LUẬN VĂN " NGHỆ THUẬT VIẾT TẠP VĂN QUA MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU " pptx

47 553 2
LUẬN VĂN " NGHỆ THUẬT VIẾT TẠP VĂN QUA MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU " pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN NGHỆ THUẬT VIẾT TẠP VĂN QUA MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU MỤC LỤC DẪN LUẬN 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 5 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8 VI. KẾT CẤU LUẬN VĂN 8 CHƯƠNG 1: TẠP VĂN – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THỂ LOẠI 10 1.1 Về khái niệm và vấn đề phân loại tạp văn trong hệ thống thể loại văn học Việt Nam hiện đại 10 1.1.1 Về khái niệm tạp văn 10 1.1.1.1 Tạp văn - theo cách hiểu thông thường 11 1.1.1.2 Quan niệm về tạp văn trong hệ thống lý luận văn học 12 1.1.2 Về vấn đề phân loại tạp văn trong hệ thống thể loại văn học Việt Nam hiện đại. 23 1.2 lược về cơ sở xuất hiện và lịch sử phát triển của thể loại tạp văn 27 1.2.1 Trong văn học phương Tây 27 1.2.2 Trong văn học Trung Quốc 29 1.2.3 Trong văn học Việt Nam 32 Tiểu kết 42 CHƯƠNG 2: TẠP VĂN ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM: TỔNG QUAN 43 2.1 Những nhân tố tác động đến sự phát triển mạnh mẽ của tạp văn đương đại 43 2.1.1 Sự thức tỉnh của ý thức cá nhân trong văn học sau công cuộc Đổi mới 43 2.1.2 Những thay đổi về tư duy, thị hiếu tiếp nhận trong thời đại mới 46 2.2 Những đặc trưng cơ bản của tạp văn 48 2.2.1 Tính chất nhập cuộc và yếu tố nghị luận trong tạp văn 49 2.2.2 Linh hoạt trong kết cấu, cô đọng, súc tích trong diễn đạt 51 2.2.3 Cái “tôi” trong tạp văn 54 2.3 Những chủ đề chính của tạp văn đương đại 57 2.3.1 Tạp văn viết về những kỷ niệm đã qua (tạp văn hồi ức) 57 2.3.2 Tạp văn viết về những vấn đề xã hội 66 2.3.3 Tạp văn viết về vấn đề văn hóa – lịch sử 77 2.3.4 Tạp văn chân dung nhân vật và miêu tả thiên nhiên 82 Tiểu kết 95 HƯƠNG 3: NGH Ệ THUẬT VIẾT TẠP VĂN QUA MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU 97 3.1 Tạp văn Nguyên Ngọc – một giọng điệu thâm trầm, sâu sắc 98 3.2 Hoàng Phủ Ngọc Tường: cây bút tạp văn tài hoa, uyên bác 103 3.3 Cái nhìn sắc lẻm và sức mạnh biện giải trong tạp văn Nhân trường hợp chị thỏ bông của Phan Thị Vàng Anh 109 3.4 Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư: mộc mạc, tự nhiên mà sâu lắng 118 Tiểu kết 126 KẾT LUẬN 128 THƯ MỤC THAM KHẢO 132 Có thể nói, do sự đòi hỏi phải nắm bắt nhanh nhạy, kịp thời trước những biến đổi không ngừng của hiện thực cuộc sống và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cũng như nhu cầu thưởng thức của độc giả, cùng với thể loại ký nói chung, tạp văn ngày nay không chỉ là một thể loại phong phú về nội dung, chứa đựng nhiều thông tin, gắn liền với cuộc sống, mà còn hiện đại hơn về hình thức thể hiện. Như đã đề cập đến trong chương 2, ngoài đặc trưng kết hợp chặt chẽ giữa tư duy logic với tư duy hình tượng, có một kết cấu linh hoạt và cách diễn đạt cô đọng, súc tích, tạp văn còn đòi hỏi người viết phải thể hiện được phong cách, lối viết của mình qua từng trang viết. Lối viết riêng ấy có thể được thể hiện qua cách nhìn mới mẻ về một vấn đề nào đó, qua cách nêu và dẫn dắt vấn đề, hoặc qua cách diễn đạt của từng tác giả. Nhưng dù có là thế nào đi chăng nữa, tạp văn vẫn đòi hỏi ở người viết một tầm hiểu biết sâu rộng, một tư duy nhạy bén, và một nguồn cảm hứng dồi dào. Nhìn một cách khách quan và bao quát, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều: mỗi tác giả đến với tạp văn theo một cách riêng, và dấu ấn mỗi người để lại trong lòng người đọc cũng đậm nhạt khác nhau, tùy thuộc vào vấn đề tác giả quan tâm, và cách họ thể hiện vấn đề ấy ra sao. Vậy nên cũng thật khó để nói về một nghệ thuật viết tạp văn chung chung, những kỹ thuật viết chung chung, bởi sẽ dễ rơi vào lý thuyết suông và không đúng với bản chất linh hoạt trong lối viết của thể loại này. Và chúng tôi cũng nhận ra một điều, dường như có tồn tại một sự thật rất khắt khe, rằng viết được tạp văn là điều có thể gặp, nhưng thành công với tạp văn lại là điều chẳng thể cầu! Nói chẳng thể cầu là bởi một lẽ, đôi khi có đề tài hay rồi đấy, có ý kiến độc đáo, sâu sắc rồi đấy nhưng cũng chưa chắc đã tạo ra được một bài viết hay, dù bài viết ấy người ta chỉ cần khoảng một hai ngàn chữ. Dường như việc tạo được phong cách riêng với thể loại này không chỉ phụ thuộc vào “tay nghề” của nhà văn, cách quan sát của nhà văn, mà phần nhiều còn phụ thuộc vào tố chất thiên bẩm, vào cái “duyên” đưa đẩy, cái “tạng” của từng người – hay nói cách khác, tạp văn ra đời từ những khoảnh khắc thăng hoa của cảm xúc, là phút xuất thần và người ta đôi khi chỉ vô tình đạt được sự thăng hoa đó chứ không phải cứ có ý tưởng rồi buộc mình ngồi vào bàn là viết ra được. Thế mới nói, cảm hứng là điều rất quan trọng trong những bài viết kiểu như thế này. Đó cũng là lý do vì sao chúng tôi lại muốn chọn ra một số gương mặt tiêu biểu để thông qua chính cách viết cụ thể của họ, phần nào sẽ giúp ta hiểu hơn về nghệ thuật viết tạp văn nói chung hiện nay. Hơn nữa, mỗi tác giả ở đây đều đến với tạp văn và chiếm lĩnh nó theo một cách riêng, bằng một nét độc đáo riêng, tạo nên một lăng kính đa diện về tạp văn đương đại. Đó là một Nguyên Ngọc với giọng điệu thâm trầm, sâu sắc; một Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa tài hoa, vừa uyên bác; một Phan Thị Vàng Anh với cái nhìn sắc lẻm và khả năng biện giải tài tình; một Nguyễn Ngọc Tư với giọng văn mộc mạc, tự nhiên mà thấm đẫm cảm xúc. 3.1 Tạp văn Nguyên Ngọc – một giọng điệu thâm trầm, sâu sắc Nhắc đến Nguyên Ngọc, người ta thường nghĩ ngay đến những Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Rẻo cao, Đất Quảng… những tác phẩm đã làm nên tên tuổi ông một thời. Thế nhưng, trong những năm gần đây, mặc dù đã về hưu, Nguyên Ngọc vẫn thường xuyên xuất hiện trên báo với những bài viết ngắn gọn, súc tích, đầy tâm huyết về những vấn đề nóng hổi đang diễn ra trong cuộc sống, mà đặc biệt nhất là các vấn đề về văn hóa, giáo dục và phát triển bền vững ở Tây Nguyên – những vấn đề bức xúc mà ông cho là không thể làm thinh được. Và đấy cũng là lý do vì sao, thời gian qua, thỉnh thoảng ta lại thấy báo chí gọi ông là nhà văn hóa, nhà giáo dục. Trong số bốn tập sách đã được xuất bản gần đây, gồm: Tản mạn nhớ và quên (2005), Nghĩ dọc đường (2006), Lắng nghe cuộc sống (2006), và Bằng đôi chân trần (2008), nhiều bài là những nghiên cứu công phu, đầy đặn, nhiều bài là những bút ký tác giả ghi lại nhân dịp những chuyến đi, nhưng nhiều bài, theo chúng tôi có thể được xếp vào thể loại tạp văn, tập trung chủ yếu vào một khía cạnh nào đó và trình bày ý kiến cá nhân của tác giả, chứ không đơn thuần là nhằm ghi chép, thông tin sự kiện,… Nhìn một cách tổng quát, có thể nhận thấy sức mạnh trong những bài báo của Nguyên Ngọc thể hiện ở nhiều điểm, trước hết là ở sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm của một người có tâm huyết, muốn cống hiến và góp phần làm cho đất nước giàu mạnh hơn, thông qua chính những đề tài cấp bách mà ông lựa chọn; kế đến là ở sự am hiểu tường tận, một trí tuệ mẫn tiệp, hiện đại trong lối nghĩ, và đặc biệt là hơi thở thâm trầm, sâu sắc mà ông đã phả vào từng trang viết của mình – đó là hơi thở của một con người giàu kinh nghiệm sống, dám nói lên tiếng nói của mình và cũng dám chịu trách nhiệm trước tiếng nói ấy. Những bài viết của ông, dù ngắn hay dài, dù là về vấn đề gì đi chăng nữa, cũng luôn ấp ủ một nhiệt huyết tràn đầy, tha thiết dành cho cuộc sống những tiếng nói tích cực. Tiếng nói ấy vừa toát lên sự gần gũi, hiền lành, mà cũng vừa nghiêm nghị, cương trực. Trong bài viết “Công trình nghiên cứu khoa học… để làm gì?”, Nguyên Ngọc đã không ngần ngại chỉ ra cho người đọc thấy được hai nghịch lý đáng buồn trong việc thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học. Thứ nhất là việc lãng phí khi các cơ quan đoàn thể đua nhau làm công trình nghiên cứu khoa học, mà rồi những công trình ấy lại chẳng biết dùng vào việc gì, chẳng giúp ích được gì cho khoa học, cho xã hội. Và nghịch lý thứ hai lại còn đáng buồn hơn nữa, đó là việc lãng phí chất xám khi những công trình khoa học thực sự có giá trị thì lại bị bỏ xó, chẳng người nào có trách nhiệm thèm quan tâm tới: Tình hình đáng buồn, phổ biến và kéo dài đó, chắc ai ít nhiều có quan tâm đến lĩnh vực này đều biết, biết đã lâu rồi, đến mức… ngán ngẩm, gần như bất lực, “biết rồi, khổ lắm…”, chẳng buồn nói nữa. Tuy nhiên, cũng còn một tình hình khác, ngược lại, có lẽ cũng không ít người biết, nhưng hình như lại ít người nói đến: vẫn còn nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học rất nghiêm túc, còn nhiều nhà khoa học có tài năng, có lương tâm, và có dũng khí, họ đã làm được những công trình nghiên cứu khoa học sâu sắc, hết sức thiết thực, thật sự có ích, mang tính phát hiện cao, không ít khi có thể có tác dụng vừa cơ bản vừa bức thiết… nhưng rồi chẳng ai nghe họ cả. Thậm chí có khi họ như người gào lên giữa sa mạc, mà chẳng ai, chẳng người nào có trách nhiệm trong chính cái lĩnh vực liên quan đó thèm đoái hoài đến [53, 60-61]. Tạp văn Nguyên Ngọc luôn hiển hiện một nỗi day dứt, trăn trở khôn nguôi, và như thế, những câu chữ ông viết ra cũng trở nên có hồn và sâu sắc vô cùng: Để rất hiện đại cùng lúc lại rất “nếp nhà” thì điều quan trọng nhất là con người hãy đi đến với nhau trong tận cõi tâm linh “chỉ bằng đôi chân trần”. Vì sao người đạp xích lô Hà Nội mấy năm trước kính cẩn bước xuống xe, ngả mũ chào khi linh cữu một người không quen biết đi qua? Vì “bằng đôi chân trần” của tâm hồn một con người ông biết rằng một con người như ông đang đi vào cõi vĩnh hằng, đang đi qua cái bí ẩn và thiêng liêng nhất của cõi người, cái sống chết, sự tử sinh đang diễn qua đấy, trước mắt ông. Trên đời này không còn gì bí ẩn hơn, thiêng liêng hơn, trọng đại hơn. Con người hiểu được như vậy là con người rất hiện đại và rất “nếp nhà”. Anh bạn trẻ đang đi tung tăng trên phố kia, anh sẽ là người rất hiện đại nếu gặp một đám tang anh văn minh như người đạp xích lô nghèo nọ, dừng lại một chút và cúi đầu im lặng ngả mũ chào, lòng bỗng trầm lắng xốn xang vì câu hỏi muôn đời của lẽ tử sinh. Và đấy cũng là nếp nhà thanh khiết cố chớ để mất của người Tràng An (Bằng đôi chân trần) [54, 224-225]. Một trong những điều làm nên hơi thở riêng cho tạp văn Nguyên Ngọc là ở việc ông dám dấn thân vào những đề tài mà nhiều người phải kiêng dè, bởi ngay từ đầu ông đã quan niệm, viết báo hay viết văn thì cần phải có sự mạnh mẽ, đi sát cuộc sống, dám đối mặt với cuộc sống. Tạp văn của ông là một cái nhìn thẳng thắn, nhưng không phải cái nhìn kiểu soi mói “vạch lá tìm sâu”, chỉ ra cái dở, cái chưa hay rồi để đấy, mà trên hết là tinh thần trách nhiệm của một công dân tích cực đã từng nhiều năm lăn lộn trên chiến trường ác liệt của tổ quốc, đã thấu hiểu được những hy sinh mất mát, thấu hiểu được cả ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, muốn đưa ra những giải pháp có khả năng thực thi để cải tạo hiện thực, cũng như để tránh những hậu quả đáng tiếc và khó lường trong tương lai. Nhiều người đã gọi đó là tinh thần “canh tân” ở Nguyên Ngọc - cái tinh thần đã làm nên tên tuổi học giả Phan Châu Trinh trong lịch sử dân tộc trước đây. Người đọc có thể lấy làm lạ lùng khi thấy một nhà văn đã về hưu như Nguyên Ngọc lại vẫn đang sở hữu một lối suy nghĩ trẻ trung và đầy sáng tạo đến như vậy. Thậm chí, những suy nghĩ của ông cũng đã từng bước được hiện thực hóa, đơn cử như việc ông đứng ra vận động thành lập Trường Đại học Tư thục Phan Châu Trinh – ngôi trường mà theo ông sẽ “rèn luyện cho giới trẻ sức phản kháng!” [55, 7], sẽ đào tạo ra những con người dám và biết độc lập suy nghĩ, giàu sáng tạo. Bên cạnh đó, sức thuyết phục trong những bài tạp văn của Nguyên Ngọc cũng tỏa ra từ chính những chuyến đi không biết mệt mỏi của ông. Từ những hiện thực phả vào trang viết ấy, người ta có thể cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian, cảm nhận được những bước chuyển của lịch sử, của đất nước. Đấy là những ngày ông trở lại Tây Nguyên để sống lại những năm tháng oanh liệt xưa cũ của nơi này, và cũng để nhìn ra một sự thật về cuộc sống Tây Nguyên hôm nay sao còn quá ngổn ngang bề bộn; là những ngày ông về miền Tây để thăm cái không gian đã làm nên những sáng tác hồn hậu của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư; hay những ngày lặn lội ở vùng rừng núi miền Trung để tìm hiểu về cái kho văn hóa vô tận của người dân nơi đây,… Chẳng thế mà ông đã từng bộc bạch trên báo chí rằng: “Con người mà không còn ham tìm [...]... tư ấy đã hàm chứa một sức mạnh, một sự rung cảm, một sự ám ảnh đối với người đọc khi đã khép trang sách lại Nếu nói về tính đa dạng, linh hoạt của thể tài thì tạp văn Nguyễn Ngọc Tư chính là một ví dụ điển hình Trong tạp văn của chị, người đọc có thể bắt gặp từ những chuyện nhỏ nhặt, như một kỷ niệm nào đó xưa lắc xưa lơ, về một người bạn, một người quen, một cái quán ven đường hay một buổi chợ họp... chúng ta sẽ lại được cầm trên tay một tập sách thú vị như Nhân trường hợp chị thỏ bông trước đây 3.4 Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư: mộc mạc, tự nhiên mà sâu lắng Trong số các tác giả viết tạp văn hiện nay, có thể nói Nguyễn Ngọc Tư là người sáng tác bền nhất, được nhắc đến nhiều nhất trong thể loại này Đa số các bài tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư đã được đăng rải rác trên một số báo trước đó như: Thời báo Kinh... Công) Nhân trường hợp chị thỏ bông là cuốn tạp văn nhỏ tập hợp 34 bài viết chọn lọc trong số những bài viết của Phan Thị Vàng Anh, dưới bút danh Thảo Hảo, trong khoảng thời gian tác giả phụ trách mục Tôi nghe đọc thấy xem trên báo Thể thao - Văn hóa (từ năm 2002 đến 2004), do nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản vào năm 2004 Và dù chỉ là tập hợp một số bài viết đã đăng trên báo trước đó, song Nhân trường... Vàng Anh viết tạp văn rất khéo, biết cách đưa đẩy tình huống và biết chọn văn cảnh thích hợp để tung ra những bình luận xác đáng” [116] Khác với các tác giả tạp văn khác, tạp văn Phan Thị Vàng Anh không có những bài nhớ cảnh cũ người xưa, những tâm tình lan man, hay những ưu tư nặng trĩu chất trữ tình Đúng như tên gọi chuyên mục mình phụ trách, 34 bài viết của Phan Thị Vàng Anh là 34 cách quan sát,... tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy tổng hợp Hơn nữa, vì là những bài tạp văn đăng báo nên những bài viết này lại hết sức cô đọng, có chiều sâu về nội dung tư tưởng Tất cả đã góp phần tạo nên một ngòi bút vừa tài hoa, vừa uyên bác, với một lối hành văn mượt mà làm mê đắm lòng người Tạp văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường là những cái nhìn xuyên thấu về cuộc sống thực tại, về những vấn đề... Giêsu vứt bỏ cây thập tự thì nhẹ nhàng biết bao, nhưng nhân loại sẽ không nhận ra Người được nữa” (Cám ơn tình bạn) [91, 52] Tạp văn của ông, như một nét đặc trưng riêng, đều ít nhiều hàm chứa những ý hướng triết luận sâu sắc như thế Có thể nói, những bài tạp văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường quả thực là những bài bút ký cực ngắn” như có lần ông bộc bạch Với ông, bút ký là một thể loại vừa để viết về những... ngắn, tạp văn của Phan Thị Vàng Anh luôn thể hiện một cái nhìn sắc sảo, mới lạ, với giọng văn ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, thâm thúy Lê Thiếu Nhơn, nhà thơ, đồng thời cũng là người viết nhiều tạp văn đã từng nhận xét về Nhân trường hợp chị thỏ bông của Phan Thị Vàng Anh như sau: “Đến hôm nay tôi vẫn thấy tiếc là lĩnh vực báo chí - xuất bản nước ta chưa có một giải thưởng nào cho thể loại tạp văn, ... hay chuyện về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân được ông lồng kể qua bài “Có một con tàu nhỏ”, trong đó nổi bật lên là hình ảnh một nhà văn của nước Tân Tây Lan mang đến Cung Các Nhà Văn những quả chuông nhỏ kêu leng keng để phát cho các nhà văn tham dự cuộc Gặp gỡ các Nhà văn lần thứ V tại đất nước Bungari, và Hoàng Phủ đã có một câu bình luận vô cùng xúc động thế này: “Đúng như thế, những nhà nước siêu... 44] Có thể nói, những trang viết chiêm nghiệm về thế thái nhân tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là những trang viết lôi cuốn nhất, đọng lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm nhất “Quẻ Vị Tế” là một trong số những bài viết như thế Từ việc cắt nghĩa quẻ cuối cùng trong 64 thời kỳ của Dịch trong Ngũ Hành, ông đã có một bài viết thật sâu sắc, như một thông điệp vĩnh hằng về số phận con người, gắn liền... sự logic thuyết phục cho các bài viết Mạch ngầm của những bài viết ấy thường cho người đọc cảm giác như người viết đang chơi trò tung hứng, đưa đẩy câu chữ, với một nụ cười hóm hỉnh luôn thấp thoáng đằng sau trang giấy Là một thể loại nằm giữa văn học vào báo chí, tạp văn nói chung và Nhân trường hợp chị thỏ bông của Phan Thị Vàng Anh nói riêng đã góp phần lia ống kính quan sát của mình tới những ngõ . của tạp văn đương đại 57 2.3.1 Tạp văn viết về những kỷ niệm đã qua (tạp văn hồi ức) 57 2.3.2 Tạp văn viết về những vấn đề xã hội 66 2.3.3 Tạp văn viết về vấn đề văn hóa – lịch sử 77 2.3.4 Tạp. LUẬN VĂN NGHỆ THUẬT VIẾT TẠP VĂN QUA MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU MỤC LỤC DẪN LUẬN 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM. sử 77 2.3.4 Tạp văn chân dung nhân vật và miêu tả thiên nhiên 82 Tiểu kết 95 HƯƠNG 3: NGH Ệ THUẬT VIẾT TẠP VĂN QUA MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU 97 3.1 Tạp văn Nguyên Ngọc – một giọng điệu thâm

Ngày đăng: 25/03/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan