1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về du lịch theo hướng phát triển bền vững tại thành phố hà nội

118 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Tại Thành Phố Hà Nội
Tác giả Đào Thị Quỳnh Lan
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Chi Mai
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 839 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH (16)
    • 1.1. Tổng quan về phát triển du lịch bền vững (16)
      • 1.1.1. Các khái niệm liên quan (16)
        • 1.1.1.1. Khái niệm du lịch (16)
        • 1.1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững (17)
        • 1.1.1.3. Khái niệm phát triển du lịch bền vững (19)
      • 1.1.2. Các nguyên tắc và tiêu chí phát triển du lịch bền vững (21)
        • 1.1.2.1. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững (21)
        • 1.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững (23)
    • 1.2. Quản lý Nhà nước về du lịch theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh (27)
      • 1.2.1. Các khái niệm cơ bản (27)
        • 1.2.1.1. Khái niệm Quản lý nhà nước (27)
        • 1.2.1.2. Khái niệm Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh (28)
        • 1.2.1.3. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh (29)
      • 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh (31)
      • 1.2.3. Nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về du lịch theo hướng phát triển bền vững (37)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế (41)
      • 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Nha Trang (42)
      • 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý Nhà nước du lịch theo hướng phát triển bền vững tại địa bàn thành phố Hà Nội (43)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI (47)
    • 2.1. Tổng quan về phát triển du lịch Hà Nội (47)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch (47)
      • 2.1.2. Kết quả kinh doanh du lịch giai đoạn 2016-2020 (50)
    • 2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về du lịch theo hướng phát triển bền vững ở thành phố Hà Nội (55)
      • 2.2.1. Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch bền vững (55)
      • 2.2.2. Ban hành và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch ở thành phố Hà Nội (58)
      • 2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý du lịch thành phố Hà Nội (60)
      • 2.2.4. Xây dựng và tổ chức nguồn nhân lực tham gia du lịch của thành phố Hà Nội (62)
      • 2.2.4. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch (65)
      • 2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động (72)
      • 2.3.1. Kết quả tích cực (74)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (76)
  • CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ (82)
    • 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025 (82)
    • 3.2. Những dự báo về nhu cầu phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hà Nội (86)
    • 3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước du lịch theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội (89)
      • 3.3.1. Xây dựng quy hoạch, chương trình, đề án phát triển du lịch Hà Nội gắn với các mục tiêu phát triển bền vững (89)
      • 3.3.2. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch gắn với mục tiêu phát triển bền vững (93)
      • 3.3.3. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và giáo dục cộng đồng cho phát triển du lịch bền vững (99)
      • 3.3.4. Xây dựng các sản phẩm du lịch bền vững đặc thù và nâng cao tính hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch (102)
      • 3.3.5. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường (109)
      • 3.3.6. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát triển văn hóa, xã hội . 102 3.4. Một số kiến nghị (110)
      • 3.4.1. Kiến nghị với UBND thành phố Hà Nội (112)
      • 3.4.2. Kiến nghị với Sở Du lịch Hà Nội (113)
  • KẾT LUẬN (115)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (117)

Nội dung

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

Tổng quan về phát triển du lịch bền vững

1.1.1 Các khái niệm liên quan

Sau hội nghị Manila năm 1980 của Tổ chức Du lịch Quốc tế, định nghĩa du lịch được nêu ra là “việc lữ hành của mọi người được bắt đầu từ mục đích không phải là di cư hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần cùng với đẩy mạnh sự hiểu biết và hợp tác giữa mọi người”.

Du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử tồn tại và phát triển của loài người, lúc đầu du lịch mới chỉ là những hiện tượng riêng lẻ và cá biệt của một nhóm người nào đó, nhưng ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau “do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau”.[13; trang 7]

Tiếp cận trên góc độ nhu cầu của con người thì du lịch là một hiện tượng xã hội, đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm việc làm và trong thời gian đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được Mặt khác có thể xem xét du lịch là một hoạt động xảy ra khi con người vượt biên giới một nước hay ranh giới một vùng, một khu vực nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú ở đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm.

Hội nghị Liên Hợp quốc về du lịch họp ở Roma năm 1963 đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:"Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình” Với cách tiếp cận nói trên bản chất của du lịch chủ yếu mới chỉ được giải thích dưới góc độ là một hiện tượng, một hoạt động thuộc nhu cầu của khách du lịch.

Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.

Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách Du lịch tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể Du lịch là cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.

Tiếp cận trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội Trong giai đoạn hiện nay nó được đặc trưng bởi sự tăng nhanh khối lượng và mở rộng phạm vi, cơ cấu dân cư tham gia vào quá trình du lịch của mỗi nước, mỗi vùng trên thế giới Thông qua du lịch, một mặt có thể làm tăng thu nhập, nhưng mặt khác cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như: môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn chốn ở

Tiếp cận du lịch dưới góc độ của một ngành kinh tế: Du lịch là một ngành tổng hợp của các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển và tất cả các yếu tố cấu thành khác kể cả xúc tiến quảng bá nhằm “phục vụ cho việc đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống, đón tiếp du khách đến nghiên cứu, tham quan”.

1.1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững bao gồm 4 nội dung chính: tăng trưởng kinh tế; bảo đảm công bằng xã hội; bảo vệ môi trường và tôn trọng các quyền con người Khái niệm phát triển bền vững được xây dựng trên một nguyên tắc chung của sự tiến bộ loài người - nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng giữa các thế hệ.

Phát triển bền vững thể hiện quan điểm nhân văn, hiện đại hơn hẳn so với quan điểm "phát triển bằng bất kì giá nào", bởi phát triển bằng mọi giá, là khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động phát triển, không tính đến sự ảnh hưởng của nó đến chính quá trình phát triển.

Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện rõ rệt lần đầu tiên trong “Chiến lược bảo tồn thế giớù của Hiệp hội bảo tổn thiờn nhiờn quốc tế (IUCN) năm 1980, song mới chỉ chủ yếu đề cập đến vấn đề bền vững sinh thái.

Ngày nay, định nghĩa được chấp nhận một cách rộng rãi và cũng là là định nghĩa trong “Báo cáo Brunđtland' của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) của Liên hợp quốc năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ. Ủy ban WCED đã có những đóng góp đáng ghi nhận vào quá trình phát triển bền vững:

- Thứ nhất, WCED đề ra trách nhiệm của thế hệ hiện tại phải đảm bảo những cơ hội và lựa chọn phát triển của các thế hệ tương lai thông qua việc bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Thứ hai, WCED đặt ra mục tiêu giảm nghèo ở các nước đang phát triển như là một trục chính mà các nước cần phải vượt qua.

- Thứ ba, WCED đúc kết lại việc theo đuổi phát triển bền vững trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế bằng cách nhận ra rằng cần phải sắp xếp lại mô hình thương mại quốc tế và dòng vốn cũng như phải đảm bảo được các nước đang phát triển sẽ có ảnh hưởng lớn hơn trong các quan hệ kinh tế đó.

Quản lý Nhà nước về du lịch theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh

1.2.1 Các khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Khái niệm Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước Đó chính là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộ phận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội.Quản lý nhà nước được hiểu trước hết là hoạt động của các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước.

Hiện nay, quyền lực nhà nước ở mọi quốc gia trong quá trình thực thi đều được chia thành ba bộ phận cơ bản là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.

- Quyền lập pháp là quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp và Luật, tức là quyền xây dựng các quy tắc pháp lý cơ bản để điều chỉnh tất cả các mối quan hệ xã hội theo định hướng thống nhất của nhà nước Quyền lập pháp do cơ quan lập pháp thực hiện.

- Quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật, tức là quyền chấp hành luật và tổ chức quản lý các mặt của đời sống xã hội theo pháp luật Quyền này do cơ quan hành pháp thực hiện, bao gồm cơ quan hành pháp Trung ương và hệ thống cơ quan hành pháp ở địa phương.

- Quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp (trước hết là hệ thống Tòa án) thực hiện. Ở Việt Nam, “quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [2, tr5] Theo cơ chế đó, quyền lập pháp được trao cho một cơ quan duy nhất thực hiện là Quốc hội Quyền hành pháp được trao cho Chính phủ và bộ máy hành chính địa phương thực hiện bao gồm quyền lập quy và điều hành hành chính Quyền tư pháp được trao cho hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp và hệ thống Tòa án nhân dân các cấp thực hiện.

Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước.

1.2.1.2 Khái niệm Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh

Hoạt động du lịch rất đa dạng và luôn đòi hỏi có sự quản lý của Nhà nước để duy trì và phát triển bền vững Việc thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào khung pháp lý và những chính sách thích hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất nước Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững là một lĩnh vực của quản lý nhà nước, là hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước nhằm quản lý vi mô các hoạt động du lịch thông qua hệ thống các chính sách, chương trình, văn bản quy phạm pháp luật các văn bản chỉ đạo, điều hành về lĩnh vực du lịch nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực du lịch.

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp từ những quan điểm khác nhau đối với quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững, có thể đưa ra định nghĩa tổng quát như sau: “Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước (qua hệ thống pháp luật) đối với các quá trình, hoạt động du lịch của con người để duy trì và phát triển ngày càng bền vững các hoạt động du lịch trong nước và quốc tế nhằm đạt được hiệu quả về kinh tế, tự nhiên và xã hội đã đặt ra” Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững nhằm đưa du lịch phát triển bền vững theo định hướng chung của tiến trình phát triển đất nước và theo quy định của pháp luật.

Quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật của chính quyền địa phương đối với các quá trình, hoạt động du lịch của con người để duy trì và phát triển ngày càng bền vững các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm đạt được hiệu quả về kinh tế, tự nhiên và xã hội của tỉnh.

1.2.1.3 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh

Nhà nước ra đời là nhằm thực hiện vai trò, chức năng quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào cũng cần đến sự quản lý,điều tiết của nhà nước nhằn đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, và du lịch cũng không ngoại lệ Du lịch là một hiện tượng, một yếu tố cấu thành nên các hình thái kinh tế xã hội Bên cạnh các quy luật chung, nó hình thành, vận động và phát triển theo những quy luật riêng của mình Thực chất quá trình quản lý các hoạt động du lịch là việc tác động đến chúng nhằm thực hiện các mục tiêu đã định trước Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành kinh tế du lịch phát triển ổn định, bền vững, phát huy được tối đa những lợi ích và những hạn chế, tiêu cực thì cần phải có sự quản lý của nhà nước Nhà nước cần thể hiện vai trò của mình để đảm bảo ngành du lịch phát triển bền vững theo định hướng, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhà nước là người đại diện cho nhân dân để đảm bảo các quyền trong hiến pháp của công dân nói chung và văn hóa nói riêng, điều tiết sự phát triển hài hòa, phù hợp với sự phát triển bền vững của du lịch, lợi ích văn hóa của các nhóm xã hội, các yêu cầu phát triển và thỏa mãn du lịch của các dân tộc, các vùng miền trên lãnh thổ cả nước Nhà nước sử dụng tất cả các biện pháp có thể để can thiệp vào hoạt động du lịch nhằm tạo ra môi trường du lịch lành mạnh, phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hòa, phù hợp với giá trị và văn hóa của một quốc gia, một vùng, một địa phương Mặt khác, với tính chất mà một ngành kinh tế - xã hội mang lại những hiệu quả tổng hợp, cũng như các ngành kinh tế khác, du lịch muốn phát triển bền vững không thể đặt ngoài sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Sự quản lý của nhà nước đảm bảo cho du lịch phát triển ổn định, bền vững, phát huy tối đa những lợi thế và hạn chế của những mặt trái Điều này xuất phát từ bản chất của du lịch là một lĩnh vực kinh tế mang tính đặc thù rõ nét, bên cạnh các quy luật chung, du lịch được hình thành, vận động và phát triển theo những quy luật riêng của mình Theo đó, ngoài những tác động tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế

- xã hội của đất nước, hoạt động này cũng làm nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, đặc biệt là đối với môi trường Chính vì vậy, để đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững không thể thiếu sự quản lý của nhà nước.

Nhà nước định hướng sự phát triển bền vững của du lịch bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của hoạt động du lịch và ngành du lịch Cụ thể là nhà nước không buông lỏng hay thả nổi công tác quy hoạch, kế hoạch nhưng phải đổi mới công tác đó cho phù hợp với yêu cầu xã hội, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế Cần phát huy tối đa mọi lợi thế về du lịch và các hoạt động phục vụ du lịch của quốc gia, vùng và địa phương Thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng Thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững ngành du lịch, nhà nước sẽ định hướng cho các hoạt động du lịch phát triển bền vững theo hướng tích cực với việc khai thác hiệu quả và bền vững các tài nguyên du lịch, nhất là tài nguyên du lịch tự nhiên và lịch sử.

Sự quản lý của nhà nước sẽ giúp cho các chủ thể kinh doanh du lịch hoạt động trong khuôn khổ cho phép, xóa bỏ dần các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thiếu văn minh, hoặc đơn thuần chỉ chạy theo lợi nhuận mà phá hoại môi trường sinh thái, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội Cơ quan quản lý nhà nước không chỉ đơn thuần là kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tổng quan về phát triển du lịch Hà Nội

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch

Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phú Thọ Ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông: sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu Ngoài hệ thống sông, hệ thống hồ (hồ Tây, hồ Gươm, hồ Đồng Mô, hồ Suối Hai, hồ Quan Sơn ) cũng là một trong những nét đặc trưng của Hà Nội Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa; độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa/năm Đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Với vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn kể trên, đây chính là điều kiện lý tưởng, tiềm năng lớn để Hà Nội phát triển kinh tế du lịch.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên của Hà Nội được bổ sung đáng kể Tiêu biểu có: Khu vực vùng núi Ba Vì với các khu tham quan, nghỉ dưỡng nổi tiếng như: Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia

Ba Vì, Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Thác Đa, Thiên Sơn - Suối Ngà, rừng nguyên sinh Bằng Tạ, vườn cò Ngọc Nhị… Khu vực vùng núi Nương Ngái - Hương Sơn: cấu tạo chủ yếu bằng đá vôi với gần trăm hòn núi, hình dáng độc đáo (như núi Trượng, núi Sư Tử, núi Hàm Long, núi Trống, núi Chiêng, núi Gà, núi Yên Ngựa ) và nhiều hang động đẹp (như hang Dơi, hang Rắn, động Hương Tích, Linh Sơn,Bồng Lai, Tiên Cảnh, Ngọc Long…) Ngoài ra, Hà Nội còn nhiều dãy núi có phong cảnh đẹp giàu tiềm năng khai thác du lịch như khu vực núi Sóc, núi Thầy, núi TửTrầm

Hồ nước ở Hà Nội cũng là một điểm nhấn để phát triển kinh tế du lịch Mỗi hồ có vẻ đẹp và truyền thống lịch sử riêng biệt, làm nên một phần hồn vía Thăng Long ngàn tuổi Những hồ nổi tiếng đã đi vào văn thơ như: hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thủ Lệ, Giảng Võ Khu vực ngoại thành có nhiều hồ nước lớn nhiều tiềm năng phát triển kinh tế du lịch như: hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn, hồ Suối Hai…

Không gian nông nghiệp (với vành đai cây chuyên canh ở các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín; vành đai trồng hoa cảnh có truyền thống lâu đời tại các huyện Từ Liêm, Đông Anh, Mê Linh) vừa sản xuất các sản phẩm nông nghiệp phục vụ đô thị, vừa là cảnh quan tự nhiên và nhân văn, đang dần trở thành những sản phẩm du lịch “xanh” độc đáo của Hà Nội với các loại hình du lịch nông thôn, du lịch trang trại, du lịch cộng đồng…

Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, “Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ và lắng đọng những giá trị tinh túy của nền văn minh Đại Việt trong sự giao thoa và kết tinh những giá trị nhân văn lớn của khu vực châu Á” [57, tr.32] Qua thời gian, bề dày văn hóa - lịch sử của Hà Nội đã tạo nên một hệ thống giá trị nhân văn vô giá Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn - lợi thế so sánh quan trọng để Hà Nội phát triển bền vững kinh tế du lịch. Đến Hà Nội, du khách có thể hiểu sâu sắc về đất nước và con người Việt Nam thông qua các di tích lịch sử - văn hóa Tính đến nay, Hà Nội có 5.175 di tích lịch sử

- văn hóa trong đó 1.050 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (chiếm gần 20%), mật độ cao nhất cả nước Riêng số di tích đang được khai thác phục vụ hoạt động du lịch có mật độ 23,3 di tích/100 km2 (mật độ trung bình cả nước chỉ 2,2 di tích/100 km2).

Hà Nội nổi tiếng với Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của ViệtNam (xây dựng từ năm 1070), cùng nhiều di tích lịch sử kiến trúc độc đáo, linh thiêng như chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, đền Ngọc Sơn, đền Quán Thánh, phủTây Hồ, thành Cổ Loa, đền Phù Đổng Phố cổ Hà Nội, một khu vực đô thị lâu đời của Hà Nội, là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long - với chiều dài liên tục suốt hơn 13 thế kỷ - là di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc (được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới ngày 31/7/2010) cũng đang là một địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch đặc biệt Hà Nội còn có những di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhà văn hoá lớn của thế giới Chỉ ở Hà Nội mới có hàng loạt các bảo tàng quốc gia như: Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Dân tộc học Đây là những kho tư liệu cô đọng, súc tích giúp du khách hiểu về đất nước và con người Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng.

Vùng đất cổ Hà Tây cũ, trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã để lại một kho tàng di tích lịch sử - văn hoá đồ sộ và quý giá với 351 di tích quốc gia, đặc biệt có 12 di tích cổ tự nổi tiếng, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp vào loại quan trọng như: chùa Hương, chùa Thầy, chùa Mía, chùa Đậu, chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian, chùa Tây Phương và các ngôi đình Tây Đằng, Chu Quyến, Thuỵ Phiêu, Đại Phùng, Hoàng Xá, khu di tích K9 - nơi lưu giữ thi hài Bác Hồ trong chiến tranh…

Thăng Long - Hà Nội còn là vùng đất tập trung nhiều lễ hội nổi tiếng Mỗi lễ hội như một viện bảo tàng sống mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống, tạo ra sức lôi cuốn đặc biệt, khác lạ đối với du khách, như: Lễ hội Gióng (được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 16/11/2010); Lễ hội chùa Hương; Lễ hội Đống Đa; Lễ hội đền Cổ Loa; Lễ hội Phù Đổng; Lễ hội đền Hai Bà Trưng; Lễ hội chùa Thầy; Hội làng Lệ Mật; Hội làng Triều Khúc; Hội thổi cơm thi Thị Cấm Ngoài ra, Hà Nội còn có hơn bốn trăm lễ hội nhỏ khác ở nhiều địa phương nội, ngoại thành.

Theo thống kê, hiện nay Hà Nội có 1.350 làng nghề, trong đó có 198 làng nghề truyền thống được công nhận và cấp bằng danh hiệu Khu trung tâm Phố cổ là nơi tập trung chính các phố nghề có giá trị về khai thác du lịch Các làng nghề ở khu vực phụ cận ngoại ô Hà Nội lại có những nét đặc sắc riêng biệt như đúc đồng Ngũ

Xã, gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, nón Chuông, khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh, mộc Chàng Sơn, tạc tượng Sơn Đồng… đều được coi là những tiềm năng du lịch nhân văn quý giá, nhiều nơi đã trở thành điểm đến hấp dẫn trong các tour du lịch, được nhiều du khách biết đến.

Là trung tâm văn hóa của cả miền Bắc từ nhiều thế kỷ, đến Hà Nội du khách có thể được thưởng thức những món ăn truyền thống, món quà ngon của riêng Hà Nội Các món ngon Hà Nội đặc biệt hấp dẫn thực khách có thể kể đến là: cốm làng Vòng, chả cá Lã Vọng, phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bánh cuốn Thanh Trì, nem chua làng Vẽ, bánh dày Quán Gánh, giò chả Ước Lễ

Hà Nội còn là nơi nuôi dưỡng, phát triển các loại hình văn hoá truyền thống như ca trù (được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp ngày 1/10/2009), tuồng, chèo, múa rối nước… cùng nhiều cơ sở hoạt động văn hoá văn nghệ, rạp chiếu phim, sân khấu, nhà hát Văn học Hà Nội cũng rất phong phú, từ văn học truyền miệng, văn học chữ Hán, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ Các truyền thuyết, truyện kể dân gian đến ca dao, tục ngữ đều mang những nét rất Hà Nội, thanh lịch và tinh tuý Đây là những tư liệu quý cho những du khách, học giả có nhu cầu quan tâm, nghiên cứu. Đánh giá chung: Tài nguyên du lịch Hà Nội khá đa dạng, phong phú cả về tự nhiên và nhân văn Giá trị nổi trội và cơ bản là tài nguyên du lịch nhân văn trên nền

1000 năm văn hiến với điểm nhấn là khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, đồng thời tiềm năng du lịch sinh thái cũng là một thế mạnh của Hà Nội với khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Ba Vì, thắng cảnh Hương Sơn Đây là lợi thế so sánh quan trọng để kinh tế du lịch Hà Nội phát triển bền vững.

2.1.2 Kết quả kinh doanh du lịch giai đoạn 2016-

2020 a) Chỉ tiêu khách du lịch đến Hà Nội

Thực trạng quản lý Nhà nước về du lịch theo hướng phát triển bền vững ở thành phố Hà Nội

2.2.1 Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch bền vững

Hà Nội là một trong 2 Trung tâm du lịch quan trọng nhất của cả nước Du lịch

Hà Nội có vị trí quan trọng trong Chiến lược phát triển du lịch và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030; đồng thời cũng là một trong 5 Trung tâm du lịch quan trọng của cả nước và là Trung tâm du lịch của khu vực phía Bắc, là cầu nối giữa du lịch các tỉnh Bắc Bộ với du lịch cả nước, giữa

Du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế.

Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú cả về tự nhiên và nhân văn, cơ sở kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, xã hội tốt, du lịch Hà Nội ngày càng có vị trí quan trọng trong các chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước nói chung và của Thủ đô nói riêng Nghị quyết về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội xác định đến năm

2025 và những năm tiếp theo: Xây dựng Hà Nội thực sự là một Trung tâm du lịch của cả nước và khu vực, thực hiện chức năng cầu nối giữa Thủ đô với các tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế Đến năm 2030, trở thành thành phố dịch vụ du lịch cao cấp, điểm đến du lịch được ưa chuộng trên thế giới Phát triển một cách tương xứng các loại hình du lịch văn hoá; du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng.

Thực hiện Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã đưa ra đề án cũng như kế hoạch hành động nhằm phát triển du lịch Hà Nội một cách bền vững cụ thể như sau:

- Tập trung chỉ đạo tiến hành rà soát và thực hiện tốt công tác Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: các Sở, ngành đã tích cực phối hợp với các địa phương liên quan triển khai công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; xem xét các dự án liên quan đến tổng thể quy hoạch phát triển du lịch gắn với các quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng của Thành phố Đến nay, một số chỉ tiêu phát triển du lịch tại quy hoạch đã đạt vượt mốc đề ra.

- Đã chỉ đạo nghiên cứu lập quy hoạch phân khu các khu chức năng khu du lịch quốc gia Ba Vì - Suối Hai theo quy định pháp luật mới về quy hoạch

- Thành phố đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và triển khai lập quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ BátTràng, làng dệt lụa Vạn Phúc tỷ lệ 1/500.

- Chỉ đạo thực hiện cung cấp thông tin quy hoạch kiến trúc, giới thiệu địa điểm để kêu gọi đầu tư dự án phát triển du lịch; hướng dẫn, hỗ trợ thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính.

- Nhiều địa phương đã chủ động khảo sát các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở lưu trú, công viên, khu vui chơi, có tiềm năng phát triển du lịch Trên cơ sở đó xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch tại địa phương.

- Thành phố đã kết hợp tốt việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân theo phương châm xã hội hóa phát triển du lịch bền vững Đến cuối năm 2020, cơ bản hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khai thác có hiệu quả các dự án đầu tư vào các khu, điểm du lịch trọng điểm trong thành phố. Tập trung khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống; phát triển đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, mua sắm, ăn uống,

… đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và tăng nguồn thu từ hoạt động du lịch.

- Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức linh hoạt như: tham gia hội chợ, hội thảo, triển lãm, gameshow trên truyền hình, Internet và các phương tiện thông tin tuyên truyền khác để nâng cao hình ảnh tốt đẹp của du lịch

Hà Nội đến du khách trong và ngoài nước Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành nhằm quảng bá tiềm năng và giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc thù có thế mạnh của thành phố, giới thiệu các tiềm năng, lợi thế của thành phố, chính sách và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch bền vững.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội trong việc bảo vệ, trùng tu, nâng cấp tài nguyên môi trường du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa Phát triển du lịch đạt hiệu quả cao nhưng phải gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường, bảo tồn hệ sinh thái.

Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.

Phát triển du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay), du lịch tham quan vườn cây ăn trái, thưởng thức trái cây tại vườn, thưởng thức ẩm thực địa phương, ngắm cảnh quan sông nước miệt vườn,…làm cho du khách muốn xâm nhập thực tế vào cộng đồng dân cư để tìm hiểu cách sống của người dân địa phương, đồng thời thông qua đó giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân địa phương và du khách nhằm bảo vệ môi trường bền vững.

2.2.2 Ban hành và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch ở thành phố Hà Nội

Hệ thống pháp luật du lịch là một trong những công cụ, cơ sở quan trọng nhất cho việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phát triển du lịch bền vững trong sự nghiệp phát triển nói chung và nền kinh tế thị trường nói riêng, đặc biệt là ở thành phố Hà Nội Hệ thống pháp luật về du lịch bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật của ngành du lịch và văn bản pháp luật của các ngành khác có liên quan.

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch bền vững tại địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025

Mục tiêu phát triển du lịch của Hà Nội tại Kế hoạch triển khai Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030là: Tạo bước tăng trưởng phát triển toàn diện du lịch Thủ đô Hà Nội cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, số lượng và chất lượng khách du lịch đảm bảo tính bền vững Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và thân thiện với môi trường Phát huy vai trò, trách nhiệm, nâng cao tính liên kết, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Phát triển du lịch Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Phát triển du lịch Hà Nội trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô và dân tộc; bảo vệ thiên nhiên và môi trường; đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội; xây dựng Hà Nội là điểm đến:

“An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”.

-Thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

Từ năm 2015 đến nay nhà nước cân đối một nguồn vốn nhất định để hỗ trợ cho các địa phương đầu tư hạ tầng du lịch, nguồn vốn này đã tạo điều kiện cho các địa phương nói chung và TP Hà Nội nói riêng đầu tư xây dựng các tuyến giao thông vào các khu, điểm du lịch để phát triển du lịch và là nguồn vốn mồi giúp cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các hạng mục, công trình kinh doanh du lịch.Nhưng thực chất nguồn vốn trung ương cân đối là quá ít nhưng lại được phân bổ quá dàn trải, đầu tư không theo trọng tâm, trọng điểm để phát triển du lịch Như năm 2015 Bộ TTVH&DL cân đối 150 tỷ VNĐ cho 64 tỉnh, thành phố, trong đó TP

Hà Nội đã được xác định là một trong những trung tâm du lịch của cả nước nhưng cũng chỉ được hỗ trợ5 tỷ VNĐ Vì vậy các địa phương không đủ điều kiện để đầu tư dứt điểm từng công trình, mà công trình phải đầu tư kéo dài trong nhiều năm không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư của những năm đầu Do đó, việc Nhà nước tiếp tục cân đối hỗ trợ nguồn vốn đầu tư hạ tầng du lịch cho các địa phương là rất cần thiết nhưng cần nghiên cứu việc bố trí vốn cho phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch của từng địa phương, tức là không nhất thiết phải cân đối cho tất cả các tỉnh, thành phố mà nên đầu tư có trọng điểm Về phía TP Hà Nội, hàng năm cần cân đối một lượng vốn nhất định từ ngân sách tỉnh, nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư và khả năng của ngân sách, để cùng với nguồn vốn hỗ trợ của trung ương bố trí cho các công trình hạ tầng du lịch Nhưng về nguyên tắc phải bố trí vốn phù hợp với từng hạng mục và thực hiện theo thứ tự ưu tiên, không đầu tư nhiều hạng mục cùng một lúc nếu như khả năng nguồn vốn không đáp ứng được, để đầu tư dứt điểm trong một thời gian ngắn nhằm phát huy ngay được hiệu quả đầu tư. Đến năm 2025, Hà Nội phát triển du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành và lĩnh vực khác; là ngành dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp, có chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao; chủ động nắm bắt xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế; áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao làm nhân tố đột phá để phát triển du lịch Phấn đấu đến năm 2025, Thủ đô Hà Nội đón và phục vụ từ 45 - 49 triệu lượt khách du lịch trong đó có từ 8 - 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 151 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố Hà Nội Dự kiến năm 2030, Thủ đô Hà Nội đón và phục vụ 58 - 59 triệu lượt khách du lịch trong đó có từ 13 - 14 triệu lượt khách du lịch quốc tế Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng từ 270 - 300 nghìn tỷ đồng. Để đạt các mục tiêu nói trên, các định hướng thực hiện Chiến lược phát triển

Du lịch Việt Nam đến năm 2030 tại Hà Nội như sau:

-Đối với tăng cường công tác xúc tiến và quảng bá du lịch

Trong hoạt động du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá là chìa khóa thành công, đặc biệt trong xu hướng hội nhập và phát triển công nghệ thông tin như hiện nay Thực tế là một nơi có cảnh sắc đẹp, văn hóa đa dạng đến bao nhiêu mà không được nhiều du khách biết đến thì không thể phát triển mạnh được Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề, cá nhân tôi xin đề xuất một số ý tưởng về định hướng nhằm duy trì, nâng cao hơn nữa hình ảnh du lịch TP Hà Nội trong mắt bạn bè trên cả nước và bạn bè quốc tế, thu hút nhiều du khách, các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch của tỉnh.

TP Hà Nội cần phải tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tại một số địa phương trong nước và nước ngoài để quảng bá, xúc tiến trên các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm có thế mạnh của tỉnh về du lịch và xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực du lịch Đối với các địa phương trong nước, nên mở thêm các văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội.

Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Kết hợp các biện pháp phục hồi du lịch với nhiệm vụ phòng, chống dịch; xây dựng hình ảnh điểm đến Hà Nội. Đổi mới mạnh mẽ tư duy về phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường và chủ động hội nhập quốc tế, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và có thể chế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn.

Nâng cao nhận thức của ngành Du lịch về phát triển du lịch chuyên nghiệp theo quy luật thị trường, coi trọng hàng đầu đến chất lượng, đảm bảo hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao và phát triển bền vững Nâng cao nhận thức về phát triển sản phẩm du lịch khác biệt, đa dạng trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị trường, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch.

Nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch, xây dựng, bảo vệ hình ảnh điểm đến, môi trường, góp phần phát triển bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu, sức hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của du lịch Thủ đô. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động tạo nếp ứng xử văn minh du lịch trong cộng đồng dân cư, nhất là các tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch; nâng cao ý thức người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường sáng - xanh - sạch -đẹp; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp tại các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố.

Hà Nội cũng tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, thu hút mạnh mẽ mọi nguồn lực cho phát triển du lịch Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao trong các lĩnh vực lữ hành, vận chuyển, ẩm thực, nâng cao chất lượng điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và hợp tác phát triển du lịch Chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung xây dựng và triển khai một số nhiệm vụ mang tính đột phá: Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn thành phố; trong đó chú trọng đưa vào hoạt động các dự án đầu tư có quy mô lớn như: Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy (huyện Đông Anh); Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa (huyện Sóc Sơn); Tổ hợp công viên vui chơi giải trí và phụ trợ (quận Tây Hồ) Đẩy nhanh thủ tục đầu tư dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa lịch sử khu di tích Hoàng thành Thăng Long; dự án bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng và tại làng dệt lụa Vạn Phúc; dự án tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích làng cổ ở Đường Lâm… Thu hút đầu tư dự án theo mô hình khách sạn - trường học để tăng cường số lượng, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tăng trưởng lĩnh vực lưu trú du lịch trên địa bàn Thủ đô; dự án Trung tâm mua sắm dành cho khách du lịch (Outlet); dự án điểm trung chuyển khách phục vụ du lịch , tổ chức triển khai hiệu quả các tuyến xe buýt kết nối từ trung tâm Thành phố tới các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn.

Xây dựng khu, điểm du lịch chất lượng cao để nhân rộng mô hình hoạt động.

Cụ thể gồm các điểm đến sản phẩm du lịch: khu vực trung tâm chính trị Ba Đình (gồm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, công viên Bách Thảo) gắn với khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; khu vực phố cổ, phố cũ, hồ Hoàn Kiếm; khu vực hồ Tây và phụ cận; khu di tích Cổ Loa, múa rối nước Đào Thục; di tích đền Hai Bà Trưng; khu du lịch núi Sóc; chùa Hương, khu vực Ba

Vì, làng cổ ở Đường Lâm, chùa Thầy, chùa Tây Phương…; làng nghề gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, sơn mài Hạ Thái, du lịch cộng đồng, du lịch kết nối giữa phố nghề, làng nghề truyền thống với các điểm tham quan du lịch khác…

Phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mới như du lịch y tế chăm sóc sức khỏe, du lịch nông nghiệp cộng đồng, du lịch giáo dục, trải nghiệm dành cho học sinh Tổ chức thí điểm phát triển kinh tế đêm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và các khu vực có đủ điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng du lịch.

Triển khai dự án phát triển du lịch thông minh, phát triển hệ thống hạ tầng viễn thông tại các điểm đến du lịch để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong quảng bá, xúc tiến và kinh doanh du lịch.

Triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách liên quan trực tiếp đến phát triển du lịch được các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương ban hành như: các chính sách ưu đãi hỗ trợ về thuế, giá đất trong lĩnh vực đầu tư du lịch; điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất; tăng cường công tác quản lý phí, lệ phí và giá dịch vụ.

Những dự báo về nhu cầu phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hà Nội

Hà Nội a) Tình hình thế giới

Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức xuất hiện biến thể mới đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền giới Hiện nay đã có vắc xin và nhiều nước đã tiến hành tiêm thời áp dụng và triển khai mạnh mẽ chính sách “hộ chiếu vắc tạp, đặc biệt sau khi kinh tế trên toàn thế chủng mở rộng đồng xin” để nhanh chóng phục hồi các hoạt động du lịch và giao thương quốc tế Tuy nhiên cho đến nay Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa ủng hộ ý tưởng cấp hộ chiếu vắc xin để thúc đẩy hoạt động đi lại trong bối cảnh nguồn cung cấp vắc xin còn hạn chế và vẫn còn nhiều ẩn số liên quan đến hiệu quả của tiêm chủng trong việc đáp ứng các biến thể mới của vius covid-19 Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) về những tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch toàn cầu năm 2020, ước tính thế giới giảm 1 tỷ khách, theo đó ước khoảng 1,1 nghìn tỷ doanh thu từ du lịch và 120 triệu việc làm trực tiếp bị mất đi Kịch bản giai đoạn 2021-2024 của UNWTO dự báo, ngành du lịch có sự phục hồi vào nửa cuối năm 2021 Tuy nhiên, để có được lượng khách quốc tế như năm 2019, UNWTO cho rằng cần mất khoảng từ 2,5-4 năm. b) Tại Việt Nam

Từ cuối tháng 04/2021, dịch bệnh Covid-19 bất ngờ bùng phát lại tại một số tỉnh, thành trên cả nước Đợt dịch này diễn ra phức tạp hơn nhiều so với lần trước, chu trình lây nhiễm và khởi phát bệnh diễn ra nhanh hơn so với trước đây Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử với 150 triệu liều vắc xin trong 09 tháng nhằm tăng độ bao phủ vắc xin với người dân để đạt miễn dịch cộng đồng Trong bối cảnh dịch bệnh tại các thị trường châu Âu, châu Mỹ và các nước trong khu vực còn diễn biến phức tạp, thị trường nội địa có khả năng phục hồi nhanh hơn và sẽ tiếp tục là dòng khách chủ đạo trong thời gian tới.

Ngành du lịch Việt Nam đã có các định hướng và giải pháp để thích ứng với giai đoạn mới như tăng cường liên kết trong ngành để phát triển các sản phẩm du lịch; tập trung triển khai hiệu quả chương trình kích cầu; nghiên cứu định vị lại thị trường du lịch quốc tế, chuẩn bị cho việc mở cửa lại thị trường quốc tế khi Chính phủ cho phép; tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi số; phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu triển khai thí điểm hộ chiếu vắc xin… nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình phục hồi và phát triển trong thời gian tới. c) Xu hướng du lịch bền vững

Hiện nay, trên thế giới và trong nước đang chứng kiến sự thay đổi to lớn,nhanh chóng ở tất cả các khía cạnh của xã hội, cuộc sống Sự xuất hiện của cuộc

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã dẫn đến sự thay đổi trong tư duy nhận thức của xã hội, trong đó có du lịch Hội nhập quốc tế diễn ra càng ngày càng sâu rộng, nhiều hình thức du lịch mới như du lịch thông minh xuất hiện Đồng thời, dưới tác động của dịch Covid-19, xu hướng du lịch đã dần thay đổi: ưu tiên hàng đầu của du khách là mức độ an toàn về y tế, đảm bảo sức khỏe, chú trọng hơn đến chất lượng điểm đến, thay đổi từ chương trình du lịch trọn gói sang hình thức tự trải nhiệm với các chuyến đi ngắn ngày và điểm đến gần Du lịch chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thực tế ảo,… ngày càng phổ biến.

-Xu thế của nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đà tăng trưởng ổn định, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu đã tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc gia tăng lượng khách quốc tế đến Đông Nam Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch cao, được coi là điểm đến hấp dẫn với du khách toàn cầu Cộng đồng chung ASEAN thúc đẩy hội nhập, tăng nhu cầu đi lại và tăng dòng khách quốc tế đến.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những thành tựu công nghệ mới tạo cơ hội để du lịch Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại Quan hệ ngoại giao tích cực, hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng là cơ hội để Hà Nội thu hút đầu tư phát triển, học tập kinh nghiệm trong quản lý điểm đến và kinh doanh du lịch, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch, mở rộng thị trường.

- Với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, ngành Du lịch mở ra những xu hướng mới cần các doanh nghiệp chuyển động để thích ứng, an toàn; du lịch trở thành mối quan tâm hàng đầu của du khách cùng với xu hướng lựa chọn các điểm đến gần, du lịch ngắn ngày theo các nhóm nhỏ và du lịch cá nhân Trong bối cảnh dịch bệnh tại các quốc gia trên thế giới còn diễn biến phức tạp, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Covid-19 còn khá thấp, thị trường du lịch nội địa được nhận định là có khả năng phục hồi nhanh hơn.

- Thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ thúc đẩy thu hút đầu tư; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang từng bước toàn hiện cùng với việc quan tâm đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới chất lượng cao, tích cực đổi mới công tác xúc tiến quảng bá du lịch đã tạo dựng nền tảng, cơ hội cho du lịch phát triển ở mức độ cao hơn.

Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước du lịch theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.3.1 Xây dựng quy hoạch, chương trình, đề án phát triển du lịch Hà Nội gắn với các mục tiêu phát triển bền vững

Hà Nội bước vào giai đoạn phát triển mới với vai trò là “Trung tâm Chính trị - Hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước”[1]; và tương lai sẽ trở thành “…một trung tâm du lịch và giao dịch quốc tế có tầm cỡ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” Do vậy, để đạt được mục tiêu trên, việc xây dựng quy hoạch, chương trình, đề án phát triển du lịch gắn với các mục tiêu phát triển bền vững có vai trò vô cùng quan trọng, là giải pháp cần thiết để hoạt động du lịch Hà Nội phát triển đúng hướng, khai thác hiệu quả tiềm năng, gìn giữ và nuôi dưỡng tài nguyên du lịch lâu dài, bền vững.

Kể từ sau sự kiện mở rộng địa giới hành chính thủ đô (01/8/2008), ngành Du lịch Hà Nội không có Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch chung thống nhất cho toàn thành phố mà vẫn song song thực hiện các đề án theo Quy hoạch đã được phê duyệt trước đó của tỉnh Hà Tây và Hà Nội cũ Cho đến tháng 7/2018, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Thủ đô Hà Nội từ nay đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 (sau khi mở rộng địa giới hành chính) mới được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua Tuy vậy, để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, việc tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội từ nay đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 trên thực tế cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa Sở Du lịch Hà Nội với các Sở, Ban, ngành có liên quan Theo đó, cần nhanh chóng bắt tay vào xây dựng quy hoạch, chương trình, đề án phát triển du lịch cho từng khu, điểm, không gian phát triển du lịch riêng, làm cơ sở cho hoạt động du lịch phát triển theo đúng định hướng, đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, chương trình, đề án phát triển du lịch,

Hà Nội cần thực hiện một số biện pháp cơ bản sau đây:

Một là, xây dựng quy hoạch, chương trình, đề án phát triển du lịch phải dựa trên các luận cứ, cơ sở khoa học.

Quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể, chương trình, đề án phát triển du lịch đối với từng khu, điểm du lịch, đối với Hà Nội phải căn cứ vào các cơ sở pháp lý, định hướng chiến lược như: Nghị quyết số 11/NQ/TW ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 - 2015; Luật Du lịch năm 2005; Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”; Quyết định số 2473/QĐ- TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 2412/2011/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cả nước giai đoạn 2011 - 2020”; “Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030”; Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ 4 - khoá XIV (tháng 5/2012) và kỳ họp thứ 5 - khoá XIV (tháng 7/2012) đã thông qua các quy hoạch ngành về phát triển công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, giao thông vận tải, văn hóa của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030…

Bên cạnh đó, việc đánh giá đúng lợi thế, tiềm năng du lịch, thực trạng phát triển du lịch, bám sát các mục tiêu phát triển bền vững như tăng trưởng kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh… cũng là một cơ sở khoa học quan trọng cho xây dựng quy hoạch, đề án phát triển du lịch ở thành phố Hà Nội Song song với quy hoạch ngành, cần tiến hành các định hướng bảo vệ môi trường theo địa giới địa lý, phân bổ dân cư, trong đó xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực hạn chế các hoạt động du lịch và các kế hoạch cụ thể về bảo vệ tài nguyên và môi trường Đối với các điểm du lịch phân tán và ở những vùng điểm nhạy cảm như: đầu nguồn, dân cư tập trung khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần phải có các giải pháp đồng bộ như về kiến trúc, hạ tầng và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Hai là, xác định rõ trách nhiệm giữa các Sở, Ban, ngành liên quan trong quy hoạch, chương trình, đề án phát triển du lịch để đảm bảo gắn kết các mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động du lịch. Đối với Du lịch: Tham mưu, đề xuất cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các chủ trương, chương trình và kế hoạch phát triển du lịch Chủ trì triển khai và tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch theo định hướng và các giai đoạn phân kỳ; quản lý về mặt nghiệp vụ du lịch; quản lý hành chính trong phạm vi thẩm quyền đối với các hoạt động kinh doanh du lịch Cùng với các Sở, Ban, ngành thẩm định dự án đầu tư du lịch, chỉ đồng ý cấp phép đầu tư với những dự án đảm bảo được các tiêu chí của phát triển bền vững Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các đơn vị doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội thực hiện tốt quy hoạch.

Các Sở, Ban, ngành liên quan: Là các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với các lĩnh vực khác có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch của thành phố Trong đó:

Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án phát triển du lịch theo hướng bền vững; xây dựng cơ cấu vốn ưu tiên phát triển du lịch trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; phối hợp với Sở Du lịch đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố các chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch và triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của thành phố trong lĩnh vực liên quan.

Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp cùng Sở Du lịch với Ủy ban nhân dân các quận huyện, thị xã xây dựng danh mục các dự án giao thông ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và cấp vốn đầu tư.

Sở Công Thương: Phối hợp cùng Sở Du lịch xây dựng danh mục các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại liên quan đến hoạt động phát triển du lịch trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và hỗ trợ đầu tư; triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của thành phố trong lĩnh vực liên quan.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Tham mưu trong việc thẩm định phê duyệt các quy hoạch, các dự án đầu tư phát triển du lịch… trên quan điểm phát triển bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy hoạch cũng như các dự án đầu tư phát triển du lịch.

Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Du lịch trong các nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng cũng như các nội dung liên quan đến vệ sinh môi trường và hạ tầng kỹ thuật.

Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với Sở Du lịch, các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị quy hoạch quỹ đất và có kế hoạch sử dụng đất hàng năm, 5 năm, 10 năm nhằm đảm bảo tạo ra quỹ đất phục vụ cho phát triển du lịch bền vững; đồng thời, xây dựng phương án bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố và tại các khu, điểm du lịch.

Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Du lịch trong việc triển khai các hoạt động truyền thông quảng bá du lịch, các sự kiện văn hóa du lịch của thành phố.

Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Du lịch trong việc triển khai các chương trình đăo tạo bồi dưỡng vă đằ tạo lại nguồn nhđn lực du lịch, giâo dục nđng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư và trong hệ thống giáo dục.

Ngày đăng: 02/01/2023, 19:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w