Nhân viên có trình độ cao, ý thức kỷ luật, ổn định 0.03 03 0.090 16Hệ thống lương khuyến khích (chưa)0.02510

Một phần của tài liệu Luận văn:Xây dựng chiến lược kinh doanh xi măng công nghiệp Nghi Sơn đến năm 2015 doc (Trang 34 - 39)

Tổng cộng 1.000 2.975

Qua kết quả phân, tổng số điểm đạt được là 2.975 cho thấy Công ty XMNS cao hơn mức trung bình về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát. Điểm yếu quan trọng của

công ty là chưa đa dạng hóa sản phẩm được phân loại bằng 1. Điểm yếu tiếp theo là hoạt động marketing chưa nhiều. Ngoài ra, chính sách bán hàng chưa linh hoạt.

Điểm mạnh nhất của công ty được phân loại 4 là sản phẩm chất lượng cao, ổn định, nguồn nguyên liệu tốt, lợi thế quy mô: công suất nhà máy, năng lực vận tải lớn, lợi thế chi phí thấp. Tiếp theo là tài chính mạnh, kinh doanh hiệu quả, nhân viên có trình độ cao, lãnh đạo có tầm nhìn. Qua việc phân tích, đánh giá môi trường bên trong Công ty XMNS, tác giả đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu:

Điểm mạnh:

1.Nguồn nguyên liệu tốt, trữ lượng lớn 2.Công nghệ sản xuất hiện đại

3.Kinh nghiệm quản lý của tập đoàn đa quốc gia 4.Chất lượng sản phẩm cao, ổn định

5.Lợi thế chi phí thấp (vận chuyển, vận hành…) 6.Lợi thế về qui mô: công suất nhà máy lớn, đội

tàu to, cung cấp ổn định. 7.Lãnh đạo có tầm nhìn

8.Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả, chặt chẽ 9.Kinh doanh hiệu quả, thị phần công nghiệp lớn,

áp đảo

10.Khả năng huy động vốn: tài chính mạnh

11.Nhân viên có trình độ, ý thức kỷ luật cao, ổn định

Điểm yếu:

1.Chưa đa dạng sản phẩm (theo yêu cầu thị trường)

2.Tính linh hoạt trong tổ chức chưa cao (cơ chế liên doanh đôi lúc còn cứng nhắc).

3.Hoạt động marketing chưa mạnh 4.Chính sách bán hàng chưa linh hoạt. 5.Hệ thống lương chưa khuyến khích

nhiều.

2.5. Phân tích và đánh giá môi trường bên ngoài 2.5.1.Môi trường vĩ mô

2.5.1.1.Môi trường kinh tế

Ngành xi măng gắn liền với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nên lượng xi măng tiêu thụ có quan hệ chặt chẽ với tình hình kinh tế, nhất là tốc độ phát triển GDP, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA), tốc độ đầu tư, giải ngân trong xây dựng cơ bản…

A. Tổng quan tình hình kinh tế VN

a. Tốc độ tăng trưởng GDP và các yếu tố liên quan

Trong gần hai mươi năm phát triển (1990 -2008) kinh tế VN đã đạt được những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng liên tục ở mức cao, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990 -2008 là 7,56%/năm. 24 (Xem phụ lục 2).

Năm 2007, GDP VN vẫn còn tăng trưởng ấn tượng đạt 8,48%, cao hơn mức trung bình giai đoạn 2003-2007 và VN được đánh giá là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc 11,9% , Ấn Độ 9,3%). Trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 10,4%. Tỷ trọng trong GDP của khu vực này tăng dần, chiếm 41,7% so với 41,56% năm 2006. 25 Một chỉ số rất khả quan cho sự phát triển của ngành xi măng.

Tuy nhiên, từ năm 2008, cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, đã làm cho nền kinh tế VN bộc lộ những khó khăn26 thể hiện qua lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng chậm lại. Chính phủ phải thực hiện một số biện pháp cần thiết như dừng hoặc hoãn đầu tư các công trình dự án kém hiệu quả, ngân hàng xiết chặt tín dụng, hạn

24 Nguyễn Thị Cành (2009), “Kinh tế Việt Nam qua các chỉ số phát triển và những tác động cùa quá trình hội nhập”, Tạp

chí Phát triển Kinh tế số 219 tháng 1 năm 2009.

source: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/05/24/2943/

25Bộ Ngoại Giao (2007), Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2007, Website Bộ Ngoại giao.

26 Nguyễn Đình Thọ (2008), «Chống lạm phát ở Việt Nam: Tìm đúng nguyên nhân mới có giải pháp tích cực”, Tạp chí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chế cho vay đầu tư bất động sản, nâng cao lãi suất, thị trường chứng khoán giảm sâu, bất động sản đóng băng làm giảm đáng kể nhu cầu xi măng cho xây dựng.

Bảng 2-5: Tăng trưởng GDP 2004 -2008

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Tốc độ tăng trưởng (%)

GDP 7,79 8,44 8,23 8,46 6,18

Nông-lâm thủy sản 4,36 4,02 3,69 3,76 4,07

Công nghiệp- xây dựng 10,22 10,69 10,38 10,22 6,11

Dịch vụ 7,26 8,48 8,29 8,85 7,18

Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm %

GDP 7,79 8,44 8,23 8,46 6,18

Nông-lâm thủy sản 0,92 0,82 0,72 0,70 0,73

Công nghiệp- xây dựng 3,93 4,21 4,17 4,19 2,54

Dịch vụ 2,94 3,42 3,34 3,57 2,90

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008

Một số nét về tình hình kinh tế VN năm 2008 có ảnh hưởng đến ngành xi măng:

ü GDP chậm lại nhưng vẫn còn tăng trưởng dương, công nghiệp và xây dựng tăng 6,11%. Vốn đầu tư xã hội chiếm tỷ trọng cao, đạt 580 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2007, bằng 39% GDP, trong đó FDI đạt 143 nghìn tỷ đồng.

ü Nhu cầu xi măng cả nước tăng 7,7% so với năm 2007, tương ứng 2,8 triệu tấn.

ü Chỉ số tiêu dùng năm 2008 (CPI) tăng gần 23% so với cả năm 2007.

ü Chính sách siết chặt tiền tệ, hạn chế tín dụng, bất động sản đóng băng, Chính phủ cắt giảm hoặc hoãn các dự án kém hiệu quả (2.971 dự án, với tổng vốn đầu tư 35.358 tỷ đồng) làm giảm nhu cầu tiêu thụ xi măng.27 (giảm 40%ï ở nhóm khách hàng bê tông tươi, giảm 20% các khách hàng sản xuất cấu kiện bê tông).

ü Chi phí nguyên liệu, năng lượng, vật tư thiết bị, vật tư đầu vào tăng cao so với cuối năm 2007: than tăng 68%; clinker nhập khẩu (F.O.B) tăng 36%-70%, dầu

27Phước Hà, Đình hoãn nhiều dự án, cắt giảm đầu tư và chi tiêu, Vnexpress ngày 23/4/2008 & Nguyễn Hiền,

MFO tăng 12%, giấy Kraft tăng 30%-50%; cước vận tải tăng 30%. Giá than tăng 68 % làm cho giá thành xi măng tăng khoảng 10,08%.

Trong năm 2009, nền kinh tế VN tiếp tục gặp nhiều thách thức. Khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực như thị trường vốn, thu hút FDI, hoạt động đầu tư, xây dựng… Năm 2009, GDP VN tăng 5,32%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,32%, tuy thấp hơn tốc độ năm 2008 nhưng tiếp tục tăng trưởng dương, vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch. Tốc độ tăng GDP quý III/2009 tăng 6,04%, cao hơn tốc độ tăng quý III/2008 (5,98%) và quý IV/2009 tăng 6,9%, cao hơn tốc độ tăng quý IV/2008 (5,89%) cho thấy kinh tế VN đã vượt qua thời kỳ suy giảm tốc độ tăng trưởng.

Các tổ chức quốc tế cũng có những nhận định lạc quan hơn về kinh tế VN. Trong báo cáo tháng 9/2009, ADB dự đoán mức tăng trưởng năm 2010 ở mức 6,5%28.

Chính phủ xác định mục tiêu tổng quát năm 2010 là phấn đấu phục hồi tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2009, tạo đà tăng trưởng nhanh, bền vững vào năm 2011 và những năm tiếp theo; giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, định hướng các chỉ tiêu cơ bản của năm 2010 sẽ là: GDP tăng khoảng 6,5%; chỉ số giá tiêu dùng dưới 7%.29

Thực tế cho thấy kinh tế VN năm 2009 đã chuyển biến tích cực.

Lĩnh vực xây dựng cũng tăng trưởng trở lại, quý II/2009 đạt 10% so với cùng kỳ 2008 - cao nhất trong 6 quý.Mặc dù nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài giảm 70% so với năm 2008, nhưng đầu tư trong nước đã được khơi thông nên tính chung vốn đầu tư phát triển cả năm đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 200830. Phần lớn

28Thanh Bình (2009), “ADB lạc quan hơn về kinh tế Việt Nam”, Báo Vnexpress ngày 22/9/2009.

29 Chính phủ Việt Nam (2009), Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2009 , Phiên họp chính phủ

thường kỳ tháng 8 năm 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các dự án xây dựng bị đình trệ trong thời kỳ lãi suất cao đã được khởi động bởi chi phí xây dựng và lãi suất cho vay giảm. Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Chính phủ đang được tiến hành. Lĩnh vực này sẽ vẫn tăng trưởng trong những quý tới. Một dấu hiệu lạc quan cho thấy nhu cầu xi măng công nghiệp bắt đầu tăng trở lại.

Như vậy, những biến động kinh tế năm 2008-2009 đã đem đến nguy cơ là lạm phát, giá nguyên vật liệu tăng làm chi phí sản xuất tăng; khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng tiêu cực khiến nhiều dự án xây dựng bị dừng làm giảm nhu cầu tiêu xi măng ngắn hạn. Nhưng vẫn còn cơ hội là GDP và khu vực xây dựng vẫn còn tăng trưởng dương, đầu tư xã hội còn lớn; kinh tế VN gồm lĩnh vực xây dựng sớm hồi phục, nhu cầu xi măng tính chung vẫn tiếp tục tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn:Xây dựng chiến lược kinh doanh xi măng công nghiệp Nghi Sơn đến năm 2015 doc (Trang 34 - 39)