MỤC LỤC PHẦN I LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN II NỘI DUNG 2 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2 1 1 Một số vấn đề liên quan đến bằng chứng kiểm toán 2 1 1 1. MỤC LỤCPHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU1PHẦN II: NỘI DUNG2CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH21.1. Một số vấn đề liên quan đến bằng chứng kiểm toán21.1.1. Khái niệm21.1.2. Phân loại21.1.2.1. Phân loại bằng chứng theo nguồn gốc hình thành21.1.2.2. Phân loại bằng chứng theo tính thuyết phục31.1.2.3. Phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng41.1.3. Vai trò và tính chất của bằng chứng kiểm toán41.1.3.1. Vai trò41.1.3.2. Tính chất51.2. Tiêu chuẩn đối với bằng chứng kiểm toán71.3. Các thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán81.3.1. Kiểm tra vật chất81.3.2. Lấy xác nhận81.3.3. Xác minh tài liệu91.3.4. Quan sát101.3.5. Phỏng vấn101.3.6. Tính toán101.3.7. Thủ tục phân tích101.4. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt111.4.1. Giải trình của giám đốc.111.4.2.Những sự kiện xảy ra sau ngày lập Bảng cân đối kế toán.121.4.3. Công việc của chuyên gia.13CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY142.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY142.1.1. Thông tin chung142.1.2. Ngành nghề kinh doanh152.2. Lịch sử hình thành và phát triển162.2.1. UHY International162.2.2. UHY Việt Nam162.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động182.4.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty182.4.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh222.4.2.1. Thị trường hoạt động của Công ty222.4.2.2. Khách hàng của Công ty Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY242.4.2.3. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY252.5. Quy trình kiểm toán chung25CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY293.1. Thực trạng thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY293.2. Minh họa thu thập bằng chứng kiểm toán tại khách hàng BT1313.3. Khảo sát46CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY THỰC HIỆN464.1. Nhận xét464.1.1 Những ưu điểm của việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại UHY LTD464.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân trong quá trình vận dụng484.2. Các giải pháp hoàn thiện484.2.1 Định hướng phát triển của Công ty UHY LTD trong những năm tới484.2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền tại Công ty UHY LTD48PHẦN III: KẾT LUẬN53 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTSTTTừ viết tắtÝ nghĩa1KTVKiểm toán viên2UHY LTDCông ty trách nhiệm hữu hạn PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦUTrong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, ngày càng có nhiều công ty ra đời hình thành và phát triển. Song thông tin mà các công ty trên cung cấp cho các nhà đầu tư, những người cần thông tin chưa chắc đã hoàn toàn chính xác. Đứng trước tình hình đó, ở Việt Nam hiện nay các công ty kiểm toán đã không ngừng lớn mạnh để thực hiện chức năng tư vấn và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của doanh nghiệp, góp phần làm minh bạch thông tin tài chính, tạo niềm tin cho nguời sử dụng thông tin trong việc đưa ra các quyết định kinh tế cũng như các quyết định quản lý. Cũng như các Công ty Kiểm toán khác ở Việt Nam, Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn (UHY LTD) được thành lập vào năm 2018, Trải qua 3 năm hình thành và phát triển công ty ngày các lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.Trong đó một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần làm nên thành công của một cuộc kiểm toán, đó là các bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán là cơ sở mà từ đó kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính từ đó hình thành nên kết luận kiểm toán. Mà các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán lại là sự đúc kết, khái quát hoá những kinh nghiệm kiểm toán trên cơ sở phương pháp biện chứng và phương pháp cụ thể khoa học như toán học, lôgic...Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính nói chung và với chu trình bán hàng nói riêng, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền tại Công ty Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY”PHẦN II: NỘI DUNGCHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH1.1. Một số vấn đề liên quan đến bằng chứng kiểm toán 1.1.1. Khái niệm Theo VSA500, “Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác.”1.1.2. Phân loại 1.1.2.1. Phân loại bằng chứng theo nguồn gốc hình thànhPhân loại dựa theo nguồn gốc của thông tin, tài liệu có liên quan đến Báo cáo tài chính mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán. Trong cách phân loại này bằng chứng được chia thành các loại:+ Bằng chứng do khách thể kiểm toán phát hành và luân chuyển nội bộ như: bảng chấm công, sổ thanh toán tiền lương, sổ tổng hợp, sổ số dư, sổ chi tiết, phiếu kiểm tra sản phẩm, vận đơn…Nguồn gốc bằng chứng này chiếm một số lượng lớn, khá phổ biến vì nó vì nó cung cấp với tốc độ nhanh chi phí thấp. Do bằng chứng này có nguồn gốc từ nội bộ doanh nghiệp, nên chúng chỉ thực sự có độ tin cậy khi hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu lực thực sự, do vậy tính thuyết phục của chúng không cao.+ Bằng chứng do các đôi tượng khác phát hành lưu trữ tại doanh nghiệp: hoá đơn bán hàng, hoá dơn mua hàng biên bản bàn giao tài sản cố định… Bằng chứng có độ thuyết phuc cao bởi nó được tạo từ bên ngoài tuy nhiên loại bằng chứng này vẩn có khả năng, tẩy soá thêm bớt ảnh hưởng đến độ tin cậy của kiểm toán đối với với hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp.+ Bằng chứng do đơn vị phát hành nhưng lại lưu chuyển ở bên ngoài: như uỷ nhiệm chi hoá, đơn bán hàng… Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao vì nó được cung cập bởi bên thứ ba ( tuy nhiên nó cần phải dảm bảo đươc tính độc lập của người cung cấp với doanh nghiệp)+ Bằng chứng do đơn vị bên ngoài phát hành và lưu trữ: loại bằng chứng này thường thu thập bằng phương pháp gửi thư xác nhận, mang tính thuyết phục cao vì nó được thu thập trực tiếp bởi kiểm toán viên ( tính thuyết phục sẽ không còn nếu kiểm toán viên không kiểm soát được quá trình gửi thư xác nhận ). Nó bao gồm một số loại như: bảng sác nhận nợ, bảng sác nhận các khoản phải thu, sác nhận số dư tài khoản của ngân hàng…Bằng chứng do kiểm toàn viên trưc tiếp khai thác và phát hiện như: tự kiểm kê kho, kiểm tra tài sản, quan sát về hoạt động của kiểm soát nội bộ… đây là loại bằng chứng có độ tin cậy cao nhất vì nó được thực hiện trực tiếp bởi kiểm toán viên. Song nhiều lúc nó còn mang tính thời điểm tại lúc kiểm tra ( như kiểm kê hàng tồn kho phụ thuộc vào tính chất vật lý của chúng theo từng thời điểm khác nhau mà có những kết quả khác nhau )…1.1.2.2. Phân loại bằng chứng theo tính thuyết phụcDo bằng chứng kiểm toán được sử dụng để trực tiếp đưa ra ý kiến khác nhau về tính trung thực của Báo cáo tài chính đơn vị kiểm toán phát hành. Vì vậy kiểm toán viên cần phải xem xét mức độ tin cây của chúng. Ý kiến của kiểm toán viên trong Báo cáo kiểm toán có mức độ tương ứng đối với tính thuyết phục của bằng chứng. Theo cách này bằng chứng được phân loại như sau:+ Bằng chứng có tính thuyết phục hoàn toàn: Đây là loại bằng chứng do kiểm toán viên thu thập bằng cánh tự kiểm kê, đánh giá và quan sát. Bằng chứng này thường được đánh giá là khách quan, chính sác và đầy đủ. Dựa vào ý kiến này kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.+ Bằng chứng thuyết phục từng phần như: bằng chứng thu được từ phỏng vấn cần phải phân tích và kiểm tra lại, các loại bằng chứng thường được đảm bảo bởi hệ thống kiểm soát nội bộ. Chúng chỉ thật sự có tính thuyết phục khi bộ máy kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp là thực sự tồn tại và có hiệu lực. Dựa vào loại bằng chứng này kiểm toán viên chỉ có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần.+ Bằng chứng không có giá trị thuyết phục: là bằng chứng không có giá trị trong việc ra ý kiến, quyết định của kiểm toán viên về việc kiểm toán. Bằng chứng có thể do phỏng vấn người quản lý, ban quản trị.1.1.2.3. Phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứngĐộ tin cậy còn được đánh giá qua hình thức của bằng chứng, với việc đánh giá độ tin cậy thông qua nguyên tắc: Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cây hơn bằng chứng ghi lại từ lời nói. Việc phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng bao gồm:+ Dạng bằng chứng vật chất: như bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kê tài sản cố định, hiểu biết kiểm toán… Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao.+ Dạng bằng chứng tài liệu: bao gồm tài liệu kế toán, sổ sách, chứng từ kế toán, ghi chép bổ xung của kế toán, tính toán của kiểm toán viên… Dạng bằng chứng này có mức độ tin cây cao tuy nhiên một số loại bằng chứng độ tin cậy của chúng phụ thuộc vào tính hiệu lực của bộ phận kiểm soát nội bộ.+ Dạng bằng chứng thu được từ lời nói: thường đươc thu thập qua phương pháp phỏng vấn nó mang tính thuyết phục không cao, song lại đòi hỏi lại đòi hỏi sự hiểu biết của người phỏng vấn khá cao về độ am hiểu vấn đề cần phỏng vấn.1.1.3. Vai trò và tính chất của bằng chứng kiểm toán 1.1.3.1. Vai trò Bằng chứng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra ý kiến, quyết định của kiểm toán viên về hoạt động kiểm toán, nó là cơ sở và là một trong những yếu tố quyết định độ chính xác và rủi do trong ý kiến của kiểm toán viên. Từ đó có thể thấy sự thành công cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào viêc thu thập và sau đó đánh giá bằng chứng của kiểm toán viên. Một khi kiểm toán viên không thu thập đầy đủ và đánh giá đúng các các bằng chứng thích hợp thì kiểm toán viên khó có thể đưa ra một nhận định chính sác về đối tượng cần kiểm toán.Chuẩn mực Kiểm toán số 500 có quy định: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán”Thông qua đó ta có thể thấy một ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức kiểm toán độc lập, các cơ quan cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc cơ quan pháp lý, bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để giám sát đánh giá chất lượng hoạt động cùa kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán. Việc giám sát này có thể do nhà quản lý tiến hành đối với các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hoặc có thể do cơ quan tư pháp tiến hành đối với chủ thể kiểm toán nói chung ( Trong trường hợp xảy ra kiện tụng đối với kiểm toán viên hay công ty kiểm toán).1.1.3.2. Tính chất Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để chứng minh cho báo cáo kiểm toán, nên các chuẩn mực kiểm toán đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của bằng chứng kiểm toán và yêu cầu: ” Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.”Như vậy, bằng chứng phải đảm bảo các yêu cầu :+ Đầy đủ Vấn đề này không có một thước đo chung, mà chủ yếu là dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Vì thế các chuẩn mực kiểm toán thường chấp nhận kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán và dựa vào đó để thuyết phục hơn là để kết luận. Sau đây là một số nhân tố có ảnh hưởng đến sự xét đoán của kiểm toán viên về sự đầy đủ:Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán: độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng cần thu thập. Cụ thể là khi bằng chứng có độ tin cậy cao thì số lượng bằng chứng chỉ cần ít cũng có thể đã đủ để làm cơ sở cho ý kiến của kiểm toán viên.Tính trọng yếu: Bộ phận nào càng trọng yếu thì càng đòi hỏi phải được quan tâm nhiều hơn và phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán hơn.Mức rủi ro: Số lượng bằng chứng cần phải tăng lên ở những bộ phận, hay những trường hợp có mức rủi ro cao.+ Thích hợp Tính thích hợp theo một nghĩa khác là tính tin cậy của bằng chứng. Độ tin cậy của bằng chứng phụ thuộc vào các nhân tố sau:Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán:Dạng bằng chứng kiểm toánHệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vịBằng chứng thu thập được trong điều kiện hệ thống nội bộ hoạt động tốt có độ tin cậy cao hơn so với bằng chứng kiểm toán thu được trong điều kiện hệ thống này hoạt động kém hiệu quả.Vì trong môi trường kiểm soát nội bộ hoạt động tốt hơn, khả năng tồn tại sai phạm mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện được sẽ thấp hơnSự kết hợp các bằng chứng kiểm toán Nếu nhiều thông tin, nhiều dạng bằng chứng cùng xác minh cho một vấn đề sẽ có độ tin cậy lớn hơn so với từng bằng chứng riêng rẽNgoài ra, còn phải lưu ý đến sự phù hợp của bằng chứng với cơ sở dẫn liệu mà kiểm toán viên muốn xác minh.Độ tin cậy, thích hợp của bằng chứng sẽ không còn giá trị nếu nó không xác minh cho một cơ sở dẫn liệu nào đó.1.2. Tiêu chuẩn đối với bằng chứng kiểm toána) KTV phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình. Sự đầy đủ và tính thích hợp luôn đi liền với nhau và được áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. “Đầy đủ” là tiêu chuẩn thể hiện về số lượng bằng chứng kiểm toán; “Thích hợp” là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng, độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. Thông thường KTV dựa trên các bằng chứng mang tính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn. Bằng chứng kiểm toán thường thu được từ nhiều nguồn, nhiều dạng khác nhau để làm căn cứ cho cùng một cơ sở dẫn liệu. Đánh giá của KTV về sự đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán chủ yếu phụ thuộc vào: Tính chất, nội dung và mức độ rủi ro tiềm tàng của toàn bộ BCTC, từng số dư tài khoản hoặc từng loại nghiệp vụ; Hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và sự đánh giá về rủi ro kiểm soát; Tính trọng yếu của khoản mục được kiểm tra; Kinh nghiệm từ các lần kiểm toán trước; Kết quả các thủ tục kiểm toán, kể cả các sai sót hoặc gian lận đã được phát hiện; Nguồn gốc, độ tin cậy của các tài liệu, thông tin.b) Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào nguồn gốc (ở bên trong hay ở bên ngoài); hình thức (hình ảnh, tài liệu, hoặc lời nói) và từng trường hợp cụ thể. Việc đánh giá độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán dựa trên các nguyên tắc: Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong; Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả;Bằng chứng do KTV tự thu thập có độ tin cậy cao hơn bằng chứng do đơn vị cung cấp; Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại lời nói.c) Bằng chứng kiểm toán có sức thuyết phục cao hơn khi có được thông tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận. Trường hợp này KTV có thể có được độ tin cậy cao hơn đối với bằng chứng kiểm toán so với trường hợp thông tin có được từ những bằng chứng riêng rẽ. Ngược lại, nếu bằng chứng có từ nguồn này mâu thuẫn với bằng chứng có từ nguồn khác, thì KTV phải xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết mâu thuẫn trên.Trong quá trình kiểm toán, KTV phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán với lợi ích của các thông tin đó. Khó khăn và chí phí phát sinh để thu thập bằng chứng không phải là lý do để bỏ qua một số thủ tục kiểm toán cần thiết.1.3. Các thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán 1.3.1. Kiểm tra vật chất Kiểm tra vật chất là quá trình kiểm kê tại chỗ hoặc tham gia kiểm kê các loại tài sản của đơn vị. Chứng kiến kiểm kê là một thủ tục kiểm toán phổ biến nhất giúp kiểm toán viên xác nhận tính hiện hữu của tài sản. Chứng kiến kiểm tra vật chất thường được áp dụng đối với tài sản có dạng vật chất cụ thể như: hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt, nhưng nó cũng được vận dụng cho quá trình kiểm tra các giấy tờ thanh toán có giá trị, chẳng hạn như khi một trái phiếu lập ra chưa được ký thì nó là một chứng từ, sau khi ký thì nó là một tài sản, do đó có thể áp dụng kỹ thuật kiểm tra vật chất.1.3.2. Lấy xác nhận
NỘI DUNG
Theo VSA500, “Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác.”
1.1.2.1 Phân loại bằng chứng theo nguồn gốc hình thành
Phân loại dựa theo nguồn gốc của thông tin, tài liệu có liên quan đến Báo cáo tài chính mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán Trong cách phân loại này bằng chứng được chia thành các loại:
+ Bằng chứng do khách thể kiểm toán phát hành và luân chuyển nội bộ như: bảng chấm công, sổ thanh toán tiền lương, sổ tổng hợp, sổ số dư, sổ chi tiết, phiếu kiểm tra sản phẩm, vận đơn…Nguồn gốc bằng chứng này chiếm một số lượng lớn, khá phổ biến vì nó vì nó cung cấp với tốc độ nhanh chi phí thấp Do bằng chứng này có nguồn gốc từ nội bộ doanh nghiệp, nên chúng chỉ thực sự có độ tin cậy khi hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu lực thực sự, do vậy tính thuyết phục của chúng không cao.
+ Bằng chứng do các đôi tượng khác phát hành lưu trữ tại doanh nghiệp: hoá đơn bán hàng, hoá dơn mua hàng biên bản bàn giao tài sản cố định… Bằng chứng có độ thuyết phuc cao bởi nó được tạo từ bên ngoài tuy nhiên loại bằng chứng này vẩn có khả năng, tẩy soá thêm bớt ảnh hưởng đến độ tin cậy của kiểm toán đối với với hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Một số vấn đề liên quan đến bằng chứng kiểm toán
Theo VSA500, “Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác.”
1.1.2.1 Phân loại bằng chứng theo nguồn gốc hình thành
Phân loại dựa theo nguồn gốc của thông tin, tài liệu có liên quan đến Báo cáo tài chính mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán Trong cách phân loại này bằng chứng được chia thành các loại:
+ Bằng chứng do khách thể kiểm toán phát hành và luân chuyển nội bộ như: bảng chấm công, sổ thanh toán tiền lương, sổ tổng hợp, sổ số dư, sổ chi tiết, phiếu kiểm tra sản phẩm, vận đơn…Nguồn gốc bằng chứng này chiếm một số lượng lớn, khá phổ biến vì nó vì nó cung cấp với tốc độ nhanh chi phí thấp Do bằng chứng này có nguồn gốc từ nội bộ doanh nghiệp, nên chúng chỉ thực sự có độ tin cậy khi hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu lực thực sự, do vậy tính thuyết phục của chúng không cao.
+ Bằng chứng do các đôi tượng khác phát hành lưu trữ tại doanh nghiệp: hoá đơn bán hàng, hoá dơn mua hàng biên bản bàn giao tài sản cố định… Bằng chứng có độ thuyết phuc cao bởi nó được tạo từ bên ngoài tuy nhiên loại bằng chứng này vẩn có khả năng, tẩy soá thêm bớt ảnh hưởng đến độ tin cậy của kiểm toán đối với với hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp.
+ Bằng chứng do đơn vị phát hành nhưng lại lưu chuyển ở bên ngoài: như uỷ nhiệm chi hoá, đơn bán hàng… Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao vì nó được cung cập bởi bên thứ ba ( tuy nhiên nó cần phải dảm bảo đươc tính độc lập của người cung cấp với doanh nghiệp)
+ Bằng chứng do đơn vị bên ngoài phát hành và lưu trữ: loại bằng chứng này thường thu thập bằng phương pháp gửi thư xác nhận, mang tính thuyết phục cao vì nó được thu thập trực tiếp bởi kiểm toán viên ( tính thuyết phục sẽ không còn nếu kiểm toán viên không kiểm soát được quá trình gửi thư xác nhận ) Nó bao gồm một số loại như: bảng sác nhận nợ, bảng sác nhận các khoản phải thu, sác nhận số dư tài khoản của ngân hàng…
Bằng chứng do kiểm toàn viên trưc tiếp khai thác và phát hiện như: tự kiểm kê kho, kiểm tra tài sản, quan sát về hoạt động của kiểm soát nội bộ… đây là loại bằng chứng có độ tin cậy cao nhất vì nó được thực hiện trực tiếp bởi kiểm toán viên Song nhiều lúc nó còn mang tính thời điểm tại lúc kiểm tra ( như kiểm kê hàng tồn kho phụ thuộc vào tính chất vật lý của chúng theo từng thời điểm khác nhau mà có những kết quả khác nhau )…
1.1.2.2 Phân loại bằng chứng theo tính thuyết phục
Do bằng chứng kiểm toán được sử dụng để trực tiếp đưa ra ý kiến khác nhau về tính trung thực của Báo cáo tài chính đơn vị kiểm toán phát hành Vì vậy kiểm toán viên cần phải xem xét mức độ tin cây của chúng Ý kiến của kiểm toán viên trong Báo cáo kiểm toán có mức độ tương ứng đối với tính thuyết phục của bằng chứng Theo cách này bằng chứng được phân loại như sau:
+ Bằng chứng có tính thuyết phục hoàn toàn: Đây là loại bằng chứng do kiểm toán viên thu thập bằng cánh tự kiểm kê, đánh giá và quan sát Bằng chứng này thường được đánh giá là khách quan, chính sác và đầy đủ Dựa vào ý kiến này kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.
+ Bằng chứng thuyết phục từng phần như: bằng chứng thu được từ phỏng vấn cần phải phân tích và kiểm tra lại, các loại bằng chứng thường được đảm bảo bởi hệ thống kiểm soát nội bộ Chúng chỉ thật sự có tính thuyết phục khi bộ máy kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp là thực sự tồn tại và có hiệu lực Dựa vào loại bằng chứng này kiểm toán viên chỉ có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần.
+ Bằng chứng không có giá trị thuyết phục: là bằng chứng không có giá trị trong việc ra ý kiến, quyết định của kiểm toán viên về việc kiểm toán Bằng chứng có thể do phỏng vấn người quản lý, ban quản trị.
1.1.2.3 Phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng Độ tin cậy còn được đánh giá qua hình thức của bằng chứng, với việc đánh giá độ tin cậy thông qua nguyên tắc: Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cây hơn bằng chứng ghi lại từ lời nói Việc phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng bao gồm:
+ Dạng bằng chứng vật chất: như bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kê tài sản cố định, hiểu biết kiểm toán… Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao.
+ Dạng bằng chứng tài liệu: bao gồm tài liệu kế toán, sổ sách, chứng từ kế toán, ghi chép bổ xung của kế toán, tính toán của kiểm toán viên… Dạng bằng chứng này có mức độ tin cây cao tuy nhiên một số loại bằng chứng độ tin cậy của chúng phụ thuộc vào tính hiệu lực của bộ phận kiểm soát nội bộ.
+ Dạng bằng chứng thu được từ lời nói: thường đươc thu thập qua phương pháp phỏng vấn nó mang tính thuyết phục không cao, song lại đòi hỏi lại đòi hỏi sự hiểu biết của người phỏng vấn khá cao về độ am hiểu vấn đề cần phỏng vấn.
1.1.3 Vai trò và tính chất của bằng chứng kiểm toán
Tiêu chuẩn đối với bằng chứng kiểm toán
a) KTV phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình Sự "đầy đủ" và tính "thích hợp" luôn đi liền với nhau và được áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản “Đầy đủ” là tiêu chuẩn thể hiện về số lượng bằng chứng kiểm toán; “Thích hợp” là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng, độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán Thông thường KTV dựa trên các bằng chứng mang tính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn Bằng chứng kiểm toán thường thu được từ nhiều nguồn, nhiều dạng khác nhau để làm căn cứ cho cùng một cơ sở dẫn liệu Đánh giá của KTV về sự đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán chủ yếu phụ thuộc vào: Tính chất, nội dung và mức độ rủi ro tiềm tàng của toàn bộ BCTC, từng số dư tài khoản hoặc từng loại nghiệp vụ; Hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và sự đánh giá về rủi ro kiểm soát; Tính trọng yếu của khoản mục được kiểm tra; Kinh nghiệm từ các lần kiểm toán trước; Kết quả các thủ tục kiểm toán, kể cả các sai sót hoặc gian lận đã được phát hiện; Nguồn gốc, độ tin cậy của các tài liệu, thông tin. b) Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào nguồn gốc (ở bên trong hay ở bên ngoài); hình thức (hình ảnh, tài liệu, hoặc lời nói) và từng trường hợp cụ thể Việc đánh giá độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán dựa trên các nguyên tắc:
- Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong;
- Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả;
-Bằng chứng do KTV tự thu thập có độ tin cậy cao hơn bằng chứng do đơn vị cung cấp;
- Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại lời nói. c) Bằng chứng kiểm toán có sức thuyết phục cao hơn khi có được thông tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận Trường hợp này KTV có thể có được độ tin cậy cao hơn đối với bằng chứng kiểm toán so với trường hợp thông tin có được từ những bằng chứng riêng rẽ Ngược lại, nếu bằng chứng có từ nguồn này mâu thuẫn với bằng chứng có từ nguồn khác, thì KTV phải xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết mâu thuẫn trên.
Trong quá trình kiểm toán, KTV phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán với lợi ích của các thông tin đó Khó khăn và chí phí phát sinh để thu thập bằng chứng không phải là lý do để bỏ qua một số thủ tục kiểm toán cần thiết.
Các thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán
Kiểm tra vật chất là quá trình kiểm kê tại chỗ hoặc tham gia kiểm kê các loại tài sản của đơn vị Chứng kiến kiểm kê là một thủ tục kiểm toán phổ biến nhất giúp kiểm toán viên xác nhận tính hiện hữu của tài sản Chứng kiến kiểm tra vật chất thường được áp dụng đối với tài sản có dạng vật chất cụ thể như: hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt, nhưng nó cũng được vận dụng cho quá trình kiểm tra các giấy tờ thanh toán có giá trị, chẳng hạn như khi một trái phiếu lập ra chưa được ký thì nó là một chứng từ, sau khi ký thì nó là một tài sản, do đó có thể áp dụng kỹ thuật kiểm tra vật chất.
Lấy xác nhận là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp để xác minh tính chính xác của các thông tin trên báo cáo tài chính Phương pháp này được áp dụng hầu như trong tất cả các cuộc kiểm toán Các đối tượng mà kiểm toán viên thường gửi thư xác nhận có thể được khái quát trong bảng sau:
Có 2 hình thức: xác nhận phủ định và xác nhận khẳng định – Xác nhận phủ định: Kiểm toán viên yêu cầu người xác nhận gửi thư phản hồi nếu có sai khác giữa thực tế với thông tin kiểm toán viên nhờ xác nhận – Xác nhận khẳng định: Kiểm toán viên yêu cầu người xác nhận gửi thư phản hồi cho tất cả các thư xác nhận dù thực tế có trùng khớp với thông tin mà kiểm toán viên quan tâm hay không Hình thức này do đó đảm bảo tin cậy hơn cho kỹ thuật xác nhận, nhưng chi phí cũng cao hơn Vì thế tuỳ theo mức độ hệ trọng của thông tin mà kiểm toán viên sẽ lựa chọn hình thứ phù hợp.
Xác minh tài liệu là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu các chứng từ, sổ sách có liên quan sẵn có trong đơn vị để chứng minh một thông tin trên báo cáo tài chính Chứng từ được KTV xen xét, kiểm tra là các sổ sách, chứng từ mà công ty khách hàng sử dụng để cung cấp thông tin cho quản lý Vì từng nghiệp vụ kinh tế ở công ty khách hàng thường được chứng minh bởi ít nhất một chứng từ nên luôn có sẵn một khối lượng lớn loại bằng chứng này Phương pháp này được áp dụng đối với: hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, xuất kho, hoá đơn vận tải, sổ kế toán …
Quan sát là phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay một hoạt động của đơn vị được kiểm toán bằng các giác quan Ví dụ, kiểm toán viên có thể đi quan sát đơn vị được kiểm toán để có ấn tượng chung về máy móc thiết bị của đơn vị, quan sát tính cũ mới cũng như sự vận hành của máy móc, nhìn các nhân viên thực thi các nhiệm vụ kế toán để xác định liệu người được giao trách nhiệm có hoàn thành nhiệm vụ đó hay không.
Phỏng vấn là quá trình kiểm toán viên thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc thẩm vấn những người hiểu biết về vấn đề kiểm toán viên quan tâm Ví dụ, thẩm vấn khách hàng về những qui định kiểm soát nội bộ, hoặc hỏi nhân viên về sự hoạt động của những qui chế này.
Kỹ thuật tính toán là quá trình kiểm toán viên kiểm tra tính chính xác về mặt số học của việc tính toán và ghi sổ Ví dụ, đối với kiểm tra việc tính toán, kiểm toán viên xem xét tính chính xác (bằng cách tính lại) các hóa đơn, phiếu nhập – xuất kho, số liệu hàng tồn kho, tính toán lại chi phí khấu hao, giá thành, các khoản dự phòng, thuế, số tổng cộng trên sổ chi tiết và sổ cái, … Kỹ thuật này chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần tuý về mặt số học, không chú ý đến sự phù hợp của phương pháp tính được sử dụng Do đó, kỹ thuật này thường được sử dụng cùng với các kỹ thuật khác như kiểm tra tài liệu, kiểm tra vật chất, phân tích, … trong quá trình thu thập bằng chứng.
Phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản Các mối quan hệ bao gồm quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và quan hệ giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính Có ba kỹ thuật phân tích sau: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất:
Kiểm tra tính hợp lý sử dụng kết hợp các dữ liệu hoạt động, dữ liệu tài chính và được lập ra để kiểm tra sự tương ứng giữa hai loại dữ liệu này Do dó mức độ chính xác hay tính tin cậy của bằng chứng thu thập được khi kiểm tra hợp lý được xem là cao nhất.
Phân tích tỷ suất được dựa trên mối quan hệ giữa các báo cáo khác nhau có mối liên quan nên việc phân tích các tỷ suất cũng có thể cung cấp thông tin có giá trị.
Phân tích xu hướng được xem là cung cấp dữ liệu có độ tin cậy thấp nhất vì kỹ thuật này thường dùng nhiều vào việc xem xét dữ liệu năm trước.
Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt
1.4.1 Giải trình của giám đốc.
Kiểm toán viên cần phải thu thập bằng chứng về việc giám đốc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày trung thực báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành và đã phê duyệt báo cáo tài chính Vì thế, “Kiểm toán viên phải thu thập được các giải trình của giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán.” (VSA 580 – Giải trình của giám đốc)
Giải trình này thường do giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị ký, và thường được ghi ngày tháng trùng với ngày ghi trên báo cáo kiểm toán, trong đó trình bày tóm tắt các vấn đề quan trọng như:
+ Báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng chế độ hay chuẩn mực kế toán hiện hành.
+ Mọi sổ sách kế toán, tài liệu và các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị đã cung cấp đầy đủ cho kiểm toán viên.
+ Mọi vấn đề cần khai báo theo yêu cầu của chuẩn mực hay chế độ kế toán đều đã được khai báo đúng đắn trong phần thuyết minh.
Kiểm toán viên không thể chỉ dựa vào thư giải trình để giảm bớt, hoặc không thực hiện các thủ tục kiểm toán, bởi lẽ thư này là một loại bằng chứng có giá trị thấp và hoàn toàn không thể thay thế cho các thủ tục kiểm toán cần thiết Thư giải trình có tác dụng chủ yếu là:
+ Nhắc nhở các nhà quản lý về các trách nhiệm của họ đối với báo cáo tài chính.
+ Lưu hồ sơ kiểm toán về những vấn đề đã trao đổi giữa hai bên.
+ Là bằng chứng kiểm toán trong một số trường hợp nhất định Ví dụ là bằng chứng duy nhất về ý định của giám đốc là sẽ thực hiện một khoản đầu tư trong tương lai.
1.4.2 Những sự kiện xảy ra sau ngày lập Bảng cân đối kế toán.
Ngày ghi trên báo cáo kiểm toán là hoàn thành cuộc kiểm toán báo cáo tài chính Báo cáo kiểm toán xác nhận việc kiểm toán viên đã cân nhắc tới ảnh hưởng tới báo cáo tài chính của những nghiệp vụ và những sự kiện lớn xảy ra sau ngày lập bảng cân đối kế toán cho tới ngày phát hành báo cáo kiểm toán Tất cả các sự kiện này gọi là sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng cân đối kế toán.
Những sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng cân đối kế toán có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán về:
+ Những điều kiện tồn tại vào ngày lập bảng cân đối kế toán và đòi hỏi kiểm toán viên điều chỉnh báo cáo tài chính ví dụ như ước tính kế toán
+ Điều kiện phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán có thể đòi hỏi ta phải thuyết minh để tránh tình trạng báo cáo tài chính, hoặc những thông tin tài chính khác gây sự hiểu lầm cho người sử dụng nhưng không đòi hỏi ta phải điều chỉnh lại giá trị ghi nhận trong báo cáo tài chính.
Kiểm toán viên tiến hành các thủ tục kiểm toán để thu được bằng chứng đảm bảo hợp lý rằng:
Các sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng cân đối kế toán đòi hỏi phải có hiệu chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính hoặc những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính bắt buộc phải được ghi lại.
Điều chỉnh hay thuyết minh trong báo cáo tài chính là phù hợp.
Ban quản lý chịu trách nhiệm thông báo cho kiểm toán viên về những sự kiện quan trọng có thể có ảnh hưởng tới báo cáo tài chính mà những sự kiện này xảy ra sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán Nếu những sự kiện như vậy xảy ra sau thời điểm hoàn thành cuộc kiểm toán nhưng trước ngày phát hành báo cáo kiểm toán thì chuyên gia kiểm toán xét xem liệu báo cáo tài chính có cần phải sửa đổi, trao đổi vấn đề này với ban quản lý và nếu thích hợp thì lập báo cáo về báo cáo tài chính đã sửa đổi Nếu không thực hiện những sửa đổi cần thiết cho báo cáo tài chính thì chuyên gia kiểm toán xét xem liệu những sự kiện này có phải là một sai sót trọng yếu hay không.
Kiểm toán viên tiến hành các thủ tục kiểm toán để xác định những sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng tổng kết tài sản và xét ảnh hưởng của chúng đối với báo cáo tài chính càng gấn ngày phát hành báo cáo kiểm toán bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu Nếu có sự chậm trễ đối với việc lập báo cáo kiểm toán thì kiểm toán viên cập nhật thêm thông tin cho quá trình soát xét tính cho tới gần thời điểm phát hành báo cáo.
1.4.3 Công việc của chuyên gia.
Do kiểm tóan viên không thể am tường tất cả các lĩnh vực của xã hội, vì vậy các chuẩn mực kiểm tóan cho phép họ được sử dụng ý kiến của các chuyên gia có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm cụ thể trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó,ngọai trừ lĩnh vực kế tóan và kiểm toán, ví dụ khi: Đánh giá tài sản như đất đai và công trình xây dựng, máy móc thiết bị, tác phẩm nghệ thuật, đá qúy…
Xác định số lượng hoặc chất lượng tài sản hiện có, như trữ lượng khóang sản, thời gian hữu ích còn lại của máy móc…
Thẩm định các vấn đề có tính chất pháp lý như quyền sở hữu đối với tài sản
Khi quyết định sử dụng tư liệu của chuyên gia đối với một khỏan mục, kiểm toán viên cần cân nhắc tính trọng yếu và sự phức tạp của khỏan mục, cũng như khả năng thu thập các bằng chứng khác cho khỏan mục Tuy được sử dụng tư liệu của chuyên gia để làm bằng chứng kiểm tóan, nhưng các chuẩn mực kiểm tóan vẫn đòi hỏi rằng kiểm toán viên phải là người chịu trách nhiệm sau cùng về ý kiến nhận xét về báo cáo tài chính được kiểm toán Vì vậy, kiểm toán viên không được tham chiếu ý kiến chuyên gia trên báo cáo kiểm toán để tránh bị hiểu lẩm rằng có ý chia sẻ trách nhiệm.
GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY
Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN UHY Địa chỉ: Tầng 5 Tháp B2 tòa nhà Roman Plaza, đường Tố Hữu, phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
E-mail: Uhy-info@uhyvietnam.com.vn
Logo công ty Danh sách chi nhánh:
Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế:
- Các dịch vụ kiểm toán gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt dộng, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác
- Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác
+ Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế
+ Tư vấn quản lí, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp
+ Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí của doanh nghiệp, tổ chức
+ Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán
+ Định giá, thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh
+ Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán
+ Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật
- Dịch vụ làm thủ tục về thuế
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu:
Lịch sử hình thành và phát triển
UHY (Ubroach hacker young) là một trong những hãng kiểm toán hàng đầu thế giới cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn thông qua mạng lưới toàn cầu bởi các hãng thành viên liên kết chặt chẽ Hãng có 198 văn phòng tại 66 quốc gia trên thế giới Các hãng thành viên UHY cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp theo tiêu chí nhất quán tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới.
Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY (UHY LTD) là Công ty TNHH hai thành viên trở lên, đại diện duy nhất của Hãng UHY quốc tế tại Việt Nam Công ty được Bộ Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập theo Quyết định số 0102027914 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29 tháng 8 năm 2018, với số vốn điều lệ là hai tỷ đồng VN Từ khi thành lập đến nay Công ty tiến hành các giao dịch với tên chính thức là Công ty TNHH
Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn tài chính UHY, tên giao dịch tiếng Anh là UHY Audit Advisory Services Company Limited (Viết tắt UHY Co ,Ltd).
Hiện nay, UHY LTD là được xem một trong 10 công ty kiểm toán có số lượng kiểm toán viên lớn và giàu kinh nghiệm nhất trong số trên 130 công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam UHY LTD đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị thường Việt Nam.
UHY LTD là một trong số ít những công ty kiểm toán được chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán theo Quyết định số 410/QĐ–UBCK ngày 10/07/2019 Đó chính là hồ sơ pháp lý khẳng định vị thế của UHY LTD ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam.
Các thành viên của UHY LTD có rất nhiều kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức, thực hiện các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho các khách hàng lớn ( các Tổng công ty 90, 91….), trong đó có nhiều cuộc kiểm toán có quy mô lớn nhất trong lịch sử hoạt động kiểm toán Việt Nam (có quy mô trên toàn quốc, số lượng nhân viên kiểm toán tham gia trên 40 người), Kiểm toán của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (trên 40 đơn vị trực thuộc trong và ngoài nước, số lượng nhân viên kiểm toán tham gia trên 20 người) Chính vì lý do đó nên ngay từ ngày chính thức đi vào hoạt động UHY LTD đã được tín nhiệm và bổ nhiệm làm kiểm toán báo cáo tài chính cho một số khách hàng lớn và phức tạp như : Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, Tổng Công ty Thủy sản Hạ Long, Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long, Công ty Hàng không cổ phần Pacific Airlines, Tổng Công ty Chè Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8,…
Với cam kết đem đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng quốc tế, đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, UHY LTD đã nhanh chóng hòa nhập vào hệ thống chuẩn hóa dịch vụ của hãng UHY Quốc tế Như vậy, khách hàng của UHY LTD giờ đây có thể tiếp cận với hơn 7000 chuyên gia của các hãng thành viên UHY trên toàn thế giới Điều này thể hiện những cố gắng lớn lao của
Ban Giám đốc và nhân viên, đánh dấu bước nhảy vượt bậc của Công ty trong những năm qua Cùng với UHY Quốc tế , Công ty cam kết thực hiện phương châm: “ Mang tới khách hàng những giá trị đích thực cùng dịch vụ vượt trội “
Đặc điểm tổ chức hoạt động
2.4.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty
UHY LTD tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến – chức năng Đứng đầu là Ông Đào Xuân Dũng - Tổng Giám đốc điều hành, tiếp theo là các Phó Giám đốc, bên dưới là các phòng ban chức năng và các phòng nghiệp vụ.
Tổng Giám đốc điều hành: Là người đại diện trước pháp luật của Công ty, trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên và trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty Tổng Giám đốc là người tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty, đảm bảo sự phát triển Công ty một cách toàn diện như:
Mở rộng quy mô hoạt động cả về chiều rộng và chiều sâu
Sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp với hoạt động chuyên môn theo từng thời kỳ
Bổ nhiệm cán bộ quản lý theo quy định của điều lệ tổ chức và hoạt động Đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động thường xuyên
Phát triển hoạt động dịch vụ: Kiểm toán, tư vấn, đào tạo, kiểm soát chất lượng, tránh rủi ro nghề nghiệp
Duy trì và mở rộng mạng lưới khách hàng, quan hệ đối ngoại, hợp tác liên doanh trong, ngoài nước
Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Công ty Đào tạo cán bộ nhân viên nghiệp vụ và đội ngũ cán bộ quản lý
Trang bị và đổi mới thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc
Quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản, năng lực tài chính của Công ty
Chăm lo, chú trọng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể cán bộ nhân viên đang làm việc tại Công ty
Các Phó Tổng Giám đốc điều hành: Là những thành viên Ban Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành từng mảng công việc, được giao nhiệm vụ theo sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc điều hành Các Phó Tổng Giám đốc có thể nhân danh Công ty ký kết các hợp đồng trong phạm vị đã được phân công hoặc ủy quyền, thay mặt Công ty xử lý các công việc thuộc thẩm quyền đối với khách hang và các đối tác Chịu trách nhiệm trước Công ty và Pháp luật trong quyết định của mình Hiện nay, Công ty có Tổ trợ lý và thư ký giúp Ban Giám đốc Công ty trong công tác điều hành và quản lý Công ty ngày một hoàn thiện hơn.
Các Giám đốc chuyên môn: Là những thành viên Ban Giám đốc phụ trách về chuyên môn trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của Công ty như: Dịch vụ Kiểm toán,Tư vấn Thuế, Tư vấn Tài chính, Tư vấn quản trị và Dịch vụ đào tạo. Đồng thời cũng là chuyên gia về từng lĩnh vực tương ứng.
Ban đào tạo, nghiên cứu phát triển và kiểm soát chất lượng: Là bộ phận trực tiếp do Tổng Giám đốc điều hành và phụ trách việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ và đào tạo cho các bộ phận nghiệp vụ trong Công ty và ngoài Công ty, có thể tham gia trực tiếp vào việc cung cấp dịch vụ với vai trò chuyên gia cao cấp, tổ chức soát xét chất lượng đối với dịch vụ cung cấp cho khách hàng của các bộ phận chuyên môn, đặc biệt là đối với các dịch vụ đảm bảo như: Kiểm toán báo cáo tài chính , Kiểm toán quyết toán đầu tư và các dịch vụ công chứng khác… Trong trường hợp cần thiết, Ban nghiên cứu phát triển và kiểm soát chất lượng có thể huy động thêm các chuyên gia từ các bộ phận khác để thực hiện nhiệm vụ của mình, thực hiện được mục tiêu đề ra
Các phòng nghiệp vụ Kiểm toán: là các bộ phận nhân viên chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo khác Các bộ phận này được phân chia thành từng phòng từ 20 đến 30 nhân viên theo các lĩnh vực chuyên sâu như:
Kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất
Kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, du lịch
Kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xây lắp
Kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán…
Kiểm toán hoạt động của dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ và kiểm toán tuân thủ khác
Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư….
Các phòng tư vấn tài chính: Là các bộ phận nhân viên chuyên nghiệp chuyên sâu về cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng và được phân chia thành những mảng dịch vụ cụ thể như:
Tư vấn quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm: Lập kế hoạch chiến lược tài chính dài hạn, kế hoách tài chính ngắn hạn, tư vấn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, tư vấn các giải pháp huy động vốn cho các dự án, tư vấn quản trị rủi ro
Tư vấn định giá doanh nghiệp, định giá tài sản phục vụ cho việc mua bàn doanh nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp và tư vấn mua bán, sát nhập doanh nghiệp…
Các phòng tư vấn thuế: Là các bộ phận chuyên nghiệp chuyên sâu về cung cấp dịch vụ tư vấn thuế cho khách hàng, được chia thành từng nhóm sắc thuế phổ biến như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác. Ngoài ra, bộ phận tư vấn thuế còn tham gia soát sét hồ sơ kiểm toán đối với phần hành thuế.
2.4.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
2.4.2.1 Thị trường hoạt động của Công ty
Với đội ngũ cán bộ, chuyên gia có chất lượng hàng đầu trên các lĩnh vực kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán, thuế, quản trị doanh nghiệp, đào tạo…Hiện nay, Công ty đang cung cấp các dịch vụ chính sau:
Dịch vụ kiểm toán Đây là loại hình dịch vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty Dịch vụ này không ngừng được hoàn thiện và phát triển về phạm vi và chất lượng Các dịch vụ kiểm toán của Công ty bao gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán nội bộ, Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế, dịch vụ quyết toán thuế, Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án, Kiểm toán thông tin tài chính…….
Trong các dịch vụ kiểm toán của Công ty, kiểm toán báo cáo tài chính vẫn là hoạt động chính, là điểm mạnh của Công ty hiện nay Đồng thời UHY LTD cũng tập trung tổ chức thực hiện và hoàn thành xuất sắc hoạt động kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
UHY LTD cung cấp các dịch vụ kiểm toán và dịch vụ đảm bảo với cùng một tiêu chuẩn chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và chất lượng Vượt trên việc chỉ đáp ứng các yêu cầu kiểm toán thông thường, dịch vụ của UHY LTD còn nghiên cứu sâu hơn các hoạt động của khách hàng, qua đó giúp doanh nghiệp sớm phát hiện các rủi ro kinh doanh, tài chính và các vấn đề quản lý liên quan Chính vì vậy trong hầu hết các cuộc kiểm toán UHY LTD đều phát thư quản lý, đó có thể là những gợi ý cải tiến toàn bộ hệ thống hoặc xác định các điểm mạnh, yếu trong toàn bộ hệ thống quản lý và hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc các giải pháp tiết kiệm chi phí UHY LTD luôn luôn trao đổi kỹ lưỡng với khách hàng về các ảnh hưởng khác nhau và gợi ý cách giải quyết tối ưu.
UHY LTD đã và đang cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ kế toán như: Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán cho các doanh nghiệp mới thành lập; Rà soát báo cáo tài chính, cải tổ, hợp lý hóa bộ máy kế toán tài chính ở một công ty; Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính kế toán; Tư vấn giúp doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về việc lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, mở và ghi sổ kế toán; Điều chỉnh số liệu kế toán và khóa sổ kế toán… Tuy nhiên do công ty mới được thành lập nên số lượng các dịch vụ kế toán chưa nhiều Hiện nay UHY LTD đang tiếp tục mở rộng về phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ kế toán.
Dịch vụ tư vấn tài chính, thuế
Quy trình kiểm toán chung
SƠ ĐỒ 2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CỦA UHY LTD
Quản lý hợp đồng kiểm toán
Thực hiện các hoạt động trước kiểm tra Đánh giá và xử lý rủi ro kiểm toán Lựa chọn nhóm kiểm toán Thiết lập điều khoản hợp đồng và các yêu cầu phục vụ khách hàng
Thực hiện các hoạt động sau kiểm tra
Lập kế hoạch chiến lược và lập kế hoạch tổng quát
Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Thực hiện kiểm toán theo kế hoạch
Tổng hợp kết luận và lập báo cáo
Lập soát xét và kiểm soát giấy tờ làm việc
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Xác định giá trị trọng yếu Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán Đánh giá rủi ro đối với số dư TK và mức độ sai sót tiềm tàng
Thực hiện các chuẩn mực phục vụ khách hàng Đánh giá và quản lý rủi ro
Tin cậy hệ thống kiểm soát nội bộ
Tin cậy hệ thống kiểm soát nội bộ
Kiểm tra chi tiết mức độ tập trung
Kiểm tra các hoạt động kiểm soát để đạt được mức độ kiểm soát tối đa và ktra chi tiết ở mức cơ bản
Quay vòng kiểm tra các hoạt động kiểm soát để độ tin cậy ở mức trung bình và kiểm tra chi tiết mức thấp
Kiểm tra các hoạt động kiểm soát để độ tin cậy ở mức trung bình và kiểm tra chi tiết ở mức độ thấp
Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình
Tổng hợp và trao đổi kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá kết quả kiểm tra
Thực hiện soát xét báo cáo tài chính
Thực hiện soát xét các sự kiện sau ngày khóa sổ Thu thập giải trình của Ban giám đốc Tổng hợp kết quả kiểm toán Lâp, trao đổi & phát hành báo cáo Đánh giá chất lượng
Do lượng khách hàng khá đa dạng và phong phú ở nhiều loại hình kinh doanh nên các công việc tiến hành kiểm toán ở mỗi công ty là khác nhau, tùy theo từng loại hình kinh doanh mà có những kế hoạch kiểm toán cụ thể Tuy nhiên mọi hoạt động kiểm toán đều phải tuân theo chuẩn mực Kế toán – Kiểm toán Việt Nam Tại UHY LTD quy trình kiểm toán được tiến hành cụ thể như sau:
Quy trình lập kế hoạch kiểm toán: Trong mỗi công việc ứng với từng ngành nghề cụ thể đều phải có một kế hoạch cụ thể để đem lại hiệu quả hoạt động là cao nhất Đặc biệt với kiểm toán việc lập kế hoạch là một khâu rất quan trọng trong mọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán phải phù hợp với từng khách hàng cụ thể, tương ứng với từng khách hàng có các khâu, các bước công việc thích hợp với từng khách hàng Lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành sao cho đem lại hiệu quả là cao nhất với thời gian ngắn nhất Dựa vào kinh nghiệm của mình trong một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải hiểu biết rõ hoạt động của đơn vị được kiểm toán và đánh giá sơ bộ về mức độ trọng yếu có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của khách hàng Quy mô của khách hàng cũng có ảnh hưởng đến kế hoạch kiểm toán Vì vậy, kế hoạch kiểm toán được chia làm 2 khâu như sau:
Kế hoạch kiểm toán chi tiết
Về Kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán đối với những khách hàng lớn và tiêu biểu có quy mô lớn, có nhiều rủi ro và có thể có nhiều sai sót, kế hoạch này vạch ra mục tiêu định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán để hoàn thành cuộc kiểm toán một cách tôt nhất Kế hoạch chiến lược này do người có thẩm quyền lập như trưởng nhóm và được Ban Giám đốc phê duyệt.
Về lập kế hoạch tổng thể:
Kế hoạch tổng thể này được công ty lập cho mọi cuộc kiểm toán,mô tả vể tổng quát về phạm vi kiểm toán và cách thức tiến hành một cuộc kiểm toán Kế hoạch này có thể bị thay đổi tuỳ vào tiến trình của cuộc kiểm toán, vào tính phức tạp của cuộc kiểm toán đó Các vấn đề mà công ty thường xem xét khi lập kế hoạch tổng thể trên các vấn đề sau:
Hiểu biết chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác động đến đơn vị được kiểm toán
Các đặc điểm cơ bản của khách hàng.
Năng lực quản lý của Ban Giám đốc
Các chính sách kế toán mà đơn vị đợc kiểm toán áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định những vùng kiểm toán trọng yếu
Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán
Khả năng có những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm của những năm trước và rút ra từ những gian lận và sai sót phổ biến
Tiến hành cuộc kiểm toán: Các kiểm toán viên tiến hành kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán dựa trên những kế hoạch kiểm toán đã được lập trước đó,nhưng tuỳ vào tình hình cụ thể hoặc tùy từng khách hàng mà có thể không tiến hành theo các kế hoạch đã lập Công việc kiểm toán rất đa dạng tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán nên các kiểm toán viên sẽ có những nhận định về công việc cụ thể để có thể phù hợp với tình hình của khách hàng trong cuộc kiểm toán, tiến độ của cuộc kiểm toán và đặc biệt là phù hợp với chi phí cuộc kiểm toán.
Về việc lập báo cáo kiểm toán tại UHY LTD: Sau khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải hình thành nên báo cáo kiểm toán của mình được rút ra từ các bằng chứng thu thập được và sử dụng những kết luận này để làm cơ sở cho ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Đồng thời cũng từ đó đưa ra các ý kiến đóng góp đối với hệ thống kế toán của khách hàng để hệ thống kế toán của khách hàng ngày một hoàn thiện hơn.
Về việc tổ chức và lưu trữ hồ sơ kiểm toán: Kiểm toán viên phải thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán mọi tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã đợc thực hiện đúng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam(hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận) Trong quá trình kiểm toán,kiểm toán viên phải lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ và chi tiết sao cho kiểm toán viên hoặc người có trách nhiệm kiểm tra đọc sẽ hiểu được toàn bộ về cuộc kiểm toán.
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY
Thực trạng thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY
và Tư vấn UHY Để có thể thu thập được những bằngichứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu quả, kiểm toán viên phải áp dụng cáciphương pháp nhất định trong quá trình thu thập bằng chứng Tuỳ theo từngiđiều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm của đối tượng kiểm toán tài chính, kiểm toániviên sẽ xác định áp dụng phương pháp thu thập bằng chứng thích hợp để đạtiđược mục tiêu đề ra
Hiện nay, UHY sử dụng cả bảyikỹ thuật theo chuẩn mực kiểm toán do Bộ Tài chính ban hành, đó là: Kiểm tra, lấy xác nhận, phân tích, quan sát, tính toán, phỏng vấn và thực nghiệm.
Kiểm tra là việc soát xét chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan hoặc việc kiểm tra các tài sản hữu hình Việc kiểm tra nói trên cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao hay thấp tùy thuộc vào nội dung, nguồn gốc của quy trình xử lý tài liệu đó Bốn nhóm tài liệu chủ yếu sau đây cung cấp cho kiểm toán viên các bằng chứng với độ tin cậy khác nhau :
Tài liệu do bên thứ ba lập và lưu giữ ;
Tài liệu do bên thứ ba lập và đơn vị được kiểm toán lưu giữ ;
Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và bên thứ ba lưu giữ ;
Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và lưu giữ ;
Kiểm tra Tài sản hữu hình: Việc kiểm tra tài sản hữu hình cung cấp bằng chứng tin cậy về tính hiện hữu của tài sản, nhưng không hẳn là bằng chứng đủ tin cậy về quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó Là quá trình kiểm kê hoặc tham giaikiểm kê tài sản hữu hình của kiểm toán viên Đối tượng kiểm tra vật chấtithường là hàng tồn kho, tiền mặt tồn quỹ, các chứng khoán đầu tư, nợ phảiithu, tài sản cố định hữu hình.
Kiểm tra các tài sản hữu hình là một phươngitiện trực tiếp của quá trình xác minh tài sản có thực tồn tại hay không nêninó cung cấp những bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy nhất Nói chung, đây là một phương pháp có tính khách quan của quá trình xác minhicả về lượng và loại tài sản trong một số trường hợp, nó cũng là một phươngipháp hữu ích để đánh giá tình hình hoặc chất lượng của tài sản Tuy nhiêninó cũng có những nhược điểm là bằng chứng đưa ra chưa đủ để xác minh tàiisản hiện có, chứng minh nó có thuộc quyền sở hữu của đơn vị hay khôngihay lại là loại tài sản đi thuê hoặc đã bị thế chấp Nó chưa đủ căn cứ để phánixét chất lượng, tình trạng, tính lỗi thời của tài sản Đối với một số tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bị… Kỹ thuật kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản mà không cho biết quyền sở hữu của đơn vị đối với tài sản đó; hoặc tài sản có thể hiện hữu nhưng lại là tài sản thuê ngoài, hay đã đem thế chấp… Đối với hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho, kiểm tra vật chất chỉ cho biết sự tồn tại thực tế về số lượng, tình trạng kỹ thuật, tính hiện hữu, phương pháp đánh giá chúng chưa được thể hiện.
Kiểm tra vật chất đối với vật tư cần đi kèm với bằng chứng khác để chứng minh quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó.
Hơn nữa, kiểm tra tài sản hữu hìnhikhông cho biết tài sản có được đánh giá đúng hay không, có tôn trọng nguyênitắc đánh giá tài sản hay không Như vậy, để khắc phục nhược điểm của phương pháp kiểmitra tài sản hữu hình, KTV phải vận dụng kết hợp các phương pháp khác đểithu thập bằng chứng có giá trị và tính thuyết phục cao hơn
Ví dụ đối với tài sản tiềnimặt:
Trước khi tham gia kiểm kê, cáciKTV thu thập các thông tin từ phía khách hàng về thời gian, địa điểm củaikiểm kê tiền mặt, đồng thời thông báo cho khách hàng về sự tham gia củaiKTV: thời gian, địa điểm tham gia và số người tham gia kiểm kê.
Trong quá trình thực hiện kiểmikê quỹ tiền mặt, KTV xem các nhân viên công ty khách hàng: thủ quỹ, kếitoán tiền mặt, kế toán trưởng trực tiếp đếm tiền mặt có trong két theo từngiloại mệnh giá ghi lại kết quả ra giấy làm việc làm căn cứ cho việc lập biênibản kiểm kê quỹ Sau đó đối chiếu kết quả đếm được với số dư tiền mặt trên sổ, nếuicó sai lệch thì tìm nguyên nhân.
Kết thúc quá trình kiểm kê quỹ, KTVicùng nhân viên viên công ty khách hàng thống nhất và ký biên bảnikiểmikê quỹ.
Kiểm tra tài liệu: bằngichứng thu được phụ thuộc vào mục tiêu kiểm toán hay nói cách khác, mụcitiêu kiểm toán chính là cơ sở để lựa chọn thủ tục kiểm tra cụ thể Hai thủ tụciđể kiểm tra tài liệu thông thường là kiểm tra chứng từ và kiểm tra kếtiluận.
Kiểm tra chứng từ: là so sánhigiữa số dư hoặc số phát sinh của các nghiệp vụ với các chứng từ Mục tiêuikiểm toán ở đây là xác định xem các nghiệp vụ đã ghi chép có thực sự tồnitại và số tiền có thực hay không (mục tiêu về tính hiện hữu), vì nhấtimột chứng từ nên luôn có sẵn một số lượng lớn chứng từ, sổ sách phảniánh Ví dụ, doanh nghiệp thường giữ lại một đơn đặt hàng của khách, mộtichứng từ vận chuyển, một bản sao hoá đơn bán hàng đối với từng nghiệp vụibán hàng Nếu kiểm tra theo trình tự ghi sổ kế toán, tức là từ chứng từ gốc đếnisổ kế toán và đến báo kế toán thì kiểm toán sẽ thu được bằng chứng về cácinghiệp vụ phát sinh đã được ghi sổ đầy đủ hay chưa Ngược lại, nếu kiểmitra từ báo cáo kế toán đến sổ kế toán và cuối cùng là chứng từ kế toán thì kiểmitoán viên sẽ thu được bằng chứng về việc số liệu ghi trên sổ kế toán có đầyiđủ chứng từ hay không.
Kiểm tra kết luận: Từ một kết luậnicó trước, kiểm toán viên thu thập tài liệu làm bằng chứng cho cơ sở kếtiluận Theo cách này, kiểm toán viên cần xác định phạm vi cần kiểm tra, đốiichiếu, sau đó kiểm toán viên chỉ việc kiểm tra, đối chiếu những chứng từ, tài liệuiliên quan đến kết luận có trước
Phương pháp này cho ta nhữngibằng chứng là tài liệu chứng minh Tài liệu chứng minh là hình thức bằngichứng được sử dụng rộng rãi trong các cuộc kiểm toán vì việc thu thậpichúng tương đối dễ dàng, thuận tiện và vì chúng có sẵn, mặt khác, chi phí để thuithập chúng cũng nhỏ hơn các phương pháp khác Đôi khi tài liệu là loại bằngichứng duy hợp lí duy nhất nếu kiểm toán viên không tìm được các loại bằngichứng khác.
Khi thu thập bằng chứng theoiphương pháp kiểm tra tài liệu, kiểm toán viên cần chú ý đến: độ tin cậy, tính độcilập của tài liệu chứng minh, đề phòng trường hợp tài liệu đã bị người cungicấp sửa chữa, tẩy xoá, giả mạo Do vậy, kiểm toán viên cần có sự xác minh, kiểmitra thông qua các phương pháp khác.
+ Với các khoản TSCĐ tăng tronginăm: KTV kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật, đúng kỳivà thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Đối với TSCĐ mua mới: kiểmitra quyết định của BGĐ, hợp đồng mua, hoá đơn, thủ tục mua sắm, biênibản bàn giao tài sản, kiểm tra các bút toán hạchitoán,… Đối chiếu ngày ghi tăng TSCĐ trênisổ kế toán với biên bản giao nhận và các chứng từ gốc để đảm bảo rằng thờiiđiểm ghi nhận TSCĐ là hợp lý.
+ TSCĐ giảm: kiểm tra chứng từiđểiđảm bảo tính chính xác và có thật của nghiệp vụ giảm tài sản.
+ Đối chiếu với phần hành khác đểitìm kiếm các khoản thanh lý TSCĐ chưa được vào sổ: Đối chiếu, kiểm traigiữa TSCĐ giảm với các khoản thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ trong kỳ Kiểmitra các biên bản họp của ban lãnh đạo, giấy xác nhận của ngân hàng, xácinhận vay… và đảm bảo rằng các khoản thanh lý, cầm cố, thế chấp đãiđược ghi chép đúng đắn.
Minh họa thu thập bằng chứng kiểm toán tại khách hàng BT1
3.2.1 Thông tin cơ bản công ty
CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 BẮC THÁI Địa chỉ: Phường Quang Trung, Thành phố Thái Nguyên, Thái Nguyên
Người ĐDPL: Hoàng Văn Dần
Lĩnh vực: Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
Niên độ kế toán Công ty từ 01/01 tới 31/12 dương lịch, đơn vị tiền tệ được sử dụng trong báo cáo tài chính VNĐ Cũng như nhiều công ty có quy mô vừa và lớn việc hạch toán của công ty tuân thủ theo quyết định 15/BTC Hình thức ghi sổ: Chứng từ ghi sổ Trong năm tài chính 2020 Công ty không có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ.
Sau đây là các bằng chứng kiểm toán viên thu thập được khi tiến hành kiểm toán tại công ty BT1
Phỏng vấn Đối với Công ty BT1 là khách hàng mới của công ty, KTV tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng về việc doanh thu được ghi nhận như thế nào, qui trình bán hàng và việc theo dõi sổ như thế nào để biết được sự ghi nhận của doanh thu đồng thời KTV còn tiến hành soạn thảo bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ với doanh thu và yêu cầu kế toán trả lời các câu hỏi sau:
Bảng 4: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về khoản mục doanh thu bán hàng tại Công ty BT1.
Khách hàng: Công ty BT1 Tham chiếu :
Kỳ: 31/12/2020 Người lập:NTT Ngày: 13/2/2021 Bước công việc: Tổng hợp Người soát xét: NML
Câu hỏi Có Không N/A Ghi chú
1 Các chính sách bán hàng có được qui định thành văn bản không? v
2 Có kế hoạch bán hàng theo tháng, quý năm hay không ? v
3 Các hợp đồng bán hàng đã ký có được lưu trữ khoa học và thuận lợi kho cần đến hay không ? v
4 Hợp đồng bán hàng có được đánh liên tục theo thứ tự thời gian hay không ? v
5 Hoá đơn bán hàng ghi sai có được lưu giữ, bảo quản đúng theo thể thức hay không ? v
6 Các bảng báo giá, hoá đơn bán hàng gửi cho người mua có được phê duyệt của BGĐ trước khi gửi đi không ? v
7 Người viết hoá đơn có độc lập với người giao hàng hay không? v
8 Có quy định bắt buộc phải có chữ ký của người mua trên các hoá đơn bán hàng hay không ? v
9 Có quy định phải lập biên bản khi có hàng bán bị trả lại hay không ? v
10 Doanh thu bán hàng có được theo dõi riêng cho từng loại mặt hàng, nhóm hàng? v
11 Việc phản ánh doanh thu có theo kỳ kế toán không ? v
Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ khoản mục doanh thu
Qua quá trình phỏng vấn KTV thu thập được các thông tin sau:
Doanh thu của Công ty được ghi nhận khi đơn vị có thể thu được các lợi ích kinh tế và có thể được xác định một cách chắc chắn Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi các rủi ro, lợi ích và quyến sở hữu hàng hoá được chuyển sang người mua, đồng thời đơn vị có thể xác định các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng Thời điểm ghi nhận doanh thu thông thường trùng với thời điểm chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, phát hành hoá đơn cho người mua và người mua chấp nhận thanh toán.
Với doanh thu xây dựng: Doanh thu chỉ được ghi nhận trên cơ sở xác nhận khối lượng hoàn thành với khách hàng, quyết toán giá trị A-B và khách hàng chấp nhận thanh toán.
Từ những thông tin thu thập trong quá trình phỏng vấn KTV tiếp tục tiến hành kiểm toán khoản mục doanh thu nhằm khẳng định tính đúng đắn của khoản mục.
Là khách hàng mới của UHY, KTV thường tiến hành các thủ tục phân tích bước đầu nhằm tìm ra những biến động về mặt doanh thu trong các tháng, cũng như doanh thu của công ty so với toàn ngành từ đó tập trung kiểm tra tài liệu vào những tháng nào.
Với UHY LTD phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu đó là phân tích ngang so sánh số liệu của năm nay với năm trước để thấy được các biến động tăng giảm một cách bất thường, phân tích chỉ tiêu này trong mối quan hệ mật thiết với chỉ tiêu khác.
Phân tích là kỹ thuật mang lại cho KTV cái nhìn khái quát nhất về khoản mục kiểm tra trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác trong các năm tài chính khác nhau Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ có ý nghĩa khi các chỉ tiêu thực sự có mối quan hệ với nhau, cùng đồng nhất về nội dung cũng như phương pháp tính
Với quá trình phân tích, KTV của UHY LTD tiến hành phân tích trên 2 hướng: Thứ nhất: tiến hành phân tích sơ bộ trên cơ sở so sánh số đầu năm Thứ hai: Tiến hành phân tích tỷ lệ doanh thu với giá vốn của từng công trình để thấy được sự hợp lý, mức độ biến động Quá trình phân tích sơ bộ cho KTV thêm những thông tin sau:
Biểu3: Trích Phân tích sơ bộ về khoản mục doanh thu của Công ty BT1
Client: CÔNG TYBT1 Prepared: HTU
Trước Kiểm toán Sau Kiểm toán
Năm 2020 Trước kiểm toán Đ/c Phân loại
Năm 2020 Sau kiểm toán Năm 2019
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 110,085,627,199 - 110,085,627,199 74,296,976,600
Các khoản giảm trừ doanh thu 03 - - - -
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 1
Với việc tiến hành phân tích tỷ lệ doanh thu so với giá vốn, KTV nhận thấy rằng tỷ lệ này của BT1 quá cao, do vậy KTV kiểm tra kỹ hơn về doanh thu ghi nhận trong kỳ cũng như là TK 154 của doanh nghiệp.
Biểu 4: Trích phân tích doanh thu – giá vốn của Công ty BT1
Khách hàng: Công ty BT1 Người thực hiện: LTL
Kỳ: 31/12/2020 Người soát xét: NML
Tên công trình- đơn vị thi công Giá trị nghiệm thu Doanh thu thuần Kết chuyển giá vốn Tỉ lệ
I- Phạm Anh P- ban thủy lợi 19,341,625,809 17,582,678,346 16,585,013,403 94%
2 Cống điều tiết Hà Đông 4,382,155,000 3,983,777,273 3,764,669,523 95%
3 Cải tạo kệm và công trình 1,589,311,000 1,444,828,182 1,349,469,522 93%
II Lê Đình Cường.Phòng XDKD 13,293,333,769 12,084,848,881 11,480,741,503 95%
1 Hệ thống cấp nước sinh hoạt 710,586,000 645,987,273 610,457,973 95%
2.Trường Dân lập Miền Trung 999,296,000 908,450,909 858,468,109 94%
3 Tưới rau Hồ Bảo Linh 6,262,753,000 5,693,411,818 5,380,274,168 94%
4.Trạm y tế xã Thụy Cát 3,145,506,000 2,859,550,909 2,733,730,669 96%
1 XD cơ sở làm việc Đoàn địa chất 2,833,004,000 2,575,458,182 2,476,303,042 96%
IV Nguyễn Chí Dũng- Xây lắp II 9,728,597,000 8,844,179,091 8,448,314,067 96%
1 DA giống nấm chất lượng cao 2,090,087,000 1,900,079,091 1,816,475,611 96%
3 XD công trình thủy lợi 3,591,277,000 3,264,797,273 3,121,146,193 96%
4 XD công trình cung ứng 2,703,004,000 2,457,276,363 2,349,156,204 96%
V Phạm Trung Kiên 26,662,706,326 24,238,823,933 23,143,585,926 95% VI.Trương Thanh Phán - XLIII 14,524,335,383 13,203,941,257 12,564,921,063 95%
VIII BCHCT Trần Thị Hiền 1,442,380,190 1,311,254,718 1,253,559,510 96%
Phần kinh doanh vật tư 19,993,317,489 18,947,573,951 18,747,640,777 99%
1.Phòng kinh doanh vật tư II 7,230,784,945 6,868,461,853 6,814,154,084 99% 2.Chi nhánh Quảng Bình 12,762,532,544 12,061,112,098 11,933,486,773 99%
Tổng doanh thu XD và kinh doanh 119,954,196,095 109,815,554,471 107,070,185,916 98%
Như vậy tỷ lệ giá vốn chiếm khoảng 95% trong từng đội các biệt và có những công trình quyết toán xong bị giảm khối lượng, hoạt động thực hiện xong vẫn còn chi phí nhưng không doanh thu -> Công trình lô Đề nghị kế toán kiểm tra và tiến hành điều chỉnh kịp thời
Trong phân tích doanh thu tăng trong năm 2020 của công ty BT1 kiểm toán viên nhận thấy rằng trước kiểm toán và sau kiểm toán khỏan mục này không có chênh lệch, từ năm 2020 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 48% so với năm 2019 hay tăng 35,788,650,599 đ đây là mức tăng khá lớn trong tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay Vì vậy kiểm toán viên đánh dấu vấn đề trên và tiến hành phân tích kỹ hơn nhằm tìm ra các dấu hiệu sai phạm.
KTV tíến hành tính toán các khoản mục doanh thu nhằm tìm ra chênh lệch từ đó đưa ra các bút toán điều chình thích hợp Quá trình tính toán của
Công ty được thực hiện dựa trên việc tổng hợp số phát sinh trong kỳ của khoản mục doanh thu trên thuyết minh báo cáo tài chính đưa so sánh với số liệu trên bàng cân đối thử, sổ hạch toán chi tiết (sổ cái), và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của Công ty Quá trình tính toán KTV thấy doanh thu của Công ty không có chênh lệch số liệu được trình bày hợp lý, đúng đắn Từ đó KTV viết vào giấy tờ làm việc của mình kết hợp với các bằng chứng khác nhằm đưa ra kết luận về khoản mục doanh thu của công ty Giấy tờ làm việc này được giập ghim và cho vào chỉ mục 7100 trong file kiểm toán về công ty BT1.
Trong quá trình tính toán của mình KTV thu thập được các bằng chứng sau:
Biểu 5: Trích giấy tờ làm việc KTV - Doanh thu Công ty BT1
Khách hàng: Công ty BT1 Người thực hiện: LTL
Kỳ: 31/12/2020 Người soát xét: NML
Nội dung Số sổ sách Số đề nghị đ/chỉnh Số sau điều chình
- Doanh thu cho thuê nhà 270,072,727 - 270,072,727
Đối chiếu khớp với số liệu trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Notes: Chính sách ghi nhận doanh thu của Công ty
Doanh thu xây dựng: Doanh thu được ghi nhận trên cơ sở hồ sơ nghiệm thu công trình quyết toán giá trị A_B theo từng giai đoạn, căn cứ vào hợp đồng đã ký
Doanh thu cho thuê nhà xưởng: Được ghi nhận trên hóa đơn thuê, hợp đồng thuê được khách hàng chấp nhận thanh toán
Khảo sát 46 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆNCÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONGKIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM
Nhận xét
4.1.1 Những ưu điểm của việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại UHY LTD
Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra ý kiến cuối cùng của mình về một thực trạng của một khoản mục, báo cáo tài chính của khách hàng có được trình bày trung thực hợp lý hay không Nhận thức được vai trò quan trọng của từng kỹ thuật thu thập bằng chứng với kiểm toán tài chính Trong quá trình thu thập bằng chứng với mỗi khách hàng khác nhau(khác về mô hình tổ chức, hoạt động kinh doanh) KTV UHY LTD đã vận dụng cũng như kết hợp các kỹ thuật Kiểm kê, phỏng vấn, quan sát, xác minh tài liệu… với nhau một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn nhất trong khi tiến hành kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền Điều này đã giúp KTV của UHYLTD giảm thiểu được thời gian cho quá trình thu thập và đảm bảo các bằng
Trong mỗi cuộc kiểm toán KTV UHY LTD đều dựa trên các phần mềm nhằm tiến hành chọn mẫu đại diện kiểm tra chi tiết, hiện tại phần mềm chọn mẫu của UHY LTD là phần mềm CMA Sự kết hợp giữa phần mềm chọn mẫu với kinh nghiệm của KTV giúp cho quá trình chọn mẫu của KTV một cách nhanh chóng hơn và chọn được những mẫu có tính chất đại diện cho khoản mục như phải thu khách hàng, doanh thu và các khỏan mục khác trong chu trình bán hàng thu tiền cũng như các khỏan mục khác nhau trong báo cáo tài chính.
Khi tiến hành kiểm toán tại công ty khách hàng KTV đã tận dụng triệt để các lợi thế của các kỹ thuật nhằm thu thập được các bằng chứng có hiệu quả Đó là:
Thứ nhất,Với kỹ thuật phỏng vấn: KTV của UHY LTD đặt những câu hỏi sát về vấn đề cần tìm hiểu cụ thể tới những đối tượng kế toán trực tiếp thực hiện các phần hành trên Nhờ vậy các thông tin mà KTV thu thập được từ kế toán chính xác hơn, nhanh chóng hơn giảm thiểu được các rủi ro trong quá trình thu thập.
Thứ hai, Với công tác kiểm kê được KTV UHY LTD tiến hành kiểm kê tại đơn vị khách hàng theo một lịch trình được thống nhất giữa UHY LTD với công ty khách hàng và được sắp xếp trước, điều này giúp kiểm toán viên chủ động hơn trong quá trình kiểm kê với những thông tin đã tìm hiều trước về khách hàng Thông thường với tất cả các cuộc kiểm toán KTV chỉ tiến hành kiểm kê với các khoản mục tiền, hàng hoá (trong chu trình bán hàng thu tiền) vào thời điểm 12h trưa hoặc 5h chiều ngày 31/12 khi đó hầu như tất cả các phiếu thu, chi, nhập xuất đều được phản ánh đầy đủ trong sổ chi tiết các tài khoản liên quan Điều này hạn chế được những sai sót khi hàng hóa, tiền được ghi chép trong sổ nhưng lại không tồn tại trong thực chế và ngược lại.
4.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân trong quá trình vận dụng
Cũng như các công ty khác UHY LTD cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định của mình trong công tác kiểm toán cũng như trong vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong chu trình bán hàng thu tiền
Việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong chu trình bán hàng thu tiền với các kỹ thuật như kiểm kê, lấy xác nhận, phân tích, quan sát KTV của công ty còn gặp một số khuyết điểm nhỏ trong quá trình thực hiện Đó là việc kiểm kê với hàng hóa đang được lưu giữ ở bên thứ ba chưa được tiến hành cụ thể và cẩn thận Công ty chưa chú trọng sử dụng kỹ thuật quan sát trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán Trong một số cuộc kiểm toán KTV trực tiếp tiến hành kiểm kê việc này gây mất thời gian đôi khi không chính xác do kiểm toán viên thiếu am hiểu về chủng loại hàng hóa thông số kỹ thuật…
Các giải pháp hoàn thiện
4.2.1 Định hướng phát triển của Công ty UHY LTD trong những năm tới
Với tình hình nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty UHY LTD quyết tâm giữ vững được vị thế của mình trên thị trường kiểm toán hiện này đồng thời không ngừng hoàn thiện thêm về đội ngũ kiểm toán viên cả về trình độ lẫn đạo đức nhân cách của kiểm toán viên tạo niềm tin tưởng với khách hàng của mình Công ty trong những năm tới đang có kế hoạch mở rộng và triển khai thêm một số loại hình hoạt động dịch vụ như lĩnh vực bảo hiểm, tài chính.
4.2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền tại Công ty UHY LTD
Sử dụng các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp với nữa đến quá trình Kiểm kê và Phân tích, đồng thời đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ KTV
Kiểm kê là kỹ thuật cần thiết cho bất kỳ cuộc kiểm toán nào kể cả cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên không trực tiếp tiến hành kiểm kê thì KTV cũng thu thập bằng chứng kiểm kê của đơn vị được kiểm toán thực hiện.
Với các cuộc kiểm toán được có kế hoạch trước 31/12/2020, mặc dù các thủ tục mà UHY LTD hướng dẫn kiểm kê là chuẩn, cụ thể song khi áp dụng vào thực tế của công ty vẫn gặp phải một số các hạn chế Đó là:
Thứ nhất, Trường hợp hàng hoá của đơn vị đang được ký gửi ở bên thứ ba(hàng gừi bán), KTV thường tiến hành gửi thư xác nhận với bên thứ ba để thu thập thông tin về số lượng cũng như về giá trị của tài sản Với bên thứ ba độc lập KTV có thể thu thập thông tin một cách chính xác Nhưng với bên thứ ba thiếu tính độc lập khi trả lời các thông tin trong thư xác nhận điều này dẫn tới một số rủi ro không đạt được trong quá trình kiểm toán Để khắc phục được rủi ro này, trong quá trình kiểm kê với hàng hoá được lưu giữ ở bên thứ ba,KTV cần phải thu thập thê thong tin trên báo cáo tài chính của bên thứ ba tại trên khoản mục tài sản ngoại bảng của đơn vị, thông tin về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục hàng tồn kho, các thủ tục kiểm kê với hàng tồn kho Nhằm đảm bảo hơn về tính chính xác với hàng hoá được ký gửi ở bên thứ ba, KTV nên tiến hành thủ tục chọn mẫu để kiểm tra thu thập thông tin về số lượng chủng loại tình trạng sử dụng của hàng tồn kho Trường hợp KTV không thể trực tiếp tiến hành kiểm kê, KTV có thể xem xét việc ghi nhận hàng tồn kho của doanh nghiệp có đúng kỳ hay không Bên cạnh đó, KTV có thể xem xét báo cáo đã được kiểm toán của bên thứ ba về khoản mục hàng tồn kho (như các thông tin về kiểm soát, quản lý hàng tồn kho, các thủ tục kiểm kê của bên thứ ba…)
Thứ hai, Với các hàng hoá đặc biệt như hoá chất, xăng dầu, than đá, điện… việc tiến hành kiểm kê mang lại rủi ro rất lớn do KTV không thể hiểu biết hết được những đặc tính Để hạn chế được những rủi ro cố hữu KTV viên nên cân nhắc tới việc sử dụng ý kiến của chuyên gia Tuy nhiên, khi sử dụng ý kiến của chuyên gia KTV cần cân nhắc tới: Kỹ năng, trình độ nghiệp vụ của chuyên gia, tính khách quan của chuyên gia có như vậy thông tin mà chuyên gia cung cấp cho KTV mới đáng tin cậy Trong quá trình thu thập ý kiến của chuyên gia, KTV cần xác định phạm vi công việc của chuyên gia và cung cấp cho họ đầy đủ thông tin cần thiết nhằm giảm thời gian chuyên gia đưa ra đánh giá Thực hiện tốt thu thập bằng chứng từ chuyên gia có am hiểu về các loại hàng hóa trên giúp KTV có được thông tin với độ chính xác và độ tin cậy rất cao đồng thời là cơ sở giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận chính xác về thực trạng của khoản mục hàng hóa.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, trong quá trình kiểm kê các loại hàng hóa, của đơn vị KTV có thể quan sát nhân viên thủ kho của đơn vị tiến hành sau đó tiền hành kiểm tra chọn mẫu lại nhằm khằng định tính chính xác Khi thực hiện quan sát giúp kiểm toán viên tiết kiệm được thời gian, sức lực hơn mà vẫn thu được các bằng chứng với độ tin cậy cao Thông thường kỹ thuật quan sát kiểm kê ít được thực hiện khoàn mục tiền mặt trong đơn vị do khỏan mục tiền mặt tồn quỹ không lớn dễ kiểm tra hơn.
Việc áp dụng thủ tục phân tích, tại UHY LTD thường được tiến hành trong giai đoạn chuần bị kiểm toán và thực hiện kiểm toán Thông qua tiến hành phân tích sơ bộ với bảng cân đối kế toán cũng như phân tích báo cáo kết quả kinh doanh nhằm đánh giá chung tình hình kinh doanh của đơn vị Tại UHYLTTD kỹ thuật phân tích (phân tích ngang) so sánh số liệu bình quân của đơn vị với số liệu bình quân của ngành hoặc với số liệu của các đơn vị khác trong ngành chưa được thực hiện.
Do vậy, để có thêm thông tin KTV nên thực hiện so sánh các thông tin tài chính của doanh nghiệp với thông tin tài chính của các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động (tỷ lệ thanh toán nhanh, tỷ lệ nợ quá hạn…) cũng như tiến hành phân tích sâu hơn về các khoản mục như phân tích tuổi nợ của khách hàng, phân tích các biến động của tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, doanh thu nhằm thấy được biến động của khỏan mục qua các thời kỳ.
Thực hiện tốt quá trình phân tích giúp cho KTV có được cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về khách hàng đồng thời thấy được khả năng phát triển trong tương lai Từ đó phát hành báo cáo kiểm toán với chất lượng cao hơn Tuy nhiên để thực hiện đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh một cách toàn diện và khách quan, KTV cần có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu và đặc biệt là có khả năng bao quát được vấn đề.
Nâng cao chất lượng của đội ngũ kiểm toán viên
Một trong những yếu tố quan trọng nhất và quyết định tới sự thành công của một cuộc kiểm toán đó chính là các kiểm toán viên những người trực tiếp tham gia, thực hiện và cũng là người đưa ra ý kiến của mình về báo cáo kiểm toán dựa trên những thông tin thu thập được trong quá trình kiểm toán.
Vì vậy để thu thập được các bằng chứng kiểm toán có chất lượng cao đòi hỏi KTV phải nắm vững được kiến thức về các kỹ thuật thu thập bằng chứng, ưu, nhược điểm cũng như điều kiện vận dụng của từng phương pháp trong các loại hình doanh nghiệp cụ thể nhằm giảm thiều được thời gian thu thập cũng như nâng cao chất lượng của bằng chứng Ngoài ra KTV cần phải có kiến thức tổng hợp am hiểu về nhiều loại hình kinh doanh vì khách hàng có nhu cầu kiểm toán rất đa dạng thuộc mọi thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực kinh doanh Vì vậy nâng cao trình độ kiểm toán viên là yếu tố cốt lõi và tất yếu đối với mọi công ty kiểm toán nói chung và với UHY LTD nói riêng.
Nhằm nâng cao trình độ KTV công ty UHY LTD cần phải mở thêm các lớp đào tạo chuyên ngành, bồi dưỡng thêm cho kiểm toán viên sau mỗi mùa kiểm toán rút ra những kinh nghiệm cũng như hạn chế trong mỗi cuộc kiểm toán Liên tục cập nhật thêm những thông tin mới của bộ tài chính về các vấn đề liên quan tới các lĩnh vực kinh doanh, cũng như các thông tin tài chính Bên cạnh đó Công ty nên kiểm soát chặt chẽ quá trình tuyển dụng và đào tạo để đội ngũ kiểm toán viên có chất lượng cao hơn.
Công ty cần cử thêm các nhân viên kiểm toán của mình tham gia các lớp học ACCA cũng như các cuộc hội thảo của UHY quốc tế nâng cao chất lượng của kiểm toán.