảm

1.3)Cung cao su thiên nhiên

Tính từ năm 2003 đến nay thì diện tích trồng và khai thác cây cao su tại các nước thuộc ANRPC ( trong đó 5 quốc gia chính là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam Indonesia) ngày một tăng Điều này đảm bảo lượng cung cho thị trường tiêu thụ cao su Tuy nhiên, trong khi lượng tiêu thụ thấp do nền kinh tế giảm trong 3 năm gần đây, lượng cung thì tăng do nên ảnh hưởng tới giá giảm rất nhiều so với năm 2012

Trang 14

2)Thị trường Hoa Kỳ

2.1)Kinh tế Hoa Kỳ

Như vậy, theo dự báo thì kinh tế Hoa Kỳ đã có dấu hiệu phục hồi sau khi chạm đáy năm 2011 Khi nền kinh tế phục hồi thì nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên để sản xuất tăng cao Tuy nhiên, thực tế, nền kinh tế Hoa Kỳ phục hồi chậm chứ không nhanh như dự báo của FED hay IMF

2.2)Thị trường tiêu thụ ô tô ở Hoa Kỳ

Doanh số bán ôtô và xe tải nhẹ tại thị trường Mỹ là 1,139 triệu xe, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước

Với kết quả kinh doanh trên, tổng doanh số ôtô tại thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn tháng 9/2012-9/2013 đạt 15,28 triệu xe (sau khi đã điều chỉnh theo mùa), giảm 810.000

Trang 15

3)Thị trường Việt Nam

Với sản phẩm cao su thiên nhiên, Việt Nam chủ yếu sử dụng để xuất khẩu, tới 90% sản lượng cao su thiên nhiên sản xuất ra thành phẩm, được sử dụng để xuất khẩu Sản phẩm cao su thiên nhiên của Việt Nam chủ yếu làm nguyên liệu để sản xuất săm lốp ô tô

Do đó, thị trường tiêu thụ ôtô thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng xuất khẩu của Viêt Nam

3.1)Giá cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam

Thị trường trong nước cũng không nằm ngoài xu hướng biến động trên thị trường thế giới Giá cao su nội địa và giá cao su xuất khẩu gần như giảm liên tục trong 4 tháng đầu năm 2013 sau đó đã điều chỉnh tăng trong tháng 5 Tuy nhiên trong 2 tháng tiếp theo giá cao su lại quay lại xu hướng giảm và xuống mức thấp nhất trong 10 tháng 2013 Cao su

mủ tươi ở Gia Lai, Bình Phước, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu… trung bình tháng 7/2013 chỉ còn dao động ở mức 374-378 đồng/TSC, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2013 Tương

tự, giá mủ cao su đông tạp chén và giá cao su thành phẩm cũng đạt mức thấp tại thời điểm cuối tháng 7/2013 Cao su thành phẩm SVR10 tại Bà Rịa Vũng Tàu trung bình tháng 7 chỉ còn ở mức 40.713 đồng/kg; RSS3 tại Tây Ninh đạt 44.357 đồng/kg…Đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2012

Tuy nhiên giá mủ cao su và cao su thành phẩm tại thị trường Việt Nam đã cải thiện từ tháng 8 và tiếp tục đi lên trong tháng 9 mặc dù nguồn cung ngày càng được bổ sung từ vụ thu hoạch cao su Sau khi đi lên liên tục trong 2 tháng cuối của quý 3, giá cao su tại Việt Nam lại quay lại xu hướng giảm trong những ngày đầu tháng 10 Giá mủ cao su ngày 10/10 tại Bù Gia Mập; Lộc Ninh tỉnh Bình Phước; Phước Hòa- Bình Dương; Bà Rịa Vùng Tàu dao động lần lượt ở mức 410-415 đồng/TSC; 415 đồng/TSC; 405-415 đồng/TSC; 400 đồng/TSC

Trang 16

Giá mủ đông và giá cao su RSS1 tại thị trường Bình Phước, Tây Ninh, đồng/kg

Xét theo chủng loại xuất khẩu giá cao su SVR3L; SVR10; SVRCV60 cũng giảm xuống mức đáy trong tháng 7 và tháng 8/2013- đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm

2010 Trung bình tháng 8 giá cao su SVR10; SVR3L; SVRCV60 ở mức 2.164 USD/tấn; 2.266 USD/tấn; 2.451 USD/tấn giảm lần lượt 16,13%; 10,6% và 18,32% so với cùng kỳ năm 2012

Như vậy, trung bình quý 3/2013, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam đạt 2.205 USD/tấn, giảm 7,95% so với quý 2/2013 và giảm 17,07% so với quý 3/2012

Trang 17

Diễn biến giá cao su xuất khẩu của Việt Nam từ 1/2012-8/2013

Tình hình giao dịch tại khu vực cửa khẩu phía Bắc tiếp tục được cải thiện trong nửa tháng 9 tuy nhiên từ nửa cuối tháng 9 giá đã giảm do chịu ảnh hưởng từ sự giảm giá trên sàn Thượng Hải Trung Quốc có hai sàn giao dịch cao su thiên nhiên là sàn Thượng Hải

và khu vực biên giới với một số nước phía bắc Asean như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma trong đó Việt Nam là quan trọng nhất Hai sàn giao dịch này luôn ảnh hưởng và tác động với nhau, chẳng hạn khi giá cao su ở sàn Thượng Hải thấp thì doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc sẽ bị hút về đó và ngược lại Do đó trong 2 tuần giữa tháng 9 giao dịch xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên ở các cửa khẩu phía Bắc Việt Nam chững lại và giảm giá là do giá cao su thiên nhiên tại sàn Thượng Hải có dấu hiệu giảm Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng giữa 2 bên đối tác diễn ra tại các văn phòng đại diện ở cặp cửa khẩu Móng Cái- Đông Hưng vẫn nhộn nhịp bởi tình hình sản xuất săm lốp ô tô và các mặt hàng có thành phầncao su từ 20% trở lên ở Trung Quốc vẫn tăng trưởng khá đòi hỏi sự cung ứng nguồn nguyên liệu là cao suthiên nhiên ngày càng nhiều

Trang 18

Bước sang đầu tháng 10, giá cao su thiên nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu trên tuyến biên giới phía Bắc đã suy giảm cả lượng và giá Tính đến 3/10 giá cao su sơ chế đóng bánh SVR3L của Tập đoàn cao su VN có mức giá xuất khẩu 14.500 NDT/tấn, của lực lượng tư thương thấp hơn 100 NDT/tấn Theo đánh giá của các chuyên gia thương mại của cả phía Việt Nam và Trung Quốc tại hai bên cửa khẩu Móng Cái và Đông Hưng, sự giảm giá trong những ngày đầu tháng 10 chỉ là tạm thời do Trung Quốc ngừng giao dịch ít ngày để nghỉ lễ Do đó phía cầu đột ngột giảm đã ảnh hưởng đến sự ổn định về giá cao suxuất khẩu Sản lượng cao su tham gia giao dịch trong tuần giảm xuống còn gần 400 tấn/ngày ở các cửa khẩu phía Bắc (trước đó là 650 tấn/ngày)

Diễn biến giá cao su SVR3L tại khu vực cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng

Đơn vị :NDT/tấn

3.2)Tình hình xuất khẩu cao su thiên nhiên

Trong 8 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng 44,39% về lượng và 42,55% về kim ngạch; đứng thứ

Trang 19

Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu cao su lớn nhất 8 tháng đầu năm 2013 Nghìn tấn, USD

Mặc dù trong 8 tháng đầu năm 2013 lượng xuất khẩu cao su tăng so với cùng kỳ năm

2012 nhưng kim ngạch vẫn giảm mạnh do giá xuất khẩu suy giảm Trong 10 thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam trong 8T2013 có tới 9 thị trường có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm 2012, riêng chỉ có Ấn Độ có lượng và kim ngạch đều tăng lần lượt 66,52% và 30,55% lên mức 54,7 nghìn tấn và 137,04 triệu USD Trung Quốc vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong 8T2013 đạt 272,88 nghìn tấn, trị giá 626,5 triệu USD, giảm 6,33% về lượng và giảm 30,14% về kim ngạch so với cùng kỳ 2012 Ví trí thứ 2 thuộc về Malaysia với lượng đạt 131,235 nghìn tấn, thu về 312,04 triệu USD tăng 17,82% về lượng nhưng giảm 6,29% về kim ngạch

Trang 20

Lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Top 10 thị trường trong 8 tháng năm 2013

Lượng: tấn; Trị giá: USD

so với 8T2012

lượng

về trị giá

Trang 21

Về chủng loại xuất khẩu, trong 8 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu SVR3L đạt lượng lớn nhất với 266,78 nghìn tấn, kim ngạch 691,38 triệu USD tăng 6,53% về lượng nhưng giảm 13,35% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012 Đứng thứ 2 là SVR10 với 143,23 nghìn tấn, kim ngạch 347,9 triệu USD cũng tăng 23,79% về lượng nhưng giảm 2,96% về kim ngạch

so với cùng kỳ năm 2012

Cơ cấu lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su theo chủng loại 8 tháng đầu năm 2013,

%

Trang 22

3.3)Tình hình sản xuất cao su thiên nhiên

Như vậy so với năm 2011, trong năm 2012, số lượng cây cao su trồng tăng 9%, lượng cây đang trong giai đoạn thu hoạch cũng tăng 8% Năng suất khai thác cũng vươn lên 1,7 kg/ha đứng thứ 4 trong số 9 nước thuộc ANRPC

MỘT VÀI THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH

TRỒNG KHAI THÁC VÀ SẢN XUẤT

CAO SU THIÊN NHIÊN

Đơn vị :

S trồng cây và khai thác: trăm nghìn cây

Năng suất : kg/ha

Trang 23

PHẦN THỨ BA : XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN CỦA CÔNG TY CAO SU PHƯỚC HÒA SANG THỊ

TRƯỜNG HOA KỲ 1)Tổng quan về công ty cao su Phước Hòa

1.1)Thông tin khái quát về công ty cổ phần Cao su Phước Hòa

Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA

Tên tiếng Anh : PHUOC HOA RUBBER JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt : PHURUCO

Trang 24

Vốn điều lệ : 813 000 000 000

1.2)Quá trình hình thành và những sự kiện quan trọng

Tiền thân của công ty là đồn điển cao su Phước Hòa, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đổi tên thành Nông trường Cao Su Quốc Doanh Phước Hòa

Năm 1982, công ty Cao su Phước Hòa được tổng cục Cao Su Việt Nam thành lập Năm 1993, công ty Cao su Phước Hòa được thành lập theo quyết đinh số 142 NN/QĐ ngày 04/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ( nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thông), là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam

Từ năm 1993 – 2008, công ty Cao su Phước Hòa hoạt động theo giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh số 100966 do Sở Kế Hoạch – Đầu tư tỉnh Sông Bé cấp ngày 27 tháng 03 năm 1993 và thay đổi lần thứ 2 vào ngày 29 tháng 11 năm 2004 do Sở Kế Hoạch – Đầu

tư tỉnh Bình Dương cấp

12/12/2007, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành quyết định số 399/QĐ – BNN – ĐMDN về việc tiến hành cổ phần hóa công ty cao su Phước Hòa theo nghị định 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 cả chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó nhà nước giữ cổ phần chi phối trên 50% vốn điều lệ

26/11/2007, tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam ban hành quyết định số 1194/QĐ –

Trang 25

28/02/2008 Công ty cao su Phước Hòa tiến hành đại hội cổ đông thành lập công ty cổ phần cao su Phước Hòa

14/05/2009, công ty cổ phần cao su Phước Hòa nộp hồ sơ niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM

24/06/2009, sở giao dịch chứngk hoán TP HCM ban hành công văn số 1167/SGDHCM – NY về việc chấp nhận nguyên tắc cho công ty cổ phần cao su Phước Hòa niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM

04/08/2009, sở giao dịch chứng khoán TP HCM ban hành quyết định số 87/QĐ – SGDHCM về việc niêm yết cổ phiếu công ty cổ phần cao su Phước Hòa tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM với mã chứng khoán là PHR

18/08/2009, công ty cổ phần cao su Phước Hòa chính thức niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP HCM

Hiện nay, công ty cổ phần cao su Phước Hòa hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4603000509 do sở Kế Hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 03/03/2008

1.3)Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4603000509 do sở Kế Hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 03/03/2008, công ty cổ phần cao su Phước Hòa hoạt động chính trong những lĩnh vực sau:

 Thi công xây dựng

và sửa chữa cầu đường,

công trình giao thông

Ngày đăng: 30/03/2014, 05:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w