1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận xuất khẩu thanh long Hoàng hậu vào thị trường Mỹ

26 3,8K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 190,5 KB

Nội dung

Lý do là thanh long Việt Nam chưa đạt chuẩn về quytrình sản xuất và an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt của thị trường này như chưa xử lý dứt điểm được tình trạng ruồi đục quả trước khi tr

Trang 1

MỞ ĐẦU

Thanh Long là trái cây đặc sản của Bình Thuận,có giá trị xuất khẩu cao vì sự hấpdẫn về hình dáng, màu sắc, hương vị và cả giá trị dinh dưỡng của nó Chỉ trongvòng 10 năm, từ loại cây trồng làm đẹp vườn, thanh long đã trở thành cây xóađói giảm nghèo, từng bước làm giàu cho nông dân Và giờ đây, thanh long đang

là một trong 7 loại trái cây xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Thanh long đã đượcxuất sang các nước Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông,Malaysia, Hà Lan, Đức, Pháp trong đó thị trường tiềm năng nhất và đồng thờicũng khó tinh nhất chính là thị trường Hoa Kỳ mà trước đây Thanh Long ViệtNam chưa xâm nhập được Lý do là thanh long Việt Nam chưa đạt chuẩn về quytrình sản xuất và an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt của thị trường này như chưa

xử lý dứt điểm được tình trạng ruồi đục quả trước khi trái chín và thu hoạch Vớiviệc “mở cửa” được thị trường Mỹ, năm 2008 được xem là một mốc quan trọngtrong hoạt động xuất khẩu Thanh long – mặt hàng hoa quả xuất khẩu chủ lực củaViệt Nam

Do đó nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài xuất khẩu thanh long sang thịtrường này để nghiên cứu và tìm hiểu trong đó Công ty TNHH Thanh LongHoàng Hậu là nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long hàng đầu tại Việt Nam đượcđại diện Cục kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức traochứng chỉ đạt chuẩn Nhà đóng gói trái cây vào thị trường Hoa Kỳ Đây không chỉ

là tin vui của những hộ trồng thanh long mà còn là tín hiệu mới cho mặt hàng rauquả Việt Nam hiện nay nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu

Trang 2

I. Gi ới thiệu về doanh nghiêp và sản phẩm:

1. Sơ lược về doanh nghiệp:

Công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu là nhà sản

xuất và xuất khẩu thanh long hàng đầu tại Việt

Nam

Công ty được thành lập vào năm 1988 với mô hình

trang trại Bắt đầu sự nghiệp chỉ với 3 ha đất khai

hoang trồng thanh long và một số cây rau quả ngắn

ngày Đến thời điểm năm 2003, Hoàng Hậu đã có

100 ha đất, trong đó có 70 ha trồng thanh long

Hoàng Hậu là trang trại đầu tiên ở Việt Nam sản

xuất thanh long theo quy mô thương mại, đồng thời là nhà xuất khẩu thanh long với quy mô lớn Thanh long mang thương hiệu Hoàng Hậu chiếm thị phần lớn ở thị trường các nước châu Á, châu Âu

Phát huy những thành quả đạt được, Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ cho thị trường cao cấp trong nước và những thị trường khó tính

ở nước ngoài Kế hoạch năm 2005-2010, Công ty đầu tư trồng mới 300 ha thanh long hữu cơ (organic) theo quy trình sản xuất nông nghiệp tiêu chuẩn châu Âu (EUREPGAP)

Công ty Thanh long Hoàng Hậu đã vinh dự đạt được những thành tích sau:

- Năm 2004:

 Đạt Huy chương vàng Chất lượng sản phẩm nông nghiệp quốc

tế - Việt Nam; Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cho thương hiệu

“Thanh long Hoàng Hậu”

Trang 3

Thanh Long là trái cây đặc sản, có giá trị xuất khẩu cao vì sự hấp dẫn về hình dáng, màu sắc, hương vị và dinh dưỡng Quả thanh long chứa nhiều nước vàcác chất khoáng, có thành phần dinh dưỡng phong phú, vị ngọt thanh, có tác dụng mát gan, nhuận trường, bổ sung chất xơ và rất thích hợp cho những người

ăn kiêng

Bên cạnh đó, thanh long cũng tốt cho những người có bệnh cao huyết áp

Theo kinh nghiệm dân gian, người béo phì ăn thanh long đều đặn có thể giảm cân một cách tự nhiên và có một cơ thể đẹp cân đối mà không ảnh hưởng đến sức khỏe

Thành phần sinh hóa, dinh dưỡng của quả thanh long

Nguồn: Sở NN & PTNT Bình Thuận trích từ báo cáo của Phân Viện

Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch tại TP.HCM

3. Thị trường dự định chọn sản phẩm thâm nhập và lý do chọn thị trường:

Như chúng ta được biết thì thị trường tiềm năng nhất và đồng thời cũngkhó tinh nhất chính là thị trường Hoa Kỳ mà trước đây Thanh Long Việt Namchưa xâm nhập được Lý do là thanh long Việt Nam chưa đạt chuẩn về quy trìnhsản xuất và an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt của thị trường này như chưa xử lýdứt điểm được tình trạng ruồi đục quả trước khi trái chín và thu hoạch

Trang 4

Việt Nam đã xuất khẩu loại hoa quả nổi tiếng ngon, lành, bổ, rẻ này từcách đây mười năm Mỗi năm thanh long đã đem lại cho Việt Nam hàng trămtriệu đô-la Mỹ, là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hoa quả của ViệtNam từ nhiều năm Nhưng đặt chân được vào thị trường Mỹ hoàn toàn khôngđơn giản Tuy có thâm niên xuất ngoại đã 10 năm, nhưng quả thanh long củaViệt Nam chỉ quanh quẩn ở thị trường châu Á, châu Phi, châu Âu với mức giákhá rẻ, (trung bình ở châu Âu khoảng 2 đô-la Mỹ/kg, các nước châu Á khoảng 1đô-la/kg) Lợi ích kinh tế thấp đã đành mà khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu ởnhững thị trường này cũng không nhiều Để nâng cao giá trị xuất khẩu và mởrộng thị trường quả thanh long nói riêng hay nhóm hàng nông sản nói chung,không ít lần chúng ta dự định tiến vào các thị trường lớn hơn như Nhật Bản,Pháp, Mỹ song đều bị “bật” ra bởi không đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe

về vệ sinh an toàn của các thị trường này Với việc “mở cửa” được thị trường

Mỹ, năm 2008 được xem là một mốc quan trọng trong hoạt động xuất khẩuThanh long – mặt hàng hoa quả xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Đó chính là lý do tại sao mà nhóm chúng tôi đã chọn thị trường Mỹ đểnghiên cứu về đề tài này Qua đó chúng tôi muốn tìm hiểu xem doanh nghiệp vàlãnh đạo tỉnh xuất khẩu thanh long đã làm gì để có thể vượt qua được hàng ràoquá khắt khe mà Mỹ đã đưa ra trong khi việc xâm nhập vào thị trường khác lạitrở nên đơn gian hơn Từ đó cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát về phươngthức xâm nhập thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long nói riêng

và hàng nông sản nói chung để có thể xây dựng cho sản phẩm của mình mộtthương hiệu khi tiếp cận ra thị trường thế giới

II. Giới thiệu thông tin thị trường:

Chúng ta được biết Mỹ được xem là thị trường nhập khẩu khó tính và nghiêm ngặt vào bậc nhất thế giới Thanh long Bình Thuận phải trải qua quá trình đàm phán lâu dài, gần 3 năm mới xâm nhập vào thị trường Mỹ, đây là mặt hàng trái cây đầu tiên, được Mỹ đồng ý cho phép nhập khẩu.Vậy để có thể xuất khẩu được thanh long vào thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phảitìm hiểu về môi trường kinh doanh để có thể đáp ứng được những yêu cầu trước khi thâm nhập vào thị trường này như thế nào?

Môi trường kinh doanh:

Mỹ là thị trường khó tính, nhu cầu tiêu dùng và chính sách của Mỹ đang

có những thay đổi, tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho xuất khẩu của Việt Nam Cũng chính vì Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nên chỉ một vài thay đổi nhỏ cũng làm ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào thị trường này.Khi đã tham gia vào sân chơi lớn, chúng ta phải tuân thủ theo các quy định chung

và chắc chắn trong tương lai các quy định này sẽ ngày càng khắt khe hơn

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế các quốc gia sẽ áp dụng nhiều rào chắn

kỹ thuật nhằm bảo hộ cho hàng hóa sản xuất trong nước Việc áp dụng các biện

Trang 5

pháp hạn chế thương mại và kiểm soát ngày càng chặt hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đã được triển khai.

Thông qua khảo sát thị trường doanh nghiêp Việt Nam định ra 16 loại tráicây tiềm năng đó là: chuối, thanh long, sầu riêng, ổi, mận hậu, mít, vải, nhãn,xoài, dứa, bưởi, mận, chôm chôm, hồng xiêm, vú sữa, dưa hấu Đây là nhóm hoaquả nhiệt đới vốn rất được người dân Mỹ ưa chuộng

Người dân Mỹ thuộc đối tượng tiêu dùng khó tính vào loại nhất thế giới

Họ rất sợ các loại sâu bệnh và chất hoá học dùng để diệt trừ sâu bệnh

Để trái cây được phép nhập khẩu vào Mỹ, ngoài việc chúng ta phải tuânthủ Hiệp định SPS (hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thựcvật), còn phải tuân theo các quy định riêng của nước Mỹ Hiệp định SPS đòi hỏiphải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản: không phân biệt đối xử, chứng cứ pháp

lý minh bạch, hài hoà các biện pháp

Trái cây xuất khẩu phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượngthuốc bảo vệ thực vật và các chất tồn dư khác ở dưới mức cho phép, không cócác loại sâu bệnh thuộc đối tượng dịch hại mà nước nhập khẩu quan tâm Sảnphẩm phải tuân thủ công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật, các quy định của: Tổchức Y tế Thế giới, Tổ chức Dịch tễ Thế giới

Theo thông báo của Cục Kiểm dịch động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp

Mỹ (APHIS) trên Công báo Liên bang, kể từ 30.7.2008 sẽ cấp giấy phép nhậpkhẩu trái thanh long Việt Nam Nhưng Việt Nam phải chuẩn bị được hàng theođúng tiêu chuẩn của APHIS Theo đó, trái cây vào thị trường nước này phải hội

đủ các yêu cầu: Đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của Mỹ;được Cơ quan nhập khẩu Mỹ chứng nhận là không có sâu bệnh hại; được chiếu

xạ khử trùng với liều lượng hấp thụ tối thiểu 400 gray

Cơ quan kiểm dịch thực vật Mỹ yêu cầu quy trình đóng gói thanh longphải khép kín Tức là từ khi thu hoạch cho đến khi vào container phải hoàn toànđược thực hiện trong một dây chuyền lạnh Tất cả các lô hàng khi vào Mỹ phải

có mã vạch xuất xứ

Mỹ yêu cầu phải chứng minh được xuất xứ từng lô hàng Khi nhận hàng

họ có thể biết ngay thanh long thu hoạch từ khu vườn nào của Việt Nam

Hình ảnh trái thanh long Việt Nam còn khá xa lạ với người Mỹ Chúng ta phải thông qua số đông Việt kiều và Hoa kiều để đưa thương hiệu trái thanh long Việt Nam vào Mỹ, vì người Hoa và người Việt rất ưa chuộng hình dáng, màu sắc

đỏ tươi của trái thanh long

Thanh Long Việt nam vào thị trường Mỹ dường như không có đối thủ cạnh tranh

Trang 6

III Phân tích SWOT của Công ty TNHH Hoàng Hậu:

1 Điểm mạnh (Strengths)

Thanh long là một trong 40 mặt hàng xuất khẩu lợi thế của Quốc gia đã đượcChính phủ phê duyệt Việt Nam được đánh giá là một trong bốn quốc gia có tráithanh long nhiều nhất thế giới Bình Thuận là tỉnh đứng đầu cả nước về trái thanhlong cả về sản lượng, diện tích, năng suất và chất lượng Thanh long Bình Thuận

là nhãn hàng thứ 4 được Nhà nước bảo hộ đăng bạ tên gọi độc quyền trên phạm

vi cả nước chỉ sau cà phê ĐăkLak, bưởi Phúc Trạch, và nước mắm Phú Quốc.Tỉnh Bình Thuận đã đăng ký thương hiệu "Thanh Long Bình Thuận" ở cả trong

và ngoài nước Tiếp đó xây dựng trang web để quảng bá về loại trái cây độc đáonày Đây là chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa - một công cụ hết sức quantrọng giúp bình ổn chất lượng và danh tiếng của loại trái được coi là đặc sản địaphương Thương hiệu thanh long Bình Thuận sẽ có cơ hội vượt ra xa hơn nữa vàthâm nhập vào các thị trường khó tính

Bình Thuận - dải đất nhiều nắng ít mưa không thuận trồng lúa, nhưng hợp vớicây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, tiêu, đặc biệt là cây thanh long Nhờvào thiên nhiên ưu đãi, ứng dụng những thành quả khoa học của Phân viện Côngnghệ sau thu hoạch tại Thành phố Hồ Chí Minh, cộng với kinh nghiệm sản xuấtnhiều năm mà Công ty đã tạo ra được sản phẩm thanh long mang tính đặc thù đủsức cạnh tranh trên thị trường thế giới Công ty Hoàng Hậu đã tạo một thươnghiệu thanh long phát triển mạnh mẽ với giống quả vỏ dày, chín màu đỏ tươi, có

độ bóng cao, thịt quả chắc, giòn, vị chua ngọt và hương thơm dịu nên được nhiềuthị trường trên thế giới ưa chuộng

Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu là nhà sản xuất và xuất khẩu thanh longhàng đầu tại Việt Nam Thanh long mang thương hiệu Hoàng Hậu chiếm thị phầnlớn ở thị trường các nước châu Á, châu Âu Theo sở Khoa học - công nghệ BìnhThuận, đây là những doanh nghiệp đã đạt được các điều kiện nghiêm ngặt về quytrình sản xuất trái thanh long sạch từ khâu lựa chọn đất trồng, giống, kỹ thuậtcanh tác, tổ chức lao động, thu hoạch, bảo quản, đóng gói, kiểm soát chất lượngtrước khi đưa ra thị trường… Thanh long được thu hái theo tiêu chuẩn kỹ thuậtcao, được cắt khỏi cành và cho vào khay nhựa để vận chuyển đến các cơ sở chếbiến, được rửa bằng nước Ôzôn, được phân loại cẩn thận, được đóng gói vàothùng carton theo tiêu chuẩn quốc tế, được vận chuyển bằng xe lạnh đến cơ sởchiếu xạ theo quy trình kỹ thuật chuyên ngành Trong những năm qua, Thanhlong Hoàng Hậu chiếm lĩnh được thị trường là nhờ vào kỹ thuật canh tác sinhhọc và quy trình xử lý vệ sinh khoa học đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của

Trang 7

khách hàng Quy trình xử lý thanh long được thực hiện ngay trong ngày, đảm bảo

an toàn thực phẩm, không ảnh hưởng đến chất lượng và mỹ quan của quả Từ kếtquả sử dụng hệ thống xử lý, bảo quản sau thu hoạch của Công ty TNHH thanhlong Hoàng Hậu đã và đang được phổ biến rộng ra cho những cơ sở thu muakhác

Ngày 8/10/2008 Công ty Hoàng Hậu là một trong 4 doanh nghiệp đầu tiên củaBình Thuận được cấp quyền sử dụng chứng nhận Chỉ dẫn địa lý trái thanh long,bên cạnh HTX thanh long Hàm Minh, Công ty TNHH thương mại - dịch vụ BảoThanh, Trang trại thanh long Duy Lan Sở Khoa học - công nghệ đã cấp phép sửdụng Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm quả thanh long 283 ha và11.363 m2 khu sơ chế đóng gói, trong đó Hội viên của Hiệp hội là 261 ha và10.495 m2 Với những nỗ lực, kiểm soát cũng như chỉ dẫn địa lý dần dần hìnhthành, Công ty đã góp phần đưa thanh long đã thâm nhập được vào thị trườngNhật Bản và “tái xuất” tại Đài Loan Mỹ là thị trường khó tính, song cũng đã đưađược lô hàng xuất khẩu sang

Công ty Hoàng hậu đã được chứng nhận sản xuất sạch theo VIETGAP,EUREPGAP, GLOBALGAP và được phía Mỹ công nhận, và hiện đang áp dụngnhiều biện pháp đẩy mạnh phát triển diện tích thanh long theo các tiêu chuẩn trên

để đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng,đồng thời tổ chức tốt việc quản lý, giám sát dịch bệnh cũng như kiểm tra việc sửdụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây thanh long một cách an toàn

Tiêu chuẩn VIETGAP (Good Agriculture Practice - GAP) là tiêu chuẩn sản xuấtnông nghiệp tốt Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như: tiêu chuẩn về kỹ thuật sảnxuất; an toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễmkhuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch; môi trường làm việc trong sáng nhằmmục đích ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân; truy tìm nguồngốc sản phẩm Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sảnxuất đến tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các quy trình từ sản xuất đến thu hoạch và

sơ chế thanh long theo các tiêu chuẩn về giống, nước tưới, kỹ thuật trồng, chămsóc và sử dụng nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng vệsinh an toàn thực phẩm Mục tiêu của việc thực hiện VIETGAP cho thanh longHàng Hậu là nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho thị trường nội địa vàxuất khẩu Ngoài việc tổ chức cho nông dân cam kết không sử dụng hoá chấtkích thích, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất quả thanh long, tiêuchuẩn VIETGAP là bước tập dượt để người sản xuất làm quen quy trình sản xuấtsạch, nâng dần chất lượng sản phẩm thanh long của mình

EUREPGAP là một tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Châu

Âu, được ban hành lần đầu tiên bào năm 1997 Tiêu chuẩn bày được xây dựng

Trang 8

bởi nhóm các nhà bán lẻ thực phẩm Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻcác thực phẩm nông nghiệp EUREPGAP dựa trên các nguyên tắc phân tích vàphòng ngừa các mối nguy Sử dụng các phương pháp trừ sâu bệnh tổng hợp(IPM), quản lý mùa vụ tổng hợp (ICM) để đảm bảo rằng các sản phẩm cung cấpcho người tiêu dùng là an toàn Với EUREPGAP người tiêu thụ có thể chắc chắnrằng mỗi công đoạn trong sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định củaquốc gia và quốc tế về sản xuất thực phẩm an toàn EUREPGAP hiện tại là tiêuchuẩn quan trọng của chất lượng sản phẩm Cuối cùng các sản phẩmEUREPGAP có thể được truy nguyên nguồn gốc, đó là quy định bắt buộc chocác sản phẩm được nhập vào Châu Âu từ năm 2005 Các nhà bán lẻ hàng đầuChâu Âu yêu cầu sự tuân thủ các quy định của EUREPGAP như là tiêu chuẩnsản xuất tối thiểu cho các chủ trang trại, giấy chứng nhận EUREPGAP có thểgiúp các nhà sản xuất nông nghiệp thâm nhập vào thị trường dễ dàng hơn Nócũng sẽ hỗ trợ nâng cao được vị thế của mình như là một nhà sản xuất có chấtlượng hàng đầu, tạo nên hình ảnh tốt về công ty cũng như vị thế tiếp thị của đơn

vị trên thương trường Về lâu dài, chi phí sản xuất sẽ được giảm xuống nhờ vào

sự cải thiện hệ thống sản xuất Những lợi thế trên đã giúp EUREPGAP trở thànhmột giấy chứng nhận hàng đầu về thực phẩm nông nghiệp với hơn 14000 chủtrang trại ở 45 quốc gia đã áp dụng các tiêu chuẩn này

Tiêu chuẩn GLOBALGAP là tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩntoàn cầu, yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giámsát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đếnkhâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ Trọng tâm của GLOBALGAP là an toànthực phẩm và truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đềkhác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môitrường Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từkhâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố

có thể truy nguyên được nguồn gốc Khi áp dụng và được chứng nhậnGLOBALGAP sẽ làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm antoàn Đây là cơ hội cho người sản xuất có thể xuất khẩu hàng hóa của mình ranước ngoài, xâm nhập vào các thị trường khó tính như EU, Nhật, Mỹ… Đối vớicác doanh nghiệp xuất khẩu, GAP cũng có thể là một hàng rào kỹ thuật thươngmại các nước đặt ra để bảo hộ nền sản xuất nước mình

2 Điểm yếu (Weaknesses)

Trang 9

Hiện tại, quả thanh long Bình Thuận nói chung chưa có khả năng cạnh tranh caotrên thị trường châu Âu, châu Mỹ là do chi phí chiếu xạ tại Việt Nam quá cao,chi phí vận tải biển cao, và thời gian bảo quản chất lượng quả tại các siêu thịchưa dài ngày Lý do cơ bản là các tuyến vận tải biển của ta chưa nhanh, tuyếnvận tải hàng không còn hạn chế và phí vận tải lớn nên giá bán chưa hấp dẫnngười tiêu dùng Bên cạnh đó, giá sản xuất trong nước còn cao đặc biệt trong thờigian trái vụ khi người trồng phải sử dụng nguồn điện lớn đủ thắp sáng liên tụctrong 15 - 16 đêm để kích thích quả thanh long ra hoa, kết trái

Gian nan nữa mà trái thanh long Bình Thuận đang gặp phải là thời gian vậnchuyển quá dài (hành trình khoảng 1 tháng thanh long mới đến Mỹ), chi phí xử lýchiếu xạ, xử lý nhiệt thanh long theo yêu cầu rất lớn và bảo quản trái thanh longquá khắc khe Các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long đang gặp nhiều khó khăn

về chi phí chi phí chiếu xạ (1,1 USD/kg), chi phí bốc xếp và chờ đợi Chưa nóiquá trình bốc xếp, chờ đợi ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm Xuất khẩu thanhlong sang Hoa Kỳ đã thực hiện nhưng chỉ là bước đầu mang tích chất thăm dò thịtrường

Khâu đóng gói vẫn còn một số điều chỉnh cho phù hợp với quy trình khép kín.Trong khi phía Mỹ cũng yêu cầu quy trình đóng gói thanh long của Việt Namphải liên hoàn tuyệt đối từ khi thu hoạch cho đến khi đưa hàng lên xe, tất cả phảitrong dây chuyền lạnh

Sự tự giác của doanh nghiệp, hộ sản xuất mới là điều cần quan tâm nhiều, xuấthiện nhiều đơn vị sản xuất manh mún, không đồng bộ nên chất lượng sản phẩmchắc chắn là không đồng đều Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín củaCông ty khi niềm tin của khách hàng bị lung lay trước những sản phẩm trôi nổi,kém chất lượng Do vậy, buộc doanh nghiệp trong quá trình thu mua phải truynguyên được nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm, phát sinh nhiều chi phímới

Theo kế hoạch kim ngạch xuất khẩu năm 2009, tỉnh đề ra là 170 triệu USD.Trong đó hàng nông sản 35 triệu USD, chủ yếu là trái thanh long Nhưng từ đầunăm đến nay, Bình Thuận mới xuất khẩu được hơn 4.300 tấn quả thanh long,giảm hơn 27% so với cùng kỳ Việc xuất khẩu thanh long giảm sút so với cùng

kỳ năm ngoái, theo ông Trần Ngọc Hiệp, Chủ tịch hiệp hội thanh long BìnhThuận cho biết: Ngoài nguyên nhân suy giảm kinh tế, từ đầu năm đến nay, nguồnhàng thanh long xuất khẩu của Bình Thuận giảm là do nguồn điện không bảođảm nhu cầu chong đèn, nên năng suất thanh long trái vụ giảm, chỉ đạt 1/3 - 1/4

so với bình thường Dẫn đến thanh long hiếm hàng, giá tăng cao, nên khách hàngkhông chấp nhận đặt hàng Còn theo ông Pham Minh Tuấn, Phó Giám đốc Điệnlực Bình Thuận: đầu năm 2009, Bình Thuận đã có gần 4.000 trạm biến áp phục

Trang 10

vụ thắp sáng, chong đèn cho thanh long, tăng gần gấp hai lần năm 2008 Tronglúc nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt lúc cao điểm cần hơn 205MW, nhưng

cả tỉnh hiện mới chỉ đáp ứng khoảng 160MW, trong khi thanh long đã chiếm đến140MW Quá tải, dẫn đến thiếu điện, mất mùa, nhà vườn lao đao Nguồn điệncung cấp để kích thích cho thanh long ra hoa trái vụ, bảo quản sản phẩm thiếu vàkhông ổn định làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm thiệt hại nặng nề cho người sảnxuất

Muốn thông qua được những rào cản khắc khe của đối tác là Mỹ thì thanh longphải được chiếu xạ, đóng gói theo quy trình đã được chấp nhận trước khi vào thịtrường Mỹ Trong khí đó, tại Việt Nam chỉ duy nhất có một nhà máy chiếu xạcủa Công ty chế biến thủy sản Sơn Sơn – Thành phố Hồ Chí Minh, được phía

Mỹ chỉ định để chiếu xạ trái thanh long trước khi xuất khẩu qua thị trường nướcnày Một khi Công ty chế biến thủy sản Sơn Sơn bất ngờ từ chối tiếp nhận thanhlong để chiếu xạ sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long nóichung, công ty Hoàng Hậu nói riêng phải chờ đợi

3 Cơ hội (opportunities)

Cơ hội xuất khẩu thanh long Việt Nam nói chung, thanh long Bình Thuận nóiriêng vào Mỹ rất lớn sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Mỹvào tháng 6/2009 nếu chúng ta đáp ứng được những yều cầu khắt khe của thịtrường này

Tháng 9/2008 Công ty TNHH Hoàng hậu được Cục kiểm dịch động thực vật Mỹ

và Trung tâm kiểm dịch xuất nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nôngthôn Việt Nam chứng nhận đạt tiêu chuẩn nhà đóng gói để xuất khẩu vào thịtrường Hoa Kỳ Vào được Mỹ, thanh long sẽ có một thị trường tiêu thụ lớn và lâudài; đảm bảo đầu ra cho sản xuất ổn định, thể hiện đẳng cấp của sản phẩm trênthị trường thế giới Tháng 10/2008, lô hàng thanh long xuất khẩu đầu tiên đượcchiếu xạ của Việt Nam đã đến cảng Long Beach, California (Mỹ) sau khi thôngqua nhiều khâu kiểm dịch chặt chẽ và được cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹchứng nhận số thanh long của ta hội đủ các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thựcphẩm và được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường Lô hàng thanh long đầu tiên củaViệt Nam được xuất khẩu vào Mỹ - một thị trường rất kỹ tính, được coi là mộttín hiệu tích cực cho nông sản Việt Nam trong những năm qua và mở ra triểnvọng mới cho việc xuất khẩu trái thanh long nói riêng và các mặt hàng quả tươinói chung sang thị trường này Xuất khẩu thanh long vào thị trường Mỹ thànhcông là cơ hội mới góp phần phát triển nông nghiệp bền vững của địa phương

“Đây là bước quan trọng trong quá trình liên tục phát triển của thương mại nôngnghiệp” - Cindy Smith - nhà quản lý APHIS cho biết “Công nghệ chiếu xạ có tácdụng bảo vệ ngành nông nghiệp Hoa Kỳ trong khi cũng cung cấp cho những đối

Trang 11

tác thương mại của Hoa Kỳ - như Việt Nam, một phương pháp xử lí khác, nhằmđảm bảo hàng hoá của họ không có sâu bệnh gây hại” Việt Nam là quốc giachâu Á thứ ba sau Thái Lan và Ấn Độ, được phép thực hiện việc chiếu xạ hoaquả tại nước mình trước khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ Khi được thị trường Mỹchấp nhận, trong tương lai thanh long Hoàng Hậu sẽ có “tấm hộ chiếu” để thâmnhập được với nhiều thị trường khó tính khác trên toàn thế giới với số lượng lớn Phía Mỹ đã có nhiều động thái tạo điều kiện mở cửa cho thanh long Việt Namnhập khẩu vào Nhằm bảo đảm cho quả thanh long Việt Nam đạt các tiêu chuẩnxuất khẩu, tháng 6/2008, một đoàn chuyên gia kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ đã quaViệt Nam, phối hợp với các chuyên gia Cục Bảo vệ Thực vật tìm hiểu các điềukiện thực tế của Việt Nam, ký kết một kế hoạch vận hành công việc (Operationalworking plan) cho Chương trình tiền chứng nhận thanh long chiếu xạ vào Hoa

Kỳ Ngoài ra, các chuyên gia kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ cũng đã hỗ trợ cácchuyên gia Việt Nam xây dựng mã số đơn vị sản xuất (PUC) và nhà đóng gói bao

bì (PHC), nhằm có thể dễ dàng truy tìm nguồn gốc sản phẩm trong tiến trình xuấtkhẩu sang Hoa Kỳ Thực hiện Chương trình tiền chứng nhận, đối với nhà vườn,

về cơ bản, phiá Hoa Kỳ đã chấp nhận quy trình sản xuất thanh long sạchVIETGAP hoặc EUROGAP, như là tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết để được cấpchứng nhận đủ điều kiện sản xuất thanh long xuất khẩu sang Hoa Kỳ Phía Hoa

Kỳ cũng đã cấp giấy phép chiếu xạ cho Nhà máy chiếu xạ Sơn Sơn ở thành phố

Hồ Chí Minh để tham gia vào chương trình xuất khẩu sang Hoa Kỳ Cơ quanKiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) ủy thác việc kiểm dịch và chiếu xạ choCông ty Cổ phần Sơn Sơn

4 Nguy cơ (Threats)

Nhập khẩu vào thị trường Mỹ thực sự là thách thức cho người sản xuất và cảdoanh nghiệp, vì so với các thị trường khác, Mỹ không chỉ là một thị trường khótính đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ càng nhiều điều kiện nhất, từ sản xuất đến đóng gói,vận chuyển, bảo quản, mà thanh long đi Mỹ yếu tố rủi ro cao hơn, do đường vậnchuyển dài, thanh long lại là mặt hàng khá mới Bên cạnh đó, khi chấp nhận làm

ăn với đối tác này, chúng ta phải đảm bảo có nguồn hàng ổn định về cả số lượng,chất lượng để ký được những hợp đồng lớn, dài hạn… Đây là vấn đề mà cácdoanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu thanh long vào Mỹ phải thận trọng, chắcchắn đến từng lô hàng Cái lo lớn nhất là việc giữ uy tín sản phẩm, khẳng địnhthương hiệu và sức mạnh của thanh long Bình Thuận trên đất Mỹ

Việc xuất khẩu quả tươi nói chung, thanh long nói riêng sang Hoa Kỳ phải trảiqua các thủ tục chặt chẽ đã được thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng nhưphải tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của các nước theo Hiệp định SPS, gian nan

Trang 12

với rào cản kỹ thuật (SPS) và chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càngnghiêm ngặt hơn, phải truy xuất được nguồn gốc, không có dư lượng kháng sinh

và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm Để APHIS phê chuẩn việcnhập khẩu lô hàng thương mại thanh long tươi từ Việt Nam với điều kiện là một

số quy định nhất định phải được đáp ứng Mỗi lô hàng xuất khẩu phải có giấychứng nhận của Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam, trong Giấy chứng nhận nàycũng phải nêu rõ việc xử lí và kiểm tra thanh long đã được thực hiện theo quyđịnh của APHIS Ngoài ra, các nhân viên kiểm tra của Cục Hải quan và Biênphòng thuộc Bộ An ninh nội địa Hoa kỳ có thể kiểm tra thêm các lô hàng nhậpkhẩu tại cảng nhập khẩu đầu tiên Tất cả các lô hàng vào Mỹ phải có mã vạchxuất xứ

Công ty gặp phải nhiều điều kiện ràng buộc như vùng sản xuất nguyên liệu sạchtheo tiêu chuẩn, có mã số do Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu (BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp Ngoài ra, thanh long phải đáp ứngnhiều yêu cầu về quy trình đóng gói, xuất xứ hàng hóa và quan trọng nhất là phảiđược chiếu xạ để vô hiệu hóa ruồi đục quả và rệp sáp trước khi xuất khẩu mà Mỹđặt ra đã trở thành rào cản quá lớn Đối với nhà đóng gói, phía Hoa Kỳ đã yêucầu các nhà đóng gói thanh long Việt Nam sửa chữa lại theo tiêu chuẩn cách lyhoàn toàn tuyệt đối và bảo đảm vệ sinh thảo mộc (sức khỏe thực vật), từ khâu thuhoạch đến các khâu vận chuyển sang Hoa Kỳ Cơ quan Kiểm dịch động thực vật

Mỹ đã quy định các lô hàng thanh long Việt Nam nhập vào Mỹ phải đảm bảo đãqua phóng xạ bằng những phương tiện được APHIS chứng nhận để đảm bảo sâubệnh, với liều lượng hấp thụ tối thiểu 400 gray Chiếu xạ là phương pháp đượcphê chuẩn để xử lý sâu bệnh ở hoa quả tươi trước khi nhập khẩu vào Mỹ từ năm

2002 Đây cũng là một trong số các phương thức kiểm soát sâu bệnh ngoài cáchhun trùng và xử lý nóng, lạnh Thêm một thách thức nữa là hàng cung ứng vàogiữa mùa mưa, là mùa sinh sôi của nấm bệnh, buộc phải tập trung nhiều biệnpháp để xử lý; nếu không khéo, khả năng tổn thất sẽ không dưới 20%

Bên cạnh các yêu cầu, CSR (Corporate Social Responsibility – trách nhiệm xãhội), tiêu chuẩn mới của châu Âu, Mỹ và các nước tiên tiến đang dần áp dụngcho doanh nghiệp các nước nếu muốn xuất khẩu, tiêu chuẩn này chưa được phổbiến rộng rãi ở Việt Nam Trong khi đó, việc kéo dài thời gian đáp ứng các tiêuchuẩn càng lâu thì thiệt hại sẽ càng lớn

Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp (CSR) là cam kết của doanh nghiệp đối vớiđạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chấtlượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xãhội nói chung CSR được coi là một yếu tố quan trọng như những yếu tố truyềnthống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh CSR đangđược lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc

Trang 13

để doanh nghiệp tồn tại và phát triển CSR có thể bao gồm giữ gìn và phát triểnbản sắc văn hóa công ty, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, chống thamnhũng, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động,thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnh đạo, vì lợi ích cộng đồng,… Để thực hiệnđược điều đó đòi hỏi doanh nghiêp phải rõ ràng, minh bạch trong các báo cáo tàichính, hoạt động và minh bạch cả trong nguyên tắc làm việc Theo xu hướng pháttriển bền vững của thế giới, doanh nghiệp muốn phát triển tốt không nên quá coitrong lợi nhuận lên hàng đầu mà còn cần phải quan tâm đến cuộc sống của nhânviên, cuộc sống của người dân trong khu vực, làm việc vì lợi ích cộng đồng Tấtnhiên tùy từng đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp mà lập một chiến lươcCSR phù hợp Nhờ có thực hiện CSR sẽ tạo được lòng tin với khách hàng, giúpnâng cao khả năng cạnh tranh của công ty này so với các công ty khác, nâng caohình ảnh của công ty trên thương trường.

III.Phác thảo sơ bộ chiến lược/kế hoạch thâm nhập thị trường:

Ở nước ta hiện nay trồng chủ yếu hai loại thanh long là: Ruột trắng vỏ đỏ vàruột đỏ vỏ đỏ

Thanh long ruột trắng vỏ đỏ là loại thanh long đặc trưng ở nước ta Hiệnnay các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang trồng chủ yếu là loại này

Những đặc điểm của thanh long Việt Nam như ngọt, đẹp, dễ ăn, bảo quảnlâu, chế biến được nhiều sản phẩm, có trái quanh năm và luôn hấp dẫn trẻ em, cólợi cho sức khỏe đã dễ dàng chiếm lĩnh thị trường Thanh long Columbia có kíchthước nhỏ hơn, vỏ hơi ngả màu vàng, vị chua - ngọt kém hơn thanh long TiềnGiang, Long An, thanh long Isarel có vỏ hơi đỏ, hơi ngả màu vàng, lá có màuxanh vàng, không tươi bằng thanh long Việt Nam

Riêng về thanh long Bình Thuận, thanh long Bình Thuận có ưu điểm vềmàu sắc, độ lớn và chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Ngày đăng: 13/05/2014, 18:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w