GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CVTD TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cvtd tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (agribank) chi nhánh thừa thiên huế (Trang 32 - 35)

AGRIBANK CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nâng cao chất lượngCVTD tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế CVTD tại Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế

3.1.1 Thuận lợi

Những thuận lợi trong quá trình nâng cao chất lượng CVTD tại ngân hàng Agribank chi nhánh Huế:

- Các chính sách của Agribank đang có một bước chuyển biến đồng bộ phù hợp với quy luật thị trường và từng bước hòa nhập vào các thông lệ quốc tế. Vì vậy mà các quy chế, thể lệ cũng như hạn mức cho vay đang dần được cải cách, các thủ tục đang được đơn giản hóa, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Trụ sở và phòng giao dịch của chi nhánh Agribank- Huế nằm ở các vị trí thuận lợi trong trung tâm thành phố, gần các trục đường giao thông chính. Hơn nữa, Agribank có số máy ATM nhiều nhất trên địa bàn và được đặt tại nhiều con đường, gần các khu dân cư cũng như các cơ quan hành chính như trường học, bệnh viện… tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình giao dịch mua bán.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng có nhiều kinh nghiệm, hoạt động trong môi trường văn minh và năng động. Đây là lực lượng nòng cốt giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao.

- Người nông dân là đối tượng khách hàng chính mà ngân hàng hướng đến tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ngân hàng cũng không ngừng mở rộng, thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng mới thông qua các chiến lược quảng bá hình ảnh, nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngày càng nhiều tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân lựa chọn Agribank là đối tác lâu dài của mình. Đây là một tín hiệu đáng mừng, là kết quả nỗ lực của cả một tập thể và cũng là một thuận lợi mới của Agribank.

- Là một NHTMNN uy tín, có bề dày lịch sử với nguồn vốn điều lệ, tổng tài sản và mạng lứới chi nhánh, phòng giao dich lớn nhất Việt Nam, Agribank có sự hậu

thuẫn vững chắc từ phía ngân hàng nhà nước, điều đó giúp ngân hàng có được sự tin tưởng tuyệt đối của người dân. Đó là một lợi thế lớn mà không ngân hàng nào có được.

- Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng trên địa bàn Thừa Thiên Huế lại có đến hơn 40 chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng lớn nhỏ, điều này cho thấy mức độ cạnh tranh khốc liệt của hệ thống ngân hàng tại đây. Tuy nhiên, với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đồng thời không ngừng tiếp thu, đón đầu những xu hướng mới của nhân loại, Agribank tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc của mình trong tâm trí người tiêu dùng. Đó chính là chìa khóa giúp Agribank có thể vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới vừa qua, tiếp tục giữ vững vai trò nòng cốt của mình.

3.1.2. Khó khăn

Khó khăn trong nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng

- Ngày càng có nhiều chi nhánh của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác được thành lập làm thu hẹp dần thị trường. Đặc biệt sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài càng làm cho sự cạnh tranh trên thị trường trở nên khốc liệt hơn, đó chính là thách thức không nhỏ đối với chi nhánh Agribank tại Huế trong thời gian tới.

- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động đến toàn nền kinh tế, sản xuất kinh doanh chậm chạp, thu nhập của người dân giảm sút, từ đó tác động tới khả năng tiêu dùng và hoạt động cho vay của chi nhánh bị giảm sút.

- Mặc dù doanh số CVTD có tăng qua các năm nhưng nó chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Điều này cản trở đến việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng CVTD tại ngân hàng.

- Ngân hàng Agribank chưa chú trọng vào việc quảng bá, khuyến khích các sản phẩm CVTD đến khách hàng nên không thu hút được nhiều khách hàng ở mảng này, khách hàng của ngân hàng chủ yếu là những khách hàng truyền thống, trong khi số lượng khách hàng mới thì lại không cao.

- Ngân hàng Agribank là ngân hàng đầu tàu trong việc thực hiện các chính sách, chủ trương mà ngân hàng nhà nước đưa ra nên dường như sức mạnh cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác là kém hơn hẳn cả về dịch vụ lẫn chất lượng.

- Việc các dự án trung và dài hạn chiếm tỷ trọng đáng kể trong dư nợ CVTD của Agribank Huế đã phản ánh một điều là rủi ro sẽ rất lớn cho phía ngân hàng, bởi lẽ trong thời gian này, rất nhiều dự án, công trình xây dựng sản xuất kinh doanh trong cả nước phải ngưng lại, tạm hoãn vì bối cảnh khó khăn của nền kinh tế.

- Với chi nhánh ngân hàng là tại Thừa Thiên Huế, với một khu vực kinh tế không mấy nhộn nhịp và năng động, công nghiệp chế biến, khai thác kém phát triển, người dân sống kín kẽ, không phô trương, họ có xu hướng nắm giữ vàng, bạc trong nhà hơn là gửi tiền, họ hướng đến sự an toàn, bình yên. Nên hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng sẽ rất khó để phát triển được.

3.2. Định hướng hoạt động CVTD Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế

Hoạt động CVTD hiện nay đang có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị và công nghệ để phát triển. Bởi vậy, Agribank Thừa Thiên Huế xác định bên cạnh mảng cho vay sản xuất kinh doanh truyền thống cần giữ vững vị thế, hoạt động CVTD cũng cần được quan tâm mở rộng. Để thực hiện mục tiêu này, trên cơ sở định hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng, chương trình hành động nhằm phát triển hoạt động CVTD ở ngân hàng được đề ra với các nội dung sau:

- Nâng cao doanh số CVTD với mục tiêu chiếm khoảng 5 - 10% tổng doanh số cho vay kết hợp với tăng cường mở rộng đối tượng cho vay, hình thức cho vay và địa bàn cho vay với các hình thức, phương pháp khoa học và nhất quán. Việc mở rộng này phải đi đôi với áp dụng các biện pháp giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính an toàn và chất lượng trong hoạt động CVTD vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Nâng cao tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cùng với tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hồi nợ từ khách hàng, đảm bảo tăng hiệu suất vòng quay vốn nhằm đem lại lợi nhuận cao cũng như hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn CVTD.

- Bên cạnh việc tiếp tục duy trì phát triển hình thức cho vay với mục đích sử dụng phố biến là xây dựng, sửa chữa, mua nhà ở và mua sắm phương tiện đi lại; ngân

hàng cần chú trọng hơn nữa vào những mảng có tỷ trọng còn thấp như cho vay đáp ứng nhu cầu học tập, cho vay thấu chi tài khoản cá nhân,… Đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay phù hợp với từng nhu cầu mục đích phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện cụ thể của ngân hàng.

- Mở rộng thị phần khách hàng cá nhân song song với việc tăng quy mô của từng món vay bằng cách duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng cũ kết hợp với việc nỗ lực tìm kiếm, tiếp cận và thu hút các đối tượng khách hàng mới, từ đó củng cố và phát triển thị trường CVTD.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, phát triển và hoàn thiện sản phẩm CVTD nhằm tạo nên hệ thống sản phẩm – dịch vụ cung ứng liêt kết cho khách hàng cá nhân, giúp họ có thể được hưởng những lợi ích đầy đủ nhất. Trong đó, không ngừng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình hoạt động như Internet-banking, Home-banking, Phone-banking; kết hợp với mở rộng hơn nữa thị trường sản phẩm dịch vụ thẻ gồm thẻ rút tiền, thẻ đa năng, thẻ thanh toán; từ đó tạo ra tính thuận tiện cho khách hàng trong quá trình giao dịch và làm việc với Agribank.

- Tăng cường công tác tiếp thị để quảng bá và khẳng định vị thế của ngân hàng đối với các nhóm khách hàng tiềm năng tạo điều kiện để các cá nhân trước đây chưa từng sử dụng có thể biết đến và tiếp cận với dịch vụ này; thúc đẩy các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo…

3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng CVTD tại Agribank chi nhánh ThừaThiên Huế Thiên Huế

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cvtd tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (agribank) chi nhánh thừa thiên huế (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w