Xử lýbụi ngành chếbiến
gỗ
1. ĐẶC TRƯNG Ô NHIỄM NGÀNH CHẾBIẾNGỖ
Bụi gỗ là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong công nghiệp chếbiến gỗ.
Bụi phát sinh chủ yếu từ các công đoạn và quá trình sau:
Cưa, xẻ gỗ để tạo phôi cho các chi tiết mộc.
Rọc, xẻ gỗ.
Khoan, phay, bào.
Chà nhám, bào nhẵn các chi tiết bề mặt.
Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng về kích cỡ hạt bụi và tải lượng bụi sinh ra ở
các công đoạn khác nhau. Tại các công đoạn gia công thô như cưa cắt, mài,
tiện, phay… phần lớn chất thải đều có kích thước lớn có khi tới hàng ngàn
mm. Tại các công đoạn gia công tinh như chà nhám, đánh bóng, tải lượng
bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, nằm trong khoảng từ 2 –
20mm, nên dể phát tán trong không khí. Nếu không có biện pháp thu hồi và
xử lý triệt để, bụigỗ sẽ gây ra một số tác động đến môi trường và sức khỏe
con người. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa
phổi gây nên những bệnh hô hấp: viêm phổi, khí thủng phổi, ung thư
phổi…Đối với thực vật, bụi lắng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của
cây, làm giảm sức sống và cản trở khả năng thụ phấn của cây.
Bảng tải lượng ô nhiễm bụi và chất thải rắn
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Bụi được thu gom ngay tại vị trí phát sinh thông qua các chụp hút bố trí trên
các máy công cụ. Các chụp hút được nối với hệ thống ống dẫn, dưới tác
dụng của lực hút ly tâm bụi theo hệ thống đường ống dẫn vào Xiclon. Hạt
bụi trong dòng không khí chuyển động chảy xoáy sẽ bị cuốn theo dòng khí
vào chuyển động xoáy. Lực ly tâm gây tác động làm hạt bụi sẽ rời xa tâm
quay và tiến về vỏ ngoài Xiclon. Đồng thời, hạt bụi sẽ chịu tác động của sức
cản không khí theo chiều ngược với hướng chuyển động, kết quả là hạt bụi
dịch chuyển dần về vỏ ngoài của Xiclon, va chạm với nó, sẽ mất năng và rơi
xuống phễu, lượng bụi tinh còn lại sẽ theo dòng khí qua thiết bị lọc túi vải.
Không khí lẫn bụi đi qua tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa
các sợi vải sẽ giữ lại trên bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn
bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do va chạm, lực hấp dẫn và lực hút tĩnh
điện, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, lớp màng
này giữ được tất cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ. Hiệu quả lọc đạt tới
99,8% và lọc được tất cả các hạt rất nhỏ nhờ có lớp trợ lọc. Sau một khoảng
thời gian lớp bụi sẽ rất dày làm sức cản của màng quá lớn, ta phải ngưng cho
khí thải đi qua và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải. Thao tác này
được gọi là hoàn nguyên khả năng lọc. Khí sau khi qua thiết bị lọc túi vải
được dẫn ra ống thải và thoát ra ngoài không khí.
3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬLÝ BỤI
4. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ
a. Ưu điểm:
Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn khí
thải;
Nồng độ khí thải sau xửlý đạt QCVN 19:2009/BTNMT.
Hiệu suất lọc bụi tương đối cao.
Không gian lắp đặt nhỏ
Cấu tạo đơn giản.
b. Nhược điểm:
Vận hành phức tạp, đòi hỏi nhân viên vận hành phải có trình độ
chuyên môn cao.
Cần có cơ cấu thổi khí phụ trợ.
Đòi hỏi những thiết bị tái sinh vải lọc và thiết bị rũ lọc.
Độ bền nhiệt của thiết bị lọc thấp và thường dao động theo độ ẩm.
. Xử lý bụi ngành chế biến gỗ 1. ĐẶC TRƯNG Ô NHIỄM NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ Bụi gỗ là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong công nghiệp chế biến gỗ. Bụi phát sinh chủ yếu từ. bóng, tải lượng bụi không lớn nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, nằm trong khoảng từ 2 – 20mm, nên dể phát tán trong không khí. Nếu không có biện pháp thu hồi và xử lý triệt để, bụi gỗ sẽ gây ra một. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI 4. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ a. Ưu điểm: Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn khí thải; Nồng độ khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT.