Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy hải sản chuẩn nhất Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy hải sản chuẩn nhất Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy hải sản chuẩn nhất Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy hải sản chuẩn nhất Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy hải sản chuẩn nhất Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy hải sản chuẩn nhất
Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy hải sản chuẩn nhất Nguyên liệu của ngành công nghiệp thuỷ hải sản rất phong phú và đa dạng, từ các loại thuỷ sản tự nhiên cho đến các các loại thuỷ sản nuôi. Đặc tính sản phẩm cũng rất đa dạng (thuỷ sản tươi sống đông lạnh, thuỷ sản khô, thuỷ sản luộc cấp đông,…). Do sự phong phú và đa dạng về loại nguyên vật liệu và sản phẩm nên thành phần và tính chất nước thải của Công ty cũng hết sức phức tạp. Nước thải chủ yếu sinh ra trong quá trình rửa sạch và sơ chế nguyên liệu. Trong nước thải chứa chủ yếu các mảnh thịt vụn, ruột các loại thuỷ sản, ngoài ra trong nước thải còn chứa các loại vảy cá, mỡ cá … do đó nguồn nước thải thường xuyên có mùi hôi tanh. Để bảo vệ môi trường nguồn tiếp nhận Công ty chúng tôi đã thiết kế, thi công và vận hành tốt hệ thống xử lý nước thải thủy hải sảntại Công ty TNHH Vina Hưng với công suất 50 m 3 /ngày.đêm. Nhìn chung nước thải trong hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… Các chất dinh dưỡng (N,P) với nồng độ cao gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính… 1. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI: 2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI: Nước thải thủy hải sản từ các nguồn phát sinh sau: nước từ công đoạn sơ chế, nước rửa thiết bị, rửa sàn,… tất cả nước thải phát sinh được thu gom từ xưởng sản xuất theo hệ thống mương dẫn qua hệ thống giỏ tách rác. Việc bố trí giỏ tách rác nhằm giữ lại những thành phần rác thô, cặn lơ lửng có kích thước tương đối lớn nhằm tránh những ảnh hưởng cho các công trình phía sau. Sau khi tách rác, nước thải chảy về công trình xử lý đầu tiên củahệ thống xử lý nước thải thủy hải sản là bể gom. Bể gom có nhiệm vụ tập trung nước thải và lắng cát. Cát phát sinh từ quá trình rửa sàn nhà xưởng và từ nguyên liệu chế biến. Từ bể gom nước thải sẽ được bơm qua bể điều hòa. Tại bể điều hòa, máy thổi khí sẽ cấp khí và hòa trộn đồng đều không khí trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải sau khi điều hòa sẽ được bơm lên thiết bị keo tụ – lắng nhằm loại bỏ hàm lượng cặn lơ lửng có kích thước nhỏ và các thành phần hữu cơ ở dạng keo. Quá trình keo tụ – lắng được thực hiện bằng cách bổ sung hóa chất keo tụ và trợ keo tụ, kết hợp với khuấy trộn thích hợp nhằm keo tụ triệt để cặn lơ lửng trong nước thải. Các bông cặn tạo ra từ quá trình keo tụ có kích thước lớn, dưới tác dụng của trọng lực chúng lắng xuống đáy thiết bị và được giữ lại dưới đáy bể lắng. Phần nước trong chảy vào máng thu nước phía trên và được dẫn về bể sinh học kỵ khí. Tại bể sinh học ky khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau : Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí → CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + … Ngoài ra, trong bể còn lắp đặt hệ thống giá thể dính bám nhằm tăng cường nồng độ vi sinh vật có trong bể sinh học kỵ khí đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ. Sau bể sinh học kỵ khí, nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic (thiếu khí) và aerotank (sinh học hiếu khí). Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3 Nước sau cụm bể anoxic – aerotank tự chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể anoxic, một phần được đưa đến bể chứa bùn. Nước trong sau khi lắng tại bể lắng sinh học sẽ theo chế độ chảy tràn sang bể khử trùng. Tại đây, hóa chất khử trùng sẽ được bơm định lượng đưa vào bể nhằm tiêu diệt vi sinh có hại có trong nước thải, đồng thời oxy hóa các chất hữu cơ còn sót lại trong nước. Cuối cùng nước thải được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa thực hiện được. Nước sau xử lý đảm bảo đạt mức B – QCVN 11:2008/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận. Bùn rắn lắng từ bể lắng kỵ khí và thiết bị keo tụ lắng định kỳ sẽ được dẫn về bể phân hủy bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng.Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và định kỳ hút đem xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể gom để tiếp tục xử lý. Định kỳ bơm cát từ bể gom tách cát lên sân phơi cát. Nước tách ra tuần hoàn lại bể gom để xử lý tiếp tục. Cát sau khi phơi sẽ đổ bỏ theo chất thải rắn sinh hoạt trong công ty. 4. Các công trình đã xử lý: - Thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải công ty CP thủy sản Long Sơn - Thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải Công ty Bột Cá Thiên Thuận Tường, Phan Thiết, Bình Thuận - Thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến bột cá Công ty TNHH SX & TM Linh Phương, Phan Thiết, Bình Thuận 5. Câu hỏi thường gặp về xử lý nước thải thủy hải sản. Câu hỏi 1: Quy chuẩn nước thải công nghiệp chế biến thủy sản như thế nào ? Trả lời: Quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải ra môi trường. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thải nước thải công nghiệp chế biến thủy sản ra môi trường. Xem toàn văn Câu hỏi 2: Ảnh hưởng của hoạt động chế biến thủy sản đến môi trường là gì? phương hướng & cách khắc phục? Trả lời : Nước thải của hoạt động chế biến thủy sản thường có lượng hữu cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Xử lí nước thải : không quá phức tạp vì nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản không nhiễm các loại hóa chất nguy hiểm, không chứa độc tố đặc biệt, chỉ xử lý BOD ( hàm lượng hữu cơ trong nước ). Có thể xử dụng phương pháp vi sinh để xử lý là tối ưu hơn cả. Câu hỏi 3: Cách xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản bằng phương pháp hóa học? Trả lời: Thường thì xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản bằng phương pháp sinh học và hóa học, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là xử lý bằng hóa học nên công ty môi trường Minh Việt giới thiệu cho bạn biện pháp kết hợp hồ sinh học và hóa học như sau : Phương pháp kết hợp hồ sinh học và hóa học sẽ được sử dụng trong trường hợp thu hoạch cuối vụ. Do sức chứa của hệ thống xử lý nước thải không thể chứa hết được lượng nước thải ra trong một lần, và mỗi lần cũng không thể lưu giữ nước trong 15 ngày như yêu cầu, vì vậy cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng đợt thu hoạch, ít nhất phải được chia thành 3 đến 4 đợt, mỗi đợt nước thải tháo ra được lưu giữ trong hệ thống ít nhất 24 giờ. Cùng với việc xử lý hỗ trợ bằng hóa phẩm kết tụ thông dụng như: Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3 nồng độ 1÷5 g/m3 nước thải. Giải pháp tình thế: Trường hợp bị dịch bệnh thì không tháo nước ra kênh thoát nước chung, ao bị dịch bệnh sẽ được xử lý riêng. Quy trình xử lý gồm: dùng CaOCl2 nồng độ 5÷10 mg/lít bón vào ao bị bệnh, sau đó mới thải vào hệ thống xử lý nước thải. Sau mỗi vụ, ao nuôi được tháo cạn, nạo vét lớp bùn trên mặt. Mọi câu hỏi xin quý khách liên hệ qua email : hoidap.mivitech@gmail.com để được trả lời. Hoặc bạn có thể gọi hotline: Điện thoại: 08.62741380 hoặc Mr. Tân 097.428.5153 Ghi rõ nguồn môi trường Minh Việt khi sử dụng bài viết này MIVITECH – VÌ MÀU XANH TƯƠNG LAI . tốt hệ thống xử lý nước thải thủy hải sảntại Công ty TNHH Vina Hưng với công suất 50 m 3 /ngày.đêm. Nhìn chung nước thải trong hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản chứa phần lớn các chất thải. NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI: 2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI: Nước thải thủy hải sản từ các nguồn phát sinh sau: nước từ công đoạn sơ chế, nước rửa thiết bị, rửa sàn,… tất cả nước. trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải ra môi trường. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thải nước thải công nghiệp chế biến thủy sản ra