Từ năm 1975 đến nay, sau hơn 40 năm đất nước được giải phóng và hoàn toàn độc lập, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực hơn. Từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu, quan liêu bao cấp thì Việt Nam đã chuyển hướng sang công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mở cửa thị trường và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa tới hầu hết các khu vực trên thế giới. Rau quả là một trong những ngành hàng tiềm năng giúp Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhờ lợi thế tự nhiên thuận lợi về đất đai, khí hậu nên hiện nay Việt Nam đã gieo trồng được nhiều chủng loại cây trồng với khoảng 120 loại rau và 40 loại cây ăn quả khác nhau. Nhiều thương hiệu trái cây xuất khẩu của Việt Nam có tiếng như vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), nhãn lồng (Hưng Yên), xoài tượng (Bình Định), nho (Ninh Thuận), bưởi năm roi (Vĩnh Long), măng cụt Lái Thiêu (Bình Dương),...Thanh long Việt Nam đặc biệt là thanh long Bình Thuận cũng là một mặt hàng tiêu biểu được bạn bè quốc tế biết đến. Từ vài năm gần đây diện tích và cơ cấu sản phẩm có nhiều thay đổi tích cực, chất lượng và sức cạnh tranh ngày càng gia tăng nên được xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như Mĩ, Eu. Australia là một thị trường mới và rất tiềm năng, Việt Nam lại là nước đầu tiên và duy nhất tới thời điểm hiện tại được cấp giấy phép nhập khẩu thanh long vào thị trường này. Tuy nhiên quy mô và thị phần xuất khẩu của thanh long Việt Nam còn khá nhỏ. Do vậy em nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu Thanh long Việt Nam sang thị trường Australia” vì đây là một thách thức lớn không với người nông dân mà còn cả các doanh nghiệp xuất khẩu khi Việt Nam đang trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế.1.Sự cấp thiết của việc chọn đề tài Thanh long được xếp vào nhóm 12 cây ăn quả chủ lực và là một trong 9 loại cây trồng chủ lực của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Diện tích trồng thanh long tại Việt Nam hiện khoảng 37.000 ha; trong đó, Bình Thuận là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với 27.000 ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng 500.000 tấn (chiếm 80% sản lượng thanh long cả nước). Thanh long Bình Thuận tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là trái tươi; ước tính khoảng 1520% sản lượng thanh long cung cấp cho thị trường nội địa; 8085% tập trung cho xuất khẩu. Hiện nay xuất khẩu vào khoảng 15 thị trường các nước; trong đó, chủ lực là châu Á (chiếm 84%), châu Âu (khoảng 14%) còn lại là châu Mỹ. Ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc, các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ, Myanmar, Hàn Quốc, Cộng hòa Séc… Trong đó Australia là một thị trường xuất khẩu mới và rất tiềm năng cho trái thanh long Việt Nam. Australia mới chỉ cho phép nhập khẩu trái thanh long Việt Nam từ cuối tháng 8 năm 2017 nên sản lượng xuất khẩu còn chưa cao. Để trái thanh long được đem đi xuất khẩu thì yêu cầu cũng rất khắt khe về chất lượng cũng như xuất xứ. Chính vì vậy để việc nghiên cứu giải pháp để tăng chất lượng cũng như sản lượng được xuất khẩu sang thị trường Australia là một nhiệm vụ quan trọng. Do đó em chọn đề tài nghiên cứu là Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu Thanh long Việt Nam sang thị trường Australia. Cây thanh long thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ các vùng sa mạc thuộc Mexico, các nước Trung và Nam Mỹ, nay được trồng ở các nước khu vực châu Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan,... Thanh long có nhiều loại, nhưng trồng làm thương phẩm chủ yếu là loài Hylocereus undatus ruột trắngvỏ hồng hay đỏ, Hylocereus costaricensis ruột đỏvỏ đỏ, Hylocereus polyrhizus ruột đỏvỏ hồng, Selenicereus megalanthus (hay Hylocereus megalanthus) ruột trắngvỏ vàng. Nhiều nước trên thế giới gọi thanh long là dragon fruit hay pitaya. Tại Việt Nam gọi là Thanh Long, tên tiếng Anh là Dragon fruit, là cây ăn trái thuộc nhóm cây nhiệt đới khô. Thanh long được người Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ 19, trồng rải rác trong sân vườn, đến thập niên 1980 mới được trồng thương mại. Phần lớn thanh long được trồng ở Việt Nam là loài Hylocereus undatus, có vỏ đỏ hay hồngruột trắng còn lại là loại ruột đỏ. Loại vỏ đỏ ruột trắng chiếm 95%, 5% còn lại là loại vỏ đỏ, ruột đỏ.
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Điều kiện thích hợp để phát triển cây thanh long
Bảng 1-2: Diện tích, năng suất, sản lượng thanh long của Việt Nam năm 2015 Bảng 1-3: Thành phần dinh dưỡng có trong thanh long
Bảng 2-1: Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường tiêu biểu
năm 2014 – 2016
Bảng 2-2: Giá thanh long xuất khẩu theo thị trường
Bảng 2-3: Khối lượng thanh long bán buôn
Trang 3DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 1-1: Phát triển trồng thanh long ở Việt Nam
Biểu đồ 2-1: Thị phần xuất khẩu chủ lực của thanh long Việt Nam
Biểu đồ 2-2: Kim ngạch xuất khẩu thanh long Việt Nam sang thị trường
Australia
Trang 4Lời mở đầu
Từ năm 1975 đến nay, sau hơn 40 năm đất nước được giải phóng và hoàn toàn
độc lập, kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực hơn Từ
một đất nước nông nghiệp lạc hậu, quan liêu bao cấp thì Việt Nam đã chuyển hướng
sang công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mở cửa thị trường và hội nhập vào nền kinh
tế thế giới Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa tới hầu hết các khu vực trên
thế giới Rau quả là một trong những ngành hàng tiềm năng giúp Việt Nam cạnh
tranh trên thị trường quốc tế Nhờ lợi thế tự nhiên thuận lợi về đất đai, khí hậu nên
hiện nay Việt Nam đã gieo trồng được nhiều chủng loại cây trồng với khoảng 120
loại rau và 40 loại cây ăn quả khác nhau Nhiều thương hiệu trái cây xuất khẩu của
Việt Nam có tiếng như vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), nhãn lồng (Hưng Yên),
xoài tượng (Bình Định), nho (Ninh Thuận), bưởi năm roi (Vĩnh Long), măng cụt Lái
Thiêu (Bình Dương), Thanh long Việt Nam đặc biệt là thanh long Bình Thuận
cũng là một mặt hàng tiêu biểu được bạn bè quốc tế biết đến Từ vài năm gần đây
diện tích và cơ cấu sản phẩm có nhiều thay đổi tích cực, chất lượng và sức cạnh
tranh ngày càng gia tăng nên được xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như Mĩ, Eu
Australia là một thị trường mới và rất tiềm năng, Việt Nam lại là nước đầu tiên và
duy nhất tới thời điểm hiện tại được cấp giấy phép nhập khẩu thanh long vào thị
trường này Tuy nhiên quy mô và thị phần xuất khẩu của thanh long Việt Nam còn
khá nhỏ Do vậy em nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu
Thanh long Việt Nam sang thị trường Australia” vì đây là một thách thức lớn
không với người nông dân mà còn cả các doanh nghiệp xuất khẩu khi Việt Nam
đang trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế
1 Sự cấp thiết của việc chọn đề tài
Thanh long được xếp vào nhóm 12 cây ăn quả chủ lực và là một trong 9 loại cây
trồng chủ lực của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới Diện tích
trồng thanh long tại Việt Nam hiện khoảng 37.000 ha; trong đó, Bình Thuận là tỉnh
có diện tích lớn nhất cả nước với 27.000 ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng
500.000 tấn (chiếm 80% sản lượng thanh long cả nước)
Thanh long Bình Thuận tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là trái tươi; ước tính
khoảng 15-20% sản lượng thanh long cung cấp cho thị trường nội địa; 80-85% tập
trung cho xuất khẩu Hiện nay xuất khẩu vào khoảng 15 thị trường các nước; trong
đó, chủ lực là châu Á (chiếm 84%), châu Âu (khoảng 14%) còn lại là châu Mỹ
Ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc, các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu
thanh long sang Ấn Độ, Myanmar, Hàn Quốc, Cộng hòa Séc… Trong đó Australia
là một thị trường xuất khẩu mới và rất tiềm năng cho trái thanh long Việt Nam
Australia mới chỉ cho phép nhập khẩu trái thanh long Việt Nam từ cuối tháng 8
năm 2017 nên sản lượng xuất khẩu còn chưa cao Để trái thanh long được đem đi
xuất khẩu thì yêu cầu cũng rất khắt khe về chất lượng cũng như xuất xứ Chính vì
vậy để việc nghiên cứu giải pháp để tăng chất lượng cũng như sản lượng được xuất
khẩu sang thị trường Australia là một nhiệm vụ quan trọng Do đó em chọn đề tài
nghiên cứu là Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu Thanh long Việt Nam sang
thị trường Australia.
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 5- Khái quát một số lý luận xuất khẩu thanh long Việt Nam cụ thể là thanh long
Bình Thuận trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy sản lượng xuất khẩu, mở rộng thị
phần sang thị trường Australia
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tình hình xuất khẩu và khả năng tiêu thụ thanh long của
thị trường Australia
- Phạm vi nghiên cứu đề tài là các giải pháp vĩ mô thúc đẩy sản lượng xuất khẩu
thanh long Việt Nam vào thị trường Australia
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp
5 Nội dung và kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì đề án nghiên cứu
gồm ba phần sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về xuất khẩu thanh long Việt Nam
Chương 2: Thực trạng tình hình xuất khẩu thanh long Việt Nam sang thị
trường Australia
Chương 3: Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thanh long sang thị
trường Australia
Trang 6
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU THANH LONG VIỆT NAM
1.1 Lý thuyết chung xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm
Hoạt động xuất khẩu là việc trao đổi, buôn bán hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc
gia khác nhau trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán Tiền tệ dùng để trao đổi ở đây
có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc cả hai quốc gia Mục đích của hoạt động
xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong sản xuất và phân công
lao động quốc tế Và khi trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia là có lợi thì
các quốc gia đều tích cực tham gia vào hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được
hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay Hoạt
động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng (H – H), sau đó phát triển ra nhiều hình
thức khác nhau như xuất khẩu trực tiếp , buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian:
nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài thậm chí là
hàng năm; nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất
khẩu tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao cho đến hàng tiêu
dùng Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các
nước tham gia xuất khẩu
1.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Đối với nền kinh tế thế giới
Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động
đầu tiên của thương mại quốc tế Xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong
quá trình phát triển nền kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới Do
những điều kiện khác nhau về tự nhiên, xã hội mà mỗi một quốc gia có thể mạnh
riêng về từng lĩnh vực Có quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về
lĩnh vực khác, vì vậy để có thể khai thác được các lợi thế và tạo ra được sự cân bằng
trong quá trình sản xuất và tiêu dùng thì các quốc gia cần phải tiến hành trao đổi với
nhau Dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacđo, ông nói rằng: “Nếu một
quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các
loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra
lợi ích của chính mình”, và khi tham gia vào thương mại quốc tế thì “quốc gia có
hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất
và xuất khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất và
nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng có bất lợi lớn hơn” Nói
cách khác, một quốc gia trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để
khai thác Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất và
xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối Sự chuyên môn hoá đó làm cho mỗi
quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm được
nguồn nhân lực như vốn, kỹ thuật, nhân lực trong quá trình sản xuất hàng hoá Do
đó, tổng sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng sẽ được gia tăng
Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
Trang 7Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, hoạt động xuất khẩu chính là cách thức tạo
nguồn vốn chính cho nhập khẩu, đẩy mạnh sản xuất trong nước, phục vụ cho công
cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc
gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật Tuy nhiên
không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện trên và để giải quyết vấn đề này
buộc quốc gia này phải nhập khẩu từ quốc gia khác những yếu tố mà trong nước
chưa có đủ khả năng đáp ứng Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có đủ nguồn
ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu
Thực tiễn cho thấy, để có đủ nguồn vốn cho nhập khẩu, một quốc gia và đặc biệt
là các nước đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính như: đầu tư nước
ngoài, vay nợ, viện trợ và thu từ hoạt động xuất khẩu
Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, vay nợ và viện trợ thì
không ai có thể phủ nhận được Nhưng khi sử dụng những nguồn vốn này thì những
quốc gia đi vay sẽ phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này
hay cách khác cũng phải hoàn lại vốn cho nước ngoài Bởi thế vốn thu được từ hoạt
động xuất khẩu chính là nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông
chờ vào Vì vậy, xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định
đến quy mô và tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu
Ở các quốc gia kinh tế kém phát triển hơn thì vật cản trở sự tăng trưởng là thiếu
nguồn lực và vốn Ngoài nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là cơ sở chính
nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng
lên khi chủ đầu tư và người cho vay thấy tiềm năng xuất khẩu của các quốc gia đó,
vì đây là nguồn chính đảm bảo nước đó có thể trả nợ được Hoạt động xuất khẩu góp
phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất phát triển Thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các quốc gia kém phát triển chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu
thế phát triển chung của thế giới
Đối với một doanh nghiệp
Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia
vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về chất lượng sản phẩm, giá cả – những
yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị
trường Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công
tác quản trị kinh doanh, xây dựng chiến lược phát triển bền vững lâu dài, đồng thời
có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà cả về
chiều sâu
Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu không chỉ giúp doanh nghiệp có thu được
nhiều lợi nhuận hơn mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao tay
nghề cho người lao động, tạo ra ngoại tệ để đầu tư máy móc thiết bị hiện đại phục vụ
cho sản xuất hàng xuất khẩu
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu
Với mục tiêu đa dạng hoá các hình thức kinh doanh xuất khẩu nhằm phân tán và
chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp ngoại thương có thể lựa chọn nhiều hình thức xuất
khẩu khác nhau Điển hình là một số hình thức sau:
Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp
sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước hoặc từ khách hàng nước
Trang 8ngoài thông qua tổ chức của mình Xuất khẩu trực tiếp yêu cầu phải có nguồn vốn
đủ lớn và đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và trình độ để có thể trực tiếp
tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu Về nguyên tắc, xuất khẩu trực tiếp có thể
làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh nhưng nó lại có những ưu điểm nổi bật sau:
- Giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và với thị trường nước ngoài, từ
đó nắm bắt ngay được nhu cầu cũng như tình hình của khách hàng nên có thể thay
đổi sản phẩm và những điều kiện bán hàng trong điều kiện cần thiết
Xuất khẩu uỷ thác
Là hình thức kinh doanh, trong đó đơn vị kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò là
người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng
hoá, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá cho nhà sản xuất qua đó
thu được một số tiền nhất định (theo tỷ lệ % giá trị lô hàng )
Ưu điểm của hình thức này là mức độ rủi ro thấp , đặc biệt là không cần bỏ vốn
vào kinh doanh, tạo được việc làm cho người lao động đồng thời cũng thu được một
khoản lợi nhuận đáng kể Ngoài ra trách nhiệm trong việc tranh chấp và khiếu nại
thuộc về người sản xuất
Phương thức xuất khẩu uỷ thác có nhược điểm phải qua trung gian và phải mất
một tỷ lệ hoa hồng nhất định, nắm bắt thông tin về thị trường chậm.Vì vậy doanh
nghiệp phải lựa chọn phương thức phù hợp với khả năng của chính mình sao cho đạt
hiêụ quả cao nhất, tiết kiệm được chi phí, thu hồi vốn nhanh, doanh số bán hàng
tăng, thị trường bán hàng được mở rộng thuận lợi trong quá trình xuất nhập khẩu
của mình
Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch, trong đó xuất khẩu kết hợp với nhập
khẩu, người bán đồng thời là người mua và hàng hoá mang ra trao đổi thường có giá
trị tương đương Mục đích xuất khẩu ở đây không nhằm mục đích thu ngoại tệ mà
nhằm mục đích có được lượng hàng hoá có giá trị tương đương với giá trị lô hàng
xuất khẩu
Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm tránh những rủi ro về biến động tỷ giá hối
đoái trên thị trường ngoại hối Đồng thời còn có lợi khi các bên không đủ ngoại tệ để
thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình Thêm vào đó, đối với một quốc gia
buôn bán đối lưu có thể làm cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thanh
toán Tuy nhiên buôn bán đối lưu làm hạn chế quá trình trao đổi hàng hoá, việc giao
nhận hàng hoá khó tiến hành được thuận lợi
Giao dịch qua trung gian
Đây là giao dịch mà mọi việc kiến lập quan hệ giữa người bán với người mua đều
phải thông qua một người thứ ba Người thứ ba này là đại lý môi giới hay là người
trung gian
Đại lý là một tổ chức hoặc một cá nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự
uỷ thác của người uỷ thác, quan hệ này dựa trên cơ sở hợp đồng đại lý Có rất nhiều
đại lý khác nhau như đại lý hoa hồng, đại lý toàn quyền, tổng đại lý Môi giới là
thương nhân trung gian giữa người mua và người bán Khi tiến hành nghiệp vụ,
người môi giới không đứng tên của chính mình mà đứng tên của người uỷ thác
Do quá trình trao đổi giữa người bán với người mua phải thông qua một người
thứ ba nên tránh được những rủi ro như: do không am hiểu thị trường hoặc do sự
Trang 9biến động của nền kinh tế Tuy nhiên phương thức giao dịch này cũng phải qua
trung gian và phải mất một tỷ lệ hoa hồng nhất định, nó làm cho lợi nhuận giảm
xuống
Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên (gọi là bên nhận
gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên (bên đặt gia
công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu lại một
khoản phí gọi là phí gia công
Đây là hình thức kinh doanh chủ yếu áp dụng cho những nước nơi có nhiều lao
động, giá rẻ, nhưng lại thiếu vốn, thị trường Khi đó các doanh nghiệp có điều kiện
cải tiến và đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và thâm nhập
vào thị trường thế giới
Mặc dù đây là hình thức kinh doanh mang lại khoản tiền thù lao thấp nhưng nó
giải quyết được công ăn việc làm cho nước nhận gia công khi không có đủ điều kiện
sản xuất hàng hoá xuất khẩu cả về vốn ,công nghệ và có thể tạo được uy tín trên thị
trường thế giới đối với nước thuê gia công có thể tận dụng được lao động của các
nước nhận gia công và thâm nhập vào thị trường của nước này
Tái xuất khẩu
Tái xuất khẩu là xuất khẩu những hàng hoá mà trước đây đã nhập nhưng không
tiến hành các hoạt động chế biến
Ưu điểm là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải tổ chức
sản xuất Chủ thể tham gia hoạt động tái xuất khẩu nhất thiết phải có sự tham gia
của ba quốc gia: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, và nước tái xuất khẩu Hình thức
này góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, bởi không phải lúc nào
hàng hoá cũng được xuất khẩu trực tiếp, hoặc thông qua trung gian như trường hợp
bị cấm vận, bao vây kinh tế Khi đó thông qua phương pháp tái xuất các nước vẫn có
thể tham gia buôn bán được với nhau
1.2 Giới thiệu về trái thanh long Việt Nam
Cây thanh long thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ các vùng sa
mạc thuộc Mexico, các nước Trung và Nam Mỹ, nay được trồng ở các nước khu vực
châu Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Đài
Loan, Thanh long có nhiều loại, nhưng trồng làm thương phẩm chủ yếu là loài
Hylocereus undatus ruột trắng/vỏ hồng hay đỏ, Hylocereus costaricensis ruột đỏ/vỏ
đỏ, Hylocereus polyrhizus ruột đỏ/vỏ hồng, Selenicereus megalanthus (hay
Hylocereus megalanthus) ruột trắng/vỏ vàng Nhiều nước trên thế giới gọi thanh
long là dragon fruit hay pitaya
Tại Việt Nam gọi là Thanh Long, tên tiếng Anh là Dragon fruit, là cây ăn trái
thuộc nhóm cây nhiệt đới khô Thanh long được người Pháp mang đến Việt Nam từ
thế kỷ 19, trồng rải rác trong sân vườn, đến thập niên 1980 mới được trồng thương
mại Phần lớn thanh long được trồng ở Việt Nam là loài Hylocereus undatus, có vỏ
đỏ hay hồng/ruột trắng còn lại là loại ruột đỏ Loại vỏ đỏ ruột trắng chiếm 95%, 5%
còn lại là loại vỏ đỏ, ruột đỏ
Thanh long thích hợp khí hậu vùng nhiệt đới, có thể thích nghi với các loại đất
khác nhau, từ đất cát đến đất pha sét hay những vùng đất khô cằn, quan trọng là
thoát nước tốt, lượng mưa trung bình hàng năm từ 500 – 2.000 mm
Trang 10Bảng 1-1: Điều kiện thích hợp để phát triển cây thanh long
Độ cao so với mực nước biển Trên 1.700m
Nguồn: H.P.M Gunasena, D.K.N.G Pushpakumara, M.Kariyawasam; Dragon fruit
Hylocereus undatus (haw.) Britton and Rose.
Thông thường sau một năm trồng, cây thanh long sẽ bắt đầu cho quả, từ năm thứ
3 cây sẽ cho năng suất cao, đến năm thứ 6 trở đi năng suất giảm dần Thanh long có
thể cho thu hoạch sau một tháng ra hoa và thời điểm thu hoạch tốt nhất là sau khi
quả chuyển màu từ 3 - 4 ngày, nếu xuất khẩu sẽ thu hoạch ngay khi quả chuyển màu
được 1-2 ngày Năng suất trung bình 30 tấn/ha, nếu được chăm sóc tốt, thời tiết
thuận lợi, ít sâu bệnh, năng suất đem lại sẽ cao và ổn định trong nhiều năm
Tại Việt Nam, mùa thanh long từ tháng 4 đến tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 đến
tháng 8 Nhiều giống thanh long được lai tạo để tăng năng suất, chất lượng và phù
hợp đất đai và khí hậu từng vùng Tại Viện Cây ăn quả miền Nam hiện đang bảo tồn
20 giống thanh long từ nguồn thu thập trong nước và du nhập từ nước ngoài cùng 40
giống thanh long lai, phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn gen, chọn tạo giống
Hiện tại, thanh long đã được trồng rộng rãi ở 32 tỉnh thành trên toàn cả nước
Tuy nhiên, diện tích và sản lượng gieo trồng tập trung chủ yếu ở ba tỉnh: Bình
Thuận, Long An, Tiền Giang (3 tỉnh này đã có hơn 37 ngàn ha), chiếm đến 93,6%
diện tích và 95,5 % sản lượng cả nước Ngoài ra một số tỉnh cũng trồng nhiều là Tây
Ninh, Đồng Nai, một số tỉnh Tây Nguyên Ở phía Bắc, thanh long mới được đưa vào
trồng ở một số nơi như Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa
và Hà Nội
Bảng 1-2: Diện tích, năng suất, sản lượng thanh long của Việt Nam năm 2015
Trang 11Khu vực
Diện tích gieo trồng (ha)
Trồng mới (ha)
Diện tích cho sản phẩm (ha)
Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tạ)
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Qua bảng số liệu trên có thể thấy Đông Nam Bộ là khu vực có diện tích gieo
trồng lớn nhất là 26964.7 ha và sản lượng nhiều nhất là 478635.3 tạ, Đồng bằng
sông Cửu Long là khu vực có năng suất cao nhất với 282.4 tạ/ha Đây đều là hai khu
vực trồng nhiều thanh long nhất cả nước nhờ vào khí hậu cận xích đạo khô nóng rất
phù hợp cho cây thanh long phát triển Các khu vực còn lại diện tích gieo trồng
thanh long rất ít chỉ chiếm 5.07% diện tích gieo trồng của cả nước, năng suất chiếm
49.52% cả nước, sản lượng chỉ đạt 1.85% sản lượng thanh long của cả nước Chính
vì thế phần lớn thanh long xuất khẩu đều đến từ khu vực Đông Nam Bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long
Biểu đồ 1-1: Phát triển trồng thanh long ở Việt Nam
Trang 12Nguồn: Lương Ngọc Trung Lập, Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI); Demand
trend, market, price development and promotional requirements for dragon fruit.
Biểu đồ cho thấy: sản lượng và diện tích gieo trồng thanh long tăng đều qua các
năm và ngày càng mở rộng hơn nữa Tính đến năm 2017, diện tích gieo trồng đã lên
tới hơn 44 ngàn ha, cho năng suất khoảng 228,2 tạ/ha, tổng sản lượng thu hoạch lên
tới 817,8 ngàn tấn
Cây thanh long loại cây dễ trồng lại cho năng suất cao, mang lại thu nhập cho
người nông dân Đặc biệt, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ
hiện nay, thanh long có thể cho trái quanh năm (giá trái vụ thường cao hơn từ 3.000đ
đến 5.000đ/kg so với chính vụ) rất thuận lợi cho việc xuất khẩu Do đó, cây thanh
long thực sự trở thành cây có hiệu quả kinh tế và có lợi thế cạnh tranh cao so với
một số cây trồng khác
1.3 Khái quát về tình hình xuất khẩu thanh long trên thế giới
Hiện Việt Nam đang là nước xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới, chiếm thị
phần cao nhất tại châu Á, châu Âu và một số thời điểm tại Mỹ Thái Lan và Israel là
hai quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai và thứ ba tại thị trường châu Âu Tại thị trường
Mỹ, Mexico và các nước Trung – Nam Mỹ là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với
các nhà xuất khẩu thanh long từ châu Á do lợi thế địa lý Tuy nhiên, thanh long Việt
Nam từ lâu đã có thương hiệu với người Mỹ gốc Á, trong khi đó thanh long Thái
Lan, Malaysia… đang cố gắng tìm kiếm thị phần tại thị trường này Tại châu Á, Việt
Nam là nhà xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Trung Quốc, nhưng việc xuất khẩu
sang các thị trường như ASEAN, Hồng Kông đang vấp phải sự cạnh tranh ngày
càng tăng từ các nước như Đài Loan, Thái Lan và Malaysia
Người tiêu dùng châu Á, đặc biệt là Trung Quốc mua thanh long chủ yếu để thờ
cúng nên coi trọng hình thức bên ngoài, trong khi các nước khác coi trọng hương vị
của thanh long hơn Do vậy, các giống thanh long có vị ngọt hơn, và thịt giòn hơn
được ưa chuộng hơn Đặc biệt người Nhật không thích thanh long trái to, họ quan
Trang 13trọng chất lượng hơn kích cỡ Theo yêu cầu này thì thanh long sấy dẻo công nghệ
cao của Việt Nam sẽ đạt yêu cầu về chất lượng liên quan đến độ ngọt, giòn và thuận
tiện trong bảo quản, chuyên chở
Hiện chưa có thống kê chính thức về lượng xuất khẩu thanh long hàng năm của
các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, có thể khẳng định rất nhiều nước đều có kế
hoạch mở rộng trồng thanh long, trong đó có cả Mỹ và Úc do những đánh giá tích
cực về xu thế phát triển thị trường cho sản phẩm này
1.4 Nhu cầu về thanh long của các quốc gia
Thanh long hiện đang là loại quả rất được thị trường quan tâm bởi đây là một
loại trái cây giàu dinh dưỡng mà giá lại khá rẻ so với nhiều loại quả khác như dâu
tây, xoài, mãng cầu, bưởi, Đây là loại quả có lượng protein cao, giàu chất chống
oxy hóa, vitamin và khoáng chất, được cho là loại thực phẩm tốt cho tim mạch, có
khả năng làm giảm cholesterol, kiểm soát đường huyết, ung thư, khử chất độc như
kim loại nặng, chống viêm khớp, hen suyễn và giúp giảm cân
Bảng 1-3: Thành phần dinh dưỡng có trong thanh long
Thành phần
Trung bình trong 100g ruột ăn đượcHylocereus Hylocereus Selenicereusundatus polyrhizu megalanthus
Nguồn: H.P.M Gunasena, D.K.N.G Pushpakumara, M.Kariyawasam; Dragon fruit
Hylocereus undatus (haw.) Britton and Rose.
Trang 14Hiện tại vẫn chưa có thống kê chính xác về sản lượng xuất khẩu cũng như tiêu
thụ loại trái cây này của các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, theo các đánh giá mới
nhất thì thanh long đang ngày càng có triển vọng mở rộng thị phần hơn (trước đây
tiêu dùng chủ yếu là các nước châu Á) vì những ích lợi mà nó đem lại Nhu cầu tăng
hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào thị trường và cách thức quảng bá sản phẩm (đặc
biệt là các thông tin liên quan đến sức khỏe), giảm giá thành và cải thiện hương vị,
độ ngọt của trái thanh long
Hiện nay, thanh long được tiêu thụ chủ yếu tại bốn thị trường sau:
Thị trường châu Á
Đây là thị trường tiêu thụ lớn nhất và dễ tính nhất, chiếm tới khoảng 75% sản
lượng thanh long xuát khẩu đặc biệt là các khu vực có nhiều người Hoa sinh sống
bởi họ quan niệm rằng trái thanh long màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn Trung
Quốc – quốc gia có dân số đông nhất hiện nay chính là nước có sản lượng tiêu thụ
lớn nhất Châu Á cũng như trên thế giới Theo sau là các quốc gia như Indonesia,
Singapore, Thailand, Philippines Tại Hàn Quốc và Nhật Bản nhu cầu về thanh long
cũng đang gia tăng
Một vài yêu cầu khi nhập khẩu vào một số thị trường:
Thị trường Trung Quốc
- Nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch: Thanh long nhập khẩu tiểu ngạch
vào thị trường Trung Quốc không có nhiều yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm
(VSATTP) hay nhãn mác bao bì Chỉ cần đầu mối bên Trung Quốc đồng ý là có thể
mua đứt, bán đoạn tại cửa khẩu Mặt khác, thương lái Trung Quốc có mặt thường
xuyên ở Việt Nam để xem hàng và mua trực tiếp đưa về Trung Quốc theo đường
tiểu ngạch
- Nhập khẩu theo đường chính ngạch: Tất cả rau quả nhập khẩu vào thị trường
này bắt buộc phải kiểm dịch, tuân thủ quy định về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm,
quy chế về nhãn mác, luật dán nhãn thực phẩm… Hiện nay, Việt Nam – Trung Quốc
đã ký Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật (ký ngày
30/5/2008); Thoả thuận hợp tác về an toàn thực phẩm giữa Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn và Tổng cục Kiểm nghiệm, Kiểm dịch và Giám sát Chất lượng
Quốc gia (AQSIQ) ký ngày 1/9/2008; Biên bản hội đàm về kiểm nghiệm, kiểm dịch
thực vật giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và AQSIQ (ký ngày
9/1/2009)
Tuy nhiên thời gian gần đây thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường
chính ngạch đã bị nước này đưa vào danh sách 5 loại trái cây của Việt Nam buộc
phải áp dụng các tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm MẶc dù vậy
quy trình đăng ký tiêu chuẩn này không phức tạp, cũng tương như quy trình lấy
chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP
Thị trường ASEAN, Hong Kong và Đài Loan
Các nước ASEAN, Hong Kong, Đài Loan là các thị trường ít có các rào
cản hơn về VSATTP và bao bì nhãn mác so với các nước Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,
đồng thời lại vị trí địa lí lại gần với Việt Nam hơn nên tiết kiệm được chi phí nhờ
khắc phục được tình trạng vận chuyển xa Bên cạnh thị trường Trung Quốc thì thị
trường ASEAN, Hong Kong và Đài Loan sẽ tiếp tục là những thị trường xuất khẩu
quan trọng của thanh long Việt Nam trong ngắn và trung hạn, được các chuyên gia
Trang 15trong và ngoài nước đánh giá là thích hợp nhất đối với khả năng sản xuất trình độ
còn chưa cao của Việt Nam hiện nay Điển hình là việc Đài Loan ra sắc lệnh cấm
thanh long Việt Nam từ năm 2009 sau khi phát hiện ruồi đục quả Chỉ một phát hiện
có thể khiến quy trình thương thảo nối lại thị trường kéo dài tới 2 năm Do vậy, để
tránh rủi ro tương tự có thể xảy ra khi xuất khẩu sang các thị trường khác thì cần
phải chú ý hơn nữa phát triển thanh long đạt vệ sinh an toàn thực phẩm
Thị trường Nhật Bản
- Thanh long phải được Cơ quan bảo vệ thực vật của Việt Nam kiểm tra
và cấp giấy chứng thực kiểm dịch không nhiễm sâu bệnh, đặc biệt ghi
rõ không bị nhiễm ruồi đục quả
- Được Cục Bảo vệ Thực vật chứng nhận thanh long đã được tiến hành
khử trùng tại nơi sản xuất bằng hơi nước nóng theo đúng nhiệt độ và
quy trình phía Nhật Bản yêu cầu (Cục Bảo vệ Thực vật đóng dấu, dán
giấy niêm phong)
- Bao bì sản phẩm: phải ghi rõ thanh long đã được Cục Bảo vệ Thực vật
kiểm tra chứng thực và ghi rõ “for Japan”
Thị trường Hàn Quốc
- Đăng ký vườn cây ăn quả xuất khẩu và cơ sở đóng gói với Cục Bảo vệ Thực
vật Việt Nam mỗi năm, thường xuyên khử trùng kiểm tra Các nhân viên bảo vệ
thực vật Việt Nam phải thông báo cho cơ quan Dịch vụ kiểm dịch quốc gia Hàn
Quốc danh sách vườn trái cây, cơ sở đóng gói và các thiết bị xử lí nhiệt hơi đã được
đăng kí trước khi bắt đầu xuất khẩu thanh long
- Xử lý nhiệt hơi: Cục giám sát và kiểm tra thường xuyên Việc xử lí nhiệt
được thực hiện trên từng chuyến hàng tại cơ sở đăng kí với sự tham dự của thanh tra
kiểm dịch thực vật Hàn Quốc và Việt Nam
- Đóng gói và dán nhãn: đóng kín trong mỗi thùng đóng gói theo quy định của
Cục Bảo vệ Thực vật và lô hàng phải được bao phủ bằng lưới chống côn trùng Trên
bao bì phải được dán nhãn “for Korea” và tên hoặc số đăng kí của các vườn trái cây
và cơ sở đóng gói
- Chứng nhận và kiểm tra xuất khẩu: việc kiểm tra xuất khẩu sẽ được thực hiện
trên 2% cùng mẫu đại diện bởi thanh tra kiểm dịch thực vật Hàn Quốc và Việt Nam
Trên giấy chứng nhận sẽ kê khai rõ các chi tiết truy nguyên xuất xứ (nhà vườn, cơ
sở đóng gói, cơ sở xử lý nhiệt và quy trình xử lý) cùng các chi tiết về kiểm tra giám
sát khác
- Kiểm tra nhập khẩu: đến hải quan Hàn Quốc sẽ được thanh tra kiểm dịch
thực vật Hàn Quốc kiểm tra nếu thiếu các nhãn theo quy định thì toàn bộ hoặc
những phần vi phạm của lô hàng sẽ bị tiêu hủy hay trả lại Sau đó kiểm tra phát hiện
ruồi đục trái và các sâu hại khác
Thị trường châu Âu
Châu Âu là thị trường nhập khẩu rau quả tươi hàng đầu thế giới, hơn nữa lại khá
cởi mở với các sản phẩm mới Tuy rằng mặt hàng thanh long còn tương đối mới và
chưa được biết đến rộng rãi, giá bán lại tương đối cao nhưng vẫn rất có triển vọng và
Trang 16thu hút được ngày càng nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng tại châu lục này Nếu
giá thành sản phẩm rẻ hơn và được quảng bá rộng rãi hơn nữa, chắc chắn loại trái
cây này sẽ đến được với đông đảo cộng đồng dân cư tại các quốc gia châu Âu bên
cạnh các quốc gia như Pháp, Ý, Nga và Hà Lan
Yêu cầu nhập khẩu:
- Sản phẩm phải được chứng nhận EUROGAP hoặc GlobalGAP
- Phải qua kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật một lần nữa tại cửa khẩu
- Vào siêu thị cần 3 yếu tố:
(i) chất lượng
(ii) giá cả
(iii) nguồn cung ổn định
- Thanh long ruột trắng được người tiêu dùng châu Âu chuộng hơn thanh long
ruột đỏ,đặc biệt tốt nhất là trái có kích cỡ nhỏ vừa phải (230 – 300gr/trái)
Thị trường Mĩ
Tại Mĩ, cộng đồng người gốc Á lớn nên nhu cầu về tiêu thụ thanh long tương đối
cao Đối với các nhóm cộng đồng dân cư khác, thanh long vẫn là sản phẩm còn mới
và chỉ được biết đến ở phân khúc của thị trường cấp cao Tuy nhiên, theo các nhà
phân tích thì đây có thể là thị trường sẽ phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới
Bằng chứng là các chủ nông trại tại bang Florida và California (Mĩ) đã bắt đầu tiến
hành trồng cây thanh long để đáp ứng nhu cầu thị trường
Yêu cầu nhập khẩu:
- Phải được Cơ quan Kiểm dịch Mỹ (APHIS) chứng nhận đủ tiêu chuẩn an
toàn thực phẩm để nhập khẩu; xử lý chiếu xạ, họ cần thanh long sản xuất theo hướng
hữu cơ
- Phải trải qua kiểm tra về dự lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích
sinh trưởng của cơ quan kiểm dịch Mỹ
-Các quốc gia khác
Thanh long Việt Nam cũng đang từng bước thâm nhập các thị trường khác như
Australia, Ấn Độ, Chi Lê và Newzealand nhưng với sản lượng còn khá hạn chế