1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính

339 1K 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 339
Dung lượng 12,42 MB

Nội dung

Trang 1

TRAN WEE WANG food be NG TRAN Wit

Trang 3

GT.02.KT(V)

Trang 4

CÁC NGUYÊN LÝ TIỀN TÊ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay tài liệu và giáo trình giảng dạy các môn học về tài chính đã được xuất bản khá phong phú và được giảng dạy trong các trường đại học

khối ngành kinh tế Vấn dé trong tam và nan giải của việc giảng dạy và học các môn học về tài chính tiền tệ và thị trường tài chính là phạm vi quá rộng lớn của kiến thức phải học Chính từ đây cũng dẫn đến vấn đề trùng lắp kiến thức trong các môn học Không những thế, những kiến thức này

nhanh chóng bị lỗi thời lạc hậu do những thay đổ: hàng ngày trong thế

giới kinh doanh và tài chính hiện đạt Do đó, mục tiêu chính chúng tôi đặt

ra khi biên soạn tài liệu này là tạo cơ sở cho phương pháp tư duy kinh tế,

tập trung vào một số nguyên lý kinh tế tài chính tiền tệ căn bản mà sinh viên có thể vận dụng sau này bao gồm: cấu trúc của thị trường và tổ chức

tài chính, hoạt động ngân hàng và các chính sách điều hành hoạt động

ngân hàng, hoạt động của thị trường tài chính trong và ngoài nước, vai trò

của tiền tệ trong nền kinh tế, đầu tư tài chính và các lý thuyết danh mục

đầu tư Đặt trọng tâm vào nghiên cứu hướng dẫn sinh viên lãnh hội các nguyên lý cơ bản trong tài chính và tiền tệ, chúng tôi hy vọng sẽ giúp họ có được cách tư duy kinh tế thay vì nhớ và học thuộc các "miêu tả hiện

tượng” về các hệ thống tài chính và các sự kiện kinh tế Những tư duy này sẽ là nền tảng để sinh viên phát triển cơ sở nghiên cứu có hệ thống các môn học chuyên ngành khác liên quan đến tài chính và ngân hàng

Với kiến thức tổng quan, tập trung vào nguyên lý hoạt động cũng như các

mối quan hệ và hệ thống tài chính tién tệ, tài liệu tham khảo này là cơ sở

hữu dụng cho cả những sinh viên chuyên và không chuyên ngành tài chính ngân hàng, tạo cơ sở tư duy phân tích trong các hoạt động kinh tế cũng như quản trị khác

Trong quá trình nghiên cứu các dòng lưu chuyển vốn trong thị trường tài chính, chúng tôi đặt trọng tâm không những vào quá trình tạo vốn và phân

bố vốn (như trong các tài liệu về tài chính tiền tệ khác đã đề cập) mà còn

Trang 5

CÁC NGUYÊN LÝ TIỀN TỆ_ NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

nghiên cứu kỹ quá trình sử dụng hiệu quả các dòng vốn thông qua các trung gian tài chính và thị trường tài chính Do vậy, nó rất hữu ích cho các quản trị gia tài chính doanh nghiệp bởi vì đây là cơ sở đầu tiên cho các phân tích chiến lược đầu tư và quản trị rủi ro trong quá trình tạo ra thu

nhập từ các nguồn tài chính công ty

Tài liệu dành khá nhiều thời lượng tập trung vào các nguyên lý hoạt động của các trung gian tài chính cùng các học thuyết đầu tư tài chính hiện đại

Xét từ quan điểm của những nhà phân tích đâu tư tài chính xuất phát từ thực tế hoạt động kinh doanh trên thế giới, phần lớn nguồn vốn (và là nguồn chủ

chốt) tài trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp là từ các trung gian tài

chính Đây là điểm đổi mới cơ bản và chủ chốt trong tài liệu này

Với quan điểm và mục tiêu nêu trên, tài liệu được biên soạn dựa vào việc tham khảo, rút kinh nghiệm từ các lý thuyết tài chính đang được giảng

dạy tại Việt Nam và có bổ sung thêm nhiều thay đổi và cập nhật thông tin

mới từ các giáo trình tiền tệ và tài chính tiên tiến đã được kiểm nghiệm

qua giảng dạy ở nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới Cụ thể là cuốn sách “Tiển tệ, ngân hàng và thị trường tài chính” tái bản lần thứ 5 xuất bản Quốc tế của tác giả Frederic S Miskin, Giáo sư Đại học

Columbia, Hoa Kỳ Trong quá trình biên soạn, chúng tôi còn tham khảo

thêm một số sách, tài liệu giảng dạy khác về ngân hàng và các định chế

tài chính như giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại — Sản xuất và bán

các dịch vụ tài chính” tái bản lần 2 của Giáo sư Peter S Rose, Texas A &

M Dniversity; “Quản trị các định chế tài chính” tái bản lần 2 của Giáo sư

Anthony Saunders, New York University, Hoa Kỳ

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Thay vì tập trung vào nhiều thông tin cập nhật hay phân tích các văn bản

chính sách khác nhau mà sẽ nhanh chóng lỗi thời với thế giới kinh doanh

hiện đại ngày nay, chúng tôi tập trung zänấn mạnh vào phương pháp tư

Trang 6

CÁC NGUYÊN LÝ TIỀN TÊ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Phần đầu tiên của tài liệu sẽ giới thiệu tổng quan về tiền tệ và hệ thống tài chính của quốc gia, phân tiếp theo chủ yếu nghiên cứu về hệ thống

phân tích nói trên bao gồm vài khái niệm kinh tế nhằm hệ thống hoá suy nghĩ của người đọc về cách định giá tài sản, nghiên cứu cấu trúc của thị

trường tài chính, quần trị ngân hàng và vai trò của tiển tệ trong nền kinh

tế Các khái niệm cơ bản này bao gồm:

e Phương pháp tiếp cận đơn giản đối với lượng cầu tài sản (lựa chọn

danh mục)

e_ Khái niệm cân bằng

e Co sé cung và cầu nhằm giải thích cung cách hoạt động của thị trường

e Tim kiém loi nhuận

e_ Phương pháp tiếp cận đến cấu trúc tài chính đặt cơ sở trên chỉ phí

giao dịch và chênh lệch thông tin

e_ Phân tích tổng cung và tổng cầu

Cách tiếp cận này có thể làm cho kiến thức truyền đạt được lý thú hơn, giúp sinh viên học được những gì thực sự là chủ chốt mà không cần phải

ghi nhớ tất cả mọi dữ kiện, cung cấp công cụ để tìm hiểu những xu hướng

thay đổi hàng ngày hằng giờ của thế giới tài chính tiền tệ như tỉ giá, lãi suất, lạm phát

KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG

Biên soạn tài liệu này, chúng tôi hy vọng người đọc và các bạn sinh viên

lĩnh hội được những kiến thức và kỹ năng sau:

1 Có cách nhìn tổng quan về chức năng và hoạt động của hệ thống tài

chính quốc gia;

2 Nắm được những nét chính về hoạt động và công cụ tài chính của các

Trang 7

CÁC NGUYÊN LÝ TIEN TE_ NGAN HANG VA THI TRUONG TAI CHÍNH

3 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của các trung gian tài chính

như ngân hàng, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư;

4 Hiểu biết về những khái niệm cốt lõi và các vấn để cơ bản của hoạt

động tài chính trong nền kinh tế thị trường như: lãi suất, hoạt động của

loại hình trung gian tài chính quan trọng nhất - ngân hang;

5 Làm quen với mục tiêu và đối tượng hoạt động của ngân hàng và ngân hàng trung ương;

6 Làm quen với những lý thuyết tài chính hiện đại, là cơ sở dùng để phân tích hoạt động của các chủ thể trong hệ thống tài chính và các hiện

tượng kinh tế, tài chính: lý thuyết về chênh lệch thông tin, lý thuyết lượng cầu tài sản (lý thuyết lựa chọn danh mục), lý thuyết định giá tài sản vốn (CAPM, APT), lý thuyết dự tính hợp lý và lý thuyết thị trường

hiệu quả

Lần đầu tiên cuốn sách được xuất bản, chắc chắn sẽ không tránh khỏi các

khiếm khuyết Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc để

những lần tái bắn sẽ được chỉnh sửa tốt hơn Mọi đóng góp xin gửi về địa

chỉ:

Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia TP HCM

Trang 8

CAC NGUYEN LY TIEN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Chương 1 TIỀN TỆ VÀ TÀI CHÍNH QUỐC GIA BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ ĐẦM BẢO SU PHAT TRIEN CUA NEN KINH TE 1.1 TIEN TE

Trong câu chuyện hàng ngày của chúng ta, “tiền” có rất nhiều nghĩa, nhưng đối với các nhà kinh tế, tién chỉ có một số ý nghĩa cụ thể và đặc

trưng Để tránh sự trùng lặp, chúng ta sẽ xác định ý nghĩa của tiền theo ý

kiến của các nhà kinh tế khác với ý nghĩa thông thường như thế nào

Các nhà kinh tế định nghĩa ziển (cũng được xem như là lượng cung của

tiền) như là tất cả mọi thứ được chấp nhận trong chi tra cho hàng hoá dịch

vụ hay thanh toán nợ Đồng tiền lưu hành trong một quốc gia (currency)

bao gồm tiền giấy và tiền kim loại, rõ ràng thích hợp với định nghĩa trên Khi người ta nói về tiền, thường người ta nghĩ đến đồng tiền lưu hành

trong quốc gia |

Định nghĩa tiền như trên là quá hẹp đối với các nhà kinh tế Bởi vì séc

cũng được chấp nhận trong thanh toán, các tài khoản tín dụng ký séc cũng

được xem như là tiền Tiền cần được định nghĩa rộng hơn, bởi lẽ các dạng

phương tiện tài chính khác như các tài khoắn tiết kiệm cũng thể hiện chức

năng của tiền - chúng có thể nhanh chóng và dễ dàng chuyển đổi sang

tiền mặt hay thành tài khoản tín dụng phát séc Như các bạn thấy, ngay cả

đối với các nhà kinh tế cũng chưa có định nghĩa thống nhất và chính xác về tiền và lượng cung của tiền

Bàn về vấn để tiền tệ xa hơn, tiễn thường có ý nghĩa liên quan đến của

cải hay sự giàu có Khi người ta nói: “anh A rất giàu - anh ta có rất nhiều

Trang 9

CÁC NGUYÊN LÝ TIỀN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH khoản lớn trong ngân hàng mà anh ta còn có chứng khoán, đất đai, vàng

bạc, nhà cửa, xe hơi Trong khi ý nghĩa của tiền như là đồng tiền lưu

hành chính thức trong quốc gia là quá hẹp thì định nghĩa tiền như trên lại

quá rộng đối với các nhà kinh tế

Do vậy các nhà nghiên cứu kinh tế đưa ra định nghĩa phân biệt sự khác

nhau giữa các phương tiện dùng để thanh toán với của cải Của cải bao gồm không những tiển tệ mà cả các tài sản khác như trái phiếu, cổ phiếu, tranh nghệ thuật, đồ cổ, đất đai nhà cửa, xe cộ

Người ta còn dùng định nghĩa tiền như là thu nhập Ví dụ trong câu nói

“Chị B có rất nhiều tiền, chị ta có công việc tốt và thu nhập rất nhiều

tiền” Chúng ta cần phân biệt thu nhập.như là dòng tiền thu vào trong một

đơn vị thời gian Nếu ai đó nói rằng anh ta thu nhập 1 triệu đồng, bạn

không thể nhận biết đó là nhiều hay ít nếu ta không biết đó là thu nhập

của một ngày, một tháng hay một năm Nhưng nếu người ta nói trong túi

có một triệu đồng thì bạn biết chắc chắn đó là bao nhiêu

Chúng ta thống nhất với nhau rằng tiền có nghĩa là tất cả mọi thứ được

chấp nhận như phương tiện thanh toán cho hàng hoá dịch vụ, các khoản nợ và mạng ý nghĩa hoàn toàn khác với thu nhập hay của cải

Chức năng của tiên

Cho dù tiền làm bằng các vỏ sò hay các viên đá, bằng vàng, bạc hay bằng giấy, đối với nhà kinh tế nghiên cứu tài chính và thị trường tài chính, tiền có

các chức năng chủ chốt: trung gian trao đổi, đơn vị tính toán và nơi chứa giá

trỊ

Trong ba chức năng trên, chức năng trung gian trao đổi là tính chất phân

biệt tiền khác với các dạng tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu và bất

động sản

e Chức năng trung gian trao đổi

Trong hầu hết tất cả các giao dịch trong thị trường, tiền đưới dạng đồng

tiền lưu hành trong quốc gia hay séc là một dạng trung gian trao đổi, nó

Trang 10

CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

được dùng để chỉ trả cho hàng hoá hay dịch vụ Việc dùng tiền như trung

gian trao đổi đã nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế bằng cách giảm

thiểu thời gian và công sức cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ Ví dụ

rõ ràng nhất ở đây là trường hợp so sánh với nền kinh tế trao đổi không

tổn tại tiễn tệ, trong đó hàng hoá dịch vụ này được trao đổi trực tiếp sang

hàng hoá dịch vụ khác

Chúng ta lấy ví dụ một giáo sư đại học, người chỉ biết làm một việc duy

nhất là giảng các bài giảng kinh tế Trong nền kinh tế trao đổi, nếu ông ta

muốn ăn, ông ta phải tìm đến người nông dân làm ra thức ăn và đồng thời cũng thích nghe các bài giảng kinh tế Rõ ràng việc tìm ra người nông dân

cần đến các bài giảng kinh tế này thật sự là vô cùng khó khăn và mất

nhiều thời gian Rất có thể là vị giáo sư này đành phải bỏ đi dạy và tự

mình đi cấy lúa và ngay cả trong trường hợp này vị giáo sư cũng khó thoát

khỏi chết đói ˆ

Thời gian và chi phí cho các nỗ lực trao đổi hàng hoá và dịch vụ gọi là chỉ phí giao dịch - (transaction cost) Trong nền kinh tế trao đổi, chi phí giao dịch khá cao bởi vì người ta phẩi thoả mãn sự trùng hợp kép của các nhu

cầu — họ phải tìm ra ai đó có hàng hoá dịch vụ mà họ muốn và những

người này cũng muốn có hàng hoá dịch vụ mà họ để xuất

Chúng ta hãy xem lại ví dụ vị giáo sư kinh tế và người nông dân trên Nếu

ta cung cấp tiền cho vị giáo sư nọ Ông ta có thể dạy cho bất kỳ ai muốn nghe các bài giảng kinh tế Ông ta có thể đến bất kỳ trang trại nào (không nhất thiết phải là nhà nông muốn học kinh tế học) hay ra chợ mua thức ăn

cần thiết cho mình Vấn để trùng hợp kép của các nhu cầu được loại trừ

Vị giáo sư tiết kiệm được rất nhiều thời gian và yên tâm làm một việc mà ông ta ưa thích và làm được tốt - đó là dạy các bài giảng kinh tế học

Ví dụ này cho thấy tiển đã nâng cao hiệu quả kinh tế bằng cách loại trừ bớt phân lớn thời gian chi phí cho việc trao đổi hàng hoá dịch vụ Tiền

nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội bằng cách cho phép người ta chuyên - mơn hố vào những việc mà người ta làm được tốt nhất Do vậy, tiền là

căn bản cho nên kinh tế, nó đóng vai trò như dầu mỡ bôi trơn giúp bộ máy

Trang 11

CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

kinh tế chạy êm hơn bằng cách giảm thiểu chi phí giao dịch, khuyến

khích tạo điều kiện chuyên môn hố và phân cơng lao động trong xã hội

Nhu cầu cần có tiền là rất cần thiết, do đó phần lớn mọi cộng đồng xã hội ngay từ xa xưa đã sáng tạo ra nó Đối với bất kỳ dạng hàng hoá nào để

thực hiện chức năng hiệu quả của tiền thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

1) Phải dễ dàng chuẩn hoá và đánh giá giá trị một cách đơn giản; 2) Phải được chấp nhận rộng rãi;

3) Có thể chia được để đễ dàng “trả tiền lẻ”;

4) Dé dang vận chuyển;

5) Không bị tiêu huỷ nhanh theo thời gian

Các hình thức hàng hoá thỏa mãn các tiêu chuẩn trên của tiền là khá đa

dạng trong lịch sử nhân loại

e Chức năng đơn vị tính toán

Tiền dùng để đo lường giá trị trong nền kinh tế Chúng ta đo lường giá trị

của hàng hóa dich vu bing tién cũng như đo khối lượng bằng kg va khoảng cách bằng km vậy

Để thấy tầm quan trọng của chức năng này của tiển, chúng ta xét lại ví dụ

trong nền kinh tế trao đổi, trong đó tiền không thực hiện chức năng đơn vị tính toán này Nếu nền kinh tế chỉ có ba loại hàng hoá: bài giảng kinh tế,

táo và phim ảnh, chúng ta cần biết ba mức giá đặt ra để trao đổi hàng hoá

này sang hàng hoá khác, ví dụ cần bao nhiêu bài giảng kinh tế để chỉ trả cho một quả táo, giá của táo dưới dạng giá của phim ảnh, hay giá của bài giảng kinh tế dưới dạng giá của phim ảnh Nếu ta có 10 loại hàng hoá thì

ta phải biết 45 trường hợp giá để có thể trao đổi từ loại hàng này sang loại

hàng khác, với 100 hàng hoá ta cần có 4950 gií, với 1000 hàng hoá ta cần

n(n-l) _.,

—3—

có 499,500 giá ( giá)

Trang 12

CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Chúng ta tưởng tượng sẽ khó khăn như thế nào để trao đổi hàng ngàn hàng vạn loại hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng hiện nay Giải

pháp duy nhất là đưa tiền tệ vào nền kinh tế, chúng ta sẽ có tất cả các giá

của hàng hoá dưới dạng các đơn vị của tiển Khi đó cuộc sống sẽ đơn giản

đi rất nhiều, chúng ta sẽ biết được ngay giá bao nhiêu đồng tiền cho một

bài giảng, một quả táo, một bộ phim Và nếu ta có 1000 loại hàng hoá thì

ta chỉ cân biết 1000 giá tương ứng của chúng, không cần phải biết đến

499 500 loại giá như đã nêu trên

Chúng ta đã thấy chức năng là đơn vị thanh toán của tiền đã làm giảm chỉ

phí giao dịch trong nền kinh tế như thế nào Khi nền kinh tế càng phát triển và các mối quan hệ kinh tế càng phức tạp thì lợi ích của chức năng

này lại càng rõ

e - Chức năng nơi chứa giá trị

Tiền là nơi chứa đựng sức mua theo thời gian Chức năng chứa đựng giá

trị thể hiện ở chỗ tiển giữ được khả năng mua bán vào thời điểm người ta

nhận được thu nhập cho đến thời điểm người ta chỉ tiêu Chức năng này

của tiên là rất hữu ích bởi vì phần lớn chúng ta không ai lại tiêu ngay số

tiền mình mới nhận được mà phải đợi đến thời điểm thích hợp khi ta có

nhu cầu và mong muốn mua bán

Không chỉ tiền tệ là thứ có giá trị duy nhất, các dạng tài sản khác như

chứng khoán, đất đai, nhà cửa, đồ trang sức vàng bạc cũng được dùng như như là nơi chứa giá trị Nhiều dạng tài sản như vậy lại có nhiều ưu

điểm hơn tiền: chúng có thể mang lại tiền lãi cho chủ nhân Nếu các tài

sản khác ưu việt trong sự lưu giữ giá trị như vậy, tạo sao người ta vẫn giữ

tiền làm gì?

Câu trả lời cho vấn để này liên quan đến một khái niệm kinh tế rất quan

trọng là tính thanh khoản - tính dễ dàng tương đối và nhanh chóng chuyển

đổi tài sản thành một trung gian trao đổi Tính thanh khoản càng cao càng

tốt Tiền là dạng tài sản có tính thanh khoản cao nhất bởi vì bản thân nó

đã là trung gian trao đổi, nó không cần phải chuyển đổi sang bất kỳ loại

Trang 13

CÁC NGUYÊN LY TIEN TE_NGAN HANG VA THI TRUONG TAI CHÍNH

tài sản nào khác để thực hiện thanh toán Các dạng tài sản khác phải bao

gồm các chỉ phí giao dịch khi chúng chuyển đổi thành tiền Nếu bạn bán

một căn nhà, bạn phải chỉ trả tién môi giới và chỉ phí hợp đểng, và nếu

bạn cần tiền gấp, bạn lại phẩi bán với giá thấp hơn so với giá trị của ngôi

nhà mới có thể bán được nhanh hơn Thực tế cho thấy rằng tiền là tài sản

có tính thanh khoản cao nhất và đó là nguyên nhân tại sao người ta

thường giữ tiền mặc dù nó không phải là nơi chứa giá trị tốt nhất

Chức năng loại chứa giá trị của tiền còn phụ thuộc nhiều vào mức giá bởi vì giá trị của hàng hoá dịch vụ được cố định bởi mức giá Ví dụ nếu mức giá của tất cả hàng hoá tăng gấp đôi thì giá trị của tiền giảm còn một nửa,

điều này thể hiện khá rõ trong lạm phát

1.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN

Chúng ta thấy được bức tranh cụ thể rõ ràng hơn các chức năng của tiền

và các hình thức của tiền theo thời gian qua sự tiến hoá của hệ thống

thanh tsán và các phương pháp thực hiện các giao dịch trong nền kinh tế

Hệ thống thanh toán tiến hoá phát triển từ hàng thế kỷ nay và cùng với nó

là sự thay đổi và đa dạng hoá các hình thức của tiển từ các dạng hàng hố

thơng dụng đến tiền bằng kim loại quý và sau đó là các dạng tiền giấy và

cuối cùng là các dạng tài khoản thanh toán Séc thanh toán là một dạng

phát minh nâng cao hiệu quả của hệ thống thanh toán Thông thường các khoắn chi trả có thể thực hiện trao đổi qua lại giữa các bên và bao gồm trong đó một khối lượng lớn tiền mặt Ưu điểm của séc là thực hiện nhanh

các khoản giao dịch quy mô lớn mà không cần di chuyển bất kỳ khoản tiền mặt nào Nhược điểm của séc là vẫn phải mất thời gian để mang séc

từ chỗ này đến chỗ khác và đây là vấn để phải tính đến nếu bạn cần thanh

toán nhanh cho ai đó ở vị trí khác Nếu bạn có một tài khoản phát séc, bạ¡:

phải mất vài ngày làm việc để ngân hàng có thể kiểm tra và cho phép bạn sử dụng tài khoản đó Nếu bạn cần thanh toán gấp thì các đặc điểm này

của séc lại là nhược điểm Một nhược điểm khác của việc phát séc là chi phí giấy tờ và hành chánh để phục vụ séc Một ví dụ cụ thể là tại Hoa Kỳ,

Trang 14

CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

hàng năm người ta tốn 5 tỷ đô la cho chỉ phí thực hiện tất cả các séc được

viết ra trong nước

Sự phát triển của máy tính và công nghệ thông tin mở ra con đường mới

trong quá trình tiến hoá của hệ thống thanh toán áp dụng các phương pháp thanh toán điện tử trong đó các giao dịch thanh tốn thơng qua các phương tiện thông tin điện tử

Mặc dù chưa được công nhận rộng rãi nhưng thanh toán điện tử cã được

thực hiện nhiều năm nay Hệ thống dự trữ liên bang tại Hoa Kỳ có hệ

thống mạng liên bang Fedwire cho phép tất cả các tổ chức tài chính duy trì các tài khoản trong ngân hàng trung ương và chuyển giao các nguồn vốn cho nhau mà không cần phải ghi séc Trên thế giới tồn tại các hệ thống liên lạc các ngân hàng quốc tế Thông thường dạng chuyển tiền

thanh toán qua đường dây này được thực hiện với quy mô số tiền từ I

triệu đô la trở lên Do đó, tuy số lượng giao dịch qua hệ thống này chỉ

“chiếm 1% tổng số lượng các giao dịch nhưng tổng giá trị các giao dịch nay

chiếm đến 80%

Sự phát triển công nghệ máy tính với giá rẻ cũng đồng nghĩa rằng chúng ta đang bước vào giai đoạn mới của hệ thống thanh toán với tiền điện tử e-money - là dạng tiễn giữ dưới dạng điện tử và có nhiều hình thức khác

nhau, chúng ta có thể kể đến các dạng thẻ từ như: debit card, credit card,

electronic cash và electronic checks

1.3 ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ TIỀN TỆ

Định nghĩa tiền như là mọi thứ thông thường được chấp nhận trong thanh

toán hàng hoá dịch vụ cho ta thấy rằng tiền được xác định theo hành vi của con người Một tài sản trở thành tiền chỉ khi nào người ta tin rằng tài | sản này được chấp nhận trong thực hiện thanh toán Như ta đã biết, trong lịch sử có rất nhiều loại hàng hoá đã thực hiện vai trò của tiễn từ vàng,

tiền giấy cho đến các tài khoản phát séc Định nghĩa tiên theo hành vi

giao địch này không cho ta thấy được chính xác tài sắn nào trong nền kinh

tế được coi là tiền tệ

Trang 15

CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TÊ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Để đánh giá tiền tệ, chúng ta cần một định nghĩa chính xác cho thấy

những tài sắn nào cần được tính đến Ta có hai phương pháp tiếp cận đến

định nghĩa chính xác của tiền: phương pháp lý thuyết và phương pháp kinh nghiệm

1.3.1 Các định nghĩa tiền theo lý thuyết và taeo kinh nghiệm

Phương pháp tiếp cận định nghĩa tiền theo lý thuyết sử dụng các lý thuyết kinh tế để quyết định những tài sản nào nên bao gốm vào trong định nghĩa

tiền tệ Như chúng ta đã thấy, tính chất cơ bản của tiền là nó được dùng như một dạng trung gian trao đổi Do đó, phương pháp lý thuyết chủ yếu

tập trung vào phương diện này và cho rằng chỉ có các tài sản thể hiện rõ ràng chức năng này mới được tính vào trong định nghĩa lượng cung tiền

tệ Từ quan điểm này, chỉ có đồng tiển lưu hành trong quốc gia, các tài

khoản phát séc và séc du lịch mới được xem như là tiền và chỉ các tài sản này mới được tính vào trong lượng cung tiên tệ

Phương pháp tiếp cận theo lý thuyết này không phân biệt các tài sản thật sự rõ ràng và chính xác Các tài sản khác cũng thực hiện chức năng trung gian trao đối nhưng không có tính thanh khoản cao như đồng tiền chính

thức và tài khoản phát séc Bởi vì có một số hạn chế khi bạn viết séc, ví

dụ tổng số tiền tối thiểu bạn có thể ghi và còn phụ thuộc vào số tiền bạn có trong tài khoản, do đó không thể biết một cách rõ ràng là tài khoản

phát séc có thực hiện chức năng trung gian trao đổi hay không Ngược lại một số tài sản khác, ví dụ tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng lại có thể nhanh chóng chuyển đổi sang tiền mặt mà không hề tốn kém chi phí hay

mất giá

Trong phương pháp tiếp cận theo kinh nghiệm, việc quyết định tài sản nào được gọi là tiền đặt cơ sở trên sự so sánh đánh giá nào thích hợp nhất đối với các dòng tiền biến đổi mà chúng ta cần giải thích Ví dụ, chúng ta cần xét xem đơn vị đo lường tiền tệ nào là tốt nhất để du đoán tỉ lệ lạm phát trong chu ky kinh doanh và sau đó mới chính thức công nhận nó như

là đơn vị đánh giá lượng cung tiên tệ

Trang 16

CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH -

Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng các định nghĩa đơn vị đánh giá tiền té thích hợp là không cố định, đơn vị đánh giá tốt trong giai đoạn này có thể không còn thích hợp trong giai đoạn sau và lạm phát không phải lúc nào

cũng thích hợp để dùng đánh giá chu kỳ kinh doanh

Như ta đã thấy, cả hai phương pháp tiếp cận trên đều khơng thỏa mãn

hồn toàn các yêu cầu định nghĩa tién một cách chính xác Phương pháp lý thuyết chưa cụ thể và đặc trưng đủ cho ta thấy tài sản nào nên cho vào hay loại trừ khỏi việc đánh giá sự phù hợp của tiền tệ Phương pháp kinh nghiệm cũng gặp nhiều khó khăn do các thực tế theo kinh nghiệm cũng

trộn lẫn với nhau và ta cũng không thể chắc chắn các đánh giá trong quá

khứ có thích hợp cho tương lai hay không Các nhà hoạch định chính sách

cần phải xác định những thành phần nào của lượng cung tiền tệ họ cần phải kiểm soát để có thể quần lý điều hành nền kinh tế được hiệu quả

1.3.2 Các tập hợp tiền tệ - M1, M2, M3

Các nhà kinh tế cùng với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ trên trên

thế giới đã nghiên cứu rất nhiều về vấn để xác định tiền Họ đã đi đến kết quả đánh giá lượng cung tiền tệ bằng các tap hep tién t@ (monetary aggregates) nhu sau: (xem bang 1) Bảng 1.1 - Các tập hợp tiền tệ MI = đồng tiền chính thức (currcncy) + Séc du lịch | + Tài khoản phát séc theo yêu cầu + Các tài khoản phát séc khác M2=MI‡, + Các tài khoản ngắn hạn + Các tài khoản tiết kiệm

+ Các tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ

+ Các cổ phần của các quỹ tiền tệ thị trường tiền (hay cá nhân)

Trang 17

CAC NGUYEN LY TIEN TE_NGAN HANG VA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

M3 = M2+

+ Các tài khoản dài han

+ Cổ phần các quỹ hỗ tương thị trường tiền (các tổ chức)

+ Các thỏa thuận mua lại

L=M3+

+ Trái phiếu kho bạc ngắn hạn

+ Thương phiếu

+ Trái phiếu tiết kiệm

+ Ngân phiếu ngân hàng

*

Định nghĩa hẹp nhất của tiền là M1 tương ứng với phương pháp tiếp cận

lý thuyết và bao gồm: tiền lưu hành trong nước, các tài khoản phát séc và

séc du lịch Các tài sản này là tiền tệ rõ ràng nhất bởi vì chúng có thể

dùng trực tiếp như trung gian trao đổi Trước những năm 70, chỉ có các ngân hàng thương mại mới được phép phát hành các tài khoản phát séc và không được phép trả lãi suất trên các tài khoản này Với những sáng tạo mới trong ngành công nghiệp ngân hàng (ta sẽ bàn cụ thể trong chương ngân hàng) thì tất cả các dạng tổ chức tài chính khác cũng phát hành các

.tài khoản phát séc Hơn thế nữa, các ngân hàng còn để xuất cho khách

hàng các tài khoản phát séc khác có chi trả lãi suất như tài khoản NOW -

tài khoản có thoả thuận trình tự chi trả (negotiated order of withdrawal)

hay tài khoản thanh toán có trả lãi suất và tài khoản tiết kiệm thanh toán

tự động ATS (automatic transfer from saving)

Tập hợp tiền M2 bổ sung thêm vào MI các tài sản khác cũng có tính chất

ghi séc (tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ và cổ phần quỹ hỗ tương thị

trường tiền tệ) và các tài sản khác (tài khoản ngắn hạn, tài khoản tiết kiệm, các thỏa thuận mua bán qua đêm và các thỏa thuận thanh toán

ngoại tệ qua đêm) Chúng có tính thanh khoản cao, có thể chuyển đổi

nhanh chóng sang tiền mặt với chi phí thấp

Trang 18

CÁC NGUYÊN LÝ TIỀN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

M3 bổ sung thêm vào với M2 các tài sản có tính thanh khoản thấp hơn như tài khoản dài hạn, các thỏa thuận mua lại, và cổ phần quỹ hỗ tương

thị trường tiền tệ của các tổ chức

Tập hợp L thực sự không phải là đơn vị đánh giá của tiền, nhưng thay vì

chỉ đánh giá các tài sản thanh khoản cao, L bổ sung thêm vào M3 các dạng tài sản khác về cơ bản cũng có tính thanh khoản cao như trái phiếu, tín phiếu kho bạc ngắn hạn, thương phiếu, và ngân phiếu ngân hàng 1.3.3 Tiền tệ như là một tập hợp tỉ trọng

Các tập hợp tiền như ta bàn đến ở trên đưa ra các quyết định hoặc trắng

hoặc đen (không có khái niệm “xám”) về những iài sản nào là tiền hay

không là tiền Sự phân biệt này không phải lúc nào cũng rõ ràng và phù hợp với thực tế Bởi vì tất cả các tài sản đều có một chút tính “không phải

tiễn “hay một phần tính thanh khoản, chúng ta có thể nói một phần nào đó

của các tài sản đều mang tính tiền tệ Ví dụ, cổ phần trong quỹ hỗ tương

thị trường tiền tệ cho phép bạn ghi séc có các giới hạn tương ứng với cổ

phần của bạn (có thể xem đây như là 60% giống tiền trong khi các tài khoản tiết kiệm được xem như 40% giống tiền) Bạn có thể xác định

lượng cung của tiền bao gồm MI với 60% của cổ phần quỹ thị trường tiền

tệ cộng với 40% của tài khoản tiết kiệm:

MI +0,60 (cổ phần thị trường tiền) + 0,40 (tài khoản tiết kiệm)

Phương pháp tiếp cận đánh giá lượng cung tiền tệ này gọi là tập hợp tiền

tệ có ti trong (weighted monetary aggregate) bởi vì mỗi tài sản đều nhận các tỉ trọng khác nhau (ví dụ 1 cho M1, 0,6 cho cổ phiếu thị trường tiền và

0,4 cho tài khoản tiết kiệm) khi tập hợp tất cả lại với nhau Một số nhà

nghiên cứu cho rằng dùng phương pháp tiếp cận này để đánh giá lượng

cung tiễn tệ cho ta kết quả tốt hơn để đưa ra các dự báo lạm phát và chu

kỳ kinh doanh

Trang 19

CÁC NGUYÊN LÝ TIEN TE_NGAN HANG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

1.4 VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TE

Các cấu trúc kinh tế xã hội không thể nào hoạt động được nếu không có

sự hiện diện của các dòng lưu chuyển có tổ chức của các dạng tiền tệ giữa

các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh và từng cá nhân trong xã hội, giữa nhà nước và các cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, giữa

nhà nước và từng công dân, giữa các địa phương và trung ương Như hệ

tuần hoàn trong cơ thể con người, các dòng tiền này thể hiện cuộc sống

thực sự của một xã hội Qua các dòng lưu chuyển tiền tệ, nền kinh tế thiết lập được các mối quan hệ hữu cơ giữa mỗi công dân, các tổ chức, các

doanh nghiệp và nhà nước Định nghĩa tài chính

xài chính là hệ thống các mối quan hệ trong sự phân bổ và sử dụng các

a ok a A z ~ „+À A + na 4 A ` ` z

nguồn tiền tệ thông qua các quỹ tiên tệ, các tổ chức chuyên ngành và các thị trường tài chính Tất cả các thành phần trong hệ thống phức tạp này được đặt dưới sự kiểm soát và điều hành chặt chẽ của các cơ quan chức

năng nhà nước

Các thành phần tham gia trong hệ thống tài chính: các thị trường tài chính

cùng các trung gian tài chính bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm,

các quỹ tiền tệ, các công ty đầu tư, các công ty tài chính, các chủ thể hoạt

động trong nền kinh tế: các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và chính bản

thân nhà nước với sự tham gia của ngân hàng trung ương, kho bạc, ngân

sách và các tổ chức điều hành khác

Tài chính thể hiện dòng lưu chuyển tiền tệ trong mối quan hệ giữa:

e Các chủ thể hoạt động kinh tế: các doanh nghiệp và các cá thể qua

các hình thức huy động vốn và sử dụng vốn tạo ra dòng lưu chuyển

vốn trong nền kinh tế từ nơi có dư vốn đến nơi có nhu cầu

e Nhà nước và các chủ thể, tổ chức kinh tế thông qua các hình thức

huy động các nguồn tiền vào ngân sách nhà nước và các hình thức

Trang 20

CÁC NGUYÊN LÝ TIỀN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

cấp vốn, trợ giá chuyển giao, tài trợ tài chính của nhà nước cho các

chủ thể hoạt động kinh tế xã hội

Nhà nước và các tổ chức quản lý hành chính nhà nước thông qua

sự phân phối và phân bổ ngân sách để duy trì hoạt động của bộ

máy nhà nước, an ninh quốc phòng, văn hoá giáo dục, bảo vệ sức

khoẻ và môi trường

Nhà nước với các cá nhân và các tổ chức xã hội qua các hình thức

huy động tiền bắt buộc (thuế) hay tự nguyện (thông qua các hình

thức tín dụng và các hình thức đầu tư tài chính)

Đóng vai trò chủ chốt và là nguồn luân chuyển tạo ra các tiền để của cải

xã hội là thị trường tài chính cùng các quan hệ tài chính tiền tệ của các

chủ thể pháp nhân cũng như cá nhân tham gia Do vậy, trong nghiên cứu

hoạt động của nên kinh tế chúng ta không thể bỏ qua vai trò của thị

trường tài chính và trung gian tài chính (mà chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể

ở các chương sau) trong đó bao gồm các dạng thị trường vốn, thị trường

tiển tệ cùng các dạng công cụ của chúng

Chức năng của tài chính nhà nước: thực hiện hai chức năng chủ chốt

1)

2)

Chức năng phân phối - Chức năng thể hiện ngay trong bản chất của tài chính là các mối quan hệ kinh tế trong quá trình hình thành

và phân phối các nguồn lực tài chính thông qua dòng lưu chuyển các dạng tiền tệ

Chức năng quản lý - Thông qua cơ chế tài chính và các tổ chức tài

chính, nhà nước thực hiện các chức năng điều hành, tổ chức, kiểm

tra và kiểm toán các hoạt động của các cấu trúc hoạt động sản

xuất kinh doanh, các cơ cấu tổ chức tài chính và hoạt động của chính quyển địa phương

Trong quá trình thực hiện các chức năng trên, tài chính được sử dụng như

Trang 21

CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TỆ_ NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

hội Tài chính quốc gia được xem như là công cụ đối phá và loại trừ các biểu hiện tiêu cực trong sự phát triển của nền kinh tế Tài chính quốc gia có thể thúc đẩy sẳn xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh

nghiệp trên thị trường thế giới (và ngược lại), hình thành các cấu trúc sản xuất và tỉ lệ cân bằng hợp lý giữa các ngành và lãnh thổ quốc gia

1.5 HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

Sự hình thành các quan hệ tài chính xảy ra đồng thời với sự phát triển các

quan hệ hàng hoá - tiển tệ trong xã hội để phục vụ nhu cầu của nhà nước

trong việc tổ chức và điều hành cuộc sống kinh tế văn hoá của xã hội,

nuôi dưỡng bộ máy hành chính, quân đội, giáo dục và y tế, hưu trí, bảo

hiểm xã hội

Các mối quan hệ tài chính trên được thực hiện thông qua hệ thống tài

chính quốc gia- bao gồm ngân sách các cấp tổ chức, các quỹ bảo hiểm xã

hội, quỹ dự trữ quốc gia, quỹ dự trữ ngoại tệ, kho bạc, các quỹ vốn của doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại và nhà nước cũng như các quỹ

tài chính khác Từ các yếu tố cấu thành hệ thống tài chính trên sẽ hình

thành các nguồn tài chính cùng các giá trị định lượng cũng như vai trò chức năng đặc trưng

Nền kinh tế càng phát triển cũng như các quan hệ hoạt động thị trường càng phức tạp thì quy mô của hệ thống tài chính quốc gia, tính đa phương diện cũng như quy mô của các nguồn tài chính càng lớn Trình độ phát

:2 + ` cA x A 2 2 a a: 4 nw 2

triền, tính hoàn thiện và quy mô của các nguồn tài chính quốc gia đảm bảo cho tính hiệu quả và linh hoạt của nhà nước trong việc thực hiện các

chức năng kinh tế ở trong nước cũng như trên trường quốc tế

Hệ thống tài chính bao gồm: tài chính của các chủ thể doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh hay dịch vụ; tài chính của các cá nhân, các doanh nghiệp

mọi hình thức và khu vuc hoạt động và các tổ chức, tài chính nhà nước, tài

chính đối ngoại bao gồm các quan hệ tài chính của các chủ thể bộ phận

tài chính trong nước với các bộ phận tài chính quốc tế

Trang 22

CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Tài chính của các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ (gọi tắt là doanh nghiệp) là tập hợp các mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và nhà nước, giữa doanh nghiệp và người dân Các khả năng và chức năng kinh tế cũng như tài chính của các mối quan

hệ trên thể hiện qua các khoản lời và lỗ, các khoản đóng góp thuế và

nghĩa vụ, khả năng trao đổi thanh toán (ngoại trừ các trao đổi hàng hoá

trực tiếp)

Phần thu nhập tài chính của người dân là thu nhập gia đình, các khoản chỉ tiêu dùng, các khoản tín dụng và đầu tư vào thị trường tài chính Các

khoản tiết kiệm đầu tư này hình thành từ các khoản chỉ tiêu được hoãn lại

của người dân và được cất giữ trong các dạng tài khoản ngân hàng Đây là

nguồn đầu tư nội địa rất quan trọng trong nền kinh tế

Tài chính nhà nước là một trong những thành phần cấu trúc phức tạp và

quy mô nhất trong hệ thống tài chính quốc gia Cấu trúc chủ chốt ở đây là

ngân sách nhà nước gồm các phần chi và thu ngân sách Cấu trúc, tính tổng thể cũng như chỉ tiết, tính liên kết và hỗ trợ chặt chẽ cho nhau giữa

các điều khoản thành phần trong ngân sách, là thước đo khả năng và tính bền vững kinh tế của nhà nước Bằng cách dùng ngân sách, nhà nước tác

động hay ảnh hưởng lên quá trình hình thành các tỉ lệ giữa quy mô của

các ngành, các lãnh thổ và các tâng lớp xã hội, thực hiện phân phối và tái

phân phối tổng sản phẩm quốc nội, đảm bảo về phương diện kinh tế việc

thực hiện các chương trình tổng hợp quốc gia trong nghiên cứu khoa học

kỹ thuật, thực hiện các kế hoạch quốc gia đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng

Bằng cách tăng quy mô đầu tư nhà nước qua ngân sách, nhà nước có thể

tăng tổng cầu trên các yếu tố sản xuất trong đó có nguồn lực lao động, tăng tổng cầu đối với đầu tư côr g nghệ kỹ thuật mới, kích thích sản xuất

cúng như các nguồn lực, thúc đẩy phát triển công nghiệp và nông nghiệp ,

trong nước, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống nhân dân Từ tài chính nhà nước, chính phủ thực hiện được các chương trình xã hội, giáo OS RUGNG Be Pe CR

| THU VEEN * 7

|

Trang 23

CÁC NGUYÊN LÝ TIỀN TỆ NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Tài chính nhà nước bảo đảm cho quốc phòng và an ninh quốc gia Ở một

số nước phát triển, chi phí quốc phòng lại đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp trong nước Trong thực tế có một số quốc gia sử dụng việc tăng chỉ phí quốc phòng như một trong các giải

pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hay là giải pháp vượt qua giai

đoạn trì trệ của nền kinh tế

Trong xu thế kinh tế hiện đại ngày nay, phần lớn các nước trên thế giới

đang tích cực sử dụng tài chính quốc gia như là một trong các phương tiện

để đạt kết quả nền kinh tế phát triển bển vững trong tổng thể con người —

xã hội - môi trường Đó là việc thực hiện các mục tiêu nâng cao khả năng

cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân trên trường quốc tế, thúc đẩy nghiên cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao dân trí, giải quyết vấn để

chênh lệch giữa các địa phương, các khu vực kinh tế trong nước, tận dụng và phân phối hiệu quả và hợp lý các nguồn lực vật chất cũng như con người

Trong thế giới hội nhập hoá cao hiện nay, các ranh giới giữa các quốc gia

trong việc lưu chuyển các dòng tài chính không còn rõ nét như trước nữa Do vậy các quan hệ tài chính đối ngoại cũng đan xen hoà nhập với các quan hệ tài chính khác

Đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia là thị trường tài chính và các trung gian tài chính Như ta sẽ thấy ở các chương tiếp

theo, thị trường tài chính và các trung gian tài chính là cầu nối giữa các

chủ thể trong hệ thống tài chính, là bánh xe động lực làm cho các dòng

luân chuyển tài chính vận động nhanh hơn và dễ uàng hơn

Cấu trúc hệ thống tài chính và các mối quan hệ liên kết giữa các chủ tỉ ể được thể hiện trong hình 1.1

Trang 24

CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TÊ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Hình 1.1: Cấu trúc hệ thống tài chính Tài chính doanh Tài chính nhà nghiệp V nước Thị trường tài chính và trung gian tài chính ` ¬ : Tài chính đối Tài chính cánhân | „ ` eA ot = ngoại và hộ gia đình Be 1.6 CÁC CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

Chính sách tài chính nhà nước là tập hợp các phương pháp và biện pháp

thực hiện theo hướng tối ưu hoá các điều kiện phát triển kinh tế xã hội bằng cách sử dụng các nguồn tài chính tiền tệ tập trung từ trung ương

Chính sách tài chính thay đổi và đa dạng theo từng quốc gia khác nhau, theo xu hướng hoạt động khác nhau của từng quốc gia cũng như theo từng

quan điểm đảm bảo vật chất cho cuộc sống xã hội: nâng cao vị trí chính

trị kinh tế của quốc gia trên trường quốc tế, áp dụng tiến bộ khoa học, tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm quốc dân, tăng chất lượng cuộc sống nhân dân

TỔNG KẾT

> Đối với các nhà kinh tế, tiền cớ ý nghĩa hoàn toàn khác đối với thu

nhập và của cải Tiền là mọi thứ thông thường chấp nhận trong chỉ

trả cho hàng hoá dịch vụ và thanh toán nợ -

Trang 25

24

>

>

CAC NGUYEN LY TIEN TE NGAN HANG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Tiền thực hiện ba chức năng chính: tiển là trung gian trao đổi, là

đơn vị tính toán và là nơi chứa giá trị

Hệ thống thanh toán đã hình thành và phát triển tiến hoá theo thời gian từ thanh toán tiền bằng các kim loại quý, cho đến tiền giấy và

tiến đến thanh toán bằng séc Chúng ta đang tiến đến hệ thống

thanh toán bằng tiền điện tử, loại trừ dẫn tiền giấy và tất cả các

giao dịch thực hiện qua hệ thống máy tính

Có hai phương pháp tiếp cận đánh giá tiễn tệ: theo lý thuyết và

theo kinh nghiệm Phương pháp tiếp cận lý thuyết xác định lượng

cung của tiền theo các nguyên nhân kinh tế, trong khi phương

pháp kinh nghiệm dựa trên cơ sở đơn vị tính toán tiền tệ nào là

phù hợp cho từng thời điểm đánh giá của lạm phát và chu kỳ kinh

doanh Cả hai phương pháp trên đều không đủ sức thuyết phục Phương pháp lý thuyết chưa đủ tính cụ thể và đặc trưng, còn

phương pháp kinh nghiệm thì gặp phải vấn để các đánh giá trong quả khứ lại không đủ tin cậy để áp dụng cho tương lai Do đó, hiện nay các nhà hoạch định chính sách đã định nghĩa lượng cung tiền

tệ theo MI, M2, M23 và L - là các dạng tài sản có tính thanh

khoản

Tài chính là hệ thống các mối quan hệ trong sự phân bổ và sử

dụng các nguồn tiền tệ thông qua các quỹ tiền tệ, các tổ chức

chuyên ngành và các thị trường tài chính

Tài chính nhà nước thực hiện hai chức năng chủ chốt: chức năng

phân phối và chức năng quản lý

Hệ thống tài chính bao gồm: tài chính của các chủ thể doanh

Trang 26

CÁC NGUYÊN LÝ TIỀN TÊ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

> Chính sách tài chính nhà nước là tập hợp các phương pháp và biện

pháp thực hiện theo hướng tối ưu hoá các điều kiện phát triển kinh

tế xã hội

Trang 27

CÁC NGUYÊN LY TIEN TE_NGAN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Chương 2

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Ngân sách nhà nước là thành phần chủ chốt của hệ thống tài chính quốc

gia Đây là quỹ tiền tệ tập trung trung ương lớn nhất dưới sự điều hành

của chính phủ

2.1 HỆ THỐNG NGÂN SÁCH

Hệ thống ngân sách là tập hợp tất cả các nguồn tài chính cùng các dòng lưu chuyển tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và nhà nước

tham gia trong nền kinh tế

Hệ thống ngân sách được hình thành trên cơ sở tập hợp các đặc điểm kinh

tế, luật pháp, hành chính của chính phủ, quốc gia, và của các thành viên

tham gia

Cấu trúc hệ thống ngân sách của mỗi quốc gia trước hết phụ thuộc vào cấu trúc của chính phủ Trong các nước có cấu trúc nguyên thể thống nhất, hệ thống ngân sách có cấu trúc xác định hai cấp: ngân sách địa phương và trung ương Ở các quốc gia với cấu trúc nhà nước liên bang, hệ

thống ngân sách có cấu trúc hai thành phần riêng biệt: ngân sách các bang

và ngân sách liên bang

2.2 CHỨC NĂNG NGÂN SÁCH

Thông qua hệ thống ngân sách, chính phủ thực hiện hai chức năng chính:

phân phối và kiểm tra

se Chức năng phân phối: tập trung các nguồn tiền tệ về chính phủ

thông qua các kênh thu nhận khác nhau và sử dụng các nguồn tiền này cho các chức năng và mục tiêu của nhà nước Ở một số nước, chức năng này được thực hiện bởi kho bạc nhà nước thông qua các văn phòng địa phương

Trang 28

CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TÊ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

e Chức năng kiểm tra: thể hiện qua việc thực hiện các biện pháp kiểm tra và kiểm soát quá trình hình thành và sử dụng các nguồn

tiển trong tất cả các cấu trúc thành phần của nền kinh tế quốc

dân Chức năng này được thanh tra và cảnh sát kinh tế, kho bạc,

bộ tài chính, ngân hàng trung ương và các tổ chức thanh tra khác thực hiện

Ngân sách nhà nước hình thành quỹ tiền tệ tập trung của chính phủ để nuôi dưỡng duy trì hoạt động của các bộ máy nhà nước, lực lượng an ninh và quân đội, y tế, giáo dục và các chương trình xã hội

Ngân sách là công cụ chủ chốt và quan trọng của nhà nước để điều hành

kinh tế, tác động lên cấu trúc hoạt động nền kinh tế, thực hiện các biện

pháp ổn định tình hình kinh tế Tác động của ngân sách lên nền kinh tế

chủ yếu thông qua các chính sách, các khoản tài trợ, bù giá trợ cấp,

chuyển giao các nguồn tài chính

Ngân sách của một nhà nước hiện đại là công cụ điều hành phức tạp đa

phương diện của nhà nước thể hiện sự cân bằng thoả hiệp điều hoà trong các mối quan hệ tương tác giữa các quyển lợi kinh tế xã hội của nhiều nhóm, cộng đồng khác nhau trong quốc gia về các vấn để: thuế và phân bố thuế, về vấn để chi ngân sách đối với các mục tiêu kinh tế xã hội Với sự hỗ trợ của ngân sách, nhà nước thực hiện mối liên kết thống nhất giữa quyền lợi của chính quyển trung ương và địa phương thông qua viéc phân bổ thuế, trợ cấp ngân sách, chuyển giao nguồn tài chính và các

chương trình hoạt động quốc gia Dưới dạng một văn bản chính thức của

chính phủ, ngân sách thể hiện động lực kinh tế xã hội của quốc gia 2.3 CẤU TRÚC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Cấu trúc ngân sách nhà nước của mỗi quốc gia đều có đặc điểm đặc trưng

thể hiện không những truyền thống văn hoá xã hội, hệ thống giáo dục và

y tế, mà còn thể hiện các tính chất đặc điểm chủ yếu cúa hệ thống và bộ

Trang 29

CAC NGUYEN LY TIEN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

máy hành chính, đặc điểm cơ cấu của nền kinh tế, sự phát triển của nền

công nghiệp quốc phòng, bộ máy an ninh quân đội của quốc gia 2.3.1 Ngân sách địa phương

Ngân sách nhà nước bao gồm không những ngân sách trung ương mà còn ngân sách địa phương của chính quyền các cấp - là ngân sách của các bang (trong nhà nước liên bang), của các tỉnh thành, của các khu vực lãnh

thổ

Ngày nay với sự phát triển công nghệ và sự phát triển của các doanh

nghiệp (thuộc tất cả các loại thành phần kinh tế) và kinh tế các hộ gia

đình, ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đang có xu

hướng mở rộng quy mô của ngân sách địa phương cùng với xu hướng mở rộng ảnh hưởng hoạt động của các chính quyền địa phương Nền kinh tế

của các địa phương ngày càng phát triển mạnh về quy mô Các mối quan hệ giữa các địa phương và quan hệ giữa địa phương và trung ương ngày

càng phức tạp và mở rộng Tất cả các yếu tố trên thúc đẩy và nâng cao

vai trò cũng như tỉ trọng của ngân sách địa phương trên ngân sách trung ương Ví dụ hiện nay 40-50% tỉ trọng ngân sách trung ương là từ ngân

sách địa phương của một số tỉnh thành trong nước: TP Hồ Chí Minh, Bình

Dương, Đồng Nai, Hà Nội

Ngân sách địa phương và trung ương gắn bó liên hệ chặt chẽ với nhau về nguồn thu ngân sách cũng như về các khoản chi Các đại diện của chính quyền địa phương và trung ương cùng với Quốc hội về nguyên tắc cùng nhau giải quyết những mục tiêu kinh tế chính trị xã hội trên cơ sở thoả thuận công bằng và hợp lý giữa các quyền lợi Họ là đại diện cho quyền lợi của các cộng đồng Để đạt được sự thoả thuận, trong chính phủ và

quốc hội phải diễn ra những cuộc đấu tranh đôi khi rất gay go để tìm ra giải pháp hợp lý trong các vấn đề phân phối và tái phân bổ thuế, các

khoản hỗ trợ từ ngân sách, phân phối các đơn đặt hàng của nhà nước cho

các chủ thể sản xuất kinh doanh (với xu hướng chống độc quyền hiện nay

và trong tương lai thì vấn để này càng trở nên thực tế), giữa các ngành

Trang 30

CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TỆ _NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Sự phân phối các nguồn lực tài chính này phải nằm trong khuôn khổ một

ngân sách thống nhất của nhà nước

Đóng vai trò khá quan trọng trong ngân sách nhà nước ta còn phải tính

đến một số vấn để sau

2.3.2 Các quỹ ngoài ngân sách hay các nguồn tiền tệ có mục tiêu Các quỹ và nguồn tiển tệ này không phải lúc nào cũng tính vào ngân

sách Ví dụ quỹ bảo hiểm, dự trữ, quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ hỗ trợ

miễn núi, quỹ đầu tư phát triển Các quỹ này được chính quyền trung

ương và địa phương cũng như các ban ngành điều hành và đặt trọng tâm

vào các chương trình mục tiêu của quốc gia Phần lớn các quỹ quốc gia

ngoài ngân sách được hình thành để thực hiện các chương trình có mục

tiêu tài trợ cho sự hình thành và phát triển các cơ sở cơ cấu kinh tế và xã

hội: hỗ trợ xuất khẩu, nông nghiệp, phát triển giao thông, năng lượng, bảo

hiểm xã hội, bảo vệ môi trường Do vậy, ngân sách quốc gia không chỉ là ngân sách trung ương mà còn bao gồm cả tập hợp ngân sách của tất cả các

cấp tổ chức chính quyển cùng với các quỹ ngoài ngân sách Các quỹ ngoài

ngân sách kể trên mở rộng khả năng điều hành kinh tế của nhà nước, đôi

khi không cần phụ thuộc ngân sách và sự kiểm soát của Quốc hội 2.3.3 Chỉ và thu ngân sách

Thu ngân sách Chỉ ngân sách

= Thuế, thuế đặc biệt, phí hải quan, | ® Chỉ cho y tế, giáo dục, trợ cấp, trợ giá

các khoản phí sử dụng tài nguyên cho chính quyền các địa phương theo

a awe oe ` các mục tiêu trên =_ Thu nhập từ các doanh nghiệp nha

nước, từ các tài sản tài chính mà nhà | * Chi cho su duy trì cơ cấu kinh tế và

nước sở hữu phát triển: đầu tư vào cơ sở hạ tầng,

trợ giá cho các doanh nghiệp, chi cho

* Thụ từ các quỹ hưu trí, quỹ bảo 2 : quy quy phát triển nông nghiệp và các chương SN BA TA GÀ nể

Trang 31

CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

“Các dạng thu nhập khác s Chi quốc phòng

® Tài trợ cho các hoạt động đối ngoại và ngoại giao " Trả nợ nước ngồi ® Nuôi dưỡng bộ máy chính quyển các » cap ® Các khoản chi khác Chỉ ngân sách

Các khoản chí ngân sách thể hiện các xu hướng và mục tiêu hoạt động

của ngân sách nhằm thúc đẩy sự phát triển và điều hành các quá trình hoạt động kinh tế

Các khoản chi ngân sách luôn luôn có mục đích và mang tính khơng hồn lại Việc cung cấp ngân sách nhà nước trên cơ sở khơng hồn lại dành cho

các mục tiêu phát triển được gọi là ứài trợ ngân sách Cơ chế chỉ tài chính

này hoàn toàn khác biệt với cơ chế tài trợ tín dụng ngân hàng (tiêu chuẩn

hàng đầu đặt ra là hoàn vốn) Cần nhấn mạnh rằng tài trợ khơng hồn lại

khơng có nghĩa là có thể sử dụng tùy tiện sai mục đích và không hiệu quả Hiệu quả và mục tiêu là hai tiêu chí hàng đầu trong việc sử dụng các khoản tài trợ ngân sách không hoàn lại Mỗi khoản tài trợ ngân sách nhà

nước đều phải thực hiện đẩy đủ các quy chế quy trình cũng như các điều

kiện sử dụng tiền ngân sách nhằm đạt được mục tiêu thúc đẩy và bảo đảm

phát triển kinh tế tổng thể và nâng cao đời sống nhân dân

Chỉ ngân sách có thể phân ra làm hai phần chính: chỉ phát triển sự nghiệp

kinh tế xã hội và chi đầu tư phát triển

© Chi phat triển sự nghiệp kinh tế xã hội

Chiếm phần khá lớn trong các khoản chi ngân sách là các khoản chi xã

hội: giáo dục, y tế và trợ cấp xã hội Mục tiêu của các khoản chỉ này là

Trang 32

CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

biệt và sự phân hoá xã hội, đảm bảo cho mọi thành viên cộng đồng các cơ

hội tiếp cận và thu nhận nể' văn hoá giáo dục và cơ hội nâng cao trình độ

tay nghề, đắm bảo chăm sóc y tế cơ bản, đảm bảo các khoản trợ cấp xã

hội cơ bản Các khoản chí này có thể thúc đẩy và duy trì phát triển nguồn vốn con người trong nền kinh tế

Trong thời đại tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, khi yếu tố con người đóng vai trò chủ đạo trong tất cả các hoạt động kinh tế, khi nguồn vốn con người là yếu tố chủ chốt trong quá trình tạo ra của cải xã hội thì quan điểm, cách nhìn mới đối với các khoản chi ngân sách xã hội là điều thiết

yếu Chi ngân sách vào việc nâng cao chất lượng trình độ của lực lượng lao động, hình thành và duy trì một dân tộc khoẻ mạnh !a bảo đảm cho sự

phát triển kinh tế quốc dân và tạo ra của cải xã hội

" Chỉ đầu tư phát triển và các chương trình mục tiêu quốc gia Chi ngân sách để duy trì đẩm bảo cơ cấu phát triển kinh tế thông qua các

khoản bù giá hỗ trợ và các khoản đầu tư trực tiếp, tác động cụ thể lên tỉ suất dự trữ và tái đầu tư của nền kinh tế, thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng của các ngành sản xuất và dịch vụ Thông qua ngân sách, chính phủ thực hiện

vai trò đầu tàu trong sự nghiệp phát triển nghiên cứu và ứng dụng khoa

học kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh của nên kinh tế và khả năng

cạnh tranh của sản phẩm VN trên thị trường thế giới

Kinh nghiệm của nhiễu nước trên thế giới cũng như Việt Nam cho thấy vai trò đặc biệt của chỉ ngân sách vào phát triển sản xuất nông nghiệp, thay đổi

vị trí vai trò xã hội của ngành nông nghiệp trong nên kinh tế, đảm bảo nguồn nguyên liệu và thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Hỗ trợ ngân sách cho phát triển nông nghiệp không những đóng vai trò chủ chốt trong thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế tổng thể, tăng tỉ trọng khu vực

kinh tế nông nghiệp, tăng tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp

Chiếm tử trọng khá lớn trong các khoản chỉ ngân sách là khoản chỉ ngân sách cho an ninh quốc phòng, đảm bảo tài chính cho các quan hệ đối

ngoại và đấm bảo cho bộ máy điều hành hành chính Ở các nước có nền

Trang 33

CÁC NGUYÊN LÝ TIỀN TÊ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

cơng nghiệp quốc phịng phá triển, quy mô chỉ ngân sách cho quốc phòng,

đặt hàng mua vũ khí có tác động lớn lên nhịp độ tăng trưởng, tổng cầu

vốn đầu tư và cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thổ

Ngoài các khoản chỉ trên ta còn phải nhắc đến một khoản chỉ ngân sách

quan trọng phục vụ chi trả nợ nước ngoài và trong nước

Chi ngân sách để hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu, đảm bảo tín dụng xuất khẩu và đâu tư, chi đầu tư nghiên cứu và thâm nhập các thị trường mới, nâng cao và củng cố vị trí của quốc gia trên trường quốc tế Ngoài ra, một phần khoản chỉ ngân sách còn được dùng để nhập khẩu một số nguyên vật

liệu và hàng hoá cần thiết

Thu ngân sách

Thu ngân sách cấu thành từ các loại thuế, phí hải quan, các khoản phí sử

dụng tài nguyên và môi trường, thu nhập từ các doanh nghiệp nhà nước, từ

các tài sản tài chính mà nhà nước sở hữu, thu từ các quỹ hưu trí, quỹ bảo

hiểm xã hội, cùng các dạng thu nhập khác

Trong ngân sách của chính phủ Việt Nam, chiếm tỉ trọng khá lớn là các

nguồn thu trong nước chủ yếu là từ thuế, tiếp theo là thu từ khai thác dầu thô, phí hải quan và các phí khác, một phần nhỏ là thu từ các nguồn viện

trợ

2.4 CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH

Về nguyên tắc, tổng thu nhập ngân sách phải trang trải đủ cho các khoản chỉ đã hoạch định trong ngân sách Thâm hụt ngân sách là trường hợp chi

vượt quá thu Nếu thu vượt chỉ ta có thặng dư ngân sách Phần thặng dư

ngân sách thường được dùng để chi trả nợ hay chuyển sang ngân sách

năm tới Thâm hụt ngân sách theo tiêu chuẩn quốc tế về an tồn ngân

sách khơng được vượt quá 5% tổng thu nhập quốc dân Thâm hụt ngân

; Tổng thâm hụt hay thặng dư ta cân phải tính đến không những các khoản thu chỉ trong ngân sách mà còn phải tính các khoản thu chỉ trong các quỹ ngoài ngân sách

Trang 34

CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

sách được bù đắp bằng các khoản vay nợ dưới dạng phát hành trái phiếu

hay vay từ các quỹ ngoài ngân sách

"Cơ chế an toàn ngân sách

Trong một số trường hợp khủng hoảng kinh tế, chính phủ phải dùng đến

biện pháp “cuối cùng” là phát hành tiền mặt để bù thâm hụt ngân sách

Biện pháp này dẫn đến lạm phát bùng nổ và khơng thể kiểm sốt Do vậy

để đảm bảo ổn định tình hình kinh tế xã hội, chính phủ tìm mọi cách tránh

phát hành tiền mặt không có bảo đảm Ở nhiều nước có nên kinh tế thị

trường phát triển đã thực hiện các cơ chế an toàn ngân sách: đẩm bảo tinh độc lập của ngân hàng trung ương (ngân hàng phát hành tiền tệ) khỏi

chính phử Trong các điều kiện mất cân bằng trong nền kinh tế và thâm

hụt ngân sách, ngân hàng trung ương không bắt buộc phổi tài trợ cho chính phủ Chức năng ổn định và cân bằng này của ngân hàng trung ương

được đảm bảo bằng Hiến pháp và Luật pháp

Ở Việt Nam, việc bù thâm hụt ngân sách địa phương bằng phát hành trái

phiếu địa phương cần phải có quyết định cho phép huy động vốn đầu tư

của thủ tướng, quy mô và thời điểm phát hành trái phiếu là do bộ tài chính

quyết định

25 THUẾ - CƠ SỞ KINH TẾ VÀ CƠNG CỤ CHÍNH SÁCH TÀI

CHÍNH CỦA NHÀ NƯỚC

2.5.1 Vai trò và chức năng của thuế

Các khoản thu ngân sách và cơ chế thu ngân sách tác động lên động lực

phát triển nền kinh tế Thuế là thành phân chủ chốt của phần thu ngân

sách chính quyển trung ương và địa phương Từ đây chúng ta cần nhấn mạnh các mục tiêu ưu tiên hàng đầu mà mỗi chính phủ đặt ra trong quá

trình hình thaàh thực hiện hệ thống thuế và các chính sách thuế

Thuế - khoản tiền mà các cá nhân và các tổ chức (với tư cách thể nhân

hay pháp nhân) bắt buộc phải đóng góp cho nhà nước và chính quyền địa

Trang 35

CAC NGUYEN LY TIEN TE_NGAN HANG VA THI TRUONG TÀI CHÍNH

phương để nhà nước thực hiện các chức năng củá mình Các khoản đóng góp bắt buộc này là dựa trên cơ sở luật pháp

Mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các thành viên xã hội thể hiện qua

thuế và ngân sách Người đóng thuế buộc phải góp một phần thu nhập của

mình cho nhà nước và là nghĩa vụ khơng thể thối thác Nhà nước trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình đã chuyển giao cho người nộp thuế

một tổng thể các lợi ích có thể liên quan hay khơng hồn toàn liên quan

đến lượng thuế đã đóng góp Thuế là khoản tiền chúng ta chỉ trả cho một

xã hội văn minh

Thuế mang tính cưỡng chế — Thuế là khoản đóng góp nghĩa vụ cần thiết để nuôi dưỡng nhà nước Thuế là nguồn sống đối với nhà nước hành pháp Chính phủ mạnh và thuế cao là hai khái niệm đồng nhất

Việc sử dụng thuế như là công cụ tác động tập trung từ chính quyền trung ương lên quá trình phát triển kinh tế đã có lịch sử từ lâu từ khi xuất hiện nhà nước và thời kỳ phát triển các quan hệ kinh tế hàng hoá Cùng với sự

phát triển trao đổi buôn bán, việc chi trả thuế bằng tiền mặt đã thay thế

các dạng chi trả khác, kể cả chỉ trả bằng hiện vật

Thuế thực hiện hai chức năng chủ chốt: tài khoá và kinh tế

" Chức năng tài khoá —- chính phủ hình thành các quỹ tài chính, phân

phối và tái phân phối các nguồn lực tài chính

" Chức năng kinh tế - thúc đấy kích thích các nhà sản xuất kinh doanh tham gia vào các hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ khác nhau Sử dụng chức năng kinh tế của thuế, chính phủ tác

động và ảnh hưởng lên quá trình sản xuất xã hội cũng như đầu tư

và tái đầu tư 2.5.2 Hệ thống thuế

Hệ thống thuế là tập hợp tất cả các khoản thuế, phí, thuế hải quan và các

khoản chỉ trả khác cùng với các hình thức và phương pháp thực hiện

Trang 36

CAC NGUYEN LY TIEN TE_NGAN HANG VA THI TRƯỜNG TÀI CHÍNH

"Các nguyên tắc của hệ thống thuế

Sau đây là các nguyên tắc của hệ thống thuế được hình thành và thực hiện

từ thời kỳ A Smith Các nguyên tắc này thể hiện tính đúng đắn và hợp lý

của mình cho đến thời điểm hiện tại, đó là: :rung lập, công bồng và đơn giản

1) Nguyên tắc trung lập - tính trung lập của hệ thống thuế bao gồm sự đảm bảo các tiêu chuẩn như nhau (ngang nhau) cho tất

cả những người đóng thuế — cá nhân hộ gia đình, các cơ sở sản

xuất kinh doanh mọi hình thức sở hữu, các tổ chức chính phủ và

phi chính phủ, các tổ chúc nước ngoài

2) Nguyên tắc công bằng — khả năng thu thuế công bằng và hợp lý, không làm hại đến quyền lợi của bất kỳ người đóng thuế nào đồng thời đảm bảo đủ nguồn thu cho ngân sách

3) Nguyên tắc đơn giản - xây dựng hệ thống thuế với các công cụ

chức năng xác định thu nhập đóng thuế, tỉ lệ thuế suất rõ rang và dễ hiểu với nhân viên thu thuế và ngưới đóng thuế

Đối với các địa phương, khu vực kinh tế và lãnh thổ thì một trong những

nguyên tắc chủ chốt là phân phối công bằng thuế

2.5.3 Các biện pháp khuyến khích ưu đãi bằng thuế

Hiện nay chính phủ các nước đang áp dụng rộng rãi các biện pháp khuyến

khích ưu đãi bằng thuế nhằm kích thích phát triển và đầu tư Đóng vai trò quan trọng ở đây là tín dụng đầu tư thuế, khấu hao nhanh, các ưu đãi thuế trên đầu tư

® - Tín dụng đầu tư thuế (tax credir) - (hay bối hoàn thuế) về bản chất

là khoản tài trợ đầu tư gián tiếp vốn nhà nước vào các doanh

nghiệp bằng cách bồi hoàn thuế trong giai đoạn thu vốn đầu tư ban

đâu Chủ yếu dạng ưu đãi thuế này áp dụng cho những khoản đầu tư và áp dụng công nghệ mới, thay thế máy móc trang thiết bị lỗi

thời hay đầu tư vào sản xuất các mặt hàng có tính cạnh tranh chiến

Trang 37

CÁC NGUYÊN LÝ TIỀN TÊ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

lược trên thị trường thế giới Tổng bổi hoàn thuế tính theo phần trăm giá trị của thiết bị máy móc đầu tư và hoàn lại từ tổng số thuế

đã nộp Để tận dụng được lợi ích này, các doanh nghiệp phải có trả thuế từ các khu vực hoạt động kinh tế khác

Khấu hao nhanh (accelerated depreciation) - nhà nước cho phép

khấu hao máy móc với tỉ lệ lớn hơn tỉ lệ khấu hao thực tế Về bản

chất đây là một dạng trợ cấp thuế cho doanh nghiệp Tăng các khoản chỉ trả khấu hao sẽ giảm đi khoản thu nhập chịu thuế, tăng

nhanh vòng quay vốn đầu tư

Các ưu đãi thuế trên đầu tư - là các chính sách ưu đãi miễn giảm thuế trong thời gian hoạt động ban đầu của các dự án nhằm mục

đích khuyến khích tăng trưởng đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh

doanh từ các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài Phương pháp này áp dụng rộng rãi trong các khu công nghiệp, khu chế

xuất và đã thể hiện nhiều kết quả đáng khích lệ Kết hợp cùng với các yếu tố khác, ưu đãi thuế đầu tư đóng vai trò tích cực trong việc tăng trưởng đầu tư sản xuất

Hệ thống thuế với thuế suất hợp lý và các biện pháp khuyến khích ưu đãi

thuế có thể đảm bảo được chức năng kích thích sản xuất và mở rộng cơ sở

thuế Ngược lại, thuế suất cao không hợp lý sẽ làm giảm sút sản xuất kinh

đoanh và gia tăng hiện tượng trốn thuế

Những năm 80, nhà kinh tế học A Laffer chứng minh rằng việc giảm

thuế suất đến giới hạn tối ưu sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh

Và tăng thu nhập

Theo Laffer việc tăng quá mức thuế suất trên thu nhập các doanh nghiệp

sẽ giảm đi động cơ thúc đẩy họ đầu tư, kìm hãm áp dụng KHKT, kìm hãm

tăng trưởng kinh tế

Trang 38

CÁC NGUYÊN LÝ TIỀN TÊ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 100% Rị 0% Vì Vv

Hình 2-1 Duong cong Laffer

Theo đồ thị, khi tăng thuế suất R, thu nhập chính phủ từ thuế V tăng, thuế

suất tối ưu R, dam bảo được nguồn thu lớn nhất cho ngân sách nhà nước Vị Khi tiếp tục tăng thuế, động lực kích thích hoạt động của các doanh

nghiệp giảm xuống Với thuế suất 100% thì ngân sách từ thuế của nhà nước bằng không bởi vì không còn ai muốn làm việc để tạo ra thu nhập

nữa Do vậy, tăng hay giảm thuế suất có tác động kìm hãm hay kích thích

lên sự tăng trưởng đầu tư vào nền kinh tế

Hệ thống thuế của bất kỳ quốc gia nào về bản chất không phải là hệ thống tĩnh mà phải là một hệ thống động Điều này liên quan đến những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, mục tiêu của tăng trưởng kinh tế Nhược

điểm chính của phần lớn các hệ thống thuế là quan điểm xét hệ quả tác

dụng của mỗi loại thuế trong một hệ thống tĩnh, không tính đến những thay đổi và phát triển những quan hệ sản xuất của xã hội Từng giai đoạn

phát triển hay trì trệ của chu kỳ kinh tế của từng ngành, từng khu vực kinh

tế, các thay đổi thu nhập thực tế của công chúng, thay đổi mức sống tối thiểu của dân cư cũng như những trường hợp không định trước (mất mùa,

Trang 39

CÁC NGUYÊN LÝ TIỀN TÊ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

lũ lụt, tai nạn ) — sé thay đổi tác dụng của các sắc thuế đang hiện hành

nếu chúng ta xét trong các mô hình tĩnh

Khi ta xét hệ thống thuế như là một thành phần không tách rời khỏi tài chính quốc gia thì vấn để ưu tiên hàng đầu đặt ra là thực hiện chức năng

tái phân bổ hợp lý nguồn lực trong nền kinh tế Lợi ích của quốc gia và lợi ích của từng cá nhân có thể trùng hợp nhau và cũag có thể rất khác xa với

nhau, do đó mức độ quan tâm tham gia vào hệ thống thuế cũng rất khác

nhau Nhiệm vụ của nhà hoạch định chính sách là phải xác định quy mô

thuế tối ưu trong nền kinh tế tương ứng với từng điều kiện cụ thể

2.6 NỢ CHÍNH PHỦ

Nợ chính phủ là hậu quả không tránh khỏi của thâm hụt ngân sách mà nguyên nhân chủ yếu là sút giảm sản xuất, tăng chỉ phí, tăng các khoản

chi không nhằm vào mục tiêu tái đầu tư, các khoản chỉ đầu tư không

mang lại hiệu quả

Mối liên hệ của thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ thể hiện ở quá trình

phát hành các loại trái phiếu để trang trải cho các khoản thâm hụt ngân sách và từ đó dẫn đến những khoản nợ mới

Yếu tố tác động chủ yếu lên nợ chính phủ là nhu cầu và nghĩa vụ trả lãi

suất cùng với vốn gốc đến hạn Theo thời gian, các khoản nợ hiện tại sẽ

trở thành khoản thu thuế cho năm sau Do vậy các quốc gia có nhiều nợ buộc phải thường xuyên vay thêm nợ mới để chỉ trả lãi suất Để thanh

toán nợ cũ, chính phủ lại lâm vào khoản nợ lớn hơn Khi nợ quốc gia vượt

quá GDP thì đây là giai đoạn khủng hoảng ngân sách và khủng hoảng chính phủ, gây nên mối đe dọa lớn cho tình hình ổn định của nền kinh tế và lưu thông tiền tệ

Một trong những hiện tượng phổ biến hiện nay trên thế giới là nhiều nước

trên con đường chuyển sang kinh tế thị trường đã và đang mất khả năng chỉ trả nợ quốc gia và phải thực hiện biện pháp cuối cùng là công bố vỡ

ng (default) Day 1a bién pháp không những mang tính kinh tế mà còn

Trang 40

“CÁC NGUYÊN LÝ TIÊN TỆ_NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

mang tính áp lực chính trị để tránh hay giảm nhẹ các khoản nghĩa vụ phải trả

Nợ quốc gia bao gồm: nợ trong nước và nợ ngoài nước

=_ Nợ trong nước là khoản nợ công dân và các tổ chức, doanh

nghiệp trong nước Nợ trong nước bao gồm các loại nghĩa vụ trái phiếu phát hành và chưa thanh toán

= No née ngoài — là khoản nợ đối với công dân, các tổ chức và

chính phủ nước ngoài Đây là khoản nghĩa vụ nặng nề nhất đối với chính phủ bởi vì gắn liền theo nó chính phủ phải thực hiện

thêm một loạt các nghĩa vụ khác

Ở một vài nước đang phát triển, nghĩa vụ chỉ trả lãi nợ hàng năm còn vượt quá khoản thu từ các hoạt động ngoại thương

Tóm lại, hậu quả của nợ quốc gia dẫn đến sự cắt giảm đáng kể tăng

trưởng tiêu dùng và tăng thuế để chi trả các khoản nợ càng ngày càng

tăng cùng với các khoắn lãi phần trăm của chúng Khi nợ quốc gia càng lớn thì trong nước sẽ diễn ra sự tái phân bổ lại thu nhập của các tầng lớp nhân dân và dẫn đến hiện tượng chảy máu nguồn vốn đầu tư ra nước

ngoài

Nghiệp vụ điều hành quản lý nợ chính phủ”

Nghiệp vụ điều hành quản lý nợ xuất hiện cùng với nợ chính phủ Đây là tập hợp những biện pháp của chính phủ trong lĩnh vực thanh toán và điều phối các tài khoản tín dụng nhà nước cũng như huy động các khoản nghĩa

vụ mới

Thanh toán nợ chính phủ cùng với các khoản lãi phải trả của những khoản nợ này được tiến hành bằng các phương pháp sau:

? Xem chỉ tiết tại phần hoạt động của NH Trung ương

Ngày đăng: 27/03/2014, 11:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w