1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tiểu luận học phần x ( giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng hồ chí minh và vận dụng, phát triển tư tưởng hồ chí minh trong sự nghiệp đổi mới)

10 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 21,8 KB

Nội dung

Tiểu luận học phần X ( Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Tiểu luận học phần X ( Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới) Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh tài sản tinh thần vô cùng to lớn, quý giá của Đảng và dân tộc ta. MỞ ĐẦU NỘI DUNG I. VAI TRÒ, GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI ĐẢNG VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và dân tộc Việt Nam Sau khi Hồ Chí Minh qua đời, để lại bản Di chúc lịch sử và Đảng ta có Điếu văn khẳng định thời đại Hồ Chí Minh, việc nghiên cứu cuộc đời, công lao, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh có một chuyển biến mới, đi vào cả bề rộng lẫn chiều sâu. Trong một tác phẩm viết nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng (21970), Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: Công lao vĩ đại đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người là tượng trưng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng độc lập, tự do với lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế vô sản chân chính. Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh những giá trị tinh thần của nhân dân ta suốt hàng nghìn năm lịch sử. Ở Người, tinh hoa của dân tộc được kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin, đỉnh cao của tư tưởng loài người trong thời đại mới. Cuộc đời của Người trong như ánh sáng. Đó là một tấm gương tuyệt vời về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. Tư tưởng và đạo đức cao cả của Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta. Ngọn cờ chói lọi của Người mãi mãi chỉ lối cho chúng ta tiến lên phía trước. Trong những năm 70 của thế kỷ XX, Tổng Bí thư Lê Duẩn còn có nhiều bài viết, bài nói quan trọng đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau về những cống hiến vô giá của Hồ Chí Minh. Những bài nói và bài viết về Hồ Chí Minh của đồng chí Lê Duẩn trên cương vị Tổng Bí thư thời kỳ này cho thấy, sau khi Hồ Chí Minh qua đời, nhận thức của Đảng ta về sự nghiệp của Người ngày càng hoàn thiện hơn. Mặc dù, lúc bấy giờ chưa có một quan niệm đầy đủ về “tư tưởng Hồ Chí Minh” như sau này được nêu trong Đại hội lần thứ VII của Đảng (61991), nhưng so với thời kỳ trước, thời kỳ này đã đề cập trên bình diện rộng những cống hiến của Người với ý nghĩa là “những di sản bất diệt”, mà sau này chúng ta hiểu đó là “một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc”. Cùng với những bài viết của đồng chí Lê Duẩn trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, đáng chú ý là bài nói của đồng chí Phạm Văn Đồng trên cương vị Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong buổi lễ trọng thể kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh Hồ Chí Minh. Với tựa đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”, đồng chí Phạm Văn Đồng đã tổng kết đường lối và chiến lược cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định đó là sự “phát triển học thuyết Mác – Lênin, sự đóng góp xứng đáng vào kho tàng kinh nghiệm của cách mạng thế giới đối với một loạt vấn đề quan trọng về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, về chiến tranh nhân dân đánh thắng đế quốc xâm lược, chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, về xây dựng Đảng kiểu mới, về công nông liên minh và Mặt trận Thống nhất của dân tộc, về công tác tư tưởng, về đường lối quốc tế đưa tới sự hình thành Mặt trận nhân dân thế giới chống xâm lược Mỹ, ủng hộ Việt Nam” . Đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định: Hồ Chí Minh là “nhà chiến lược thiên tài”, “người tổ chức mọi thắng lợi của nhân dân ta”, “những đạo đức và tác phong cao thượng của một vị lãnh tụ” v.v.. Một cách tiếp cận khác, đó là “những tư tưởng chiến lược”, “những tư tưởng lớn của Hồ Chủ tịch là những tình cảm lớn”, tư tưởng và tình cảm của một người cách mạng, nó là lẽ sống, là lý tưởng của chúng ta.

Trang 1

Tiểu luận học phần X ( Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới)

Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh - tài sản tinh thần vô cùng to lớn, quý giá của Đảng và dân tộc ta.

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I VAI TRÒ, GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ

MINH ĐỐI VỚI ĐẢNG VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và dân tộc Việt Nam

Sau khi Hồ Chí Minh qua đời, để lại bản Di chúc lịch sử và Đảng ta có Điếu văn

khẳng định thời đại Hồ Chí Minh, việc nghiên cứu cuộc đời, công lao, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh có một chuyển biến mới, đi vào cả bề rộng lẫn chiều sâu Trong một tác phẩm viết nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng (2-1970), Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khẳng định: Công lao vĩ đại đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Đảng và là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Người là tượng trưng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng độc lập, tự do với

lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với tinh thần quốc tế vô sản chân chính

Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh những giá trị tinh thần của nhân dân ta suốt hàng nghìn năm lịch sử Ở Người, tinh hoa của dân tộc được kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin, đỉnh cao của tư tưởng loài người trong thời đại mới Cuộc đời của Người trong như ánh sáng Đó là một tấm gương tuyệt vời về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị

Trang 2

Tư tưởng và đạo đức cao cả của Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta Ngọn cờ chói lọi của Người mãi mãi chỉ lối cho chúng ta tiến lên phía trước

Trong những năm 70 của thế kỷ XX, Tổng Bí thư Lê Duẩn còn có nhiều bài viết, bài nói quan trọng đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau về những cống hiến vô giá của Hồ Chí Minh

Những bài nói và bài viết về Hồ Chí Minh của đồng chí Lê Duẩn trên cương vị Tổng Bí thư thời kỳ này cho thấy, sau khi Hồ Chí Minh qua đời, nhận thức của Đảng ta

về sự nghiệp của Người ngày càng hoàn thiện hơn Mặc dù, lúc bấy giờ chưa có một quan

niệm đầy đủ về “tư tưởng Hồ Chí Minh” như sau này được nêu trong Đại hội lần thứ VII

của Đảng (6-1991), nhưng so với thời kỳ trước, thời kỳ này đã đề cập trên bình diện rộng những cống hiến của Người với ý nghĩa là “những di sản bất diệt”, mà sau này chúng ta hiểu đó là “một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc”

Cùng với những bài viết của đồng chí Lê Duẩn trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, đáng chú ý là bài nói của đồng chí Phạm Văn Đồng trên cương vị Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong buổi lễ trọng thể kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh Hồ Chí

Minh Với tựa đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm

của thời đại”, đồng chí Phạm Văn Đồng đã tổng kết đường lối và chiến lược cách mạng

của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định đó là sự “phát triển học thuyết Mác – Lênin, sự

đóng góp xứng đáng vào kho tàng kinh nghiệm của cách mạng thế giới đối với một loạt vấn đề quan trọng về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, về chiến tranh nhân dân đánh thắng đế quốc xâm lược, chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, về xây dựng Đảng kiểu mới, về công nông liên minh và Mặt trận Thống nhất của dân tộc, về công tác tư tưởng, về đường lối quốc tế đưa tới sự hình thành Mặt trận nhân dân thế giới chống xâm lược Mỹ, ủng hộ Việt Nam”1

Đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định: Hồ Chí Minh là “nhà chiến lược thiên tài”,

“người tổ chức mọi thắng lợi của nhân dân ta”, “những đạo đức và tác phong cao thượng của một vị lãnh tụ” v.v Một cách tiếp cận khác, đó là “những tư tưởng chiến lược”,

“những tư tưởng lớn của Hồ Chủ tịch là những tình cảm lớn”, tư tưởng và tình cảm của một người cách mạng, nó là lẽ sống, là lý tưởng của chúng ta

1 Xem Phạm Văn Đồng: Sđd, 1983, tr 506.

Trang 3

Tại buổi mít tinh trọng thể kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(5-1980), Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc lời khai mạc, nhấn mạnh: Chúng ta nguyện tiếp tục

học tập tư tưởng cách mạng của Người, không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng, xứng

đáng là đồng chí, là học trò của Bác, đồng thời chăm lo “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” để kế tục xứng đáng sự nghiệp vẻ vang của Bác và của Đảng Trong dịp này, trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng chí Trường Chinh đã đọc bài Diễn văn quan trọng tại cuộc mít tinh trọng thể kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong Diễn văn, đồng chí Trường Chinh khẳng định: Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân ta thật như trời như biển Kỷ niệm ngày sinh của Người, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại sự nghiệp mà Người đã để lại cho chúng ta Đó là sự nghiệp của một người mácxít chân chính, một nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà chiến lược thiên tài, một nhà tổ chức xuất sắc, một chiến sĩ cộng sản có phẩm chất và đạo đức cao quý Cuối Diễn văn, đồng chí Trường Chinh nhắc lại: Kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hãy ta sức học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của

Người để thực hiện đầy đủ Di chúc thiêng liêng của Người và hoàn thành tốt mọi nhiệm

vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới Là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng một vai trò quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam và tích cực góp phần vào cách mạng thế giới

Như vậy, đến thời điểm tháng 5-1980, Đảng ta đã nói tới “Tư tưởng của Chủ tịch

Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin” với nội dung

xuyên suốt là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Đó là những vấn đề về chiến lược và sách lược, về tổ chức lực lượng, về đạo đức và tác phong

Những nhận thức về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của Người đã được chính thức đưa vào Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3-1982): “Đảng phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có

hệ thống tư tưởng, đạo đức tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng”2

Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta nhấn mạnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá về tư tưởng, đạo đức và tác phong Chúng ta phải ra sức nghiên cứu, học tập để vận dụng đầy đủ trong

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 2006, t 43, tr 292.

Trang 4

việc định ra đường lối, chính sách của Đảng, trong hoạt động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân3 Gắn với di sản vô giá, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thời đại độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đó

là thời đại Hồ Chí Minh quang vinh Tất cả các thế hệ người Việt Nam ngày nay và mai sau nguyện “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”

Năm 1986, Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) Đây là Đại hội mở đầu sự nghiệp đổi mới Trong Diễn văn khai mạc, đồng chí Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh: “Đại hội chúng ta thành kính hướng về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ kính yêu mà tư tưởng và đạo đức sống mãi trong sự nghiệp của nhân dân ta với sức giáo dục và động viên đặc biệt sâu xa và nóng hổi, đòi hỏi chúng ta nhìn thẳng vào sự thật và rút ra những kết luận đích đáng”4 Với tinh thần đó, Đảng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, mà thực chất là những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh:

“Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động

Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan

Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới

Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa”5

Từ Đại hội này, Đảng phải đổi mới nhiều mặt, trước hết là đổi mới tư duy Nhưng muốn đổi mới tư duy, Đảng ta xác định: “Phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của đồng chí Lê Duẩn và các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng”6

3 Xem Trường Chinh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự nghiệp vĩ đại, gương sáng đời đời, Nxb Sự thật, 1980, tr

39.

4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 2006, t 47, tr 688.

5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.

19-31.

6 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 2006, t 47, tr 807.

Trang 5

Trong nhận thức sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là một điểm nhấn Bởi vì bốn bài học mà Đại hội nêu lên cùng với việc khẳng định “di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” theo tinh thần đổi mới tư duy là nền tảng vững chắc để sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng và suốt thời kỳ đổi mới Đảng ta từng bước có những nhận thức hoàn chỉnh về tư tưởng Hồ Chí Minh

Gần một năm sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, một sự kiện rất đáng quan tâm liên quan đến việc nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là Nghị quyết Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 (họp tại Pari từ ngày 20-10 đến ngày 20-11-1987), trong mục 18.6 – Các lễ kỷ niệm, có mục 18.65 – Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch

Hồ Chí Minh, ghi nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, nhà văn hóa lớn Nghị quyết đã khẳng định những lý tưởng vĩ đại và những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Mốc quan trọng nhất trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, là sự kiện Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Tại Đại hội này, Đảng ta khẳng định: “Cái mới trong các văn kiện Đại hội lần này là cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng ta nêu cao

tư tưởng Hồ Chí Minh”7 Làm rõ điều này dưới góc độ xây dựng Đảng, Đảng ta khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”8 Cũng tại Đại hội này, lần đầu tiên Đảng ta đưa ra khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta và trong thực tế tư tưởng

Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc”9

Như vậy, trải qua hơn ba thập kỷ, từ những năm 40 của thế kỷ XX đến Đại hội VII (6-1991), bước đầu Đảng ta đã đưa ra khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng Việc đổi mới tư duy mở đầu từ Đại hội VI được tiếp tục ghi nhận ở Đại hội VII khi bàn về nền tảng tư tưởng của Đảng Từ đó, khi tổng kết các chặng đường đổi mới, Đảng ta đều đưa nội dung kiên trì tư tưởng Hồ Chí Minh lên

7 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 2007, t 51, tr 33.

8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 2007, t 51, tr 33.

9 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 2007, t 51, tr 34.

Trang 6

hàng đầu Chính tại Đại hội VII, Đảng ta cũng khẳng định: “Điều kiện cốt yếu để công cuộc đổi mới giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa và đi đến thành công là trong quá

trình đổi mới Đảng phải kiên trì và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững vai trò lãnh đạo xã hội” 10

Nghị quyết của Bộ Chính trị “Về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng

hiện nay”, ngày 18-2-1995 đã xác định định hướng lớn hàng đầu: Chủ nghĩa Mác –

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và của cách mạng Việt Nam So với Đại hội lần thứ VII của Đảng, lần này Đảng

ta xác định nền tảng tư tưởng không phải chỉ của Đảng mà của cả cách mạng Việt Nam.

Bộ Chính trị cũng khẳng định: “Trong khi giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên hàng loạt vấn đề quan trọng như lý luận về cách mạng thuộc địa, về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, vấn đề hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc ”11 Đây là một bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta

Đến Đại hội VIII (6-1996), tổng kết chặng đường đổi mới 10 năm, Đảng ta rút ra một số bài học chủ yếu: “Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”12

Đại hội lần thứ IX của Đảng (4-2001) khẳng định những bài học đổi mới do các Đại hội VI, VII, VIII của Đảng nêu lên vẫn còn nguyên giá trị, mà bài học hàng đầu vẫn là: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”13

Từ Đại hội lần thứ VII đến Đại hội lần thứ IX của Đảng, công cuộc đổi mới tiếp tục đi thêm được 10 năm Đây là thời gian quan trọng, gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trong việc nghiên cứu và nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh Trong 10 năm đó, những

gì Đảng ta nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn đúng đắn, nhưng rõ ràng còn đơn giản và sơ lược Chúng ta không thể bằng lòng với những nhận thức như vậy khi thực thế cách mạng nước ta đã có nhiều thay đổi và phát triển; tình cảm và nguyện vọng

10 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 2007, t 51, tr 87.

11 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, 2007, t 54, tr 129.

12 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Sđd, 1996, tr 70.

13 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Sđd, 2001, tr 81.

Trang 7

của toàn Đảng, toàn dân đang đòi hỏi cần có những bổ sung mới về tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội lần thứ IX của Đảng đã đáp ứng đúng nguyện vọng chính đáng đó, tiếp tục

khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con

đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”14

Nhưng điều có ý nghĩa nhất ở Đại hội lần thứ IX là Đảng ta đã có nhiều bổ sung quan trọng từ khái niệm, nguồn gốc đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng viết:

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về

những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”15

Quan niệm này đã nêu bật được những vấn đề cốt lõi, quan trọng nhất có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Chỉ rõ thực chất, nội dung phản ánh của tư tưởng Hồ Chí Minh: Là hệ thống lý luận cách mạng, khoa học, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam

- Chỉ rõ các nguồn gốc tư tưởng lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng – văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại

14 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Sđd, 2001, tr 83.

15 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Sđd, 2001, tr 83-84.

Trang 8

- Chỉ rõ những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh Cụ thể bao gồm những vấn đề có liên quan đến cách mạng Việt Nam

- Nêu bật giá trị, ý nghĩa lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng và

sự phát triển của dân tộc Việt Nam

Qua đó có thể thấy: liên tục trong nửa thế kỷ, từ Đại hội II (năm 1951) đến Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta luôn luôn có nhận thức đúng đắn và đánh giá nhất quán về ý nghĩa, giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; coi Hồ Chí

Minh là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà lý luận kiệt xuất, coi đường lối, cương lĩnh, tư tưởng,

đạo đức, phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh là đường lối, đạo đức, phương pháp cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê nin ở Việt Nam; là nhân tố tiên quyết dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Đại hội XI…………

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh với tiền đồ và tương lai phát triển của dân tộc Việt Nam

II CON ĐƯỜNG, PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CUỘC SỐNG

1 quan niệm về thực chất con đương, phương pháp phát huy giá trị của

tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống

2 Nguyên tắc phương pháp luận phát huy giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống

3 Các hình thức biện pháp cụ thể phát huy giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống

KẾT LUẬN

Trang 9

MỤC LỤC

I VAI TRÒ, GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ

MINH ĐỐI VỚI ĐẢNG VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và dân tộc Việt Nam

Trang 10

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3 Tư tưởng Hồ Chí Minh với tiền đồ và tương lai phát triển của dân tộc Việt Nam

II CON ĐƯỜNG, PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CUỘC SỐNG

1 quan niệm về thực chất con đương, phương pháp phát huy giá trị của

tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống

2 Nguyên tắc phương pháp luận phát huy giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống

3 Các hình thức biện pháp cụ thể phát huy giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày đăng: 17/01/2023, 17:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w