Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Công tác Lập dự án tại công ty tư vấn thiết kế xây dựng công trình hàng không ADCC. Nghiên cứu trường hợp dự án Xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng khô
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Giao thông vận tải hình thành từ khi loài ngQười xuất hiện, từ thời kỳ công xã nguyên thuỷ, nó phục vụ con người đi lại, giao lưu, lưu thông hàng hoá Các công trình giao thông vận tải phục vụ loài người bao gồm : Giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không Ngày nay, giao thông hàng không đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, với tính năng ưu việt của mình giao thông hàng không đang trên đà phát triển
Thực tế cho thấy, nhu cầu xử dụng vận tải hàng không trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt Hơn nữa, vận tải hàng không hiện nay không chỉ dành riêng cho người, mà
nó còn phục vụ cả việc chở hàng do có những ưu điểm đặc biệt.
Về mặt lý luận trong những năm gần đây vấn đề lập dự án đầu tư đã được nhiều tác giả nghiên cứu Tuy nhiên thực tế các dự án đầu tư đã đặt ra yêu cầu liên tục đổi mới công tác lập dự án đầu tư.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác lập dự án đầu tư, em chọn đề tài :
“Công tác Lập dự án tại công ty tư vấn thiết kế xây dựng công trình hàng không ADCC Nghiên cứu trường hợp dự án Xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài
” với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm những lý luận về lập dự án đầu tư đã được học trên ghế nhà trường, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty ADCC
Trong quá trình nghiên cứu, do có những hạn chế, nên chuyên đề không tránh khỏi
có những thiếu sót; em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hồng Minh và các cô chú tại Công ty ADCC đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
1
Trang 2Chương I:
Thực trạng công tác lập dự án tại công ty ADCC
1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Tên công ty : Công ty Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không – ADCCTrụ sở chính : 180 Đường Trường Chinh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội;Điện thoại : 04 8522684; 04 8537988; 069 562538; 069 563533
Fax 04 8534468
1.1.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (AirportDesign and Construction Consultancy Company) thuộc Quân chủng Phòngkhông - Không quân
Tiền thân là Xí nghiệp Khảo sát, Thiết kế và Xây dựng công trình hàngkhông, được thành lập ngày 06.11.1990
Từ ngày 27.7.1993 được tách ra thành Công ty Thiết kế và Tư vấn xâydựng công trình hàng không - ADCC
Công ty ADCC là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh tế độc lập theoluật Doanh nghiệp Nhà nước
Năm 1996, Công ty được công nhận là doanh nghiệp Hạng I
Năm 1997, Công ty được cấp bằng chứng nhận thiết kế đạt chất lượng caocủa Bộ Giao thông vận tải và được tặng Huy chương vàng chất lượng củaPhòng Chỉ đạo tuyển chọn công trình đạt chất lượng cao cấp Nhà nước chocông trình "Thiết kế cải tạo, mở rộng và nâng cấp sân đỗ nặng Sân bay Quốc
tế Tân Sơn Nhất" Đây là công trình thiết kế duy nhất của ngành hàng khôngViệt Nam đạt được phần thưởng này
Năm 2001, Công ty đã tham gia với tư cách là Nhà thầu phụ cho Công tyPWC của Mỹ trong việc lập Dự án khả thi Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng
2
Trang 3Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không luôn giữ tốc
độ tăng trưởng hàng năm năm sau cao hơn năm trước, đạt được từ 3-20%
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động của Công ty:
- Tư vấn xây dựng công trình hàng không, giao thông, bưu điện;
- Khảo sát, thiết kế công trình xây dựng hàng không, dân dụng, côngnghiệp, giao thông, bưu điện;
- Khảo sát và khai thác nước ngầm;
- Khảo sát vật liệu xây dựng;
- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
- Xây dựng thực nghiệm các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật xây dựng
- Kinh doanh khai thác bến bãi, kho tàng, cảng chứa container giao nhận
và vận tải hàng hóa;
- Kinh doanh các vật tư, vật liệu xây dựng;
- Cung cấp các dịch vụ ngành hàng không và đảm bảo bay;
- Bảo trì, sửa chữa các công trình xây dựng và sân bay;
- Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, công nghiệp, bưu điện vàdân dụng;
- Kinh doanh cho thuê văn phòng;
- Xuất nhập khẩu trang thiết bị, vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
1.1.3.1 Giám đốc Công ty:
- Giám đốc Công ty có quyền quyết định cao nhất về quản lý người laođộng, điều hành sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty
3
Trang 4b Nhiệm vụ:
- Công tác tổ chức, lao động:
viên quốc phòng, lao động hợp đồng;
- Công tác tiền lương:
4
Trang 5 Xây dựng quy chế trả lương, thưởng và các khoản trích theo lương;
1.1.3.4 Nhiệm vụ của các bộ phận sản xuất:
* Xí nghiệp Tư vấn I (Sân bay, Giao thông):
- Lập quy hoạch, dự án, thiết kế các công trình sân bay, giao thông khuvực miền Bắc và quân sự toàn quốc;
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng các công trình sân bay, giao thông
* Xí nghiệp Tư vấn II (Sân bay, Giao thông):
- Lập quy hoạch, dự án, thiết kế các công trình sân bay, giao thông khuvực miền Trung và miền Nam;
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng các công trình sân bay, giao thông
* Xí nghiệp Tư vấn dân dụng và công nghiệp:
- Tư vấn xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp trên địa bàn toàn quốc;
- Tư vấn xây dựng các công trình kiến trúc hàng không, doanh trại quân sự
1.2.5 Trung tâm Khảo sát - Kiểm định:
- Khảo sát địa chất;
- Khảo sát đo đạc địa hình;
- Thí nghiệm, khảo sát vật liệu xây dựng;
- Khoan nước ngầm;
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng và kiểm định chất lượng công trìnhxây dựng
1.2.6 Trung tâm Kinh tế - Đầu tư:
- Lập dự toán chi tiết và tổng dự toán công trình;
- Lập dự toán đề cương khảo sát, lập dự án, thiết kế;
- Nghiên cứu các đơn giá định mức dự toán riêng cho các công trình sânbay và các công trình đặc biệt khác;
- Nghiên cứu các vấn đề về giá, chi phí thực hiện dự án
5
Trang 61.2.7 Phụ trách các Xưởng, Đội trực thuộc các Xí nghiệp, Trung tâm:
- Chủ trì giải quyết và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật, quản lý kỹthuật sản xuất trong phạm vi được giao;
- Giao nhiệm vụ và tạo điều kiện cho mọi nhân viên trong trong Xínghiệp, đội hoàn thành nhiệm vụ
6
Trang 7PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
5 =2-0-3 PHÒNG
KỸ THUẬT
6=1-3-2 PHÒNG
KINH DOANH
3=1-1-1
XÍ NGHIỆP
TƯ VẤN GIAO THÔNG 2
10=2-2-6
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
ĐỘI
DỰ ÁN QUỐC TẾ 2
VĂN PHÒNG
7=1-3-3
XÍ NGHIỆP
TƯ VẤN DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
14=1-4-9
CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG
CHI NHÁNH NHA TRANG
3=1-1-1
CHI NHÁNH
TP HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM
KINH TẾ ĐẦU TƯ
Trang 91.2 Thực trạng Lập dự án tại công ty ADCC
1.2.1 Công tác tổ chức
Công ty Thiết kế và tư vấn XD CTHK ADCC là một đơn vị trực thuộc Quân chủng Phòng Không – Không quân, là một doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Quân đội, công ty ADCC có các chức năng, nhiệm vụ chính là:
giao thông, bưu điện;
dựng;
Ngoài ra, công ty còn có một số chức năng khác như: Cung cấp các dịch vụ ngành hàng không và đảm bảo bay; bảo trì, sửa chữa các công trình xây dựng và sân bay;…
Với chức năng và nhiệm vụ hàng đầu là: Khảo sát, thiết kế và tư vấn
XD các công trình hàng không, công ty ADCC có phạm vi lĩnh vực rất rộng, trải dài trên toàn đất nước, là Công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn xây dựng công trình hàng không Ngoài ra, Công ty có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế và các Công ty Tư vấn nước ngoài như: Công ty
tư vấn hàng không Nhật Bản (JAC); Công ty tư vấn Nippon Koei, Tập đoàn Price WaterHouse Cooper; tập đoàn ITOCHU,…
Dựa trên đặc thù chính của mình, Công ty thường hoạt động trong các lĩnh vực hàng không dân dụng và lĩnh vực quân sự
cầu giao nhiệm vụ của các cơ quan chủ quản đầu tư, chủ đầu tư (Bộ Giao thông vận tải, Cục hàng không Việt Nam, các Cụm Cảng hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Trung tâm Quản lý bay Việt Nam,…) Công ty
Trang 10triển khai các công tác khảo sát, lập quy hoạch, dự án đầu tư, thiết kế và tư vấn xây dựng các công trình trong lĩnh vực chuyên ngành hàng không.
quân căn cứ vào nhu cầu khai thác sử dụng cơ sở vật chất tại các sân bay quân
sự, lập kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng cho các sân bay Từ đó, quân chủng giao nhiệm vụ cho Công ty ADCC tiến hành công tác Khảo sát, Quy hoạch, lập dự án, thiết kế và tư vấn cho quân chủng trong việc đầu tư xây dựng các công trình sân bay, công trình hậu cần kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động của các sân bay thuộc quyền quản lý khai thác của Quân chủng cũng như Bộ Quốc phòng
Trang 11PHÒNG KỸ THUẬT
CHỦ NHIỆM CÔNG TRÌNH
CHỦ TRÌ LẬP KHÁI TOÁN ĐẦU TƯ
ĐỘI KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT
ĐỘI KHẢO SÁT VẬT LIỆU
NHÓM LẬP DỰ TOÁN H.MỤC CHỦ TRÌ
THIẾT KẾ THOÁT NƯỚC CHỦ TRÌ
THIẾT KẾ SÂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CHỦ TRÌ
THIẾT KẾ KẾT CẤU CHỦ TRÌ
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CHỦ TRÌ
THIẾT KẾ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CHỦ TRÌ
THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ CHỦ TRÌ KHẢO SÁT
ĐỊA CHẤT
CHỦ TRÌ KHẢO SÁT VẬT LIỆU
CHỦ TRÌ KHẢO SÁT TRANG THIẾT BỊ
ĐỘI KHẢO SÁT
Trang 121 Giám đốc Công ty là người điều hành tổng thể toàn bộ dự án;
2 Các Bộ phận sản xuất (Các Xí nghiêp Tư vấn thiết kế) trực tiếp thựchiện công tác lập Dự án
2.1 Chủ nhiệm Công trình: Là người chịu trách nhiệm chính đối với Công ty và Chủ đầu tư về chất lượng và tiến độ Dự án;
2.2 Các chủ trì: Căn cứ vào chuyên ngành được giao, các chủ trì phốihợp với các nhân viên thiết kế trực tiếp thực hiện công tác lập Dự án
3 Trung tâm Khảo sát kiểm định: Thực hiện công tác Khảo sát, thu thập các số liệu phục vụ cho công tác lập Dự án;
4 Trung tâm kinh tế - đầu tư: Thực hiện công tác bóc tách khối lượng, tính toán khái toán, dự toán, tổng dự toán đầu tư xây dựng công trình
5 Phòng kế hoạch, kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về giao chủ nhiệm công trình, thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế, nghiệm thu sản phẩm,…
6 Phòng kỹ thuật: Thực hiện công tác kiểm tra kỹ thuật đối với Dự án trước khi hồ sơ được Giám đốc ký, đóng dấu và giao nộp cho Chủ đầu tư
Sơ đồ tổ chức của tất cả các Dự án được lập bởi Công ty đều phải tuân thủ theo đúng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 đã được tổ chức QUACERT chứng nhận
1.2.1.2 Quy trình lập dự án tại công ty ADCC
Sơ đồ :
Trang 13TRUNG TÂM KINH TẾ ĐẦU TƯ
TRUNG TÂM KINH TẾ ĐẦU TƯ
QUẢN LÝ KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG
QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY ADCC
Trang 141 Ban Giám đốc Công ty, các trưởng Bộ phận, các phòng chức năng thực hiện công tác liên kết, đối ngoại, năm bắt các chủ trương, chính
sách, cơ sở pháp lý để triển khai nghiên cứu thị trường và định hướng hoạt động SXKD
2 Quyết định giao chủ nhiệm công trình:
việc làm cho CB-CNV và doanh thu chung của Công ty, ban GĐ quyết định Chủ nhiệm Công trình Chủ nhiệm công trình tiến hành các bước tổ chức và triển khai thực hiện dự án
3 Tiếp nhận, xác định, xem xét các yêu cầu của khách hàng
Tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng dưa ra, kể cả các yêu cầu câng thiết chưa được khách hàng công bố, các yêu cầu chế định và pháp luật liên quan đến sản phẩm và các yêu cầu bổ sung khác
4 Lập, thông qua Công ty và bảo vệ Đề cương – Dự toán
Chủ nhiệm công trình tiến hành các bước lập, thông qua Công ty Đề cương – dự toán theo quy chế SX của Cty Tiến hành bảo vệ Đề cương – dự toán với bên A và chủ quản đầu tư
7 Giải quyết thủ tục ứng tiền A-B theo hợp đồng kinh tế.
8 Giao khoán cho Chủ nhiệm công trình (nếu có)
9 Triển khai sản xuất (lập Dự án):
Trang 15Chủ nhiệm công trình được giao nhiệm vụ triển khai sản xuất Với các giai đoạn gồm:
lượng;
quá trình quản lý chất lượng và các hướng dẫn chi tiết kèm theo;
thiết kế các công trình hàng không, dân dụng, giao thông,… theo nội dung Đềcương, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất đã được thông qua
10 Hoàn thiện, kiểm tra, bàn giao, bảo vệ và nghiệm thu sản phẩm với bên A
11 Tổ chức công tác giám sát tác giả công trình;
1.2.1.3 Các phương pháp lập dự án tại công ty ADCC
Hiện nay, các công trình xây dựng nói chung cũng như các công trình hàng không nói riêng đều phải tiến hành các công tác, thủ tục đầu tư theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước Theo đó, Công tác lập Dự án đối với các công trình hàng không mà công ty đã và đang thực hiện cũng phải tuân thủ theo đúng các văn bản pháp lý của nhà nước đã ban hành
Trang 16Một số phương pháp lập dự án mà công ty thường hay sử dụng :
Phân tích đánh giá dựa trên các chỉ tiêu; Phân tích độ nhạy; Phân tích rủi ro Mỗi phương pháp sẽ được áp dụng với từng dự án cụ thể sao cho phù hợp nhất
1.2.1.4 Đặc điểm của các công trình hàng không :
Các công trình của ngành hàng không bên cạnh những đặc điểm giống các ngành vận tải khác( vận chuyển hành khách, hàng hoá …) thì nó còn có những đặc điểm mang tính đặc thù như sau:
rất rộng và là một hệ thống trên toàn thế giới – đây là một đặc điểm khác biệt
so với ngành vận tải đường bộ và đường sắt
và hàng hoá là rất lớn
kinh phí đầu tư cho một công trình hàng không bao gồm : Cơ sở vật chất, kinhphí cho hoạt động quản lý bay, đièu hành bay, và quản lý vùng bay giữa các quốc gia
quan mật thiết đến an ninh quốc phòng vì ngành hàng không có liên quan trựctiếp đến lực lượng không quân – là nòng cốt chiến lược quân sự quốc phòng của mỗi quốc gia
Ở Việt Nam, hầu hết các cảng hàng không hiện nay như : CHK Quốc tếNội Bài, CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất, CHK Quốc tế Đà Nẵng, CHK Cát bi - Hải Phòng, CHK pleiku … đều là các CHK sử dụng chung giữa quân sự và dân dụng Trong đó, hoạt động quân sự được đảm bảo bởi Quân chủng PKKQvới các hoạt động chính là :
nhiệm vụ chiến lược khác của Quốc gia
Trang 17Với những đặc điểm đặc điểm đặc thù này, nên công tác lập dự án của công ty cũng sẽ mang những đặc điểm riêng, cụ thể theo từng công trình Song có một đặc điểm chung và nổi bật đó chính là : Trong quá trình lập dự
án, chú trọng rất nhiều tới thiết kế kỹ thuật, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh quốc phòng của quốc gia Trên thực tế, có một số các công trình dân dụng : mặc dù xét trên phương diện các chỉ tiêu kinh tế thì hoàn toàn không khả thi, nhưng vẫn phải đầu tư xây dựng
1.2.1.2.2 Trong việc giao nhận yêu cầu lập Dự án nói chung, cũng như với đặc thù của ngành hàng không nói riêng, thường theo một quy trình sau đây:
Hàng năm, Cục Hàng không Việt Nam (là Cơ quan quản lý ngành hàngkhông - trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải) phối hợp với các Cụm Cảng hàng không (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) căn cứ vào nhu cầu đầu tư khai thác sử dụng các Cảng hàng không trên cả nước, căn cứ vào nguồn vốn do nhà nước cấp đối với từng Cụm Cảng hàng không Lập yêu cầu giao nhiệm
vụ, chỉ định công tác tư vấn khảo sát, thiết kế cho Công ty hoặc tổ chức đấu thầu công tác tư vấn khảo sát, thiết kế theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng Theo đó, Công ty ADCC nhận nhiệm
vụ và lập kế hoạch tổ chức thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ được giao theo đúng các quy trình quy phạm của nhà nước, đảm bảo đáp ứng đúng chất lượng và tiến độ công trình
1.2.2 Các nội dung nghiên cứu trong quá trình lập dự án
1.2.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư
Là những dự án giao thông các công trình hàng không, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, thì việc chứng minh được sự cần thiết phải đầu tư là hết sức quan trọng Trong phần này, Công ty thường xem xét , phân tích những khía cạnh sau :
Trang 18Thông thường trong phần này công ty thường tập trung đánh giá chung
về đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinhdoanh; Hình thức đầu tư xây dựng công trình; Địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; Điều kiện cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác;
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể khác nhau xây mới hay cải tạo nâng cấp… mà trong phần này sẽ được đề cập thêm những nội dung cụ thể khác nữa, nhưng nhìn chung thường bao gồm các nội dung trên
1.2.2.2 Dự báo thị trường
Trong phân tích thị trường, do chủng loại sản phẩm của các dự án mà Công ty lập là những công trình hàng không, đường bộ, cầu , cống…đó là những sản phẩm thuộc lĩnh vực giao thông vì vậy mà trong phân tích khía cạnh thị trường, Công ty thường chỉ xem xét tập trung chủ yếu vào công tác
dự báo về lượng hành khách, hàng hoá,… sẽ sử dụng sản phẩm (các công trình giao thông) trong tương lai Các phương pháp dự báo thường được áp dụng tại Công ty là : phương pháp ngoại suy xu thế, phương pháp hấp dẫn kinh tế vùng, phương pháp xét đoán chuyên gia kết hợp với phương pháp ngoại suy xu thế Còn các khía cạnh khác như: vấn đề tiếp thị, khuyến thị, khảnăng cạnh tranh … thì hầu như là không được xem xét
Cụ thể :
- Phương pháp ngoại suy xu thế : Dựa vào số liệu thống kê để dự
báo tăng trưởng vận chuyển hành khách trong tương lai Thông thường cần bốn năm thống kê cho một năm dự báo Dự báo này chính xác khi số liệu thống kê có quy luật tăng trưởng ổn định trong thời gian dài
- Phương pháp hấp dẫn kinh tế vùng : Dựa vào số liệu tăng trưởng
GDP để dự báo tăng trưởng vận chuyển hành khách trong tương lai Thông thường tỷ lệ tăng trưởng vận chuyển hành khách/ GDP được lấy từ 1 đến 2 Đối với các nước phát triển thì hệ số này được lấy gần với 1 Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hệ số này được lấy gần với 2
Trang 19- Phương pháp dự báo : Là phương pháp ngoại suy xu thế kết hợp
với xét đoán chuyên gia có đói chứng với tăng trưởng GDP Trước tình hình quan hệ giữa GDP % và tăng trưởng vận chuyển hành khách còn lỏng lẻo, trước những kinh nghiệm thất bại về dự báo của UNDP năm 1990 và JICA năm 1994 cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài và dựa theo sự chỉ dẫn của ICAO ( Master planning 1997) , công ty ADCC đã sử dụng phương pháp xét đoán chuyên gia ( Informed Judgment) Trong dự báo, cơ quan tư vấn đã xem xét không những các số liệ thống kê vận chuyển của cảng hàng không mà cònxét đến các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội của Việt Nam trong môi trường hàng không dân dụng thế giới đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khu vực
Châu Á Thái Bình Dương Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình.
Các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ trợ và các công trình khác
1.2.2.3 Phân tích kỹ thuật dự án đầu tư.
Các công trình giao thông đòi hỏi về mặt kỹ thuật công trình là rất cao, đặc biệt với các công trình hàng không có liên quan chặt chẽ với an ninh quốcphòng Đây cũng là phần được Công ty tập trung phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng nhất, phần này thường chiếm một tỷ lệ khá lớn trong các dự án mà công ty lập Một số nội dung chủ yếu trong phân tích kỹ thuật mà Công ty xem xét :
Trang 20Các kết quả trong phân tích kỹ thuật của Công ty có độ chính xác và thực tế cao, bởi Công ty có những phòng ban chức năng chuyên sâu về từng khía cạnh của công trình.
1.2.2.4 Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội
Trong phần này, Công ty tiến hành tính toán những chỉ tiêu sau:
Công ty căn cứ trên rất nhiều các quy định, nghị định, thông tư…về lệ phí, đơn giá…Khi tính tổng mức vốn đầu tư, Công ty thường chia thành Chi phí cho xây lắp, Chi phí cho thiết bị, Chi phí khác tính cho từng hạng mục Công trình, Dự phòng và trượt giá (10% giá trị xây lắp và chi phí khác) hoặc là Tính theo giai đoạn đầu tư: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu
tư, giai đoạn kết thúc đầu tư, tức là tính toán số vốn đầu tư cần thiết cho tưng giai đoạn là bao nhiêu, sau đó lấy tổng sẽ cho tổng mức vốn đầu tư cần thiết
Tỷ lệ nội hoàn IRR, Thời gian thu hồi vốn T (tuỳ dự án) Các chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở so sánh 2 trường hợp là có dự án và không có dự án,thông qua việc tính toán những lợi ích thu được khi co dự án và toàn bộ chi phí đầu tư cho dự án để tính toán các chỉ tiêu, sau đó thì tiến hành phân tích
độ nhạy cho các chỉ tiêu
Có thể thấy là trong phân tích hiệu quả kinh tế, Công ty còn chưa đi sâu thể hiện ở những chỉ tiêu tính toán còn hạn chế, cần phải bổ sung thêm chỉ tiêu tính toán trong phần này, để khẳng định chắc chắn tính khả thi của dự án về mặt kinh tế Tuy nhiên, như đã nói ở trên các công trình xây dựng hàng khônggắn chặt với an ninh quốc phòng nên trong một vài trường hợp dù cho hiệu quả kinh tế không đạt được nhưng công trình vẫn được triển khai thực hiện
Vì vậy, việc tính toán về hiệu qủa kinh tế đôi khi bị hạn chế
Trên cơ sở xem xét các nội dung được Công ty nghiên cứu trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư có thể nhận xét một cách tổng quát là các nội dung về thị trường, nguyên vật liệu, tính khả thi về tài chính cho dự án cũng
Trang 21như hiệu quả kinh tế xã hội chưa được đề cập một cách đầy đủ Trong thời gian tới Công ty cần bổ sung và hoàn thiện các nội dung như phân tích đánh giá, dự đoán thị trường của dự án; bổ sung phân tích năng lực tài chính của
dự án cũng như đánh giá hiệu quả tài chính của dự án theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án cũng cần được xác định theo hướng ngày phù hợp hơn với điều kiện nền kinh tế thị trường.
Để thấy rõ thực trạng công tác lập dự án ở Công ty chúng ta đi vào nghiên cứu công tác lập một dự án cụ thể sau:
1.3 Lập dự án đầu tư " Xây dựng nhà ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài" Công tác lập dự án “ Xây dựng nhà ga hàng hoá Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài”
1.3.1.1 Sự cần thiết phải xây dựng nhà ga hàng hoá CHKQT Nội Bài 1.3.1.1.1 Cơ sở
Nhà ga hành khách T1 được đưa vào khai thác tháng 10 năm 2001 đã đặt một mốc quan trọng cho quá trình thực hiện quy hoạch hóa tổng thể phát triển cảng hàng không quốc tế Nội Bài.Theo quy hoạch điều chỉnh này, khu vực nhà ga hành khách cũ G2, G3, G4 cũng như khu vực kho hàng hiện tại, khu vực xí nghiệp chế biến xuất thức ăn khu vực bãi đỗ xe cũ với tổng diện tích khoảng 40.000 m2 được quy hoạch để xây dựng nhà ga hàng hoá mới
Dự án này được đánh giá là dự án quan trọng trong kế hoạch phát triển tổng thể của CHKQT Nội Bài, nhất là trong điều kiện lưu lượng hàng hoá hàng không gia tăng, là bằng chứng của những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình đa phương hoá quan hệ kinh tế và thương mại quốc tế cũng như hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới
Trang 221.3.1.1.2 Đánh giá chung về CHK QT Nội Bài
Từ sau khi chính phủ Việt Nam áp dụng những “ liệu pháp mạnh” có kiểm soát nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói riêng đã có bước tăng trưởng vững chắc Riêng CHKQT Nội Bài đã
có nhịp độ gia tăng vận chuyển hàng không cao và ổn định
đã tăng lên 1.855.612 hành khách/ năm ( 2000) Nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1991 – 1996 là 30%/ năm , thời kỳ 1997 – 2000 giảm xuống 3.5
% năm do khủng hoảng kinh tế khu vực, 2001 – 2002, vận chuyển hành khách tại CHKQT Nội Bài đã đạt 2 triệu hành khách trong đó hành khách quốc tế chiếm 50%
tấn/ năm ( 2002) với nhịp độ tăng trưởng bình quân năm đạt 50% trong một
số năm trong thời kỳ1991 – 1996 hàng hoá nội địa đã có bước tăng trưởng mang tính hiện tượng vào năm 1994 và 1996 và với hàng hoá quốc tế các năm
1996, 2000 và 2002 Hàng hoá quốc tế chiếm 40% tổng lưu lượng hàng hoá vận chuyển hiện nay
1 Nhu cầu vận tải hàng không
Sự tăng trưởng mạnh mẽ về vận tải hành khách và hàng hoá của
CHKQT Nội Bài Tuy nhiên do những hạn chế về năng lực hạn chế về năng lực vận tải của cảng hàng không cộng thêm những biến chuyển đột suất về tình hình quốc tế và khu vực như khủng hoảng kinh tế khu vực, sự kiện 11/9, dịch bệnh Sars, nên nhu cầu tiềm năng chưa được đáp ứng thoả đáng
Trong quyết định số 152 / TTg ngày 04/4/1994 của Thủ tướng chính phủ, nhu cầu vận tải hàng không tại CHKQT Nội Bài được dự báo như sau :Đến năm 2010 : 8 ~ 9 triệu hành khách và 9 ~ 10 vạn tấn hàng hoá
Để đáp ứng nhu cầu trên CHKQT Nội Bài đã và đang tăng cường cơ sởvật chất kỹ thuật để nâng cao năng lực có thể tiếp nhận các máy bay cỡ lớn
Trang 23như A321 và B777 Sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác nhà ga hành khách T1 , việc xây dựng một nhà ga hàng hoá theo tiêu chuẩn quốc tế là một trong những yêu tiên hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá quốc
tế ngày càng lớn và chiếm tỷ lệ càng cao trong tổng lưu lượng hàng hoá vận tải của CHKQT Nội Bài
2.Kế hoạch phát triển
Lưu lượng hàng hoá vận tải của CHKQT Nội Bài đã đạt mức 53.700 tấn vào năm 2002, lớn hơn nhiều so với mức dự báo năm 1994 Khu vực hànghoá hiện tại đã quá lạc hậu và cần được thay thế ngay lập tức bởi một nhà ga hàng hoá xây dựng mới nhằm đáp ứng hoạt động khai thác CHK
Theo quy hoạch phát triển tổng thể CHK, Nhà ga hàng hoá sẽ là một tổng thể bao gồm toà nhà ga hàng hoá với hệ thống các nhà kho và khu văn phòng, đỗ xe tải….Nhà ga hàng hoá sẽ được thiết kế để phục vụ khách hàng giao nhận hàng hoá ở phí tiếp giáp đường cao tốc và máy bay chở khách và máy bay chuyên chở hàng ở phía tiếp giáp với sân đỗ máy bay
Cảng HKQT Nội Bài nằm trong huyện sóc sơn – TP Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km về phía bắc Khu vực CHK là một đồng bằng bồi tích được tạo thành bởi sông Hồng và các phụ lưu sông Hồng, tươngđối bằng phẳng với mặt đất cao 12m so với mực nước biển
Nhìn chung các điều kiện tự nhiên của khu vực đều thuận lợi cho hoạt động hàng không của sân bay cũng như cho xây dựng các công trình sân bay
Kết luận Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng nhà ga hàng hoá
CHKQT Nội Bài
Nhà ga hàng hoá CHKQT Nội Bài không chỉ đem lại nguồn thu đáng
kể cho CHKQT Nội Bài mà quan trọng hơn nó sẽ đóng vai trò chủ yếu trong tiến trình phát triển của CHKQT Nội Bài như là một hệ thống tổng thể CHK
Trang 24tầm cỡ quốc tế Thiếu nhà ga hàng hoá, CHK này sẽ khó có thể trở thành một cửa ngõ ra thế giới của Việt Nam trong hoàn cảnh tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Trong nước, nhà ga hàng hoá sẽ là động lực thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, hoạt động đầu tư và xuất nhập khẩu ở khu vực phía bắc Nhà ga sẽ đóng góp một phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước
1.3.1.2 Dự báo lưu lượng hàng hoá lưu thông qua CHKQT Nội Bài
Như trên đã đề cập đến các phương pháp dự báo của ngành hàng
không, và trong dự án này phương pháp thông dụng của hãng hàng không ( gọi tắt là ACM) Phương pháp này dựa trên các nhân tố thực tế và các nhân
tố khả năng
Trang 25Bảng 1-1 : Kết quả đánh giá các mô hình dự báo
Loại mô hình <
Biến số giải
Dãy số thời gian hệ số tương quan 0,7878 0,8923 0,6158
Trang 26hướng tăng trưởng trong quá khứ và ảnh hưởng của việc khai thác dịch vụ chuyên chở hàng hoá trong tương lai
Với dự án này, ACM được xây dựng trên cơ sở lượng tăng trưởng bình quân năm của lưu lượng hàng hoá
Bảng 1-2 : lượng tăng trưởng hàng hoá hàng năm thời kỳ 1999 – 2002
Đơn vị : Tấn
( Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC)
Dựa trên kết quả này, mô hình sử dụng để phản ánh chính xác nhất số liệu thống kê trong quá khứ và dự báo số liệu tương lai của lưu lượng hàng hoá tính từ năm 2003 trở đi:
< Mô hình lựa chọn cho Tổng lưu lượng hàng hoá qua CHKQT Nội Bài >
( DC) sẽ thay đổi theo thời gian Mối tương quan này được phát hiện và khẳng định bởi một hệ số tương quan cao ( R = 0.8285) Do đó, dự báo về tỷ
lệ giữa hàng quốc tế và hàng nội địa có thể được dự báo theo mô hình :
< Mô hình tuyến tính hệ số tỷ lệ giữa hàng hoá quốc tế và hàng hoá nội địa>
Hệ số tỷ lệ IC/DC Y IC/DC = 0.0495 x Số năm + 0.3221 ( R2 = 0.6864)
Trang 27( Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC)
Tổng hợp mô hình dự báo về lưu lượng hàng hoá qua CHKQT Nội Bài giai đoạn 2003 – 2020
Tổng lưu lượng : Y tổng = 9.255 x Số năm + 53.707
Lưu lượng hàng quốc tế : Yic = Y tổng x Y IC/ DC / ( 1 + Y IC/DC)
Trang 28Lưu lượng hàng nội địa Y DC = Y tổng / ( 1 + Y IC/DC)
1.3.1.2.2 Dự báo lưu lượng hàng hoá hàng không
Dự báo được chia làm hai trường hợp : Có và không có dịch vụ chuyên chở hàng hoá
1 không có dịch vụ chuyên chở hàng hoá
Dựa trên mô hình lựa chọn cho tổng lưu lượng hàng hoá qua CHKQT Nội Bài khi không có dịch vụ chuyên chở hàng hoá như sau :
Bảng 1-4 : Dự báo về lưu lượng hàng hoá qua CHKQT Nội Bài trong
trường hợp không có dịch vụ chuyên chở hàng hoá
Đơn vị : Tấn
Tổng lưulượng
Trang 29Dự báo rằng mặc dù cùng tăng trưởng nhưng hàng hoá quốc tế và nội địa sẽ tăng trưởng với nhịp độ khác nha Hàng hoá quốc tế sẽ tăng nhanh hơn vì sẽ
có những đường bay quốc tế hai chiều mới được mở là kết quả đường lối đa phương hoá quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam
2 Nếu có dịch vụ chuyên chở hàng hoá
Bảng 1-5 Tổng lưu lượng hàng hóa trong trường hợp " có dịch vụ bay
chở hàng"
lượng n = 0
Tổng lưulượng n = 2
Tổng lưulượng n = 4
Tổng lưulượng n= 6
( Nguồn Thư viện công ty ADCC)
n: Số lượng máy bay chuyên chở hàng theo kế hoạch của CAAV theo từng
năm.Dự báo trên chủ yếu phục thuộc vào số lượng máy bay chuyên chở hàng mà không có đề cập tới mức độ ảnh hưởng của các phương tiện vận chuyển khác
1.3.1.3 Quy mô dự án
Trang 30Nhà ga hàng hoá mới được xây dựng để phục vụ khai thác dịch vụ hànghoá quốc tế và nội địa và có đủ năng lực về diện tích và công suất đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá qua CHKQT Nội Bài trong tương lai
Theo kế hoạch, nhà ga có thể xử lý ít nhất 200.000 tấn hàng hoá mỗi năm theo tiêu chuẩn quốc tế Nhà ga đựợc phân kỳ phát triển theo hai giai đoạn liên tục :
Quy mô của nhà ga trong mỗi giai đoạn có thể đảm bảo đủ không gian để
xử lý hàng hoá theo tiêu chuẩn quốc tế
1.3.1.4 Giải pháp kỹ thuật
1.3.1.4.1 Tổng quan
Trên thực tế, các hãng hàng không đã chứng kiến một giai đoạn tăng trưởngnhanh chóng về nhu cầu hàng hoá hàng không, là kết quả của việc đưa vào sử dụng các máy bay chuyên chở hàng
1.3.3.4.1.1 Giải pháp công nghệ xử lý hàng hoá
Các giải pháp kỹ thuật xử lý hàng hoá được áp dụng để thiết kế một nhà ga mới là lựa chọn mức độ tự động hoá phù hợp nhất đối với nhà ga và lựa chọn thiết bị phù hợp với mức độ tự động hoá, sau đó phối hợp các thiết bị để hình thành một hệ thống khai thác tổng thể và thông suốt
Trang 311.3.3.5 Triển khai dự án
1.3.3.5.1 Tiến độ xây dựng
Nghiên cứu khuyến cáo tiến độ xây dựng bao hàm các hạng mục công tác chính được khuyến cáo trong biểu đồ (có kèm theo từ dự án thực tế ) " Tiến độ xây dựng giai đoạn 1" và biểu đồ " Tiến độ xây dựng giai đoạn 2" Tổng thời gian xây dựng dự kiến trong vòn 26 tháng ( 13 tháng cho mỗi giai đoạn) với thời gian bảo hành là một năm
Tiến độ thi công thực tế sẽ do Nhà thầu lập theo phương pháp đường găng (CPM) có cân nhắc tới các công tác tạm thời, phương pháp xây dựng và các điều kiện hiện trường, vật liệu, nhân lực Tiến độ xây dựng sẽ được trình bày lên NAA để phê duyệt trước khi khởi công
1.3.3.5.2 Phương thức triển khai thực hiện các gói thầu, và chọn nhà thầu
vào nhóm B , vì vậy không đòi hỏi bắt buộc phải sơ tuyển nhà thầu
Khuyến cáo cho dự án này là: Lập danh sách ngắn các nhà thầu để lựa chọn nhằm rút ngắn thời gian đấu thầu
- Triên khai
a Kế hoạch thực hiện dự án
các trình tự chung để triển khai dự án được trình bày ở phần dưới
Kế hoạch triển khai được cụ thể hóa ở biểu đồ
Trang 32- Thời gian đấu thầu :
Danh mục các biểu đồ ( có photo kèm theo từ dự án cụ thể)
- : Tiến độ xây dựng giai đoạn 1
- : Tiến độ xây dựng giai đoạn 2
- Lịch trình thực hiện dự án
- : Nghiên cứu các hình thức đấu thầu
: Các phương án lập gói thầu
: Quy trình xét thầu
: Tổ chức luồng thông tin trong giai đoạn thiết kế
: Tổ chức và luồng thông tin giai đoạn xây lắp
: Luồng thông tin và các cơ quan chủ chốt trong giai đoạn xây lắp
1.3.3.6 Mô hình quản lý và khai thác nhà ga hàng hoá
- Khuyến cáo mô hình quản lý và khai thác
Trong quá trình nghiên cứu một mô hình tổ chức khuyến cáo cho nhà ga hàng hoá mới, nghiên cứu này đưa ra những ý kiến riêng dựa trên kết quả khảo sát thực tế và kinh nghiệm khai thác tạo nhiều nhà ga hàng hoá trên thế giới
Bước 1 : Nghiên cứu khuyến cáo tách khai thác hàng nội địa bao
gồm : đi và đến, khỏi khai thác hàng quốc tế Trong nhà ga hàng hoá mới, bố trí mặt bằng nhà ga sẽ chia tách luồng hàng nội địa và quốc tế
Nghiên cứu khuyến cáo nên sử dụng đường ranh giới nhà ga hàng hoá
là đường phân chia trách nhiệm với bộ phận sân đỗ máy bay
Mô hình
Trang 34Bước 2 : Khi lưu lượng hàng hoá tăng lên do có dịch vụ bay chở hàng và
việc phát triển cá kho hàng nội đô, nên tách bộ phận quản lý kho hàng nội đô khỏi nhà ga hàng hoá tại Nội Bài Các kho hàng nội đô này sẽ hoạt động khai thác theo các nhu cầu dịch vụ riêng, khác với khai thác hàng quốc tế 24/24 giờ tại sân bay Tổ lái xe tải phục vụ giữa Nội Bài và kho hàng nội đô sẽ thụôc sự quản lý của bộ phận hàng quốc tế tại Nội Bài với lý do sân bay là căn cứ khai thác dịch vụ chở hàng bằng xe tải
Trang 36Bước 3 : Tuỳ chọn,
Khi cần thiết phải quản lý công nhân kho hàng như là một bộ phận riêng rẽ với nhân viên hàng hoá ( như là một biện pháp quản lý khai thác ), cóthể cân nhắc thành lập riêng phòng kho hàng Phòng này sẽ điều phối công nhân kho hàng theo nhu cầu của các phòng hoàng hóa quốc tế và nội địa Có thể cân nhắc lập phòng dịch vụ khách hàng như một bộ phận độc lập đối với phòng hàng hoá quốc tế Trong mô hình này, tổ xe tải sẽ thuộc sự quản lý của phòng kho hàng
Trang 37Mô hình
Trang 38Nhân sự và đào tạo :
Đối với các công nhân sẽ được tuyển dụng cho nhà ga hàng hoá mới, cần đòi hỏi trình độ cao hơn để đáp ứng đựoc với các yêu cầu mới Khả năng thích nghi với các hệ thống và thiết bị khả năng tư duy linh hoạt và sáng tạo và khả năng sử dụng tiếng anh là một số đòi hỏi về trình độ Đội ngũ ngành lãnh đạo cũng cần được trang bị kiến thức để đáp ứng nhu cầu mới
1.3.3.7 Phân tích đầu tư
Tổng số vốn đầu tư cho dự án : US$ 28.258.938, được phân bổ cho Xây dựng nhà ga, Thiết bị và Hệ thống quản lý nhà ga tin học hoá – “ CTMS” Ngoài ra,việc phân kỳ đầu tư nhà ga ( Giai đoạn 1 với công suất 116.000 – 155.000 tấn/năm và giai đoạn 2 với công suất 211.000 – 264.000 tấn/ năm)
Bảng 1-6 Kế hoạch đầu tư
(Nguồn : Trung tâm kinh tế đầu tư công ty ADCC)
a Có hai nguồn tài chính được cân nhắc để tài trợ cho dự án
Nguồn tài chính trong nước
Nguồn tài chính nước ngoài
a1 Nếu sử dụng nguồn tài chính trong nước
là chủ Dự án huy động từ các nguồn tài chính trong nước Cụ thể :
Trang 39Phương án 1: Vay thương mại
- Nguồn : Các ngân hàng thương mại trong nước
- Lãi suất : SIBOR ( 6 tháng) + 2,5% ( Lãi suất tối thiểu là 4,5%/ năm)
- Thời hạn vay : 10 ~ 15 năm
- Ân hạn : 2 năm
- Bảo lãnh : - thế chấp bằng tài sản của chủ dự án hoặc
giải pháp là Chủ dự án làm thủ tục xin hỗ trợ lãi suất của Quỹ hỗ trợ phát triển ( tức là hỗ trợ phần lãi suất chủ dự án - người vay vốn phải trả cho ngân hàng thương mại):
- nguồn : Quỹ hỗ trợ phát triển ( DAF)
- Lãi suất : Không có lãi suất
- Phạm vi hỗ trợ : 30 ~ 50 % tiền lãi hàng năm
- Điều kiện : - BCNCKT của dự án được DAF thẩm định và phuê duyện
không) do Thủ tướng chính phủ quyết định và phê duyệt hàng năm
tài chính và Bộ giao thông
Phương án 2 : Vay trực tiếp từ quỹ hỗ trợ phát triển
- Nguồn : Quỹ hỗ trợ phát triển
- Lãi suất : LIBOR hoặc SIBOR ( 6 tháng)
- Thời hạn cho vay : 10 ~ 15 năm
- Ân hạn 2 ~ 3 năm
Trang 40- Điều kiện : - Khoản vay được thủ tướng chính phủ phê chuẩn, và
a2 Nguồn tài chính nước ngoài :
Hiện ở Việt Nam có nhiều tổ chức tài chính quốc tế đang hoạt động Song nguồn tài chính hỗ trợ cho phát triển ngành giao thông ở Việt Nam chủ yếu đến từ Nhật Bản Đồng thời, Nhật cũng là một đối tác tin cậy, chắc chắn và lâu dài của Việt Nam nói chung và ngành hàng không dân dụng nói riêng
Có hai phương án tài chính được Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
( JBIC) đề xuất cho dự án này
a2.1 Tín dụng đầu tư Hải ngoại
Đây là một phương án tài trợ độc đáo của JBIC ở chỗ: JBIC vấp vốn ưu đãi cho những dự án có sự tham gia của các công ty Nhật Bản cùng với các cổ đông khác
Tối đa 70% tổng số vốn dự án là vốn vay do JBIC và ngân hàng thương mại tài trợ
30 % còn lại sẽ do các cổ đông của Liên doanh đóng góp
Nhà khai thác Nhà ga hàng hoá sẽ được lựa chọn thông qua đấu thầu quốc tế Các điều kiện chung :
Đồng cho vay : Đô la Mỹ
Lãi suất : + LIBOR + 0,25 % ~ 0,875 % cho phần của JBIC ( 60 % vốn)
còn lại ( 40 %)
- Phạm vi tài trợ : Tối đa khoảng 60% vốn vay do JBIC tài trợ, 40% còn lại dongân hàng thương mại tài trợ
Thời gian thanh toán : Tối đa 10 năm
Ghi chú : - Có bảo lãnh của các cổ đông