Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
1,17 MB
Nội dung
Giới thiệuchitiết14bứchoạthờitửđạo(2)
Trong bài viết trước, chúng tôi đã giớithiệu khái quát về 14bứchoạthờitử đạo
hiện được lưu giữ tại Hội Thừa Sai Paris (MEP). Vì thời gian, bối cảnh lịch sử, tôn
giáo và xã hội mà các bứchoạ diễn tả đã trở nên khá xa lạ với phần đông khán giả
của thế kỉ 21, chúng tôi mạo muội tra cứu và dùng đôi chút hiểu biết ít ỏi của mình
để tường giải, nhằm giúp những ai quan tâm có thêm thông tin về một giai đoạn
đau thương nhưng hào hùng của Hội Thánh tại Việt Nam. Chúng tôi xin lần lượt
giới thiệu các bứchoạ theo trình tựthời gian diễn ra các vụ án. Chúng tôi cũng sẽ
cố gắng, trong khả năng và điều kiện tư liệu cho phép, đọc những chữ Hán được
ghi trên các bức hoạ.
1. Bứchoạ cuộc tử đạo của cha Phêrô Lê Tuỳ, ngày 11-10-1833 tại Nghệ An
Bức hoạ cao 1,660 m, rộng 0,942 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng. Bứchọa
chủ yếu được vẽ theo luật đồng hiện. Nét vẽ trong bứchọa này khá sắc sảo. Chúng
tôi tạm chia bố cục bứchoạ làm bốn phần: bị bắt – bị giam cầm – giải ra pháp
trường – hành quyết.
Bị bắt: Góc phải, phần dưới của bứchoạ vẽ cảnh thánh nhân bị bắt. Trước tiên là
hình ảnh một xóm nhỏ, phía trước xóm có cổng và con đường với dòng chữ Hán
“Thanh Trác (?[1]) thôn” (lương dân thôn Thanh Trác đã bắt cha Phêrô Lê Tuỳ
trên đường ngài đi kẻ liệt vào ngày 25-6-1833[2]). Con đường trước thôn Thanh
Trác hướng về phía một khu nhà có tường bao quanh. Liền phía trên khu nhà này
có dòng chữ Hán “Thanh Chương huyện”[3]. Ở góc dưới cùng của bứchoạ là hình
một chòi canh, gần đó có dòng chữ Hán “Sa Nam đồn”. Cổng huyện lị Thanh
Chương có con đường dẫn tới bến đò. Bên kia sông là đoàn người áp giải cha
Phêrô Lê Tùy, người đeo gông, có một viên quan dẫn đầu và một nhóm lính vác
gươm và gậy đi theo, đoàn người tiến về phía một toà thành nhỏ, phía trên có dòng
chữ Hán “Anh (?) Sơn phủ”. Chếch về phía trái, góc dưới có một số ngôi nhà, phía
trên là dòng chữ Hán “Vân Đồn xã”.
Bị giam: Phía trên cùng, góc phải là một toà thành với dòng chữ Hán “Nghệ An
tỉnh”, hai cổng một bên là “Nam môn”, một bên là “chính Đông môn”. Trong
thành, tại một căn nhà, cha Phêrô Lê Tùy đeo gong, nơi ngôi ngà có chữ “ngục
thất”.
Giải ra pháp trường: Phía ngoài toà thành là đoàn quân gươm giáo tuốt trần áp giải
thánh nhân ra pháp trường, có một viên quan cưỡi voi chỉ huy đoàn quân, trên đầu
viên quan là dòng chữ “giám sát quan”. Chếch về phía trái là dòng chữ Hán “tống
chí luận hình” – dẫn ra pháp trường. Một tên lính đi trước thánh nhân, trên vai vác
bản luận tội với hàng chữ “Minh Mạng thập tứ niên bát nguyệt …”
[...]... 4 Bứchoạ cuộc tử đạo của thầy Phanxicô Xaviê Nguyễn Cần, ngày 20-111837 tại Hà Nội Bứchọa cao 1,675 m, rộng 1,196 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng và được vẽ theo luật đồng hiện Nét vẽ trong bứchọa này kém sắc sảo so với các bứchọa khác Chúng tôi tạm chia bố cục bứchoạ làm bốn phần: thẩm vấn 1 – thẩm vấn 2 – dẫn ra pháp trường – cảnh hành quyết Thẩm vấn 1: Ở góc trái, phía dưới, bứchọa giới. .. 6 Bứchoạ cuộc tử đạo của ông Micae Nguyễn Huy Mĩ, Antôn Nguyễn Đích và cha Giacôbê Đỗ Mai Năm, ngày 12-08-1838 tại Nam Định Đây là bứchọa lớn nhất, chi u cao 1,804 m, chi u rộng 1,965 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng và được vẽ theo nhiều thủ pháp nghệ thuật dân gian khác nhau như luật đồng hiện, luật tẩu mã và luật phi điểu Nét vẽ trong bứchọa này không sắc sảo cho lắm Chúng tôi tạm chia... này không sắc sảo cho lắm Chúng tôi tạm chia bố cục bứchoạ làm bốn phần: bắt bớ và giải đi – giam cầm và thẩm vấn – dẫn ra pháp trường và hành quyết – mai táng Bắt bớ và giải đi: Cảnh bị bắt và giải đi chi m gần trọn phần dưới của bứchọa Ở góc trái, bứchọa giới thiệu cảnh quân lính cầm giáo bao vây một khu dân cư[30] Phía trước căn nhà trong bứchọa có bốn chữ “Vĩnh Trị dân cư” Quan quân đã bắt... dưới, thân nhân các vị tử đạo mặc đồ tang ra đón 7 Bứchoạ cuộc bắt bớ và giải thầy Gioan Baotixita Đinh Văn Thanh, thầy Phêrô Nguyễn Văn Hiếu và cha Phaolô Phạm Khắc Khoan tới thành Ninh Bình, ngày 24-08-1838[38] Bứchọa cao 1,470 m, rộng 0,800 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng và được vẽ theo luật đồng hiện Nét vẽ trong bứchọa này khá sắc sảo Chúng tôi tạm chia bố cục bứchoạ làm ba phần: bị bắt... Trong số mười bốn bức, đây là một trong những bứchọa có nét vẽ tương đối sắc sảo Bứchọa tả cảnh pháp trường với những chitiết giống như trong đa số các bứchọa khác Một đội quân cầm giáo đứng vòng quanh pháp trường Hai viên quan cưỡi voi chủ trì cuộc hành quyết Bên ngoài vòng vây quân lính, dân chúng đứng xem khá đông Ở trung tâm bức họa, Đức cha Borie Cao đang quì trên một manh chi u, hai tay bị... thầy Hiếu, phía sau ngài là thầy Thanh[39] Chếch về góc phải, bứchọa giới thiệu ba thánh nhân mang xiềng gông trong một ngôi nhà, đó là ngục thất tỉnh lị Ninh Bình Ba vị đã bị giam cầm tại đó gần 20 tháng, trước khi bị đem đi xử chém vào ngày 28-04-1840 8 Bứchoạ cuộc tử đạo của Đức cha Pierre Dumoulin Borie Cao, ngày 24-111838 tại Đồng Hới Bứchọa cao 1,690 m, rộng 1,074 m, được vẽ trên giấy bồi trên... niên cửu nguyệt thập bát nhật.”[25] 5 Bứchoạ cuộc bắt bớ và giải thầy Phêrô Nguyễn Khắc Tự, cha Vinhsơn Nguyễn Thế Điểm và Đức cha Pierre Dumoulin Borie Cao tới Quảng Bình, ngày 27-07 và 31-07-1838 Bứchọa cao 1,709 m, rộng 0,890 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng và được vẽ theo luật đồng hiện Nét vẽ trong bứchọa này khá sắc sảo Chúng tôi tạm chia bố cục bứchoạ làm ba phần: lùng sục và bắt bớ... niên thập nguyệt sơ bát nhật." 9 Bứchoạ cuộc tử đạo của thầy Phaolô Nguyễn Văn Mĩ, thầy Phêrô Trương Văn Đường và thầy Phêrô Vũ Văn Truật, ngày 18-12-1838 tại Sơn Tây Bứchọa cao 1,680 m, rộng 1,218 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng và được vẽ theo luật đồng hiện, luật cường điệu với góc nhìn phi điểu Nét vẽ trong bứchọa này không sắc sảo lắm[43] Bứchọa được chia làm hai phần khá rõ rệt: tra... quyết thầy 10 Bứchoạ cuộc tử đạo của thầy Gioan Baotixita Đinh Văn Thanh, thầy Phêrô Nguyễn Văn Hiếu và cha Phaolô Phạm Khắc Khoan, ngày 28-04-1840 tại Ninh Bình Bứchọa cao 1,470 m, rộng 0,797 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng và được vẽ theo luật đồng hiện Nét vẽ trong bứchọa này khá sắc sảo và có nhiều điểm tương đồng về cách sử dụng mầu sắc, bố cục, hình họa so với bức vẽ cuộc tử đạo của cha... hành quyết: Cảnh hành quyết ở phần trung tâm và chi m gần trọn bứchọa với rất nhiều chitiết thú vị Giống như ở hầu hết các bứchọa tả cảnh hành quyết khác, một đội quân cầm giáo đứng vây quanh pháp trường, viên quan giám trảm mặc áo xanh cưỡi ngựa[50], dân chúng tới xem khá đông, với y phục và tư thế đa dạng Ở trung tâm của bức họa, ba vị quì trên chi u điều, các phiến gỗ ghi bản án cắm ngay bên . Giới thiệu chi tiết 14 bức hoạ thời tử đạo(2) Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu khái quát về 14 bức hoạ thời tử đạo hiện được lưu giữ tại Hội Thừa Sai Paris (MEP). Vì thời. giới thiệu các bức hoạ theo trình tự thời gian diễn ra các vụ án. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng, trong khả năng và điều kiện tư liệu cho phép, đọc những chữ Hán được ghi trên các bức hoạ. 1. Bức. xác làm bốn mảnh. 3. Bức hoạ cuộc tử đạo của cha Jean-Charles Cornay Tân, ngày 20-09-1837 tại Sơn Tây Bức hoạ cao 1,660 m, rộng 1,213 m. Ngoài một số chi tiết phụ, bức họa hầu như chỉ miêu