1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài khoa học nghiên cứu đề tài Tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay

29 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 244 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài.Đại đoàn kết là một tư tưởng lớn được hình thành và phát triển cùng với toàn bộ quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Theo Người, đại đoàn kết dân tộc không phải là sách lược trong một thời kỳ, một giai đoạn cách mạng mà là chiến lược cơ bản lâu dài xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh vô tận làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Người từng nói “đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta” , và Người đòi hỏi mỗi người, trước hết là đảng viên phải giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất như “giữ gìn con ngươi của mắt mình” bởi đó là một trong những nhân tố hàng đầu để giành và giữ độc lập dân tộc, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành đường lối, chiến lược đại đoàn kết của Đảng ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII (năm 1991) thông qua khẳng định: “đoàn kết là truyền thống quý báu và bài học lớn của cách mạng nước ta”. Tổng kết bài học kinh nghiệm của 15 năm đổi mới, Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX viết: “Để công cuộc đổi mới thành công phải động viên được mọi tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế tham gia”. Gần đây nhất, Đại hội lần thứ X của Đảng lại tiếp tục khẳng định và coi đó là “nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước”.Chính vì Đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa như vậy, đặc biệt muốn nhằm hiểu rõ hơn tư tưởng Đại đoàn kết của Hồ Chí Minh và việc vận dụng của Đảng trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng nước ta, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề “ Tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở nhằm vừa góp phần bổ sung, nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu, giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh mà Khoa đang đảm nhiệm, vừa góp phần khẳng định ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Đại đoàn kết là một tư tưởng lớn được hình thành và phát triển cùngvới toàn bộ quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn của Chủ tịch Hồ ChíMinh

Theo Người, đại đoàn kết dân tộc không phải là sách lược trong mộtthời kỳ, một giai đoạn cách mạng mà là chiến lược cơ bản lâu dài xuyên suốttiến trình cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh vô tận làm nên thắng lợicủa cách mạng Việt Nam Người từng nói “đoàn kết là một truyền thống cực

kỳ quý báu của Đảng và của dân ta”1, và Người đòi hỏi mỗi người, trước hết

là đảng viên phải giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất như “giữ gìn con ngươi củamắt mình”2 bởi đó là một trong những nhân tố hàng đầu để giành và giữ độclập dân tộc, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa

Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành đườnglối, chiến lược đại đoàn kết của Đảng ta Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII (năm 1991) thôngqua khẳng định: “đoàn kết là truyền thống quý báu và bài học lớn của cáchmạng nước ta” Tổng kết bài học kinh nghiệm của 15 năm đổi mới, Báo cáoChính trị tại Đại hội IX viết: “Để công cuộc đổi mới thành công phải độngviên được mọi tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế tham gia” Gầnđây nhất, Đại hội lần thứ X của Đảng lại tiếp tục khẳng định và coi đó là

“nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn địnhchính trị - xã hội của đất nước”

Chính vì Đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa như vậy, đặc biệt muốnnhằm hiểu rõ hơn tư tưởng Đại đoàn kết của Hồ Chí Minh và việc vận dụng

1, 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1996, t.12, tr.497.

2

Trang 2

của Đảng trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng nước ta, chúng tôi

mạnh dạn lựa chọn vấn đề “ Tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh và sự

vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay” làm đề tài

nghiên cứu khoa học cấp cơ sở nhằm vừa góp phần bổ sung, nâng cao hơnnữa chất lượng nghiên cứu, giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh mà Khoađang đảm nhiệm, vừa góp phần khẳng định ý nghĩa lý luận và thực tiễn của

tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệphóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu.

Tư tưởng Đại đoàn kết là một bộ phận quan trọng trong di sản Tưtưởng Hồ Chí Minh, vì thế đã được nhiều tập thể khoa học, nhiều ngườinghiên cứu ở các góc độ khác nhau:

- Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh với thời đại Nxb Lao Động, H,1991

- GS Lê Ngọc: Về Tư tưởng Đại đoàn kết của Hồ Chí Minh Tạp chíLịch sử Đảng, số 3 – 1993

- PGS.TS Lê Sĩ Giáo: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộcthiểu số Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3- 1994

- GS.TS Phan Ngọc Liên: Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về một sốvấn đề quốc tế Nxb CTQG, H, 1995

- PGS.TS Phùng Hữu Phú: Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh.Nxb.CTQG, H, 1995

- GS Đinh Xuân Lâm – TS Bùi Đình Phong: Tư tưởng đại đoàn kếtdân tộc của Hồ Chí Minh với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám Tạp chíCộng sản, số 20 – 1995

Trang 3

- TS Trần Hậu: Quán triệt tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch

Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng đất nước quá độ lên CNXH Tạp chíLịch sử Đảng, số 6 – 1995

- Đỗ Mười – Lê Quang Đạo: Đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nxb.CTQG, H,1996

- Vũ Oanh: Đại đoàn kết dân tộc phát huy nội lực nâng cao hiệu quảhợp tác quốc tế thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Nxb.CTQG, H, 1998

- TS Lê Văn Yên: Hồ Chí Minh với chiến lược đại đoàn kết quốc tếtrong cách mạng giải phóng dân tộc, Nxb.QĐND, H, 1998

- GS.TS Phùng Hữu Phú: Chiến lược đại đoàn kết dân tộc của ĐảngCộng sản Việt Nam Nxb.CTQG, H, 2003

- Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Tư tưởng Hồ Chí Minh

về việc đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộctrong thời kỳ mới Nxb.CTQG, H, 2004 (Cuốn sách được tuyển chọn từnhững bài tham luận trong Hội thảo khoa học có chủ đề: Tư tưởng đại đoànkết của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

tổ chức vào tháng 5 – 2003)

Nhìn chung, các công trình, bài viết trên đều đã khẳng định và làm rõđược Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh và sự vận dụng vào trong thựctiễn cách mạng Việt Nam của Đảng ta Một số tác giả cũng đã mạnh dạn đềcập đến những hạn chế của việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết trongnhiều thập kỷ qua Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu tư tưởng đạiđoàn kết của Người một cách có hệ thống, nhất là việc vận dụng trong côngcuộc đổi mới với rất nhiều thách thức mới đang đặt ra

3 Mục tiêu nghiên cứu.

Trang 4

Phân tích, làm rõ những nội dung của chiến lược đại đoàn kết trong tưtưởng Hồ Chí Minh Đảng ta vận dụng chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minhtrong giai đoạn cách mạng hiện nay Đề xuất một số giải pháp, định hướngnhằm phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết theo Tư tưởng Hồ Chí Minhtrong thời kỳ mới.

4 Nội dung nghiên cứu.

- Nghiên cứu những cơ sở hình thành tư tưởng đại đoàn kết của HồChí Minh

- Những nội dung chiến lược đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ ChíMinh

- Vận dụng chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí minh trong giai đoạn cáchmạng hiện nay

- Một số định hướng, giải pháp nhằm phát huy hơn nữa sức mạnh đạiđoàn kết theo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệphóa – hiện đại hóa đất nước

5 Phương pháp nghiên cứu.

Vận dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp mang tính chất liênngành, trong đó phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và lôgíc, kếthợp với các phương pháp khác như thống kê, so sánh, điều tra xã hội họcqua khảo sát thực tế để đưa ra những luận cứ, luận chứng bảo đảm tính xácthực và độ tin cậy

6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài.

- Góp phần làm rõ hệ thống quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh vềĐại đoàn kết và sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho côngtác nghiên cứu, giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung cũng như nghiên

Trang 5

cứu và giảng dạy cho các lớp chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Họcviện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng.

7 Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tàiđược kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết

Trang 6

V XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC KẾT HỢP VỚI MỞ RỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam,một nhà văn hóa lớn, một chiến sỹ cộng sản quốc tế, đã cống hiến trọn đờimình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phầnvào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dânchủ và tiến bộ xã hội;… Những thành tựu vẻ vang của nhân dân Việt Namgắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh, và Người là một trong những vĩ nhâncủa thế kỷ XX đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại Tưtưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống hoàn chỉnh những luận điểm khoa học

về chính trị, quân sự, văn hóa… Một nội dung nổi bật, xuyên suốt và nhấtquán trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

là chiến lược đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp vớisức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội Đó là một cống hiến đặc sắc, độc đáo, đã trở thành một bộ phậntrong đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố cực kỳquan trọng góp phần tạo nên những thắng lợi trong quá trình đấu tranh cáchmạng của Đảng ta, dân tộc ta

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và đoànkết quốc tế là sự kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống dân tộc và vănhóa nhân loại, đặc biệt là những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin Đó

là truyền thống yêu nước, nhân văn được hun đúc qua lịch sử dựng nước vàgiữ nước hàng ngàn năm, đấu tranh không mệt mỏi khắc phục thiên tai,chống giặc ngoại xâm của một quốc gia nhỏ bé, đa dân tộc, đa tôn giáo Tưtưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là sự thể hiện những giá trị vănhóa phương Đông, tư tưởng đại đồng, nhân ái, hòa hợp của Nho giáo và Phật

Trang 7

giáo, là tiếp thụ giá trị văn hóa phương Tây, những hạt nhân hợp lý của tưtưởng dân chủ tư sản tiến bộ: tự do, bình đẳng, bác ái Tinh hoa văn hóa củanhân loại, những yếu tố hợp lý không chỉ được Người tiếp thụ mà được sànglọc, bồi đắp.

Nền tảng cốt yếu nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kếtchính là yêu cầu từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa nhân văn cao

cả của Hồ Chí Minh, với tấm lòng yêu nước, thương dân vô hạn

Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh bao gồm nhiều cấp độ, đoàn kếttrong Đảng, đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế mà nội dung chủ yếu

là đoàn kết dân tộc, lấy dân làm gốc, lấy lợi ích của toàn dân tộc làm trọng,đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nội sinh, làm cơ sở để phát huy sức mạnhđoàn kết quốc tế, xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị với các nước trên thếgiới

Trên cơ sở nền tảng đó, Hồ Chí Minh đã tập hợp, phát huy sức mạnhđoàn kết toàn dân tộc, tạo thành sức mạnh tổng lực của cả cộng đồng dân tộctrong Mặt trận dân tộc thống nhất và sức mạnh đoàn kết quốc tế giữa các dântộc bị áp bức, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, hướng mũi nhọn đấutranh vào giặc ngoài, thù trong, các thế lực phản động

Trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, mâu thuẫn nổi bật, baotrùm là giữa toàn thể dân tộc Việt Nam và các thế lực ngoại xâm, giữa nhândân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình thế giới, các nước trong phe xã hội chủnghĩa và chủ nghĩa đế quốc, phản động, hiếu chiến Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã lấy độc lập tự do và hòa bình hữu nghị - lợi ích tối cao của quốc gia vàmỗi con người làm mẫu số chung cho mặt trận đoàn kết dân tộc và quốc tế

Ngày nay, đất nước đã được độc lập, tự do hoàn toàn Đảng lãnh đạonhân dân thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập quốc tế

Trang 8

trong điều kiện tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa đang còn phát huy tác dụng về mặt phát triển kinh tế; toàn cầuhóa, quốc tế hóa đang là xu hướng chung… vấn đề xây dựng khối đại đoànkết dân tộc, kết hợp hội nhập quốc tế, phát huy sức mạnh thời đại đặt ra chochúng ta yêu cầu vận dụng, phát huy sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn

đề này

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh quan điểm

về nội dung, con đường đầy khó khăn, phức tạp và lâu dài của cách mạng xãhội chủ nghĩa ở nước ta Trong đó, Người cũng chỉ ra đặc điểm lớn nhất lànước ta từ nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giaiđoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Chiến lược đại đoàn kết phải làm sao xâydựng được mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp rộng rãi nhân dân vào khốiđại đoàn kết dân tộc bao gồm các dân tộc, giai cấp, tôn giáo, các giới… khi

mà vị trí, quyền lợi về kinh tế, xã hội của mỗi cá nhân, thành phần xã hội có

sự khác nhau, không thống nhất Và như vậy, xây dựng khối đại đoàn kếttrong thời kỳ đổi mới đất nước, mở cửa, hội nhập không phải là một vấn đềmới đặt ra, mà có thể tìm thấy những lý luận và bài học quý trong tư tưởng

Hồ Chí Minh về đại đoàn kết Bởi vì với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoànkết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, lâu dài, xuyên suốt mọi thời kỳ cáchmạng; không phải chỉ là vấn đề phương thức tập hợp, hình thức tổ chức lựclượng cách mạng trên một trận tuyến đấu tranh mà là một bộ phận xuyênsuốt, thấm đẫm trong đường lối chiến lược cách mạng

Trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc, vấn đề căn bản, quyết địnhnhất để xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc là tìm được điểmthống nhất, mẫu số chung Theo Hồ Chí Minh, mẫu số chung của khối tậphợp là thành tâm yêu nước, cùng hướng vào mục tiêu độc lập dân tộc, nhândân tự do, hạnh phúc Đó chính là quyền lợi cơ bản, tối cao của quốc gia dân

Trang 9

tộc và quyền chính đáng của mỗi con người Tâm điểm cho sự quy tụ toàndân tộc là chân lý “ không có gì quý hơn độc lập, tự do”, từ đó mà vượt quanhững điểm khác biệt giữa các thành viên trong quốc gia dân tộc.

Để xây dựng khối đại đoàn kết vững chắc, chất kết dính mọi thànhviên lại là truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường, lòng tựtôn dân tộc, truyền thống văn hiến Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh,Đại hội VIII và Đại hội IX của Đảng khẳng định: “ Phát huy sức mạnh của

cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, và lòng tự hào dân tộc vì mụctiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh, lấy mục tiêu đó làm điểm tương đồng”1 Đồngthời, trong điều kiện đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền nông nghiệp lạc hậu, bỏqua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, chủ trương xây dựng nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều thành phần kinh tế cùngtồn tại, cạnh tranh nhau, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ các tàn tích của chế độphong kiến, các tầng lớp, giai cấp có quyền lợi, địa vị kinh tế, chính trị khácnhau; phải xác định khối đại đoàn kết là đại đoàn kết tự giác, có tổ chức, cólãnh đạo, trong đó xương sống là “ phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liênminh công nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp khác trongnhân dân”2 Trong sự phát triển chung của dân tộc, chấp nhận những yếu tốkhác biệt của mỗi bộ phận dân cư, đồng thời có chính sách đoàn kết với từngcộng đồng xã hội: tôn giáo, giai cấp, dân tộc, lứa tuổi,… chấp nhận – tôntrọng những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, cùngnhau xóa bỏ định kiến, mặc cảm, hướng tới tương lai, cởi mở, tin cậy lẫnnhau

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.122.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.605.

Trang 10

Trong bối cảnh quốc tế, mở cửa, hội nhập, toàn cầu hóa trở thành xuthế tất yếu, vấn đề dân chủ, nhân quyền theo tiêu chí phương Tây đang trởthành cái cớ để chủ nghĩa đế quốc can thiệp, quốc tế hóa, thì từ sớm trongchiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, tin vào dân, dựa vào dân, đấu tranh vìdân đã là một nguyên tắc tối cao Dân là gốc đã là nguyên tắc cơ bản, xuyênsuốt trong tư duy chiến lược và mọi hoạt động, đã trở thành tư tưởng chỉ đạotrong xây dựng Mặt trận qua các thời kỳ cách mạng Theo đó, xây dựng mặttrận dân tộc thống nhất là xuất phát từ nhu cầu khách quan của chính phongtrào cách mạng của quần chúng nhân dân và vì mục tiêu giành thắng lợi củacuộc đấu tranh Những mâu thuẫn giai cấp, âm mưu chống đối trong nước và

từ bên ngoài vẫn tồn tại, đặc biệt là khi có sự tiếp tay của các thế lực phảnđộng, cường quyền, đặt ra yêu cầu phải xử lý những mâu thuẫn theo hướngtranh thủ mọi khả năng, phát triển cộng đồng, tránh đẩy tới mâu thuẫn đốikháng, có lợi cho quần chúng nhân dân lao động, không để các thế lực thùđịch, phản động chia rẽ

Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng Cộng sản là một bộ phậnhữu cơ, là hạt nhân lãnh đạo và là linh hồn của khối đại đoàn kết Đoàn kếtnội bộ Đảng là chỗ dựa, là cơ sở để đoàn kết dân tộc và khối đại đoàn kếtdân tộc chỉ có thể xây dựng được khi đường lối cách mạng có mục tiêu,phương pháp phù hợp với nguyện vọng, quyền lợi của đại đa số nhân dân

Đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh vô địch, là nền tảng, bệ đỡcho hoạt động hội nhập quốc tế, phát huy sức mạnh thời đại, tranh thủ nhữngthời cơ và vận hội trong quá trình xây dựng đất nước Trong tiến trình hộinhập quốc tế rất đa dạng và phức tạp, chứa đựng những vấn đề thống nhất vàđối lập, cơ hội và thách thức đan xen, nhiều vấn đề không đồng nhất với tínhđộc lập của những yếu tố quốc gia dân tộc Nguyên tắc trong mở rộng quan

hệ quốc tế được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ngắn gọn trong câu “Dĩ bất biến,

Trang 11

ứng vạn biến” và trở thành nguyên tắc của Đảng ta là giữ vững độc lập tựchủ, bình đẳng và cùng có lợi, vì hòa bình, hữu nghị và phát triển Trên cơ

sở đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kếthợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại

Trung thành, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quátrình lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới,Đảng ta đã đồng thời khai thác những điều kiện thuận lợi mới trong quan hệđối ngoại, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, tạo môitrường quốc tế thuận lợi và tranh thủ những nhân tố tích cực phục vụ côngcuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc và nhữngtruyền thống tốt đẹp của dân tộc Đó là cội nguồn sức mạnh và thắng lợi củacách mạng Việt Nam

Trang 12

IV TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LIÊN MINH CÔNG – NÔNG – TRÍ THỨC TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1 Liên minh công, nông, trí thức – nhu cầu tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam, nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân.

Vấn đề nông dân, liên minh công – nông – trí thức là một trong nhữngvấn đề trọng yếu, có tính nguyên tắc của lý luận mácxít về cách mạng vô sản

và chuyên chính vô sản Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, xu thế phát triểncủa thời đại, trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã nhậnthức và lựa chọn chuẩn xác con đường vận động của cách mạng Việt Nam,

đó là con đường cách mạng vô sản, gắn liền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội Động lực cách mạng để thực hiện con đường cách mạng đó là toàn thểnhân dân lao động Việt Nam mà nòng cốt là liên minh công, nông, trí thức –lực lượng cơ bản nhất, điều kiện quyết định nhất để hiện thực hóa mục tiêuđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Quan niệm này vượt xa những quanđiểm truyền thống đương thời, mở ra một bước đột phá trong nhận thức và

tư duy lý luận về xác định các lực lượng cách mạng; nó là sự tổng kết sâusắc toàn bộ kinh nghiệm thực tiễn các phong trào cách mạng trong nước vàcác cuộc cách mạng điển hình từng diễn ra trên thế giới Phân tích cáchmạng tư sản Mỹ, Pháp, Hồ Chí Minh đúc rút ra bài học sâu sắc, có giá trịchiến lược chỉ đạo thực tiễn cách mạng Theo Người, các cuộc cách mạngdân chủ tư sản đã dạy cho chúng ta: “ dân chúng công, nông là gốc cáchmệnh”1 Đặc biệt, Cách mạng Tháng Mười Nga, cuộc cách mạng xã hội chủnghĩa đầu tiên trên thế giới, càng khẳng định vai trò quyết định của khốiquần chúng công – nông “ Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốncách mệnh thành công thì phải dân chúng ( công nông ) làm gốc…”2

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.274.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.280.

Trang 13

Quy luật lịch sử khách quan về vai trò quyết định của quần chúngcông – nông, mối quan hệ giữa các tầng lớp quần chúng trong cách mạng vôsản được Hồ Chí Minh khái quát thành một nguyên lý phổ biến cho tất cảcác hình thức cách mạng vô sản, ở tất cả các nước khác nhau “ Cuộc cách

mạng vô sản không thể thắng lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng không được quần chúng nông

dân ủng hộ tích cực Đó là một sự thực hiển nhiên đối với cả hai cuộc cách

mạng – cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản Trong thời kỳcách mạng tư sản dân quyền, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để thực hiệncác khẩu hiệu của mình và chuyển cuộc cách mạng tư sản dân quyền thànhcách mạng vô sản không thể giành được thắng lợi hoàn toàn nếu không cókhối liên minh cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân, nếu không có sựtham gia tích cực của quần chúng nông dân bị áp bức vào việc thực hiệnnhững khẩu hiệu của cách mạng Ba cuộc cách mạng Nga, cuộc cách mạng

vĩ đại Trung Quốc và các cuộc đấu tranh cách mạng ở nhiều nước khác đãchứng minh rõ ràng điều đó Đối với tất cả những nhà cách mạng chân chínhhiện nay, nguyên tắc lêninnít căn bản ấy là sự thực hoàn toàn không thể chốicãi Ở Trung Quốc, Ấn Độ, ở Mỹ Latinh, ở nhiều nước châu Âu ( các nướcvùng Bancăng, Rumani, Ba Lan, Italia, Pháp, Tây Ban Nha…), bạn đồngminh cương quyết của giai cấp vô sản trong cách mạng là quần chúng nôngdân Cách mạng chỉ có thể thắng lợi nếu như những làn sóng cách mạng layđộng được quần chúng nông dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản Dovậy mà việc tuyên truyền của Đảng trong nông thôn có tầm quan trọng đặcbiệt”1

Từ kinh nghiệm thực tiễn là nhận thức lý luận, Hồ Chí Minh đã cụ thểhóa thành cương lĩnh chính trị hành động của Đảng Cộng sản Trong cương

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.413.

Trang 14

lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Hồ Chí Minh soạn thảo vàthông qua vào đầu năm 1930, đã xác định hết sức sáng tỏ:

“1 Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục chođược đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo đượcdân chúng

2 Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vàohạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ vàphong kiến

3 Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội,hợp tác xã) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư sản quốc gia

4 Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… đểkéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”1

Việc xác định động lực cách mạng và tương quan lực lượng giai cấpcủa Hồ Chí Minh, không chỉ đúng trong thời kỳ đấu tranh giành chínhquyền, mà cả trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền, trong suốt thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội, cải tạo và xây dựng chế độ xã hội mới Côngnhân, nông dân là những người trực tiếp tham gia vào quá trình cách mạngđánh đổ đế quốc, phong kiến, xây dựng nên nhà nước dân chủ nhân dân ởnước ta Chính khối liên minh công – nông lại trở thành cơ sở xã hội và nềntảng xã hội vững chacứ của nhà nước đó Tư tưởng chỉ đạo này được Hồ ChíMinh thể hiện thành một nguyên tắc hiến định, có sức mạnh pháp lý, trởthành nguyên tắc nền móng trong xây dựng và củng cố nhà nước Theo HồChí Minh, trong suốt quá trình phát triển đất nước “Nhà nước của ta là Nhànước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấpcông nhân lãnh đạo”2 Liên minh công – nông, cơ sở xã hội vững chắc của

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.3.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.586.

Ngày đăng: 11/04/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w