GDP bình quân đầu người Tp HCM
(USD)
955 999 1035 1108 1235 1427 1706 1900 2170 25001999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Hình 2-3: GDP bình quân đầu người cả nước và Tp.HCM giai đoạn 1999-2008
Nguồn: Niên giám Tổng Cục Thống kê VN 2008
d. Lạm phát, lãi suất và chính sách tài chính tiền tệ
Trong hơn 10 năm VN đã khống chế lạm phát thành công ở mức dưới một con số. Năm 2008, chỉ số lạm phát tăng vọt lên mức 19,9%. Năm 2009, nhờ những chính sách can thiệp quyết liệt của chính phủ, chỉ số lạm phát chững lại ở mức 6,88%, tạo điều kiện ổn định kinh tế.
Đầu năm 2009 trước viễn cảnh suy thoái kinh tế sâu, NHNN đã chuyển từ chính sách tiền tệ thắt chặt sang mở rộng có giới hạn và mở rộng mạnh mẽ để kích thích tăng trưởng kinh tế. Lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu (từ 7,5% xuống 5%), lãi suất tái cấp vốn (từ 9,5% xuống 7%) liên tục được giảm nhằm tăng thanh khoản cho hệ thống NHTM, kích thích đẩy mạnh cho vay.32 Chính phủ dùng gói «kích cầu» 8 tỷ USD tương đương 8,6% GDP, trong đó 5,2 tỷ USD dành cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng với mức hỗ trợ lãi suất lên đến 4%. Tổng giá trị các khoản vay trong nửa
đầu năm 2009 lên tới 20 tỷ USD. Nhu cầu với tín dụng vẫn rất lớn vì thế tăng trưởng, trong đó có lĩnh vực xây dựng sẽ tiếp tục.33
Mức lãi suất cơ bản 7% đã được giữ ổn định trong hơn 6 tháng đầu năm 2009 đã tích cực giúp ổn định thị trường, kích thích đầu tư, thúc đẩytăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã phê duyệt một số biện pháp kích thích tài khóa trong nửa đầu năm 2009: cắt giảm tạm thời 30% thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ lãi suất 4% đối với một số khoản nợ ngân hàng, thúc đẩy việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng (tổng chi phí khoảng 145,6 nghìn tỷ đồng).34
Như vậy, chính sách tiền tệ và tài khóa của Chính phủ giúp cho nền kinh tế, trong đó có ngành xây dựng sớm phục hồi là cơ hội cho ngành xi măng công nghiệp.