Báo cáo thị trường năm 2009, Nhịp cầu Nghi Sơn, số 23, tháng 2 năm 2010.

Một phần của tài liệu Luận văn:Xây dựng chiến lược kinh doanh xi măng công nghiệp Nghi Sơn đến năm 2015 doc (Trang 77 - 81)

D. Môi trường tự nhiên

62 Báo cáo thị trường năm 2009, Nhịp cầu Nghi Sơn, số 23, tháng 2 năm 2010.

22.826.428.9 28.9 32.936.0 39.9 43.9 48.351.2 0 10 20 30 40 50 60 200320042005200620072008200920102011 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% Total Demand Growth rate 32.536.1 55.7 78.2 85.4 36.039.9 43.948.3 51.2 (3.5) (3.8) +34.2 +29.9 +11.8 -10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2007 2008 2009 2010 2011 Total Supply Total Demand Difference

Từ năm 2010, dự báo cung đã vượt cầu trên thị trường toàn quốc và có thể bắt đầu xuất khẩu. Tuy nhiên, khu vực phía nam chênh lệch vẫn chưa nhiều do nhu cầu còn lớn và nguồn cung đa số nằm ngoài khu vực miền bắc.

Hình 3-3: Cân đối cung cầu khu vực phía nam giai đoạn 2009 -2011

Nguồn: VICEM.

Sau những năm nhiều địa phương và bộ, ngành đua nhau đầu tư xây dựng nhà máy xi măng ồ ạt với hy vọng đem lại lợi nhuận cao, hết năm 2010, cung sẽ vượt cầu. Năm 2009, VN đứng trong danh sách 10 quốc gia có sản lượng xi măng lớn nhất thế giới63. So với khu vực, tốc độ phát triển các dự án xi măng tại VN đang quá nhanh. Nhiều nhà sản xuất xi măng đã phải tính việc xuất khẩu sản phẩm - điều mà trước khi đầu tư tại một số dự án không được đề cập, có thể gặp khó khăn do cước phí vận tải sẽ làm cho giá xi măng đội cao, mất đi tính cạnh tranh, xi măng không phải là mặt hàng có thể để lâu. Các doanh nghiệp cần chú trọng đến các chiến lược marketing ngay từ bây giờ.64Ngày 5/12/2009, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 8703/VPCP-KTN đồng ý với đề xuất Bộ xây dựng: ngừng phê duyêt dự án đầu tư xi măng từ nay đến 2020.

63Trung Quốc 1.370 triệu tấn/năm, Aán Độ 160 triệu tấn/năm, Mỹ 113 triệu tấn/năm, Nhật Bản 68 triệu tấn/năm, Thái Lan

65,7 triệu tấn/năm, Tây Ban Nha 54 triệu tấn năm, Brazil 52,9 triệu tấn/năm

64http://www.vnca.org.vn/vn/?page=focusnews&id=5 http://www.vnca.org.vn/vn/?page=focusnews&id=5 8.7 10.2 12.0 16.1 21.7 22.3 10.1 11.4 13.4 15.0 16.8 17.6 1.1 4.9 4.6 -1.4 -1.2 -1.4 -5 0 5 10 15 20 25 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Bảng 3-2: Dự báo mức cầu cho các năm như sau:

Năm 2009 2010 2011 2015 2020

Cung (triệu tấn) 43.5 78.2 85,4 110 130

Cầu (triệu tấn) 45.3 48.3 51,2 55,5~65,6 68~70

Tốc độ tiêu thụ (%) 13.5 10 6 4 ~5 2 ~3

Chênh lệch cung- cu (triệu tấn) -2.0 +29.9 + 34,2 44,4 ~ 50,5 60 ~ 62

Nguồn: VICEM.

3.2. Quan điểm và mục tiêu chiến lược đến năm 2015

3.2.1.Quan điểm:

· Nâng cao giá trị thương hiệu Nghi Sơn, đặc biệt trên thị trường công nghiệp.

· Phấn đấu chiếm lĩnh, giữ vững vị thế cạnh tranh trên tất cả thị trường thông qua hoạt động sản xuất, phân phối, bán hàng hiệu quả.

· Xây dựng phúc lợi cho người lao động, phát triển mối quan hệ hợp tác với nhà cung cấp, thể hiện trách nhiệm phát triển bền vững, đóng góp vào quá trình phát triển cộng đồng tại địa phương và cả nước.

3.2.2.Mục tiêu chiến lược:

· Mở rộng qui mô sản xuất lên 4,3 triệu tấn năm 2010, đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu nếu dư thừa. Xây dựng, phát triển giá trị và hình ảnh Công ty. · Mở rộng thị trường trên toàn quốc, tăng thị phần ở tất cả thị trường.

· Tiếp tục tiếp kiệm chi phí, giảm giá thành nhưng vẫn duy trì chất lượng cao, ổn định, tỷ suất lợi nhuận tăng dần qua các năm.

· Phát triển nguồn nhân lực địa phương, thay dần đội ngũ chuyên viên nước ngoài.

3.3. Xây dựng chiến lược

3.3.1.Các phương án chiến lược

Trên cơ sở phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh của công ty XMNS ở chương 2, ma trận SWOT được xây dựng dựa trên những điểm mạnh điểm yếu, cơ

hội và nguy cơ đã nhận dạng. Qua phân tích ma trận SWOT này, một số các chiến lược kinh doanh có thể cho sản phẩm xi măng công nghiệp Nghi Sơn ở thị trường phía nam đến năm 2015 được xây dựng.

3.3.1.1.Chiến lược cấp công ty a. Chiến lược xâm nhập thị trường

Trong các năm qua thị trường XMNS ở khu vực II bị giảm sút thị phần và khu vực III gần như mất về tay đối thủ do cự ly xa, giá cao, cung cấp hạn chế hơn các đối thủ Holcim, Hà Tiên, Cẩm Phả. Khu vực I cũng bị các đối thủ tấn công bằng giá rẻ. Nay Công ty có lợi thế công suất gấp đôi, chất lượng sản phẩm cao, ổn định nhất. Để trở thành nhà sản xuất cung ứng xi măng hàng đầu VN, Công ty XMNS cần giải quyết bài toán cự ly vận tải, đưa xi măng về gần với thị trường III, kết hợp với các chiến lược cải tiến chính sách bán hàng để nâng cao doanh số và thị phần. Đây là thị trường chiến lược vì tương lai có nhiều dự án cảng biển, đường cao tốc rất lớn.

b. Chiến lược phát triển thị trường (trong nước và xuất khẩu)

Trong các năm qua, XMNS hoạt động hết công suất vẫn không đủ cung cấp cho thị trường nên chưa đẩy mạnh bán hàng ở một số khu vực. Khu vực IV, khu vực Tây Nguyên, cận Đông Nam Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) vẫn còn bỏ ngỏ. Nay Công suất tăng, thị trường nhiều đối thủ, cung vượt cầu, Công ty XMNS cần nhanh chóng lấp đầy các thị trường còn tiềm năng như khu vực Mê Kông (có nhiều dự án cầu, đường, sân bay), khu vực Tây Nguyên (dự án thủy điện), cận Đông Nam Bộ (các dự án lọc dầu). Đặc biệt trong các năm qua Công ty đã phải từ chối nhiều đơn hàng xuất xi măng sang Campuchia, nơi có nhiều công ty xây dựng là khách hàng truyền thống của XMNS sang xây dựng cơ sở hạ tầng cho nước bạn. Nay đứng trước

nguy cơ dư thừa xi măng, Công ty cần nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Lào, Campuchia dù thời gian đầu chưa có lợi nhuận cao.

Công ty XMNS cũng cần giải quyết bài toán đưa sản phẩm về gần thị trường tiêu thụ, hỗ trợ chi phí vận chuyển, chính sách bán hàng linh hoạt, tận dụng các mối quan hệ khách hàng truyền thống.

Một phần của tài liệu Luận văn:Xây dựng chiến lược kinh doanh xi măng công nghiệp Nghi Sơn đến năm 2015 doc (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)