CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC: TỪ QUAN NIỆM CỦA V.I.LÊNIN ĐẾN SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI NGUYỄN VĂN THỨC * Bài viết đã luận giải để làm rõ thêm những tư tưởng của V.I.
Trang 1Nghiên cứu triết học CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC: TỪ QUAN NIỆM CỦA V.I.LÊNIN ĐẾN SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
Trang 2
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC: TỪ QUAN NIỆM CỦA V.I.LÊNIN ĐẾN SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
NGUYỄN VĂN THỨC (*)
Bài viết đã luận giải để làm rõ thêm những tư tưởng của V.I.Lênin về chủ nghĩa
tư bản nhà nước với tính cách “khâu trung gian”, “phòng chờ” đi vào chủ nghĩa
xã hội Từ đó, tác giả khẳng định sự cần thiết phải vận dụng sáng tạo tư tưởng của V.I.Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước trên cơ sở phân tích một số điểm khác biệt về điều kiện phát triển của nước ta hiện nay so với Liên Xô những năm
20 của thế kỷ trước Tác giả tin tưởng rằng, nếu vận dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước một cách khoa học, chúng ta không những sẽ bắc được “cây cầu nhỏ”, mà còn có thể bắc được “cây cầu lớn vững chắc, hiện đại” đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội
Sau hơn 20 năm, bắt đầu từ năm 1986, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử Thành tựu này chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam Chủ nghĩa tư bản nhà nước xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và hiện nay, vẫn tiếp tục tồn tại, phát triển khá mạnh ở nhiều quốc gia Ở miền Bắc nước ta, chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới hình thức công ty hợp doanh cũng tồn tại từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX nhưng chỉ ít năm sau đó, đã bị thủ tiêu
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, các Văn kiện Đại hội lần thứ VI, VII, VIII,
IX của Đảng ta ngày càng tiếp cận sâu hơn, đầy đủ hơn và hiệu quả hơn vấn đề chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tư bản nhà nước trong bức tranh toàn cảnh đa dạng hoá sở hữu và các thành phần kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong Văn kiện Đại hội lần thứ X, với tinh thần đẩy
Trang 3mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, Đảng ta tiếp tục đề cập tới vấn đề chủ nghĩa tư bản nhà nước với chủ trương: “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà
Sinh thời, cả C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa xã hội trước hết là sản phẩm khách quan của chủ nghĩa tư bản và điều
đó tất yếu đòi hỏi những người cộng sản, nhân dân lao động cùng với nhà nước kiểu mới của mình phải biết tiếp thu, kế thừa tất cả các giá trị tiến bộ được tạo ra bởi chủ nghĩa tư bản để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Do những hạn chế lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đều chưa đề cập đến chủ nghĩa tư bản nhà nước trong học thuyết kinh tế chính trị học của mình Vấn đề này đến V.I.Lênin mới được đề cập tới
Chủ nghĩa tư bản nhà nước được V.I.Lênin vận dụng vào thực tiễn nước Nga năm 1921 trong Chính sách kinh tế mới (NEP), sau bước thử nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng “con đường trực tiếp” không thành công Tư tưởng của V.I.Lênin về một kết cấu kinh tế quá độ với sự đan xen giữa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các giai cấp vô sản, tư sản và tiểu tư sản đã được nêu ra từ năm 1918 Đặc biệt, vị trí và vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản nhà
nước được V.I.Lênin phân tích rõ ràng trong bài báo Tai hoạ sắp đến và những
phương pháp ngăn ngừa tai hoạ đó Trong bài báo này, V.I.Lênin viết: “Chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử mà giữa
nó (nấc thang đó) với nấc thang được gọi là chủ nghĩa xã hội thì không có một nấc thang nào ở giữa cả”(2) Kết luận này của V.I.Lênin đã luận chứng cho quan điểm của ông về khả năng bùng nổ và thắng lợi của cách mạng vô sản ở một nước riêng lẻ, thậm chí kém phát triển, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa
Trang 4Chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng như chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa
tư bản độc quyền nhà nước đều có chung cội nguồn kinh tế sâu xa - đó là quá trình tập trung hoá và xã hội hoá lực lượng sản xuất một cách tất yếu, khách quan, gắn liền trước hết với các thành tựu khoa học, kỹ thuật hiện đại đạt được cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt, một mất một còn của nền sản xuất và tái sản xuất hàng hoá mở rộng không cho phép chủ nghĩa tư bản tiếp tục tồn tại ở quy mô tư bản cá biệt hoặc công ty cổ phần của các nhà tư bản đã có từ giai đoạn tự do cạnh tranh Mặt khác, các quy luật nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng làm sâu sắc hơn các mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, giữa đế quốc với đế quốc, giữa đế quốc với thuộc địa Đó chính là nguyên nhân cơ bản giải thích sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa tư bản nhà nước với tư cách sự kết hợp giữa nhà nước với chính các tế bào kinh tế Sự kết hợp này mang tính tự phát và đã tạo ra cho chủ nghĩa tư bản thời đế quốc một loại hình quan hệ kinh tế – chính trị độc đáo – chủ nghĩa tư bản nhà nước
Quá trình vận dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước trong điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền, Nhà nước kiểu mới của những người cộng sản và nhân dân lao động trực tiếp quản lý và điều hành xã hội là một quá trình hợp quy luật Quá trình này ngày càng mang nhiều yếu tố tự giác hơn và tạo nên địa bàn mới ngày càng thuận lợi hơn cho sự phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất và đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội trên những cơ sở vững chắc hơn Về luận điểm này, V.I.Lênin khẳng định: “Chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ là một sự cứu nguy đối với chúng ta, giá như chúng ta thực hiện được chủ nghĩa tư bản nhà nước ở nước Nga rồi, thì bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội hoàn toàn là đã dễ dàng, đã nằm gọn trong tay chúng ta rồi, bởi vì chủ nghĩa tư bản nhà nước là cái gì có tính
Đối với chủ nghĩa tư bản nhà nước, V.I.Lênin đặc biệt quan tâm tới việc phải thực hiện nó một cách nghiêm túc và có nguyên tắc Theo ông, các nước từ sản
Trang 5xuất nhỏ tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
bắt buộc phải đi qua “hai cái trạm” là chủ nghĩa tư bản nhà nước và kiểm kê -
kiểm soát Chính kiểm kê - kiểm soát đảm bảo cho chủ nghĩa tư bản nhà nước
vận động theo quỹ đạo định hướng xã hội chủ nghĩa Nếu thiếu “cái trạm” này, hoặc có nhưng hoạt động thiếu nguyên tắc và không có hiệu quả thì chủ nghĩa tư bản nhà nước chỉ mang lại những điều “xấu xa” như V.I.Lênin đã phân tích trong
tác phẩm nổi tiếng Chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản
Và đương nhiên, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ không hiện thực
Việc phân tích lại toàn bộ tình hình về chủ nghĩa tư bản nhà nước và thực tiễn nước Nga khi đó đã dẫn V.I.Lênin tới kết luận quan trọng rằng, trong điều kiện một nước tiểu nông kém phát triển, tiềm lực kinh tế, kỹ thuật nhỏ bé, cần phải biết sử dụng các hình thức kinh tế quá độ Chính tại đây, vai trò của các quan hệ thị trường
và tư bản chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa - đã được xác định
Quan niệm chủ yếu của V.I.Lênin là, trong một nước kém phát triển, giai cấp vô sản không thể tự mình xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Nó cần phải và không thể không mượn tay, mượn sức của các giai cấp khác (nông dân, tư sản, tiểu tư sản) để hoàn thành sự nghiệp đó Lôgíc vấn đề dẫn tới sự cần thiết phải phát triển các quan hệ thị trường (cơ sở cho sự phát sinh không thể tránh khỏi của các quan hệ tư bản chủ nghĩa) với tư cách phương pháp, thủ đoạn chứ không phải là mục đích của cách mạng Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong khuôn khổ đó trở thành hình thức quá độ để vừa mượn được sức của các giai cấp khác, vừa đảm bảo được tính chất xã hội chủ nghĩa Theo nghĩa như vậy, quan điểm sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước trở thành tư tưởng trung tâm của NEP
Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong quan niệm của V.I.Lênin là kết quả chung của hai xu hướng vận động trong đời sống thực tiễn Xu hướng thứ nhất bắt nguồn
từ việc chấp nhận các quan hệ thị trường để thuyết phục người tiểu nông và thiết lập liên minh kinh tế giữa giai cấp vô sản (thông qua đại diện của nó là Nhà
Trang 6nước vô sản) với giai cấp nông dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sự chấp nhận đó, trong điều kiện một nước tiểu nông, tất yếu sinh ra các quan
hệ tư bản chủ nghĩa Vấn đề đặt ra là làm thế nào, bằng hình thức nào để hướng
sự phát triển tự phát đó vào quỹ đạo, đặt nó dưới sự kiểm soát của Nhà nước và
có lợi cho chủ nghĩa xã hội Câu trả lời là chủ nghĩa tư bản nhà nước Xu hướng thứ hai nảy sinh ra từ chính nhu cầu nội tại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội Để hoàn thành sứ mạng này, Nhà nước vô sản cần có vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức và quản lý cao cấp, cũng như cần có các quan hệ kinh tế xã hội hoá, mà tất cả những yếu tố đó chỉ có thể có được từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, từ các công ty của nó Với nhận thức rằng, đó là những thành tựu của lịch sử phát triển của nhân loại, việc tận dụng chúng thông qua quan hệ hợp tác với các nước tư bản chủ nghĩa và công ty của chúng trở thành một yêu cầu chính đáng
và có tính bắt buộc đối với những nước đi sau Cách thức để đáp ứng nhu cầu này,
về nguyên tắc, cũng thông qua chủ nghĩa tư bản nhà nước
Vậy, vấn đề chủ nghĩa tư bản nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay cần được quan niệm như thế nào? Chủ nghĩa tư bản nhà
nước trong điều kiện của Việt Nam hiện nay là chủ nghĩa tư bản nhà nước đặc
biệt – chủ nghĩa tư bản nhà nước kiểu mới – là sự kết hợp giữa tư bản và Nhà nước vô sản, được thực hiện trong điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền và được quản lý điều hành trực tiếp bởi Nhà nước kiểu mới – Nhà nước của dân, do dân
và vì dân, vận động trong quỹ đạo định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo điều kiện cho đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội từng bước vững chắc
Với quan niệm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc trở lại vấn đề chủ nghĩa tư bản nhà nước ở nước ta hiện nay trở thành không thể tránh khỏi, xét từ bất cứ góc độ nào Định hướng xã hội chủ nghĩa (dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh) và mục tiêu phát triển với tốc độ cao
và lâu bền được thực hiện trong điều kiện thách thức gay gắt của thời đại đã và đang đặt ra hai vấn đề phải đồng thời được giải quyết:
Trang 7Một là, nguồn vốn Đối với một nước nghèo như nước ta, nguồn vốn là vấn đề
sống còn của bất kỳ định hướng phát triển nào Lôgíc vấn đề dẫn tới chỗ làm sao
để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cả trong lẫn ngoài nước
Hai là, lựa chọn các hình thức kinh tế quá độ thích hợp Mục tiêu của sự lựa
chọn này là nâng cao trình độ xã hội hoá các quan hệ kinh tế, đồng thời thoả mãn yêu cầu về một định hướng phát triển cụ thể của quá trình xã hội hoá đó - định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong những năm qua, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế thị trường, khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế và khai thông các dòng vốn quốc tế được thực hiện khá thành công Trong một chừng mực nào
đó, đường lối này đáp ứng tích cực nhu cầu về nguồn lực phát triển và nâng cao trình độ xã hội hoá của nền kinh tế Trên quan điểm mácxít, đây là một bước tiến thực sự lên chủ nghĩa xã hội
Song, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xác định rõ ràng và cụ thể về các phương thức kinh tế có khả năng thoả mãn cả hai yêu cầu: nguồn vốn cho tăng trưởng và bảo đảm bảo định hướng trong khuôn khổ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (vì các nguồn vốn nước ngoài, trên thực tế, chủ yếu là từ các nước và các công ty tư bản chủ nghĩa)
Vì những lẽ đó, chủ nghĩa tư bản nhà nước trong điều kiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và trong khuôn khổ định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn
đề cần phải được đặt ra và có kết luận rõ ràng
Vấn đề chủ nghĩa tư bản nhà nước ở nước ta hiện nay, trên nhiều điểm có tính nguyên tắc là trùng hợp với cách đặt vấn đề của V.I.Lênin cách đây hơn 80 năm Tuy nhiên, cần nhận thức rõ ràng sự khác biệt của hoàn cảnh phát triển giữa nước ta hiện nay và Liên Xô những năm 20 của thế kỷ trước (bao gồm trong đó
cả những khác biệt căn bản về điều kiện quốc tế) là yếu tố chế định một cách tiếp cận hiện đại đối với vấn đề chủ nghĩa tư bản nhà nước Những điểm khác
Trang 8biệt chủ yếu về điều kiện phát triển đó là:
* Hệ thống kinh tế thế giới mở cửa, quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, giữa các
tổ chức kinh tế quốc tế với từng quốc gia riêng biệt trở nên cởi mở hơn và bình đẳng hơn Tính tương thuộc trong phát triển giữa các nước trở thành quan hệ chủ đạo trong hệ thống kinh tế đó Tương ứng với sự thay đổi đó là tính đa dạng về hình thức hợp tác kinh tế
* Sự đối đầu về quân sự ít gay gắt hơn, nhường vị trí ưu tiên cho cuộc đua tranh – cạnh tranh phát triển kinh tế hết sức quyết liệt Thay cho chiến tranh xâm lược dựa trên bạo lực quân sự là một hình thái chiến tranh mới – chiến tranh kinh tế
Sự sống còn của một quốc gia, theo nghĩa đó, tùy thuộc chủ yếu vào năng lực phát triển kinh tế của nó
* Khác với nước Nga Xô viết những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ trước, ở nước ta hiện nay, địa vị thống trị của Đảng Cộng sản và Nhà nước vô sản đã được củng cố vững chắc và là yếu tố quy định định hướng phát triển chính trị – xã hội của đất nước
* Giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức Việt Nam chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với lòng tin mạnh mẽ Điều này đã được kiểm chứng trong nhiều thập niên khó khăn của cách mạng và gần đây nhất, trong những năm đổi mới kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
* Nếu như trước kia, ở nước Nga Xô viết, việc phát triển các quan hệ thị trường mới chỉ diễn ra trong một bước thử nghiệm ngắn ngủi cùng với NEP, thì ở nước
ta hiện nay, bước thử nghiệm chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã trải qua hơn 20 năm và đạt được những thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử Ở mức độ cao hơn, nó được khẳng định là hướng phát triển tất yếu và lâu dài của nền kinh tế
* Một khác biệt rất căn bản khác là Việt Nam hiện nay có điều kiện kế thừa và
Trang 9lựa chọn kinh nghiệm thực tiễn của nhiều nước trong việc thực thi vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước, kể cả trong nền kinh tế thị trường cũng như trong việc phát triển sở hữu tư bản nhà nước với nhiều hình thức đa dạng của nó Một trong những vấn đề mấu chốt nhất về chủ nghĩa tư bản nhà nước là vấn đề xác định rõ những giới hạn phát triển, các biện pháp kiểm soát và điều tiết của Nhà nước đã được không ít nước giải quyết thành công trong sự phù hợp với điều kiện của họ Thực tiễn đó có thể gợi ý rất nhiều điều bổ ích cho các nước đi sau, trong
đó có Việt Nam
* Trong nền kinh tế thị trường, các hình thức sở hữu khác nhau được nhìn nhận theo hiệu quả kinh tế là chủ yếu Trong nền kinh tế đó, không nên coi hình thức
sở hữu này là tiến bộ, còn hình thức sở hữu kia thì không Người ta chỉ phân biệt các hình thức sở hữu ấy về mặt luật pháp; sở hữu hợp pháp hay không hợp pháp, còn về mặt kinh tế, chúng được đánh giá dựa trên mức độ hiệu quả kinh tế Sự chuyển dịch của các hình thức sở hữu trước hết là do chính bản thân các chủ thể
sở hữu quyết định và sâu xa hơn, chủ yếu hơn, là do đòi hỏi khách quan của sự phát triển sản xuất Do vậy, không thể dùng những biện pháp cưỡng bức để thực hiện sự chuyển dịch này Một người có cổ phần, có quyền bán cổ phần này để mua cổ phần khác, tùy theo sự lựa chọn của anh ta Trong những trường hợp chuyển dịch sở hữu theo quy định của luật pháp, thì sự chuyển dịch ấy cũng tuân theo nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu của những người chủ sở hữu Chuyển dịch
sở hữu không hoàn toàn có nghĩa là xoá bỏ sở hữu
Tất cả các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế tác động qua lại, đan xen
và chính sự đan xen đó đã hình thành hình thức sở hữu hỗn hợp, mang tính phổ biến trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Sự dung hợp giữa sở hữu nhà nước và sở hữu của nhà tư bản (trong và ngoài nước) trở thành sở hữu chung của nhà nước và nhà tư bản Đây chính là hình thức sở hữu đặc trưng nhất của một thời kỳ quá độ lâu dài, như V.I.Lênin từng gọi, là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, là thời kỳ nhà tư bản cày trên luống cày của
Trang 10chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội ra đời từ những gì mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được, là thời kỳ không còn chủ nghĩa tư bản thuần tuý nhưng cũng chưa có chủ nghĩa xã hội đầy đủ, thời kỳ mà nhân dân đang bắc những nhịp cầu nhỏ vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội
Thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước là một trong những định hướng hợp quy luật để cải tạo nền kinh tế nước ta theo hướng chủ nghĩa xã hội Nói cách khác,
chủ nghĩa tư bản nhà nước là “cầu nối”, là “nấc thang” trực tiếp lên chủ nghĩa
xã hội Vị trí, vai trò của chủ nghĩa tư bản nhà nước được biểu hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản nhà nước là phương thức cải tạo có hiệu quả nền
kinh tế còn kém phát triển của nước ta, sớm tạo dựng được các cơ sở công nghiệp lớn và tạo ra địa bàn mới để phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất
với trình độ xã hội hoá ngày càng cao Một mặt, nó thúc đẩy nhanh sự phát triển các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế Mặt khác, nó dẫn dắt và làm
chuyển hoá các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế vận động theo quỹ đạo định hướng xã hội chủ nghĩa
Thứ hai, chủ nghĩa tư bản nhà nước góp phần quan trọng vào việc giải phóng các lực
lượng sản xuất và các tiềm năng của đất nước Nó thu hút và phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, đồng thời là công cụ hữu hiệu để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển một cách độc lập, tự chủ
Thứ ba, chủ nghĩa tư bản nhà nước có tính chất “tập trung”, “được tính toán”,
“được kiểm soát và xã hội hoá” nên nó là một trong những phương thức tổ chức
và quản lý nền sản xuất lớn, hiện đại Nó cũng là phương tiện có hiệu quả để thay thế, sửa chữa những hạn chế của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, góp phần chống nạn tham nhũng và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước chủ yếu bằng các giải pháp kinh tế đối với các hoạt động của nền kinh tế và