MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ VỊ TRÍ TOÀN CẦU 2 1 1 Chiến lược vị trí toàn cầu 2 1 1 1 Tổ chức thương mại thế giới và các hiệp định thương mại khu vực 2 1 1 2 Năng lực cạnh.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ VỊ TRÍ TOÀN CẦU 2
1.1 Chiến lược vị trí toàn cầu 2
1.1.1.Tổ chức thương mại thế giới và các hiệp định thương mại khu vực21.1.2.Năng lực cạnh tranh của các quốc gia 2
1.1.3.Thuế và ưu đãi chính phủ 3
1.1.4.Tiếp cận thị trường và nhà cung cấp 3
1.1.5.Lao động 4
1.2 Phương pháp lựa chọn vị trí 4
1.2.1.Phương pháp đánh giá yếu tố có trọng số 4
1.2.2.Phương pháp phân tích hòa vốn 4
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG 5
2.1 Xác định chi phí tự sản xuất/mua ngoài của doanh nghiệp 5
2.2 Xác định vị trí xây dựng nhà máy 6CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 6
Trang 23.1 Thực tiễn hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển hóa mạnh mẽsang cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước.Với xu hướng hội nhập phát triển nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nóiriêng Sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức kinh tế thế giới đã tạo ra một bướctiến mới cho các doanh nghiệp và cũng tạo nên một xu hướng cạnh tranh mạnh mẽgiữa các doanh nghiệp trong nước, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Để cóthể phát triển và hòa nhập, mỗi doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một lợi thế cạnhtranh nhất định, phát huy thế mạnh của mình cũng như tìm ra những giải pháp để khắcphục những hạn chế, điểm yếu nhằm nâng cao vị thế của mình so với đối thủ cạnhtranh Để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiệnnay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cungcấp cũng như khách hàng của họ bằng việc xây dựng riêng cho mình một chuỗi cungứng hoàn chỉnh Chính vì thế một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp quản lý chuỗicung ứng tốt là quản trị mua hàng và phân phối trong quản trị chuỗi cung ứng sao chohiệu quả Chúng ta sẽ tìm hiểm về các quyết định về vị trí toàn cầu, phân tích hoànvốn, phương pháp đánh giá yếu tố có trọng số để lựa chọn vị trí và liên hệ thực tiễnhoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam và đề xuất giải pháp.
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ VỊ TRÍ TOÀN CẦU
Doanh nghiệp cần chú ý và trả lời các câu hỏi sau:
• Phản ứng của cổ đông, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và nhân viên như thế nào?
• Vị trí có mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững không?
• Tác động đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào? • Có thể thuê đúng người không?
• Điều gì sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng? • Chi phí dự kiến là bao nhiêu?
• Điều gì ảnh hưởng đến hiệu suất giao hàng? • Thị trường sẽ phản ứng như thế nào?
• Việc luân chuyển nhân sự có cần thiết không và nếu có, nhân viên có sẵn sàng di chuyển không?[3]
1.1 Chiến lược vị trí toàn cầu
1.1.1 Tổ chức thương mại thế giới và các hiệp định thương mại khu vực
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO) là một tổ chứcthương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêutrong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân cácnước thành viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sửdụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới.
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốcgia trong đó các quốc gia đồng ý về các nghĩa vụ nhất định ảnh hưởng đến thương mạihàng hóa và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ,trong số các chủ đề khác.[3]
1.1.2 Năng lực cạnh tranh của các quốc gia
Trang 6Khả năng cạnh tranh của một quốc gia được xác định bởi Tổ chức Hợp tác Kinhtế và Phát triển (Organization of Economic Cooperation and Development – OECD) làmức độ mà một quốc gia có thể, theo điều kiện thị trường tự do và công bằng, sản xuấthàng hoá và dịch vụ đáp ứng phần còn lại của thị trường thế giới trong khi đồng thờiduy trì và mở rộng thu nhập thực tế của người dân trong dài hạn [3]
Việc xếp hạng sẽ dựa trên:
+ Niên giám cạnh tranh thế giới được công bố bởi các trường kinh doanh ThụySĩ (IMD) bao gồm hiệu quả kinh tế; hiệu quả của Chính phủ; hiệu quả kinh doanh; cơsở hạ tầng.
+ Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WorldEconomic Forum – WEF) phát hành bao gồm: Thể chế; Cơ sở hạ tầng; Ổn định kinh tếvĩ mô; Y tế và giáo dục tiểu học; Giáo dục và đào tạo đại học, Hiệu quả của thị trườnghàng hóa; Hiệu quả của thị trường lao động; Sự phức tạp của thị trường tài chính; Sẵnsàng về công nghệ; Quy mô thị trường; Sự tinh vi trong kinh doanh và đổi mới.[3]
1.1.3 Thuế và ưu đãi chính phủ
Thuế quan là loại thuế do Chính phủ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu đểbảo vệ các ngành công nghiệp trong nước, hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc nâng caonguồn thu cho ngân sách nhà nước.[3]
Ưu đãi thuế là việc áp dụng các chính sách thuế riêng biệt so với các quy địnhchung của pháp luật thuế nhằm tạo ra sự đối xử ưu đãi hơn cho một hoặc một số nhómđối tượng người nộp thuế cụ thể Có thể hiểu đơn giản ưu đãi thuế là tổng hợp các quyđịnh của pháp luật thuế mà theo đó, chủ thể nộp thuế được hưởng những ưu tiên nhấtđịnh so với các đối tượng khác trong quan hệ thuế với nhà nước.[5]
1.1.4 Tiếp cận thị trường và nhà cung cấp
Tiếp cận thị trường được sử dụng nhằm mục đích để đề cập đến khả năng củamột công ty hoặc một quốc gia bán hàng hóa và dịch vụ ra thị trường nước ngoài Tiếpcận thị trường không giống như thương mại tự do Khả năng bán hàng trên thị trường
Trang 7thường đi kèm với thuế quan, thuế, hoặc thậm chí hạn ngạch, trong khi thương mại tựdo ngụ ý rằng hàng hóa và dịch vụ được tự do lưu thông mà không có bất kì chi phínào do chính phủ áp đặt.[6]
1.1.5 Lao động
Các vấn đề như sự sẵn có của lao động, năng suất và kỹ năng của lao động, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, mức lương, các đối thủ cạnh tranh về lực lượng laođộng, xu hướng việc làm các yếu tố lao động chính trong việc đưa ra các quyết định về vị trí cơ sở.[3]
1.2 Phương pháp lựa chọn vị trí
1.2.1 Phương pháp đánh giá yếu tố có trọng số
Phương pháp đánh giá yếu tố có trọng số là phương pháp thường được sử dụngđể so sánh mức độ hấp dẫn của một số địa điểm theo cả định lượng và định tính.
Bao gồm các bước sau:
(1) Xác định các yếu tố được coi là quan trọng đối với các quyết định vị trí cơsở.
(2) Gán trọng số cho từng yếu tố theo mức độ quan trọng của chúng Thôngthường, tổng trọng số bằng 1.
(3) Xác định điểm hiệu suất tương đối cho từng yếu đố được xem xét Thôngthường, điểm thay đổi từ 1 đến 100.
(4) Nhân điểm yếu tố với trọng số liên quan đến từng yếu tố và tính tổng điểmtrọng số trên tất cả các yếu tố.
(5) Vị trí có tổng điểm trọng số cao nhất là vị trí được chọn.[3]
1.2.2 Phương pháp phân tích hòa vốn
Phân tích hoà vốn là kỹ thuật phân tích vị trí hữu ích khi chi phí cố định và chiphí biến đổi có thể xác định cho từng vị trí tiềm năng
Phương pháp này bao gồm các bước sau:(1) Xác định các vị trí cần xem xét;
Trang 8(2) Xác định chi phí cố định cho mỗi cơ sở Các thành phần chính của chi phí cốđịnh là chi phí đất đai, thuế tài sản, bảo hiểm, thiết bị và nhà xưởng.
(3) Xác định chi phí biến đổi đơn vị cho mỗi cơ sở Các thành phần của chi phíbiến đổi là chi phí lao động, vật liệu, tiện ích và vận chuyển.
(4) Xây dựng đường tổng chi phí cho từng địa điểm trên biểu đồ.
(5) Xác định các điểm hoà vốn trên đồ thị Ngoài ra, chúng ta có thể giải quyếttheo phương pháp đại số.
(6) Xác định phạm vi mà mỗi địa điểm có chi phí thấp nhất.[3]
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG
2.1 Xác định chi phí tự sản xuất/mua ngoài của doanh nghiệp
Gọi Q là số lượng chi tiết X doanh nghiệp tự sản xuất hoặc mua ngoài trong năm, ta có:
+ Tổng chi phí tự sản xuất: TCSX = 15Q + 45.000 (USD)+ Tổng chi phí mua ngoài: TCM = 20Q + 5.000 (USD)Điểm hòa vốn được xác định như sau:
TCSX = TCM 15Q + 45.000 = 20Q + 5.000
Q* = 8.000 (đơn vị sản phẩm)
Nhu cầu chi tiết X của doanh nghiệp là Q = 7.500 (đơn vị sản phẩm), như vậy theo phân tích hoàn vốn, Q < Q* (7.500 < 8.000) doanh nghiệp nên mua ngoài do chí phí cố định thấp:
TCM = 20 x 7.500 + 5.000 = 155.000 (USD)
2.2 Xác định vị trí xây dựng nhà máy
Trang 9Khả năng tương thích chuỗi cung ứng
Áp dụng phương pháp đánh giá yếu tố có trọng số, ta có:
Tổng điểm đánh giá có trọng số cho ba quốc gia được tính như sau:Malaysia = 0,30 80 + 0,15 90 + 0,25 80 + 0,20 90 + 0,10 85 = 84Myanmar = 0,30 85 + 0,15 75 + 0,25 90 + 0,20 75 + 0,10 85 = 82,75Philippines = 0,30 90 + 0,15 85 + 0,25 75 + 0,20 80 + 0,10 80 = 82,5Dựa trên tổng điểm có trọng số, Malaysia là quốc gia nên được lựa chọn để xâydựng cơ sở mới vì có tổng điểm cao nhất.
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.3.1 Thực tiễn hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 20211
3.1.1 Thành tựu
Với lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, môi trường chính trịổn định, môi trường kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, nguồn nhân lực dồi dào với chiphí thấp, Việt Nam là một trong những quốc gia hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài.Nhờ các lợi thế đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm gần đây có xu hướng tănglên, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA)song phương và đa phương.
Giai đoạn từ năm 2017 – 202, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam có sự daođộng liên tục, có sự tăng nhẹ từ 30,80 tỷ USD năm 2017 lên 38,95 tỷ USD vào năm
Trang 102019, tăng 8,15 tỷ USD Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tếtoàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Namcó sự sụt giảm, chỉ đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019 Tuy nhiên đến năm2021, mặc dù dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vào Việt Namđạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020 Điều này cho thấy các nhà đầu tư nướcngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam.[1], [2], [4], [8]
35.88 35.46 38.95
28.53 31.15
Hình 3 1 Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021(Đơn vị: Tỷ USD)
(Nguồn: Tổng hợp từ Cục đầu tư nước ngoài)
Không chỉ gia tăng về tổng số vốn đăng ký, mà vốn FDI thực hiện cũng tăng caohơn trong giai đoạn 2017- 2019, từ 17,5 tỷ USD lên 20,38 tỷ USD; số dự án đầu tưđăng ký mới tăng từ 1.843 dự án năm 2015 lên 3.883 dự án năm 2019 Đến năm 2020,do chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh củacác doanh nghiệp bị ảnh hưởng nên các dự án FDI vào Việt Nam có sự sụt giảm cả vềvốn đăng ký, và các dự án đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện chỉ sụt giảm nhẹ, đạt98% so với năm 2019 Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 19,74 tỷ
Trang 11USD, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2020, số dự án đăng ký mới 1738 giảm31.1% [1], [2] [4], [8]
Bảng 3 1 Số lượng vốn và dự án FDI vào Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021Năm Tổng vốn FDI đăng
ký (Tỷ USD)
Vốn FDI thực hiện(Tỷ USD)
Số dự án đăng kýmới
Bảng 3 2 Số liệu tổng hợp về lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2017 - 2021
Năm Số lĩnh vựcđăng ký
Ngành chế biến, chế tạoTổng vốn đầu tư (Tỷ
Tỷ lệ tổng vốn đầu tưđăng ký (%)
Trang 123.1.2 Hạn chế
- Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn chỉ tập trung ở một số khu vực và trongmột số ngành nhất định: Các địa phương thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài vẫn chủyếu là các thành phố lớn có cơ sở hạ tầng thuận lợi như Hà Nội, Thành phố Hồ ChíMinh và các tỉnh thành lân cận Các vùng núi, vùng sâu vùng xa đặc biệt như vùng núiphía bắc, các tỉnh thành ở khu vực miền trung, lượng FDI thu hút được vẫn còn rất hạnchế Điều này dẫn đến một thực trạng là các thành phố lớn bị quá tải về hạ tầng, cạndần quỹ đất cho thuê, thiếu lao động, mỗi trường ô nhiễm gây ra nhiều hệ luỵ về mặtxã hội trong khi các địa phương nhỏ lại dư thừa các nguồn lực Bên cạnh đó các dự ánđầu tư nước ngoài cũng chỉ tập trung ở một số ngành cụ thể Các ngành có giá trị giatăng cao, nhân lực dồi dào như các ngành chế biến chế tạo kinh doanh bất động sản,sản xuất phân phối điện, khí, nước, điều hoà có số dự án và lượng vốn FDI lớn.[9]
- Các doanh nghiệp FDI chưa tạo ra được nhiều lan toả về công nghệ, kỹ thuậtvà chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước: Mặc dù Việt Nam đã có nhiều
Trang 13chính sách ưu đãi nhằm thu hút các dự án FDI công nghệ cao và chuyển giao côngnghệ cho Việt Nam, tuy nhiên những kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được mụctiêu và nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam Đầu tư FDI từcác khu vực công nghệ nguồn của thế giới như EU và Mỹ vào Việt Nam còn rất hạnchế Các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam từ khu vực châu Á, ngoại trừ Nhật Bản vàHàn Quốc, đa số có trình độ công nghệ ở mức trung bình, không cao hơn nhiều so vớicông nghệ sẵn có trong nước Một số doanh nghiệp FDI từ các tập đoàn công nghệ lớntrên thế giới vào Việt Nam nhưng lại chủ yếu để lắp ráp, gia công với tỷ lệ nội địa hoáthấp, chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho Việt Nam, cũng không có nhiều tác động lantoả công nghệ cho các doanh nghiệp nội địa [9]
- Nhiều dự án FDI ảnh hưởng tới môi trường: Trong giai đoạn đầu mở cửa chođầu tư nước ngoài, các chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam chủ yếu nhằm mục đíchthu hút FDI về số lượng càng nhiều càng tốt, mà ít chú trọng nhiều đến lĩnh vực, loạihình, chất lượng công nghệ của các dự án FDI Do đó, nhiều dự án FDI vào Việt Namđể khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoặc không trực tiếp khai thác tài nguyên thiênnhiên nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng và tài nguyên, ảnh hưởng tới môi trường [9]
- Nhiều địa phương vẫn còn dễ dãi trong việc chấp nhận khá nhiều dự án FDIquy mô nhỏ, không mang lại hiệu quả cho địa phương về tăng trưởng kinh tế, thu ngânsách Một số địa phương còn có tình trạng cấp đất quá lớn cho dự án FDI mà khôngcăn cứ vào quy hoạch của địa phương…[9]
- Về đối tác đầu tư, nhược điểm lớn nhất về đối tác đầu tư nước ngoài tại ViệtNam là các quốc gia phát triển như Mỹ và các nước trong Liên minh châu Âu (EU)chưa đạt 10% trong 234 tỷ USD vốn FDI thực hiện trong hơn 30 năm thu hút FDI Bêncạnh đó, chính sách ưu đãi đầu tư cũng còn nhiều bất cập, vẫn chủ yếu dựa vào ưu đãithuế, giá thuê đất, chi phí nguyên liệu trong khi chưa tương xứng với hiệu quả mà cácdự án FDI mang lại…[9]
Trang 143.2 Đề xuất giải pháp
Thứ nhất, để thu hút được đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, nhất là từ
những nước phát triển như: Mỹ và khối EU, ngoài những vấn đề liên quan đến môitrường đầu tư nói chung, Việt Nam cần chú trọng quan tâm đến đòi hỏi của những nhàđầu tư về một số khía cạnh như: Tính công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thểchế, chính sách và luật pháp; Thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; Thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thờigian đã quy định…
Thứ hai, đối với các địa phương đã phát triển đang cần thu hút dự án công nghệ
cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại; Chú trọng đến việc đáp ứng yêu cầu của cáctập đoàn xuyên quốc gia về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận và triển khai thựchiện…Bên cạnh đó, những ưu đãi truyền thống như: ưu đãi thuế, giá thuê đất, chi phínguyên liệu cần được điều chỉnh theo hướng áp dụng chủ yếu đối với các địa phươngcó trình độ phát triển thấp, cần thu hút dự án thâm dụng lao động.
Thứ ba, các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng cao năng lực về tất cả
các mặt, từ công nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động, quản lý Chỉkhi đó, các doanh nghiệp FDI mới tìm đến đặt hàng và hỗ trợ hoàn thiện quy trình sảnxuất đáp ứng yêu cầu của họ Cần yêu cầu và khuyến khích các doanh nghiệp FDI thựchiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam Những hoạt độngnày sẽ tác động tích cực đến quá trình chuyển giao công nghệ.
Thứ tư, rà soát lại việc sử dụng FDI hiện tại để có kế hoạch điều chỉnh, cơ cấu
lại hợp lý; Ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu; ưu tiêndoanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam.
Để hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ, cần có chiến lược dài hạn, tham gia củacả doanh nghiệp và Chính phủ; Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kếtnối với doanh nghiệp FDI, trong đó có cơ chế, chính sách hỗ trợ về lãi suất, tài chính,tiếp cận các nguồn lực đầu tư để nâng cấp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong