1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tiểu luận cao học, Tu tuong ve con nguoi trong lich su triet hoc mac

24 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 45,41 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Xem xét tư tưởng của C.Mác về bản chất con người (Luận đề thứ VI trong “Luận cương về Phoiơbắc”) có liên hệ trực tiếp đến chiến lược phát triển con người ở nước ta hiện nay. Nó đáp ứng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng và đào tạo con người mới. Trong thực tế và trên nhiều bình diện của cuộc sống vấn đề bản chất con người vẫn còn là một vấn đề cần tiếp tục làm sáng rõ hơn. Yêu cầu của thực tiễn, nhất là trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay đòi hỏi phải có những con người toàn diện, hài hoà về mọi mặt, đặc biệt là sự phát triển hoàn thiện về nhan cách. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng về con người của C.Mác là tạo cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu trên. Kết cấu của tiểu luận: Về mặt cấu trúc, ngoài phần mở đầu, kết luận tiểu luận gồm hai chương: CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC C.MÁC 1.1. Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học phương Đông. 1.2. Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học phương Tây. CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI 2.1. Tính hiện thực của bản chất con người. 2.2. Bản chất con người Tổng hoà các quan hệ xã hội. 2.3. Tư tưởng chiến lược con người hiện nay ở nước ta. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC 1.1. Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học phương Đông. Vấn đề con người trong triết học Trung Hoa cổ đại. Các nhà tư tưởng của triết học Trung Hoa cổ đại hầu như đều tập trung bàn đến con người. Họ không muốn tách con người ra khỏi thế giới; xem con người là một phân của tự nhiên, hoà đồng với tự nhiên, chú ý và nhấn mạnh đến mặt xã hội nhân sinh của con người. Khi bàn đến các nội dung này, họ đều mong muốn lập một trật tự xã hội mới. Mở đầu cho chủ nghĩa duy tâm của Đạo Nho là Khổng Tử. Khi bàn đến con người, Khổng Tử cho : “Người là cái đức của trời đất, trước hết là sự giao hợp của âm dương, là sự hội tụ của quỷ thần, là khí tinh tú của ngũ hành”. Cùng thời Khổng Tử, Lão Tử cho rằng: Con người và vật chất là do “Đạo” sinh ra. Trong mối quan hệ con người và xã hội thì Lão Tử lại xây dựng học thuyết con người vô vi, bất tranh, thụ động trước mọi thế lực thù địch. Nhìn chung cả Khổng Tử và Lão Tử chỉ đề cập đến mặt tinh thần của con người mà không nói gì đến mặt vật chất, cái để đáp ứng nhu cầu sinh học, điều kiện để con người tồn tại. Đặt trong bối cảnh lịch sử thời đại ông thì mục đích xây dựng mẫu người như vậy là cần thiết, song phương pháp thực hiện mục đích đó lại là sai lệch. Bên cạnh Khổng Tử, Lão Tử, ở thời Xuân Thu Chiến Quốc còn có Mặc Tử với thuyết “Kiêm Ái”. Ông là người đầu tiên đã lấy lao động làm cái để phân biệt sự khác nhau giữa con người và con vật, đồng thời ông cũng là người đầu tiên chủ trương xây dựng một hình tượng con người với đầy đủ các mối quan hệ kinh tế lẫn quan hệ tinh thần trong đời sống xã hội. Dù còn nhiều ảo tưởng và duy tâm, song học thuyết về con người của Mặc Tử có nhiều tiến bộ. Cuối thời Chiến quốc, xã hội nô lệ Trung Hoa bước vào giai đoạn suy tàn đến cực độ. Các vương quốc nhỏ tiến hành chiến tranh một cách tàn bạo. Trong bối cảnh lịch sử đó, Trung Hoa xuất hiện một trào lưu tranh biện về bản tính con người, tiêu biểu cho trào lưu ấy là Mạnh Tử và Tuân Tử. Mạnh Tử chủ trương con người có bản tính thiện. Ông nói: tính người (nhân tính) vốn thiện. Bản chất con người là thuộc “tính thiện của người ta cũng ví như nước chảy đến chỗ thấp. Người ta không ai là không có tính lành, không nước nào là không chảy xuống chỗ thấp”. Cùng thời Mạnh Tử, Tuân Tử đã xuất hiện với khuynh hướng duy vật nhiều hơn duy tâm. “Trời và người có sự phân biệt”. Xuất phát từ mệnh đề đó mà ông cho rằng tự nhiên vận hành có qui luật riêng, độc lập và không phụ thuộc vào xã hội, vào con người. Quan niệm duy vật của Tuân Tử đã thừa nhận con người là một bộ phận cao nhất của giới tự nhiên, là bậc cao nhất có tổ chức xã hội, có khuôn phép đạo đức. “Con người có khí, có sinh, có trí lại có lễ nghĩa do vậy là giống quí nhất trong thiên hạ”. Có thể nói, triết học Trung Hoa cổ đại chú ý đến con người xã hội hơn con người tự nhiên, con người đạo đức hơn con người trí tuệ. vấn đề con người được bàn đến ở đây chủ yếu đều thiên về mặt đời sống tinh thần. Tuy có nhiều mặt tiến bộ, song nó không thoát ly khỏi đường lối triết học duy tâm, do đó không đem lại cách giải thoát đúng cho con người. Vấn đề con người trong triết học Ấn Độ cổ đại. Trong triết học Ấn Độ cổ đại, vấn đề con người được thể hiện rõ ràng ở hệ thống không chính thống, trong đó Phật giáo là một khuynh hướng nổi tiếng của Ấn Độ. Khi bàn về vấn đề con người, Phật giáo cho rằng nếu thế giới này là giả hợp của bốn đại thì con người cũng chỉ là giả hợp của bốn đại ấy. Con người là sự tổng hợp của hai yếu tố: thân và thâm. Con người được sinh ra bởi ba yếu tố. Sự cấu tạo con người gồm 3 căn bản: Một là nhờ Tinh cha, hai là nhờ Huyết mẹ, ba là nhờ năng lực Nghiệp báo. Tinh Huyết chỉ là vật trợ duyên, giúp nguyên liệu cấu tạo thành hình. Nghiệp thức mới là nguyên nhân chính. Như vậy, Phật giáo đã có cái nhìn duy vật về con người, cho con người là nguyên nhân chính của họ. Mặt khác, Phật giáo cũng thấy được sức mạnh của con người, con người tự chịu trách nhiệm về mình, tự giải thoát cho mình chứ không nhờ một lực lượng nào khác ở bên ngoài bản thân con người, đồng thời luôn đề cao con người, hướng con người tới cuộc sống thiện đúng như bản tính vốn có của nó. Tuy nhiên, khi giải thích nguồn gốc cá nhân của con người triết học Phật giáo chưa nhận thấy nguồn gốc của con người là thoát thai từ động vật. Phật giáo không thừa nhận con người là một thực tại khách quan vì nó là “vô thường”, “vô ngã” là “giả tượng”. Nói chung, Phật giáo có nhiều quan điểm tích cực. Song Phật giáo không hiểu được con người là một thực thể sinh học – xã hội, chỉ chú ý đến đời sống tinh thần mà không quan tâm đến quan hệ vật chất nên cách giải thoát con người của Phật giáo còn nhiều sai lệch. Đạo Phật đã không giải quyết triệt để vấn đề mà triết học lâu nay thường đặt ra: bản chất con người là gì? Trả lời bản chất con người là gì, triết học không phải chỉ xem xét con người với tư cách là những cá nhân được sinh ra, là những con người cụ thể hiện có, mà phải xem xét con người trong sự xuất hiện về giống, loài của nó và cả sự tồn tại coi như là phức hợp của những yếu tố vật chất, tinh thần. 1.2. Tư tưởng về con người trong triết học phương Tây. Vấn đề con người trong triết học Hy Lạp – La mã cổ đại. Các đại biểu đầu tiên của chủ nghĩa duy vật cổ đại đã xem xét con người ở tính tồn tại hiện thực của nó. Bản chất con người như một nhân tố cấu thành tồn tại nói chung, là một phần của tự nhiên. Nói cách khác, con người là một vũ trụ thu nhỏ lại, là bản sao vũ trụ lớn, là sự phản ánh (bản toát yếu) của vũ trụ lớn. Cũng như mọi vật khác, con người đều bắt nguồn từ một bản nguyên vật chất xác định như: nước (theo Talét) hoặc không khí (theo Anaximen) hoặc lửa (theo Hêpacơlít) hay một dạng Apeuron (như Anaximăngđrơ). Tuy các quan niệm trên rất thơ ngây, nhưng đã nhấn mạnh nguồn gốc con người là một dạng vật chất cụ thể chứ không phải do thần thánh sinh ra. Những quan niệm này đã đặt nền móng cho sự phát triển của các tư tưởng duy vật trong triết học sau này. Mặc dù vậy, ở thời kỳ này cũng có nhiều quan điểm duy tâm v con người. Đại biểu cho trường phái duy tâm là Pitago, Xôcrát, Platôn. Trong đó Platôn là người đã đẩy chủ nghĩa duy tâm cổ đại Hy lạp lên đỉnh cao. Bên cạnh đó, ông đã có đóng góp trong việc phân biệt đặc trưng giữa con người và động vật: “Con người là một động vật không có mỏ và không có lông vũ”. quan niệm này Platôn đã nêu lên dấu hiệu bản chất đặc trưng của con người. Tuy có những nét đúng đắn nhưng nhìn chung các quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại về con người còn ở mức độ sơ khai, cảm tính, cụt hể, mang tính chất thiên lệch: mặt này hay mặt khác về con người. Những xu thế ấy phản ánh một phần nào đó cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc xác định bản chất con người. Tuy nhiên, những tư tưởng đó cũng là điểm tựa xuất phát cho những quan niệm ở thời kỳ sau này. Vấn đề con người trong triết học thời trung cổ Tây Âu. Tư tưởng về con người thời kỳ này còn được biểu hiện thông qua học thuyết của các tác giả tiêu biểu như Tômát Đacanh; Ôguýt Xtanh, Ôguýt Xtanh đề cao vai trò của con người đến mức cho rằng con người sống suy đến cùng chỉ là linh hồn. Ông cho rằng cuộc sống trần thế là tội lỗi và tạm thời, còn cuộc sống ở thiên đường mới là hạnh phúc vĩnh viễn. Khác với Ôguýt Xtanh, Tômát Đacanh lại xem con người là sự thống nhất giữa thể xác và linh hồn. Ông nhấn mạnh con người là thực thể trung gian giữa động vật và thiên thần. Con người là hình ảnh của chúa và linh hồn bất tử là con người. Bản thân con người tất cả đều được chúa sắp xếp trong một trật tự thế giới. Mặc dù sự sắp xếp ấy ngoài ý muốn của con người. Nhìn chung triết học trung cổ chịu sự thống trị của chủ nghĩa duy tâm thần bí. Trong triết học Tây Âu, con người không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc vào thượng đế. Mọi cái trong tự nhiên đều đáp ứng với con người như thế nào là do chúa trời qui định. Từ đó đi đến khẳng định triết học hoàn toàn bất lực trong việc cứu thoát con người. Con người trở nên nhỏ bé, bất lực trước cuộc sống nhưng lại phải tự an ủi, phải bằng lòng với cuộc sống tạm bợ của trần thế, vì đó chỉ là quãng đường hành hương, tìm hạnh phúc ở “thế giới bên kia” mới là vĩnh viễn. Sang đến thời Phục Hưng và cận đại vấn đề con người trở thành trung tâm của các vấn đề triết học. Đối lập với thế giới quan tôn giáo hạ thấp con người, coi con người là một sinh vật thụ động chỉ biết thờ phụng chúa và cầu mong được chúa rửa tội, triết học thời kỳ này chứng minh sức mạnh của con người, đấu tranh cho sự giải phóng con người và những tư tưởng nhân đạo được phát triển. Đại biểu cho thời kỳ khai sáng là triết gia Nicôlai Kudan. Ông cho rằng: “Con người chính là thế giới của con người bao quát dưới dạng tiềm tàng toàn bộ thượng đế và thế giới…, nội dung và triển vọng con người đó là tất cả”. Mặc dù có những điểm tích cực, song yếu tố duy vật xen kẽ yếu tố duy tâm, xu hướng vô thần biểu hiện dưới cái vỏ phiếm thần là một đặc điểm nổi bật trong triết học thời kỳ này nói chung, tư tưởng về con người nói riêng. Thời cận đại tư tưởng triết học hướng về đề cao quyền tự nhiên của con người, bản chất sâu xa của con người (bản nguyên). Đại biểu tiêu biểu đó là Hốpxơ, Xpinôda; Đềcác… Hốpxơ đã lấy con người làm vấn đề trung tâm trong triết học của mình. Ông cho rằng con người vừa là một thực thể do tự nhiên sinh ra, vừa là một vật thể xã hội và tự mình tham gia vào xã hội. Nhà triết học Hà Lan Xpinôda lại cho rằng con người là sản phẩm của tự nhiên, mọi hoạt động của con người phải tuân theo qui luật tự nhiên. Thể xác và linh hồn của con người không tách rời nhau. Ông nhấn mạnh nhận thức là bản tính của con người. Tóm lại triết học thời kỳ Phục Hưng và cận đại là một bước phát triển mới về tư tưởng con người. Ở đây con người được giải thích như là một hiện tượng sinh học và chúng là tuyệt tác của tạo hoá. Con người được xem xét trong mối quan hệ với đời sống hiện thực, đề cao con người với tư cách là một cá nhân tích cực, trong đó con người được hoàn thiện cả về mặt thể xác và thể lực, mặt trí tuệ và mặt nhân đạo của con người được đề cao. Tuy nhiên, những quan niệm về con người ở đây chúng ta đều thấy nét đặc trưng khái quát của nó là tính chất máy móc, siêu hình. Vấn đề con người trong triết học cổ điển Đức. Có thể nói, triết học cổ điển Đức là một bước tiến mới về chất so với các tư tưởng triết học trước đó. Triết học đã đề cao vai trò tích cực của hoạt động cao người, coi con người là một thực thể hoạt động, là chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của chính mình. Tuy nhiên, họ đã thần thánh hoá trí tuệ và sức mạnh của con người tới mức coi con người là chúa tể của tự nhiên. Bàn về vấn đề con người trong triết học cổ điển Đức đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Tiêu biểu cho đường lối triết học duy tâm thời kỳ này là Hêghen. Hêghen cho rằng: “Ý niệm tuyệt đối” là thực thể sinh ra mọi cái trên thế giới, là đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên và con người. Mọi sự vật và hiện tượng xung quanh ta từ những vật tự nhiên cho đến những sản phẩm hoạt động của con người chỉ là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”. Theo Hêghen con người là sản phẩm và là giai đoạn phát triển cao nhất của “ý niệm tuyệt đối”. Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con người là công cụ để “tinh thần tuyệt đối” nhận thức chính bản thân mình và trở về với bản thân mình. Như vậy, ông đã thấy được mối quan hệ giữa con người và xã hội. Đối lập với Hêghen là Phơbách. Ông coi con người là trung tâm, là cốt lõi xuyên suốt toàn bộ hệ thống triết học của mình. Ông chống lại các quan điểm tách rời thể xác và linh hồn trong quan niệm về con người. Phơbách cho rằng con người như một sinh vật có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn, có ước mơ, là một bộ phận của giới tự nhiên và xét theo bản chất của nó là tình thương. Tuy nhiên Phơbách còn hạn chế ở chỗ: xem xét bản chất tự nhiên của con người không có liên quan đến xã hội. Vì vậy, con người mà ông quan niệm là một cá nhân trừu tượng, mang tính chất sinh – lý thụ động, bị tách khỏi những điều kiện kinh tế – lịch sử, ngoài các quan hệ giai cấp, có nghĩa là Phơbách chưa thấy rõ mặt xã hội của con người. Như vậy, triết học cổ điển Đức đã đề cập đến bản chất, nguồn gốc của con người cũng như vị trí vai trò của họ đối với thế giới. Song những tư tưởng duy vật và duy tâm về con người luôn đối lập nhau, đấu tranh với nhau. Quan niệm duy tâm về con người trong triết học cổ điển Đức đã phủ nhận sự tồn tại thực tế vốn có của con người, còn quan niệm duy vật siêu hình xem xét con người với tư cách là một cá thể người thuần tuý. Mặc dù còn những hạn chế, nhưng triết học cổ điển Đức đã đem lại một cách nhìn mới về con người so với các thời kỳ lịch sử trước đây. Như vậy tư tưởng về con người trong lịch sử triết học trước Mác đã nêu trên đây, chúng ta thấy nổi lên tính phiến diện hoặc sai lầm của những quan niệm đó. Song những tư tưởng này đã biểu hiện được tính qui luật khách quan. Ngoài ra, triết học tư sản hiện đại và chủ nghĩa sinh học xã hội đã đưa ra những quan niệm về con người. Cácnáp, một đại diện của trường phái vật lý trong triết học đã cho rằng: “Con người về nguyên tắc không phân biệt với tự nhiên, đó là một khách thể vật lý”. UySơn; người theo thuyết học – xã hội đã nhấn mạnh: “Ngọn nguồn cái bản chất của con người là cái sinh vật. Theo ông thì 70% những đặc tính được xây dựng nên ở con người là do khả năng bẩm sinh, còn 30% là do xã hội. G.Spenser đã tuyệt đối hoá tầm quan trọng đặc biệt yếu tố sinh học trong bản chất con người. Ông cho rằng: hành vi của con người về nguyên tắc không có gì khác với hành vi con vật. Tiền đề của hành vi đạo đức có trong mỗi động vật”(6). Còn KiếcCôgơ, ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh, người Đan Mạch lại cho: “Bản chất của con người là một thứ phù du”. Nhà triết học Đức Nitxơ đã định nghĩa: “Bản chất của con người là bạo hành và sáng tạo”. Còn C.herrick lại quan niệm: “Tất cả những gì của con người do bẩm sinh mà có thì không bị thay đổi do các điều kiện xã hội”. Qua các quan niệm của triết học tư sản hiện đại và các nhà sinh học xã hội ta thấy họ đều nhấn mạnh yếu tố sinh học trong khi xem xét con người. Họ bỏ qua hoặc chưa chú ý đến mặt xã hội, môi trường hoàn cảnh tác động đến việc hình thành con người. Các nhà sinh học xã hội đã “đồng nhất bản chất động vật với bản chất con người, bản chất con người đã được hình thành bằng sự tiến hoá sinh vật, cái khởi nguyên và ngọn nguồn trong con người là cái sinh vật, trong khi đó cái xã hội chỉ là thứ yếu, không bền vững, cái tự nhiên vẫn là cái quyết định(6). Toàn bộ tư tưởng về con người của các nhà triết học phí Mácxít vẫn nổi lên tính phiến diện khi nghiên cứu con người. Kế thừa có chọn lọc, bổ sung, phát triển các tư tưởng triết học của các nhà tiền bối, triết học C.Mác ra đời đã khắc phục được những hạn chế trên, đồng thời đưa ra một tư tưởng mới về con người. Vì vậy quan niệm về con người của C.Mác là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử triết học từ trước đến nay. CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG CỦA MÁC VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI 2.1. Tính hiện thực của bản chất con người. Sở dĩ, khi bàn đến con người C.Mác đã đặt trong tính hiện thực bởi vì: trong triết học cổ điển Đức, con người được xem xét một cách sai lệch. Hêghen đã quan niệm duy tâm về con người, cho con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần thế giới”, còn Phơbách lại tách con người ra khỏi đời sống xã hội, qui tính sinh vật vào bản chất con người. Để chống lại các quan điểm sai lầm đó, C.Mác đã xem xét con người trong tính hiện thực của nó. Mặt khác, trong triết học C.Mác, vấn đề thực tiễn là điểm xuất phát có tính chất nền tảng. Trong “Luận cương về Phơ bách” C.Mác đã nhấn mạnh đến vai trò của thực tiễn: “Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới”(1.1). C.Mác đặt con người trong tính hiện thực, điều đó có nghĩa con người là hiện thực, không phải là cái gì trừu tượng mà là cụ thể – cảm tính. Con người được hiện ra dưới dạng hoạt động thực tiễn, phong phú đa dạng. Hoạt động thực tiễn của con người rất phong phú, đa dạng, song hoạt động cơ bản nhất đó là hoạt động sản xuất vật chất. Bằng lao động, con người đã tạo ra những tư liệu để thoả mãn nhu cầu của mình. Bản chất tự nhiên của con người được biểu hiện ra bên ngoài là các nhu cầu tất yếu khách quan như: ăn, ở, mặc… Hoạt động để thoả mãn nhu cầu sinh học của con người khác với con vật. Ở con người, hoạt động này không phải là hoạt động bản năng, hoạt động đơn thuần sinh vật mà nó đã mang tính xã hội. Trong “Bản thảo kinh tế – triết học” – 1844 C.Mác khẳng định: “Con người có một hoạt động sinh sống có ý thức. Đó không phải là cái có tính qui định mà với nó con người trực tiếp hoà làm một. Hoạt động sinh sống có ý thức phân biệt trực tiếp con người với hoạt động sinh sống của con vật”(1.1). Như vậy, hoạt động lao động đã làm biến đổi bản chất tự nhiên của tổ tiên con người, tạo lập ra bản chất xã hội của con người. Hoạt động xã hội của con người chủ yếu là lao động sản xuất, hoạt động cách mạng cải tạo thế giới đã làm biến đổi mặt sinh học của con người một cách đáng kể và làm cho mặt sinh vật trở thành “người hoá”. Chính toàn bộ sự hoạt động ấy đã làm cho những nhu cầu sinh vật ở con người trở thành những nhu cầu xã hội. Chính vì thế; Ăngghen viết: “Trên một nghĩa nhất định nào đó, chúng ta phải nói rằng: “Lao động sáng tạo ra bản thân con người”(1.4). Nhờ lao động loài người đã trải qua những biến đổi về mặt sinh học, đồng thời xét đến cùng lao động đã hình thành nên bản chất con người và qui định phẩm chất xã hội đặc biệt của con người trong những điều kiện lịch sử cụ thể”. Hoạt động thực tiễn của con người đã tạo nên chất xã hội trong con người, con người thực sự trở thành người, đồng thời mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã chuyển sang mối quan hệ giữa con người với con người. Theo C.Mác, hạt nhân của sự thống nhất biện chứng giữa con người và tự nhiên là vấn đề xã hội bởi vì “bản chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại với con người xã hội vì chỉ có trong xã hội, tự nhiên đối với con người mới là một cái khâu liên hệ con người với con người, mới là sự tồn tại của con người đối với người khác và sự tồn tại của người khác đối với người đó, mới là nhân tố sinh hoạt của hiện thực con người chỉ có trong xã hội, tự nhiên mới hiện ra như là cơ sở của tồn tại có tính chất người của bản thân con người chỉ có trong xã hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người của con người đối với con người và tự nhiên mới trở thành con người đối với con người(1.5). C.Mác đặt con người trong tính hiện thực không có nghĩa chỉ dừng lại xem xét con người trong hoạt động thực tiễn, trong đó quan trọng nhất là hoạt động sản xuất và hoạt động cải tạo xã hội mà còn có nghĩa là C.Mác đã không phủ nhận mặt tự nhiên, gạt bỏ cái sinh vật khi xem xét con người. Trong “Bản thảo Kinh tế – triết học”, 1844, khi còn mang nặng ảnh hưởng của triết học Phơbách, C.Mác viết: “Con người là một sinh vật có tính loài”(1.4) và xem giới tự nhiên là “thân thế vô cơ của con người… vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên”. Ở “lời góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” Mác viết: “Con người theo nghĩa đen của nó là một động vật xã hội, không những là một động vật có tính hợp quần mà còn là một động vật chỉ có thể tách riêng ra trong xã hội mà thôi”. Ông còn khẳng định: “Trong mọi trường hợp con người đều là một động vật xã hội”(1.6). Trong “Biện chứng của tự nhiên” Ăngghen cũng khẳng định: “Con người đó là một loài động vật có xương sống mà trong đó giới tự nhiên đạt tới trình độ tự nhận thức được mình”(1.4). Như vậy, con người trong triết học C.Mác là con người hiện thực, cụ thể – cảm tính. Con người với tư cách là một tổng thể tồn tại bao gồm cả mặt tự nhiên và mặt xã hội. Đó là một “sinh vật” có tính loài, có ý thức, là “động vật xã hội”, “động vật chế tạo công cụ” và “tự nhận thức được mình”. Vì vậy con người ở đây là con người làm chủ tự nhiên và xã hội. Con người đã đặt mọi sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực vào phạm vi nhận thức của mình, do đó nó đã trở thành chủ thể của nhận thức, đồng thời cũng là khách thể của nhận thức. Ăngghe viết: “Chúng ta phải xuất phát từ cái tôi, từ con người thực tế, bằng da bằng thịt để không dấu giếm được gì trong đó, mà là xuất phát từ chúng ta, xuất phất từ đây để đi đến với con người”(03). Còn C.Mác lại viết: “Con người hiện thực, con người nhục thể đứng vững trên mảnh đất vững chắc… thu hút vào mình và tự mình lại toả ra tất cả lực lượng tự nhiên”(7). Như vậy, bản chất của con người không phải là một cái gì trừu tượng mà nó có tính lịch sử – cụ thể, có nghĩa là nội dung của bản chất ấy tuy về căn bản vẫn có tính xã hội, song nó lại biến đổi tuỳ theo nội dung cụ thể của thời đại, của hoàn cảnh xã hội – văn hoá và văn hoá sinh hoạt. 2.2. Bản chất con người – Tổng hoà các quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội là những quan hệ giữa những cộng đồng xã hội của con người, xuất hiện trong quá trình sản sinh và tái sản sinh ra chính bản thân con người với tư cách là những chủ thể xã hội hoàn chỉnh. Sở dĩ C.Mác xét con người trong tổng hoà các quan hệ xã hội để nhằm đối lập với luận điểm coi con người đơn thuần như một phần của giới tự nhiên còn bỏ qua không nói gì đến mặt xã hội của con người, đồng thời C.Mác cũng nhấn mạnh mặt xã hội, yếu tố đặc trưng trong nhân cách con người – yếu tố đặc thù để phân biệt con người và con vật. Xét bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội tức là xem con người với tất cả các quan hệ xã hội của nó, không những chỉ những quan hệ xã hội hiện có, trong đó con người đang sống mà cả những quan hệ xã hội đã có từ trước kia trong một tổng thể với tất cả những mối liên hệ biện chứng của chúng, bởi vì trong lịch sử của mình, con người bắt buộc phải kế thừa những di sản, những truyền thống đã thúc đẩy con người vươn lên hoặc ngược lại. Theo C.Mác, bản chất con người không phải là sinh thành bất biến mà có sự vận động, phát triển phù hợp với sự biến đổi của hoàn cảnh, của thời đại. Cụ thể là bản chất xã hội của con người luôn luôn thay đổi cùng với năm phương thức sản xuất lớn với những chế độ chính trị khác nhau. Mỗi con người dù muốn hay không, vừa cất tiếng khóc chào đời đã bị khoác bởi cái áo xã hội họ đang sống, đó là những mối quan hệ xã hội. Trong các quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất giữ vai trò quyết định đã tạo ra đời sống của con người. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Nó bao gồm quan hệ với tư liệu sản xuất, tức là hình thức sở hữu (cơ sở của quan hệ sản xuất), quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất; quan hệ phân phối và tiêu dùng của cải vật chất. Các quan hệ sản xuất cấu thành mặt tất yếu của mọi phương thức sản xuất bởi con người chỉ có thể tiến hành sản xuất khi giữa họ kết hợp với nhau theo một phương thức nào đó. Yếu tố chủ yếu, mặt quan trọng nhất của quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế mà trên nền tảng là quan hệ với tư liệu sản xuất. Quan hệ kinh tế (sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng) tạo ra hạt nhân của quan hệ sản xuất, hình thành nội dung của những quan hệ xã hội khác. Chính lao động lại là nền tảng phát sinh ra những quan hệ xã hội của con người, trước hết là quan hệ kinh tế. Quan hệ kinh tế đến lượt nó lại là nền tảng cho sự phân hoá con người về mặt xã hội. “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có những quan hệ nhất định tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ – tức là những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lịch sử sản xuất vật chất của họ…”(1.3). Như vậy, lao động và quan hệ sản xuất là những lực lượng vật chất chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện và hình thành ra cuộc sống con người; đồng thời cũng là quá trình hình thành nên bản chất con người. C.Mác xem bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội có nghĩa bản chất con người không phải là sự tập hợp, hay tổng s số học giản đơn các quan hệ xã hội phức tạp, đa dạng, chằng chịt mà đó là một cái mới, hoàn toàn khác về chất so với các quan hệ xã hội đó. Bản chất con người là sự khái quát từ đời sống cụ thể, từ thuộc tính của những con người, hình thành từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bản chất đó được thể hiện thông qua tổng thể các quan hệ xã hội. Như vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn năng động, tích cực, con người đã hình thành nên những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội lại tạo lập nên bản chất xã hội của con người. Nói một cách khác, tất cả các quan hệ xã hội được tổng hoà lại tạp thành bản chất con người. Song như thế không có nghĩa là C.Mác chỉ đề cập đến mặt xã hội trong bản chất con người mà gạt bỏ yếu tố sinh học của nó. Trong các quan hệ xã hội của con người có tính sinh học biểu hiện ở nhu cầu, lợi ích… của con người ở mỗi quan hệ. Mặt khác, các quan hệ xã hội của con người không tách rời với các quan hệ tự nhiên như quan hệ với sinh quyển, khí quyển, hơn nữa quan hệ của con người với con người không nằm ngoài mối quan hệ của con người với tự nhiên… Vì thế C.Mác viết: “Trong tính hiện thức của nó, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội”. Trong tính hiện thực, các quan hệ xã hội đóng vai trò là hạt nhân tạo thành bản chất xã hội của con người. Các quan hệ xã hội này đều hào nhập và biểu hiện trong hoạt động cụ thể của con người. Con người, về bản chất là tổng hoà những quan hệ xã hội, mang tính xã hội, nhưng tồn tại thông qua cá nhân, bằng mỗi cá nhân. Con người vừa mang tính xã hội, vừa mang tính đặc thù của cá nhân. Do đó nói đến con người tổng hoà các quan hệ xã hội chúng không thể không nói đến con người với tư cách là một cá nhân – nhân cách. Cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất biểu hiện các thuộc tính: tính chỉnh thể về hình thái và tâm – sinh lý, tính ổn định trong sự tương tác với môi trường. Mỗi cá nhân trong quá trình sinh sống và hoạt động xã hội sẽ được xã hội hoá dần dần và trở thành một nhân cách. Nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội – sinh lý, tâm lý tạo thành một chỉnh thể, đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh… mọi hoạt động của mình một cách tích cực. Nhân cách là bản sắc độc đáo của con người thể hiện ở mỗi cá nhân, là cái tôi của mỗi cá nhân. Như vậy khái niệm nhân cách nhấn mạnh cái bản chất xã hội của mỗi người. Nhân cách là tổng thể của ba thành tố cơ bản: tư chất di truyền sinh học của mỗi cá thể, kết quả tác động của các nhân tố xã hội (hoàn cảnh môi trường sống, các chuẩn mực, sự điều chỉnh) và cái tôi tâm lý – xã hội trong mỗi cá nhân. Nhân cách bao giờ cũng là con người đã phát triển về mặt xã hội, tự ý thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh, là chủ thể của nhận thức và cải tạo thế giới, chủ thể những quan hệ và chức năng xã hội, chủ thể của quyền hạn và nghĩa vụ của những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ và mọi chuẩn mực khác. Thông qua hoạt động tích cực của cái “tôi” tác động trở lại xã hội làm biến đổi môi trường xã hội, khẳng định mình là chủ thể sáng tạo. Như vậy, mặt bản chất khác của nhân cách là quá trình cá nhân hoá xã hội. Xã hội hoá cá nhân và cá nhân hoá xã hội, đây là quá trình kép, không thể có mặt này mà không có mặt kia để tạp nên cuộc sống người. Cá nhân xã hội và cá nhân nhân cách là thống nhất. Với nhân cách riêng mỗi cá nhân có khả năng tự ý thức về mình, làm chủ cuộc sống của mình, tự lựa chọn chức năng, niềm vui và trách nhiệm hoạt động cụ thể trong xã hội. Một trong những yếu tố then chốt nhất của nhân cách là sự thôi thúc nội tâm, là ý chí cá nhân vươn đến những mục đích nào đó mà mình muốn tham gia hoặc tạo lập ra. Chỉ khi những mục đích xã hội chuyển được thành sự thôi thúc nội tâm, ý chí cá nhân thì mới thực hiện được. Như vậy, mỗi nhân cách vừa bao gồm những nét chung vốn có của loài người ở một giai đoạn lịch sử nhất định, vừa mang những đặc điểm riêng – những cá tính không lập lại ở người khác. Trong nhân cách, bên cạnh những thuộc tính chung, bao giờ cũng có một cái gì đó rất riêng của người ấy, đặc trưng chỉ có ở người đó. Đó là tính phong phú, đa dạng của nhân cách mà chúng ta cần biết tôn trọng và phát huy. 2.3. Tư tưởng chiến lược con người hiện nay ở nước ta. Tư tưởng của C.Mác về bản chất con người đã khắc phục được quan niệm hạn chế của chủ nghĩa duy vật siêu hình, đồng thời đưa ra một quan niệm duy vật lịch sử trong việc xem xét con người. Mặt khác, qua đây ta thấy vai trò của con người trong hoạt động thực tiễn. Vì vậy, luận đề trên của C.Mác đã cho ta phương pháp nhìn nhận, đánh giá con người trong một tổng thể của nó, từ đó mà có những cách thức để xây dựng và đào tạo con người về mặt sinh – tâm lý xã hội, có những chiến lược phát triển xã hội. Khẳng định vai trò của con người, C.Mác viết: “Xã hội sản xuất ra con người với tính cách như thế nào thì nó sản xuất ra xã hội như thế ấy”(1.5). Lênin cũng khẳng định vai trò của con người: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là người công nhân, người lao động”(10). Hồ Chủ Tịch lại nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người mới xã hội chủ nghĩa”(11). Như vậy, mục tiêu xây dựng con người mới là một vấn đề cần thiết để xây dựng một xã hội mới. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, để đạt được mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, người dân làm chủ, tự do, hạnh phúc, Đảng ta rất chú trọng đến việc phát triển nhân tố con người và coi đây là mục tiêu cao nhất. Từ đại hội VI Đại hội đổi mới, Đảng ta đã chú trọng đến quyền làm chủ của nhân dân và cho rằng: “Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động thực chất là tôn trọng con người, phát huy sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, hướng sự sáng tạo đó vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới”(2.3). Quyền làm chủ là hạnh phúc lớn nhất, đồng thời là cái đẹp cao nhất của con người “Hạnh phúc là từng bước thực hiện quyền làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân, mọi người cùng nhau lao động và chiến đấu cho sự phát triển của cộng đồng xã hội để có đủ cơm no, áo ấm, đồng thời có cuộc sống vui tươi, lành mạnh, bình đẳng và hoà hợp trong lịch sử tự do tình thương và lẽ phải, mỗi người được phát triển đầy đủ nhân cách, tài năng và năng khiếu của mình, trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân, gia đình và xã hội, thực hiện đạo lý cao cả. “Mỗi người vì mọi người; mọi người vì mỗi người” và “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do cho tất cả mọi người”. Con người tự do là điều kiện để con người tự giải phóng. Con người muốn tự giải phóng đòi hỏi con người phải có trí thức, nắm được những qui luật, có năng lực, có phẩm chất. Vì vậy đào tạo con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần trong sáng về đạo đức là động lực để xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương chính sách của Đảng ta đều chú trọng đến việc chăm lo bồi dưỡng phát huy nhân tố con người. Trong văn kiện đại hội lần thứ VII có viết: “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người động lực trực tiếp của sự phát triển”(2.3). Trong Hội nghị Trung ương khoá VII, lần thứ 4, Đảng ta lại nhấn mạnh: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đáu cao nhất của chế độ ta… Chúng ta cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn gốc của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn minh của các quốc gia. Phải xuất phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc nhằm phát triển con người toàn diện, xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái, thiết lập quan hệ thật sự tốt đẹp và tiến bộ giữa con người và con người trong sản xuất và trong đời sống”. Mặt khác, đề cập đến vấn đề con người, Đảng ta còn chú ý đến cả các mối quan hệ xã hội của nó – yếu tố tạo nên bản chất xã hội của con người, trong đó đặc biệt chú trọng đến quan hệ sản xuất. Ở trong Đại hội VII, Đảng đã chú trọng đến xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới để phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cho con người trong các mối quan hệ khác như quan hệ chính trị, quan hệ pháp quyền, tôn giáo… Từ đó, mối quan hệ giữa con người, cá nhân – tập thể xã hội được kết hợp hài hoà. Bên cạnh đó, Đảng ta còn kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá xã hội, “giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân”(2.3). Tất cả điều đó, xét đến cùng là vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân mà Đảng ta luôn quan tâm. Đến Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đó là chiến lược phát triển con người. Qua việc nghiên cứu tư tưởng của C.Mác về bản chất con người cho ta thấy những mục tiêu phương hướng, phương pháp chiến lược phát triển con người của Đảng ta đề ra là hoàn toàn đúng đắn. Với ý nghĩ đó, luận đề trên của C.Mác có vai trò to lớn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vì thế, giá trị của tư tưởng này không bị lấp phủ bởi lớp bụi thời gian mà còn được chứng minh sinh động trong thực tiễn, là cơ sở cho nhiều khoa học khác nghiên cứu về con người, đồng thời vạch ra tích chất giả dối, phản động của mọi luận thuyết xuyên tạc bản chất con người. Không những thế, nó còn là cơ sở để khắc phục sự tha hoá con người, một hiện tượng xã hội trong đó con người tự đánh mất bản thân mình để trở thành một cái khác đối lập với chính mình.   KẾT LUẬN Vấn đề con người là một trong những vấn đề mà tất thẩy các khuynh hướng, các trào lưu triết học ở mọi thời đại đều đưa lên vị trí trung tâm. Khi bàn về vấn đề này trong lịch sử triết học đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Chủ nghĩa duy tâm đã xem xét nguồn gốc, bản chất con người một cách thần bí, duy tâm, con người không phải là sản phẩm của tự nhiên mà là sản phẩm của thần linh, thượng đế. Vì thế, bản chất con người cũng như mọi hoạt động cuộc sống của nó là do thượng đế qui định, con người trở thành lực lượng thụ động trước giới tự nhiên. Đối lập với chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật trước C.Mác mà đỉnh cao là triết học của Phơ Bách đã lý giải một cách duy vật nguồn gốc, bản chất con người. Con người ở đây được xem xét là một bộ phận của giới tự nhiên, thuộc giới tự nhiên, là sự vận động cao nhất của giới tự nhiên với tư cách là một cá thể người tồn tại hiện thực. Song hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã xem con người là một thực thể sinh học thuần tuý, trừu tượng. Nhìn chung, trong lịch sử triết học trước C.Mác, tư tưởng về con người được xem xét một cách phiến diện, sai lệch. Chỉ đến khi triết học C.Mác ra đời mới khắc phục được những hạn chế đó. Triết học C.Mác ra đời đã cho ta một quan niệm mới về bản chất con người: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội”. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 01. Các tác phẩm của các nhà kinh điển. 1.1. C.Mác Ăng ghen: Toàn tập, tập I, NXB Sự thật, Hà Nội.1978. 1.2. C.Mác Ăng ghen: Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.1993. 1.3. C.Mác Ăng ghen: Toàn tập (gồm 6 tập), tập II, NXB Sự thật, Hà Nội.1983. 1.4. C.Mác Ăng ghen: Toàn tập (gồm 6 tập), tập V, NXB Sự thật, Hà Nội.1983. 1.5. C.Mác: Bản thảo Kinh tế – triết học (1844), NXB Sự thật, Hà Nội.1962. 1.6. C.Mác: Tư bản, quyển 1, tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội.1962. 1.7. C.Mác Ăng ghen: Biện chứng của tự nhiên, NXB Sự thật, Hà Nội.1971. 1.8.Ăng ghen:Lútvich Phơ Bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, NXB Sự thật, Hà Nội.1969. 1.9. V.I. Lênin: Toàn tập, tập 29, NXB Tiến bộ, M.1981. 1.10. V.I. Lênin: Toàn tập, tập 38, NXB Tiến bộ, M.1977. 1.11. Hồ Chí Minh: Vấn đề xây dựng Đảng, NXB Sự thật, Hà Nội.1970. 02. Các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2.1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, NXB Sự thật, Hà Nội. 1982. 2.2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội. 1984. 2.3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội. 1991. 2.4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Sự thật, Hà Nội. 1996. 2.5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2001. 03. Đitơ. Bécnơ: Con người (12 tập), NXB Sự thật Hà Nội. 1986. 04. Nguyễn Trọng Chuẩn: Một số vấn đề cần được quan tâm: mối quan hệ giữa các yếu tố sinh học và các yếu tố xã hội trong con người triết học số 3 – 1992. 05. Ngô Thành Dương: Trao đổi ý kiến về bản chất con người, Tạp chí tư tưởng văn hoá số 3 – 1993. 06. Nguyễn Hào Hải: Mấy nét về chủ nghĩa sinh học – xã hội, triết học số 3 – 1992. 07. Đặng Xuân Kỳ: Sự nghiên cứu phức hợp về con người, triết học số 4 – 1977. 08. Đỗ Thiên Kính: Vấn đề bản chất con người, tạp chí Giáo dục lý luận số 6 – 1990. 09. Nguyễn Linh Khiếu: Về luận điểm của C.Mác “Bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội”, Giáo dục lý luận số 1 – 1990. 10. Nguyễn Ngọc Long (chủ biên): Triết học Mác – Lênin (3 tập) chương trình cao cấp, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 1994. 11. Nguyễn Ngọc Long (chủ biên): Triết học (3 tập) sách dùng cho NCS và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1993. 12. Trần Hữu Tiến: Vấn đề con người, cá nhân và xã hội trong học thuyết C.Mác, tạp chí cộng sản số 1 – 1994. 13. Nguyễn Tài Thư: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. 1993. 14. chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Trung tâm thông tin tư liệu, Vụ Quản lý đào tạo Học viện Chính trị quốc gia Hà Nội. 1994. 15. Lịch sử triết học, triết học cổ điển Đức, Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô, NXB Sự thật, Hà Nội. 1962.   MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 Chương 1: Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học trước Mác 2 1.1. Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học phương Đông. 2 1.2. Tư tưởng về con người trong triết học phương Tây. 4 Chương 2: Tư tưởng của Mác về bản chất con người 10 2.1. Tính hiện thực của bản chất con người. 10 2.2. Bản chất con người – Tổng hoà các quan hệ xã hội. 12 2.3. Tư tưởng chiến lược con người hiện nay ở nước ta. 16 KẾT LUẬN 19 Danh mục tài liệu tham khảo

MỞ ĐẦU Xem xét tư tưởng C.Mác chất người (Luận đề thứ VI “Luận cương Phoiơbắc”) có liên hệ trực tiếp đến chiến lược phát triển người nước ta Nó đáp ứng mặt lý luận thực tiễn trình xây dựng đào tạo người Trong thực tế nhiều bình diện sống vấn đề chất người vấn đề cần tiếp tục làm sáng rõ Yêu cầu thực tiễn, công đổi đất nước ta đòi hỏi phải có người tồn diện, hài hồ mặt, đặc biệt phát triển hoàn thiện nhan cách Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng người C.Mác tạo sở cho việc thực mục tiêu Kết cấu tiểu luận: Về mặt cấu trúc, phần mở đầu, kết luận tiểu luận gồm hai chương: CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC C.MÁC 1.1 Tư tưởng người lịch sử triết học phương Đông 1.2 Tư tưởng người lịch sử triết học phương Tây CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI 2.1 Tính thực chất người 2.2 Bản chất người - Tổng hoà quan hệ xã hội 2.3 Tư tưởng chiến lược người nước ta NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC 1.1 Tư tưởng người lịch sử triết học phương Đông - Vấn đề người triết học Trung Hoa cổ đại Các nhà tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại tập trung bàn đến người Họ không muốn tách người khỏi giới; xem người phân tự nhiên, hoà đồng với tự nhiên, ý nhấn mạnh đến mặt xã hội nhân sinh người Khi bàn đến nội dung này, họ mong muốn lập trật tự xã hội Mở đầu cho chủ nghĩa tâm Đạo Nho Khổng Tử Khi bàn đến người, Khổng Tử cho : “Người đức trời đất, trước hết giao hợp âm dương, hội tụ quỷ thần, khí tinh tú ngũ hành” Cùng thời Khổng Tử, Lão Tử cho rằng: Con người vật chất “Đạo” sinh Trong mối quan hệ người xã hội Lão Tử lại xây dựng học thuyết người vô vi, bất tranh, thụ động trước lực thù địch Nhìn chung Khổng Tử Lão Tử đề cập đến mặt tinh thần người mà khơng nói đến mặt vật chất, để đáp ứng nhu cầu sinh học, điều kiện để người tồn Đặt bối cảnh lịch sử thời đại ơng mục đích xây dựng mẫu người cần thiết, song phương pháp thực mục đích lại sai lệch Bên cạnh Khổng Tử, Lão Tử, thời Xn Thu Chiến Quốc cịn có Mặc Tử với thuyết “Kiêm Ái” Ông người lấy lao động làm để phân biệt khác người vật, đồng thời ông người chủ trương xây dựng hình tượng người với đầy đủ mối quan hệ kinh tế lẫn quan hệ tinh thần đời sống xã hội Dù nhiều ảo tưởng tâm, song học thuyết người Mặc Tử có nhiều tiến Cuối thời Chiến quốc, xã hội nô lệ Trung Hoa bước vào giai đoạn suy tàn đến cực độ Các vương quốc nhỏ tiến hành chiến tranh cách tàn bạo Trong bối cảnh lịch sử đó, Trung Hoa xuất trào lưu tranh biện tính người, tiêu biểu cho trào lưu Mạnh Tử Tuân Tử Mạnh Tử chủ trương người có tính thiện Ơng nói: tính người (nhân tính) vốn thiện Bản chất người thuộc “tính thiện người ta ví nước chảy đến chỗ thấp Người ta không khơng có tính lành, khơng nước khơng chảy xuống chỗ thấp” Cùng thời Mạnh Tử, Tuân Tử xuất với khuynh hướng vật nhiều tâm “Trời người có phân biệt” Xuất phát từ mệnh đề mà ơng cho tự nhiên vận hành có qui luật riêng, độc lập không phụ thuộc vào xã hội, vào người Quan niệm vật Tuân Tử thừa nhận người phận cao giới tự nhiên, bậc cao có tổ chức xã hội, có khn phép đạo đức “Con người có khí, có sinh, có trí lại có lễ nghĩa giống q thiên hạ” Có thể nói, triết học Trung Hoa cổ đại ý đến người xã hội người tự nhiên, người đạo đức người trí tuệ vấn đề người bàn đến chủ yếu thiên mặt đời sống tinh thần Tuy có nhiều mặt tiến bộ, song khơng ly khỏi đường lối triết học tâm, khơng đem lại cách giải thoát cho người - Vấn đề người triết học Ấn Độ cổ đại Trong triết học Ấn Độ cổ đại, vấn đề người thể rõ ràng hệ thống khơng thống, Phật giáo khuynh hướng tiếng Ấn Độ Khi bàn vấn đề người, Phật giáo cho giới giả hợp bốn đại người giả hợp bốn đại Con người tổng hợp hai yếu tố: thân thâm Con người sinh ba yếu tố Sự cấu tạo người gồm bản: Một nhờ Tinh cha, hai nhờ Huyết mẹ, ba nhờ lực Nghiệp báo Tinh Huyết vật trợ duyên, giúp nguyên liệu cấu tạo thành hình Nghiệp thức nguyên nhân Như vậy, Phật giáo có nhìn vật người, cho người nguyên nhân họ Mặt khác, Phật giáo thấy sức mạnh người, người tự chịu trách nhiệm mình, tự giải cho khơng nhờ lực lượng khác bên ngồi thân người, đồng thời ln đề cao người, hướng người tới sống thiện tính vốn có Tuy nhiên, giải thích nguồn gốc cá nhân người triết học Phật giáo chưa nhận thấy nguồn gốc người thoát thai từ động vật Phật giáo không thừa nhận người thực khách quan “vơ thường”, “vơ ngã” “giả tượng” Nói chung, Phật giáo có nhiều quan điểm tích cực Song Phật giáo khơng hiểu người thực thể sinh học – xã hội, ý đến đời sống tinh thần mà không quan tâm đến quan hệ vật chất nên cách giải thoát người Phật giáo nhiều sai lệch Đạo Phật không giải triệt để vấn đề mà triết học lâu thường đặt ra: chất người gì? Trả lời chất người gì, triết học khơng phải xem xét người với tư cách cá nhân sinh ra, người cụ thể có, mà phải xem xét người xuất giống, lồi tồn coi phức hợp yếu tố vật chất, tinh thần 1.2 Tư tưởng người triết học phương Tây - Vấn đề người triết học Hy Lạp – La mã cổ đại Các đại biểu chủ nghĩa vật cổ đại xem xét người tính tồn thực Bản chất người nhân tố cấu thành tồn nói chung, phần tự nhiên Nói cách khác, người vũ trụ thu nhỏ lại, vũ trụ lớn, phản ánh (bản toát yếu) vũ trụ lớn Cũng vật khác, người bắt nguồn từ nguyên vật chất xác định như: nước (theo Ta-lét) khơng khí (theo A-naximen) lửa (theo Hêpacơlít) hay dạng Apeuron (như Anaximăngđrơ) Tuy quan niệm thơ ngây, nhấn mạnh nguồn gốc người dạng vật chất cụ thể thần thánh sinh Những quan niệm đặt móng cho phát triển tư tưởng vật triết học sau Mặc dù vậy, thời kỳ có nhiều quan điểm tâm v người Đại biểu cho trường phái tâm Pitago, Xôcrát, Platơn Trong Platơn người đẩy chủ nghĩa tâm cổ đại Hy lạp lên đỉnh cao Bên cạnh đó, ơng có đóng góp việc phân biệt đặc trưng người động vật: “Con người động vật khơng có mỏ khơng có lơng vũ” quan niệm Platơn nêu lên dấu hiệu chất đặc trưng người Tuy có nét đắn nhìn chung quan niệm nhà triết học Hy Lạp cổ đại người mức độ sơ khai, cảm tính, cụt hể, mang tính chất thiên lệch: mặt hay mặt khác người Những xu phản ánh phần đấu tranh chủ nghĩa vật chủ nghĩa tâm việc xác định chất người Tuy nhiên, tư tưởng điểm tựa xuất phát cho quan niệm thời kỳ sau - Vấn đề người triết học thời trung cổ Tây Âu Tư tưởng người thời kỳ biểu thông qua học thuyết tác giả tiêu biểu Tơmát Đacanh; Ơgt Xtanh, Ơgt Xtanh đề cao vai trò người đến mức cho người sống suy đến linh hồn Ông cho sống trần tội lỗi tạm thời, sống thiên đường hạnh phúc vĩnh viễn Khác với Ôguýt Xtanh, Tômát Đacanh lại xem người thống thể xác linh hồn Ông nhấn mạnh người thực thể trung gian động vật thiên thần Con người hình ảnh chúa linh hồn người Bản thân người tất chúa xếp trật tự giới Mặc dù xếp ngồi ý muốn người Nhìn chung triết học trung cổ chịu thống trị chủ nghĩa tâm thần bí Trong triết học Tây Âu, người không tồn độc lập mà phụ thuộc vào thượng đế Mọi tự nhiên đáp ứng với người chúa trời qui định Từ đến khẳng định triết học hồn tồn bất lực việc cứu người Con người trở nên nhỏ bé, bất lực trước sống lại phải tự an ủi, phải lịng với sống tạm bợ trần thế, qng đường hành hương, tìm hạnh phúc “thế giới bên kia” vĩnh viễn Sang đến thời Phục Hưng cận đại vấn đề người trở thành trung tâm vấn đề triết học Đối lập với giới quan tôn giáo hạ thấp người, coi người sinh vật thụ động biết thờ phụng chúa cầu mong chúa rửa tội, triết học thời kỳ chứng minh sức mạnh người, đấu tranh cho giải phóng người tư tưởng nhân đạo phát triển Đại biểu cho thời kỳ khai sáng triết gia Nicơlai Ku-dan Ơng cho rằng: “Con người giới người bao quát dạng tiềm tàng toàn thượng đế giới…, nội dung triển vọng người tất cả” Mặc dù có điểm tích cực, song yếu tố vật xen kẽ yếu tố tâm, xu hướng vô thần biểu vỏ phiếm thần đặc điểm bật triết học thời kỳ nói chung, tư tưởng người nói riêng Thời cận đại tư tưởng triết học hướng đề cao quyền tự nhiên người, chất sâu xa người (bản nguyên) Đại biểu tiêu biểu Hốp-xơ, Xpi-nơ-da; Đề-các… Hốp-xơ lấy người làm vấn đề trung tâm triết học Ơng cho người vừa thực thể tự nhiên sinh ra, vừa vật thể xã hội tự tham gia vào xã hội Nhà triết học Hà Lan Xpi-nô-da lại cho người sản phẩm tự nhiên, hoạt động người phải tuân theo qui luật tự nhiên Thể xác linh hồn người khơng tách rời Ơng nhấn mạnh nhận thức tính người Tóm lại triết học thời kỳ Phục Hưng cận đại bước phát triển tư tưởng người Ở người giải thích tượng sinh học chúng tuyệt tác tạo hoá Con người xem xét mối quan hệ với đời sống thực, đề cao người với tư cách cá nhân tích cực, người hoàn thiện mặt thể xác thể lực, mặt trí tuệ mặt nhân đạo người đề cao Tuy nhiên, quan niệm người thấy nét đặc trưng khái qt tính chất máy móc, siêu hình - Vấn đề người triết học cổ điển Đức Có thể nói, triết học cổ điển Đức bước tiến chất so với tư tưởng triết học trước Triết học đề cao vai trị tích cực hoạt động cao người, coi người thực thể hoạt động, chủ thể đồng thời kết trình hoạt động Tuy nhiên, họ thần thánh hố trí tuệ sức mạnh người tới mức coi người chúa tể tự nhiên Bàn vấn đề người triết học cổ điển Đức diễn đấu tranh chủ nghĩa vật chủ nghĩa tâm, phương pháp biện chứng phương pháp siêu hình Tiêu biểu cho đường lối triết học tâm thời kỳ Hê-ghen Hê-ghen cho rằng: “Ý niệm tuyệt đối” thực thể sinh giới, đấng tối cao sáng tạo giới tự nhiên người Mọi vật tượng xung quanh ta từ vật tự nhiên sản phẩm hoạt động người thân “ý niệm tuyệt đối” Theo Hê-ghen người sản phẩm giai đoạn phát triển cao “ý niệm tuyệt đối” Hoạt động nhận thức cải tạo giới người công cụ để “tinh thần tuyệt đối” nhận thức thân trở với thân Như vậy, ơng thấy mối quan hệ người xã hội Đối lập với Hê-ghen Phơ-bách Ông coi người trung tâm, cốt lõi xuyên suốt toàn hệ thống triết học Ơng chống lại quan điểm tách rời thể xác linh hồn quan niệm người Phơ-bách cho người sinh vật có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn, có ước mơ, phận giới tự nhiên xét theo chất tình thương Tuy nhiên Phơ-bách hạn chế chỗ: xem xét chất tự nhiên người khơng có liên quan đến xã hội Vì vậy, người mà ơng quan niệm cá nhân trừu tượng, mang tính chất sinh – lý thụ động, bị tách khỏi điều kiện kinh tế – lịch sử, quan hệ giai cấp, có nghĩa Phơ-bách chưa thấy rõ mặt xã hội người Như vậy, triết học cổ điển Đức đề cập đến chất, nguồn gốc người vị trí vai trị họ giới Song tư tưởng vật tâm người đối lập nhau, đấu tranh với Quan niệm tâm người triết học cổ điển Đức phủ nhận tồn thực tế vốn có người, cịn quan niệm vật siêu hình xem xét người với tư cách cá thể người tuý Mặc dù hạn chế, triết học cổ điển Đức đem lại cách nhìn người so với thời kỳ lịch sử trước Như tư tưởng người lịch sử triết học trước Mác nêu đây, thấy lên tính phiến diện sai lầm quan niệm Song tư tưởng biểu tính qui luật khách quan Ngoài ra, triết học tư sản đại chủ nghĩa sinh học xã hội đưa quan niệm người Các-náp, đại diện trường phái vật lý triết học cho rằng: “Con người nguyên tắc không phân biệt với tự nhiên, khách thể vật lý” UySơn; người theo thuyết học – xã hội nhấn mạnh: “Ngọn nguồn chất người sinh vật Theo ơng 70% đặc tính xây dựng nên người khả bẩm sinh, 30% xã hội G.Spen-ser tuyệt đối hoá tầm quan trọng đặc biệt yếu tố sinh học chất người Ông cho rằng: hành vi người nguyên tắc khác với hành vi vật Tiền đề hành vi đạo đức có động vật” (6) Cịn KiếcCơ-gơ, ơng tổ chủ nghĩa sinh, người Đan Mạch lại cho: “Bản chất người thứ phù du” Nhà triết học Đức Nitxơ định nghĩa: “Bản chất người bạo hành sáng tạo” Còn C.herrick lại quan niệm: “Tất người bẩm sinh mà có khơng bị thay đổi điều kiện xã hội” Qua quan niệm triết học tư sản đại nhà sinh học xã hội ta thấy họ nhấn mạnh yếu tố sinh học xem xét người Họ bỏ qua chưa ý đến mặt xã hội, môi trường hồn cảnh tác động đến việc hình thành người Các nhà sinh học xã hội “đồng chất động vật với chất người, chất người hình thành tiến hố sinh vật, khởi nguyên nguồn người sinh vật, xã hội thứ yếu, không bền vững, tự nhiên định (6) Toàn tư tưởng người nhà triết học phí Mácxít lên tính phiến diện nghiên cứu người Kế thừa có chọn lọc, bổ sung, phát triển tư tưởng triết học nhà tiền bối, triết học C.Mác đời khắc phục hạn chế trên, đồng thời đưa tư tưởng người Vì quan niệm người C.Mác bước ngoặt vĩ đại lịch sử triết học từ trước đến 10 CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG CỦA MÁC VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI 2.1 Tính thực chất người Sở dĩ, bàn đến người C.Mác đặt tính thực vì: triết học cổ điển Đức, người xem xét cách sai lệch Hê-ghen quan niệm tâm người, cho người thân “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần giới”, Phơbách lại tách người khỏi đời sống xã hội, qui tính sinh vật vào chất người Để chống lại quan điểm sai lầm đó, C.Mác xem xét người tính thực Mặt khác, triết học C.Mác, vấn đề thực tiễn điểm xuất phát có tính chất tảng Trong “Luận cương Phơ - bách” C.Mác nhấn mạnh đến vai trò thực tiễn: “Các nhà triết học trước giải thích giới nhiều cách khác song vấn đề chỗ cải tạo giới” (1.1) C.Mác đặt người tính thực, điều có nghĩa người thực, khơng phải trừu tượng mà cụ thể – cảm tính Con người dạng hoạt động thực tiễn, phong phú đa dạng Hoạt động thực tiễn người phong phú, đa dạng, song hoạt động hoạt động sản xuất vật chất Bằng lao động, người tạo tư liệu để thoả mãn nhu cầu Bản chất tự nhiên người biểu bên nhu cầu tất yếu khách quan như: ăn, ở, mặc… Hoạt động để thoả mãn nhu cầu sinh học người khác với vật Ở người, hoạt động hoạt động năng, hoạt động đơn sinh vật mà mang tính xã hội Trong “Bản thảo kinh tế – triết học” – 1844 C.Mác khẳng định: “Con người có hoạt động sinh sống có ý thức Đó khơng phải có tính qui định mà với người trực tiếp hồ làm Hoạt động sinh sống có ý thức phân biệt trực tiếp người với hoạt động sinh sống vật” (1.1) 11 Như vậy, hoạt động lao động làm biến đổi chất tự nhiên tổ tiên người, tạo lập chất xã hội người Hoạt động xã hội người chủ yếu lao động sản xuất, hoạt động cách mạng cải tạo giới làm biến đổi mặt sinh học người cách đáng kể làm cho mặt sinh vật trở thành “người hố” Chính tồn hoạt động làm cho nhu cầu sinh vật người trở thành nhu cầu xã hội Chính thế; Ăngghen viết: “Trên nghĩa định đó, phải nói rằng: “Lao động sáng tạo thân người” (1.4) Nhờ lao động loài người trải qua biến đổi mặt sinh học, đồng thời xét đến lao động hình thành nên chất người qui định phẩm chất xã hội đặc biệt người điều kiện lịch sử cụ thể” Hoạt động thực tiễn người tạo nên chất xã hội người, người thực trở thành người, đồng thời mối quan hệ người với tự nhiên chuyển sang mối quan hệ người với người Theo C.Mác, hạt nhân thống biện chứng người tự nhiên vấn đề xã hội “bản chất người tự nhiên tồn với người xã hội có xã hội, tự nhiên người khâu liên hệ người với người, tồn người người khác tồn người khác người đó, nhân tố sinh hoạt thực người có xã hội, tự nhiên sở tồn có tính chất người thân người có xã hội, tồn tự nhiên người tồn có tính chất người người người tự nhiên trở thành người người (1.5) C.Mác đặt người tính thực khơng có nghĩa dừng lại xem xét người hoạt động thực tiễn, quan trọng hoạt động sản xuất hoạt động cải tạo xã hội mà cịn có nghĩa C.Mác không phủ nhận mặt tự nhiên, gạt bỏ sinh vật xem xét người Trong “Bản thảo Kinh tế – triết học”, 12 1844, mang nặng ảnh hưởng triết học Phơ-bách, C.Mác viết: “Con người sinh vật có tính lồi” (1.4) xem giới tự nhiên “thân vô người… người phận giới tự nhiên” Ở “lời góp phần phê phán khoa kinh tế trị” Mác viết: “Con người theo nghĩa đen động vật xã hội, khơng động vật có tính hợp quần mà cịn động vật tách riêng xã hội mà thơi” Ơng cịn khẳng định: “Trong trường hợp người động vật xã hội” (1.6) Trong “Biện chứng tự nhiên” Ăngghen khẳng định: “Con người lồi động vật có xương sống mà giới tự nhiên đạt tới trình độ tự nhận thức mình” (1.4) Như vậy, người triết học C.Mác người thực, cụ thể – cảm tính Con người với tư cách tổng thể tồn bao gồm mặt tự nhiên mặt xã hội Đó “sinh vật” có tính lồi, có ý thức, “động vật xã hội”, “động vật chế tạo cơng cụ” “tự nhận thức mình” Vì người người làm chủ tự nhiên xã hội Con người đặt vật tượng giới thực vào phạm vi nhận thức mình, trở thành chủ thể nhận thức, đồng thời khách thể nhận thức Ăngghe viết: “Chúng ta phải xuất phát từ tôi, từ người thực tế, da thịt để không dấu giếm đó, mà xuất phát từ chúng ta, xuất phất từ để đến với người” (03) Còn C.Mác lại viết: “Con người thực, người nhục thể đứng vững mảnh đất vững chắc… thu hút vào tự lại toả tất lực lượng tự nhiên” (7) Như vậy, chất người trừu tượng mà có tính lịch sử – cụ thể, có nghĩa nội dung chất có tính xã hội, song lại biến đổi tuỳ theo nội dung cụ thể thời đại, hoàn cảnh xã hội – văn hoá văn hoá sinh hoạt 2.2 Bản chất người – Tổng hoà quan hệ xã hội 13 Các quan hệ xã hội quan hệ cộng đồng xã hội người, xuất trình sản sinh tái sản sinh thân người với tư cách chủ thể xã hội hoàn chỉnh Sở dĩ C.Mác xét người tổng hoà quan hệ xã hội để nhằm đối lập với luận điểm coi người đơn phần giới tự nhiên cịn bỏ qua khơng nói đến mặt xã hội người, đồng thời C.Mác nhấn mạnh mặt xã hội, yếu tố đặc trưng nhân cách người – yếu tố đặc thù để phân biệt người vật Xét chất người tổng hoà quan hệ xã hội tức xem người với tất quan hệ xã hội nó, khơng những quan hệ xã hội có, người sống mà quan hệ xã hội có từ trước tổng thể với tất mối liên hệ biện chứng chúng, lịch sử mình, người bắt buộc phải kế thừa di sản, truyền thống thúc đẩy người vươn lên ngược lại Theo C.Mác, chất người khơng phải sinh thành bất biến mà có vận động, phát triển phù hợp với biến đổi hoàn cảnh, thời đại Cụ thể chất xã hội người luôn thay đổi với năm phương thức sản xuất lớn với chế độ trị khác Mỗi người dù muốn hay khơng, vừa cất tiếng khóc chào đời bị khoác áo xã hội họ sống, mối quan hệ xã hội Trong quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất giữ vai trò định tạo đời sống người Quan hệ sản xuất quan hệ người với người trình sản xuất Nó bao gồm quan hệ với tư liệu sản xuất, tức hình thức sở hữu (cơ sở quan hệ sản xuất), quan hệ tổ chức quản lý sản xuất; quan hệ phân phối tiêu dùng cải vật chất Các quan hệ sản xuất cấu thành mặt tất yếu phương thức sản xuất người tiến hành sản xuất họ kết hợp với theo phương thức 14 Yếu tố chủ yếu, mặt quan trọng quan hệ sản xuất quan hệ kinh tế mà tảng quan hệ với tư liệu sản xuất Quan hệ kinh tế (sản xuất, trao đổi, phân phối tiêu dùng) tạo hạt nhân quan hệ sản xuất, hình thành nội dung quan hệ xã hội khác Chính lao động lại tảng phát sinh quan hệ xã hội người, trước hết quan hệ kinh tế Quan hệ kinh tế đến lượt lại tảng cho phân hoá người mặt xã hội “Trong sản xuất xã hội đời sống mình, người ta có quan hệ định tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn họ – tức quan hệ sản xuất, quan hệ phù hợp với trình độ phát triển định lịch sử sản xuất vật chất họ…” (1.3) Như vậy, lao động quan hệ sản xuất lực lượng vật chất chủ yếu dẫn đến xuất hình thành sống người; đồng thời trình hình thành nên chất người C.Mác xem chất người tổng hoà quan hệ xã hội có nghĩa chất người khơng phải tập hợp, hay tổng s số học giản đơn quan hệ xã hội phức tạp, đa dạng, chằng chịt mà mới, hồn tồn khác chất so với quan hệ xã hội Bản chất người khái quát từ đời sống cụ thể, từ thuộc tính người, hình thành từ hệ qua hệ khác Bản chất thể thơng qua tổng thể quan hệ xã hội Như vậy, trình hoạt động thực tiễn động, tích cực, người hình thành nên quan hệ xã hội quan hệ xã hội lại tạo lập nên chất xã hội người Nói cách khác, tất quan hệ xã hội tổng hoà lại tạp thành chất người Song khơng có nghĩa C.Mác đề cập đến mặt xã hội chất người mà gạt bỏ yếu tố sinh học Trong quan hệ xã hội người có tính sinh học biểu nhu cầu, lợi ích… người quan hệ Mặt khác, quan hệ xã hội người không tách rời với quan hệ tự nhiên quan hệ với sinh quyển, khí quyển, quan hệ 15 người với người khơng nằm ngồi mối quan hệ người với tự nhiên… Vì C.Mác viết: “Trong tính thức nó, chất người tổng hồ quan hệ xã hội” Trong tính thực, quan hệ xã hội đóng vai trị hạt nhân tạo thành chất xã hội người Các quan hệ xã hội hào nhập biểu hoạt động cụ thể người Con người, chất tổng hoà quan hệ xã hội, mang tính xã hội, tồn thông qua cá nhân, cá nhân Con người vừa mang tính xã hội, vừa mang tính đặc thù cá nhân Do nói đến người tổng hồ quan hệ xã hội chúng khơng thể khơng nói đến người với tư cách cá nhân – nhân cách Cá nhân chỉnh thể đơn biểu thuộc tính: tính chỉnh thể hình thái tâm – sinh lý, tính ổn định tương tác với môi trường Mỗi cá nhân trình sinh sống hoạt động xã hội xã hội hoá trở thành nhân cách Nhân cách toàn lực phẩm chất xã hội – sinh lý, tâm lý tạo thành chỉnh thể, đóng vai trị chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh… hoạt động cách tích cực Nhân cách sắc độc đáo người thể cá nhân, cá nhân Như khái niệm nhân cách nhấn mạnh chất xã hội người Nhân cách tổng thể ba thành tố bản: tư chất di truyền sinh học cá thể, kết tác động nhân tố xã hội (hồn cảnh mơi trường sống, chuẩn mực, điều chỉnh) tâm lý – xã hội cá nhân Nhân cách người phát triển mặt xã hội, tự ý thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh, chủ thể nhận thức cải tạo giới, chủ thể quan hệ chức xã hội, chủ thể quyền hạn nghĩa vụ chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ chuẩn mực khác Thơng qua hoạt động tích cực 16 “tôi” tác động trở lại xã hội làm biến đổi mơi trường xã hội, khẳng định chủ thể sáng tạo Như vậy, mặt chất khác nhân cách q trình cá nhân hố xã hội Xã hội hoá cá nhân cá nhân hoá xã hội, q trình kép, khơng thể có mặt mà khơng có mặt để tạp nên sống người Cá nhân xã hội cá nhân nhân cách thống Với nhân cách riêng cá nhân có khả tự ý thức mình, làm chủ sống mình, tự lựa chọn chức năng, niềm vui trách nhiệm hoạt động cụ thể xã hội Một yếu tố then chốt nhân cách thúc nội tâm, ý chí cá nhân vươn đến mục đích mà muốn tham gia tạo lập Chỉ mục đích xã hội chuyển thành thơi thúc nội tâm, ý chí cá nhân thực Như vậy, nhân cách vừa bao gồm nét chung vốn có lồi người giai đoạn lịch sử định, vừa mang đặc điểm riêng – cá tính khơng lập lại người khác Trong nhân cách, bên cạnh thuộc tính chung, có riêng người ấy, đặc trưng có người Đó tính phong phú, đa dạng nhân cách mà cần biết tôn trọng phát huy 2.3 Tư tưởng chiến lược người nước ta Tư tưởng C.Mác chất người khắc phục quan niệm hạn chế chủ nghĩa vật siêu hình, đồng thời đưa quan niệm vật lịch sử việc xem xét người Mặt khác, qua ta thấy vai trò người hoạt động thực tiễn Vì vậy, luận đề C.Mác cho ta phương pháp nhìn nhận, đánh giá người tổng thể nó, từ mà có cách thức để xây dựng đào tạo người mặt sinh – tâm lý xã hội, có chiến lược phát triển xã hội Khẳng định vai trò người, C.Mác viết: “Xã hội sản xuất người với tính cách sản xuất xã hội ấy” (1.5) Lênin 17 khẳng định vai trò người: “Lực lượng sản xuất hàng đầu toàn nhân loại người công nhân, người lao động” (10) Hồ Chủ Tịch lại nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có người xã hội chủ nghĩa” (11) Như vậy, mục tiêu xây dựng người vấn đề cần thiết để xây dựng xã hội Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, để đạt mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, người dân làm chủ, tự do, hạnh phúc, Đảng ta trọng đến việc phát triển nhân tố người coi mục tiêu cao Từ đại hội VI - Đại hội đổi mới, Đảng ta trọng đến quyền làm chủ nhân dân cho rằng: “Thực quyền làm chủ nhân dân lao động thực chất tôn trọng người, phát huy sức sáng tạo tầng lớp nhân dân, hướng sáng tạo vào nghiệp xây dựng xã hội mới” (2.3) Quyền làm chủ hạnh phúc lớn nhất, đồng thời đẹp cao người “Hạnh phúc bước thực quyền làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ thân, người lao động chiến đấu cho phát triển cộng đồng xã hội để có đủ cơm no, áo ấm, đồng thời có sống vui tươi, lành mạnh, bình đẳng hồ hợp lịch sử tự tình thương lẽ phải, người phát triển đầy đủ nhân cách, tài khiếu mình, mối quan hệ hài hồ cá nhân, gia đình xã hội, thực đạo lý cao “Mỗi người người; người người” “Sự phát triển tự người điều kiện cho phát triển tự cho tất người” Con người tự điều kiện để người tự giải phóng Con người muốn tự giải phóng địi hỏi người phải có trí thức, nắm qui luật, có lực, có phẩm chất Vì đào tạo người phát triển cao trí tuệ, cường tráng thể chất, phong phú tinh thần sáng đạo đức động lực để xây dựng xã hội mới, đồng thời mục tiêu chủ nghĩa xã hội Vì vậy, chủ trương sách Đảng ta trọng đến việc chăm lo bồi dưỡng phát huy nhân tố người Trong văn kiện đại hội lần thứ VII có 18 viết: “Đẩy mạnh nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, coi quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố người - động lực trực tiếp phát triển” (2.3) Trong Hội nghị Trung ương khoá VII, lần thứ 4, Đảng ta lại nhấn mạnh: “Con người vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc người mục tiêu phấn đáu cao chế độ ta… Chúng ta cần hiểu sâu sắc giá trị lớn lao ý nghĩa định nhân tố người, chủ thể sáng tạo, nguồn gốc cải vật chất văn hoá, văn minh quốc gia Phải xuất phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc nhằm phát triển người toàn diện, xây dựng xã hội công bằng, nhân ái, thiết lập quan hệ thật tốt đẹp tiến người người sản xuất đời sống” Mặt khác, đề cập đến vấn đề người, Đảng ta ý đến mối quan hệ xã hội – yếu tố tạo nên chất xã hội người, đặc biệt trọng đến quan hệ sản xuất Ở Đại hội VII, Đảng trọng đến xây dựng hoàn thiện quan hệ sản xuất để phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cho người mối quan hệ khác quan hệ trị, quan hệ pháp quyền, tơn giáo… Từ đó, mối quan hệ người, cá nhân – tập thể xã hội kết hợp hài hồ Bên cạnh đó, Đảng ta cịn kết hợp hài hoà phát triển kinh tế phát triển văn hoá xã hội, “giữa tăng trưởng kinh tế với tiến xã hội, đời sống vật chất đời sống tinh thần nhân dân” (2.3) Tất điều đó, xét đến sống hạnh phúc nhân dân mà Đảng ta quan tâm Đến Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định mục tiêu hàng đầu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước chiến lược phát triển người Qua việc nghiên cứu tư tưởng C.Mác chất người cho ta thấy mục tiêu phương hướng, phương pháp chiến lược phát triển người Đảng ta đề hồn tồn đắn Với ý nghĩ đó, luận đề C.Mác có vai trị to lớn 19 nhận thức hoạt động thực tiễn Vì thế, giá trị tư tưởng không bị lấp phủ lớp bụi thời gian mà chứng minh sinh động thực tiễn, sở cho nhiều khoa học khác nghiên cứu người, đồng thời vạch tích chất giả dối, phản động luận thuyết xuyên tạc chất người Không thế, cịn sở để khắc phục tha hố người, tượng xã hội người tự đánh thân để trở thành khác đối lập với 20 ... chúng tuyệt tác tạo hoá Con người xem xét mối quan hệ với đời sống thực, đề cao người với tư cách cá nhân tích cực, người hồn thiện mặt thể xác thể lực, mặt trí tu? ?? mặt nhân đạo người đề cao Tuy... khơng phụ thuộc vào xã hội, vào người Quan niệm vật Tu? ?n Tử thừa nhận người phận cao giới tự nhiên, bậc cao có tổ chức xã hội, có khn phép đạo đức ? ?Con người có khí, có sinh, có trí lại có lễ nghĩa... triết học trước Triết học đề cao vai trị tích cực hoạt động cao người, coi người thực thể hoạt động, chủ thể đồng thời kết trình hoạt động Tuy nhiên, họ thần thánh hố trí tu? ?? sức mạnh người tới mức

Ngày đăng: 16/01/2023, 14:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w