Bức hoạ cuộc tử đạo của cha Phêrơ Phạm Khanh, ngày 12-07-1842 tại Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Giới thiệu chi tiết 14 bức hoạ thời tử đạo(2) pot (Trang 40 - 45)

Tĩnh

Bức họa cao 1,670 m, rộng 0,952 m, được vẽ trên giấy bồi trên vải mỏng theo luật phi điểuluật đồng hiện. Nét vẽ trong bức họa này rất sắc sảo và cĩ nhiều điểm tương đồng về cách sử dụng mầu sắc, bố cục, hình họa so với những bức họa tả cuộc tử đạo của cha Phêrơ Lê Tùy, cha Phaolơ Phạm Khắc Khoan, cuộc vây bắt Đức cha Borie Cao và một số bức họa khác. Chúng tơi tạm chia bố cục bức hoạ làm ba phần: bắt và giải đi – tra khảo và giam cầm – cuộc hành quyết.

Bắt và giải đi: Ở phần dưới, bức họa giới thiệu một con thuyền khá lớn xuơi theo dịng sơng[58]. Tại khúc sơng sát mép dưới bức họa, một con thuyền nhỏ hơn đậu

bên bờ sơng, gần đĩ, một người đang cõng một cụ già, liền phía trên lưng cụ già là chữ “ơng Khanh”[59]. Phía trước hai người là một ngơi nhà cĩ tường bao quanh với chịi canh khá cao, liền phía trên là

chữ “Tam Sa đồn”[60]. Từ đồn Tam Sa cĩ một con đường đi xuyên qua những

bên tả ngạn cĩ chữ “thượng thị” – chợ trên. Một bến đị nối hai khu chợ hai bên dịng sơng với chữ “đị hạ”. Chếch về phía trên, bên hữu ngạn cịn cĩ hai khu nhà. Khu nhà phía dưới cĩ chữ “Thọ Kì xã”[61], khu nhà phía trên cĩ chữ “An Thái tộc”. Đi qua đị hạ, một đoàn lính vác gậy và giáo mác do một viên quan mặc áo xanh dẫn đầu đang áp giải cha Khanh về phủ Đức Thọ. Cha Khanh mang gơng, gần phía dưới chân cha cĩ chữ “đồn quan giải phủ”. Ở khu nhà cĩ những cổng lớn và tường bao quanh, phía trước mặt đồn người, cĩ dịng chữ “Đức Thọ phủ”. Bên ngồi tường phủ đường cĩ một người đang dắt ngựa, một người khác đang ngồi gục mặt, phía dưới người này cĩ chữ “thằng cắt cỏ ngựa”.

Tra khảo và giam cầm: Ở phần trên của bức họa là một tịa thành lớn. Phía sát mép trên của bức họa là chữ “Hà Tĩnh tỉnh”. Cổng bên phải của tịa thành cĩ chữ

“chính bắc mơn”. Cổng sát mép trái cĩ chữ “chính tây”. Bên trong tịa thành, giữa cơng đường cĩ hai viên quan áo đỏ và áo xanh đang ngồi, mỗi bên tả và hữu cĩ hai người ngồi. Ở sân trước cơng đường, cha Khanh bị căng ra đánh địng. Chân tay cha bị trĩi và bị buộc vào cọc ghim xuống đất. Ở phía trước và phía sau cha, mỗi phía cĩ hai tên lính cắp gươm. Gần phía chân cha, một tên lính cầm roi đang chờ lệnh quan. Sát thềm cơng đường là chữ “tỉnh tra”. Gần cơng đường, chếch về bên trái là cảnh cha đeo gơng ngồi trong nhà ngục. Phía trên nhà ngục cĩ chữ “ngục

Cuộc hành quyết: Ngày 12-7-1842, cha Phê rơ Phạm Khanh bị 30 tên lính vác giáo điệu từ nhà ngục, qua cổng bắc đi ra pháp trường. Cha Khanh đeo gơng, bốn tên đao phủ vác gươm đi trước và sau cha. Một tên lính vác phiến gỗ ghi bản án đi phía trước cha. Trên phiến gỗ cĩ chữ “Thiệu Trị nhị niên nguyệt nhật”. Phía đầu đồn người là dịng chữ “tống chí luận hình”.

Khung cảnh pháp trường được vẽ khá sinh động. Một đội quân cầm giáo vây quanh khu hành hình. Hai viên quan cưỡi voi chỉ huy cuộc xử. Phía đầu viên quan cĩ lọng che là chữ “giám sát quan”. Phía đầu viên quan kia là chữ “thị sát”. Dân chúng với y phục và tư thế đa dạng tới xem khá đơng. Ở chính giữa pháp trường, xác cha Khanh nằm sấp trên chiếu, tay bị trĩi quặt ra sau lưng, máu phun lênh láng từ cổ. Chiếc gơng vừa được gỡ ra nằm gần đĩ. Tốn đao phủ và một viên quan đứng vây xung quanh nơi hành quyết. Sau ba hồi chiêng, tên đao phủ chính chém rơi đầu cha bằng một nhát chém duy nhất, sau đĩ hắn đưa thanh gươm đẫm máu lên miệng liếm. Viên trưởng tốn đao phủ giơ đầu cha lên cao, hướng về phía hai viên quan cưỡi voi[62]. Phiến gỗ ghi bản án được cắm sát bên nơi hành quyết. Chúng tơi đọc được một số chữ trên bản án như sau: “… Khanh quán Hà Nội tỉnh Thường Tín phủ Phú Xuyên huyện Quảng Nguyên xã Thị thơn hệ thị đạo trưởng …

một lương tâm … tịng tà giáo bất cố sinh thành bất phụng tổ tiên khâm án xử … vi

trảm quyết tư bài.”[63]

Một phần của tài liệu Giới thiệu chi tiết 14 bức hoạ thời tử đạo(2) pot (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)