1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Tiểu luận) quản lý hoạt độngcủatổchuyênmôn tại trườngtrunghọcphổthông nguyễn hữuthọ, quận4, thànhphố hồ chí minh, nămhọc2021 2022

32 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA

LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Tên tiểu luận

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊNMÔN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG NGUYỄN HỮU THỌ, QUẬN 4, THÀNHPHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM HỌC 2021 - 2022

Học viên: VÕ HỒNG TRÂM

Đơn vị cơng tác: TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HỮU THỌ,QUẬN 4, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

MỤC LỤC

1 Lý do chọn chủ đề tiểu luận

1.1 Cơ sở pháp lý 11.2 Cơ sở lý luận 21.3 Cơ sở thực tiễn 32 Phân tích tình hình thực tế về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tạitrường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

1 Lý do chọn chủ đề tiểu luận

1.1 Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng vàtrường phổ thơng có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT, ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam ởChương II Điều 14 có nêu:

Điều 14 Tổ chun mơn (trích Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung

học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học)

1 Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục,cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của nhà trường được tổ chức thành các tổchun mơn Tổ chun mơn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổphó Tổ trưởng, tổ phó tổ chun mơn do Hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý,chỉ đạo của Hiệu trưởng.

2 Tổ chun mơn có những nhiệm vụ sau:

a) Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình mơnhọc, hoạt động giáo dục thuộc chun mơn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, nămhọc; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhàtrường.

b) Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụngtrong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục củanhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.

d) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơsở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

đ) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyênmôn và nhà trường.

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

3 Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chun mơn ít nhất 01 lần trong 02 tuầnvà có thể họp đột xuất theo u cầu cơng việc hoặc khi Hiệu trưởng yêu cầu Tổchuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡlẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.

Căn cứ công văn số 3414/BGDĐT-GDTrH, ngày 04 tháng 9 năm 2020 của BộGiáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học nămhọc 2020-2021.

Mục B điều 2.2.

Trang 4

cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để tiếp nhận và vận dụng kiến thức; dànhnhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, thảo luận,luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả tự học của mình.

b) Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động văn hóa -văn nghệ, thể dục - thể thao trên cơ sở tự nguyện của nhà trường, cha mẹ học sinhvà học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nội dung học tập của học sinhtrung học; tăng cường giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập,bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hoáthế giới Tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học một sốmôn học phù hợp.

1.2 Cơ sở lý luận

Tổ chun mơn là hình thức tổ chức nghề nghiệp đã có từ lâu trong nhà trường.Đây là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất với các hoạt động của giáo viên Tổ chuyên mônlà một tổ chức trong nhà trường, tập hợp các giáo viên có cùng chun mơn giúp họhành động theo mục tiêu thống nhất Hoạt động của tổ chun mơn là tạo điều kiệncho giáo viên hồn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học - giáo dục.Thông qua tổ chuyên môn, Hiệu trưởng sẽ nắm được sâu sát hoạt động của giáoviên, phát huy cao độ sự thống nhất giữa Hiệu trưởng với các thành viên trong tậpthể sư phạm Vì vậy, tăng cường chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn là mối quantâm thường xuyên của Hiệu trưởng Hay nói cách khác, quá trình quản lý hoạt độngdạy học của Hiệu trưởng luôn luôn gắn chặt với việc chỉ đạo hoạt động của tổchun mơn.

Tổ chun mơn có hai loại kế hoạch: kế hoạch năm học gồm tồn bộ cơng táccủa tổ và kế hoạch giảng dạy (theo phân phối chương trình dạy học bộ môn ở cáckhối lớp) Kế hoạch của tổ phải chính xác hóa và cụ thể hóa các nhiệm vụ và chỉtiêu của kế hoạch chuyên môn và kế hoạch năm học của nhà trường ở từng đơn vịtổ cho phù hợp Hiệu trưởng cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi với tổtrưởng những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch Kế hoạch của tổ chuyên mônphải được Hiệu trưởng duyệt, và trở thành văn bản pháp lý để Hiệu trưởng chỉ đạohoạt động của tổ chuyên môn.

Căn cứ vào nội dung các hoạt động của tổ chuyên môn, căn cứ vào yêu cầutrọng điểm của chương trình trong từng thời gian, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ đi sâuvào nội dung cụ thể cho phù hợp Chế độ hội họp thường là 2 lần/ tháng ở phịngchun mơn.

Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn tổ chứccác hoạt động chuyên môn Hoạt động chuyên môn của các tổ hướng vào các hoạtđộng chủ yếu sau: các hoạt động giúp giáo viên thực hiện chương trình dạy học vàchuẩn bị bài dạy có chất lượng tốt; các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trênlớp của giáo viên; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; tổ chứccác hoạt động ngoại khóa cho học sinh; chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức phụ đạo họcsinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi; chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; hướng dẫn các tổ lập hồ sơ lưu trữ thông tin.

Trang 5

trưởng nên kiểm tra 2 lần/năm (nên kết hợp kiểm tra toàn diện một vài giáo viên vàmột vài lớp học sinh), thời giab tiến hành mỗi đợt kiểm tra khoảng một tuần Tuynhiên, không nhất thiết kiểm tra tất cả các tổ cùng một lúc.

1.3 Cơ sở thực tiễn

Trong các năm qua hoạt động của các tổ chuyên môn tại trường THPTNguyễn Hữu Thọ đã dần đi vào nề nếp và ổn định, tổ chức sinh hoạt chuyên môntheo qui định 02 lần/ tháng, xây dựng được khung phân phối chương trình chi tiếtcủa từng bộ mơn theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phù hợp vớitình hình thực tế của đơn vị, lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn theo đúngqui định, giảng dạy theo chủ đề, thống nhất ma trận đề và kiểm tra theo ma trận, dựgiờ và thao giảng đúng qui định, tổ chức các câu lạc bộ học thuật, các chun đềngoại khóa, các tổ trưởng chun mơn ln thực hiện đúng vai trị chức trách củamình, các giáo viên thực hiện đúng qui chế chuyên môn.

Tuy nhiên bên cạnh đó, các tổ chun mơn vẫn cịn một số hạn chế nhất địnhnhư sau:

- Việc lập kế hoạch hoạt động chun mơn của các tổ vẫn cịn mang tính đốiphó, chiếu lệ chỉ giải quyết những hạn chế tồn đọng và vẫn cịn mang tính chungchung, hiệu quả chưa cao lắm, chưa đảm bảo được khâu liên kết giữa Lãnh đạo nhàtrường với giáo viên Các kế hoạch chuyên môn được triển khai theo đúng kếhoạch nhưng công tác giám sát, kiểm tra thi thực hiện thì chưa được sâu sát.

- Họp tổ chuyên môn đảm bảo đúng qui định nhưng nội dung họp thì vẫn chưađược phong phú; các buổi họp đổi mới sinh hoạt chuyên môn vẫn cịn ít chỉ có 02tiết/ năm học và vẫn chưa có được sự đồng bộ giữa các tổ chuyên mơn; những vấnđề mới và khó về phương pháp dạy học ít được đem ra bàn bạc, thảo luận; việc ghibiên bản các buổi họp cịn sơ sài, hình thức.

- Hội giảng, dự giờ phần lớn cịn mang tính thủ tục, các giáo viên chỉ thực hiệncho theo đúng qui định của nhà trường, chưa có sự đầu tư nhất định, khi nhận xétthì cịn nể nang, chưa có sự mạnh dạn góp ý cho đồng nghiệp.

- Các câu lạc bộ học thuật của các tổ chun mơn cịn mang tính học thuật, nộidung chưa phong phú, chưa bám sát thực tiễn, chưa thu hút được nhiều học sinhtham gia.

- Việc viết sáng kiến kinh nghiệm của các giáo viên chỉ đang nhằm mục đíchđủ điều kiện xét Chiến sĩ thi đua, chưa thực sự đầu tư vào chuyên môn hoặc côngtác quản lý nhằm đổi mới nhà trường.

- Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đôi lúc chưa phát huy hết vai trị của mình,chưa mạnh dạn phân cơng cơng việc cho các giáo viên trong tổ, chưa mạnh dạntham mưu với lãnh đạo nhà trường về các công tác chun mơn Bên cạnh đó, tổtrưởng chun mơn cũng chưa được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý tổ chuyênmôn một cách bài bản.

Trang 6

Từ những thực tế trên của nhà trường, với mong muốn hoạt động của tổchun mơn đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường,đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời kì mới, tơi chọn đề tài “Quản lí hoạt động củatổ chun mơn tại trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Thọ, quận 4, thành phốHồ Chí Minh năm học 2021 - 2022” làm tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng cán bộquản lí trường mầm non và phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 dotrường Cán Bộ Quản Lí Giáo Dục thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

2 Phân tích tình hình thực tế về quản lí hoạt động của tổ chuyên môn tạitrường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh

2.1 Khái quát về trường THPT Nguyễn Hữu Thọ

Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ được thành lập năm 2004 theo quyết định số2415/QĐ-UB ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ ChíMinh Trường được đặt tại 209 Tơn Thất Thuyết phường 3 quận 4 thành phố HồChí Minh; đến năm 2013 trường được dời ra 02 Bến Vân Đồn phường 13 quận 4thành phố Hồ Chí Minh.

Được sự quan tâm của lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự chỉ đạotrực tiếp của Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, sự quan tâm của BanĐại diện cha mẹ học sinh, trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Thọ xây dựngcó tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của việc dạy và học.

Chỉ danhSố lượngDiện tích/ Qui cách kỹ thuật /Cơng năng

Diện tích trường 01 13.980 m2Phịng học 40 1.827 m2(60 m2/phịng)Phịng TN Lý 01 60 m2Phịng TN Hóa 01 60 m2Phòng TN Sinh 01 60 m2Phòng TH Dinh Dưỡng 01 60 m2Phịng Vi tính 02 208,8 m2(45 máy/ phịng)

Phịng Đa năng 01 69,6 m2(phục vụ giảng dạy giáo án điện tử)Hội trường 01 790,7 m2(224 chỗ ngồi)

Trang 7

Năm học 2020 - 2021, trường có 40 lớp, đủ các khối lớp 10, 11 , 12.

KhốiSố lớpHọc sinhSĩ số TBHS/lớp

Số HS

lưu banGhi chú

T.số Nữ Dân tộc

10 13 584 315 6 41.2 2

11 12 522 276 4 42.1 1

12 15 619 333 7 42.0

Cộng4017259241741.83

Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường:

Trang 8

TTBộ phậnSố lượngĐảngviênSố Cán bộ - Nhân viênBiênchế(cơhữu)HợpđồngTrình độ>ĐH ĐH CĐ KhácT.số Nữ1 BGH 2 1 2 2 22 TLTN (TPT) 1 1 1 13 Kế toán 2 2 1 1 1 24 Thủ quỹ 1 1 1 15 Thu ngân6 Thư viện 1 1 17 TB-THTN8 Văn phòng 1 1 19 Học vụ -G.vụ 1 1 1 110 Y tế 1 1 1 111 Văn thư 1 1 112 Bảo vệ 4 4 413 Phục vụ 5 5 5 514 Giám thị 2 2 2Cộng2210491427313

Nhiệm vụ chính của nhà trường là công tác dạy và học Nhận thức được điềunày, nhà trường đã tập trung mọi nguồn lực vào cơng tác dạy và học ngay từ đầunăm học, tích cực đổi mới phương pháp, dạy thực chất, học thực chất, đánh giáthực chất Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kémđã góp phần nâng cao chất lượng chun mơn.

Một số kết quả mà thầy và trò trường THPT Nguyễn Hữu Thọ đã đạt đượctrong năm học 2021 - 2022 như sau:

- Kỳ thi HSG khối 12 cấp Thành phố đặt 04 giải (1 giải nhất, 3 giải ba).- Kỳ thi HSG giải Tốn trên máy tính cầm tay đạt 05 giải ba.

Trang 9

- Kết thúc năm học 2020 - 2021 học sinh đạt học lực Khá-Giỏi là 1402 emchiếm tỉ lệ 82,5%, hạnh kiểm Khá-Tốt là 1619 em chiếm tỉ lệ 95,24%.

- Các giải thể thao học sinh Thành phố năm học 2020 - 2021 đạt 20 huychương vàng, 32 bạc, 30 đồng.

- Kết quả kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm học 2020 - 2021 có tỷ lệ đậutốt nghiệp đạt 100%.

2.2 Thực trạng cơng tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPTNguyễn Hữu Thọ

2.2.1 Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học

Ngay từ đầu năm, theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của Sở Giáodục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chung củanhà trường, sau đó dựa trên kế hoạch chung Hiệu trưởng xây dựng kế hoạchchuyên môn của trường.

Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho các lãnh đạo của trường Do nhà trườngđang khuyết 01 phó Hiệu trưởng nên Hiệu trưởng tạm thời đảm nhiệm ln vai trịphó Hiệu trưởng chun mơn, phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và kỷ luậthọc sinh là cô Trần Thục Anh.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động cả nămcủa tổ Hiệu trưởng trao đổi, cung cấp các thông tin cần thiết như văn bản hướngdẫn, chương trình, nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế nhà trường… cho các tổtrưởng chuyên môn Sau khi xây dựng kế hoạch tổ chun mơn, tổ trưởng chunmơn trình duyệt Hiệu trưởng Kế tiếp, tổ trưởng sẽ tiến hành triển khai kế hoạch tổchuyên môn đến giáo viên trong tổ để giáo viên căn cứ vào đó mà làm kế hoạch cánhân.

Hiệu trưởng nhà trường cũng đưa ra kế hoạh kiểm tra nội bộ, trong đó có việckiểm tra chuyên mơn của giáo viên, trong kế hoạch có nêu rõ người kiểm tra vàngười được kiểm tra và thời gian kiểm tra, thời gian người kiểm tra nộp hồ sơ vềcho Hiệu trưởng cũng được ấn định.

2.2.2 Hiệu trưởng qui định chế độ sinh hoạt, hội họp của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/tháng, lần thứ nhất vào tuần đầu tiên của tháng,lần thứ hai do tổ sắp xếp và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc yêucầu của Hiệu trưởng.

Nội dung các buổi sinh hoạt định kì đảm bảo các yêu cầu sau: nhận xét, đánhgiá công tác chuyên môn trong 02 tuần vừa rồi; thống nhất công tác chuyên môn 02tuần tiếp theo; thực hiện chương trình kế hoạch dạy học; thảo luận những bài, phầnkhó dạy, nội dung kiến thức của từng bài, đưa ra ý kiến trong tổ; triển khai một sốkế hoạch hoặc văn bản của cấp trên, phát động tham gia các hoạt động thi đua củacấp trường, cấp ngành.

Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng Nghiên cứubài học.

Trang 10

Hàng tháng, vào thứ 6 tuần cuối của tháng, hiệu tưởng cùng với các tổ trưởngchuyên môn tiến hành họp nghe báo cáo tình hình giảng dạy của giáo viên và tìnhhình học tập của học sinh Qua đó, Hiệu trưởng rút kinh nghiệm và triển khai tiếpkế hoạch hoạt động của tháng tiếp theo.

* Những hoạt động của các tổ chuyên môn:

a) Việc thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn

Đầu năm học, các giáo viên trong tổ cùng với tổ trưởng thảo luận chương trình,thống nhất phân phối chương trình chi tiết, lập và trình Hiệu trưởng duyệt.

Hàng tháng, tổ trưởng theo dõi việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viênthông qua việc dự giờ, kiểm tra giáo án, phối hợp cùng với giám thị và phòng họcvụ kiểm tra việc viết sổ đầu bài của giáo viên, báo cáo với Hiệu trưởng việc thựchiện chương trình của tổ.

Kết quả kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên năm học 2020 -2021: 90/90 giáo viên thực hiện đúng và đủ chương trình.

b) Công tác soạn, giảng của giáo viên

Ngay từ trong hè, tổ trưởng đã họp cùng với các giáo viên trong tổ thống nhấtvề quy cách soạn giáo án, đồng thời các giáo viên trong tổ cũng trao đổi các tài liệutham khảo, tự làm đồ dùng dạy học, phân công nhau chỉnh sửa đề cương, tài liệuhọc tập dùng trong năm học,…

Các tổ trưởng sẽ kiểm ra công tác soạn giáo án của các giáo viên trong tổ 2tuần/ lần, cũng có thể kiểm tra đột xuất nếu cần Sau khi kiểm tra, các tổ trưởng kýduyệt, nhận xét và góp ý để giáo viên rút kinh nghiệm và soạn gián án tốt hơn Cáctổ trưởng phải báo cáo kết quả kiểm tra trong các buổi họp định kỳ Đồng thời, tổtrưởng phải ghi biên bản làm việc, cuối tháng báo cáo lại với Hiệu trưởng Tuynhiên trên thực tế thì vẫn cịn những tổ chưa thực hiện nghiêm túc cơng tác này, cáctổ trưởng vẫn cịn làm việc hình thức, khơng kiểm tra kĩ cũng như khơng có góp ý,nhận xét chi tiết, vơ hình dung cũng làm cho giáo viên hời hợt với công tác soạngiáo án của giáo viên, cịn những giáo viên tích cực soạn giáo án thì lại cảm thấybất mãn vì sự thiếu cơng bằng.

Kết quả kiểm tra việc thực hiện công tác soạn, giảng của giáo viên trong nămhọc 2020 - 2021: 90/90 giáo viên thực hiện soạn đúng phân phối chương trình vàđảm bảo đủ nội dung, có thực hiện giảm tải và tích hợp đúng chương trình.

c/ Các hoạt động nâng chất lượng giờ dạy trên lớp

Để nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp, trong các buổi họp đình kì đầu tháng,tổ trưởng đưa kế hoạch dự giờ, sau đó tổ chức dự giờ, thảo luận và đánh giá xếploại giờ dạy Trong năm học, mỗi giáo viên dự giờ ít nhất 8 tiết/ năm học, thực hiệntiết dạy tốt ít nhất 2 tiết/ năm học, ít nhất 4 tiết/ năm học có ứng dụng cơng nghệthơng tin.

Trang 11

Nhìn chung, các tổ chun mơn đều thực hiện đúng các qui định trên, tuynhiên việc nhận xét, đánh giá, xếp loại giờ dạy ở một số tổ vẫn còn chưa sâu sát,việc nhận xét còn nể nang, chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp.

Kết quả đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên:

Số GVđược kiểmtraSố tiếtđược kiểmtra

Kết quả kiểm tra

GiỏiKháTrung bìnhYếu

90 180 150 30 0 0

d/ Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướngtiếp cận năng lực tập trung vào các định hướng sau:

- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối mơn học, khóa học (đánhgiá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thứcđánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mụcđích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình).

- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực củangười học Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, …sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệtchú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo.

- Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy họcsang việc tích hợp đánh giá vào q trình dạy học, xem đánh giá như là mộtphương pháp dạy học.

- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá.

- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá củagiáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá củagia đình, cộng đồng.

- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luậnnhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.

Kết quả xếp loại học lực của học sinh trong năm học 2020 - 2021

Trang 12

Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh năm học 2020 - 2021:TổngsốTốtKháTBYếuĐạt HK Khá -TốtSL%SL%SL%SL%SL%1700 1410 82.94 209 12.29 72 4.24 9 0.53 1619 95.24

e/ Tổ chức phụ đạo học sinh yếu - kém; bồi dưỡng học sinh giỏi

Phụ đạo học sinh yếu - kém: Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng yêu cầu giáoviên lập danh sách học sinh yếu kém dựa vào kết quả của bài kiểm tra giữa học kì,lên kế hoạch dạy phụ đạo vào ngày thứ bảy mỗi tuần, nhà trường sẽ sắp xếp thờikhóa biểu để những em học sinh yếu kém nhiều môn vẫn đảm bảo được phụ đạođầy đủ Bên cạnh đó, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ mơn tìm hiểungun nhân học yếu của học sinh, phối hợp cùng với cha mẹ học sinh quản lý việcđi học phụ đạo của học sinh nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Bồi dưỡng học sinh giỏi: ngay từ đầu năm, Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức kì thituyển đầu vào cho các đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi, các em học sinh đượcquyền đăng kí các mơn thi theo nguyện vọng, năng lực và sở thích của các em, bêncạnh đó tổ chun mơn, giáo viên chủ nhiệm tiếp tục tìm phát hiện những em cónăng lực tốt với bộ mơn mình dạy, động viên các em tham gia thi tuyển vào độituyển Tổ trưởng phân công giáo viên dạy, lên kế hoạch dạy bồi dưỡng học sinhgiỏi (BDHSG), nội dung BDHSG phải bám sát với chương trình nâng cao, phù hợpvới cấu trúc đề thi Kế hoạch dạy BDHSG phải được Hiệu trưởng duyệt, và trongquá trình giảng dạy, tổ trưởng chuyên môn phải luôn theo sát, kiểm tra quá trìnhdạy, có vấn đề khó khăn phải tham mưu ngay với Hiệu trưởng để kịp thời giảiquyết khúc mắt nhằm đạt kết quả cao trong các kì thi.

2.2.4 Hiệu trưởng kiểm tra các hoạt động của tổ chuyên môn và giáo viên

Đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường cũng đưa ra kế hoạh kiểm tra nội bộ,trong đó có việc kiểm tra chuyên môn của giáo viên, trong kế hoạch có nêu rõngười kiểm tra và người được kiểm tra và thời gian kiểm tra, thời gian người kiểmtra nộp hồ sơ về cho Hiệu trưởng cũng được ấn định.

Để kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động của tổ có hiệu quả, Hiệu trưởngtrường thường đi dự giờ đột xuất để đánh giá tay nghề giáo viên nếu thấy chưa ổnthì Hiệu trưởng đề xuất với tổ trưởng có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ, các hoạt độngnày thường diễn ra vào đầu năm học.

2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

2.3.1 Điểm mạnh:

Ban Giám hiệu đoàn kết, thống nhất cao; việc tổ chức triển khai, kiểm tra đánhgiá các hoạt động trong nhà trường sâu sát, hiệu quả, được sự tin tưởng của cán bộ,giáo viên, công nhân viên nhà trường.

Trang 13

100% giáo viên nhà trường đạt chuẩn và trên chuẩn, tất cả đều có tinh thầnham học hỏi, cầu tiến, nhiệt tình, có tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ đồngnghiệp, học sinh.

Cơ sở vật chất được đầu tư khá đầy đủ các trang thiết bị phục vụ dạy và học,Trường đóng tại địa bàn trung tâm thành phố, thuận lợi cho việc đi lại của học sinh.

Chất lượng học sinh tuy chưa cao nhưng có nhiều em rất cố gắng trong học tập,rèn luyện; công tác đào tạo kỹ năng sống được chú trọng, các hình thức sinh hoạtchuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ đội nhóm, sinh hoạt năng khiếu, thểdục – thể thao – văn thể mỹ ngày càng phát triển.

2.3.2 Điểm yếu:

Nhà trường còn khuyết 01 phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn, Hiệutrưởng phải đảm nhận cả hai nhiệm vụ cùng một lúc, nên Hiệu trưởng chưa thườngxuyên dự các buổi họp tổ của các tổ chun mơn nên chưa có những góp ý, điềuchỉnh kịp thời về nội dung cũng như hình thức tổ chức cuộc họp của các tổ.

Đội ngũ giáo viên phần lớn cịn trẻ, rât nhiệt huyết, nhiệt tình nhưng cịn thiếukinh nghiệm trong giải quyết các tình huống sư phạm; giáo viên lớn tuổi thì ngạithay đổi phương pháp giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin.

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các tổ chưađạt được hiệu quả cao, mỗi tổ chỉ có 1-2 tiết/ học kì.

Chất lượng học sinh đầu vào chưa cao, đa số các em tiếp thu bài rất chậm, nênảnh hưởng đến kết quả học tập trong tồn trường.

2.3.3 Cơ hội

Sở Giáo dục và Đào tạo ln quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhàtrường thực hiện các hoạt động giáo dục.

Trường nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự tin tưởng của phụhuynh và học sinh, đặc biệt được sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của Ban đại diệnCha mẹ học sinh.

2.3.4 Thách thức

Những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động vào trường gây biến độngtâm lý, nhận thức, trách nhiệm của học sinh; nhiều phụ huynh chưa tích cực phốihợp với nhà trường trong việc giáo dục con cái, cịn bao che, phó mặc cho nhàtrường.

Sự phát triển nhanh chóng của giáo dục tồn cầu, cùng với sự phát triển đổimới giáo dục hiện nay của đất nước là những thách thức lớn đối với trường THPTNguyễn Hữu Thọ.

- Nhiều gia đình học sinh cịn khó khăn về hồn cảnh kinh tế, phụ huynh học sinhđi làm xa, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ra sức học tập.

2.4 Kinh nghiệm thực tế về công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tạitrường THPT Nguyễn Hữu Thọ

Trang 14

Bên cạnh đó Hiệu trưởng nghiên cứu và biết được những ưu điểm, hạn chếtrong hoạt động tổ chuyên môn, đề xuất với tổ trưởng chuyên môn một số biệnpháp đổi mới sinh hoạt tổ chun mơn, từ đó hướng dẫn các tổ trưởng chuyên mônxây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục hoàn thiện hơn, bám sát với tình hìnhthực tế của nhà trường.

Hiệu trưởng tổ chức triển khai cho các tổ trưởng, tổ phó chun mơn nắm rõ vịtrí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong nhà trường, các bước lậpkế hoạch năm học, tháng, tuần; cách điều hành buổi họp tổ chuyên môn, xây dựngnội dung họp tổ chuyên môn.

Hiệu trưởng quản lý các tổ bộ môn, tổ chức sinh hoạt chuyên môn và các hoạtđộng dạy học theo đúng qui định của các cấp quản lý, xếp thời biểu cho học sinh vàgiáo viên theo đúng quy chế chuyên môn, có quan tâm đến các nguyện vọng củatừng giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ đạt kết quảcao.

Một số tình huống trong cơng tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn mànhà trường đã giải quyết thành công trong năm học vừa qua:

- Để tạo điều kiện cho các giáo viên được ứng dụng công nghệ thông tin tronggiảng dạy, mà do nhà trường chỉ có 4 phịng chức năng, Hiệu trưởng đã đề xuất lênSở Giáo dục và Đào tạo, xin cấp cho nhà trường 15 máy chiếu, đảm bảo cho cácgiáo viên đều hồn thành tốt cơng việc của mình.

- Trong hai năm học vừa qua, Hiệu trưởng đã thống nhất thành lập các nhómzalo của giáo viên, của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm các khối lớpđể thông tin nhanh và triển khai nội dung công việc được giao cho giáo viên kịpthời được nắm bắt và thực hiện công việc theo yêu cầu.

- Khắc phục tình trạng họp tổ chun mơn chỉ mang tính hình thức, tổ trưởngchỉ thông tin nhanh một số công việc trọng tâm trong tháng, hoặc có tổ khơng tổchức họp định kì lần 2 trong tháng mà chỉ thơng báo nhanh trên nhóm zalo của tổrồi các giáo viên tự ghi vào sổ họp cá nhân Hiệu trưởng phải tổ chức họp tổ trưởngchun mơn trước đó, trao đổi và góp ý, giúp họ nhận ra mục đích và ý nghĩa thựcsự của buổi họp tổ chun mơn, ngồi ra Hiệu trưởng đến dự họp đột xuất một sốbuổi họp chuyên môn của các tổ.

- Một số giáo viên xử lý học sinh vi phạm nội qui chưa khéo léo, thiếu kiềmchế, đơi khi có lời nói hoặc hành động không hay đến học sinh Sau khi được nghephản ánh, Hiệu trưởng lập tức tìm hiểu sự việc, sau đó mời ngay giáo viên đó đếnlàm việc, nhằm tìm hiểu nguyên nhân để có hướng giải quyết, đồng thời lắng nghetâm tư của giáo viên, xem có vấn đề khó khăn gì trong cơng việc cũng như trongcuộc sống mà chia sẻ, giúp đỡ Đồng thời tổ chức buổi họp có Hiệu trưởng, giáoviên, phụ huynh và học sinh để tiếp nhận thơng tin từ các phía nhằm điều chỉnhphương pháp quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.

Trang 15

bảo số tiết dạy trên lớp Nhưng có một thực trạng diễn ra, khi giáo viên chấm xonglại không cầm trực tiếp lên nộp lại cho phó Hiệu trưởng chun mơn, mà lại nhờngười nhà hoặc có khi ngay cả học sinh cầm vào nộp, khơng đảm bỏa được tínhbảo mật Vì vậy, trong năm học vừa rồi, Hiệu trưởng đã chỉ đạo các tổ chuyên mônphải vào trường chấm tập trung trong 3 ngày, tuyệt đối không cho học sinh vào phụgiúp trong các khâu ráp phách, lên điểm, tăng tính khách quan cũng như tính bảomật cho các kì kiểm tra.

- Để khích lệ hoạt động của các tổ chuyên môn, Hiệu trưởng tham mưu và họpliên tịch xây dựng tiêu chí thi đua giữa các tổ chuyên môn.

Như vậy, trong năm học vừa qua, Hiệu trưởng đã quản lý hoạt động của tổchuyên môn khá thành công.

- 100% tổ chuyên môn sinh hoạt đúng qui định: 2 lần/ tháng.

- 100% tổ trưởng xây dựng kế hoạch năm học đúng qui định, các hoạt độngtrong tháng đều báo cáo đúng thời hạn.

- 100% giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn.

- Xếp loại học sinh khá - giỏi cuối năm 2020 - 2021 đạt 82,5%, tăng 6,1% sovới năm 2019 - 2020.

- Tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp trong kì thi THPT đạt 100%, tăng 0,2% so vớinăm 2019 - 2020.

Trang 16

3 Kế hoạch hành động công tác quản lí hoạt động của tổ chun mơn tại trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4, thành phốHồ Chí Minh trong năm học 2021 - 2022

TTTêncôngviệcKết quảcần đạtđượcNgười phốihợp thựchiệnĐiều kiện thực

hiệnCách thức thực hiệnkhăn (nếu có)Rủi ro/ khóHướng khắcphục rủi ro

1Thànhlập tổchunmơnThành lậpđược 10tổ chunmơn theođúng quiđịnh vàtình hìnhthực tếcủa nhàtrường.Trong đógiữnguyên cơcấu 8 tổ,thay đổicơ cấu tổSử -GCDC.Phó Hiệutrưởng, tổtrưởngchun mơn,các đồn thểtrong trườngvà giáo viên.Dựa vào tình hìnhnhân sự củatrường và nănglực chun mơncủa giáo viên.Thời gian tháng 8năm 2021.

- Hiệu trưởng đánh giá lại cáchoạt động của tổ chuyên môntrong năm học 2020 - 2021,xây dựng dự thảo thành lập cáctổ chuyên môn trong năm học2021 - 2022.

- Hiệu trưởng điều động họpliên tịch vào đầu tháng 8/2021để lấy ý kiến thành lập 10 tổchuyên môn.

Trang 17

TTTêncôngviệcKết quảcần đạtđượcNgười phốihợp thựchiệnĐiều kiện thực

hiệnCách thức thực hiệnkhăn (nếu có)Rủi ro/ khóHướng khắcphục rủi ro

trưởng chuyênmôn bồi dưỡngcông tác quản lýcho người đượcđảm nhận chứcvụ.2Họptriểnkhainhiệmvụ củatổtrưởngchunmơn,dự thảoquy chếchunmơn vàchiếnlượcpháttriểnnhà- Tổtrưởngchunmơn nắmđược vaitrị, tráchnhiệm củamìnhtrongcơng tácquản lý,điều hànhhoạt độngtổ chunmơn.- Lấy ýkiến đónggóp vềPhó Hiệutrưởng, tổtrưởngchun mơn,chủ tịchcơng đồn,bí thư chiđồn giáoviên, trợ lýthanh niên.- Hiệu trưởng dựthảo quy chếchuyên môn,chiến lược pháttriển nhà trườngvà thơng qua chibộ trước.

- Sau đó tổ chứccuộc họp và triểnkhai chung vớinhiệm vụ nămhọc 2021 - 2022.- Thời gian thựchiện trong 02tuần đầu tháng8/2021.

- Tổ chức họp ngay sau khithành lập các tổ chuyên môn.- Triển khai dự thảo đến các tổtrưởng chuyên môn, thông báonhiệm vụ của Hiệu trưởng, cácphó Hiệu trưởng và tổ trưởngchun mơn.

- Sau đó lấy ý kiến đóng gópcủa các tổ trưởng chun mơncho dự thảo.

Trang 18

TTTêncôngviệcKết quảcần đạtđượcNgười phốihợp thựchiệnĐiều kiện thực

hiệnCách thức thực hiệnkhăn (nếu có)Rủi ro/ khóHướng khắcphục rủi ro

trường quy chếchuyênmôn vàchiến lượcphát triển.3Triểnkhaiquy chếchuyênmôn vàchiếnlượcpháttriểnnhàtrườngThành lậpquy chếchunmơn,chiến lượcphát triểnnhàtrường vàtriển khaiđến tồnthể giáoviên trongnhàtrường.Phó Hiệutrưởngchun môn,tổ trưởngchuyên môn,và các giáoviên trongnhà trường.

- Dựa vào dự thảoquy chế chuyênmôn và chiếnlược phát triểnnhà trường.

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởngchuyên môn triển khai 02 dựthảo đến các giáo viên trong tổ,lấy ý kiến đóng góp ngay trongbuổi họp đình kì lần thứ nhấtcủa tháng 8/2021.

- Hiệu trưởng phản hồi lại cácý kiến của các tổ trong Hộinghị cán bộ viên chức, đi đếnvà thống nhất và sau đó Hiệutrưởng ban hành quy chếchun mơn và chiến lược pháttriển để các tổ thực hiện.

- Thời gian banhành quy chếchun mơn vàchiến lược pháttriển có thể bịtrễ do phụthuộc vào thờigian tổ chứcHội nghị cánbộ viên chức.- Xin ý kiến cấptrên để có thể tổchức Hội nghịcán bộ viên chứcsớm, kịp thời banhành quy chếchueyen môn vàchiến lược pháttriển để thực hiện.4Chỉ đạocác tổtrưởngchunmơnCác tổtrưởngchunmơn phảixây dựngHiệu phóchun mơn,tổ trưởngchun mơn,tổ phóCăn cứ vào kếhoạch chung, kếhoạch chunmơn của nhàtrường, kế hoạch

Trang 19

TTTêncôngviệcKết quảcần đạtđượcNgười phốihợp thựchiệnĐiều kiện thực

hiệnCách thức thực hiệnkhăn (nếu có)Rủi ro/ khóHướng khắcphục rủi roxâydựngkếhoạchhoạtđộng,giáoviên lậpkếhoạchhoạtđộngcủa cánhânkế hoạchhoạt độngnăm 2021- 2022theo kếhoạchchung củanhàtrường,các kếhoạchhoạt độngphải khoahọc, đúngqui địnhvà phùhợp vớitình hìnhthực tếcủa tổchunmơn.Tất cả cácgiáo viênchun mơnvà các giáoviên trongtổ.hoạt động và tìnhhình thực tế củatổ chun mơn.Thời gian thựchiện đầu tháng9/2021.tế của nhà trường.

- Hiệu trưởng chỉ đạo phó Hiệutrưởng chuyên môn duyệt kếhoạch và chỉ đạo các bộ phậntổ chức thực hiện.

Trang 20

TTTêncôngviệcKết quảcần đạtđượcNgười phốihợp thựchiệnĐiều kiện thực

hiệnCách thức thực hiệnkhăn (nếu có)Rủi ro/ khóHướng khắcphục rủi ro

dựa trênkế hoạchhoạt độngcủa tổchunmơn lậpkế hoạchphù hợpvới điềukiện củabản thân5Quiđịnh vềsinhhoạt tổchunmơn vànộidungsinhhoạtđịnh kì.- Đảm bảothời giansinh hoạttheo quiđịnh 01lần trong02 tuần.- Nộidung sinhhoạt tổ tậptrung vàocác vấn đềchunPhó Hiệutrưởngchun mơn,tổ trưởngchun mơnvà các giáoviên.

- Căn cư vào quychế chuyên môncủa trường và kếhoạch hoạt độngcủa tổ chunmơn đã đượcHiệu trưởngduyệt.- Phương tiện:phịng giáo viên.- Thời gian: tháng9/2021.

- Hiệu trưởng qui định số lầnhọp tổ chun mơn định kì cho10 tổ.

- Tổ trưởng chun mơn xâydựng nội dung họp tổ dựa trênnội dung cuộc họp định kì vớilãnh đạo nhà trường, và dựatrên kế hoạch hoạt động thángcủa tổ.

- Tổ trưởng thực hiện sinh hoạtchuyên mơn 2 tuần/ lần.

- Hiệu trưởng hoặc các phó

Trang 21

TTTêncôngviệcKết quảcần đạtđượcNgười phốihợp thựchiệnĐiều kiện thực

hiệnCách thức thực hiệnkhăn (nếu có)Rủi ro/ khóHướng khắcphục rủi ro

mơn như:đổi mớiphươngphápgiảng dạy,sinh hoạtchuyênmôn theohướngnghiêncứu bàihọc, báocáochuyênđề, …

Hiệu trưởng dự họp đột xuấtcác tổ ít nhất 1 lần trong mộthọc kì, chia sẻ, góp ý.nên khơng thểsắp xếp thamdự các buổihọp định kì củacác tổ.

- Nội dung sinhhoạt tổ chunmơn cịn sơ sài,chưa đi sâu vàochun mơn.trưởng lên kếhoạch tham dựbuổi họp định kìcác tổ ngay từđầu năm.- Hiệu trưởng chỉđạo các tổ trưởngchuyên môn gửitrước nội dunghọp tổ cho Hiệutrưởng xem(trước 2-3 ngày),để Hiệu trưởngcùng với phóHiệu trưởng gópý và có nhữngđiều chỉnh kịpthời.6Chỉ đạotổchunmơntriểnkhai vàĐảm bảođúngkhungchươngtrình theoqui địnhPhó Hiệutrưởngchuyên môn,tổ trưởngchuyên mônvà các giáo- Căn cứ vào kếhoạch năm học cảSở giáo dục vàcủa nhà trường.- Căn cứ vào nộidung sách giáo

- Chỉ đạo các tổ chuyên mônxây dựng lại phân phối chươngtrình cho phù hợp, theo hướngdẫn tinh giản của Bộ giáo dụcvà Đào tạo.

- Giáo viên báo giảng theo

- Việc báo cáohàng tháng củacác tổ còn chưatrung thực.- Chương trìnhgiữa sổ đầu bài

Trang 22

TTTêncôngviệcKết quảcần đạtđượcNgười phốihợp thựchiệnĐiều kiện thực

hiệnCách thức thực hiệnkhăn (nếu có)Rủi ro/ khóHướng khắcphục rủi rothựchiệnchươngtrìnhnămhọc2021 -2022của Sởgiáo dụcvà đào tạothành phốHồ ChíMinh yêucầu.

viên khoa, chuẩn kỹnăng, kiến thức.- Căn cứ vàophân phối chươngtrình mà tổ đãthống nhất từ đầunăm học.

phân phối chương trình vào sổđầu bài, cuối mỗi tháng phóHiệu trưởng chun mơn kiểmtra và ký duyệt.

- Hiệu trưởng qui định các tổtrưởng chuyên môn báo cáocông việc của các giáo viêntheo tháng bằng văn bản chophó Hiệu trưởng chuyên môn.

và kế hoạch bàihọc khôngkhớp, nhất làtrong sổ đầubài trên lớp vàsổ đầu bài thựchành.chưa đúng quiđịnh.7Chỉ đạotổtrưởnglập kếhoạchđổi mớiphươngphápdạy họcvà đổimớiphươngphápkiểmtra- Nângcao nhậnthức chogiáo viênvề đổimớiphươngpháp dạyhọc và đổimới kiểmtra đánhgiá.- Giáoviên vậndụngPhó Hiệutrưởngchun mơn,tổ trưởngchun mơnvà các giáoviên.- Căn cứ cơngvăn4612/BGDĐT-GDTrH hướngdẫn thực hiệnchương trình giáodục phổ thônghiện hành theođịnh hướng pháttriển năng lực vàphẩm chất họcsinh từ năm học2017 - 2018, ngày03 tháng 10 năm2017.

- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổtrưởng chuyên môn phố biếncác công văn của Bộ, Sở hướngdẫn thực hiện đổi mới phươngpháp dạy học tích cực và đổimới hình thức kiểm tra, đánhgiá học sinh.

- Hiệu trưởng chỉ đạo phó Hiệutrưởng chuyên môn thống nhấttiêu chuẩn đánh giá giờ dạy,phổ biến cho tồn thể giáoviên.

- Tổ chun mơn lập kế hoạchdự giờ, thao giảng trường, thao

- Các tổ trưởngchuyên môntriển khai sơsài, khôngđúng theo kếhoạch.

Trang 23

TTTêncôngviệcKết quảcần đạtđượcNgười phốihợp thựchiệnĐiều kiện thực

hiệnCách thức thực hiệnkhăn (nếu có)Rủi ro/ khóHướng khắcphục rủi ro

đánhgiá được tốtcácphươngpháp dạyhọc tíchcực vàocác tiếtdạy, nângcao chấtlượnggiáo dục,thực hiệnđổi mớikiểm trađánh giátheohướngphát triểnnăng lựchọc sinh.- Công văn3132/GDĐT-TrHvề thực hiện đổimới công tác xâydựng kế hoạchgiáo dục, đổi mớidạy học và kiểmtra đánh giá nămhọc 2019 - 2020,ngày 05 tháng 9năm 2019.- Phương tiện:máy chiếu, bảngtương tác, thiết bịthực hành thínghiệm.giảng cụm.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổchức chuyên đề, chia sẻ kinhnghiệm, phương pháp dạy họcđã áp dụng cho tập thể giáoviên.

- Chỉ đạo phó Hiệu trưởngchun mơn, tổ trưởng dự giờgiáo viên có trao đổi, rút kinhnghiệm giờ dạy.

chưa phongphú, chưa đápứng được nhucầu đổi mới.

8Chỉ đạotổ nângcaoTất cảgiáo viênlên lớpPhó Hiệutrưởngchuyên môn,Căn cứ điều lệtrường, quy chếchuyên môn và

- Hiệu trưởng phân cơng chophó Hiệu trưởng chun mơnvà tổ trưởng chun môn duyệt

- Giáo viênsoạn kế hoạchbài dạy để đối

Trang 24

TTTêncôngviệcKết quảcần đạtđượcNgười phốihợp thựchiệnĐiều kiện thực

hiệnCách thức thực hiệnkhăn (nếu có)Rủi ro/ khóHướng khắcphục rủi rochấtlượngsoạn kếhoạchbài dạycủagiáoviênđều có kếhoạch bàidạy bảođảm đúngmục tiêuchuẩnkiến thức,phẩm chấtvà cảnăng lực,thực hiệntheo nộidung giảmtải.tổ trưởngchuyên mônvà các giáoviên.kế hoạch nhà

trường kế hoạch bài dạy của các giáoviên, tổ trưởng duyệt hàngtuần, phó Hiệu trưởng duyệthàng tháng.

- Có biên bản kiểm tra, và ghirõ nhận xét ưu điểm, hạn chếvào từng kế hoạch bài dạy củagiáo viên.

phó, sao chéplẫn nhau, chưachú trọng vàoviệc đổi mớiphương phápdạy học.- Một số giáoviên cịn sửdụng mẫu giáốn cũ.- Tổ trưởngkhơng kiểm trathường xun.

mơn thống nhấtmẫu kế hoạch bàidạy cho tồntrường theo cáccơng văn hướngdẫn của Sở Giáodục.

- Thực hiện dựgiờ và kiểm rtađột xuất.

- Nhắc nhở phóHiệu trưởngchun mơn và tổtrưởng phải lênkế hoạch kiểm travà thực hiệnđúng.9Tổchứccácbuổibáo cáochuyên- Cónhữngchuyên đềthiếtthực , hiệuquả trongPhó Hiệutrưởngchun mơn,tổ trưởngchun mơnvà các giáo- Có nhữngchun đề chấtlượng ở tổchuyên môn đểbáo cáo.- Hỗ trợ cho giáo

Trang 25

TTTêncôngviệcKết quảcần đạtđượcNgười phốihợp thựchiệnĐiều kiện thực

hiệnCách thức thực hiệnkhăn (nếu có)Rủi ro/ khóHướng khắcphục rủi rođề cấp

trường công tácgiảng dạyđể giáoviên chiasẻ, học tậpkinhnghiệm.- Cácchuyên đềgắn liềnvới thựctiễn giúphọc sinhhứng thúhơn tronghọc tập.

viên viên báo cáo ra những chuyên đề có chấtlượng cho Hiệu trưởng duyệt,và tổ chức báo cáo với toàn thểhội đồng sư phạm nhà trường.- Chỉ đạo thực hiện các chuyênđề về phương pháp giảng dạycho giáo viên và chuyên đề họctập cho học sinh.- Nhiều chuyênđề còn sơ sài,chưa thực tế.- Thời gianthực hiệnchuyên đềthường dồn vàocuối năm học.môn học và cótính thực tế.- Các chun đềphải được thểhiện trong kếhoạch hoạt độngcủa tổ, khi phóHiệu trưởngchun mơnduyệt kế hoạch sẽkịp thời góp ý,điều chỉnh lịchbáo cáo giữa cáctổ cho phù hợp,sao cho hàngtháng đều có tổbáo cáo chuyênđề; đồng thờinhắc nhở, đơnđốc thực hiện.10Chỉ đạotổtrưởngchun100%giáo viênđượckiểm traPhó Hiệutrưởngchun mơn,tổ trưởngCăn cứ kế hoạchkiểm tra nội bộcủa trường, của tổchuyên môn và

Trang 26

TTTêncôngviệcKết quảcần đạtđượcNgười phốihợp thựchiệnĐiều kiện thực

hiệnCách thức thực hiệnkhăn (nếu có)Rủi ro/ khóHướng khắcphục rủi romônkiểmtra việcthựchiệncác loạihồsơchuyênmôncủagiáoviênthực hiệntốt cácloại hồ sơtheo quyđịnhchuyên môn,tổ phóchun mơnvà các giáoviên trongtổ.quy chế chun

mơn - Hiệu trưởng qui định thờigian kiểm tra, duyệt hồ sơ củagiáo viên.

- Chỉ đạo phó Hiệu trưởng, tổtrưởng chun mơn, tổ phóchun mơn kiểm tra các loạihồ sơ của giáo viên có nhậnxét, đánh giá, rút kinh nghiệm,có biên bản báo cáo lên Hiệutrưởng.để kiểm tra.- Hình thức cácloại hồ sơ cịnchưa đúng theoqui định.nhiều lần.- Hướng dẫn giáoviên chỉnh sửađúng quy định.11Triểnkhaicôngtáckiểmtra,đánhgiá kếtquả họctập củahọc- Tổ chứckiểm tra,đánh giá.- Đề kiểmtra đánhgiá đảmbảo sátchuẩnkiến thức,kĩ năng.Phó Hiệutrưởngchun mơn,tổ trưởngchun mơn,tổ phóchun môn,giáo viên bộmôn và giáoviên chủnhiệm

Căn cứ thông tưsố 58/2011/TT–BGDĐT và thôngtư 26/2020/TT–BGDĐT về đánhgiá, xếp /loại họcsinh trung học cơsở và trung họcphổ thông.

- Triển khai thông tư số58/2011/TT–BGDĐT và thôngtư 26/2020/TT–BGDĐT vềđánh giá, xếp /loại học sinhtrung học cơ sở và trung họcphổ thông.

- Hiệu trưởng thống nhất thờigian kiểm tra định kì, các tổchun mơn thống nhất ma trậnđề kiểm tra, tổ trưởng chuyênmôn nộp đề kiểm tra định kì

- Đề kiểm trachưa bám sátvới ma trận.- Học sinhvắng kiểm tratập trung.- Giáo viênchấm bài cịnsai sót, chưađúng tiến độ.- Hướng dẫn giáoviên biên soạntheo các mức độphù hợp, bám sátvới ma trận.- Tổ chức cho họcsinh kiểm tra bổsung.

Trang 27

TTTêncôngviệcKết quảcần đạtđượcNgười phốihợp thựchiệnĐiều kiện thực

hiệnCách thức thực hiệnkhăn (nếu có)Rủi ro/ khóHướng khắcphục rủi rosinh - Kết quảkiểm tra,đánh giáđúng thựcchất nănglực họcsinh.

cho hiệu phó chun mơnduyệt.

- Chỉ đạo tổ chức kiểm tra địnhkì tập trung, tổ chức chấm thitập trung để đảm bảo kết quảkiểm tra khách quan.

các bài kiểm trabị sai sót; ghinhận lại và nhắcnhở các giáo viênkhơng chấm đúngqui định cũngnhư không theođúng tiến độ.12Chỉ đạotổchuyênmônphụđạo họcsinhyếukém vàbồidưỡnghọcsinhgiỏi- Có kếhoạch phụđạo và bồidưỡng- Nângcao chấtlượng dạyhọc củanhà tườngPhó Hiệutrưởng, tổtrưởngchun mơn,tổ phóchun mơnvà giáo viênCăn cứ vào kếhoạch chung củanhà trường, kếhoạch hoạt độngcủa tổ chuyênmôn, chỉ tiêuphấn đấu và kếhoạch các cuộcthi học sinh giỏicủa thành phố.

- Đối với phụ đạo học sinh yếukém: Hiệu trưởng đề nghị giáoviên chủ nhiệm lập danh sáchhọc sinh yếu kém ở các mơnsau khi kiểm tra giữa học kì 1,chỉ đạo phó Hiệu trưởngchun mơn sắp xếp thời khóabiểu; phân cơng phó Hiệutrưởng cơ sở vật chất bố tríphịng học, tổ trưởng chuyênmôn phân công giáo viên dạy.- Đối với công tác bồi dưỡnghọc sinh giỏi: Hiệu trưởngchọn những giáo viên vữngvàng về chun mơn, có kinhnghiệm chọn học sinh để bồi

- Đối với phụđạo học sinhyếu kém: họcsinh khôngtham gia đầyđủ các buổihọc.

Trang 28

TTTêncôngviệcKết quảcần đạtđượcNgười phốihợp thựchiệnĐiều kiện thực

hiệnCách thức thực hiệnkhăn (nếu có)Rủi ro/ khóHướng khắcphục rủi ro

dưỡng sau đó tổ chức thi cấptrường để chọn vào đội tuyểnbồi dưỡng thi cấp thành phố.

13Thựchiệnviếtsángkiếnkinhnghiệmvànghiêncứukhoahọc sưphạmứngdụngNhằm đúckết đượckinhnghiệm vàphát huytính sángtạo củagiáo viêntrongcơng tácgiảng dạyPhó Hiệutrưởng, tổtrưởngchun mơn,tổ phóchun mơnvà giáo viên

- Căn cứ vào tiêuchí thi đua, quychế chun mơncủa nhà trường.- Căn cứ vào khảnăng sáng tạo củacác giáo viên.

- Hiệu trưởng phát động phongtrào viết sáng kiến kinh nghiệmvà nghiên cứu khoa học sưphạm ứng dụng vào đầu nămhọc và trong buổi Hội nghị cánbộ viên chức.

- Hiệu trưởng thành lập hộiđồng chấm sáng kiến kinhnghiệm cấp trường.

Gửi kết quả chấm và bảng tómtắt sáng kiến kinh nghiệm củagiáo viên về hội đồng chấmsáng kiến kinh nghiệm cấptỉnh.- Cịn tìnhtrạng sao chépsáng kiến kinhnghiệm.- Nhiều đề tàichưa có tínhmới, khơng cótính thực tiễn.- Giáo viên viếtsáng kiến chưađúng cấu trúc,quy trình.

Triển khai lại cấutrúc của sáng kiếnkinh nghiệm vànhắc nhở giáoviên không nênsao chép.14Triểnkhaithựchiệncác câulạc bộCác tổthành lậpđược câulạc bộ họctập, vàsinh hoạtCác phóHiệu trưởng,tổ trưởngchun mơn,trợ lý thanhniên và chiCăn cứ vào kếhoạch, nhiệm vụnăm học 2021 -2022- Hiệu trưởng đề nghị các tổxây dựng kế hoạch hoạt độngcâu lạc bộ học tập, xây dựngquy chế hoạt động nộp choHiệu trưởng kí duyệt.

- Sau đó Hiệu trưởng ra quyết

Các câu lạc bộhoạt động cịnmang tính hìnhthức, nội dungsinh hoạt chưaphong phú,

Trang 29

TTTêncôngviệcKết quảcần đạtđượcNgười phốihợp thựchiệnĐiều kiện thực

hiệnCách thức thực hiệnkhăn (nếu có)Rủi ro/ khóHướng khắcphục rủi rohọc tập định kìvào ngàythứ bảytrongtuần.đồn giáoviên định thành lập các câu lạc bộhọc tập.- Phân công trong Ban giámhiệu, dự các buổi hoạt động củacác câu lạc bộ này.

- Cuối học kì, năm học các chủnhiệm câu lạc bộ nộp hồ sơhoạt động về cho Hiệu trưởng(gồm các nội dung sinh hoạt,biên bản sinh hoạt, )

chưa thu húthọc sinh thamgia nhiều.trưởng tư vấn, hỗtrợ cho các câulạc bộ trong việclàm phong phúnội dung sinhhoạt cũng nhưviệc ghi biên bảnsinh hoạt.15Hiệutrưởngkiểmtrahoạtđộngcủa tổchunmơnĐánh giáhoạt độngcủa các tổchunmơnPhó Hiệutrưởng, tổtrưởngchun mơnCăn cứ vào kếhoạch chung, quychế chuyên môncủa nhà trường

Trang 30

4 Kết luận và kiến nghị

4.1 Kết luận

Đối với bất cứ trường THPT nào chất lượng dạy - học luôn là thước đo quantrọng về sự thành cơng Uy tín, thương hiệu của nhà trường có được đảm bảo haykhơng là nhờ chất lượng dạy-học Vì vậy nhiệm vụ của người quản lý nhà trườngnói chung và trường THPT nói riêng là tìm ra những giải pháp tốt nhất cho vấn đềnâng cao chất lượng dạy-học Một trong những giải pháp đó là tăng cường cơng tácquản lý chuyên môn.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo sát sao tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt độngnăm học, quy định về chế độ sinh hoạt định kì tổ chuyên môn, chỉ đạo tổ chức cáchoạt động chuyên môn, thường xuyên kiểm tra đánh giá kịp thời để điều chỉnh, rútkinh nghiệm nhằm hoạt động đạt hiệu quả cao, khắc phục những tồn đọng để vươnlên Từ đó, nâng cao chất lượng của bộ môn, xây dựng mỗi tổ chuyên mơn là mộttập thể thực sự đồn kết, nhiệt tình thực hiện thành công kế hoạch của tổ, củatrường.

Tuy nhiên, bên cạnh đó Hiệu trưởng chưa thật sự khuyến khích giáo viên trongphong trào tự học, tự sáng tạo để nâng cao trình độ tay nghề và năng lực sư phạm,chưa mạnh dạn đầu tư nhiều hơn cho tổ chuyên môn, đặc biệt là những hoạt độngmũi nhọn, trong công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá năng lực giáo viên chưaquyết đốn cịn tình trạng hình thức, nể nang,

Qua lớp học bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông tại trường Cán bộquản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, tơi đã hiểu rõ hơn về hoạt động của tổchuyên môn trường THPT, và xin mạnh dạn đề xuất kế hoạch hoạt động vận dụngkiến thức đã học nâng cao hiệu quả cơng tác quản lí hoạt động tổ chuyên môn củaHiệu trưởng.

4.2 Kiến nghị

Kiến nghị với Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh một số nội dungsau:

- Tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo về cơng tác quản lí của Hiệu trưởng,trong đó chú ý đến cơng tác quản lí hoạt động của tổ chuyên môn để học tập và rútkinh nghiệm.

- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên đề nhất là chuyên đề đổi mới phươngpháp dạy học, sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học.

- Tổ chức các lớp tập huấn về cơng tác quản lí tổ chun môn cho các tổtrưởng.

- Đầu tư thêm trang thiết bị dạy học giúp các tổ chuyên môn đổi mới phươngpháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học.

Trang 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơngcó nhiều cấp học ban hành kèm theo thơng tư số 32/2020/TT-BGDĐT, ngày 15tháng 9 năm 2020 của Bộ giáo dục Việt Nam.

2 Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sởvà trung học phổ thông.

3 Thông tư 26/2020/TT–BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chếđánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

4 Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dụcphổ thơng hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từnăm học 2017 - 2018, ngày 03 tháng 10 năm 2017.

5 Công văn 3132/GDĐT-TrH về thực hiện đổi mới công tác xây dựng kế hoạchgiáo dục, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá năm học 2019 - 2020, ngày 05tháng 9 năm 2019.

6 Tài liệu học tập bồi dưỡng cán bộ quản lí trường phổ thơng của trường cán bộquản lí giáo dục thành phồ Hồ Chí Minh, năm 2020.

7 Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của Sở giáo dục và đào tạothành phố Hồ Chí Minh.

8 Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của trường trung học phổthông Nguyễn Hữu Thọ, Quy chế chuyên môn năm học 2020 - 2021 của trườngtrung học phổ thông Nguyễn Hữu Thọ.

9 Báo cáo tổng kết năm học 2020 - 2021 của trường trung học phổ thông NguyễnHữu Thọ.

Ngày đăng: 16/02/2023, 15:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w