Hoạt động tín dụng này giúp khách hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùngcủa mình ngay trong hiện tại, làm tăng mức tiêu dùng hàng hóa, thúc đẩy hoạt độngsản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát
Trang 1BÁO CÁO THỰC TẾ GIÁO TRÌNH
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài Báo cáo nhóm của Đợt thực tập nghề 2013 này, ngoài sự cốgắng của bản thân các thành viên trong nhóm, chúng tôi còn nhận được rất nhiều sựquan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía các thầy cô giáo và ban lãnh đạo Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Thừa Thiên Huế
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, nhóm chúng tôi xin gửi lờicảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo trong khoa Kế toán – Tài chính của trườngĐại học Kinh tế Huế đã dạy bảo tận tình, trạng bị cho chúng tôi những kiến thức hữuích trong ba năm đại học vừa qua Đặc biệt, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắcnhất đến hai cô Nguyễn Hồ Phương Thảo và Nguyễn Thị Bình Minh đã nhiệt tìnhhướng dẫn và góp ý để có thể hoàn thành bài Báo cáo nhóm này
Đồng thời, trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng AgribankThừa Thiên Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm trong quá trình thu thập nhữngthông tin cần thiết để nghiên cứu và nắm bắt được tình hình thực tế của Ngân hàng
Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 10 năm 2013Nhóm sinh viên thực hiện
Nhóm 6
Trang 2BÁO CÁO THỰC TẾ GIÁO TRÌNH
MỤC LỤC
Trang 3PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhìn toàn cảnh bức tranh kinh tế vĩ mô những năm qua, có thể thấy Việt Namvẫn còn chịu tác động không thuận lợi từ sự phục hồi tăng trưởng chậm của kinh tế thếgiới, cùng với những khó khăn tồn tại suốt thời gian dài Với tư cách là trung tâm tiền
tệ tín dụng của nền kinh tế, các NHTM đảm nhận trọng trách cân bằng cung – cầu vềvốn cho xã hội, góp phần đưa nền kinh tế phát triển theo những định hướng đã đề ra
Ở nước ta, hoạt động của các NHTM chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay, trong
đó tín dụng cho vay đóng vai trò quan trọng, mang lại nguồn thu nhập trực tiếp và chủyếu cho các ngân hàng Xét trong điều kiện kinh tế như hiện nay, sức mua yếu, doanhnghiệp hoạt động khó khăn, hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được, lượng hàng tồnkho tăng…, các ngân hàng buộc phải thực hiện chính sách đẩy mạnh các chương trìnhCVTD cá nhân Hoạt động tín dụng này giúp khách hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùngcủa mình ngay trong hiện tại, làm tăng mức tiêu dùng hàng hóa, thúc đẩy hoạt độngsản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội Do đóthực hiện hoạt động CVTD, các NHTM vừa tạo nên sự hài hòa giữa cung cầu tronglĩnh vực tiêu dùng, vừa góp phần giải quyết được nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng của nềnkinh tế
Những năm trở lại đây, hoạt động tín dụng này có thị trường tiềm năng, dự báo
có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM cả trong và ngoài nước Tuy nhiên xét trênđịa bàn Thừa Thiên Huế và đi sâu vào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn, đây vẫn là một hình thức còn khá mới lạ và nhiều tiềm năng chưa được khai
thác, vì thế nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Thừa Thiên Huế” Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho các
NHTM nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ThừaThiên Huế nói riêng nhận thức mới về tầm ý nghĩa và quan trọng của việc nâng caochất lượng nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân, cụ thể là hoạt động CVTD, qua đó
có những chính sách chiến lược hợp lý, góp phần mang lại hiệu quả trong hoạt độngcủa ngân hàng
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu
Đầu tiên là hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản liên quan đến tín dụng ngânhàng và CVTD của NHTM, tiếp đến phân tích thực trạng CVTD tại Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế Cuối cùng, trên cơ sở đánhgiá thông qua một số phương pháp định tính và định lượng, chỉ rõ những thành tựu đạtđược cũng như những vấn đề còn hạn chế, bài nghiên cứu sẽ đề xuất các giải phápnhằm nâng cao chất lượng cho nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng
3 Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận nghiên cứu tình hình nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế, trong đó chú trọng đến hoạtđộng vay vốn của nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu phục vụ cho mục đích tiêudùng
Trang 5PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG, HOẠT ĐỘNG CVTD
VÀ CHẤT LƯỢNG CVTD CỦA NHTM
1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn hoặc tài sản
từ NHTM cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhấtđịnh trên nguyên tắc hoàn trả vô điều kiện cả vốn lẫn lãi cho bên cho vay khi đến hạnthanh toán, nói cách khác NHTM là trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạmthừa sang nơi thiếu vốn
1.1.2 Nguyên tắc và điều kiện cho vay
Nguyên tắc cho vay: Sử dụng vốn vay đúng mục đích và phải hoàn trả gốc, lãi
đúng hạn
Điều kiện cho vay:
- Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn: Khách hàng vay vốn phải có năng lựcpháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo Luật dân sự
- Có khả năng tài chính và trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có tài liệu chứng minh khả năng sử dụng vốn vay phù hợp với qui định củapháp luật và khả năng hoàn trả vốn vay
1.1.3 Phân loại cho vay
- Phân theo mục đích sử dụng vốn: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh côngthương nghiệp, CVTD cá nhân, cho vay mua bán bất động sản, cho vay sản xuất nôngnghiệp và cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
- Phân loại theo thời hạn tín dụng: Cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn
- Phân loại theo mức độ tín nhiệm của khách hàng: Cho vay không có bảo đảm
và cho vay có bảo đảm
- Phân loại theo phương thức cho vay: Cho vay từng lần và cho vay theo hạnmức tín dụng
Trang 6- Phân loại theo phương thức hoàn trả nợ vay: Cho vay trả nợ một lần khi đáohạn, cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ, cho vay trả góp và cho vay trả nợ nhiều lần nhưngkhông có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy theo khả năng của khách hàng để trả nợ bất cứlúc nào.
1.2.3 Đặc điểm hoạt động CVTD
Đặc điểm về quy mô: Với mục đích vay để tiêu dùng, hơn nữa nhu cầu của đại
bộ phận dân cư với các loại hàng hóa xa xỉ là không cao hoặc người vay cũng đã cómột khoản tiền tích lũy trước với các loại tài sản có giá trị lớn nên qui mô các khoảnvay nhỏ Tuy nhiên số lượng các khoản vay lớn khiến cho tổng quy mô CVTD khálớn
Đặc điểm về rủi ro: Nhìn chung các khoản CVTD có độ rủi ro cao vì bên cạnh
sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội… nócòn chịu tác động của những nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân khách hàng nhưtình trạng sức khỏe, khả năng trả nợ, vấn đề đạo đức
Đặc điểm về lãi suất: Nếu như các khoản cho vay SXKD thường có lãi suấtthay đổi theo thị trường thì lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao và cố định Khi đưa
ra mức lãi suất cố định này các ngân hàng đã dự tính đến: yếu tố lãi suất huy động đầu
Trang 7Có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế: Số lượng các khoản CVTD sẽ tăng lên
trong thời kỳ kinh tế phát triển Lúc này, người dân có mức thu nhập tương đối cao và
ổn định, tình hình kinh tế xã hội đầy lạc quan Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suythoái, khi thu nhập của người dân bị cắt giảm họ sẽ có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêudùng
Đặc điểm về chi phí và lợi nhuận:
- Về chi phí: Do thông tin thân nhân, lai lịch và tình hình tài chính của kháchhàng thường không đầy đủ và khó thu thập, ngân hàng phải bỏ nhiều chi phí cho côngtác thẩm định và xét duyệt cho vay Hơn nữa, ngân hàng phải chịu một chi phí đáng kể
để quản lý số lượng lớn hồ sơ khách hàng Vì thế, CVTD trở thành một trong nhữngkhoản mục có chi phí lớn nhất trong hoạt động tín dụng ngân hàng
- Về lợi nhuận: Ngân hàng thường đặt lãi suất cao đối với các khoản CVTDđồng thời số lượng các khoản CVTD rất lớn làm cho tổng lợi nhuận thu được là đángkể
1.2.4 Các hình thức CVTD
1.2.4.1 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
- CVTD cư trú: Là khoản tín dụng được cấp nhằm tài trợ cho nhu cầu mua, xâydựng, cải tạo nhà cho khách hàng Đặc điểm của những món vay này là quy môthường lớn, thời gian dài
- CVTD phi cư trú: Đây là những khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đờisống như mua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành, y tế hoặc giải trí Đặcđiểm của những khoản tín dụng này là thường có quy mô nhỏ, thời gian tài trợ ngắn
1.2.4.2 Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay
- Cho vay tín chấp: Không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cánhân và công ty đang công tác để phục vụ cho các mục đích cá nhân Hình thức nàychỉ áp dụng với một số khách hàng nhất định - người có thu nhập thường xuyên và ổnđịnh
- Cho vay cầm đồ: Ngân hàng giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo các nghĩa
vụ của người vay Danh mục các loại tài sản và điều kiện các loại tài sản được cầm đồđược ngân hàng quy định
- Cho vay thế chấp lương: áp dụng cho khách hàng có, thu nhập ổn định, ngoài
Trang 8- Cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ tiền vay: áp dụng đối với kháchhàng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua các tài sản có giá trị, thời gian sử dụng lâu dài
1.2.4.3 Căn cứ vào cách thức hoàn trả
- CVTD trả góp: Chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng CVTD của ngân hàng Hìnhthức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc những khách hàng mà thunhập định kỳ của họ không đủ để thanh toán hết số nợ trong một lần
- CVTD phi trả góp
* CVTD trả một lần: Số tiền đi vay của khách hàng sẽ được thanh toán một lầnkhi hợp đồng tín dụng đến hạn Khoản tín dụng này thường có quy mô nhỏ và thời hạnvay ngắn, giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian thu nợ
* CVTD tuần hoàn: Ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặcphát hành séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai
1.2.4.4 Căn cứ vào hình thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng
- CVTD trực tiếp: Ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của mình Hìnhthức này rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, quyếtđịnh có cho vay hay không hoàn toàn do ngân hàng quyết định
- CVTD gián tiếp: Ngân hàng mua những khoản nợ phát sinh do những công tybán lẻ đã bán chịu cho người tiêu dùng Giữa ngân hàng và công ty bán lẻ ký một hợpđồng mua bán nợ, trong đó ngân hàng đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàngđược bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại sản phẩm được bán chịu
1.2.5 Vai trò của hoạt động CVTD
- Đối với nền kinh tế: Cung ứng vốn tín dụng hỗ trợ cho tiêu dùng đã kích cầu
cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các hộ gia đình và kinh doanh cá thể hoàn thành kếhoạch sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển Nhờ vậy mà gópphần làm ổn định thị trường giá cả trong nước, thúc đẩy xã hội phát triển, ổn định đờisống, ai cũng có công ăn việc làm, là tiền đề quan trọng để ổn định trật tự xã hội
- Đối với ngân hàng: tăng khả năng khách hàng sử dụng các tiện ích của ngân
hàng như: tiền gửi, tiền thanh toán, các dịch vụ chuyển tiền, chuyển khoản, kiểm đếm,giữ hộ… tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh,nâng cao thu nhập đồng thời giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng
- Đối với khách hàng vay: hỗ trợ cho người dân trong việc chi tiêu nhằm nâng
cao mức sống, sức khỏe, trình độ dân trí, góp phần làm giảm đi các hiện tượng cho vaynặng lãi, giúp những người nghèo giảm bớt gánh nặng trongviệc trả lãi Ngoài ra,người dân có thể tiết kiệm tích lũy để đầu tư, phát triển
1.3 Tổng quan về chất lượng CVTD
Trang 9Trong phạm vi nghiên cứu, chất lượng CVTD là chất lượng các khoản CVTDtại ngân hàng Các khoản CVTD có chất lượng khi vốn vay được khách hàng sử dụnghiệu quả, đúng mục đích, khách hàng trả nợ đúng hạn còn ngân hàng thì thu hồi đượcgốc và lãi Điều này có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế lại vừa tạo đượchiệu quả xã hội.
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CVTD
1.3.2.1 Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng
- Khả năng tài chính của ngân hàng: Khi ngân hàng có tình hình tài chính lành
mạnh thì không những có thể mở rộng quy mô trên thị trường, nâng cao vị thế mà còntừng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm của mình, trong đó có CVTD, nhưngngược lại nếu tình hình tài chính không tốt nó không những sẽ cản trở ngân hàng pháttriển mà còn khiến chất lượng của dịch vụ ngày một đi xuống
- Chính sách cho vay của ngân hàng: Chính sách cho vay vạch ra cho các cán
bộ tín dụng hướng đi và khung tham chiếu rõ ràng để xem xét các nhu cầu vay vốn Vìvậy, chính sách cho vay tác động một cách mạnh mẽ tới CVTD
- Trình độ, đạo đức của các cán bộ tín dụng: Không chỉ yêu cầu về trình độ
chuyên môn, các cán bộ tín dụng phải có đạo đức nghề nghiệp tốt Các hành vi sai tráicủa cán bộ ngân hàng có thể gây ra những hậu quả xấu cho ngân hàng
- Công nghệ của ngân hàng và khả năng kiểm soát quản lý hoạt động: Công
nghệ hiện đại giúp giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng, chính xác; phát hiện
ra những sai trái trong quá trình sử dụng vốn Từ đó, ngân hàng có thể hạn chế nhữngrủi ro có thể gặp phải, đồng thời đưa ra những biện pháp thích hợp
1.3.2.2 Các nhân tố ngoài ngân hàng
- Nhân tố khách hàng: Khách hàng chính là đối tượng trực tiếp tác động tới kết
quả kinh doanh của ngân hàng Việc thu nợ có diễn ra theo đúng quy định hay khônghoàn toàn phụ thuộc vào tổng thu nhập của khách hàng trong tương lai Bên cạnh đócòn phụ thuộc vào ý thức trả nợ hoặc một số trường hợp bất khá kháng
- Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội: Chính trị ổn định thì nền kinh tế phát
triển, nâng cao đời sống, thúc đẩy hoạt động tiêu dùng trong xã hội Ngược lại, sẽkhiến người dân có tâm lý tiết kiệm chi tiêu, tăng tỷ lệ thất nghiệp, kinh tế bị trì trệ vàkhiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng CVTD
Trang 10- Môi trường pháp lý: Hệ thống các văn bản pháp luật chặt chẽ, phù hợp với
nền kinh tế - xã hội làm cho các thủ tục trong ngân hàng đơn giản và nhanh chóng,giúp khách hàng tiếp xúc với nguồn vốn một cách nhanh chóng và sử dụng hiệu quả.Ngược lại sẽ khiến cho khách hàng khó tiếp cận với nguồn vốn
- Môi trường tự nhiên: Các biến cố tự nhiên như là thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng
rất lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh, đẩy người dân vào tình trạng khó khăn Đây
là những rủi ro bất khả kháng, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng và khiến chochất lượng cho vay của ngân hàng cũng không được nâng lên
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng CVTD
1.4.1 Các chỉ tiêu định tính
- Đảm bảo nguyên tắc cho vay và điều kiện vay vốn: Để đánh giá chất lượng
một khoản CVTD, trước hết cần xem xét khoản vay đó có đảm bảo nguyên tắc chovay không, sau đó có đảm bảo điều kiện vay vốn không Đây là những nguyên tắc vàđiều kiện tối thiếu mà bất cứ một khoản CVTD nào cũng phải được bảo đảm
- Số lượng khách hàng đi vay: Chỉ khi chất lượng cho vay của ngân hàng tốt và
đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng một cách nhanh chóng và đầy đủ thì mới có khảnăng giữ chân được những khách hàng hiện tại và tiếp cận được nhóm khách hàngtiềm năng, từ đó gia tăng tổng số lượng khách hàng đến vay ngân hàng
- Uy tín của ngân hàng: Đây là một chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng Ngân hàngtồn tại được chính là nhờ vào sự tin cậy của khách hàng với ngân hàng
- Thái độ phục vụ và thủ tục thực hiện: Thái độ phục vụ nhiệt tình, thủ tục tuân
theo đúng quy định, quy chế CVTD của ngân hàng được cán bộ tín dụng làm nhanhchóng chính xác, an toàn cũng góp phần làm tăng chất lượng hoạt động CVTD
- Quá trình thẩm định: Đây là khâu không thể thiếu trong quá trình quyết định
và theo dõi khoản vay Quá trình thẩm định phải tuân theo nguyên tắc, các căn cứ vànội dung thẩm định của từng ngân hàng Một khoản vay tiêu dùng có chất lượng làkhoản vay đã được thẩm định và phải đảm bảo các bước của quá trình thẩm định
1.4.2 Các chỉ tiêu định lượng
1.4.2.1 Vòng quay vốn
Đây là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng CVTD của ngân hàng, phản ánh
số vòng chu chuyển vốn tín dụng Vòng quay của vốn tín dụng càng cao càng chứng tỏnguồn vay ngân hàng luân chuyển càng nhanh, tham gia càng nhiều vào chu kỳ sản
Trang 11xuất và lưu thông hàng hóa Hệ số này cao cho thấy tình hình quản lý vốn tín dụng tốt,chất lượng cho vay cao Bên cạnh đó, nó còn thể hiện khả năng thu nợ tốt, hiệu quảcho vay của ngân hàng Tuy nhiên, cần xét đến một nhân tố quan trọng là dư nợ bìnhquân Khi dư nợ bình quân thấp sẽ làm cho vòng quay lớn nhưng lại không phản ánhchất lượng cho vay cao bởi nó thể hiện khả năng cho vay kém của ngân hàng.
1.4.2.2 Chỉ tiêu doanh số và tăng trưởng dư nợ CVTD
- Doanh số CVTD: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tất cả các khoản vay mà NH
đã cho vay nhằm mục đích tiêu dùng, không kể món vay đó đã thu hồi hay chưa Nóthể hiện mức cho vay trong kì từ đó phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạtđộng CVTD và tốc độ tăng trưởng tín dụng của NH Doanh số CVTD càng cao thìviệc mở rộng hoạt động CVTD của NH càng tốt, quy mô cho vay càng lớn
- Tăng trưởng dư nợ CVTD
• Mức độ tăng trưởng dư nợ tuyệt đối CVTD
= dư nợ CVTD năm nay - dư nợ CVTD năm trước
• Mức dư nợ tương đối CVTD
Hai chỉ tiêu này đánh giá chất lượng CVTD của NH theo quy mô Một Ngânhàng có mức dư nợ cho vay tương đối và tuyệt đối trong năm tăng tức hoạt độngCVTD của Ngân hàng đã được mở rộng
1.4.2.3 Tỷ lệ nợ xấu CVTD
Chỉ tiêu này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục CVTD của ngân hàng
Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có khả năng tăng lên có thể là dấu hiệu chothấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay.Ngược lại, cho thấy chất lượng của các khoản tín dụng được cải thiện Hoặc cũng cóthể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi cách phân loại nợ
1.4.2.4 Hệ số thu nợ
Trang 12Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của khoản CVTD đối với tổng các khoản chovay, nói lên được mức độ phát triển của CVTD Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tíndụng trong việc thu nợ của Ngân hàng Nó phản ánh trong một thời kì nào đó, vớidoanh số CVTD nhất định thì Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn Tỷ lệnày càng cao càng tốt.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
GIAI ĐOẠN 2010-2012
2.1 Khái quát về ngân hàng Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
là chi nhánh loại 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, thành lập theo quyết định603/NH-QĐ ngày 22/02/1990 của Thống đốc NHNN Việt Nam; thực hiện nhiệm vụchính trị theo định hướng kinh doanh của ngành trên cơ sở hướng phát triển kinh tế xãhội địa phương, chú trọng đầu tư vào các chương trình dự án trong việc triển khai chủtrương lớn của Đảng nhà nước về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ dulịch đặc biệt đầu tư vốn phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn của tỉnh.Mạng lưới bao gồm Hội sở chính tại số 10 Hoàng Hoa Thám, 8 chi nhánh tại trungtâm huyện, 3 chi nhánh trên địa bàn thành phố, 15 phòng giao dịch trên toàn Tỉnh
Từ khi thành lập đến nay, qua hơn 20 năm xây dựng, trưởng thành và phát triểnNHNo&PTNT Tỉnh TT-Huế đã không ngừng vươn lên đạt được nhiều thành tựu hếtsức to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế tỉnh nhà, đem đếnniềm tin, cơ hội cho nhiều cá nhân, DN ở mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau
- Logo Ngân hàng:
- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
- Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
Trang 13- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Development
- Gọi tắt là: Agribank
- Địa chỉ: 10 Hoàng Hoa Thám - Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và các phòng ban
Trang 14Kế Ngânquỹ
toán-PhòngKinhdoanhhội sở
PhòngNgoạihối
PhòngKiểm tra-Kiểmtoán nộibộ
PhòngĐiệntoán
PhòngMarketing
và Dịch vụsản phẩm
Sông
Hươn
g
CNNamĐông
CN ALưới
CNPhúLộc
CNTrườn
g An
CNPhongĐiền
CNPhúVang
CNHươngThủy
CNQuảngĐiền
CNHươn
g Trà
Các Phòng Giao dịch trực thuộc các Chi nhánh Ngân hàng huyện
: Quan hệ chức năng (phối hợp)
Sơ đồ - Tổ chức bộ máy quản lý của NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 152.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: triệu đồng
So sánh tốc độ tăng trưởng % 2011/
2010
2012/ 2011
Thu lãi cho vay 81.162 92.701 78.217 13,44 -15,5
Thu từ hoạt động dịch vụ 3.282 4.228 3.956 28,82 -6,43Thu từ hoạt động KD ngoại hối 1.512 599 356 -60,38 -40,57
Chi phí hoạt động tín dụng 121.774 167.678 115.165 37,70 -31,32Chi phí hoạt động dịch vụ 482 488 591 1,24 21,11
Chi phí hoạt động chung 44.212 47.862 56.508 8,26 18,06
3 Lợi nhuận trước thuế 22.658 22.243 -9.588 -1,83 -143,11
(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ tại Agribank Thừa Thiên Huế)
Nhìn vào bảng kết quả sản xuất kinh doanh và biến động tăng giảm của cáckhoản mục trong kinh doanh của ngân hàng Agribank Thừa Thiên Huế, chúng ta cóthể nhận thấy sự sụt giảm đáng kể thu nhập cũng như lợi nhuận trước thuế của ngânhàng
Nhìn lại năm 2011, thu nhập của ngân hàng tăng đáng kể so với năm 2010,song bên cạnh đó thì chi phí cũng tăng đã dẫn đến lợi nhuận năm này đã không tăng
mà còn giảm so với năm trước, cụ thể đã giảm 1,83% Mức giảm này tuy không lớnsong đã đánh dấu một năm tăng trưởng không khả quan cho Agribank Huế Vì bêncạnh việc thực hiện mục tiêu của mình, Agribank còn phải thực hiện mục tiêu của nhànước, hỗ trợ nông dân, lực lượng chiếm đa số dân số nước ta nên đã đem lại không ítkhó khăn cho Agribank Có thể thấy Agribank Huế đã tham gia rất nhiều chương trìnhtình thương, tình nghĩa trong năm 2011, điển hình là đã đóng góp trên 442 triệu vào
Trang 16các quỹ tình nghĩa, tham gia tặng quà khuyến mãi lớn cho khách hàng… Chính nhữngđiều này đã đội chi phí của Agribank lên rất nhiều trong năm qua.
Bước sang năm 2012, Agribank đã không giữ được vị thế của mình, cả thu nhập
và lợi nhuận đều sụt giảm, cụ thể lợi nhuận đã giảm tới -143,11% Nguyên nhân là bốicảnh kinh tế lúc này quá khó khăn, cộng với chính sách thắt chặt tiền tệ làm lãi suấthuy động cũng như cho vay giảm, từ đó làm giảm khoản thu đáng kể cho ngân hàng
Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy trong 3 năm trở lại đây,Agribank kinh doanh ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn, điển hình có thể thấy là lợinhuận sụt giảm liên tục qua các năm từ 2010 đến 2012 Điều này cũng đưa ra mộtthách thức cho Agribank muốn cải thiện tình hình kinh doanh trong năm tới thì đòi hỏiphải có những biện pháp quảng bá cũng như những chiến lược, phương hướng pháttriển đúng đắn, cọ xát với người tiêu dùng hơn nữa để có thể cạnh tranh với các ngânhàng TMCP khác
2.2 Phân tích thực trạng cho vay tiêu dung và chất lượng hoạt động CVTD tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2012
2.2.1 Phân tích thực trạng CVTD tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.2.1.1 Dư nợ cho vay tiêu dùng
Bảng 2.2: Dư nợ CVTD tại Agribank Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
So sánh tốc độ tăng trưởng (%) 2011/2010 2012/2011
(Nguồn: Phòng kinh doanh hội sở tại Agribank Thừa Thiên Huế)
- Doanh số cho vay tiêu dùng:
Nhìn chung doanh số CVTD tăng mạnh qua các năm trong giai đoạn từ 2010đến 2012 Nguyên nhân xuất phát từ những chuyển biến trong nền kinh tế cả nước nói
Trang 17chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,1%, thu nhậpbình quân đầu người vào khoảng 1300USD Đời sống người dân ngày càng nâng caokéo theo đó là sự gia tăng trong nhu cầu chi tiêu, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm.Bằng cách đẩy mạnh các khoản vay tiêu dùng này, Agribank chi nhánh Huế đã cóđược sự tăng trưởng nhanh trong Doanh số cho vay của mình, thể hiện qua việc tăngđến hơn 32% vào năm 2011 và tiếp tục tăng đến 20,22% vào năm 2012 so với cùng kỳnăm trước đó.
- Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng:
Song song với Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ cũng cho thấy một xu hướngtăng qua 3 năm, cụ thể từ hơn 46 tỷ vào năm 2010 đã tăng lên gần 60 tỷ một năm sau
đó và đạt mức xấp xỉ 68 tỷ vào năm 2012 Đây là kết quả những nổ lực của tập thể cáccán bộ công nhân viên toàn chi nhánh trong việc thực hiện tốt và đẩy nhanh công tácthu hồi nợ, tạo điều kiện để ngân hàng sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, tránhtình trạng những khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi
- Dư nợ cho vay tiêu dùng:
Xét một cách tổng thể có thể thấy rằng Doanh số cho vay lẫn Doanh số thu nợcủa CVTD đều tăng Tuy nhiên Doanh số thu nợ lại luôn ở mức cao hơn so với chovay về mặt tuyệt đối đã khiến cho mức dư nợ CVTD giảm qua các năm Đến năm
2012, mức dư nợ CVTD đã giảm gần 6 tỷ, tương ứng gần 20% Đây là kết quả việcngân hàng thực hiện theo đúng chỉ thị của NHNN là giảm mức dư nợ cho vay cáckhoản vay thuộc lĩnh vực phi sản xuất, tập trung vào lĩnh vực sản xuất để góp phầnkhôi phục lại nền kinh tế sau những biến động tiêu cực trong thời gian vừa qua Vì thế,
dù nhu cầu của người dân trong giai đoạn này tăng nhanh nhưng ngân hàng vẫn đảmbảo thực hiện theo chủ trương siết chặt tín dụng tiêu dùng, nhất là các khoản vay cónguy cơ rủi ro cao, các khoản vay cầm cố bằng BĐS Các điều kiện tín dụng cũngđược các cán bộ ngân hàng sàng lọc một cách chặt chẽ hơn, cần thiết sẽ giảm hạn mứctín dụng của một số bộ phận khách hàng hoặc rút ngắn thời gian trả nợ
Trang 182.2.1.2 Phân tích thực trạng CVTD theo hình thức đảm bảo
Bảng 2.3: Dư nợ CVTD theo hình thức đảm bảo giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
(Nguồn: Phòng kinh doanh hội sở tại Agribank Thừa Thiên Huế)
Biểu đồ 2.1: Dư nợ CVTD tại Agribank Thừa Thiên Huế theo hình thức đảm bảo
Nhìn chung trong giai đoạn 2010-2012, dư nợ cho vay đối với đối tượng cóTSĐB lẫn đối tượng không có TSĐB ở Agribank Thừa Thiên Huế đều giảm khiếntổng dư nợ ngày càng thấp Đối với cho vay không có TSĐB, năm 2011 giảm đến 12%(tương ứng giảm 2862 triệu đồng) so với năm 2010; năm 2012 giảm nhẹ hơn ở mức2% so với năm 2011 Cùng với đó thì hình thức cho vay có TSĐB cũng cho thấy một
xu hướng giảm rõ rệt với mức độ mạnh hơn Chỉ sau ba năm thì con số này đã giảmđến hơn 35% Những nguyên nhân có thể kể đến là:
- Nền kinh tế trong giai đoạn này có nhiều biến động, doanh nghiệp gặp khókhăn làm cho thu nhập trực tiếp của người lao động giảm mạnh, do đó người dân hạnchế chi tiêu hơn nên nhu cầu vay tiêu dùng giảm Bên cạnh đó, lãi suất CVTD thuộchàng cao nhất trong tất cả các loại lãi suất cho vay ra của ngân hàng nên cũng gópphần hạn chế tổng dư nợ CVTD
- Mặc dù Agribank dự kiến tổng tổng số vốn cho vay tăng thêm trong năm 2012vào khoảng 54.000 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2011, song trước bối cảnh thị trườngtiền tệ chưa ổn định, nợ xấu gia tăng ảnh hưởng đến tính thanh khoản Vì thế, dù muốncho vay nhưng Agribank buộc phải thắt chặt đối với những khoản cho vay rủi ro bằngcách hạn chế cho vay đối với khách hàng có rủi ro cao, đặc biệt cho vay tín chấp; chỉ
Trang 19ưu tiên cho vay đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trangnhân dân, trường học, bệnh viện, các tổ chức xã hội; ngoài ra, ngân hàng còn chủtrương giảm mức dư nợ cho vay tối đa trên mỗi đối tượng khách hàng Bên cạnh đó thìphần lớn những khoản vay CVTD mang tính chất nhỏ lẻ nên không cần thiết phải cóTSĐB Từ đó, cả dư nợ CVTD tín chấp lẫn có TSĐB của ngân hàng đều giảm là điềutất yếu.
Nếu xét về tỉ trọng thì cho vay không có TSĐB đã chiếm ưu thế hơn, chiếm tỉtrọng cao và có xu hướng tăng lên qua các năm, hơn gấp 3 lần so với loại hình cho vay
có TSĐB Sở dĩ cho vay tín chấp chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ là do:
- Thứ nhất, những đối tượng vay không có TSĐB chủ yếu là những CBCNVlàm việc trong các cơ quan đơn vị mở tài khoản nhận lương tại ngân hàng nên có thểvay vốn mà ko cần thế chấp tài sản, có thể trích lương hàng tháng để trả nợ Trongnhững năm qua thì mức lương của những đối tượng này được điều chỉnh cao và ổnđịnh, mặt khác thì quá trình thẩm định cũng dễ dàng và đơn giản hơn nên ngân hàng
có thể tin tưởng và tập trung vào nhóm khách hàng này Ngược lại thì nhóm đối tượng
đi vay có TSĐB phải trải qua các công đoạn thủ tục rườm rà, giấy tờ phức tạp khiếnviệc thẩm định trở nên khó khăn là nguyên nhân khiến ngân hàng cũng như người đivay ít lựa chọn phương án này
- Thứ hai, Ngân hàng cũng chuyển qua đẩy mạnh cho vay thấu chi qua thẻ tíndụng Về bản chất đây cũng là CVTD tín chấp, khách hàng có thể quẹt thẻ mua hàngnhanh gọn mà không sử dụng đến tiền mặt, ngân hàng cũng kiểm soát được khoản tiềnchi tiêu đúng mục đích của khách hàng và giảm thiểu rủi ro khi cho vay
- Thứ ba, mặc dù cho vay không có TSĐB có mức lãi suất cao hơn nhưng đại
đa số khách hàng lại ưa chuộng do tính thuận tiện của nó, vì vậy Agribank cũng tậptrung vào mảng này nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn
2.2.1.3 Phân tích thực trạng CVTD theo thời hạn
Bảng 2.4: Dư nợ CVTD theo thời hạn giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: triệu đồng
Trang 20Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
2011/
2010
2012/ 2011
Ngắn hạn 8167 25,92 3266 12,10 1689 6,59 -60,01 -48,29
Trung - Dài hạn 23345 74,08 23731 87,90 23955 93,41 1,65 0,94
Tổng dư nợ 31512 100 26997 100 25644 100 -14,33 -5,01
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Hội sở tại Agribank Thừa Thiên Huế)
Biểu đồ 2.2: Dư nợ CVTD tại Agribank Thừa Thiên Huế theo thời hạn
Bảng số liệu và biểu đồ về tình hình dư nợ CVTD phân theo thời hạn của Chinhánh cho thấy cơ cấu dư nợ cho vay không đồng đều, tỷ trọng dư nợ cho vay trung –dài hạn trong tổng dư nợ của chi nhánh luôn luôn cao hơn tín dụng ngắn hạn vàkhoảng cách này có xu hướng ngày càng lớn Tỷ lệ cho vay trung dài hạn gấp 2.86 lần
so với ngắn hạn vào năm 2010, tăng lên 7.27 lần sau 1 năm và tiếp tục tăng nhanh lênđến 14.18 lần vào năm 2012 Nguyên nhân chính là do khách hàng vay tiêu dùng chủyếu dùng vào mục đích mua, sửa nhà, mua xe ô tô mà những loại này thì thường sửdụng trong thời gian khá dài do đó thời gian vay của khách hàng cũng thường rất dài,bên cạnh đó vẫn còn đại đa số bộ phận người dân chưa thật sự ổn định về mặt tài chínhnên họ cũng cần một thời gian dài mới có thể trả hết nợ, do đó phương án vay trung-dài hạn thường được ưa chuộng hơn Trong khi đó, dư nợ CVTD ngắn hạn chiếm tỷtrọng thấp và ngày càng giảm Nguyên nhân bắt nguồn từ việc đây là những khoản chovay nhỏ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tạm thời của khách hàng, như các khoản vay tínchấp cho cán bộ công nhân viên trong các cơ quan nhà nước vay với số lượng nhỏ và
họ thường có thể trả ngay khi đến hạn Nắm được điều này, Ngân hàng đã ra sức đẩymạnh các khoản vay trung – dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của kháchhàng Điều này cho thấy một sự chuyển dịch nhẹ từ hoạt động cho vay ngắn hạn sangtrung và dài hạn trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng Bên cạnh đó, ngoài các nguyênnhân từ rủi ro, tính thanh khoản, thuế,… cấu trúc kỳ hạn của lãi suất cũng cho thấyhoạt động cho vay trung dài hạn sẽ có mức lãi suất cao hơn so với ngắn hạn Vì thế,việc tập trung vào các sản phẩm cho vay trung dài hạn cũng góp phần đem lại lợinhuận cao hơn cho ngân hàng
Trang 21Dù có sự thay đổi nhỏ trong cơ cấu nhưng nhìn chung thì tổng dư nợ tín dụngtrong lĩnh vực tiêu dùng đã có nhiều thay đổi qua các năm Đối với dư nợ trung – dàihạn, mặc dù có tỷ trọng cao nhưng tốc độ gia tăng của năm 2012 so với năm 2011 vàcủa năm 2011 so với năm 2010 chỉ ở mức thấp, lần lượt là 1,65% và 0,94% Ngược lạivới đó thì dư nợ ngắn hạn đã giảm mạnh qua 3 năm, cụ thể là năm 2011 giảm 60,01%,năm 2012 giảm 48,29% so với năm trước đó Điều này đã dẫn đến một sự sụt giảmđáng kể về tổng dư nợ sau 3 năm, giảm đến gần 6 tỷ đồng, xấp xỉ 18% Xét trong giaiđoạn nền kinh tế đang gặp phải nhiều khó khăn, dư nợ tín dụng toàn hệ thống liên tụcgiảm mạnh qua các năm và Agribank Thừa Thiên Huế cũng không nằm ngoại lệ.
Dư nợ
Tỉ lệ (%)
Dư nợ
Tỉ lệ (%)
2011/
2010
2012/ 2011
Cho vay xây dựng,
sửa chữa, mua nhà ở 20173 64.02 14823 54.9 12920 50.38 -26.52 -12.84Cho vay mua sắm
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Hội sở tại Agribank Thừa Thiên Huế)
Biểu đồ 2.3: Dư nợ CVTD tại Agribank Thừa Thiên Huế theo mục đích sử dụng
Trang 22Mục đích chính của tín dụng tiêu dùng là tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của kháchhàng Trong điều kiện hiện nay thì nhu cầu ngày càng gia tăng và phong phú về mụcđích sử dụng Có thể thấy được qua bảng số liệu:
- Cho vay để xây dựng, sửa chữa, mua nhà ở luôn chiếm tỉ trọng cao vì nhu cầu
về nhà ở là thiết yếu và giá trị mỗi khoản vay cũng rất lớn Tuy nhiên giai đoạn này thì
dư nợ hình thức vay này giảm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỉ trọng Năm 2010 đạt 20.173
tỉ đồng, chiếm đến 64.02 %, đến 2012 thì con số này chỉ còn ở mức xấp xỉ 50%.Nguyên nhân là từ năm 2011 thị trường bất động sản đóng băng, giá nhà đất biếnđộng; kinh tế phục hồi chậm khiến cho người dân Huế - vốn đã rất ngại rủi ro, e dèhơn nữa trong việc vay tiền chi về nhà ở hay để đầu tư Mặt khác, đây cũng có thể làđộng thái phòng ngừa của Ngân hàng để tránh nợ xấu và nguy cơ tiểm ẩn rủi ro từnhiều phía Do đó, Agribank đưa ra mức lãi suất khá cao khiến nhiều khách hàngkhông còn mặn mà với hình thức cho vay này
- Cho vay để mua sắm phương tiện đi lại chiếm tỉ trọng lớn thứ hai và có xuhướng tăng trong giai đoạn này Năm 2010, hình thức cho vay này đạt 9.6 tỉ đồngchiếm 30.5 %, tăng lên 119 triệu đồng một năm sau đó và đỉnh điểm là vào năm 2012,khi dư nợ tăng đến 380 triệu đồng đạt 10.11 tỉ đồng đóng góp hơn 39% trong tổng dư
nợ CVTD Nguyên nhân là vào đầu năm 2011, nhu cầu chuyển đổi phương tiện đi lạităng khá mạnh, chính phủ cũng tiến hành giảm thuế nhập khẩu đối với xe máy và xe ô
tô nhằm mục đích kích cầu Do đó, ngân hàng cũng tập trung vào nhóm đối tượng cómục đích này
- Cho vay đáp ứng nhu cầu học tập và cho vay để thấu chi tài khoản cá nhân làloại hình còn khá mới mẻ với người dân Huế, do đó chiếm tỉ trọng rất nhỏ (chỉ daođộng quanh mức 1%) nhưng có xu hướng tăng nhẹ, là dấu hiệu đáng mừng cho ngânhàng Lý giải cho hiện tượng trên là vì ở thành phố Huế, đại đa số người dân có thunhập trung bình nên nhu cầu đi du học hoặc cho con em đi du học rất thấp; tuy nhiênnhu cầu cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục của các bậc phụ huynh ngày càngtăng cùng với đó là trào lưu cho con du học khiến nhu cầu vay tài trợ cho hoạt độngnày có xu hướng tăng Hoạt động cho vay thấu chi tài khoản cá nhân hứa hẹn tiềmnăng tăng trưởng mạnh mẽ bởi nó giúp giải quyết các vấn đề về tài chính khẩn cấp, bất
Trang 23chợt khi không có đủ thời gian làm các thủ tục vay tại Ngân hàng, thủ tục đơn giản vàlinh hoạt, lãi suất cạnh tranh giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhiều khách hàng.
Vì thế Ban lãnh đạo Agribank cũng quyết định nâng cao mức dư nợ của các hình thứcnày
2.2.2 Phân tích chất lượng CVTD tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.2.2.1 Doanh số cho vay
Bảng 2.6: Tình hình cho vay tại Agribank Huế giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
So sánh tương đối %
2011/
2010
2012/ 2011
Doanh số cho vay toàn NH 168428
Trang 24Bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm có sự biếnđộng tăng giảm, tuy nhiên CVTD lại tăng, dẫn đến tỷ lệ CVTD/tổng cho vay đã tăngqua các năm Doanh số cho vay năm 2011 so với năm 2010 tăng 17,08%; cùng với đóCVTD cũng tăng 32,6% khiến cho tỷ lệ CVTD/Tổng cho vay cũng tăng nhẹ Tuynhiên, qua năm 2012 thì doanh số cho vay giảm mạnh so với năm 2011, mức giảm là42,41%, trong khi đó CVTD lại tiếp tục tăng 20,22%, và khiến cho tỷ lệ CVTD/Tổngcho vay tăng hơn gấp hai lần Điều này thể hiện nỗ lực của ngân hàng trong việc pháttriển doanh số CVTD Nhìn trong tổng thể, mặc dù tỷ lệ CVTD tăng qua các nămnhưng nó chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng doanh số cho vay toàn ngânhàng Cụ thể năm 2010 chỉ chiếm 2.479%, năm 2011 chiếm 2.808% và năm 2012chiếm 5.861% Nguyên nhân là do bối cảnh kinh tế, thị trường giai đoạn này cũng nhưtrước đó trầm lắng, với đặc tính người tiêu dùng Việt Nam thường có tiền mới muasắm, ít ai có tâm lý đi vay để tiêu dùng bởi vì họ không muốn phải gánh chịu thêm mộtkhoản tiền lãi của ngân hàng Đồng thời cũng là do quy trình, thủ tục CVTD tạiAgribank Huế rất chặt chẽ, việc chứng minh nguồn thu nhập của bản thân người tiêudùng rất khó để ngân hàng tin cậy Cuối cùng, do đối tượng của ngân hàng chủ yếuhướng đến những người nông dân, cũng đồng nghĩa với việc chi tiêu của nông dânchắc chắn sẽ ít và dè dặt hơn so với các nhóm đối tượng khác Đây chính là những lýgiải cho việc doanh số CVTD chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong toàn doanh sốcho vay của ngân hàng.
2.2.2.2 Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ
Một khía cạnh không thể thiếu nữa để đánh giá chất lượng CVTD chính là
doanh số thu nợ CVTD và hệ số thu nợ CVTD
Bảng 2.7: Tình hình thu nợ Agribank T.T.Huế giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng
2011/2010 2012/2011