1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tổ chức học đại cương doc

16 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 306,59 KB

Nội dung

Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu chung được xây dựng thành các mục tiêu cụ thể: - Xây dựng các hệ thống tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, điều hành t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHOA

Tổ chức học đại cương

Trang 2

1 Định nghĩa mục tiêu của tổ chức:

- Mục tiêu của tổ chức là “ những mục đích mà vì chúng một tổ chức được thành lập và tổ chức cần phải đạt được những mục đích đó”

- Mục tiêu là “ các chuẩn đích mà mọi hoạt động của bất kỳ một bộ phận nào cũng đều phải hướng tới” ( Những vấn đề cốt yếu của quản lý)

2 Xác lập mục tiêu của tổ chức:

a Định nghĩa:

- Xác định mục tiêu là xây dựng một tập hợp các phương án hoạt động

có thể và đánh giá các phương án đó theo một thứ tự ưu tiên nào đó

- Xác định mục tiêu của tổ chức phải được dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn và dự báo xu thế phát triển của môi trường

b Nguyên tắc SMART:

Nguyên tắc SMART được gọi là nguyên tắc xác lập mục tiêu thông minh Theo nguyên tắc SMART, mục tiêu được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau:

- S-Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu

Ví dụ: Mục tiêu của công ty A là đến năm 2010 doanh số đạt 10 tỉ

đồng

- M-Measurable: Mục tiêu phải đo đếm được Mục tiêu đưa ra phải có đơn vị, con số cụ thể để có thể đo đếm được

Ví dụ: Với mục tiêu “khách hàng hài lòng”, ta có thể chuyển

thành: “80% khách hàng trở lại”

- A-Achievable: Mục tiêu phải có tính khả thi, tức là có thể đạt được bằng chính khả năng của mình Mục tiêu không được quá thấp hoặc quá cao Nếu mục tiêu quá thấp thì sẽ không kích thích được sự cố gắng của mọi người khi thực hiện Còn mục tiêu quá cao thì sẽ khiến các thành viên nhục chí ngay từ khi chưa bắt đầu Vì vậy, mục tiêu tốt,

Trang 3

là mục vừa mức khó khăn, nhưng vẫn có thể nắm bắt và điều khiển được

- R-Realistic: Mục tiêu phải thực tế, không viển vông Mục tiêu đặt ra phải sát với năng lực và phải thực tế

- T-Time bound: Mục tiêu cần có một mốc thời gian cụ thể để kiểm tra

và phân bổ khối lượng công việc phù hợp

Ví dụ: Mục tiêu đến năm 2020, thực hiện truyền tải điện năng

không dây theo kiểu cảm ứng điện từ

c Cây mục tiêu trong tổ chức:

- Trong một tổ chức luôn tồn tại một hệ thống các mục tiêu có cấu trúc hình cây

- Có nhiều cách phân loại mục tiêu nhưng đối với tổ chức người ta thường phân ra mục tiêu dài hạn – đính đến cuối cùng cho mọi hoạt động của tổ chức và mục tiêu ngắn hạn

+ Từ mục tiêu dài hạn, các mục tiêu ngắn hạn được soạn thảo và sắp xếp thứ tự ưu tiên theo nguyên lý xây dựng cây mục tiêu

+ Từ những mục tiêu ngắn hạn của hệ thống, ta lại tiếp tục soạn thảo thành những mục tiêu của các tổ chức hợp thành hệ thống để từ đó triển khai thành các nhiệm vụ thực hiện mục tiêu

- Các mục tiêu có thể dẫn đến xung đột bởi những nhóm lợi ích khác nhau trong tổ chức trong vấn đề quyết định mức độ ưu tiên giữa

chúng Vì vậy, việc xây dựng cây mục tiêu như trên sẽ góp phần tránh tình trạng xung đột đó

- Muốn đạt được mục tiêu hợp lý ta phải hợp lý ta phải tự trả lời những câu hỏi sau:

+ Thời điểm xác định mục tiêu đã thích hợp chưa?

+ Những yêu cầu cạnh tranh có gây ra trì hoãn không?

+ Mục tiêu ngắn hạn có phù hợp với mục tiêu ngắn hạn hay không?

Trang 4

+ Phản ứng của các cấp trên, cấp dưới và quần chúng sẽ phản ứng như thế nào?

+ Mục tiêu ấy sẽ thúc đẩy phát những kỹ năng, những lĩnh vực nào của tổ chức và liệu có hiệu ứng Đôminô không?

d Những sai lầm thường mắc phải khi xác lập mục tiêu của tổ chức:

- Khi xác lập mục tiêu tổ chức thường phạm phải những sai lầm sau: + Đặt ra mục tiêu cao hơn khả năng đạt tới mục tiêu của tổ chức + Xác lập đa mục tiêu trong khi nguồn lực có hạn và không sắp xếp được thứ tự ưu tiên của các mục tiêu đó

+ Xác lập hay lựa chọn mục tiêu sai

+ Lẫn lộn mục tiêu và phương tiện

- Sự xác lập mục tiêu như trên là do nhiều nguyên nhân:

+ Sức ép của các nhóm lợi ích

+ Tham vọng của tổ chức và người xác lập mục tiêu

+ Người lãnh đạo không đủ năng lực, hay có đủ năng lực nhưng lại không có đủ quyền lực cá nhân để thể hiện bản lĩnh cá nhân và chịu sự chi phối của tập thể kém hiểu biết, hoặc cố tình duy trì lợi ích nhóm trong tổ chức

+ Do văn hóa tổ chức

PHẦN II:

TIẾP CẬN SỰ THẤT BẠI CỦA ĐỀ ÁN 112 TỪ CÂY MỤC

TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

I Giới thiệu Đề án 112:

Đề án 112 là tên gọi tắt của đề án “Tin học hóa hành chính Nhà

nước”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua quyết định

112/2001 ngày 25/7/2001 Đây là 1 trong 7 chương trình hiện đại hóa

Trang 5

hành chính nhà nước trong tổng thể 7 chương trình từ 2001 - 2010 về cải cách hành chính nhà nước

1 Mục tiêu của đề án:

a Mục tiêu chung:

Đề án được tiến hành qua 2 giai đoạn 2001- 2005 và 2006- 2010 với mục tiêu chung như sau:

- Đến năm 2005, về cơ bản, xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin điện tử của Đảng và Chính phủ

- Đến năm 2010, xây dựng và đưa vào vận hành mạng Điện tử - Tin học thống nhất của Chính phủ hướng tới Hành chính điện tử, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp

b Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu chung được xây dựng thành các mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng các hệ thống tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, điều hành trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước

- Tổ chức xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu Quốc gia, trước hết là

ở những Bộ, ngành trọng điểm để sử dụng chung

- Tin học hoá các Dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc phục vụ doanh nghiệp và công dân thuận tiện, nhanh gọn và bảo đảm chất lượng

Trang 6

- Đào tạo ứng dụng tin học cho cán bộ, công chức có đủ khả năng vận hành mạng và sử dụng các hệ thống thông tin điện tử trong xử lý công việc thường xuyên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao

- Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc phạm vi thẩm quyền của Chính phủ

c Các nhóm đề án:

Nội dung Đề án 112 được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể nêu trên gồm 6 nhóm Đề án:

- Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ,

cơ quan thuộc Chính phủ

- Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước của uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành chuyên ngành phục vụ tin học hoá quản lý, điều hành

- Đào tạo ứng dụng tin học cho cán bộ, công chức hành chính Nhà nước

- Nâng cấp mạng tin học diện rộng của Chính phủ (CPnet), bảo đảm cho mạng này đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tin học của các cơ quan hành chính Nhà nước

- Xây dựng hệ thống bảo đảm an toàn, bảo mật cho mạng tin học quản

lý nhà nước trong các cơ quan hành chính Nhà nước

2 Phạm vi, đối tượng tin học hóa của Đề án bao gồm:

- Hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ

Trang 7

trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương

- Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo các cấp ở Trung ương và địa phương

- Hoạt động cung cấp dịch vụ công của các cơ quan hành chính nhà nước đối với nhân dân và doanh nghiệp

II Kết quả thực hiện:

Đề án 112 là một đề án lớn, có quy mô quốc gia Nếu thực hiện thành công, nó sẽ tạo một bước chuyển lớn trong công tác cải cách hành chính của bộ máy hành chính Nhà nước: tạo ra một phương thức vận hành thông suốt, hiệu quả của bộ máy công quyền, thông qua việc sử dụng các

hệ thống thông tin điện tử; cung cấp đầy đủ, nhanh chóng, chính xác thông tin nhà nước đến các công dân qua phương tiện được điện tử

hóa,…

Đề án 112 được triển khai cùng sự kỳ vọng lớn của các cấp lãnh đạo, cán bộ hành chính cũng như của nhân Thế nhưng, theo tổng kết hiệu quả

5 nhóm mục tiêu của Đề án 112 giai đoạn 2001 – 2005, sự kỳ vọng đó đã không được thỏa mãn:

Thứ nhất: Xây dựng hệ thống tin học hóa quản lý hành chính nhà nước,

phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo điều hành trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, hoàn thiện và thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý điều hành: các mạng cục bộ (mạng LAN) không thể kết nối, chưa phục vụ được công tác chỉ đạo điều hành của Thủ tướng, lãnh đạo bộ ngành, địa phương; các phần mềm chưa thể hoạt động

và vẫn thiết kế dựa vào qui trình thủ tục hành chính cũ

Trang 8

Thứ hai: Tổ chức xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia: quá

chậm, mới chỉ xác định xong giải pháp khả thi

Thứ ba: Tin học hóa các dịch vụ công: mới đang thử nghiệm một số dịch

vụ tại TP Hồ Chí Minh và các ngành thuế, hải quan, hàng không

Thứ tư: Đào tạo tin học, phổ cập công nghệ thông tin cho cán bộ lãnh

đạo, chuyên viên và cán bộ nghiệp vụ của các cơ quan hành chính cấp huyện trở lên: nghiệp vụ cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế

Thứ năm: Thúc đẩy cải cách hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà

nước: thất bại hoàn toàn

Như vậy, có thể nói rằng: Đề án 112 đã thất bại toàn diện

- Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho giai đoạn 2001-2005 với ngân sách dự chi khoảng 3.700 tỷ đồng Nhưng theo số liệu tổng hợp đến tháng 9-2003, số tiền đầu tư cho Đề án 112 là 3.730 tỷ đồng Chưa có số liệu tính đến cuối năm 2005, mốc kết thúc giai đoạn đầu tư của Đề án

- Ngày 19-4-2007, chủ trì cuộc họp về Đề án 112, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quyết định ngừng triển khai Đề án 112

III Nguyên nhân thất bại:

1 Sai lầm trong việc xây dựng các mục tiêu:

- Đề án 112 đã sai lầm ngay từ công việc xác lập các mục tiêu Nguyên nhân chủ yếu là do những người lập đề án:

+ Có tham vọng lớn

Trang 9

+ Chưa nghiên cứu kĩ càng khả năng tin học hóa trong quản lý hành chính ở nước ta ở các Bộ, ngành và địa phương

+ Do hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn

- Các mục tiêu của đề án còn nhiều hạn chế từ việc hình thành các mục tiêu chưa thỏa mãn nguyên tắc SMART cho đến sai lầm trong việc xác lập chúng

Các vi phạm quy tắc SMART:

a Mục tiêu chung không khả thi:

Mục tiêu đề ra là quá lớn, vượt qua khả năng của nền hành chính, khả năng về trình độ công nghệ thông tin của cả nước, khả năng của nguồn nhân lực

- Quy mô dự án:

Đây là một dự án tầm quốc gia, liên quan đến tất cả bộ, ngành, địa phương liên quan đến công nghệ cao, truyền thông và các vấn đề xã hội như tập quán, quy trình công tác, trình độ công chức, công cuộc cải cách hành chính… thì việc nghiên cứu để có một bộ máy điều hành vừa có kiến thức quản lý nhà nước, công nghệ thông tin, truyền thông, vừa có thực tiễn phối hợp đồng bộ liên ngành là vấn đề khó

- Nguồn nhân lực:

+ Số lượng cán bộ của ta còn rất mỏng so với quy mô đề án

+ Trình độ công nghệ thông tin của có đội ngũ cán bộ quản lý hành chính Nhà nước chưa cao ( có những cán bộ chưa hề biết liên lạc bằng thư điện tử, thậm chí không biết e-mail) vì vậy sẽ gây khó khăn trong việc triển khai đề án và đòi hỏi chi phí đào tạo cao

Trang 10

- Kinh phí lớn: Trong giai đoạn 2001-2005, ngân sách dự chi khoảng 3.700 tỷ đồng

b Các mục tiêu cụ thể không rõ ràng và không khả thi:

- Thông tin hóa quản lý hành chính là một khái niệm rất rộng và rất chung chung, rất khó định ra tiêu chí cụ thể để đánh giá

- Mục tiêu về các dịch vụ công là không khả thi vì các điều kiện về pháp lý, công nghệ chưa đủ

- Hai hạng mục “Phần mềm dùng chung” và “Trung tâm tích hợp

dữ liệu” là hai hạng mục chủ chốt của đề án này, nhưng lại không

được làm rõ, khả năng thực hiện cũng rất khó

b.1 Về phần mềm dùng chung:

- Chưa làm rõ được khái niệm:

+ Đề án 112 đưa ra khái niệm “Phần mềm dùng chung” nhưng lại

không định nghĩa rõ ràng, không chỉ ra “chung” cái gì và “chung” như thế nào Từ chỗ nhận thức mơ hồ, tất yếu việc triển khai phần mềm dung chung sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề

+ Thực tế cho thấy, hầu hết các tỉnh, thành phố đang triển khai phần mềm dùng chung trong Đề án 112 đều tỏ ra khá mơ hồ về hệ thống phần mềm này: nhiều địa phương không biết chính xác họ có bao nhiêu sự lựa chọn về nhà cung cấp với mỗi phần mềm dùng chung và

vì sao nói là phần mềm dùng chung mà mỗi địa phương lại lựa chọn một nhà cung cấp khác nhau; nhiều tỉnh, thành chỉ đơn thuần coi hệ thống phần mềm dùng chung như một số ứng dụng đơn giản về quản

lý hành chính thông qua gửi-nhận email và trang thông tin điện tử thông thường, trong khi đó đây chỉ là một nội dung nhỏ trong hệ thống phần mềm dùng chung

- Tính khả thi không cao:

+ Khái niệm “Phần mềm dùng chung” có thể hiểu là tất cả các đơn

vị hành chính cấp bộ, ngành và địa phương đều sử dụng chung một

Trang 11

số phần mềm phục vụ quản lý hành chính nhà nước nhằm khiến cho việc quản lý được đồng bộ, thống nhất, hiệu quả

+ Các phần mềm dùng chung chỉ có nghĩa khi chúng được thiết kế dựa trên các quy trình quản lý hành chính nhà nước chuẩn Hiện nay, ở nước ta các quy trình đó dều đang trong trạng thái cải cách (chưa chuẩn), không có nền tảng để xây dựng các phần mềm dùng chung một cách hiệu quả

+ Hơn nữa, mức độ tin học hóa sẵn có của từng địa phương, từng đơn

vị trong nước cũng chênh lệch và khác biệt rất nhiều Để có một sự tương thích cơ bản giữa phần mềm dùng chung và các cấu hình máy móc, tay nghề người sử dụng, hạ tầng cấu trúc công nghệ thông tin địa phương, v.v đòi hỏi phải có trình độ phân tích, thiết kế rất cao Với trình độ công nghệ thông tin của nước ta hiện nay, mục tiêu này rất khó thực hiện

b.2 Về Trung tâm tích hợp dữ liệu:

- Mục tiêu không rõ ràng:

Khái niệm “Trung tâm tích hợp dữ liệu” được giải nghĩa bằng lập luận mang tính chất định tính hơn là định lượng Theo đề án, “Trung

tâm tích hợp dữ liệu” sẽ phá vỡ thế cát cứ dữ liệu – nguyên nhân chính

dẫn đến hiện tượng “trên bảo dưới không nghe” (vì cát cứ dữ liệu nên trên cũng không biết chính xác dưới đang làm gì).Tuy vậy, cơ chế hoạt động của trung tâm và cơ chế tích hợp dữ liệu của nó lại không được làm

- Mục tiêu không khả thi:

+ Các cơ sở dữ liệu nền chưa hình thành việc chuẩn hóa dữ liệu cũng còn đang tranh luận… nên không có dữ liệu để tích hợp

+ Dữ liệu ở mỗi cơ sở được viết theo một phương pháp khác nhau nên không tích hợp được

Trang 12

+ Vấn đề cát cứ thông tin là một thói quen của thế hệ công chức cũ, nên có tình trạng họ không muốn gửi thông tin đến Trung tâm tch hợp

dữ liệu Vấn đề con người là vấn đề khó thay đổi

Sai lầm trong xác lập mục tiêu:

a Sai lầm trong việc lựa chọn mục tiêu và thứ tự mục tiêu ưu tiên:

- Trong đề án chỉ quan tâm đến việc đầu tư máy tính, phần mềm, mà không đề cập đến nội dung thông tin phục vụ quản lý tin học hóa và những vấn đề liên quan cần giải quyết

- Trước khi triển khai “Chính phủ điện tử” thì Chính phủ cần phải tập

hợp đủ những con người có đủ khả năng xây dựng hệ thống và duy trì

hệ thống đó hoạt động ổn định Vì vậy vấn đề giáo dục và đào tạo đội ngũ cán bộ phải tiến hành ngay từ giai đoạn đầu, trước khi hệ thống được xây dựng và đi vào hoạt động Nhưng đề án 112 lại sắp xếp các mục tiêu của mình theo hướng ngược lại, đặt mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin trước rồi mới đào tạo cán bộ sau

b Nhầm lẫn giữa phương tiện và mục tiêu:

- Cải cách hành chính là cốt lõi, còn tin học hóa chỉ là công cụ

- Cải cách hành chính trước tiên phải tập trung vào chuyện quy trình thủ tục hành chính của các cơ quan, từ đó nghiên cứu thay đổi toàn bộ hệ thống và cung cách làm việc Sau đó mới đến phần việc của giới

chuyên môn là phần mềm, phần cứng

- Trong khi đó, những người làm Đề án 112 đã đặt nặng vấn đề xây dựng đề án tin học trong hoàn cảnh việc quản lý hành chính từ Trung ương tới các địa phương chưa được quy chuẩn hóa, chưa đưa được vào quy trình vận hành đồng bộ Điều này cho thấy họ đã nhận thức không đúng về mục tiêu tin học hóa cải cách hành chính, đã đặt cái phương tiện - tin học lên trên cái mục tiêu – quản lý hành chính

2 Những sai phạm trong quá trình thực hiện đề án:

a Phương tiện không cân xứng với mục tiêu:

Ngày đăng: 29/03/2014, 04:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w