1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại tổng công ty đường sắt việt nam

105 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Tác giả Lê Khang
Người hướng dẫn TS. Đặng Xuân Hoan
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia Lê Khang
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 255,82 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ CÁC DOANH NGHIỆP BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT SAU CỔ PHẦN HÓA (17)
    • 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp sau cổ phần hóa và doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa (17)
      • 1.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp và doanh nghiệp sau cổ phần hóa (17)
      • 1.1.2. Tổng quan về doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa 15 1.2. Tổng quan về quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa (25)
      • 1.2.1. Khái niệm quản lý doanh nghiệp (26)
      • 1.2.2. Đặc điểm, vai trò và nguyên tắc quản lý đối với các doanh nghiệp sau cổ phần hoá (27)
      • 1.2.3. Nội dung quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hoá (29)
      • 1.3.1 Kinh nghiệm của Tập đoàn Công nghiệp - Than Khoáng sản Việt Nam 24 (34)
      • 1.3.2. Kinh nghiệm của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (36)
      • 1.3.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa đối với Tổng công ty Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (38)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DOANH NGHIỆP BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT SAU CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM (41)
    • 2.1. Khái quát về các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng sau cổ phần hoá tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (41)
      • 2.1.1. Khái quát về Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (41)
      • 2.1.2. Khái quát về các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt (44)
    • 2.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa giai đoạn 2016 - 2020 (46)
      • 2.2.1. Quy mô các doanh nghiệp bảo trì KCHTĐS sau cổ phần hoá (46)
      • 2.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh (48)
    • 2.3. Thực trạng quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa (51)
      • 2.3.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa (51)
      • 2.3.2. Thực trạng quản lý nguồn vốn sự nghiệp kinh tế (55)
      • 2.3.4. Thực trạng bộ máy quản lý doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt (59)
      • 2.3.5. Thực trạng hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa (64)
      • 2.3.6. Thực trạng hoạt động đánh giá, xếp loại đối với các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa (68)
    • 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại Tổng công ty ĐSVN (76)
      • 2.4.1. Những kết quả đạt được (76)
      • 2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại (77)
      • 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế (82)
  • CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT SAU CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM (0)
    • 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau khi cổ phần hóa giai đoạn 2021 - 2026 (86)
      • 3.1.1. Định hướng phát triển các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt (86)
      • 3.1.2. Mục tiêu phát triển các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau (88)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt (89)
      • 3.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa (89)
      • 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, văn bản quy phạm nội bộ quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa (90)
      • 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của bộ máy quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa (90)
      • 3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hoá (91)
      • 3.2.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá, xếp loại, công bố thông tin, chấp hành chính sách pháp luật doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hoá (93)
    • 3.3. Một số kiến nghị đề xuất (94)
      • 3.3.1. Đối với Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (94)
      • 3.3.2. Đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (95)
  • KẾT LUẬN (96)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (104)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ KHANG QUẢN LÝ CÁC DOANH NGHIỆP BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT SAU CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC.Quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại tổng công ty đường sắt việt nam Quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại tổng công ty đường sắt việt nam Quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại tổng công ty đường sắt việt nam Quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại tổng công ty đường sắt việt nam Quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại tổng công ty đường sắt việt nam Quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại tổng công ty đường sắt việt nam

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ CÁC DOANH NGHIỆP BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT SAU CỔ PHẦN HÓA

Tổng quan về doanh nghiệp sau cổ phần hóa và doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa

1.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp và doanh nghiệp sau cổ phần hóa 1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp

Trong bất kỳ nền kinh tế nào, doanh nghiệp là đơn vị cơ sở, là một tế bào tế tạo ra của cải vật chất cho xã hội, trực tiếp phối hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ một cách có hiệu quả nhất Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, các hình thức tổ chức doanh nghiệp cũng ngày càng đa dạng và các loại hình sở hữu của doanh nghiệp cũng ngày càng phong phú hơn Do đó, nếu đứng trên quan điểm khác nhau chúng ta có thể định nghĩa về doanh nghiệp cũng khác nhau:

Xét theo quan điểm luật pháp: doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các loại luật và chính sách thực thi.

Thực chất thì doanh nghiệp là khái niệm chung nhất để chỉ các loại hình doanh nghiệp, trong đó công ty là một loại hình doanh nghiệp và nó rất phổ biến Trên thế giới, so với các loại hình doanh nghiệp khác, thì công ty xuất hiện muộn hơn, vào khoảng giữa thế kỷ 19 Trước đó, các hoạt động kinh doanh thực hiện dưới hình thức hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân Cũng kể từ thế kỷ 19 và đặc biệt trong nửa đầu thế kỷ 20, công ty là loại hình kinh doanh phát triển mạnh mẽ nhất Nhiều nước trên thế giới hiện nay, thay vì thiết lập luật doanh nghiệp, đã thiên về quy định tổ chức và hoạt động của các loại hình công ty.

Ngoài ra có thể liệt kê hàng loạt những định nghĩa khác nữa khi xem xét doanh nghiệp dưới những góc nhìn khác nhau Song giữa các định nghĩa về doanh nghiệp đều có những điểm chung nhất đó là một doanh nghiệp nhất thiết phải được cấu thành bởi 4 yếu tố: yếu tố tổ chức, yếu tố sản xuất, yếu tố trao đổi, yếu tố phân phối.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” Luật cũng quy định có bốn loại hình doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty cổ phần, Công ty hợp danh.

Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu doanh nghiệp là đơn vị kinh tế, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội dưới sự quản lý của nhà nước.

1.1.1.2 Khái niệm doanh nghiệp sau cổ phần hoá

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thể không tránh khỏi trường hợp có sự biến động về thành viên, cổ đông trong công ty Pháp luật doanh nghiệp được xây dựng bao trùm những tình huống này bằng việc quy định doanh nghiệp có thể chuyển đổi loại hình của mình sao cho phù hợp với thực tế mà không phải chấm dứt hoạt động doanh nghiệp rồi thành lập doanh nghiệp mới.

Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với quy mô và trình độ phát triển nhất định Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động với tư cách là các công ty Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Nhược điểm lớn nhất của Công ty TNHH là không được phát hành cổ phần để huy động nguồn lực từ bên ngoài Khi Công ty TNHH tiến hành phát hành cổ phần ra công chúng, đây chính là quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp và chuyển đổi mô hình hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì “Công ty cổ phần là pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập so với những chủ thể sở hữu nó Vốn điều lệ của công ty được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư Công ty cổ phần là một tổ chức kinh tế; được đặt tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch; được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh”.

1.1.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp sau cổ phần hoá

Doanh nghiệp sau cổ phần hoá là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba loại lợi ích: của các cổ đông (chủ sở hữu), của hội đồng quản trị (HĐQT) và của các nhà quản lý Theo truyền thống, cổ động kiểm soát toàn bộ định hướng, chính sách và hoạt động của công ty Cổ đông bầu HĐQT, sau đó HĐQT lựa chọn ban quản lý Các nhà quản lý quản lý hoạt động của công ty theo cách thức mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty cổ phần có các đặc điểm chính sau:

Thứ nhất, số lượng thành viên tối thiểu là 03 cổ đông Cổ đông ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức Công ty cổ phần không bị giới hạn về số lượng tối đa cổ đông trong công ty, công ty có thể có 100 cổ đông, 1000 cổ đông…

Thứ hai, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, không phải chịu trách nhiệm vô hạn như trong doanh nghiệp tư nhân hay thành viên trong công ty hợp danh.

Thứ ba, vốn điều lệ trong công ty cổ phần được chia thành các cổ phần.

Vốn điều lệ Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty

Thứ tư, các cổ đông trong công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng số cổ phần mình sở hữu cho các cá nhân tổ chức khác trừ trường hợp: (i) trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông; (ii) trường hợp Điều lệ công ty có quy định về hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần Trường hợp này, các quy định đó chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Việc tách rời quyền sở hữu khỏi các nhà quản lý mang lại cho doanh nghiệp cổ phần các ưu thế so với kinh doanh cá thể và góp vốn, gồm:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DOANH NGHIỆP BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT SAU CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

Khái quát về các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng sau cổ phần hoá tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

cổ phần hoá tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

2.1.1 Khái quát về Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Tổng công ty ĐSVN là công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, được chuyển đổi từ công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ và làm chủ sở hữu theo Quyết định số 973/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động phù hợp với Luật Đường sắt, Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn, các quy định của pháp luật có liên quan và Nghị định số 11/2018/NĐ-CP ngày 16/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động Năm 2018, Chính phủ thực hiện chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với Tổng công ty ĐSVN từ Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) sang Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Uỷ ban QLVNN).

Về mục tiêu hoạt động, Tổng công ty ĐSVN tập trung vào những mục tiêu chính sau: (i) Góp phần phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lý khai thác vận tải, công nghiệp và dịch vụ với trình độ cao; bảo đảm hoạt động giao thông vận tải thông suốt,trật tự, an toàn, chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả; tạo thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; (ii) Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Tổng công ty ĐSVN và vốn của Tổng công ty ĐSVN đầu tư tại các doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu giao Trong cơ cấu tổ chức của Tổng công ty ĐSVN, các công ty con là công ty do Tổng công ty đầu tư 100% vốn điều lệ hoặc công ty do Tổng công ty giữ cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; các công ty liên kết là công ty mà Tổng công ty ĐSVN nắm giữ cổ phần, vốn góp không chi phối, tổ chức, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan Tại hai nhóm công ty này, Tổng công ty đóng vai trò Cơ quan đại diện chủ sở hữu được Chính phủ giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Về chức năng, Tổng công ty ĐSVN trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết; phối hợp, định hướng các hoạt động các công ty con, công ty liên kết theo tỷ lệ chiếm giữ vốn điều lệ tại các công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ này; quản lý khai thác có hiệu quả quỹ nhà, quỹ đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê; tổ chức cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định.

Về ngành, nghề kinh doanh chính, Tổng công ty ĐSVN kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; quản lý bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt; cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia; kinh doanh phương tiện vận tải máy móc, thiết bị thực hiện việc bảo trì, xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt; kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức trong nước, liên vận quốc tế và dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải Các ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính gồm có tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp và dân dụng; tư vấn thiết kế, chế tạo, đóng mới, lắp ráp, hoán cải và sửa chữa các phương tiện, thiết bị, sản xuất phụ tùng, vật tư chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí.

Về cơ cấu tổ chức, theo Nghị định số 11/2018/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty ĐSVN gồm có Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm

1 Văn phòng Bộ máy tham mưu (Cơ quan Tổng công ty)

2 Ban Quản lý đầu tư và xây dựng

3 Ban Tài chính kế toán4 Ban Kiểm tra kiểm toán

5 Ban Quản lý kết cấu hạ tầng ĐS6 Ban Đầu máy toa xe

Ban Hợp tác Quốc tế & Khoa học Công nghệ

Ban Vận tải9 Ban Tổ chức cán bộ

10 Ban Kế hoạch kinh doanh11 Ban An ninh An toàn giao thông đường sắt

Các liên côngty kết (sở hữu dưới 50% cổ phần):

Các công ty con (sở hữu trên 50%cổ phần):

20 Công ty cổ phần bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

02 Công ty cổ phần cơ khí (Xe lửa Gia Lâm, Dĩ An)

02 Công ty cổ phần vận tải (ĐS Hà Nội, ĐS Sài Gòn)

Công ty cổ phần Đá Đồng Mỏ

Các đơn vị hành chính sự nghiệp:

Trường Cao đẳng Đường sắt Trung tâm Y tế Đường sắt

03 Ban quản lý các dự án đường sắt khu vực 1, 2, 3

Các đơn vị hạch toán Phụ thuộc và các Chi nhánh:

Trung tâm Điều hành giao thông vận tải đường sắt

12 Chi nhánh Khai thác Đường sắt, Chi nhánh Ga Đồng Đăng

05 Chi nhánh xí nghiệp đầu máy

Ban Điều hành Kiểm soát viên

Hội đồng Thành viên soát viên, Các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Ban Kiểm tra kiểm toán, bộ máy giúp việc, đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty liên kết, công ty tự nguyện tham gia liên kết.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Tổng công ty ĐSVN

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Nghị định 11/2018/NĐ-CP

Trong cơ cấu tổ chức, Hội đồng thành viên là đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Tổng công ty ĐSVN, thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Tổng công ty ĐSVN theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, Điều lệ này v.v.

Tổng công ty ĐSVN nắm giữ cổ phần chi phối tại 24 công ty cổ phần, trong đó có 15 Công ty cổ phần đường sắt và 05 công ty cổ phần thông tin tín hiệu đường sắt thực hiện công tác quản lý, bảo trì sửa chữa KCHT đường sắt quốc gia thông qua đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu của Công ty Mẹ.

Trong mô hình tổ chức trên, mối quan hệ giữa Tổng công ty ĐSVN với các đơn vị trực thuộc thể hiện vai trò quản lý trực tiếp, tại đây Tổng công ty ĐSVN thực hiện quyền định đoạt trong cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động điều hành, giám sát hiệu quả hoạt động Trái lại, mối quan hệ với các công ty con (Tổng công ty ĐSVN sở hữu trên 50% cổ phần) và công ty liên kết (Tổng công ty ĐSVN sở hữu dưới 50% cổ phần) được thể hiện bằng đường đứt gãy do là mối quan hệ quản lý gián tiếp thông qua Người đại diện phần vốn của Tổng công ty ĐSVN tại các doanh nghiệp này.

2.1.2 Khái quát về các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt 2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tổng công ty ĐSVN quản lý và khai thác 15 tuyến đường sắt đi qua 34 tỉnh, thành phố từ Bắc đến Nam, 2 tuyến đường sắt liên vận quốc tế kết nối với đường sắt Trung Quốc qua cửa khẩu Đồng Đăng và cửa khẩu Lào Cai. Trong số này có 5 tuyến chính là: Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đông Anh - Quán Triều Tổng chiều dài các tuyến đường sắt là 3.143 km Tài sản kết cấu hạ tầng được giao quản lý gồm có 2.263 bộ ghi, 4.259 m cầu; 39 hầm; 297 ga,

1441 điểm giao cắt hợp pháp; 4.684 km/trục đường truyền tải; 6.385 hệ tín hiệu ra vào ga; 2.379 bộ thiết bị khống chế; 6094 đài điều khiển Tốc độ chạy tàu bình quân V > 60km/h đạt 95% trên toàn tuyến, riêng tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ bình quân là 72,2 km/h. Để thực hiện chức năng quản lý bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Tổng công ty ĐSVN thành lập các đơn vị bảo trì mạng lưới đường sắt theo phạm vi địa lý Trong những năm 1980, các đơn vị này được tổ chức dưới dạng các Xí nghiệp quản lý đường sắt trực thuộc Tổng cục Đường sắt thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì, sửa chữa theo từng cấp kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, gồm cầu, cống, đường, ghi, nhà ga, ke ga, bãihàng, nhà gác chắn, nhà gác ghi; và các Xí nghiệp TTTH thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống thiết bị TTTH, gồm đường dây trần, dây cáp thông tin, thiết bị TTTH phục vụ chỉ huy chạy tàu ở các ga, trạm đường sắt.

Năm 2003, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 734/2003/QĐ-GTVT về việc đổi tên các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trực thuộc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, các Xí nghiệp quản lý đường sắt và Xí nghiệp TTTH thành các Công ty quản lý đường sắt và Công ty TTTH đường sắt. Năm 2010, Tổng công ty ĐSVN đã tiến hành chuyển các Công ty này sang mô hình Công ty TNHH một thành viên, gồm 15 Công ty quản lý đường sắt: Hà Hải, Hà Thái, Yên Lào, Hà Lạng, Vĩnh Phú, Hà Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Thuận Hải, Sài Gòn; 05 công ty TTTH đường sắt: Bắc Giang, Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Ngày 20/01/2013, Thủ tướng ban hành Quyết định số 198/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty ĐSVN giai đoạn 2012-2015 với mục tiêu đảm bảo Tổng công ty ĐSVN có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vận tải đường sắt; nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh; làm tốt vai trò nòng cốt để ngành đường sắt Việt Nam phát triển nhanh, bền vững; góp phần thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và quốc phòng, an ninh Theo Đề án, 20 doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia giữ nguyên mô hình là các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do Tổng công ty ĐSVN nắm giữ 100% vốn điều lệ.Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, ngày 09/01/2015, Bộ GTVT ban hànhQuyết định số 64/QĐ-BGTVT về phê duyệt phương án cổ phần hoá 20 doanh nghiệp này Với tổng số vốn điều lệ của 20 doanh nghiệp này là339.871.720.000 đồng, Tổng công ty ĐSVN nắm giữ trên 51% vốn điều lệ,trung bình đạt 54%, bán ra công chúng tổng cộng 46%, thu từ cổ phần hoá đạt

156.549.540.000 đồng Từ năm 2017, các doanh nghiệp trên được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sài Gòn chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCOM.

2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh và bộ máy tổ chức

Tổng công ty ĐSVN quản lý 20 doanh nghiệp bảo trì KCHT thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì, sửa chữa theo từng cấp kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia Các công ty này được Tổng công ty ĐSVN phân khu quản lý theo địa bàn trên toàn mạng lưới đường sắt quốc gia, trong đó các doanh nghiệp bảo trì cầu, đường đảm nhiệm phạm vi trung bình 210 km đường sắt, các doanh nghiệp bảo trì hệ thống thông tin tín hiệu đảm nhiệm khối lượng trung bình 628km đường sắt Chi tiết lý trình quản lý của từng đơn vị được trình bày tại Phụ lục số 01.

Từ thời điểm cổ phần hoá, 20 doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức điển hình như tại Hình 1.1: Mô hình cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Các bộ phận cấu thành trong tổ chức theo luật định bao gồm Hội đồng quản trì, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc Các bộ phận chấp hành do doanh nghiệp lập ra như khối gián tiếp gồm các phòng ban tại trụ sở công ty không trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất; bộ phận trực tiếp gồm các đơn vị, đội, tổ trực tiếp tham gia hoạt động bảo trì, tuần, gác.

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa giai đoạn 2016 - 2020

2.2.1.Quy mô các doanh nghiệp bảo trì KCHTĐS sau cổ phần hoá

Về quy mô vốn, 20 doanh nghiệp bảo trì KCHTĐS có tổng cộng339.871.720.000 đồng vốn điều lệ, trong đó nhóm quản lý cầu đường gồm 15 đơn vị có tổng số vốn điều lệ là 254.759.390.000 đồng, trung bình16.983.959.333 đồng/công ty; nhóm TTTH gồm 05 đơn vị có tổng số vốn điều lệ là 85.112.330.000 đồng, trung bình 5.674.155.333 đồng/công ty Nhìn chung, lượng vốn của các doanh nghiệp này ở mức thấp, phản ánh tài sản cố định sở hữu còn hạn chế Chi tiết quy mô vốn từng doanh nghiệp như sau:

STT Diễn giải Vốn điều lệ Vốn Nhà nước Người lao động Công đoàn Cổ đông chiến lược

3,71% Giá trị Tỉ lệGiá trịTỉ lệ

Nhà đầu tư khá Giá t

Công ty QLĐS Yên Lào Công ty QLĐS Vĩnh Phú Công ty QLĐS Hà Lạng Công ty QLĐS Hà Thái Công ty QLĐS Hà Hải Công ty QLĐS Hà Ninh

Công ty QLĐS Thanh Hóa Công ty QLĐS Nghệ Tĩnh Công ty QLĐS Quảng Bình

Công ty QLĐS Bình Trị Thiên Công ty QLĐS QN-ĐN

Công ty QLĐS Nghĩa Bình Công ty QLĐS Phú Khánh Công ty QLĐS Thuận Hải Công ty QLĐS Sài Gòn

Công ty TTTH ĐS Bắc Giang Công ty TTTH ĐS Hà Nội

Công ty TTTH ĐS Vinh Công ty TTTH Đ

Bảng 2.1 Thống kê vốn điều lệ và tỷ lệ sở hữu Đơn vị tính: Đồng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo tài chính của các công ty năm 2015

Về cơ cấu vốn, Tổng công ty ĐSVN sở hữu tối thiểu 51% vốn điều lệ tại

18 công ty cổ phần, riêng Công ty cổ phần Đường sắt Thuận Hải và Công ty cổ phần TTTH Đường sắt Sài Gòn có tỷ lệ sở hữu lần lượt là 64,50% và 75,77%. Tổng giá trị cổ phần sở hữu là 183.322.180.000 đồng, chiếm 53,94% tổng vốn góp chủ sở hữu Tại thời điểm cổ phần hoá vào năm 2015, tỷ lệ sở hữu trên được đánh giá là động thái mạnh dạn của Tổng công ty ĐSVN trong việc thay đổi mô hình tổ chức công ty, quan hệ sở hữu, thu hút nguồn lực của xã hội tham gia vốn vào doanh nghiệp và tham gia vào quá trình quản trị doanh nghiệp.

Trong quá trình cổ phần hoá, Tổng công ty ĐSVN đã bán cổ phần ưu đãi cho người lao động tại doanh nghiệp Số liệu cho thấy, người lao động sở hữu 135.113.180.000 đồng, chiếm 39,75% vốn góp chủ sở hữu Khối Công đoàn tại Công ty cổ phần Thông tin tín hiệu (TTTH) Đường sắt Vinh và Công ty cổ phần TTTH Đường sắt Hà Nội sở hữu 379.500.000 đồng, chiếm tỷ lệ 0,11% tổng vốn góp chủ sở hữu.

2.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh

Các doanh nghiệp bảo trì KCHT này có doanh thu chủ yếu từ thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích về quản lý, bảo trì KCHT đường sắt quốc gia về hệ thống cầu đường sắt, hệ thống thông tin, tín hiệu, điện, viễn thông và điều khiển. Tổng vốn SNKT cho công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa KCHT đường sắt được giao từ năm 2016 - 2020 là 12.491,69 tỷ đồng bình quân đạt hơn 2.498,34 tỷ đồng/năm Thống kê nguồn vốn sự nghiệp kinh tế (SNKT) được cấp từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

Bảng 2.2 Nguồn vốn SNKT cấp trong giai đoạn 2016 - 2020

Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD giai đoạn 2016 - 2020 của Tổng công ty ĐSVN

Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhìn chung chỉ tiêu kinh tế của phần lớn các công ty cổ phần bảo trì KCHT đều có sự ổn định và tăng trưởng Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhìn chung chỉ tiêu kinh tế của phần lớn các công ty cổ phần bảo trì KCHT đều có sự ổn định và tăng trưởng, trong đó sản lượng đạt 15.332,2

Chỉ tiêu Tổng tài sản Tổng doanh thu Tổng lợi nhuận sau thuế

12345 tỷ đồng tăng trưởng bình quân 6,2%/năm so với cùng kỳ, doanh thu 13.659,3 tỷ đồng tăng trưởng bình quân 5,8%/năm so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 820,7 tỷ đồng Một số chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng doanh thu và Tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp được tổng hợp như sau:

Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng tài sản 1.742.333 1.706.063 1.434.088 1.616.076 2.006.413 Tổng doanh thu 2.633.901 2.657.763 2.580.044 2.829.778 2.957.882 Tổng LNST 184.285 250.381 105.385 129.049 151.676

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty Hình 2.2 Sơ đồ thể hiện biến động chỉ tiêu kinh doanh

Từ biểu đồ trên cho thấy, số liệu về tổng tài sản, tổng doanh thu và tổng lợi nhuận được duy trì ổn định, không có biến động lớn Năm 2018 có sự suy giảm trên cả ba tiêu chí nhưng đã nhanh chóng phục hồi trong năm 2019 và duy trì tăng trưởng trong năm tiếp theo Báo cáo tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên vào đầu năm 2021, toàn bộ 20 doang nghiệp này đề ra mục tiêu tăng trưởng tối thiểu 10% về sản lượng, doanh thu trong năm 2021 Mặc dù vậy,trong giai đoạn này có một doanh nghiệp không đạt mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận trong các năm từ 2017 đến 2020 Chi tiết các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh hằng năm của 20 doanh nghiệp này được trình bày lại Phụ lục số 02.

Hoạt động công ích được xác định là hoạt động chính đem lại doanh thu, lợi nhuận và ổn định việc làm cho người lao động Các Công ty đã tập trung triển khai thực hiện hợp đồng theo phương án giá, tác nghiệp kỹ thuật đã được phê duyệt đùng tiến độ, đảm bảo kỹ thuật Tải trọng, tốc độ cầu đường từng bước được nâng lên, thời gian chạy tàu trên một số tuyến dường được rút ngắn, an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu cơ bản của vận tải Trên tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay độ kỹ thuật cầu đường hầu hết từ 70 km trở lên, đặc biệt đã có trên 100 km có tốc độ kỹ thuật cầu đường 100 kmh và gần 1.000 km có tốc độ chạy kỹ thuật 80 km/h.

Thực trạng quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa

2.3.1 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa

Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015 với mục tiêu Phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lý khai thác vận tải, công nghiệp và dịch vụ với trình độ cao; bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả; tạo thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường Các mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ như sau:

Trong giai đoạn đến năm 2020, thị phần vận tải đáp ứng khoảng 1% - 2% thị phần vận tải hành khách và 1% - 3% thị phần vận tải hàng hóa Phát triển mạng lưới và kết cấu hạ tầng theo các mục tiêu sau:

Một là, tập trung đầu tư nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, trong đó ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam để đạt tốc độ chạy tàu bình quân 80 km/giờ - 90 km/giờ đối với tàu khách và 50 km/giờ - 60 km/giờ đối với tàu hàng; nâng cao năng lực, chất lượng vận tải và cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt Yên Viên - Lào cai, Gia Lâm - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn.

Hai là, tập trung đầu tư, nâng cấp, cải tạo các nhà ga đường sắt trọng điểm, các nhà ga có lượng hành khách lớn; từng bước xóa bỏ các điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt, ưu tiên đầu tư xây dựng nút giao khác mức tại các điểm giao cắt có lưu lượng giao thông lớn.

Ba là, nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt khu vực kết nối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh như các đoạn Hà Nội - Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang Đưa vào khai thác toàn tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân. Nghiên cứu phương án xây dựng mới các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Sài Gòn - Cần Thơ, Hải Phòng - Lạch Huyện, các tuyến nối với các cảng biển lớn, khu công nghiệp, du lịch, đường sắt nối các tỉnh Tây Nguyên với cảng biển, đường sắt Vũng Áng - Cha Lo (Mụ Giạ) để kết nối với đường sắt của Lào tại Thà Khẹt, đường sắt Dĩ

An - Lộc Ninh kết nối với đường sắt xuyên Á; ưu tiên đầu tư các tuyến có nhu cầu vận tải lớn, phù hợp với quy hoạch và khả năng huy động vốn.

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, thị phần vận tải đáp ứng khoảng 3% - 4% thị phần vận tải hành khách và 4% - 5% thị phần vận tải hàng hóa Phát triển mạng lưới và kết cấu hạ tầng theo các mục tiêu sau:

Một là, khai thác có hiệu quả đường sắt hiện có; xóa bỏ các điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt Triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 km/giờ đến dưới 200 km/giờ), đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350 km/giờ trong tương lai, ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc - Nam theo khả năng huy động vốn.

Hai là, nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt có nhu cầu vận tải lớn, các tuyến nối với các cảng biển lớn, khu công nghiệp, du lịch, trong đó ưu tiên các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Hải Phòng - Lạch Huyện, đường sắt Tây Nguyên, đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh kết nối với đường sắt xuyên Á và một số đoạn tuyến đường sắt thuộc khu đầu mối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo quy hoạch và khả năng nguồn vốn.

Tầm nhìn đến năm 2050, thị phần vận tải đáp ứng tối thiểu 5% - 8% thị phần vận tải hành khách và 5% - 6% thị phần vận tải hàng hóa Về phát triển mạng lưới và kết cấu hạ tầng, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1.435 mm trên trục Bắc - Nam; sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác tốc độ cao tốc 350 km/giờ; hiện đại hóa mạng lưới tuyến đường sắt hiện có đáp ứng chủ yếu về nhu cầu vận tải hành khách địa phương và hàng hóa; hoàn thành việc xây dựng đường sắt Tây Nguyên, đường sắt xuyên Á, đường sắt kết nối các khu công nghiệp, cảng biển lớn. Đây là chính sách mang tính định hướng lâu dài, có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hoá tại Tổng công ty ĐSVN.

Căn cứ pháp luật về đường sắt và chính sách, chiến lược, quy hoạt phát triển GTVT đường sắt, Tổng công ty ĐSVN đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng giai đoạn nhằm mục tiêu hiện đại hoá hệ thống KCHT đường sắt, qua đó nâng cao năng lực bảo trì, xây dựng công nghệ cao của các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hoá Trong giai đoạn 2016 - 2020,định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt tập trung ưu tiên nâng cấp, hiện đại hoá tuyến đường sắt Bắc Nam hiện có, nâng tải trọng cầu đường đạt 4,2 Tấn/mét trên các khu đoạn còn lại của tuyến đường sắt Hà Nội -Thành phố Hồ Chí Minh Tập trung hoàn thành các dự án trọng điểm giải quyết các nút thắt trên tuyến đường sắt đường sắt Hà Nội -Thành phố Hồ Chí Minh như: Dự án cải tạo 10 ga khu đoạn Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh, cải tạo tuyến đường sắt khu vực đèo Hải Vân; Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn II (56 cầu); các dự án về mái che ke ga, kho bãi hàng, đường xếp dỡ, Cảng cạn đặc biệt là khu vực Xuân Giao Tích cực thực hiện các đề án: Kết nối đường sắt và đường thủy; kết hợp hài hòa các phương thức vận tải từ Hải phòng đến Lào Cai; vận chuyển container bằng đường sắt giảm tải cho hệ thống giao thông đường bộ Hoàn thành nghiên cứu các phương án khả thi đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp Thực hiện các dự án bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các nút giao lập thể (cầu vượt đường sắt) tại các điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ có lưu lượng giao thông đường bộ lớn.

Trong giai đoạn 2021 - 2026, Tổng công ty ĐSVN tiếp tục định hướng phát triển KCHT đường sắt tập trung vào những hạng mục cụ thể như sau: Gói 7.000 tỷ đồng vốn trung hạn cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu trên tuyến đường sắt Bắc Nam; Dự án Đại tu thay thế kiến trúc tầng trên cho các ga còn lại (trừ các đoạn cải tuyến mở thêm ga mới) thuộc phạm vi khu đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang Sài Gòn ) mục tiêu nâng cấp đường cũ giữ nguyên bình diện: cải tạo nền đường theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thay ray ghi, tà vẹt; Chống biến đổi khí hậu: Dự án Xây cầu cạn, nâng cao trắc dọc, gia cố nền đường vào mùa mưa lũ, Gia cố mái dốc, ta luy, gia cố nền đường yếu chống biến đổi khí hậu; Dự án theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 8/7/2014 của Thủ tướng Chính Phủ về lập lại trật tự ATGT đường sắt, đường bộ; Gia cố cải tạo các Hầm yếu tuyến Đường sắt

Hà Nội -Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn chạy tàu; Đề xuất với Chính phủ danh mục các dự án sử dụng vốn vay của Cơ quan Hợp tác Nhật Bản (JICA) cho các dự án Cải tạo tuyến ĐS khu vực đào Hải Vân (hầm Hải Vân); dự án đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng; Cải tạo đèo Khe Nét.

Nhìn chung, giao thông vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia Để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng cao, Nhà nước sẽ có những chính sách đầu tư vào ngành đường sắt nói chung và đầu tư nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng đường sắt nói riêng theo hưởng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm ngày càng đảm nhận khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa nhiều hơn, tăng thị phần viện tải.

2.3.2 Thực trạng quản lý nguồn vốn sự nghiệp kinh tế

Tổng công ty ĐSVN xây dựng, bảo vệ dự toán thu-chi ngân sách Nhà nước hàng năm Trong triển khai thực hiện, chủ động xây dựng và điều chỉnh phương án giá cho phù hợp với kế hoạch vốn được giao, đảm bảo sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm Giải ngân nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đúng tiến độ, hàng năm đạt 100% dự toán NSNN giao Tổng vốn sự nghiệp kinh tế được giao từ năm 2016 - 2019 là 9.685 tỷ đồng, bình quân đạt hơn 2.421 tỷ đồng/năm Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ đảm bảo ở mức duy trì trạng thái kỹ thuật KCHTĐS hiện có và chỉ đạt 38,4% nhu cầu vốn tính đủ định mức kinh tế - kỹ thuật.

Đánh giá thực trạng quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa tại Tổng công ty ĐSVN

2.4.1 Những kết quả đạt được

Một là, Chiến lược phát triển Giao thông vận tải ĐSVN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT ĐSVN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nói chung và 20 doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng nói riêng Có thể nhận định, Chính phủ luôn xác định rõ vị trí của đường sắt là ngành đặc thù có vai trò quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, được xác định là một trong ba đột phá chiến lược cần ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá trên các hành lang vận tải chính có nhu cầu vận tải lớn, tập trung khai thác tối đa năng lực mạng đường sắt hiện có và đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt mới đồng bộ, hiện đại kết nối cảng biển cửa ngõ, các trung tâm kinh tế lớn Từng bước đa dạng hóa nguồn lực trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, vận tải đường sắt; tập trung nguồn lực nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng các tuyến đường sắt; tiếp cận huy động nguồn lực của địa phương, đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng, thiết bị, phương tiện, kinh doanh đường sắt.

Hai là, hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước được chú trọng xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thực hiện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động Luật số 69/2014/QH13 và hệ thống các văn bản pháp luật góp phần nâng cao tính hiệu lực trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại DNNN; Phân định rõ quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu; Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp; quy định cụ thể việc giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ba là, hệ thống văn bản quản lý nội bộ của Tổng công ty ĐSVN được xây dựng và ban hành kịp thời nhằm đáp ứng các yêu cầu đề ra từ Chủ sở hữu về quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp cổ phần Quy chế quản lý người đại diện phần vốn được xây dựng, sửa đổi phù hợp theo tình hình thực tế và có tính bao quát tương đối toàn diện từ phương diện quy định về tiêu chuẩn người đại diện phần vốn, quy trình trao đổi thông tin, giám sát kiểm tra, đánh giá xếp loại Ngoài ra, do đặc thù riêng của ngành, một số văn bản quản lý nội bộ khác đã gắn trách nhiệm của người đại diện phần vốn vào việc thực hiện các giải pháp, biện pháp đảm bảo an toàn chạy tàu, công tác thi đua khen thưởng, công tác đoàn thể và tổ chức chính trị.

Bốn là, hoạt động xây dựng quy định quản lý nội bộ tại các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng sau cổ phần hoá được thực hiện nghiêm túc, cơ bản đáp ứng yêu cầu về quản lý Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp được thường xuyên cập nhật, sửa đổi, bổ sung và thông qua tại các phiên họp Hội đồng cổ đông; quy định xin ý kiến Tổng công ty ĐSVN với những dự án có tổng mức đầu tư, mua sắm trên 1 tỷ đồng đã từng bước được văn bản hoá tại một số doanh nghiệp Hoạt động quản lý theo mô hình quản lý mới từng bước được củng cố và chuyên môn hoá cao.

Năm là, bộ máy quản lý các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt được xây dựng và thể chế hoá nhất quán, tập trung trong công tác quản lý, giám sát từ Tổng công ty ĐSVN, Người đại diện phần vốn góp, và các bộ phận quản lý, kiểm soát.

2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại

Một là, tổng vốn SNKT cho công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa KCHT đường sắt được giao từ năm 2016 - 2020 là 12.491,69 tỷ đồng (Bảng 2.2) bình quân đạt xấp xỉ 2.500,00 tỷ đồng/năm Tuy nhiên lượng vốn này chỉ đảm bảo ở mức duy trì trạng thái kỹ thuật KCHT đường sắt hiện có và đạt 38,3% nhu cầu vốn tính đủ định mức kinh tế kỹ thuật Trong giai này, nhìn chung chỉ tiêu kinh tế của phần lớn các công ty cổ phần bảo trì KCHT đều có sự ổn định và tăng trưởng Tuy nhiên, các chỉ tiêu sản lượng và doanh thu chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là tăng bình quân 8%/năm, thu nhập bình quân tăng 7,7%/năm, không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là tăng 10% Ngoài ra, trong một số năm gần đây, việc giao nguồn sự nghiệp kinh tế dành cho bảo trì KCHT đường sắt giữa

Bộ GTVT và Tổng công ty ĐSVN còn nhiều điểm chưa thống nhất dẫn đến việc Tổng công ty ĐSVN đặt hàng với doanh nghiệp bảo trì KCHT bị chậm (năm

2020, Hợp đồng ký tháng vào tháng Tư, chậm 04 tháng so với kế hoạch và thực tế công việc thực hiện thường xuyên; năm 2021 Hợp đồng được ký vào tháng Sáu) Với đặc thù lĩnh vực kinh doanh thực hiện nhiệm vụ công ích là chủ yếu, lượng nhân công thực hiện các công việc gác chắn, tuần đường v.v đảm bảo an toàn giao thông đường sắt chiếm số đông, việc chậm trễ trong việc ký hợp đồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dòng tiền vào, nhiều doanh nghiệp phải đi vay trả lương làm gia tăng chi phí tài chính, tiềm ẩn rủi ro tài chính.

Hai là, một số cơ chế, quy chế, quy định quản lý nội bộ chưa được ban hành kịp thời, đồng bộ, phù hợp với mô hình mới của Tổng công ty trong quá trình thực hiện tái cơ cấu, do đó ảnh hưởng đến công tác điều hành, hiệu quả hoạt động SXKD chung của Tổng công ty Như đã đề cập ở phần trên, Quy chế Quản lý người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty ĐVSN tại các doanh nghiệp khác được ban hành sau gần 2 năm các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt đi vào hoạt động theo mô hình mới Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý người đại diện phần vốn, hiệu quả hoạt động của người đại diện phần vốn và độ trễ trong công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt Một số tồn tại được tổng hợp trong Bảng 2.8 dưới đây.

Ba là, công tác lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp của một số doanh nghiệp còn yếu kém; công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện tốt, dẫn đến thất thoát, tiểm ẩn rủi ro thanh khoản Chỉ đạo người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại một số doanh nghiệp chưa quyết liệt, nghiêm túc, nên một số văn bản của Tổng công ty chỉ đạo Người đại diện phần và công tác phối hợp không được triển khai hoặc triển khai thực hiện không nghiêm túc, kém hiệu quả Một số tồn tại trong công tác quản lý, điều hành trong giai đoạn 2016 -

2020 được tổng hợp như sau:

- Tại Công ty cổ phần Đường sắt Hà Lạng, một số tồn tại trong công tác quản lý, điều hành như sau: (i) Công tác quản trị của HĐQT một số thời điểm không chặt chẽ, đặc biệt quản trị tài chính nên đã để xảy ra một số vi phạm về chứng từ thanh toán, quản lý quỹ lương; một số hợp đồng sản xuất kinh doanh ngoài không hiệu quả và đã để các tồn tại tài chính cần phải tiếp tục xử lý làm giảm hiệu quả kinh doanh chu của công ty Việc này đã dẫn đến một số thành viên HĐQT trong nhiệm kỳ đã phải điều chuyển theo quyết định của các cấp thẩm quyền và đại hội đồng cổ đông đã thực hiện thủ tục miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT; (ii) Chưa có giải pháp hữu hiệu để tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm Mức tăng trưởng bình quân 5,3%/năm là thấp so mặt bằng chung, đặc biệt trong năm 2017, 2018 doanh thu tăng trưởng âm so với năm

2016, chỉ đạt 99,82%; năm 2019 chỉ tăng trưởng 2,4% so với năm 2016 Điều này dẫn đến năng suất lao động bình quân và thu nhập của người động thấp so với các đơn vị cùng lĩnh vực; (iii) Công tác quản trị về an toàn chạy tàu cùng chưa có hiệu quả cao Trong cả nhiệm đã để xảy ra 06 vụ tai nạn chạy tàu do lỗi chủ quan; (iv) Rủi ro thanh khoản: Khó khăn khi thưc hiện nghĩa vụ tài chính do thiếu tiền, chủ yếu phát sinh từ việc các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính có các thời điểm đáo hạn lệch nhau Năm 2020, giá trị khoản phải trả cho người bán và các khoản phải trả khác ghi nhận cuối năm là 48,9 tỷ đồng, số đầu năm là 28,5 tỷ đồng.

- Tại Công ty cổ phần Đường sắt Hà Ninh, Báo cáo năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2020 phản ảnh tại mục 5.4 - Phải thu khác ngắn hạn: Khoản thu của ông Ngô Trường Giang (nguyên Kế toán trưởng) theo xét xử của Toà án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tại bản án số 298/2019/HSPT ngày 23/5/2019 và theo xét xử của Toà án Nhân dân tỉnh Nam Định tại bản án số 67/2020/HS-ST ngày 16/9/2020 Sau khi bù trừ số đã bồi thường thiệt hại thì số còn phải thu của ông Ngô Trường Giang tại ngày 31/12/2020 là 23.325.601.257 đồng.

- Tại Công ty cổ phần Đường sắt Hà Thái, báo cáo năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2020 phản ánh Công ty chưa ước tính mức độ ảnh hưởng của hoạt động sau: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Thuyết minh số 5.11) và Phải trả dài hạn khác (Thuyết minh số 5.15.2): Công ty xây dựng hàng rào bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt bằng nguồn vốn do các đối tác của Công ty thanh toán trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh được các cơ quan chức năng kết luận như sa: (i) Theo kết luận thanh tra sở tài nguyên và môi trường - Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội số 15/KL-STNMT-TTr ngày 26/7/2017: Việc Công ty hợp tác kinh doanh và cho thuê kho bãi, nhà xưởng tại khu đất Xuân Đỉnh (số

199 Phạm Văn Đồng) là vi phạm Luật đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích Công ty đã thực hiện ký Biên bản thanh lý hợp đồng với đối tác Kể từ thời điểm thanh lý Hợp đồng, Công ty không thực hiện thu tiền và ghi nhận doanh thu, nghĩa vụ thuế liên quan tới hoạt động cho thuê; (ii) Tính đến thời điểm lập Báo cáo, Công ty cổ phần Đường sắt Hà Thái đang chờ phán quyết cuối cùng của Toà án về các hợp đồng nói trên.

PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT SAU CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

Định hướng và mục tiêu phát triển các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau khi cổ phần hóa giai đoạn 2021 - 2026

3.1.1 Định hướng phát triển các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau khi cổ phần hóa

3.1.1.1 Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt của Nhà nước

Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm

2050 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ban hành tại Quyết định số1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 Mục tiêu đến năm 2030 của Quy hoạch là cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế,sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ Một số mục tiêu cụ thể về kết cấu hạ tầng như sau: Nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 07 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh); ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với CầnThơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.Tầm nhìn đến năm 2050 là hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc -Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối HàNội, khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển,đường sắt kết nối quốc tế; duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.

Luật Đường sắt 2017 có hiệu lực thi hành, cùng sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương nên nguồn vốn đầu tư công hàng năm bố trí cho Tổng công ty để đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt và vốn Sự nghiệp kinh tế hằng năm sẽ được tăng lên trong trung hạn và hàng năm với tỷ lệ thích đáng Theo kế hoạch dự toán thu chi Ngân sách năm 2020 -2022 vốn cho sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên dự kiến tăng từ 13% đến 30%/năm. Đây là chính sách mang tính định hướng lâu dài, có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hoá tại Tổng công ty ĐSVN, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống giao thông vận tải đường sắt đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lý khai thác vận tải, công nghiệp và dịch vụ với trình độ cao; bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả; tạo thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

3.1.1.2 Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Trong giai đoạn 2021 - 2026, bên cạnh nhiệm vụ chính về bảo trì thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo đặt hàng của Bộ GTVT, Tổng công ty ĐSVN tiếp tục định hướng phát triển KCHT đường sắt tập trung vào những hạng mục cụ thể như sau: Gói 7.000 tỷ đồng vốn trung hạn cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu trên tuyến đường sắt Bắc Nam; Dự án Đại tu thay thế kiến trúc tầng trên cho các ga còn lại (trừ các đoạn cải tuyến mở thêm ga mới) thuộc phạm vi khu đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang Sài Gòn) mục tiêu nâng cấp đường cũ giữ nguyên bình diện: cải tạo nền đường theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thay ray, ghi, tà vẹt; Dự án xây cầu cạn, nâng cao trắc dọc, gia cố nền đường vào mùa mưa lũ, gia cố mái dốc, ta luy, gia cố nền đường yếu chống biến đổi khí hậu; Dự án theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 8/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập lại trật tự ATGT đường sắt, đường bộ; Gia cố cải tạo các hầm yếu tuyến Đường sắt Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh đảm bảo an toàn chạy tàu; Dự án đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng; Cải tạo đèo Khe Nét v.v.

Nhìn chung, để đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường sắt ngày càng cao, Nhà nước tiếp tục xây dựng những chính sách đầu tư vào ngành đường sắt nói chung và đầu tư nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng đường sắt nói riêng theo hưởng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm ngày càng đảm nhận khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa nhiều hơn, tăng thị phần vận tải.

3.1.2 Mục tiêu phát triển các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau khi cổ phần hóa

Trong giai đoạn 2021 - 2026, Tổng công ty ĐSVN đặt ra mục tiêu phát triển như sau:

Thứ nhất, đổi mới sáng tạo, điều chỉnh linh hoạt cơ cấu, qui mô tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp và nâng cao năng suất lao động, đảm bảo phát triển Tổng công ty ĐSVN bền vững và từng bước hiện đại; phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu do cấp có thẩm quyền giao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước; đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống người lao động.

Thứ hai, tập trung nguồn lực nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý, khai thác và kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức điều hành hệ thống giao thông vận tải đường sắt.

Thứ ba, tạo sự phát triển mang tính đột phá, mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả góp phần bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư vào Tổng công ty Nâng cấp chất lượng KCHT đường sắt, chủ động trong thực hiện đầu tư, phấn đấu đến năm 2025 tăng năng lực thông qua trên tất cả các tuyến đường sắt đảm bảo an toàn của toàn hệ thống đường sắt quốc gia trong đó có an toàn của KCHT, an toàn phương tiện và an toàn trong công tác điều hành Nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu từng bước tăng thị phần vận tải cả về hành khách, hàng hoá.

Thứ tư, giá trị sản lượng và doanh thu tăng bình quân hàng năm so năm trước liền kề từ 12% trở lên trong đó, Công ty mẹ - Tổng công ty ĐSVN phải đạt mục tiêu doanh thu tăng bình quân hàng năm so năm trước liền kề từ 8% trở lên, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước; các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng phải đạt mục tiêu giá trị sản lượng và doanh thu tăng bình quân hàng năm so năm trước liền kề từ 14% trở lên.

Thứ năm, bảo toàn và phát triển vốn góp của Tổng công ty ĐSVN tại các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng sau cổ phần hóa.

Giải pháp hoàn thiện quản lý doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt

3.2.1 Nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa

Xây dựng kế hoạch SXKD có tính khả thi, chiến lược đầu tư phải mang lại hiệu quả tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp bảo trì KCHT sau cổ phần hoá Hội đồng thành viên Tổng công ty ĐSVN cần đưa ra các mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hoá, trong đó chú trọng vào những trọng tâm sau:

Một là, xác định rõ mục tiêu quản lý các công ty cổ phần là quản lý hiệu quả phần vốn góp của nhà nước vào các công ty cổ phần.

Hai là, nguồn vốn đầu tư vào các công ty cổ phần là từ nhiều nguồn trong đó có nguồn vốn nhà nước do đó trách nhiệm quản lý phần vốn đầu tư cho các công ty cổ phần, trách nhiệm với các cổ đông trong đó có cổ đông đặc biệt đó là nhà nước.

Ba là, chỉ đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo trì

KCHT đường sắt, không đầu tư vào các lĩnh vực khác như chứng khoán, bất động sản và các hoạt động hợp tác kinh doanh không có trong đăng ký kinh doanh của Tổng công ty ĐSVN.

Bốn là, bám sát định hướng và chương trình hành động tại Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm

2050 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021.

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, văn bản quy phạm nội bộ quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa

Tổng công ty ĐSVN cần thường xuyên rà soát hệ thông văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để kịp thời xây dựng những văn bản quy phạm nội bộ, bổ sung, điều chỉnh những văn bản không còn hiệu lực thi hành.

Ngoài ra, để phát huy vai trò là cơ quan được giao quản lý vốn nhà nước, Tổng công ty ĐSVN cần xây dựng hệ thống văn bản quản lý nội bộ liên quan đến hoạt động đầu tư trong chiến lược kinh doanh của Tổng công ty; công tác quản lý trong hoạt động đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thanh quyết toán công trình; chính sách nhất quán và toàn diện để phát triển bền vững các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hóa.

Chính sách của Tổng công ty ĐSVN về quản lý các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hóa cần có sự hài hòa với các đơn vị trực thuộc gồm các Chi nhành Khai thác đường sắt, Xí nghiệp Đầu máy, các doanh nghiệp trong khối vận tải Sự chia sẻ, hỗ trợ các đơn vị phải xem xét đến yếu tố phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, phù hợp với đặc thù tổ chức và vận hành tập trung hệ thống đường sắt.

3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của bộ máy quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa

Một là, rà soát lại toàn bộ bộ máy nhân sự để kiện toàn tổ chức, tái cấu trúc lại bộ máy quản lý, điều hành phù hợp với mô hình mới theo hướng tinh gọn: Hạn chế tối đa lực lượng lao động gián tiếp, sắp xếp lại và chuyển lực lượng gián tiếp dự thừa sang lực lượng trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh Người đại diện phần vốn phải đảm bảo quản lý doanh nghiệp theo điều lệ và quy định chặt chẽ của Tổng công ty ĐSVN và Công ty; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Người đại diện phần vốn.

Hai là, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nhận sự tham gia bộ máy quản lý các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hóa bao gồm Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, Ban Kiểm tra - Kiểm toán, Ban Tài chính kế toán, Ban Tổ chức Cán bộ, Người đại diện phần vốn góp, Kiểm soát viên để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, quản trị doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước Nội dung đào tạo cần chọn lọc theo nhóm đối tượng và chức năng nhiệm vụ, đối tượng đào tạo cần được phân nhóm kỹ lưỡng nhằm tránh dàn trải, lãng phí trong công tác đào tạo, không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Ba là, định kỳ tổ chức Hội thảo chuyên đề kết hợp thăm quan học tập thực tế tại các Tập đoàn, Tổng công ty có mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý; đồng thời Hội thảo là diễn đàn để Người đại diện phần vốn, kiểm soát viên có cơ hội trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, qua đó kịp thời đưa ra những điều chỉnh hợp lý.

Bốn là, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp theo hướng phân quyền cụ thể cho từng cấp quản trị gắn trách nhiệm với quyền lợi, và ngược lại có biện pháp xử lý khi thực thì công việc không hiệu quả hoặc không đạt kế hoạch SXKD hằng năm và chiến lược phát triển doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hoá trong giai đoạn 05 năm.

Năm là, xây dựng mô hình quản lý, điều hành ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý như nhân sự, tiền lương, quản lý dự án, quản lý công nợ, quản lý tài sản KCHT đường sắt Đẩy mạnh triển khai nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị thi công nhằm từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm dịch vụ công ích.

3.2.4 Nhóm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hoá

Một là, tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên Người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty ĐSVN tại các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt sau cổ phần hoá là cá nhân được Hội đồng thành viên Tổng công ty cử bằng văn bản để thực hiện quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty là cổ đông, thành viên góp vốn tại doanh nghiệp khác Một trong những nghĩa vụ của Người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty ĐSVN tại các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt là thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin về tình hình hoạt động và kết quả SXKD; giám sát tình hình tài chính; gửi các báo cáo định kỳ (quý, năm), báo cáo bất thường và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Hội đồng thành viên Tổng công ty, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Do đó, cần đề cao vai trò, chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt, và coi đây là mắt xích quan trọng trong hệ thống, bộ máy quản lý của Tổng công ty ĐSVN.

Hai là, tăng cường giám sát trực tiếp Đây là việc kiểm tra, thanh tra trực tiếp tại doanh nghiệp được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định có thể hàng tháng, hàng quý hay hàng năm, các phòng ban chức năng của các công ty cổ phần phải báo cáo chi tiết về kế hoạch kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận với các phòng ban chức năng của tổng công ty Giám sát trực tiếp có thể bao gồm việc thuê các đơn vị kiểm toán độc lập đến để làm rõ ràng minh bạch hệ thống tài chính các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt, qua đó đưa ra các khuyến nghị với Tổng công ty ĐSVN.

Một số kiến nghị đề xuất

3.3.1 Đối với Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Một là, kịp thời xây dựng và ban hành quy định quản lý nội bộ Ủy ban

QLVNN được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật Kể từ thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định số 131/NĐ-CP về việc thành lập Ủy ban QLVNN, Tổng công ty ĐVSN chuyển đơn vị chủ quản từ Bộ GTVT về Uỷ ban QLVNN Để thực hiện tốt vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, Uỷ Ban QLVNN cần thường xuyên rà soát hệ thống văn bản quy phạm nội bộ để kịp thời xây dựng những văn bản còn thiếu, hoặc không còn phù hợp, tránh tình trạng chậm trễ trong việc xây dựng và ban hành văn bản quản lý như đối với Quy chế kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban QLVNN làm đại diện chủ sở hữu Quy chế được Uỷ ban QLVNN xây dựng và ban hành kèm theo Quyết định số 397/QĐ-UBQLV ngày 31/8/2021 trong khi căn cứ của Quy chế là Luật 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

Hai là, Uỷ ban QLVNN cần kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội ban hành quy định đặc thù nhằm cho phép các doanh nghiệp trực thuộc Uỷ ban thuận tiện trong việc nhận kế hoạch, lập dự toán và quyết toán nguồn SNKT từ các Bộ quản lý chuyên ngành theo cách thức như trước thời điểm chuyển về Uỷ ban, qua đó tránh được khó khăn trong những năm gần đây khi các doanh nghiệp bảo trì KCHT đường sắt không có tiền trả lương và bảo dưỡng định kỳ KCHT phục vụ chạy tàu.

Ba là, kiến nghị Chính phủ đôn đốc các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để hiện thực hoá các chính sách, chiến lược phát triển KCHT đường sắt, đặc biệt là Quy hoach tổng thể phát triển mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021.

3.3.2 Đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Một là, thành lập bộ phận kiểm toán độc lập thực hiện chức năng kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính, kiểm toán quy trình hoạt động động của doanh nghiệp để từ đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt sau cổ phần hoá Đây là bộ phần gồm những kiểm toán viên thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc Tổng công ty ĐVSN.

Hai là, tiếp tục giải trình với Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền về tính chất đặc thù trong vận hành hệ thống đường sắt để Thủ tướng cho phép chuyển đổi đơn vị chủ quản hoặc ban hành biệt lệ về giao dự toán phục vụ công tác bảo trì KCHT đường sắt cho Tổng công ty ĐSVN.

Ba là, kiến nghị các cấp có thẩm quyền thực hiện các giải pháp để hiện thực hoá các chính sách, chiến lược phát triển KCHT đường sắt, đặc biệt là Quy hoach tổng thể phát triển mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021./.

Ngày đăng: 02/02/2023, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w