1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học mác LÊNIN mác và ph ăngghen trình bày những nguyên lý chủ nghĩa duy vật lịch sử giai đoạn 1844 1848

31 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 68,55 KB

Nội dung

A. Lời nói đầu Quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đó giai đoạn 1844 – 1848 là giai đoạn hình thành những nguyên lí cơ bản của triết học Mác, thể hiện qua hàng loạt tác phẩm như “Bản thảo kinh tế_ triết học”, “Sự khốn cùng của triết học”, “Hệ tư tưởng Đức”…, và tác phẩm đánh giá sự chín mùi của thế giới quan mới đó là “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” bất hủ. Trong những lí luận của các tác phẩm đó thì chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của C. Mác và Ph. Ăngghen cho nhân loại. Sự xuất hiện của chủ nghĩa duy vật lịch sử là cuộc cách mạng trong lịch sử xã hội loài người. Đó là kết quả của sự vận dụng quan điểm duy vật biện chứng vào giải thích lĩnh vực lịch sử và đồng thời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của tư tưởng triết học lịch sử của loài người. Nó bàn về nhưng vấn đề như vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp, vấn đề nhà nước, cách mạng xã hội, tiến bộ xã hội, vấn đề về con người, vai trò của quần chúng nhân dân, hình thái kinh tế xã hội... Có thể nói rằng chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với chủ nghĩa duy vật biện chứng là “linh hồn” của triết học Mác. Để có thể hiểu thêm về chủ nghĩa duy vật lịch sử được hình thành và phát triển như thế nào? Những quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử thể hiện cụ thể qua những tác phẩm như thế nào? Giá trị và ý nghĩa của nó ra sao...? Thông qua quá trình được học trên lớp và tham khảo một số tài liệu liên quan em đã chọn đề tài “C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày những nguyên lý chủ nghĩa duy vật lịch sử giai đoạn 18441848”.

Trang 1

MỤC LỤC

A Lời nói đầu.

B Nội dung.

I. Khái quát hoàn cảnh lịch sử và chủ nghĩa duy vật lịch sử

1 Hoàn cảnh lịch sử

2 Khái quát chủ nghĩa duy vật lịch sử

II. Những nguyên lí của chủ nghĩa duy vật lịch sử (1844 – 1848)

1 Tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học (C Mác viết 1844)

1.1 Vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp

1.2 Vấn đề về con người

1.3 Vai trò của sản xuất vật chất

2 Tác phẩm “Gia đình thần thánh” (C Mác, Ph Ăngghen 1845) 2.1 Vai trò của quần chúng nhân

dân

2.2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

2.3 Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng2.4 Tư tưởng quan hệ sản xuất

3 Tác phẩm “Luận cương về Phơ Bách (C Mác viết 1845)

3.1 Vấn đề con người và bản chất con người

3.2 Vấn đề về tôn giáo

4 Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (C Mác, Ph.Ăngghen 1846)

1845-4.1 Con người là xuất phát điểm của lịch sử xã hội

4.2 Sản xuất vật chất là nền tảng của tồn tại và phát triển xã hội4.3 Những quy luật cơ bản của phát triển tiến bộ lich sử

Trang 2

4.4 Những nguyên lí khác của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

5 Tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học” (C Mác 1847)

5.1 Lí luận về hình thái kinh tế xã hội5.2 Khảo cứu mối quan hệ đời sống vật chất và đời sống tinh thần5.3 Vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp

6 Tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” (C Mác, Ph.Ăngghen, 1848)

6.1 Vấn đề giai cấp,đấu tranh giai cấp, sứ mệnh lich sử GCCN

6.2 Cách mạng xã hội, nhà nước, tư tưởng chuyên chính vô sản6.3 Vai trò của Đảng cộng sản

III Kết luận chung

C Lời kết

D Tài liệu tham khảo

A Lời nói đầu

Quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác trải qua nhiều giai đoạnkhác nhau trong đó giai đoạn 1844 – 1848 là giai đoạn hình thành những nguyên lí

cơ bản của triết học Mác, thể hiện qua hàng loạt tác phẩm như “Bản thảo kinh tế_triết học”, “Sự khốn cùng của triết học”, “Hệ tư tưởng Đức”…, và tác phẩm đánhgiá sự chín mùi của thế giới quan mới đó là “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” bất hủ.Trong những lí luận của các tác phẩm đó thì chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trongnhững cống hiến vĩ đại nhất của C Mác và Ph Ăngghen cho nhân loại Sự xuấthiện của chủ nghĩa duy vật lịch sử là cuộc cách mạng trong lịch sử - xã hội loàingười Đó là kết quả của sự vận dụng quan điểm duy vật biện chứng vào giải thíchlĩnh vực lịch sử và đồng thời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của tư tưởngtriết học lịch sử của loài người Nó bàn về nhưng vấn đề như vấn đề giai cấp, đấu

Trang 3

tranh giai cấp, vấn đề nhà nước, cách mạng xã hội, tiến bộ xã hội, vấn đề về conngười, vai trò của quần chúng nhân dân, hình thái kinh tế xã hội Có thể nói rằngchủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với chủ nghĩa duy vật biện chứng là “linh hồn” củatriết học Mác.

Để có thể hiểu thêm về chủ nghĩa duy vật lịch sử được hình thành và pháttriển như thế nào? Những quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử thể hiện cụ thể quanhững tác phẩm như thế nào? Giá trị và ý nghĩa của nó ra sao ? Thông qua quátrình được học trên lớp và tham khảo một số tài liệu liên quan em đã chọn đề tài

“C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày những nguyên lý chủ nghĩa duy vật lịch sử giaiđoạn 1844-1848”

I Khái quát hoàn cảnh lịch sử và chủ nghĩa duy vật lịch sử

1 Khái quát hoàn cảnh lịch sử

C Mác và Ph Ăngghen là hai người con thiên tài của nước Đức C Mác sinh ra trong một gia đình trí thức, tại thành phố Tơ–nơ –vơ, tỉnh Ranh của nước Đức, là vùng có nền kinh tế phát triển cao Chính nền kinh tế tư bản đã sản sinh ra giai cấp tư sản và giai cấp công nhân Ông đã nhìn thấy tình trạng người công nhânbị bóc lột và bần cùng hóa, do đó mà nảy sinh tư tưởng muốn giải phóng Đối với

Ph Ăngghen, nếu như C Mác sinh ra trong gia đình trí thức thì Ph Ăngghen lại được sinh ra trong một gia đình thương nhân, xuất thân từ một nhà tư sản, bố ông là một ngươi rất nghiêm khắc ông định hướng cho tương lai của Ph Ăngghen, nhưng Ph Ăngghen không chấp nhận và đi theo con đường mà mình yêu thích Do

Trang 4

đó mà hai nhà tư tưởng vĩ đại đã gặp được nhau, cùng nhau nghiên cứu hoạt động lí luận và chính trị xã hội đẻ đưa tới sự ra đời của triết học Mác vào những năm 30,

40 của thế kỉ XIX ở Tây Âu cụ thể là nước Đức

Các nước Tây Âu lúc này phát triển mạnh về kinh tế nhờ những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ như ở Anh, Pháp… phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển, giai cấp tư sản càng tập trung vào phát triển lực lượng sản xuất, cải tiến công cụ lao động để tăng năng suất lao động Lực lượng sản xuất lúc này phát triển cao, mang tính xã hội hóa trong khi đó quan hệ sản xuất vẫn là quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa Mâu thuẫn kinh tế giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không thể tự điều hòa, giải quyết được do vậy mà các nước Tây Âu nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân như cuộc khởi nghĩa của công nhân Li – ông (Pháp), phong trào Hiến chương ( Anh)…vv

Tại Đức quê hương sản sinh ra triết học Mác thì quốc gia này có phần đi vàochủ nghĩa tư bản có phần chậm hơn các nước khác nhưng vẫn chịu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp Giai cấp tư sản Đức lúc này tiến hành cách mạng đánh đổ phong kiến nhưng dè dặt, nhượng bộ, họ đã chuyển sang thỏa hiệp với Nhà nước phong kiến Phổ để mong chuyển từ chế độ quân chủ phong kiến sang dân chủ tư sản cho thấy rằng họ không đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng cộngvới việc lo sợ nhất là sự lớn mạnh của phong trào công nhân cả về số lượng cũng như nhận thức tiêu biểu trong giai đoạn này là cuộc đấu tranh của công nhân xiledi năm 1844

Như vậy các cuộc đấu tranh nổ ra ở Anh, Pháp, Đức…là những hồi chuông đánh lên liên tiếp rằng giai cấp tư sản không nhân danh cho tiến bộ xã hội, giai cấp

vô sản mới nhân danh cho tiến bộ xã hội, mới là lực lượng tiến bộ đại diện cho dân

Trang 5

chủ, đấu tranh cho dân chủ, tiến bộ xã hội Tuy nhiên những cuộc đấu tranh còn tự phát, lẻ tẻ Muốn phong trào chuyển từ tự phát sang tự giác cần có một lí luận soi đường Triết học Mác ra đời đáp ứng được nhu cầu đó của lịch sử, giải quyết vấn đề lí luận cho các phong trào đấu tranh về sau, trong tác phẩm “Lời nói đầu góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen” C Mác nói rằng: “Triết học là vũ khítinh thần của giai cấp công nhân còn giai cấp công nhân là vũ khí vật chất”.

Sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản được triết học phản ánh bằng hàng loạt các luận giải khác nhau để thoát khỏi hiện thực, chống lại sự áp bức, bóc lột của các giai cấp thống trị ở Đức lúc bấy giờ tiêu biểu như triết học Hêghen ngoài hạt nhân hợp lý là phép biện chứng thì Hêghen lại ca ngợi Nhà nước Phổ, cho rằng Nhà nước phổ là Nhà nước hoàn mỹ, ông đấu tranh bảo vệ Nhà nước phổ, con người chỉ cần hoạt động tinh thần, không cần phải hoạt động vật chất, không cần thiết phải làm cách mạng, chỉ cần thỏa hiệp với tư sản rồi quay lại với Nhà nước phong kiến Phổ trong khi các nước trên thế giới đã phát triển lên tư bản chủ nghĩa

Không chỉ phê phán triết học Hêghen mà ông còn phê phán chủ nghĩa duy tâm nói chung và đặc biệt trong giai đoạn này là phái Hêghen trẻ tiêu biểu là Bruno– Bauer Ông vạch trần tính chất duy tâm của Hêghen trẻ và đồng bọn, lúc này Hêghen trẻ là bộ phận trí thức nhưng vô chính phủ tự đề cao mình, không quan tâmtới đời sống nhân dân, rơi vào hữu khuynh, không những thế mà họ còn kết tội C Mác và Ph Ăngghen là không phê phán quần chúng nhân dân, giai cấp công nhân Trong sự nghiệp cách mạng, tự đề cao mình – những con người có óc phê phán, tinh thần phê phán

Năm 1845 – 1846, ở Đức lúc này chủ nghĩa duy tâm và trào lưu chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong trào cách mạng, những người ủng hộ theo C.Mác và Ph Ăngghen là thiểu số, các phe phái đủ màu sắc của chủ nghĩa

Trang 6

xã hội tiểu tư sản đang chiếm ưu thế Trước tình hình đó C.Mác và Ph Ăngghen thấy đã đến lúc phải chứng minh một cách có khoa học những cơ sở hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, tuyên truyên tư tưởng đó vào giai cấp vô sản để tranh thủ những người cộng sản về phía cách mạng.

C Mác và Ph Ăngghen đã tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, thành lập các tổ chức có khuynh hướng cộng sản và hoạt động tích cực cùng các nhóm cách mạng khác Trên cơ sở hoạt động lí luận và thựctiễn các ông đã chứng minh một cách khoa học hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, tuyên truyền hệ tư tưởng đó vào phong trào công nhân và phê phán chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản lúc bấy giờ Một trong những nhiệm vụ lúc đó là phải vạch trần quan điểm vô chính phủ, phản động của Prudong, giải phóng giai cấp công nhân khỏi ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản Trong khoảng thời gian này các ông vừa tích cực hoạt động khoa học và lí luận vừa tích cực tham gia hoạt động thực tiễn nhằm thành lập Đảng cộng sản Năm 1847 tổ chức đó đã được thành lập với tên gọi là “Đồng minh những người cộng sản” mà cương lĩnh của nó là “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” (1848)

Như vậy cùng với sự tích cực hoạt động lí luận và chính trị xã hội đã làm cho các nhà mácxit xây dựng nên những nguyên lí của chủ nghĩa duy vật lịch sử ở giai đoạn 1844– 1848 rất có giá trị

2 Khái quát chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Tư tưởng triết học lịch sử đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại, trong xã hôi tư sảndưới những hình thức khác nhau các tư tưởng triết học lịch sử cổ đại cũng bàn vềcon người, về xã hội, về bản thân mình và về quan hệ của con người với tựnhiên…hầu hết những vấn đề đã đặt ra đều thuộc nội dung mà triết học mácxit saunày giải đáp, và nó đã thu lại những thành tựu có giá trị nhất định Tuy nhiên, một

Trang 7

măt do thiếu năng lực khái quát hóa, do sự vận động của thực tiễn chưa được chínmuồi, một mặt do lập trường giai cấp mà các nhà tư tưởng triết học lịch sử trướcMác đã chưa thể giải quyết một cách đúng đắn khoa học về bản chất và quy luậtcủa quá trình lịch sử Căn bản là ở chỗ họ đứng trên lập trường duy tâm Tiêu biểutriết học cổ điển Đức là Hêghen giải thích xã hội bằng “tinh thần tuyệt đối” hay cóchăng chỉ là “tự ý thức” theo quan niêm của Can-tơ , như vậy họ đã rơi vào duytâm.

Đến lượt C Mác và Ph Ăngghen đã luận giải vấn đề lịch sử xã hội theomột hướng khác đó là vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vậtcủa triết học Mác là chủ nghĩa duy vật triệt để bởi luận giải duy vật cả về tự nhiênvà xã hội còn những nhà triết học trước Mác chỉ luân giải duy vật về mặt tự nhiênnhưng lại duy tâm về mặt xã hội, thể hiện tính chất không triệt để Trong tác phẩmluận cương về Phơ Bách C Mác viết rằng: “Các nhà triết học trước kia chỉ biết giảithích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới”

Sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sửđược coi là bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học của nhân loại Đây là hìnhthức triết học duy vật cao nhất gắn liền với công lao vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen

C.Mác và Ph.Ăngghen chẳng những đã sáng tạo ra thế giới quan duy vậtbiện chứng là thế giới quan kết hợp giữa lí luận với khoa học và phương pháp cáchmạng khác về chất so với chủ nghĩa duy vật cũ và phép biên chứng trước kia màcòn vận dụng lí luận đó vào giải thích đời sống xã hội để xây dựng nên một hệthống quan điểm duy vật biên chứng về xã hội, vạch ra cấu trúc và quy luật pháttriển của xã hội Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã vạch ra rằng:

Một là: Lịch sử phát triến của loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên, donhững quy luật khách quan của bản thân lịch sử chi phối, không phụ thuộc vào ý

Trang 8

muốn chủ quan của con người, đó là quá trình phát triển thay thế nhau của các hìnhthái kinh tế – xã hội.

Hai là: Không phải ý thức con người quyết định tồn tại của họ, mà chính tồntại xã hội quyết định ý thức của họ

Ba là: Sản xuất vật chất là cơ sở nền tảng cho sự phát triển xã hội

Bốn là: Chủ nghĩa duy vật lịch sử còn đề xuất những nguyên tắc nhận thứcvề khoa học lịch sử trong đó quan trọng nhất là không thể giải thích “thời đại lịchsử nhất định căn cứ vào ý thức của thời đại đó, mà phải căn cứ vào sinh hoạt vậtchất của thời đại.”

Có thể nói rằng chủ nghĩa duy vật lịch sử do C.Mác và Ph.Ăngghen sánglập ra là thành quả vĩ đại mà chỉ có đứng trên lập trường vô sản mới có thể thấyđược Tai sao lại như vậy? Ấy là bởi chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đưa tới kết luậncó tính cách mạng về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tấtyếu của giai cấp vô sản Sự xuất hiện của chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trongnhững đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng trong triết học mà C Mác và Ph.Ăngghen đã thực hiện Với tiểu luận này sẽ trình bày những nguyên lí cơ bản củachủ nghĩa duy vật lịch sử giai đoan 1844 – 1848, nó được thể hiện qua những tácphẩm một cách cụ thể và sâu sắc

II Giai đoạn đề xuất những nguyên lí những nguyên lí của chủ nghĩa duy

vật lịch sử (1844 -1848)

Trong giai đoạn này C Mác và Ph Ăngghen tiếp tục đi vào đề xuất tư tưởngduy vật biện chứng và duy vật lịch sử của mình Qua rất nhiều tác phẩm nhữngnguyên lý triết học đã được hình thành đặc biệt là những nguyên lí của chủ nghĩaduy vật lịch sử và tác phẩm trước bao giờ cũng được các ông bổ sung và hoàn

Trang 9

thiện ở những tác phẩm sau đó để rồi những nguyên lí được hình thành vào năm

1848 đánh dấu bởi tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”

1 Tác phẩm “Bản thảo kinh tế – triết học (C.Mác viết 1844)

Năm 1844, Mác rời báo Sông Ranh sang pháp Ở đây ông có nhiều thời giannghiên cứu các vấn đề mà ông đã phát hiện ra đó là những vấn đề về chính trị, xãhội, cách mang,…Trong thời gian này ông làm việc trong tờ báo “Niên dám Pháp _Đức”, ông bắt đầu nghiên cứu một cách có phê phán kinh tế chính trị học tư sảnAnh trên lập trường chủ nghĩa xã hội, cũng tại nơi đây ông đã đọc được tác phẩm

“Bản thảo góp phần phê phán kinh tế chính trị học” của Ph Ăngghen Đây là tácphẩm Ph.Ăngghen viết để phê phán hai nhà kinh tế chính trị học cổ điển Anh là A.Smith và Đ Ricacdo, khi đọc được tác phẩm này C Mác nói rằng đó là con đườngmà tôi nghiên cứu kinh tế

Mục đích viết tác phẩm nhằm vạch trần tính chất hạn chế của kinh tế chínhtrị tư sản trong luận điểm về tính vĩnh viễn của chế độ tư hữu khi họ khẳng địnhrằng tư hữu là thuộc tính của con ngươi đồng thời coi sự tồn tại của giai cấp vô sảnlà hợp lý, là tự nhiên, phát triển tư tưởng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân C.Mác khẳng định phải xóa bỏ chế độ tư hữu để trả lại bản chất người đíchthực cho con người Tác phẩm là kết quả của quá trình ông nghiên cứu một cách cóphê phán kinh tế chính trị học tư sản Anh trên lập trương chủ nghĩa xã hội

Trên cơ sở phê phán quan điểm về kinh tế của A Smith va Đ Ricacdo,C.Mác đã nêu bật được một số quan điểm duy vật lịch sử như sau:

1.1 Vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Trang 10

Hai nhà kinh tế học A Smith và Đ Ricacdo cho rằng chế độ tư hữu tồn tạimãi mãi, rằng chế độ tư hữu là chế độ cuối cùng không bị diệt vong

C.Mác đã phê phán quan điểm trên và phản bác lại rằng chế độ tư hữu chỉ làchế độ tồn tại trong một hình thái kinh tế – xã hội nào đó và để xóa bỏ tư hữu phảilàm cách mạng và nhiệm vụ đó không phải ai khác chính là giai cấp công nhân C.Mác khẳng định rằng đấu tranh giai cấp chính là giải phóng giai cấp công nhân vàtầng lớp nhân dân lao động khác trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo

1.2 Vấn đề về con người

Tư tưởng của tác phẩm chủ yếu là tư tưởng về vai trò của lao động, cuả sảnxuất vật chất trong việc tạo ra chính bản thân con người và tiếp tục phát triển conngười.Trong khi sáng tạo ra và phát triển con người, lao động đồng thời chiếm mấttất cả sức lực và thời gian con người, nô dịch con người, dẫn đến sự xuất hiện sởhữu tư nhân, bóc lột và các giai cấp Theo đó C Mác đưa ra khái niệm mới là “laođộng bị tha hóa”, có nghĩa là hoạt động đó của con người thể hiện sự quan trọngnhất bản chất người của con người nhưng lại trở thành lực lượng nô dịch conngười, thể hiện ở chỗ sản phẩm của lao động thống trị chính ngay người sản xuất

ra nó Lao động bị tha hóa ở đây làm cho người công nhân đánh mất tính người,đánh mất cuộc sống cộng đồng, phá vỡ quan hệ giữa người với người Ông chorằng sự phát triển của sản xuất trong điều kiện chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ tạo ratiền đề vật chất để thủ tiêu “Lao động bị tha hóa” Tha hóa ở đây là sự biến đổi đểthành cái đối lập, biến đổi đó theo hướng từ tốt sang xấu

Trong lịch sử triết học đã có những nhà triết học đề cập đến phạm trù “thahóa”, nếu Hêghen đề cập đến phạm trù “tha hóa” nhưng đó lại là sự tha hóa của “ýniệm tuyệt đối” tức có nghĩa là ý niệm tuyệt đối (tinh thần) tha hóa tự nhiên xã hội(vật chất) để rồi lại quay về với ý niệm tuyệt đối (tinh thần), và toàn bộ vấn đề phát

Trang 11

triển là việc khắc phục sự tha hóa ấy, hay nhà triết học duy vật nhân bản Phơ Báchcho rằng sự tha hóa đó là của tình cảm đạo đức, ông áp dụng tư tưởng về sự thahóa vào việc phê phán tôn giáo ông coi tôn giáo không phải là sự bịa đặt mà là sựtha hóa của con người và muốn xóa bỏ tôn giáo hiện có và xây dựng một tôn giáomới, tôn giáo này đem bản thân con người thay cho thượng đế Như vậy họ đềuxuất phát từ yếu tố tinh thần chứ không xất phát từ yếu tố vật chất.

Đến lượt C Mác ông phê phán một cách sâu sắc theo quan điểm duy vậtquan niệm của Hêghen và Phơ Bách về sự tha hóa và cách khắc phục sự tha hoađó Ông khẳng định rằng “tha hóa” đó là của lao động, của con người chứ khôngphải một lực lượng tinh thần nào khác Muốn xóa bỏ nguyên nhân con người bị thahóa hãy xuất phát từ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Thủ tiêu “lao độngbị tha hóa” giành lại bản chất người cho con người, phát triển mọi khả năng củamỗi cá nhân tư do đó chính là “chủ nghĩa nhân đạo tri ệt để” Theo quan điểm của

C Mác con người phát triển toàn diện là một mẫu mực lý tưởng về mặt triết họcđối với C Mác đó là “hạt nhân lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản”

Học thuyết về sự tha hóa và việc giành lại cho con người cái bản chất củamình là một bước lớn trên con đường sáng taọ ra một thế giới quan mới hoànchỉnh Ngoài ra, C.Mác còn phê phán Hêghen cho rằng Hêghen không nhìn thấyhoạt động vật chất của con người, ông đã thần bí hóa con người, đề cao hoat độngtinh thần Con người trong triết học Hêghen là con người hoạt động tinh thần còncon người trong triết học Mác là con người hoạt động thực tiễn

1.3 Vai trò của sản xuất vật chất.

C Mác phê phán quan niệm về vai trò của lao động của A Smith và Đ.Ricacdo họ cho rằng lao động tạo ra giá trị của hàng hóa, sản phẩm cho xã hội.Còn C Mác cho rằng lao động không những tạo ra giá trị hàng hóa mà còn cải biến

Trang 12

chính con người làm cho tư duy phát triển Hoạt động của con người, hoạt độngsản xuất vật chất là cơ sở nền tảng của sự tồn tại và phát triển của xã hội Như vậyông đã chỉ ra được vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển củaxã hội

“Bản thảo kinh tế – triết học” tuy còn ảnh hưởn của chủ nghĩa duy vật nhânbản Phơ Bách nhưng ông đã đề xuất được những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa duyvật lịch sử và nó sẽ tiếp tục được phát triển trong những tác phẩm sau

2 Tác phẩm “Gia đình thần thánh” hay phê phán sự “phê phán có tính chất phê phán” (C.Mác, Ph Ăngghen, 1845)

Trong thời gian C Mác sống ở Pari đã gặp được Ph Ăngghen, hai ông thấycần phải làm rõ quan điểm với phái Hêghen trẻ do Bruno – Bauer đứng đầu Mụcđích viết tác phẩm nhằm phê phán chủ nghĩa duy tâm nói chung và phái Hêghentrẻ nói riêng vạch trần tính chất duy tâm của phái này Trước kia C Mác va Ph.Ăngghen từng tham gia phái này vì lúc đó họ là những lực lượng tiến bộ còn lúcnày Hêgghen trẻ trở thành bộ phận trí thức nhưng vô chinh phủ, tự đề cao mìnhkhông quan tâm đến giai cấp công nhân và nhân dân lao động, rơi vào hữu khuynh,họ tuyên truyền một thứ phê phán đứng trên mọi hiện thực, đứng trên mọi chínhđảng và chính trị, phủ nhân mọi hoạt động thực tiễn và chỉ quan sát thế giới chungquanh những sự kiện diễn ra trên thế giới “với tinh thần phê phán”, họ chứng minhrằng hoạt động của những nhà tư tưởng suất sắc là động lực duy nhất của tiến bộlịch sử Họ chủ trương cách mạng trên lĩnh vực ý thức, không những thế họ cònphê phán C Mác và Ph Ăngghen không phê phán nhân dân, giai cấp công nhânchính vì vậy mà C Mác và Ph Ăngghen đã viết tác phẩm này, để bóc trần tính

chất phản động của phái này Tác phẩm trình bày những nguyên lí của chủ nghĩa

duy vật lịch sử bao gồm những vấn đề sau:

Trang 13

2.1 Vai trò của quần chúng nhân dân.

Bruno-Bauer đã phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân, đề cao vai tròphát triển lịch sử thuộc về con người có óc phê phán, có tinh thần phê phán Họphủ nhận tính chất khách quan của quy luật xã hội và ý nghĩa của hoạt động quầnchúng nhân dân Ông cho rằng quần chúng nhân dân chỉ là một “đám đông quầnchúng không có tinh thần phê phán” không có “ý thức về mình” Như vậy Hêghentrẻ đã cho rằng quần chúng nhân dân là lực lượng phi lý tính không có ý thức bảnngã, một đám đông hổ lốn, ngu muội cứ việc quần chúng nhân dân tham gia là thấtbại, chúng hạ thấp vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử

C Mác đã phê phán rằng Hêgghen trẻ đã không nhìn thấy vai trò sáng tạo ralịch sử của nhân dân bởi họ rơi vào tư tưởng hữu khuynh, để rồi C Mác đi đếnkhẳng định lịch sử từ trước đến nay mọi nhiệm vụ lịch sử đều do quần chúng nhândân giải quyết, quần chúng đấu tranh chống bọn bóc lột là nội dung chủ yếu củalịch sử, ví dụ như cách mạng tư sản đánh đổ phong kiến vai trò to lớn nhất vẫn làquân chúng nhân dân là người tiến hành hoạt động chính trị xã hội, là lực lượngchủ yếu trong hoạt động sản xuất vật chất

2.2 Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân.

Phái Hêghen trẻ cho rằng giai cấp vô sản là một đám đông quần chúngkhông có năng lực phê phán, coi vô sản và quần chúng nhân dân lao động là một

“đám đông quần chúng tối tăm”, không thể tiến hành hoạt động lịch sử độc lập.Những lí luận và quan điểm của phái có ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình pháttriển phong trào công nhân, do vây hai ông đã bóc trần lí luận phản động đó

Quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, C Mác thấy chế độ tư hữu là mặtkhẳng định, giai cấp công nhân là mặt phủ định Giai cấp công nhân sẽ thực hiệnsứ mệnh lịch sử thông qua cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng

Trang 14

chế độ công hữu Xóa bỏ tư hữu một cách triệt để là nhiệm vụ phải tự mình đứnglên giải phóng mình Giai cấp công nhân cũng như quần chúng nhân dân lao độnglà người sáng tạo ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội còn phái Hêgen trẻ khôngtìm được gì Một lần nữa C Mác và Ph Ăngghen tiếp tục khẳng định vai trò củasản xuất vật chất

Cũng trong gia đình thần thánh hai ông đã chỉ ra lợi ích thống nhất giữa lợiích của giai cấp công nhân với các tầng lớp nhân dân lao động khác Giai cấp côngnhân sẽ là người tập hợp lực lượng tầng lớp khác để họ thực hiện sứ mệnh lịch sửcủa mình Tác phẩm đã nêu lên tư tưởng cho rằng giai cấp vô sản là kẻ đào mồchôn chủ nghĩa tư bản Quan điểm về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân sẽtiếp tục được các ông làm rõ hơn trong quá trình phát triển và hoàn thiện triết họcMác

2.3 Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Trên cơ sở phê phán Bruno – Bauer khi họ cho rằng nhà nước là công cụ củaphê phán, ở tác phẩm này ông chưa sử dụng khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng mà vẫn sử dụng khái niệm “ xã hội công dân” và “xã hội công dân” là

cơ sở hình thành nhà nước tức cở sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng chứkhông phải nhà nước quyết định xã hội công dân như phái Hêgghen trẻ khẳngđịnh

2.4 Tư tưởng về quan hệ sản xuất.

Ở tác phẩm này ông nói rằng: “để sản xuất tất yếu phải hình thành nên mốiquan hệ giữa anh ta và người khác” tức là đã xuất hiện tư tưởng về quan hệ sảnxuất Đây là nền tảng để ông tiếp tục phát triển quan hệ sản xuất trong bộ Tư Bản

Trang 15

Tác phẩm này đánh dấu bước đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm nói chung vàchủ nghĩa duy tâm của phái Hêgen trẻ nói riêng, để đưa đến bước ngoặt có tínhcách mạng trong lịch sử triết học, là cơ sở nền tảng đầu tiên thể hiện thế giới quanmới của C Mác và Ph Ăngghen, tuy nhiên ở đây chưa đụng chạm tới chủ nghĩaduy vật, chưa tập trung phê phán chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII- XVIII, chủ nghĩaPhơ Bách.

3 Tác phẩm luận cương về Phơ Bách (C Mác viết 1845).

C Mác viết tác phẩm vào tháng 4/1845 tại Bỉ Tác phẩm bao gồm mười mộtluận đề của C Mác về Phơ Bách lúc C Mác còn sống tác phẩm không được xuấtbản sau khi ông qua đời Ph Ăngghen công bố lần đầu tiên cùng với tác phẩm “Lútvich- Phơbách và sự cáo trung của triết học cổ điển Đức (1888) Tác phẩmđược Ph Ăngghen đánh giá là mầm mống của một thế giới quan mới Đây là tácphẩm mà C Mác tập trung phê phán hạn chế của phép biện chứng duy tâm củaHêghen và chủ nghĩa duy vật cũ là ở chỗ nó không có tính chất trực quan, khônghiểu thực tiễn là nền tảng của nhận thức, không hiểu tác dụng qua lại giữa ngườivới tự nhiên, kể cả chủ nghĩa duy vật Phơ Bách Tác phẩm trình bày một số nộidung trong đó có hai nội dung bàn về chủ nghĩa duy vật lịch sử là vấn đề conngươi,bản chất con người và vấn đề tôn giáo

3.1 V ấn đề con người, bản chất con người.

Ông chỉ ra mặt hạn chế của chủ nghĩa duy vật cũ rằng: “Khuyết điểm chủyếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật trước kia, kể cả chủ nghĩa duy vật của PhơBách, là ở chỗ: Sự vật, hiện tượng chỉ được xem xét dưới hình thức khách quanhay dưới hình thức trực quan chứ không được xét là hoạt động cảm tính của conngười, là thực tiễn…”

Ngày đăng: 21/08/2016, 16:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luận cương về Phơ Bách trong Luts-VíchPhơ Bách và sự cáo trung của triết học cổ điển Đức của Ph. Ăngghen, NXB sự thật, Hà Nội 1969 Khác
2. Đề cương giáo trình lịch sử triết hoc Mac (Ts Trương Ngọc Nam, chủ biên Hà Nội 2010) Khác
3. Tuyên ngôn của đảng cộng sản NXB sự thật, Hà Nội 1976 Khác
4. Từ điển triết học NXB sự thật Hà Nội 1976 Khác
5. Hệ tư tưởng Đức NXB sự thâth Hà Nội 1984 Khác
6. Bài giảng triết học Mac-Lenin (HVBCTT, Hà Nội 2006) Khác
7. Lịc sử triết học (Gs, TS Nguyễn Hữu Vui chủ biên NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội 2007) Khác
8. Hỏi-đáp về triết học Mac-Lenin (HVCTquốc gia Hồ Chí Minh NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1999) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w