Đánh giá chung về chất lượng CVTD tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cvtd tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (agribank) chi nhánh thừa thiên huế (Trang 29 - 32)

Thiên Huế

2.3.1. Kết quả đã đạt được

- Doanh số thu nợ CVTD của Agribank Thừa Thiên Huế tăng liên tục qua các năm từ 2010 đến 2012, từ 46716 triệu đồng năm 2010 tăng lên 67918 triệu đồng năm 2012; cụ thể năm 2011 tăng 32.61% so với 2010, năm 2012 tăng 20.22% so với năm 2011. Điều này phù hợp với sự tăng trưởng liên tục của doanh số CVTD từ 41755 triệu đồng năm 2010 tăng lên 66565 triệu đồng. Xu hướng tăng lên liên tục của doanh số thu nợ CVTD tương ứng với doanh số CVTD đã phản ánh đúng, đảm bảo khả năng giảm thiểu nợ xấu quá hạn và yêu cầu tăng trưởng tín dụng của NHNN đối với ngân hàng.

- Trong giai đoạn 2010 - 2012, chỉ số vòng quay vốn của Agribank ở mức cao và tăng trưởng qua các năm. Cụ thể năm 2010 chỉ số này là 1,37 vòng; qua năm 2011 tăng lên 2,05 vòng và đến năm 2012 đã là 2,58 vòng. Nguyên nhân chủ yếu là do là Doanh số thu nợ CVTD trong giai đoạn này đã tăng đáng kể. Điều này thể hiện tình hình quản lý vốn tín dụng tiêu dùng của ngân hàng tốt, chất lượng cho vay được đảm bảo; ngoài ra điều này còn thể hiện khả năng thu nợ cho vay tốt và hiệu quả cho vay của ngân hàng.

- Nợ xấu CVTD chiếm một tỷ lệ khá thấp trong tổng nợ xấu của ngân hàng, trong đó tỷ lệ nợ xấu CVTD trên tổng dư nợ CVTD đã giảm mạnh từ 8,39% năm 2010 xuống còn 4,32% năm 2012. Đạt được kết quả khả quan này là do gian đoạn vừa qua ngân hàng đã tiến hành thực hiện quá trình giám sát các khoản cho vay một cách hiệu quả và hợp lý, đặc biệt là CVTD; quá trình thực hiện công tác thu hồi nợ được tiến hành chặt chẽ, đúng thao tác nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn do khách hàng không trả nợ đúng hạn. Qua đó cho thấy chất lượng CVTD ngày càng được cải thiện và nâng cao.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế:

Nhìn lại, trong giai đoạn 2010-2012, hoạt động CVTD tại Agribank Huế đã có những bước tiến đáng kể. Nhưng do đây là hoạt động còn khá mới mẻ với cả ngân hàng và người vay cho nên nó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định

- Qui mô cho vay còn quá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5-6 % tổng doanh số cho vay. Mặc dù đời sống người dân ngày càng cao, nhu cầu vay tiêu dùng vì thế ngày càng lớn thế nhưng kết quả đạt được không tương xứng với tiềm năng, chứng tỏ hoạt động CVTD của ngân hàng vẫn chưa thực sự hiệu quả.

- Đối tượng CVTD mà ngân hàng hướng tới còn bó hẹp và chưa được đa dạng, chủ yếu là đối tượng không có TSĐB để thế chấp, đó là các CBCNV có nguồn thu nhập ổn định đang công tác tại các cơ quan đơn vị trên địa bàn thành phố. Điều này gây ra tình trạng cho vay cục bộ và thu hẹp đối tượng cho vay của ngân hàng.

- Tổng dư nợ CVTD không cần TSĐB đang ở mức cao. Đây là một hành động khá mạo hiểm của ngân hàng bởi lẽ khách hàng có thể không trả được nợ do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nằm ngoài tầm kiểm soát của cán bộ tín dụng, điều này trực tiếp làm cho nợ xấu tăng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân hàng.

- Hạn mức cho vay còn thấp, chưa thỏa mãn được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Cơ cấu sản phẩm còn đơn điệu, chưa có sự khác biệt so với các sản phẩm CVTD của ngân hàng khác nên không có sức thu hút với khách hàng.

- Ngân hàng chưa chú trọng và đầu tư đúng mức cho hoạt động CVTD, còn thiếu các hoạt động quảng bá, tiếp thị về sản phẩm CVTD tới khách hàng. Hơn nữa, ngân hàng chưa tích cực tìm kiếm khách hàng mới mà chủ yếu khai thác dựa trên khách hàng truyền thống, hoạt động cho vay chưa linh hoạt và nhạy bén, còn nặng tính quan liêu.

- Thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp khiến người dân có tâm lý e ngại khi đi vay. Ngoài ra, tác phong làm việc của cán bộ nhân viên ngân hàng còn chậm chạp khiến một bộ phận khách hàng không hài lòng.

Nguyên nhân

- Hiện nay, mặc dù nền kinh tế trong nước và thế giới vẫn đang trong tình trạng khó khăn, tuy nhiên các NHTM với hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn thành phố Huế khiến cho mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ. Với tâm lí là NHTMNN cho nên Agribank vẫn chưa nhanh nhạy và chủ động tìm kiếm khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm mà chủ yếu khai thác thị phần sẵn có với các khách hàng truyền thống bằng các sản phẩm truyền thống, chưa bắt kịp xu thế thế giới và khu vực.

- Nền kinh tế gặp khó khăn, người dân cũng dè dặt hơn trong chi tiêu, nhất là với người dân ở thành phố còn chưa phát triển như Huế. Hơn nữa đặc điểm của dân Huế là thích tiết kiệm, họ chỉ tiêu xài khi có đủ năng lực chi trả chứ ít khi vay để tiêu dùng.

- Đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng là nông dân, trong khi đó Huế nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai địch họa, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thay đổi thường xuyên tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn của người dân, qua đó ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Khách hàng không thực hiện đúng các quy định trong điều khoản và hợp đồng cho vay (sử dụng vốn vay không đúng mục đích, gia hạn nhiều lần…).

- Công tác kiểm soát vốn vay chưa chặt chẽ.

- Đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế: không đúng chuyên ngành, độ tuổi trung bình cao do đó không nhạy bén và sáng tạo bằng các NHTMCP khác.

- Hành lang pháp lí cho hoạt động CVTD vẫn chưa hoàn thiện khiến ngân hàng còn e ngại mà chưa yên tâm đầu tư và phát triển sản phẩm cũng như cơ sơ vật chất cần thiết một cách mạnh mẽ, đồng bộ.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cvtd tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (agribank) chi nhánh thừa thiên huế (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w