PHẬT GIÁO, SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM Thế kỷ 21 là một kỷ nguyên đột phá của xã hội loài người. Con người đã có những bước tiến dài trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đặc biệt phát triển với tốc độ vũ bão, đủ sức chứng minh giải thích phần lớn các hiện tượng của đời sống xã hội loài người, biến những ước mơ của con người thành hiện thực…Việt Nam chúng ta, là một nước đang phát triển, nhưng cũng đã tiếp thu, áp dụng triệt để những thành tựu của khoa học kỹ thuật sâu rộng vào cuộc sống. Hòa cùng với sự phát triển đó, sự phát triển của tôn giáo mà đặc biệt là Phật Giáo cũng không ngừng phát triển và thịnh hành trong một thời gian dài gắn liền cùng thăng trầm suốt lịch sử của xã hội Việt Nam. Tại sao xã hội Việt Nam ngày càng tiến bô, Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, có thể biến những sự việc không thể thành có thể thì Phật Giáo cũng càng phát triển? Tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của nó đến xã hội và con người Viêt Nam như thế nào? Đó là lý do chọn đề tài “PHẬT GIÁO, SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM”.
Trang 1ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
PHẬT GIÁO, SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO
ĐẾN XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4 Ý nghĩa của đề tài
B NỘI DUNG
Chương I: Lịch sử hình thành Phật giáo
1.1 Nguồn gốc ra đời
1.2 Nội dung chủ yếu của Phật giáo
Chương II: Thế giới quan và nhân sinh quan của Phật Giáo
1.1 Thế giới quan
1.2 Nhân sinh quan
Chương III: Ảnh hưởng của đạo Phật đối với đời sống con người Việt Nam
1.1 Đạo Phật với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam
1.2 Đạo phật với việc phát triển nền văn hóa Việt Nam
1.3 Giá trị và hạn chế của Phật Giáo trong phương pháp tư duy của con người Việt Nam1.4 Ảnh hưởng của Phật giáo tới thế hệ trẻ
C KẾT LUẬN
Trang 3A.MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài :
Thế kỷ 21 là một kỷ nguyên đột phá của xã hội loài người Con người đã có những bước tiếndài trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Trong đó, khoa học kỹ thuật và công nghệthông tin đặc biệt phát triển với tốc độ vũ bão, đủ sức chứng minh giải thích phần lớn các hiệntượng của đời sống xã hội loài người, biến những ước mơ của con người thành hiện thực…ViệtNam chúng ta, là một nước đang phát triển, nhưng cũng đã tiếp thu, áp dụng triệt để nhữngthành tựu của khoa học kỹ thuật sâu rộng vào cuộc sống Hòa cùng với sự phát triển đó, sự pháttriển của tôn giáo mà đặc biệt là Phật Giáo cũng không ngừng phát triển và thịnh hành trong
một thời gian dài gắn liền cùng thăng trầm suốt lịch sử của xã hội Việt Nam Tại sao xã hội Việt
Nam ngày càng tiến bô, Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, có thể biến những sự việc không thể thành có thể thì Phật Giáo cũng càng phát triển? Tầm quan trọng và sự ảnh hưởng
của nó đến xã hội và con người Viêt Nam như thế nào? Đó là lý do chọn đề tài “PHẬT GIÁO,
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM”.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài :
Đề tài “PHẬT GIÁO, SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM” không phải là một đề tài mới, được rất nhiều nhà triết học nghiên cứu :
- Nguyễn Duy Cần - Tinh hoa Phật giáo ( NXB thành phố HCM) – 1997”,
- PGS Nguyễn Tài Thư - Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người ViệtNam hiện nay ( Nhà xuất bãn chính trị quốc gia – 1997)
- Lý Khôi Việt – Hai nghìn năm Việt Nam và Phật Giáo
- PTS Phương Kỳ Sơn – Lịch sử Triết học ( NXB chính trị quốc gia – 1999)
- Một số Hoc viên cao học và các bạn sinh viên cũng thực hiện đề tài trên
Trang 4 Tuy các sách và các đề tài tiểu luận của các tác giả đã đề cập nhiều đến sự ảnh hưởng củaPhật giáo đến đời sống con người ở những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, vào thời kí đó,khoa học kĩ thuật cũng như công nghệ thông tin chưa được phát triển sâu rộng cũng như sựtruyền bá của Phật giáo chưa được rộng rãi và nhanh chóng như những thập niên đầu của thế
kỷ 21 Thế kỷ của sự bùng nổ công nghệ thông tin trong cuộc sống! Do đó, để phát triển tiếp
đề tài theo hướng ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội và con người thời đại hiện nay, khi các đời sống con người ngày càng tiến bộ với sự trợ giúp của công nghệ thông tin cũng như khoa học kỹ thuật!
3 Mục đích - Nhiệm vụ của nghiên cứu :
b Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Tìm hiểu về lịch sử hình thành và nội dung chủ yếu của phật giáo
- Nêu lên được quan điểm về thế giới quan và nhân sinh quan của Đạo phật
- Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam và những triết lí của Đạo Phật ảnh hưởng đến trong từng thời kỳphát triển của đất nước và trong hoàn cảnh hiện tại như thế nào
- Trong thời điểm công nghệ số, Triết lý của Đạo Phật có còn phù hợp với thực tiễn và vai tròảnh hưởng như thế nào đến xã hội Việt Nam
4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài :
a Ý nghĩa khoa học:
- Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xãhội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng
Trang 5là không thể thực hiện được nên chúng ta cần vận dụng nó một cách hợp lý để góp phần đạtđược mục đích của thời kỳ quá độ cũng như sau này Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử, giáo lý,
và sự tác động của đạo Phật đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sứccần thiết Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ, nhân đạocủa Phật giáo giúp ta hiểu rõ tâm lý người dân hơn và qua đó tìm ra được một phương cách
để hướng đạo cho họ một nhân cách chính, đúng đắn
b Ý nghĩa thực tiễn:
Có thể nhận thấy, người Việt nảy sinh tư duy trừu tượng về phồn thực với hình thức ma thuật
mô phỏng là một dạng tôn giáo tín ngưỡng nguyên thuỷ Các nhà nghiên cứu đã phân tíchcác hình vễ được khắc trên thân trống đồng như cảnh chim bay, cảnh miêu tả các động vậtnhư trâu, bò để chứng minh cho luận thuyết: Người Việt khi đó đã có quan niệm về vũ trụquan với 3 thế giới: Trời - Đất – Nước Điều đó cho thấy, tư duy củ người Việt đã nhận thứcđược sự vận động vòng tròn để từ đó làm cơ sở cho việc tiếp nhận dễ dàng thuyết luôn hồicủa Phật giáo
Phật giáo với lý luận nhân quả, rõ ràng là cao siêu hơn ma thuật nhưng cũng không phải hoàntoàn xa lạ với người Việt Ma thuật đã chứng minh nhân nào quả ấy nhưng Từ Bi mới là tưtưởng chính của Phật giáo được đưa vào hệ tư tưởng Việt
Tư tưởng Từ Bi của phật giáo thấm đẫm trong tâm hồn Việt từ người bình dân đến kẻ tríthức, thể hiện trong truyện kể dân gian cũng như trong thơ văn bác học
Trong truyện kể dân gian, bao giờ Phật cũng hiện lên để cứu khổ, cứu nạn cho con người.Lấy chuyện Tấm Cám làm ví dụ Phật đã hiện lên giúp cho Tấm con cá bống, sai chim tớinhặt thóc, cho áo quần, giầy dép để đi chơi hội, lấy hoàng tử Mỗi lần Tấm bị hại, Phật lạihiện ra giúp Tấm, lúc là bụi trúc đào khi là quả thị Chuyện kể thấm đẫm tinh thần cứu khổ,cứu nạn của phật giáo với hình ảnh ông bụt đại từ đại bi, phổ độ chúng sinh
Phật giáo đã thổi vào tâm hồn người Việt một làn gió mát Từ Bi Chất Từ Bi của nhà Phậtthấm sâu không những trong những nghệ sĩ dân gian vô danh mà còn đi sâu vào lòng nhữngngười dân bình dị Đó là độ thấm sâu của tư tưởng Phật giáo vào văn hoá Việt Nam chứkhông phải tất cả tư tưởng Tứ Diệu Đế của Phật giáo
Trang 6Phật giáo vào Việt Nam mang đậm tinh dân gian đến nỗi những người dân mặc dù theo Phậtgiáo nhưng ít có hiểu biết về phật
Phật giáo có ảnh hưởng với văn hoá Việt Nam trong suốt triều dài lịch sử đất nước Hiện nayPhật giáo vẫn còn là một tác nhân tác động mạnh trong xã hội Chúng ta dễ nhận thấy Phậtgiáo đã mang đến cho người Việt những ngôi chùa cổ kính, những pho tượng bề thế rải khắpxóm làng làm tăng lòng từ bi và hướng thiện của người bình dân Phật giáo đã đưa đến mộttrung tâm văn hoá làng một thời sôi động Phật giáo cũng đã mang đến trong tâm hồn ngườiViệt một đời sống tâm linh sâu đậm từ khi du nhập cho đến nay Trong lịch sử, Phật giáocũng luôn gắn liền với vận mệnh của dân tộc Đến thế kỷ XX Phật giáo với những nhà sưTây học đã đóng góp một phần nhỏ trong sự thành công của cách mạng, mở ra một nước ViệtNam độc lập
Trang 7B NỘI DUNG
CHƯƠNG I : TÌM HIỂU LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHẬT GIÁO
1.1.Nguồn gốc ra đời
- Đạo Phật mang tên người sáng lập là Đà (hay buddha) Đạo phật chính là giáo lý mà Phật Đà
đã thuyết giảng Sau khi ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên,đạo Phật được lưu hành rộng rãi ở các quốc gia trong khu vực á - Phi, gần đây được truyền tớicác nước Âu - Mỹ Trong quá trình truyền bá của mình, đạo Phật đã kết hợp với tín ngưỡng, tậptục, dân gian, văn hoá bản địa để hình thành rất nhiều tông phái và học phái, có tác động vôcùng quan trọng với đời sống xã hội và văn hoá của rất nhiều quốc gia
- Buddha vốn là một thái tử tên là Tất Đạt Đa ( Siddharta), con trai của Trịnh Phạn Vương( Suđhodana) vua nước Trịnh Phạn, một nước nhỏ thuộc Bắc Ấn Độ ( nay thuộc đất Nê Pan )ông sinh ra vào khoảng năm 623 trước công nguyên Cuộc đời của Phật Thích Ca được kể lại ởtrong truyền thuyết như sau:
“ Vào một đêm Mahamaia, người vợ chính của Suđhodana, Vua của người Saia mơ thấy mìnhđược đưa tới hồ thiêng Anavatápta ở Himalaya Sau khi các thiên thần tắm rửa cho bà ở trong
hồ thiêng, thì có một con voi trắng khổng lồ có đoá hoa sen ở vòi bước tới và chui vào sườn bà.Ngày hôm sau các nhà thông thái được vời tới để giải mơ của Hoàng hậu Các nhà thông tháicho rằng giấc mơ là điềm Hoàng hậu đang có mang và sẽ sinh hạ được một Hoàng tử tuyệt vời,người sau này sẽ trở thành vị chúa tể của thế giới hoặc người thầy của thế giới Đến ngày, đếntháng, Hoàng hậu Mahamaia trở về nhà cha mình để sinh con Thế nhưng vừa đến khu vườnLumbini, cách thủ đô Capilavastu của người Sakia không xa, Hoàng hậu trở dạ và vị Hoàng tử
Trang 8đã ra đời Vừa ra đời, vị Hoàng tử tí hon đã đứng ngay dậy, đi bảy bước và nói: “ Đây là kiếpcuối cùng của ta, từ nay ta không phải luôn hồi một kiếp nào nữa!”.
- Đến ngày thứ năm một nghi thức trọng thể được tổ chức và Hoàng tử được đặt tên làSiđhartha Để ngăn cản Hoàng tử không nghĩ tới việc tu hành, đức vua cha đã tìm mọi cáchtạo ra quanh người con trai mình một cuộc sống vương giả Hoàng tử được học mọi kiến thức
để sau này trở thành một vị vua tài ba anh minh trị vì một đất nước ấn Độ bao la Thế rồi, nhàvua và quần thần đã kén cho Hoàng tử một người vợ kiều diễm Nhưng cuộc đời vương giảkhông cán dỗ được Hoàng tử trẻ tuổi Bốn sự việc do các thần tạo ra đã làm thay đổi hẳncuộc đời Hoàng tử Siddhartha Đó là một lần khi đang dạo chơi trong vườn, Hoàng tử thấymột ông già gày còm, ốm yếu rồi nhận ra một điều rằng mọi người rồi ai cũng phải già yếunhư thế ít lâu sau Hoàng tử lại được chứng kiến người ốm và người chết Ba hoàn cảnh trênlàm cho Hoàng tử băn khoăn, lo nghĩ về kiếp người và muốn cứu con người khỏi những trầmluôn đau khổ của kiếp luôn hồi: Sinh, lão, bệnh, tử chính sự việc thứ tư đã đem đến choHoàng tử niềm hi vọng và an ủi Lần đó, Hoàng tử nhìn thấy một vị hành khất dáng vẻ bầnhàn nhưng lại ung dung tự tại Vừa nhìn thấy vị hành khất Hoàng tử như bừng tỉnh và quyếtđịnh sẽ ra đi trở thành nhà hành khất như thế
- Được tin, đức vua Suddhôđana tìm mọi cách ngăn cản Hoàng tử Thế nhưng Hoàng tử khôngthể nào xua đi được bốn sự kiện mà mình đã chứng kiến khiến lòng dạ của Hoàng tử khônglúc nào được thanh thản Ngay cả tin mừng công chúa Yashôdhara sinh cho chàng mộtHoàng nam cũng không làm cho Hoàng tử Sidhartha vui Ngày đêm khi đứa con ra đời, khimọi người ngủ say, Hoàng tử lặng lẽ đến nhìn vợ và con lần cuối rối đánh thức người đánh
xe dậy cùng minh cưỡi con ngựa Canthaca yêu quý rời khỏi cung Khi đã rời khỏi đô thànhHoàng tử trút bộ áo Hoàng tộc và mặc lên người bộ quần áo thường dân Hoàng tử dùngkiếm cắt bộ tóc dài của mình và nhờ người đánh xe mang mớ tóc và quần áo về trao lại chođức vua Còn con ngựa Canthana vì đau khổ phải chia tay với ông chủ của nó nên đã lăn rachết ngay tại chỗ Rời hoàng cung, dứt áo ra đi, Hoàng tử Sidhartha đã trở thành nhà tu hành
- Thoạt đầu, Hoàng tử đi lang thang đây đó, sống theo kiểu khổ hạnh Sau đó, ngài vào rừng
Trang 9upanishad Học thuyết và thực hành giải thoát cá nhân của Upanishad không hấp dẫn Hoàng
tử Chàng đi tiếp và nhập vào nhóm năm người tu khổ hạnh Suốt sáu năm trường ép xácHoàng tử gần như chỉ còn bộ xương khô mà vẫn chưa tìm ra chân lý của sự giải thoát Ngàibèn bỏ cuộc sống tu hành khổ hạnh và trở lại ăn uống bình thường
- Khi Hoàng tử Sidhartha 35 tuổi, một hôm ngài đến ngồi dưới gốc cây bồ đề ở ngoại vi thànhphố Gaia thuộc vùng đất của vua Bimbisura, vua nước Magadha Cho đến một hôm có nàngSudjata, con gái của một nông dân trong vùng đem cho ngài một bát cơm to nấu bằng sữa Ănxong, ngài xuống sông tắm rửa, rồi trở lại gốc cây bồ đề Ngài ngồi thiền định và nguyện sẽkhông đứng dậy nếu không tìm ra sự giải thoát về điều bí ẩn của sự đau khổ Và Hoàng tử đãngồi dưới gốc cây bồ đề suốt 49 ngày đêm Bảy tuần lễ đó là cả một chuỗi ngày đầy thử thách
Để phá sự thiền định của Hoàng tử, con quỹ dữ Mara tìm mọi cách làm chàng nản chí Thoạtđầu, quỷ Mara biến thành một sứ giả đến báo cho Hoàng tử một tin bịa đặt là em trai Hoàng tử
là Đevađatta nổi loạn, bắt nhốt đức vua cha vào ngục và chiếm nàng Yashodrara làm vợ Thếnhưng tin dữ đó không làm cho Hoàng tử bận tâm Mara bèn cho gọi các quỷ dữ tới làm ramưa to, gió lớn gây ra động đất, lụt lội nhưng Hoàng tử vẫn ngồi bình thản dưới gốc cây bồ đề,cảm phục trước ý chí kiên định của Hoàng tử, rắn thần Naga dùng thân làm tán cho mưa giócho Hoàng tử ngồi Thấy thế quỷ dữ Mara bèn dùng biện pháp quyết liệt và tinh tế hơn để côngphá vào thành trì kiên định của Hoàng tử Sidhartha Nó cho gọi ba cô con gái xinh đẹp củamình là các nàng Khát vọng, khoái lạc và Dục vọng tới múa nhảy mê hoặc nhà tu hành trẻ tuổi.Thế nhưng biện pháp cuối cùng của quỷ Mara cũng thất bại và lũ quỷ phải dời khỏi gốc cây bồ
đề Rạng sáng ngày 49, Siddhartha đã tìm ra bí mật của sự đau khổ, đã tìm ra được vì sao thếgiới lại tràn đầy khổ đau và đã tìm ra được cách để chiến thắng sự đau khổ Siddhartha đãhoàn toàn giác ngộ và trở thành Buddha (Đấng giác ngộ) Sau khi giác ngộ Đức phật còn ngồitiếp bảy ngày nữa dưới cây bồ đề suy ngẫm về những chân lý diệu kỳ mà mình đã khám phá.Ngài phân vân không biết có nên phổ biến đạo pháp của mình cho thế giới không vì có huyềndiệu quá khó hiểu quá đối với mọi người Chính thượng đế Brahma phải giáng trần để khích lệĐức phật truyền bá đạo pháp của mình cho thế gian Chỉ khi đó Phật mới dời khỏi gốc cây bồ
đề đi đến khu vườn Lộc Uyển gần Varanasi để giảng bài thuyết pháp đầu tiên cho năm người
Trang 10bạn tu khổ hạnh của mình Sự kiện này được ghi chép lại như một sự kiện quan trọng nhất củaĐạo phật và được gọi là Phật quay bánh xe Đạo pháp ( chuyển Pháp Luân ) Giáo pháp mớicủa Đạ phật đã gây ấn tượng mạnh đối với năm nhà tu, họ nhanh chóng trở thành những môn
đồ đầu tiên của Đức Phật Vài ngày sau số môn đồ của Phật đã tăng lên 60 người, theo thờigian số môn đồ Đạo Phật ngày càng tăng và các tổ chức tăng gia đã ra đời
- Đến năm 80 tuổi, biết mình tuổi cao, sức yếu, Đức Phật cùng các môn đồ trở về chân núiHymalaya nơi ngài sinh ra và lớn lên Trên đường Phật đã chuẩn bị mọi thứ cho các môn đồ để
họ có thể tự lập được sau khi ngài viên tịch Và, tại một nơi thuộc ngoại vi thành phốCusinagara, Phật đã ra đi Câu nói cuối cùng của Phật là: “ Hỡi các tì kheo tất cả những gìđang tồn tại rồi sẽ qua đi Vậy các người càng không nên ngừng gắng sức!”
1.2 Nội dung chủ yếu của tư tưởng triết học Phật giáo.
Tư tưởng triết lý Phật giáo được tập trung trong một khối lượng kinh điển rất lớn, được tổchức thành ba bộ kinh lớn gọi là tam tạng gồm:
- Tạng Luận: Gồm toàn bộ những giới luật của Phật giáo qui định cho cả năm bộ phái Phậtgiáo như: “ Tứ phần luật” của thượng toạ bộ, Maha tăng kỷ luật của “Đại chúng bộ”, căn bảnnhất thiết hữu bộ luật” Sau này còn thêm các Bộ luật của Đại Thừa như An lạc
- Tạng kinh: Chép lời Phật dạy, trong thời kỳ đầu tạng kinh gồm nhiều tập dưới dạng các tiền
đề, mỗi tập được gọi là một Ahàm
- Tạng luận: Gồm những bài bình chú, giải thích về giáo pháp của Phật giáo Tạng luận gồmbảy bộ thể hiện một cách toàn diện các quan điểm về giáo pháp của Phật giáo
Tư tưởng triết học Phật giáo trên hai phương diện, về bản thể luận và nhân sinh quan, chứađựng những tư tưởng duy vật và biện chứng chất phác
Phật giáo cho rằng các sự vật và hiện tượng trong vũ trụ ( chử pháp ) là vô thuỷ, vô chung(vô cùng, vô tận) Tất cả thế giới đều ở quá trình biến đổi liên tục (vô thường ) không có một
vị thần nào sáng tạo ra vạn vật cả Tất cả các Pháp đều thuộc về một giới ( vạn vật đều nằmtrong vũ trụ) gọi là Pháp giới Mỗi một pháp ( mỗi một sự v iệc hiện tượng, hay một lớp sựviệc hiện tượng) đều ảnh hưởng đến toàn Pháp Như vậy các sự vật, hiện tượng hay các quá
Trang 11Tác phẩm “ thanh dung thực luận” của kinh phật viết rằng: “ Có người cố chấp là có Đại tựnhiên là bản thể chân thực bao khắp cả, lúc nào cũng thường định ra chu pháp(1) đạo Phật chorằng toàn bộ chư pháp đều chi chi phối bởi luật nhân quả, biến hoá vô thường, không có cái bảnngã cố định, không có cái thực thể, không có hình thức nào tồn tại vĩnh viễn cả Tất cả đều theoluật nhân quả biến đổi không ngừng và chỉ có sự biến hoá ấy là thường còn ( vĩnh viễn ) Cáinhân nhờ có cái duyên mới sinh ra được mà thành quả Quả lại nhờ có duyên mà thành nhânkhác, nhân khác lại thành quả Quả lại nhờ có duyên mà thành nhân khác, nhân khác lại nhờ códuyên mà thành quả mới Cứ thế nối nhau vô cùng vô tận mà thế giới, vạn vật, muôn loài, cứsinh sinh, hoá hoá mãi.
- Như vậy ngay từ đầu Phật giáo đã đặt ra mục đích giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học mộtcách biện chứng và duy vật Phật giáo đã gạt bỏ vai trò sáng tạo thế giới của các “đấng tối cao”của “Thượng đế” và cho rằng bản thể của thế giới tồn tại khách quan và không do vị thần nàosáng tạo ra cả Cái bản thể ấy chính là sự thường hằng trong vận động của vũ trụ, là muôn ngànhình thức của vạn vật trong vận động, nó có mặt trong vạn vật nhưng nó không dừng lại ở bất kỳhình thức nào Nó muôn hình vạn trạng nhưng lại tuân hành nghiêm ngặt theo luật nhân quả
- Do qui luật nhân quả mà vạn vật ở trong quá trình biến đổi không ngừng, thành, trụ, hoại, diệt( sinh thành, biến đổi, tồn tại, tan rã và diệt vong) Quá trình đó phổ biến khắp vạn vật, trong vũtrụ, nó là phương thức thay đổi chất lượng của sự vật và hiện tượng
- Phật giáo trong quá trình giải thích sự biến hoá vô thường của vạn vật, đã xây dựng nền thuyết “nhân duyên” trong thuyết “nhân duyên” có ba khái niệm chủ yếu là Nhân, Quả và Duyên
- Cái gì phát động ra ở vật gây ra một hay nhiều kết quả nào đó, được gọi là Nhân
- Cái gì tập lại từ Nhân được gọi là Quả
- Duyên: Là điều kiện, mối liên hệ, giúp Nhân tạo ra Quả Duyên không phải là một cái gì đó cụthể, xác định mà nó là sự tương hợp, điều kiện để giúp cho sự biến chuyển của vạn Pháp
- Ví dụ hạt lúa là cái quả của cây lúa đã thành, mà lại là cái nhân của cây lúa sắp thành Lúa muốnthành cây lúa có bông lại phải nhờ có điều kiện và những mối liên hệ thích hợp như đất, nước,không khí, ánh sáng Những yếu tố đó chính là Duyên
1 1 (1) Dẫn theo Đoàn Chớnh - Lương Minh Cừ - LSTH Ấn Độ cổ đại 1921
Trang 12- Trong thế giới sinh vật, khi đã giải thích về nguyên nhân biến hoá vô thường của nó, từ quá khứđến hiện tại, từ hiện đại tới tương lại Phật giáo đã trình bày thuyết “ Thập Nhị Nhân Duyên”( mười hai quan hệ nhân duyên) được coi là cơ sở của mọi biến đổi trong thế giới hiền sinh, mộtcách tất yếu của sự liên kết nghiệp quả.
+ Vô minh: ( là cái không sáng suốt, mông muội, che lấp cái bản nhiên sáng tỏ)
+ Hành: ( là suy nghĩ mà hành động, do hành động mà tạo nên kết quả, tạo ra cái nghiệp, cái nếp
Do hành động mà có thức ấy là hành làm quả cho vô minh và là nhân cho Thức)
+ Thức: ( Là ý thức là biết Do thức mà có Danh sắc, ấy là Thức làm quả cho hành và làm nhâncho Danh sắc)
+ Danh sắc: ( Là tên và hành ta đã biết tên ta là gì thì phải có hình và tên của ta Do danh sắc
mà có Lục xứ, ấy danh sắc làm quả cho thức và làm nhân cho Lục xứ)
+ Lục xứ hay lục nhập: ( Là sáu chỗ, sáu cảm giác: Mắt, mũi, lưỡi, tai, thân và tri thức Đã cóhình hài có tên phải có Lục xứ để tiếp xúc với vạn vật Do Lục nhập mà có xúc - tiếp xúc ấy
là Lục xứ làm quả cho Danh sắc và làm nhân cho Xúc.)
+ Xúc: ( Là tiếp xúc với ngoại cảnh qua sáu cơ quan xúc giác gây nên cmở rộng xúc, cảmgiác Do xúc mà có thụ ấy là xúc làm quả cho Lục xứ và làm nhân cho Thụ.)
+ Thụ: (Là tiếp thu, lĩnh nạp, những tác động bên ngoài tác động vào mình Do thụ mà có ái
ấy là thụ làm quả cho Xúc và làm nhân cho ái.)
+ ái: (Là yêu, khát vọng, mong muốn, thích Do ái mà có Thủ Do ấy, ái làm quả cho Thụ vàlàm nhân cho Thủ.)
+ Thủ: ( Là lấy, chiếm đoạt cho minh Do thủ mà có Hữu Do vậy mà Thủ làm quả cho ái vàlàm nhân cho Hữu.)
+ Hữu: ( Là tồn tại, hiện hữu, ham, muốn, nên có dục gây thành cái nghiệp Do Hữu mà cósinh, do đó Hữu là quả của Thủ và làm nhân của Sinh)
+ Sinh: ( Hiện hữu là ta sinh ra ở thế gian làm thần thánh, làm người, làm súc sinh Do sinh
mà có Tử, ấy là sinh làm quả cho Hữu và làm nhân cho Tử)
Trang 13+ Lão tử: ( Là già và chết, đã sinh ra là phải già yếu mà đã già là phải chết Nhưng chết sống
là hai mặt đối lập nhau không tách rời nhau Thể xác tan đi là hết nhưng linh hồn vẫn ở trongvòng vô minh Cho nên lại mang cái nghiệp rơi vào vòng luân hồi ( khổ não)
- Thập nhị nhân duyên như nước chảy kế tiếp nhau không bao giờ cạn, không bao giờ ngừng,nên đạo Phật là Duyên Hà Các nhân duyên tự tập nhau lại mà sinh mãi mãi gọ là Duyên hàmãn Đoạn này do các duyên mà làm quả cho đoạn trước, rồi lại do các duyên mà làm nhâncho đoạn sau Bởi 12 nhân Duyên mà vạn vật cứ sinh hoá vô thường
- Mối quan hệ Nhân - Duyên là mối quan hệ biện chứng trong không gian và thời gian giữa vạnvật Mối quan hệ đó bao trùm lên toàn bộ thế giới không tính đến cái lớn nhỏ, không tính đến sựgiản đơn hay phức tạp Một hạt cát nhỏ được tạo thành trong mối quan hệ nhân quả của toàn vũtrụ Cả vũ trụ hoà hơp tạo nên nó Cũng như nó hoà hợp tạo nên cả vũ trụ bao la Trong một cótất cả trong tất cả có một Do nhân Duyên mà vạn vật sinh hay diệt Duyên hợp thì sinh, Duyêntan thì diệt
- Vạn vât sinh hoá vô cùng là do ở các duyên tan hợp, hợp tan nối nhau mà ra Nên vạn vật chỉtồn tại ở dạng tương đối, trong dòng biến hoá vô tận vô thường vô thực thể, vô bản ngã, chỉ là hư
ảo Chỉ có sự biến đổi vô thường của vạn vật, vạn sự theo nhân duyên là không thay đổi
- Do vậy toàn bộ thế giới đa dạng, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ cũng chỉ là dòng biến hoá hư
ảo vô cùng, không có gì là thường định, là thực, là không thực có sinh, có diệt, có người, cómình, có cảnh, có vật, có không gian, có thời gian Đó chính là cái chân lý cho ta thấy được cáichân thế tuyệt đối của vũ trụ Thấy được điều đó gọi là “ chân như” là đạt tới cõi hạnh phúc, cựclạc, không sinh, không diệt, niết bàn
- Thế giới của chúng sinh (loài người) cũng do nhân duyên kết hợp mà thành Đó là sự kết hợpcủa hai thành phần: Phần sinh lý và phần tâm lý
- Cái tôi sinh lý tức là thể xác, hình chất với yếu tố “ sắc” ( địa, thuỷ, hoá, phong ) tức là cái cảmgiác được
- Cái tôi tâm lý ( tinh thần ) linh hồn tức là “tâm” với 4 yếu tố chỉ có tên gọi mà không có hìnhchất gọi là “ Danh”
Trang 14- Trong “Sắc’ gồm những cái nhìn thấy được cũng như những thứ không nhìn thấy được nếu nónằm trong quá trình biến đổi của “sắc” gọi là “vô biến sắc” như vật chất chuyển hoá thành nănglượng chẳng hạn.
- Bốn yếu tố do nhân duyên tạo thành phần tâm lý ( tinh thần ) của con người là:
+ Thụ: Những cảm giác, cảm thụ về khổ hay sướng, đưa đến sự xúc chạm lĩnh hội thân haytâm
+ Tưởng: Suy nghĩ, tư tưởng
+ Hành: ý muốn thúc đẩy hành động
+ Thức: Nhận thức, phân biệt đối tượng tâm lý ta là ta
- Hai thành phần tạo nên từ ngũ uẩn do Nhân - Duyên tạo thành mỗi sinh vật cụ thể có danh và
có sắc Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta Duyên tan ngũ uẩn thì là diệt Quá trình hợp tan ngũ uẩn
do Nhân - Duyên là vô cùng tận
- Các yếu tố của ngũ uẩn cũng luôn luôn biến hoá theo qui luật nhân hoá không ngừng khôngnghỉ, nên mọi sinh vật cũng chỉ là vụt mất, vụt còn Không có sự vật riêng biệt, cố định,không có cái tôi, cái tôi hôm qua không còn là cái tôi hôm nay Kinh Phật có đoạn viết “ Sắcchẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc là không, không là sắc Thụ, Tưởng, Hành,Thức cũng đều như thế”
- Như vậy thế giới là biến ảo vô thường, vô định Chỉ có những cái đó mới là chân thực, vĩnhviễn, thường hằng Nếu không nhận thức được nó thì con người sẽ lầm tưởng ta tồn tại mãimãi, cái gì cũng thường định, cái gì cũng của ta Do đó, mà con người cứ khát ái, tham dục
cứ mong muốn và hành động chiếm đoạt tạo ra kết quả mà kết quả đó có thể tốt, có thể xấugây nên nghiệp báo, rơi vào bể khổ triền miên không bao giờ dứt
- Sở dĩ có nỗi khổ là do qui định của Luật nhân quả Vì thế mà ta không thấy được cái luậtnhân bản của mình ( bản thể chân thực ) Khi đã mắc vào sự chi phối của Luật Nhân - Duyên,thì phải chịu nghiệp báo và kiếp luân hồi, luân chuyển tuần hoàn không ngừng, không dứt
- Nghiệp và luân hồi không những chỉ là những khái niệm của Triết học Phật giáo mà có từtrong Upanishad
Trang 15- Nghiệp chữ phạn và Karma là cái do những hoạt động của ta, do hậu quả việc làm của ta, dohành động của thân thể ta Được gọi là “ thân nghiệp”, còn hậu quả của những lời nói của ta,phát ngôn của ta thì được gọi làg “ khẩu nghiệp” Hay những cái do ý nghĩ của ta, do tâm tuecủa ta gây nên được gọi là ‘ý nghiệp” Tất cả những thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp là do
ta tham dục mà thành, do ta muốn thoả mãn tham vọng của mình gây nên Sở dĩ ta tham dục
vì ta chưa hiểu đươc chân bản vốn có của ta cũng như vạn vật là luôn luôn biến đổi không có
- Sau khi lý giải được nỗi khổ ở cuộc đời con người là do “ thập nhị nhân duyên” làm cho conngười rơi vào bể trầm luân Đạo Phật đã chủ chương tìm con đường diệt khổ Con đường giảithoát đó không những đòi hỏi ta nhận thức được nó mà cao hơn ta phải hành động, phải thấmnhuần tứ diệu đế
- Tứ diệu đế: Là bốn sự thật chắc chắn, bốn chân lý lớn, đòi hỏi chúng sinh phải thấu hiểu vàthực hiện nó Tứ diệu đế gồm:
+ 1 Khổ đế: Con người và vạn vật sinh ra là khổ, ốm đau là khổ, già yếu là khổ, chết là khổ,ghét nhau mà phải sống gần nhau là khổ, yêu nhau mà phải chia lìa nhau là khổ, mất là khổ
mà được cũng là khổ Những nỗi khổ ấy từ đâu? chúng ta tiếp tục tìm hiểu Tập đế
+ 2 Tập đế: Tập là tập hợp, tụ tập lại mà thành Vậy do những gì tụ tập lại mà tạo ra nỗi khổcho chúng sinh? Đó là do con người có lòng tham, dâm (giận dữ ), si ( si mê, cuồng mê, mêmuội) và dục vọng Lòng tham và dục vọng của con người xâu xé là do con người không
Trang 16nắm được nhân duyên Vốn như là một định luật chi phối toàn vũ trụ Chúng sinh khômg biếtrằng mọi cái là ảo ảnh, sắc sắc, không không Cái tôi tưởng là có nhưng thực là không Vìkhông hiểu được ra nỗi khổ triền miên, từ đời này qua đời khác.
+ 3 Diệt đế: Là phải thấu hiểu được “ Thập nhị nhân duyên” để tìm ra được căn nguyên của
sự khổ - để dứt bỏ từ ngọn cho đến gốc rễ của cái khổ Thực chất là thoát khỏi nghiệpchướng, luân hồi, sinh tử
+ 4 Đạo đế: Là con người ta phải theo đế diệt khổ, phải đào sâu suy nghĩ trong thế giới nộitâm ( thực nghiệm tâm linh ) Tuy luyện tâm trí, đặc biệt là thực hành YOGA để đạt tới cõisiêu phàm mà cao nhất là đạt tới cõi phận là đạt tới trình độ giác ngộ bát nhã Tới chừng đó
sẽ thấy được chân như và thanh thản tuyệt đối, hết ham muốn, hết tham vọng tầm thường, tức
là đạt tới cói “niết bàn” không sinh, không diệt
o Thực hiện Đạo đế là một quá trình lâu dài, kiên trì, giữ nguyên giới luật tập trungthiên định cao độ Phật giáo đã trình bày 8 con đường hay 8 nguyên tắc ( Bát chínhĐạo - buộc ta phải tuân thủ bát chính đạo gồm:
o Chính kiến: Phải nhận thức đúng, phân biệt được phải trái, không để cho những cái saiche lấp sự sáng suốt
o Chính tư duy: Suy nghĩ phải, phải chính, phải đúng đắn
o Chính nghiệp: Hành động phải chân chính, phải đúng đắn
o Chính ngữ: Nói phải đúng, không gian dối, không vu oan cho người khác
o Chính mệnh: Sống trung thực, không tham lam, vụ lợi, gian tà, không được bỏ điềunhân nghĩa
o Chính tịnh tiến: Phải nỗ lực, siêng năng học tập, có ý thức vươn lên để đạt tới chân lý
o Chính niệm: Phải luôn luôn hướng về đạo lý chân chính, không nghĩ đến những điềubạo ngược gian ác
o Chính định: Kiên định tập trung tư tưởng vào con đường chính, không bị thoái chí, laychuyển trước mọi cán dỗ
Trang 17o Muốn thực hiện được “ Bát chính đạo” thì phải có phương pháp để thực hiện nhằmngăn ngừa những điều gian ác gây thiệt hại cho mình và những người làm điều thiện
có lợi ích cho mình và cho người Nội dung của các phương pháp đó là thực hiện “Ngũ giới” ( năm điều răn ) và “Lục độ” (Sáu phép tu )
o “Ngũ giới” gồm:
+ Bất sát: Không sát sinh+ Bất đạo: Không làm điều phi nghĩa
+ Bất dâm: Không dâm dục
+ Bất vọng ngữ: Không bịa đặt, không vu oan giáo hoạ cho kẻ khác, không nói dối
o “Lục độ” gồm:
+ Bố thí: Đêm công sức, tài trí, của cải để giúp người một cách thành thực chứ không
để cầu lợi hoặc ban ơn
+ Trí giới: Trung thành với điều răn, kiên trì tu luyện
+ Nhẫn nhục: Phải biết kiên nhẫn, nhường nhịn, chịu đựng để làm chủ được mình.+ Tịnh tiến: Cố gắng nỗ lực vươn lên
+ Thiền định: Tư tưởng phải tập trung vào điều ngay, chính không để cho cái xấu che.+ Bát nhã: Trí tuệ thấy rõ hết, hiểu thấu hết mọi chuyện trên thế gian
o Tóm lại: Phật giáo cho rằng chỉ có bằng sự kiên định để thực hiện “Bát hành đạo”,
“Ngũ giới”, “Lục độ” thì chúng sinh mới có thể giải thoát mình ra khỏi nỗi khổ Phậtgiáo không chủ trương giải phóng bằng cách mạng xã hội Mặc dù Phật giáo lên án rấtgay gắt chế độ người bóc lột người, chống lại chủ nghĩa duy tâm cua Bàlamôn giáo
Đó là một trong những nhược điểm đồng thời cũng là ưu điểm nửa vời của Đạo phật.Đứng trước bể khổ của chúng sinh Phật giáo chủ trương cải tạo tâm linh chứ khôngphải cải tạo thế giới hiện thực Như vậy Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vô thần,phủ nhận đấng sáng tạo ( vô ngã, vô tạo giả) và có tư tưởng biện chứng ( vô thường, lýthuyết Duyên khởi ) Tuy nhiên, Triết học Phật giáo cũng thể hiện tính duy tâm chủquan khi coi thế giới hiện thực là ảo giả và do cái tâm vô minh của con người tạo ra
Trang 18
CHƯƠNG II : THẾ GIỚI QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
I Thế giới quan Phật giáo.
Thế giới quan Phật giáo chịu ảnh hưởng của hai luận điểm, thể hiện qua 4 luận thuyết cơ bản:thuyết vô thường, thuyết vô ngã, thuyết nhân quả, thuyết nhân duyên khởi
1.1 Thuyết vô thường.
Vô thường là không thường còn, là chuyển biến thay đổi Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạnvật, thân và tâm ta Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là thường trụ, bất biến Với ngũ quanthô thiển của ta, ta lầm tưởng sự vật là yên tĩnh, là bất động nhưng thật ra là nó luôn luôn ở thểđộng, nó chuyển biến không ngừng Sự chuyển biến ấy diễn ra dưới hai hình thức
Trang 19a) Một là Sátna( Kshana ) vô thường: là một sự chuyển biến rất nhanh, trong một thời gianhết sức ngắn, ngắn hơn cả một nháy mắt, một hơi thở, một niệm, một sự chuyển biến vừa khởilên đã chấm dứt Phật dùng danh từ Satna để chỉ một khoảng thời gian hết sức ngắn.
b) Hai là: Nhất kỳ vô thường Là sự chuyển biến trong từng giai đoạn Sự vô thường thứnhất là trạng thái chuyển biến nhanh chóng, liên tiếp, ngắn ngủi, thường là ta không nhận ra màkết quả là gây ra sự vô thường thứ hai Nhất kỳ vô thường là trạng thái chuyển biến rõ rệt, kếtthúc một trạng thái cũ, chuyển sang một trạng thái mới Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo luật:Thành - Trụ - Hoại - Không
- Vạn vật được cấu thành, trụ một thời gian, sau đó chuyển đến diệt, thành, hoại, không
- Các sinh vật đều tuân theo luật: Sinh, trụ, di, diệt
- Một hành tinh, một ngôi sao có thời kỳ vũ trụ kéo dài hàng triệu năm, một cây có thể trụ hàngngàn năm, một sinh vật có thể trụ được hàng trăm năm, bông hoa phù dung chỉ trụ trong mộtngày - sớm nở, chiều tàn Xung quanh ta sự vật chuyển biến không ngừng Theo luật vôthường, không phải khi sinh ra mới gọi là sinh, khi vạn vật diệt mới gọi là diệt mà từng phút,từng dây, từng Satna, vạn vật sống để mà chết và chết để mà sống Sống, chết tiếp diễn liên tụcvới nhau bất tận như một vòng tròn
- Không những thân ta chuyển biến không ngừng mà tâm ta cũng không ngừng chuyển biến.Như dòng nước thác, như bọt bể, trong Satna này, trong tâm ta nổi lên một ý niệm thiện, chỉtrong Satna sau, trong tâm ta đã có thể khơi lên một ý niệm ác Tâm ta luôn luôn chuyển biếnnhư thế Phật gọi là tâm phan duyên Trong kinh Thủ năng Nghiệm quyển một Phật gọi cái tâmphan duyên ấy là cái tâm biết cái này, nghĩ cái khác, cái tâm vọng động do duyên với tiền trần
mà có, theo cách trần mà luôn luôn thay đổi, chuyển biến mà không Satna nào ngừng
- Không những tâm, thân ta chuyển biến mà các hình thái xã hội theo thời gian cũng chuyểnbiến: Xã hội công xã nguyên thuỷ > Xã hội chiếm hữu nô lệ > Xã hội phong kiến > Xãhội tư bản > Xã hội XHCN Đó là quy luật xã hội và cũng không phù hợp với thuyết vôthường của Đạo Phật
- Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, là cơ sở của lý luận chophương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu dưỡng theo giáo lý phật
Trang 20- Trong thế gian có những người không biết lý vô thường của Phật, có những nhận thức sai lầm
về sự vật là thường còn, là không thay đổi, không chuyển biến Nhận thức sai lầm như thế phậtgiáo gọi là ảo giác hay huyễn giác Vì nhận thức thân ta là thường còn nên nảy ra ảo giác muốnkéo dài sự sống để hưởng thụ, để thoả mãn mọi dục vọng Khi luật vô thường tác động đến bảnthân thì sinh ra phiền não đau khổ
- Ngược lại, nếu thấu lý vô thường một cách nông cạn, cho chết là hết, đời người ngắn ngủi,phải mau mau tận hưởng những thú vui vật chất, phải sống gấp, sống vội Cuộc sống như thế làsống trụy lạc, sa đọa trong vũng bùn của ngũ dục, sống phiền não đau khổ trước sự chuyểnbiến của sự vật, trước sự sinh- trụ, dị diệt, trước sự thành, trụ hoại không nó diễn ra hàng ngày
1.2 Thuyết vô ngã.
Từ thuyết vô thường Phật nói sang vô ngã Vô ngã là không có cái ta Thực ra làm gì cũng cócái ta trường tồn, vĩnh cữu vì cái ta nó biến đổi không ngừng, biến chuyển từng phút, từng giờ,từng Satna
- Một câu hỏi được đặt ra vậy cái ta ở giây phút nào là cái ta chân thực, cái ta bất biến ? Cái ta màPhật nói trong thuyết vô ngã gồm có hai phần:
Cái ta sinh tức thân
Cái ta tâm lý tức tâm
- Theo kinh Trung Quốc Ahàm, cái ta sinh lý chỉ là kết hợp của bốn yếu tố của bốn đại là: địa ,thuỷ, hoả , phong
- Địa đại là cái đặc cứng như tóc, răng, móng chân, móng tay, da , thịt, các cơ, xương, tủy, timgan, thận,
- Thủy đại là những chất lỏng như mật ở trong gan, máu, mồ hôi, bạch huyết, nước mắt,
- Hoả đại là những rung động của cơ thể như hơi thở, chất hơi ở trong dạ dầy, ở ruột
- Những thứ đó không phải là ta, ta không phải là nhưng thứ đó, những thứ đó không thuộc về ta
- Cái mà ta gọi là cái ta sinh lý chỉ là một khoảng không gian giới hạn bởi sự kết hợp của da thịt,cũng như cái mà ta gọi là túp lều chỉ khoảng không gian giới hạn bởi gỗ, tranh, bùn để trát vách
mà thôi
Trang 21- Tứ đại ( địa, thuỷ, hoả, phong) nêu trên thoáng là của ngoại cảnh, thoáng là của ta Vậy thực sự
nó là của ai ? Vả lại khi bốn yếu tố này rời nhau trở về thể của nó thì không có gì ở lại để có thểgọi là cái ta được nữa Cho nên cái mà ra gọi là cái ta sinh lý chỉ là một giả tưởng, một nhất hợpsinh lý mà thôi
- Còn cái ta tâm lý gồm : thụ, tưởng, hành, thức Bốn ấm này cùng với sắc ấm che lấp trí tuệ làmcho ta không nhận thấy được cái ta chân thực cái ta Phật tính, cái chân ngã của chúng ta Cáichân lý gồm những nhận thức, cảm giác, suy tưởng, là sự kết hợp của thất tỉnh: Hỷ, nộ, ai, lạc,
ái , nỗ, dục
- Thuyết vô ngã làm cho người ta không còn ai tin là có một linh hồn vĩnh cửu, tồn tại kiếp nàysang kiếp khác, đời này qua đời khác Sự tin có một linh hồn dẫn dắt đến sự cúng tế linh hồn làhành động của sự mê tín
- Quan niệm có một linh hồn bất tử, một cái ta vĩnh cửu là nguồn gốc sinh ra những tình cảm,những tư tưởng ích kỷ, những tham dục vô bờ của những kẻ dựa vào sức mạnh phi nghĩa để làmlợi cho mình, tức là cho cái ta mà họ coi là thường còn, bất biến Còn đối với những người bị hàhiếp, bị bóc lột thì sự mê tín có cái ta vĩnh cửu dẫn đến tư tưởng tiêu cực, chán đời phó mặc cho
số mệnh, hy vọng làm lại cuộc đời ở kiếp sau
- Hai thuyết vô thường, vô ngã là hai thuyết cơ bản trong giáo lý Phật Chấp ngã chấp có cái tathường còn là nguồn gốc của vô minh mà vô minh là đầu mối của luân hồi sinh tử sinh ra đaukhổ cho con người Căn cứ trên hai thuyết vô thường và vô ngã Phật đã xây dựng cho đệ tử mộtphương thức sống, một triết lý sống lấy vị tha làm lý tưởng cao cả cho cuộc sống của mình, haynói một cách khác một cuộc sống một người vì mọi người, mọi người vì một người
1.3 Thuyết Lý nhân duyên sinh.
- Với lý nhân duyên sinh Phật muốn nói tới một định lý Theo định lý ấy sự vật vạn vật pháttriển trên thế gian đều do các nhân duyên hội họp mà thành, sự vật, vạn pháp sẽ kiến diệt khinhân duyên tan rã
Trang 22- Nhân là năng lực phát sinh, duyên là lực hỗ trợ cho nhân phát sinh Như cây lúa thì hạt lúa lànhân, nước, ánh sáng mặt trời, công cày bừa gieo trồng là duyên Nhân duyên đó hội họpsinh ra cây lúa Tất cả mọi hiện tượng đều nương nhau mà hành động Nói nương nhau cónghĩa là sự vật tác động, kết hợp, chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau mà thành Đó là nhân duyên.Nói về thứ nhân duyên trong kinh Phật có câu:
Nhược sử hữu, tắc bỉ hữu
Nhược sử sinh, tắc bỉ sinh
Nhược thử vô, tắc bỉ vô
Nhược thử diệt, tắc bỉ diệt
Có nghĩa là:
Cái này có thì cái kia có
Cái này sinh thì cái kia sinh
Cái này không thì cái kia không
Cái này diệt, thì cái kia diệt
- Tất cả các pháp đều sinh, diệt và tồn tại trong sự liên hệ mật thiết với nhau, không mộtpháp nào có thể tồn tại độc lập tuyệt đối
- Sự vật chỉ “ có “ một cách giả tạo, một cách vô thường
- Nhân duyên hội họp thì sự vật là “ có “
- Nhân duyên tan dã thì sự vật là “ Không “
- Người thế gian không tu dưỡng tưởng lầm sự vật, vạn pháp là thực có, là vĩnh viễn nênbám giữ vào các pháp vào sự vật ( sinh mệnh, danh vọng, tiền tài ) Nhưng thực ra cácpháp là vô thường, là chuyển biến và khi tan dã thì người thế gian thương tiếc, đau khổ
- Thế giới vũ trụ, vạn pháp đều cấu thành bởi hệ thống nhân duyên trùng trùng điệp điệp.Các pháp không có thực thể, chỉ vì nhân duyên hoà hợp mà có, một cáh giả hợp mà sinh
ra Bởi thế tìm kiếm đến cùng cũng không thấy vạn pháp có “ thủy “ và xét đến muôn đờicũng không thấy vạn pháp có “ chung “ Vạn pháp là vô thủy, cái nguyên nhân đầu tiêncủa các pháp hay cái chung cùng của sự vật