1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tại phường thủy xuân, thành phố huế

66 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế
Tác giả Hồ Thị Thùy
Người hướng dẫn PGS. TS. Võ Văn Thắng
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Y học Dự phòng
Thể loại Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y học Dự phòng
Năm xuất bản 2020
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 830 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (10)
    • 1.1. Tổng quan về người cao tuổi (10)
    • 1.2. Chất lượng cuộc sống (15)
    • 1.3. Các nghiên cứu liên quan trên thế giới và Việt Nam (18)
    • 1.4. Vài nét sơ lược về phường Thủy Xuân, thành phố Huế (22)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (23)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (23)
    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (23)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (23)
    • 2.4. Nội dung và biến số nghiên cứu (0)
    • 2.5. Phương pháp thu thập thông tin (0)
    • 2.6. Phân tích và xử lý số liệu (30)
    • 2.7. Đạo đức nghiên cứu (31)
    • 2.8. Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục sai số (31)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (32)
    • 3.1. Một số đặc điểm người cao tuổi phường Thủy Xuân (32)
    • 3.2. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo thang đo EQ-5D-5L (34)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi (36)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (40)
    • 4.1. Một số đặc điểm của người cao tuổi tại phường Thủy Xuân (40)
    • 4.2. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo thang đo EQ-5D-5L (44)
    • 4.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi (45)
  • KẾT LUẬN (48)
    • 1. Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (48)
    • 2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (49)

Nội dung

2 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HỒ THỊ THÙY ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG THỦY XUÂN, THÀNH PHỐ HUẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG Huế, Năm 2020 4ĐẠI HỌC HUẾ[.]

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) có hộ khẩu thường trú tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tại thời điểm nghiên cứu.

NCT được phỏng vấn tỉnh táo hoàn toàn, có đủ khả năng tiếp xúc, trả lời các câu hỏi và đồng ý tham gia nghiên cứu với tinh thần tự nguyện

Những NCT mới chuyển đến, không có đăng ký cư trú NCT trong tình trạng không tỉnh táo, sức khỏe không cho phép trả lời câu hỏi như quá già yếu, khiếm thính, khiếm thị, đang điều tra bệnh nặng không thể tham gia nghiên cứu NCT không đồng ý tham gia nghiên cứu NCT vắng mặt quá 3 lần khi điều tra viên đến phỏng vấn.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại phường Thủy Xuân, TP Huế, tỉnh Thừa ThiênHuế từ tháng 05/2019 đến tháng 12/2019.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.3.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

2.3.2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu Áp dụng công thức ước tính trung bình cho một quẩn thể, cỡ mẫu nghiên cứu được tính như sau: n = Z 2 1- α/2 n: Cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu (NCT)

Z1- α/2 = 1,96 ứng với hệ số tin cậy của ước lượng 95% σ = 0,25 là độ lệch chuẩn của trung bình điểm CLCS ở NCT tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế theo nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” của Phạm Thi Nam [22]. μ = 0,76 là trung bình điểm CLCS ở NCT tại xã Thủy Thanh theo nghiên cứu

“Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” của Phạm Thi Nam [22]. ε: sai số tương đối, chọn ε= 0,05 Áp dụng công thức trên ta có: n = 1,96 2 = 167 (NCT) Để tăng độ tin cậy và khống chế sai số, chọn hệ số thiết kế SE=2 Dự kiến điều tra thêm 10% người cao tuổi để giảm sai số thu thập thông tin cộng đồng nên ta được n = 167 x 2 + (167 x 10%) = 351 (NCT) Thực tế đã khảo sát được 370 người cao tuổi.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn.

Giai đoạn 1: Chọn các chùm

Chọn các tổ trong phường Thủy Xuân bằng phương pháp chọn mẫu chùm. Xem mỗi tổ của phường là một chùm Phường Thủy Xuân có 23 tổ tương ứng với

23 chùm Lập danh sách các tổ và chọn ngẫu nhiên 8 tổ vào nghiên cứu Kết quả chọn được các tổ gồm tổ 1, 3, 8, 12, 13, 15, 16, 21.

Giai đoạn 2: Chọn đối tượng nghiên cứu

Tại mỗi chùm (tổ) lập danh sách NCT từ 60 tuổi trở lên Em sử dụng quy tắc tam suất để tính ra số NCT dự kiến mời tham gia vào nghiên cứu Và tại mỗi chùm (tổ), từ danh sách NCT đã lập, tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn ra số NCT cần chọn vào mẫu của tổ đó Cụ thể kết quả thu được như bảng 2.1.

Bảng 2.1 Số người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) được chọn ở một số tổ thuộc phường Thủy Xuân, thành phố Huế

Số người cao tuổi (người)

Số người cao tuổi cần chọn (người)

Số người cao tuổi điều tra được (người)

2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

Sử dụng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn, nhóm điều tra viên là sinh viên ngành

Y học dự phòng từ năm thứ 4 trở lên của trường Đại học Y Dược Huế.

2.4.1 Chuẩn bị thu thập thông tin

+ Tập huấn cho điều tra viên về mục đích, cách tiến hành phỏng vấn

+ Liên hệ địa phương để sắp xếp thời gian thích hợp tiến hành thu thập.

+ Tiến hành phỏng vấn thử 30 NCT bất kỳ, phát hiện các sai sót để tìm cách hạn chế, rút kinh nghiệm và điều chỉnh bộ câu hỏi phỏng vấn phù hợp với thực tế.

2.4.2 Tiến hành thu thập thông tin

+ Tiến hành điều tra 370 NCT theo mẫu đã chọn Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn Bộ câu hỏi gồm có 3 phần:

- Thông tin chung của đối tượng phỏng vấn.

- Chất lượng cuộc sống người cao tuổi theo thang đo EQ-5D-5L.

- Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi.

+ Các phiếu phỏng vấn được điền thông tin đầy đủ, được kiểm tra tính hợp lệ và chỉnh sửa thông tin sai, bổ sung những thông tin thiếu ngay sau khi phỏng vấn

2.5 NỘI DUNG VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

2.5.1 Thông tin chung Đặc điểm thông tin về nhân khẩu học của đối tượng.

+ Họ và tên: họ và tên NCT được phỏng vấn.

+ Tuổi: được tính bằng năm điều tra (2019) trừ đi năm sinh Theo tiêu chuẩn của WHO áp dụng từ năm 1970 đến nay, tuổi được chia 3 nhóm là người có tuổi (từ 60-74), người già (từ 75-90) và người già sống lâu (trên 90).

+ Giới tính: nam và nữ.

+ Dân tộc: Kinh và dân tộc khác.

+ Tôn giáo: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tôn giáo khác, Không theo Tôn giáo. + Trình độ học vấn: được tính bằng năm học cao nhất mà NCT đã hoàn thành. Phân tích đa biến chia 3 nhóm: tiểu học trở xuống; trung học cơ sở, trung học phổ thông; trung cấp/cao đẳng trở lên.

+ Nghề nghiệp trước đây (trước tuổi 60): là công việc chính NCT đã làm trước tuổi 60 gồm: nông/lâm/ngư nghiệp, buôn bán, lao động tự do, nội trợ, công chức/viên chức, mất sức lao động/ở nhà, nghề nghiệp khác

Phân tích đa biến, chia 2 nhóm:

- Có làm việc: nông/lâm/ngư nghiệp, buôn bán, lao động tự do, nội trợ, công chức/viên chức.

- Không làm việc: mất sức lao động/ở nhà.

+ Nghề nghiệp hiện tại: là công việc hiện tại NCT đang làm, gồm: nông/lâm/ngư nghiệp, buôn bán, lao động tự do, nội trợ, hưu trí, già yếu/ở nhà, nghề nghiệp khác Phân tích đa biến chia 2 nhóm:

- Có làm việc: là đối tượng còn làm các công việc như nông/lâm/ngư nghiệp, buôn bán, lao động tự do, nội trợ.

- Không làm việc: là đối tượng có nghề nghiệp như hưu trí, già yếu/ở nhà.

+ Tình trạng hôn nhân hiện tại: có vợ/chồng, độc thân, ly thân, ly dị, góa vợ/chồng Phân tích đa biến chia 2 nhóm:

- Không có vợ/chồng: gồm độc thân, ly thân, ly dị, góa vợ/chồng

+ NCT có phải là chủ hộ không: có, không

+ Số thế hệ trong gia đình: trong gia đình có bao nhiêu thế hệ cùng chung sống với nhau, gồm 3 nhóm: 1 thế hệ, 2 thế hệ, từ 3 thế hệ trở lên.

+ Những người cùng chung sống trong gia đình: sống một mình; sống với vợ/chồng; sống với vợ/chồng, con cháu; sống với con cháu; sống với người khác. Khi phân tích chia 2 nhóm: sống một mình và sống với người thân (sống với vợ chồng, con cháu, người thân khác, )

+ Tình trạng kinh tế của gia đình (Phân loại nghèo, cận nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ – TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020): nghèo, cận nghèo, không nghèo.

(đối với hộ nghèo, cận nghèo có sổ chứng nhận của địa phương)

Hộ nghèo đối với khu vực thành thị: là hộ đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau:

- Thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900,000 đồng trở xuống

- Thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900,000 đồng đến 1,300,000 đồng và thiếu 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Hộ cận nghèo ở khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900,000 đồng đến 1,300,000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

+ NCT có thu nhập hay không: có, không

Phân tích và xử lý số liệu

+ Số liệu điều tra được làm sạch, loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu. + Tiến hành mã hóa số liệu và nhập số liệu bằng phần mềm EPIDATA 3.1 + Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0

+ Sử dụng thống kê mô tả các biến số định tính (tần số và tỷ lệ).

+ Kiểm định trung bình điểm CLCS của NCT bằng phân phối chuẩn, T – test, ANOVA Sử dụng mô hình hồi quy đa biến tuyến tính để kiểm soát yếu tố nhiễu và thể hiện mức độ liên quan giữa một số biến số của NCT đến CLCS của họ.

+ Kết quả được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.

Đạo đức nghiên cứu

+ Nghiên cứu nhằm tìm hiểu, đánh giá CLCS ở NCT tại phường Thủy Xuân, từ đó đưa ra một số biện pháp can thiệp nhằm cải thiện, nâng cao CLCS ở NCT.

+ Nghiên cứu được phê duyệt của Hội đồng Đạo đức Y sinh học trường Đại học Y Dược Huế, sự cho phép của chính quyền địa phương Điều tra viên tự giới thiệu và giải thích mục đích nghiên cứu rõ ràng.

+ Nghiên cứu được thực hiện khi NCT đã hiểu mục đích và đồng ý tham gia phỏng vấn NCT có thể dừng phỏng vấn bất cứ lúc nào và được tôn trọng quan điểm+ Thời gian phỏng vấn ngắn, không ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần NCT.+ Tất cả các thông tin của NCT được giữ bí mật, được trình bày dưới dạng số liệu chung, không nêu danh cá nhân và chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu này.

Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục sai số

+ Sai số nhớ lại, sai số do đối tượng cố tình trả lời không đúng.

+ Sai số thu thập thông tin hay sai số phỏng vấn: do phỏng vấn theo bộ câu hỏi soạn sẵn nên có thể xảy ra sai sót trong quá trình thu thập số liệu về kỹ năng phỏng vấn, quan sát của điều tra viên, thiếu sự hợp tác của NCT.

+ Nghiên cứu mô tả cắt ngang nên chưa đánh giá được xu hướng thay đổi CLCS ở NCT theo thời gian.

2.8.2 Cách khắc phục sai số

+ Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng, dễ hiểu với đối tượng.

+ Tập huấn cho điều tra viên về mục đích và phương pháp phỏng vấn.

+ Điều tra thử và hoàn chỉnh bộ câu hỏi trước khi điều tra chính thức.

+ Trực tiếp hỏi thông tin từ đối tượng, kiểm tra lại bằng cách hỏi người nhà+ Kiểm tra tính hoàn tất của phiếu trong ngày, chỉnh sửa, bổ sung hợp lý.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một số đặc điểm người cao tuổi phường Thủy Xuân

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người cao tuổi Đặc điểm Tần số (người) Tỷ lệ (%)

Từ tiểu học trở xuống 208 56,2

Trung cấp, cao đẳng trở lên 30 8,1

Mất sức lao động/ở nhà 2 0,5

Có vợ/chồng 246 66,5 Độc thân/ly thân/ly dị/góa vợ chồng 124 33,5 Kinh tế gia đình

Nhận xét: Người cao tuổi là nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn (58,1%) Tỷ lệ người cao tuổi thấp dần khi tuổi càng cao, nhóm người 60-74 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất(61,1%), gấp khoảng 1,5 lần nhóm người từ 75 tuổi trở lên Tất cả họ đều thuộc dân tộc Kinh và cú đến ắ số người cao tuổi theo Phật giỏo Đa số người cao tuổi cú trình độ THPT trở xuống (91,9%) Trước 60 tuổi, phần lớn họ là lao động chân tay(81,1%) và hiện nay vẫn còn 54,3% số người còn lao động Cứ 3 người cao tuổi thì có 1 người không có vợ chồng Tỷ lệ người cao tuổi ở đây thuộc hộ nghèo/cận nghèo chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ (9,7%) so với nhóm không nghèo (92,7%).

3.1.2 Đặc điểm về gia đình và thu nhập của người cao tuổi

Bảng 3.2 Đặc điểm gia đình và thu nhập của người cao tuổi Đặc điểm Tần số

Quyết định vấn đề quan trọng của gia đình Được 93 25,1

Số thế hệ trong gia đình 1 thế hệ 106 28,6

Từ 2 thế hệ trở lên 264 71,4 Đối tượng sống cùng ai Sống một mình 36 9,7

2,214,547 ± 2,025,674 (đồng) Các nguồn thu nhập

Lương hưu/đối tượng chính sách 82 29,6

Nhận xét: Có 64,3% người cao tuổi là chủ hộ nhưng chỉ có 25,1% người cao tuổi được quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình, tỷ lệ này khá thấp.

Có 28,6% người cao tuổi sống trong gia đình 1 thế hệ; 9,1% người cao tuổi sống một mỡnh, đõy là những đối tượng cần được quan tõm Vẫn cũn hơn ẳ người cao tuổi hiện tại không có thu nhập hằng tháng Các nguồn thu nhập của người cao tuổi ít đa dạng và nguồn phổ biến nhất là tự lao động, chiếm khoảng 40%

3.1.3 Đặc điểm về y tế và sức khỏe của người cao tuổi tại phường Thủy Xuân Bảng 3.3 Đặc điểm về y tế và sức khỏe của người cao tuổi Đặc điểm Tần số (người) Tỷ lệ (%)

Không 10 2,7 Được cán bộ y tế tư vấn sức Có 213 57,6 khỏe trong 12 tháng qua Không 157 42,4

Khám sức khỏe định kỳ Có 47 12,7

Té ngã trong 12 tháng vừa qua

Triệu chứng cấp tính 4 tuần vừa qua

Bệnh mạn tính trong 3 tháng vừa qua

Nhận xét: Về một số vấn đề liên quan đến y tế, có tỷ lệ rất cao người cao tuổi có bảo hiểm y tế (97,3%) Tuy nhiên chỉ có 57,6% NCT nhận được tư vấn của nhân viên y tế trong 12 tháng qua, cũng như chỉ có 12,7% người cao tuổi có tham gia khám sức khỏe định kỳ, tỷ lệ này còn thấp Cứ 10 người cao tuổi sẽ có 1 người té ngã trong 12 tháng qua, gần 5 người có các triệu chứng cấp tính trong 4 tuần vừa qua và gần 8 người có bệnh mạn tính trong 3 tháng vừa qua Đây đều là những mối nguy cơ cần được chú ý vì chúng ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi

3.1.4 Thói quen sống, các mối quan hệ xã hội và thái độ sống của NCT Bảng 3.4 Đặc điểm thói quen sống, các mối quan hệ xã hội, thái độ sống của NCT Đặc điểm Tần số (người) Tỷ lệ (%)

Thói quen hằng ngày Tốt 144 38,9

Quan hệ xã hội Tốt 56 15,1

Nhận xét: Nhìn chung những người cao tuổi tại phường có thói quen tốt, quan hệ xã hội và thái độ sống tốt chiếm tỷ lệ thấp hơn so với những nhóm còn lại Trong đó, thói quen hằng ngày tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (38,9%), tiếp theo là thái độ sống tốt (34,3%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là quan hệ xã hội tốt, chỉ chiếm 15,1% Cần có những biện pháp thích hợp nâng cao tỷ lệ tốt của 3 yếu tố trên ở người cao tuổi.

Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi theo thang đo EQ-5D-5L

3.2.1 Một số trạng thái sức khỏe phổ biến và chỉ số CLCS tương ứng của người cao tuổi theo thang đo EQ-5D-5L

Bảng 3.5 Một số trạng thái sức khỏe phổ biến và chỉ số CLCS theo EQ-5D-5L

Trạng thái sức khỏe Tần số (n) Phần trăm (%) Phần trăm cộng dồn (%)

Nhận xét: Đây là 10 trạng thái sức khỏe phổ biến nhất của NCT theo thang đo

EQ-5D-5L, chiếm 51,6% số đối tượng Trạng thái sức khỏe “11111” (không có vấn đề sức khỏe) là trạng thái phổ biến nhất (20,3%), gấp khoảng 4-7 lần so với 9 trạng thái sức khỏe còn lại Có đến 7 trạng thái từ “11111” (không có vấn đề gì) đến

“11133” (khá đau/khó chịu và khá lo lắng/u sầu) biểu hiện NCT chỉ gặp khó khăn trong 2 khía cạnh đau/khó chịu, lo lắng/u sầu (40,8%)

3.2.2 Chất lượng cuộc sống trung bình của người cao tuổi theo thang đo EQ-5D-5L

Chỉ số chất lượng cuộc sống theo thang đo EQ-5D-5L của người cao tuổi tại phường Thủy Xuân nằm trong khoảng từ -0,385 đến 1, với chỉ số trung bình là 0,738 (độ lệch chuẩn: 0,195)

3.2.3 Các mức độ khó khăn của người cao tuổi theo thang đo EQ-5D-5L

80 Đi lại Tự chăm sóc Sinh hoạt thường lệ Đau/khó chịu Lo lắng/u sầu Không Hơi Khá Rất Cực kỳ

Biểu đồ 3.1 Mức độ khó khăn của người cao tuổi theo thang đo EQ-5D-5L

Nhận xét: Nhìn chung vấn đề ở cả 5 khía cạnh đa số thuộc các mức độ là không, hơi và khá khó khăn NCT có vấn đề về lo lắng/u sầu chiếm tỷ lệ cao nhất (70,3%), tiếp theo là đau/khó chịu (62,7%) Trong khi đó có 30,3% NCT gặp vấn đề về tự chăm sóc, chiếm tỷ lệ thấp nhất Ngoài ra có đến 15,5% NCT cảm thấy rất và cực kỳ lo lắng/u sầu, tỷ lệ này khá cao.

Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi

3.3.1 Kiểm định trung bình chất lượng cuộc sống giữa các nhóm đối tượng người cao tuổi khác nhau

Bảng 3.6 Chỉ số chất lượng cuộc sống theo các nhóm người cao tuổi khác nhau Đặc điểm

Trung bình SD p Trung bình SD Trung bình SD

Từ Tiểu học trở xuống 0,694 0,208

Từ Trung cấp trở lên 0,839 0,140 0,827 0,144 0,862 0,138

Mất sức lao động/ở nhà 0,833 0,235 0,833 0,235 0 0

Có vợ chồng 0,783 0,176

Ngày đăng: 06/01/2023, 21:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w