Tình hình thu hút nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA)

Một phần của tài liệu Luận văn:Xây dựng chiến lược kinh doanh xi măng công nghiệp Nghi Sơn đến năm 2015 doc (Trang 43 - 54)

Kinh tế VN phát triển trong nhiều năm trở lại đây phải kể đến vai trò các nguồn vốn vay từ nước ngoài, trong đó có nguồn vốn vay ưu đãi viện trợ phát triển chính thức (ODA). VN được đánh giá là một trong những nước sử dụng vốn ODA hiệu quả. Chỉ riêng trong hai năm 2006-2007, vốn ODA cam kết đạt gần 9,888 tỷ USD, bằng 49% dự báo cam kết vốn ODA cho cả thời kỳ 2006-2010. Các công trình sử dụng vốn ODA hiện đang được triển khai, khả năng giải ngân hoàn toàn có thể đúng tiến độ nên sẽ cần một lượng lớn xi măng trong thời gian tới.

Bảng 2-8: Tình hình cam kết và giải ngân vốn ODA trong ba năm gần đây

Năm 2006 2007 2008 (ước tính)

Vốn ODA giải ngân 1,8 tỉ USD 2,0 tỉ USD 2,2 tỉ USD

Cam kết ODA 3,75 tỉ USD 4,45 tỉ USD 5,426 tỉ USD

Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư

Ước tính cả năm 2009, tổng lượng vốn ODA hiện thực hóa đạt 5,056 tỷ USD, giải ngân dự kiến đạt 3 tỷ USD, cao nhất từ từ khi Việt Nam tiếp nhận ODA. Trong đó, vốn cho xây dựng cơ bản là 850 triệu USD, được sử dụng cho những dự án quan trọng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị như đường cao tốc Tp HCM–Long Thành-Dầu Giây (410,2 triệu USD). Tổng vốn

36Phạm Tuyên (2009),”FDI năm 2009 vào Việt Nam suy giảm mạnh”, Báo Tiền Phong 28/12/2009

.

ODA ký kết thời kỳ 2000-2009 đạt 20 tỷ USD, vượt xa mục tiêu 12,35-15,75 tỷ USD trước đó.

Bảng 2-9: Một số dự án lớn sử dụng vốn ODA được ký kết trong 2008

Tên dự án Nước/tổ chức

tài trợ ODA

Giá trị (triệu USD) Đường hành lang ven biển phía nam

(thuộc tiểu vùng Mê Kông mở rộng)

ADB 150

Chương trình Ngân hàng Tài chính Nhật 75

Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 6 Nhật 30,67

Dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu Nhật 1.000

Phát triển nguồn nhân lực VN EU 10,8

Quỹ đầu tư phát triển đô thị Tp.HCM (HIFU) Cơ quan phát triển Pháp -AFD 2,3

Nguồn: Vụ Kinh tế Đối ngoại, Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Theo Bộ KHĐT, tổng vốn ODA cung cấp cho VN năm 2010 dự kiến không giảm do sự xuất hiện các kênh tín dụng mới với các nhà tài trợ truyền thống như WB, ADB và Nhật Bản với giá trị khoảng 70-80%, giải ngân dự kiếnđạt 2,47 tỷ USD.

Trong các năm qua, nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản – nước của đối tác liên doanh XMNS- liên tục dẫn đầu danh sách các quốc gia viện trợ ODA cho VN, chiếm 30% tổng khối lượng ODA các nước cam kết dành cho VN.38 Từ năm 1992-2003, ODA của Nhật Bản đạt khoảng 8,7 tỉ USD, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỉ USD. VN nhận tổng viện trợ ODA lớn nhất của Nhật trong giai đoạn 2006-2007. Ước tính tổng vốn ODA của Nhật Bản cung cấp cho VN trong năm tài khóa 2009 sẽ đạt trên 180 tỷ Yên, khoảng 2 tỷ USD, tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm như xây dựng cầu, đường, sân bay.39

Hiện Nhật Bản vẫn là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho VN với các khoản cho vay và viện trợ không hoàn lại lên tới 16 tỷ USD.

38Quang Thuần (2007), “Vốn ODA Nhật Bản cho Việt Nam: Mỗi ngày một tăng”, Báo Thanh Niên 13/10/2007.

39 Bộ Ngoại giao Việt Nam (2009), “Nhật yên tâm khả năng trả nợ ODA của Việt Nam”, Website Bộ Ngoại giao Việt

Ngày 31/3/ 2009, Nhật Bản và VN ký công hàm nối lại viện trợ chính thức ODA40 nên triển vọng các dự án ODA Nhật trong thời gian tới là rất lớn.

Điểm qua các công trình xây dựng trọng điểm cả nước, được xem là niềm tự hào của VN, có nhiều công trình có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Nhật Bản như cầu Bãi Cháy (Hạ Long), nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất (Tp.HCM), đại lộ Đông Tây Sài Gòn, đường hầm Hải Vân, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, dự án cải thiện môi trường nước Hà Nội và Tp.HCM. Tất cả những công trình này đều có sự góp mặt của xi măng Nghi Sơn. Vì vậy, ODA Nhật dành cho hạ tầng nhiều là cơ hội lớn nhất cho xi măng công nghiệp Nghi Sơn trong thời gian tới, ít nhất đến 2015.

Tuy nhiên, cần lưu ý việc vay vốn ODA sẽ giảm dần từ sau 2015, khi VN đã đạt được những mục tiêu về kinh tế xã hội, môi trường và có thể dùng vốn nội lực.

g. Tốc độ phát triển những ngành và lĩnh vực liên quan

o Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án lớn phía nam

VN đang có tốc độ phát triển nhanh, đòi hỏi phải đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng. So với các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc thì ngành xây dựng VN chỉ mới bắt đầu, tiềm năng xây dựng cơ sở hạ tầng còn rất lớn. Trong tương lai gần, khu vực phía nam sẽ có nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn.

Thứ nhất, một số đô thị lớn phía nam đang phát triển hoặc thay đổi lớn về mặt hành chính: Bà Rịa Vũng Tàu chuyển đổi trung tâm hành chính về thị xã Bà Rịa; Biên Hòa phát triển thành phố Nhơn Trạch, Long Thành; Bình Dương xây dựng các khu đô thị mới Mỹ Phước 1,2,3, chuyển dịch đô thị và KCN lên phía Bắc.

40 Ban tuyên giáo Trung ương (2009), “Nhật sẽ viện trợ mức ODA kỹ lục cho Việt Nam”, Website Ban tuyên giáo Trung

Thứ hai, quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển VN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng, diện mạo cảng biển VN đến năm 2030 khá đồ sộ. Trong các dự án cảng ưu tiên phát triển đến năm 2015, khu vực phía nam có các dự án cần nhiều xi măng:

ü Cảng tổng hợp: cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, khu bến Cái Mép, Phú Mỹ –Thị Vải, cảng cửa ngõ quốc tế Vũng Tàu, khu cảng Hiệp Phước Tp. HCM

(2009 -2012). Di dời hệ thống cảng trên sông Sài Gòn ra khỏi nội thành…

ü Cảng chuyên dùng: khu bến Nhà máy lọc dầu Long Sơn – Bà Rịa Vũng Tàu, Kê Gà –Bình Thuận, Cà Ná –Ninh Thuận. Các đầu mối tiếp nhận than cho nhà máy nhiệt điệnVĩnh Tân –Bình Thuận, Đông và Tây Đồng bằng sông Cửu Long. Để đạt được mục tiêu, quy mô hệ thống cảng biển nêu trên, dự kiến tổng kinh phí đầu tư trong cả giai đoạn đến năm 2030 từ 810 – 990 ngàn tỷ đồng (đến năm 2020 là 360-440 ngàn tỷ đồng).41 Trung bình để xây dựng một cảng biển như cảng P&O Hiệp Phước cần khoảng 100 -150 ngàn tấn xi măng. Với quy hoạch như trên thì nhu cầu xi măng cho các cụm cảng sẽ ở mức vài triệu tấn.

Thứ ba, trong chương trình hành động vùng Kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2010, định hướng đến 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ xây dựng hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.42 Chính phủ đã quy hoạch một số dự án giao thông quan trọng khu vực phía nam giai đoạn 2008 -2020 như:

· Khu vực miền Đông (Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu)

41 Ngọc Khánh (2009), “Diện mạo cảng biển Việt Nam đến năm 2030”, Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 4 tháng 9 năm

2009, http://dddn.com.vn/20090903101746748cat101/dien-mao-cang-bien-viet-nam-den-nam-2030.htm

42 Đại Dương (2006), “Thủ tướng chỉ đạo: Đẩy nhanh tốc độ xây dựng hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, Báo

ü Dự án đường liên tỉnh Cái Mép –Thị Vải nối liền hệ thống cảng và các khu công nghiệp. (Tổng chiều dài 21,3km, với kinh phí 6.300 tỉ đồng gồm hai giai đoạn: 2009 – 2012 và 2012 -2015). 43

ü Dự án đường sắt Biên Hòa nối khu vực cảng biển Cái Mép –Thị Vải.

ü Đường cao tốc Biên Hòa –Vũng Tàu, và dự án ở rộng quốc lộ 51. ü Sân bay quốc tế Long Thành.

ü Nhà máy điện Nhơn Trạch (2009-2012, tiêu thụ trên 50 ngàn tấn xi măng).

ü Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, Dầu Giây –Phan Thiết (2020) · Khu vực Thành phố HCM

ü Đường cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây (2009 – 2013).

ü Tuyến đường sắt Tp.HCM-Vũng Tàu, ĐBSCL và Phnôm Pênh đến năm 2020. Đường cao tốc Tp. HCM đi Vũng Tàu, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành. ü Mạng lưới vận tải công cộng tại các đô thị lớn, mạng lưới cầu qua sông: (cầu Sài

Gòn 2, Cầu Thủ Thêm 2, cầu Phú An...), hệ thống xe điện chạy trên cao hoặc xe điện ngầm tại Tp.HCM, bãi đậu xe ngầm...

ü Dự án đường sắt đô thị Tp.HCM trị giá 7 tỉ 504 triệu USD, để xây 6 tuyến đường sắt đô thị: Bến Thành- Suối Tiên và các tuyến Metro 2,3,4,5,6.44

ü Các khu đô thị vệ tinh xung quanh các thành phố lớn gắn với các KCN, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, đô thị trong vùng với hành lang xuyên Á.

ü Dự án cải thiện môi trường nước.

· Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

ü Tuyến đường bộ Cần Thơ - Năm Căn (2008 -2010).

43 Lê Anh Tuấn (2009), “Xây dựng đường liên cảng Cái Mép –Thị Vải”, Báo Nhân dân ngày 21/ 8/2009

ü Tuyến N2 từ Bình Phước đi Đồng Tháp. Đường ven biển khu vực ĐBSCL.

ü Nhà máy khí điện đạm Cà Mau, Ô Môn. Sân bay Phú Quốc, sân bay Cần Thơ.

ü Cầu Hàm Luông (2008-2010), cầu Vàm Cống (2011-2015).

Khi tất cả các dự án này được triển khai sẽ cần một lượng lớn xi măng công nghiệp.

o Vật liệu xây dựng

Trong ngành vật liệu xây dựng, cát, đá, thép, được xem là các mặt hàng bổ sung cho cho xi măng. Trong những năm gần đây giá các loại mặt hàng này liên tục tăng (tăng 20-30% năm 2008) làm chậm tốc độ xây dựng vì các dự án chờ chủ đầu tư phê duyệt giá mới. Bên cạnh việc tăng giá, các nguồn vật liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như cát, đá dùng cho xây dựng đang dần cạn kiệt dẫn đến tình trạng vừa lên giá vừa thiếu hàng gây khó khăn cho ngành xây dựng, nhất là khi có nhiều dự án giao thông đang triển khai tại khu vực phía nam, làm chậm tốc độ tiêu thụ xi măng.

o Thị trường bất động sản

Trong những năm gần đây, thị trường này phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu tiêu thụ xi măng. Năm 2008, suy thoái kinh tế thế giới cùng với chính sách thắt chặt tín dụng của VN thị trường bất động sản gần như đóng băng, làm giảm khoảng 40% nhu cầu xi măng cho xây dựng dân dụng trong ngắn hạn quý . Vốn FDI năm 2009 vào bất động sản giảm mạnh, chỉ còn 7,6 tỷ USD so với 23,6 tỉ USD trong năm 2008.45 Dù vậy, dự báo thị trường bất động sản trong dài hạn còn phát triển mạnh, nhất là nhu cầu nhà ở.

Mục tiêu Chính phủ đề ra đến năm 2020 trung bình diện tích nhà ở sẽ đạt 20 m2/ người nhà ở (hiện tại chỉ có 12m2 /người). Từ nay đến thời điểm đó, mỗi năm VN

45 Hạnh Liên (2009), “Thị trường nhà đất cuối năm: bỏ vốn đi đâu”, website diển đàn cafef.net, ngày 5/ 9 /

phải phát triển được 100 triệu m2 nhà ở. Dự kiến giai đoạn 2009 -2015 sẽ xây dựng 148.000 căn hộ, tương đương 9.580.000 m2 sàn46nên sẽ cần nhiều xi măng.

Tp. HCM là trung tâm kinh tế cả nước thu hút nhiều người đến làm việc, sinh sống với dân số 6,65 triệu nguời và khoảng 2,5 triệu người nhập cư. Nguồn cung nhà ở thành phố hầu như không đáp ứng được nhu cầu47. Năm 2008 có khoảng 86 dự án xây dựng chung cư đang được tiến hành, được sự hỗ trợ từ các ngân hàng cho vay trả góp 70% giá trị căn hộ trong 10 -15 năm hứa hẹn thị trường này sẽ phát triển nhanh. Thị trường văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại tại Tp. HCM cũng còn phát triển. Đến 2010, Tp. HCM cần thêm khoảng 910.000 m2 văn phòng. Dự báo khi nào nguồn cung đạt đến 1,5 triệu m2 thì thị trường mới ổn định.

Nhận định dựa trên nhiều yếu tố đều ủng hộ tín hiệu lạc quan cho thị trường bất động sản. Tuy vậy, cũng phải đến năm 2011-2012 thị trường nhà đất VN nói chung và Tp. HCM nói riêng mới hồi phục như trước.

B. Tình hình kinh tế quốc tế

Trong năm qua, nền kinh tế thế giới đã bị xáo trộn ở cường độ chưa từng thấy kể từ Đại khủng hoảng năm 1929. Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới chìm sâu vào suy thoái với mức tăng trưởng âm trong năm 2009. Cuộc khủng hoảng lần này đòi hỏi thế giới cần 5 đến 10 năm để giải quyết triệt để, nhất là Mỹ và châu Âu.VN và Trung Quốc là những nền kinh tế mới nổi, chủ yếu do thị trường hàng hóa điều chỉnh không phải là thị trường tài chính, nên các nền kinh tế này có thể có hồi phục sớm hơn các nước khác.48

46 Từ Nguyên (2009), “Nhà đất sẽ dễ thở hơn vào cuối năm“, Diễn đàn doanh nghiệp,

http://cafef.vn/20090806034049538CA35/nha-dat-se-de-tho-hon-vao-cuoi-nam.chn

47 Điều tra của CBRE tháng 8 năm 2007

48 Bộ Ngoại giao Việt Nam (2009), “Báo cáo kinh tế Việt Nam 2009: dự báo nghiêng về kịch bản lạc quan“, website Bộ

Ngoại giao Việt Nam ngày 14 tháng 5 năm 2009. Source:

IMF dự báo kinh tế toàn cầu sẽ không hồi phục trước giữa năm 2010 và các nền kinh tế trong toàn bộ châu Á sẽ tăng trưởng 1,3% trong năm 2009, trước khi tăng lên 4,3% vào năm 2010, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng của kinh tế châu Á 5,1% năm 2008. 49 Thị trường thế giới vẫn đang biến động phức tạp gây nhiều yếu tố bất lợi cho nền kinh tế VN. Giá cả nguyên nhiên liệu... diễn biến phức tạp và khó dự đoán. Tất cả yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến đầu tư của các tập đoàn nước ngoài vào VN trong lĩnh vực xây dựng, ảnh hưởng đến nhu cầu xi măng.

2.5.1.2.Môi trường chính trị và pháp luật

VN được đánh giá là quốc gia có sự ổn định chính trị tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, trong đó có ngành xây dựng. Nhà nước VN cam kết tôn trọng quyền sở hữu của các doanh nghiệp nên các tập đoàn nước ngoài như XMNS có thể tin tưởng đầu tư lâu dài. Mối quan hệ Việt Nam –Nhật Bản hết sức tốt đẹp có lợi cho hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

VN là cũng một trong 11 nước có nhiều cải cách môi trường kinh doanh nhất khu vực Đông Nam Á giai đoạn 6/2007- 6/2008.50. Môi trường đầu tư VN hấp dẫn do có sự ổn định cao về chính trị –xã hội, Chính phủ thể hiện ý chí mạnh về cải cách môi trường kinh doanh. Điểm yếu của VN là khả năng cụ thể hóa chính sách và thủ tục hành chính, để tạo sự đồng bộ trong các chính sách vĩ mô.51 Điểm yếu tiếp theo là cơ sở hạ tầng – «nút thắt cổ chai của nền kinh tế».

Về chính sách thuế, những năm qua VN giữ mức thuế nhập khẩu xi măng cao (20%) nên đã tạo rào cản đối với xi măng ngoại. Tuy vậy, lộ trình giảm thuế theo

49BBC (2009), “Kinh tế Đông Á bị ảnh hường mạnh“, bảng tin BBC ngày 6/5/2009.

50Xuân Danh (2008), “Việt Nam xếp 92/181 về môi trường Kinh doanh“, Báo Thanh Niên 11/9/2008.

51 Ngọc Hường –Bạch Châu (2009), “Cần giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam“, Báo Vnexpress.net,

cam kết của WTO thì tương lai mức thuế này sẽ được giảm xuống. (Xem thêm phần Khả năng cạnh tranh hội nhập bên dưới). Đây là mối đe dọa cho ngành xi măng VN.

Một phần của tài liệu Luận văn:Xây dựng chiến lược kinh doanh xi măng công nghiệp Nghi Sơn đến năm 2015 doc (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)