1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại việt nam

204 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 806,15 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (12)
      • 1.1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu (12)
      • 1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
      • 1.1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan (14)
      • 1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài (14)
      • 1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước (24)
    • 1.3. Khoảng trống nghiên cứu (26)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (27)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (27)
      • 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (27)
      • 1.5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu (28)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (33)
    • 1.7. Bố cục của luận án (33)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH PHÁI SINH VÀ PHÁT TRIỂN (34)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về GDPS (34)
      • 2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển các GDPS (34)
      • 2.1.2. Khái niệm GDPS (36)
      • 2.1.3. TTTC phái sinh (38)
      • 2.1.4. Phân loại các giao dịch tài chính phái sinh (45)
    • 2.2. Phát triển các GDPS tại NHTM (58)
      • 2.2.1. Khái niệm phát triển GDPS tại NHTM (58)
      • 2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển GDPS tại NHTM (59)
    • 2.3. Kinh nghiệm về phát triển GDPS của một số NHTM nước ngoài và bài học cho các NHTM Việt Nam (62)
      • 2.3.1. Tổng quan về thị trường phái sinh thế giới (62)
      • 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển các giao dịch tài chính phái sinh tại một số NHTM trên thế giới (71)
      • 2.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam (79)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIAO DỊCH PHÁI SINH TẠI CÁC NH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (84)
    • 3.1. Một số vấn đề cơ bản về NHTM Việt Nam (84)
      • 3.1.1. Khái quát chung về các NHTM Việt Nam (84)
      • 3.1.2. Hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam (87)
      • 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam (89)
    • 3.2. Thực trạng phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam (89)
      • 3.2.1. Thực trạng GDPS của các NHTM Việt Nam (89)
      • 3.2.2. Lợi nhuận từ GDPS của các NHTM Việt Nam (106)
      • 3.2.3 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số GDPS tại các NHTM (111)
      • 3.2.4. Đánh giá thực trạng GDPS tại các NHTM Việt Nam (119)
  • CHƯƠNG 4: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (125)
    • 4.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM (125)
      • 4.1.1. Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các (125)
      • 4.1.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (129)
      • 4.1.3. Thiết kế bảng câu hỏi chính thức (134)
      • 4.1.4. Thu thập thông tin (139)
    • 4.2. Kết quả nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam (141)
      • 4.2.1. Kết quả từ kiểm định giả thuyết thống kê (141)
      • 4.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các GDPS của các NHTM Việt (141)
      • 4.2.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu (144)
      • 4.2.4. Mối tương quan giữa các biến (145)
      • 4.2.5. Lựa chọn biến và mô hình hồi quy đa biến (146)
      • 4.2.6. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (147)
      • 4.2.7. Kiểm định độ phù hợp của mô hình (148)
      • 4.2.8. Kết quả phân tích hồi quy đa biến và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố 137 (149)
  • CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH PHÁI (152)
    • 5.1. Điều kiện phát triển các giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt (152)
      • 5.1.1. Điều kiện vĩ mô (152)
      • 5.1.2. Điều kiện từ phía NH (154)
      • 5.1.3. Điều kiện từ phía KH (156)
    • 5.2. Một số giải pháp nhằm phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam (156)
      • 5.2.1. Đối với Chính phủ (156)
      • 5.2.2. Đối với NHNN (157)
      • 5.2.3. Đối với các NHTM (162)
  • KẾT LUẬN (82)
  • PHỤ LỤC (11)

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

1.1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu

Trong những năm gần đây, TTTC thế giới với rất nhiều biến động các GDPS trở nên ngày càng cần thiết và hữu ích cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và các nhà đầu tư Thế kỷ 21, với sự toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, thị trường GDPS đã phát triển không ngừng với sự tăng trưởng ngoạn mục về quy mô và sự đa dạng khi ra đời các SPPS mới Đây là những cải tiến vượt bậc của TTTC thế giới, thành công trong việc cung cấp cho các nhà đầu tư và kinh doanh trên thị trường tài chính những công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu đồng thời là các công cụ tìm kiếm lợi nhuận hấp dẫn. Các số liệu thống kê cho thấy có sự tăng trưởng khổng lồ thấy các hoạt động phái sinh trên cả thị trường tập trung và phi tập trung Trong đó sự tham gia của các NHTM với việc sử dụng các GDPS là rất phổ biến đem lại những hiệu quả nhất định trong tìm kiếm lợi nhuận và quản trị rủi ro.

Các NHTM luôn mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng vị thế, uy tín và năng lực cạnh tranh của NH trên thị trường quốc tế, hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, Với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế hiện nay các NHTM Việt Nam có thể hưởng nhiều lợi thế của hội nhập nhưng đồng thời rủi ro phải đối mặt cũng không ít Phát triển các GDPS - một trong những biện pháp để phòng ngừa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận là vấn đề mang tính cấp bách luôn được sự quan tâm của NHNN và các NHTM Ngoài ra, với mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay của các NHTM Việt Nam, việc phát triển nghiệp vụ hiện đại này là điều tất yếu vì các công cụ này ngày càng phổ biến và có tốc độ phát triển mạnh, doanh số không ngừng tăng qua các năm Tuy vẫn còn có những tồn tại và bất cập xuất hiện từ môi trường pháp lý, nhận thức về rủi ro và tâm lý e ngại trong sử dụng các công cụ tài chính hiện đại nhưng bắt đầu có những tín hiệu khởi sắc từ việc Thủ tướng ký quyết định thành lập thị trường chứng khoán phái sinh, tạo một môi trường giao dịch chuyên nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển TTTC, hệ thống tài chính Việt Nam Vì vậy, việc khắc phục những khó khăn, tìm ra những giải pháp cho việc phát triển các SPPS là yêu cầu cấp thiết hiện nay, ngoài những nỗ lực của bản thân các NH, Chính phủ, NHNN phải có những chủ trương, chính sách đúng đắn loại bỏ những công cụ quản lý hành chính, hướng tới sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế như tỷ giá, lãi suất, dữ trữ theo hướng hiệu quả, tích cực và phù hợp với quy định quốc tế, có tầm nhìn chiến lược nhằm xây

12 dựng môi trường pháp lý và tạo điều kiện cho các sản phẩm tài chính NH nói chung và các SPPS nói riêng ngày càng phát triển.Việc hoàn thiện và phát triển các GDPS và phát triển thị trường GDPS hiệu quả là thể hiện mức độ phát triển kinh tế ở tốc độ cao. Việc định lượng tác động của tỷ giá, lãi suất và các nhân tố khác đến sự phát triển các giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam còn có ý nghĩa rất lớn trong việc

“xây dựng một hệ thống tài chính phát triển lành mạnh, theo cơ chế thị trường có đầy đủ các công cụ bảo hiểm rủi ro và đầu cơ, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển hệ thống NHTM nói riêng và phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung.”

Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết mang tính thời sự hiện nay, đề tài “Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam.” được tác giả lựa chọn.

Nghiên cứu này một mặt sẽ tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam, góp phần giúp các NHTM hội nhập sâu hơn với thị trường phái sinh, TTTC thế giới, đa dạng hóa dịch vụ NH, giảm rủi ro, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam, cụ thể như sau:

Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDPS và các khía cạnh cơ bản của phát triển GDPS tại các NHTM. Đánh giá thực trạng GDPS tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013-2015.

Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển GDPS tại các NHTM của 1 số quốc gia trên thế giới để áp dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Nghiên cứu, tổng kết, lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp, xây dựng hệ thống các câu hỏi khảo sát nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các GDPS tại các NHTM.

Phân tích định tính và định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến doanh số GDPS và sự phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế cũng như xác định nguyên nhân của những hạn chế đó.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đưa ra các kiến nghị, giải pháp và điều kiện nhằm phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam.

1.1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu về GDPS, GDPS tại các NHTM Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển GDPS tại các NHTM hiện nay.

Các nghiên cứu về SPPS rất rộng và nhiều hướng tiếp cận, trong luận án này, NCS nghiên cứu về các giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam hiện nay và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số phái sinh, phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam.

Phạm vi không gian: Hệ thống NHTM Việt Nam trong đó có nghiên cứu điển hình một số NH có doanh số phái sinh lớn, doanh số của các NH này chiếm > 90% tổng doanh số phái sinh tại Việt Nam bao gồm các NHTM:

- “ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)

- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

- Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

- Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ”

Phạm vi thời gian: NCS tiến hành thu thập dự liệu, số liệu trong khoảng thời gian 10 năm từ 2006-2015 Trong đó mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến doanh số GDPS sử dụng số liệu thứ cấp từ BCTC của các NHTM trong giai đoạn 2006-

2010, phân tích thực trạng GDPS của các NHTM sử dụng số liệu thứ cấp từ BCTC trong giai đoạn 2011-2015.

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

1.2.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu cũng như bài viết và tài liệu, sách báo về CCPS Có 3 hướng nghiên cứu chính: (1) Vai trò của các CCPS đối với các chủ thể kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu, (2) Ảnh hưởng của GDPS tới rủi ro và giá trị của DN, NH, và (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các GDPS.

1.2.1.1 Hướng thứ nhất - Vai trò của các CCPS đối với các chủ thể kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu. a Vai trò của các CCPS đối với các chủ thể kinh tế trong rào chắn, phòng ngừa rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận.

“GDPS cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư Các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho TTTC, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và giảm chi phí vốn bình quân trong nền kinh tế.”

Ngoài ra, các GDPS cũng là một hoạt động đầu cơ đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư Các GDPS này được thực hiện “ bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, “ khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được.

Và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác ” ”

Giáo sư Pliska trường đại học Illinois, Chicago Mỹ cho biết bên cạnh việc giúp các nhà đầu tư quản trị rủi ro, “thị trường chứng khoán phái sinh cũng được dùng để đầu cơ khi nhà đầu cơ hướng về sự biến động giá trong tương lai” Theo báo cáo của ISDA (Hiệp hội GDPS và Hoán đổi quốc tế) qua điều tra đối với 500 công ty lớn nhất trên thế giới tại 26 quốc gia khác nhau thì có tới “94% các công ty trả lời rằng họ sử dụng thường xuyên CCPS để phòng ngừa và quản lý rủi ro và còn lại là sử dụng nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời trong đó CCPS (tỷ giá và lãi suất) được sử dụng rộng rãi nhất”.

Phó tổng giám đốc trung tâm quản lý thông tin NH Trung Quốc (Yan, 2010) trong bài nghiên cứu về phát triển và sử dụng các GDPS ở Trung Quốc trong những năm gần đây cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh số phái sinh khá cao, khoảng 18,3% hàng năm, việc phát triển các GDPS là cần thiết đối với cả DN và NH, là công cụ quan trọng trong rào chắn rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận của DN và NHTM.

(Kolb & Overdahl, 2009) cung cấp một cái nhìn tổng quan rộng lớn về các CCPS: tương lai, quyền chọn, hoán đổi Nghiên cứu cũng khẳng định tầm quan trọng của các GDPS trong quản lý và phòng ngừa rủi ro, đồng thời cũng có những hướng dẫn cụ thể kỹ thuật bảo hiểm toàn diện của các GDPS.

Kiểm soát rủi ro và định giá phái sinh là mối quan tâm lớn cho các tổ chức tài chính, (Bouchaud & Potters, 2003) dựa trên dữ liệu thống kê trên thị trường, đã giải thích làm thế nào để dự đoán tốt hơn các hành vi thực tế của TTTC liên quan đến phân bổ tài sản, định giá phái sinh và bảo hiểm rủi ro, kiểm soát rủi ro Nhóm thứ hai của nghiên cứu điều tra hiệu quả của việc sử dụng các GDPS khác nhau đối với rủi ro của

NH (ví dụ, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thị trường,…) Fok và cộng sự (1997) và (Smith & Stulz, 1985), (Nance, 1993) lập luận rằng có ba lợi ích lớn từ việc sử dụng các hợp đồng phái sinh: giảm thuế theo một biểu thuế lũy tiến, giảm chi phí dự kiến của các khó khăn tài chính, và giảm các vấn đề chi phí đại lý Bên cạnh đó (Smith & Stulz, 1985) lập luận rằng nếu các loại thuế là một hàm lồi của thu nhập, nó sẽ được tối ưu cho các DN sử dụng phái sinh cho mục đích bảo hiểm rủi ro Việc sử dụng thích hợp các GDPS có thể giảm chi phí tài chính, và do đó nâng cao hiệu quả của họ.

Vào giữa những năm 1980, một số hiệp hội tiết kiệm ở Mỹ đã bị phá sản do sự biến động của lãi suất Kể từ đó, các NH đã sử dụng các CCPS để giúp quản trị rủi ro lãi suất như trong 1 nghiên cứu của (Morris và Merfeld, 1988).

Hoạt động NH luôn phải đối mặt với một số rủi ro, chẳng hạn như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, NH có thể sử dụng các GDPS như phái sinh tín dụng, phái sinh lãi suất, và các phái sinh ngoại hối để tự bảo hiểm rủi ro của họ.

Nhắc lại các nghiên cứu của Deshmukh và cộng sự (1983), các NH có thể quản lý rủi ro lãi suất bằng cách sử dụng các GDPS sẽ giảm được rủi ro trong hoạt động cho vay của họ và do đó sẽ có thể đầu tư vào rủi ro cao hơn (tỷ suất sinh lời tài sản lớn hơn) Vì vậy, sử dụng phái sinh được dự kiến sẽ có một mối quan hệ tích cực với khả năng sinh lời của NH theo (Hundman, 1998).

Brewer và cộng sự (2001) lập luận rằng các NH có thể sử dụng các GDPS để thay thế hoạt động cho vay truyền thống Để nâng cao hiệu quả tài chính, NH có thể làm thay đổi cơ cấu tài sản của mình và di chuyển ra khỏi lĩnh vực kinh doanh truyền thống. Thu nhập của NH khi tham gia vào thị trường phái sinh có hai nguồn: 1) Sử dụng các GDPS giúp tăng tăng khả năng dự báo về thay đổi lãi suất, nâng cao thu nhập từ giao dịch NH liên quan đến lãi suất; 2) Làm đại lý OTC và thu phí cho các tổ chức tham gia GDPS với NH Thu nhập từ phí là một động lực lớn cho các NH để cung cấp các dịch vụ như là một trung gian cho các KH, động lực này hết sức cần thiết trong bối cảnh tầm quan trọng của kinh doanh truyền thống của NH có dấu hiệu suy giảm.

Tuy nhiên, bên cạnh các nghiên cứu chỉ rõ lợi ích trong tìm kiếm lợi nhuận và phòng tránh rủi ro của các GDPS, một số nghiên cứu khác lại cho kết quả ngược lại. (Georgette & Taylor, 1994) và (Stern & Lipin, 1994) thấy rằng các GDPS kinh doanh vì lợi nhuận là nguy hiểm và có thể khiến các DN thua lỗ lớn (Brewer, 2001) và

(Georgette & Taylor, 1994), (Gunther và Siems, 1995) thấy rằng các NH sử dụng các GDPS để tự bảo hiểm chứ không phải đầu cơ.

Bên cạnh vai trò quan trọng trong bảo hiểm rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận, với khối lượng giao dịch khổng lồ, các SPPS cũng đóng góp lớn cho sự phát triển của hệ thống tài chính quốc tế. b.Vai trò của các CCPS đối với sự phát triển hệ thống tài chính toàn cầu

Khoảng trống nghiên cứu

Một số các nghiên cứu trước đây tập trung vào việc phân tích một GDPS cụ thể của một hàng hóa cơ sơ cụ thể như: Giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch hoán đổi lãi suất, giao dịch tương lai…mà chưa nghiên cứu tổng thể các GDPS tài chính.

Một số các nghiên cứu khác đi sâu phân tích vai trò của các GDPS đối với thu nhập, rủi ro của NHTM mà chưa xem xét đến việc có nên phát triển các GDPS này không và nếu có thì các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển các giao dịch này.

Một số các nghiên cứu về phát triển GDPS lại tập trung tại một NHTM cụ thể mà chưa tìm hiểu trên phạm vi rộng là hệ thống các NHTM của 1 quốc gia.

Các khoảng trống trên sẽ là hướng nghiên cứu của luận án, qua đó luận án sẽ xây dựng hai mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số GDPS và mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam Thông qua đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển các giao dịch này tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.

Câu hỏi nghiên cứu

Cụ thể nghiên cứu thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển GDPS tại các NHTM?

- Phát triển GDPS tại NHTM là gì? Chỉ tiêu nào đo lường mức độ phát triển?

- Các nhân tố Quy mô ngân hàng, thanh khoản của ngân hàng, Biến động tỷ giá, lãi suất có ảnh hưởng như thế nào đến doanh số GDPS của các NHTM Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng ra sao?

- Các yếu tố khách quan (Chính sách pháp lý, Môi trường kinh tế, KH, Đối thủ cạnh tranh) và các yếu tố chủ quan (Nguồn lực tài chính; Nguồn nhân lực; Công nghệ; Uy tín, thương hiệu ngân hàng, Chiến lược kinh doanh; ) có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Tổng quan các nghiên cứu về GDPS tại các NHTM Việt Nam đã được trình bày ở phần trên Phần này tác giả sẽ trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu được sử dụng để khám phá các nhân tố chính nào có ảnh hưởng đến GDPS và đánh giá tác động của các nhân tố này đến GDPS tại các NHTM Luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu khác nhau để thực hiện phân tích thống kê mô tả và xây dựng nên hai mô hình đánh giá các nhân tố tác động lên GDPS nhằm có được cái nhìn tổng quan và đa chiều về sự phát triển thị trường các sản phẩm GDPS của các NHTM Để thu thập thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu, tác giả sử dụng cả 2 loại dữ liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

Nguồn dữ liệu thứ cấp được tác giả tổng hợp và xử lý từ báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán của 08 NHTM hàng đầu Việt nam (Vietinbank, BIDV, VCB, ACB, Techcombank, Eximbank, Sacombank và SCB) trong giai đoạn 10 năm từ năm

2006 đến 2015 và dữ liệu về biến động tỷ giá USD/VND, lãi suất cơ bản VND do NHNN công bố trong giai đoạn 2006-2015 Việc lựa chọn mẫu 08 NHTM để sử dụng tổng hợp và xử lý số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu là theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, 08 NHTM này được xem là 08 NHTM hàng đầu Việt Nam và có hoạt động GDPS phát triển.

1.5.1.2 Dữ liệu sơ cấp Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam, tác giả tiến hành khảo sát thu thập ý kiến đánh giá của 350 cán bộ nhân viên tại các NHTM Việt Nam, NHNN Việt Nam, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – Ngân hàng, các giảng viên giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, các nhân viên tại DN có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tập trung tại

2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Nội dung khảo sát nhằm biết được điểm đánh giá của từng yếu tố tới sự phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam bao gồm: Các yếu tố khách quan (Chính sách, hành lang pháp lý; môi trường kinh tế,

KH, đối thủ cạnh tranh) và các yếu tố chủ quan (nguồn lực tài chính; nguồn nhân lực; chiến lược kinh doanh; uy tín thương hiệu của NH, trình độ công nghệ )

Kết quả khảo sát sẽ được tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS để đưa ra kết quả về mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố tới sự phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm tác động cụ thể vào từng yếu tố với các mức độ khác nhau nhằm phát triển các GD này. Để tiến hành khảo sát ý kiến, tác giả tiến hành xây dựng thang đo, sử dụng thang đo Linkert, là một dạng thang đo thứ bậc có dạng là 1 dãy số liên tục từ 1 đến 5 với mức độ đồng tình tăng dần trong đó 1: Hoàn toàn không đồng ý đến 5: Hoàn toàn đồng ý Thông qua đó sẽ đánh giá được mức độ đồng tình của người trả lời về các câu hỏi mà tác giả đưa ra trong phiếu khảo sát.

1.5.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu

1.5.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập, tổng hợp được từ các nguồn báo cáo tài chính của NHTM, Báo cáo NHNN, bao gồm số liệu về quy mô NHTM (tổng tài sản, dư nợ ) doanh số GDPS (GDKH, GDTL, GDHĐ, GDQC), thu nhập, chi phí củaNHTM và thu nhập, chi phí đối với các GDPS Các số liệu trên được tác giả chọn lọc, xử lý, tổng hợp đưa vào nội dung luận án dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ Nội dung phân tích bao gồm phân tích so sánh giữa các năm, giữa các NHTM.

1.5.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu sơ cấp a Phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS để thực hiện phân tích dữ liệu Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để mô tả, phân tích dữ liệu bao gồm tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê suy luận để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. b.Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Độ tin cậy là mức độ mà thang đo được xem xét là nhất quán và ổn định (Parasuraman, 1991) Độ tin cậy của phép đo là mức độ mà phép đo tránh được sai số ngẫu nhiên Trong nghiên cứu này, để đánh giá độ tin cậy của từng thang đo (reliability), đánh giá mức độ phù hợp của từng mục hỏi (items) hệ số tương quan alpha của Cronbach được sử dụng Hệ số này đánh giá mức độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai từng item và tính tương quan của từng item với điểm tổng của các items còn lại của phép đo.

Chúng ta có thể chấp nhận với hệ số Alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên đến

1 thì thang lường đó là tốt Cũng có ý kiến cho rằng hệ số Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Slater, 1995) Do đó trong nghiên cứu này, hệ số Alpha từ 0.6 trở lên được chấp nhận.

Khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item nào có hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những item có độ tin cậy đảm bảo, các item có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo. c Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Được sử dụng để kiểm tra tính đơn hướng của thang đo và độ giá trị cấu trúc của phép đo Tính đơn hướng của thang đo được định nghĩa là sự tồn tại của chỉ một khái niệm (construct) trong một tập biến quan sát, đó là mức độ mà một tập biến quan sát biểu thị cho một và chỉ một khái niệm tiềm ẩn duy nhất (Garver & Mentzer, 1999). Độ giá trị cấu trúc (construct validity) gồm hai thành phần là độ giá trị hội tụ (convergent validity) và độ giá trị phân biệt (discriminant validity) Độ giá trị hội tụ liên quan đến câu hỏi: “Các biến đo lường dùng để đo một khái niệm tiềm ẩn có hội tụ về mặt thống kê hay không?” (Garver & Mentzer, 1999) Độ giá trị phân biệt biểu thị phạm vi đo lường những khái niệm khác nhau thì khác nhau.

Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng phương pháp “principal component” với phép varimax và điểm dừng khi rút trích các nhân tố có eigenvalue >1 được sử dụng Trong quá trình phân tích EFA các item, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại Tiêu chuẩn chọn là các item có hệ số tải nhân tố ( factor loading) >0.4, tổng phương sai trích >= 50% (Gerbing & Anderson, 1998) Hệ số của phép thử KMO (Kaiser Meyer Olkin of Sampling Adeqacy) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen,

2000) và phép thử Bartlett Test phải ở mức có ý nghĩa. e Phương pháp phân tích hồi quy

Là“ phương pháp toán học được vận dụng trong thống kê để biểu diễn xu hướng phát triển của những hiện tượng có nhiều dao động ngẫu nhiên, mức độ tăng giảm thất thường Đây là một phương pháp thống kê mà giá trị kỳ vọng của một hay nhiều biến ngẫu nhiên được dự đoán vào điều kiện của các biến ngẫu nhiên (đã tính toán) khác. Phân tích hồi quy không chỉ là trùng khớp đường cong (lựa chọn một đường cong mà vừa khớp nhất với một tập điểm dữ liệu); nó còn phải trùng khớp với một mô hình với các thành phần ngẫu nhiên và xác định Yêu cầu của phương pháp này là phải chọn được mô hình mô tả một cách gần đúng nhất xu hướng phát triển của hiện tượng.

Cách chọn hàm: Căn cứ vào quan sát trên đồ thị cộng với phân tích lý luận về bản chất lý luận của hiện tượng; có thể dựa vào sai phân (lượng tăng giảm tuyệt đối); dựa vào phương pháp bình quân nhỏ nhất ”

Dạng hàm dùng trong nghiên cứu là Hàm số xu hướng dạng bậc 1 (dạng đồ thị của hàm là đường thẳng.

Tiếp theo, tác giả trình bày cụ thể về các phương pháp nghiên cứu và mô hình được sử dụng trong luận án:

Phần 1: Phương pháp phân tích thống kê mô tả:

Phương pháp này được sử dụng để phân tích chung về tình hình hoạt động của các NHTM và thực trạng phát triển hoạt động giao dịch phái sinh của các NHTM Việt Nam hiện nay Nguồn dữ liệu được sử dụng để phân tích là nguồn dữ liệu thứ cấp đã trình bày ở trên.

Phần 2: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số GDPS tại các NHTM.

Đóng góp của đề tài

Luận án tiếp cận việc phát triển GDPS từ phía các NHTM Qua phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (Quy mô NH, Thanh khoản NH, Biến động tỷ giá, Biến động lãi suất) đến doanh số GDPS, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của GDPS tại các NHTM Việt Nam (môi trường kinh tế, hệ thống luật pháp, chính sách, đối thủ cạnh tranh, KH, nguồn lực tài chính; nguồn nhân lực; chiến lược kinh doanh; uy tín thương hiệu của NH ). Đề tài nghiên cứu dựa vào kết quả ước lượng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu ước lượng mức độ tác động của các nhân tố như tỷ giá, lãi suất, quy mô NH…đến việc phát triển của các GDPS Thông qua kết quả, có thể lý giải các ảnh hưởng của các nhân tố với doanh số phái sinh trong giai đoạn 2006- 2015, khả năng dự báo cho các giai đoạn 2016- 2025, lý giải các nhân tố tác động tới việc phát triển các giao dịch này từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam.

Bố cục của luận án

Luận án được bố cục 5 chương gồm các nội dung:

Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về GDPS và phát triển GDPS tại NHTM

Chương 3: Thực trạng GDPS tại các NHTM Việt Nam hiện nay.

Chương 4: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM VN Chương 5: Một số giải pháp nhằm phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam hiện nay.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH PHÁI SINH VÀ PHÁT TRIỂN

Cơ sở lý luận về GDPS

2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển các GDPS

Khoảng 40 năm trở lại đây, CCPS đã trở thành một loại hàng hóa quan trọng trên TTTC Thị trường các giao dịch tài chính phái sinh đã đạt được doanh số giao dịch cũng như tốc độ tăng trưởng thần kỳ trong hơn ba thập kỷ qua, vượt xa thị trường cổ phiếu và trái phiếu Sự ra đời của các công cụ tài chính phái sinh là một tất yếu để giải quyết các vấn đề trong kinh doanh khi TTTC ngày nay phát triển ngày càng rộng và sâu Nhân tố lớn nhất thúc đẩy sự ra đời của các CCPS và các GDPS chính là sự biến động khó lường của giá cả: giá hàng hóa, tỷ giá, lãi suất… gây ra rủi ro cho các chủ thể trong nền kinh tế.

Các giao dịch phái sinh lần đầu tiên được ghi nhận là sự vận dụng bởi Thales – nhà triết gia nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, đồng thời là nhà toán học nổi tiếng với định lý Thales trong tam giác Ông đã dựa vào kinh nghiệm thời tiết và dự đoán rằng sẽ được mùa trong mùa thu hoạch oliu tới, sản lượng oliu thu hoạch lớn và như vậy nhu cầu thuê máy ép dầu sẽ cao, chắc chắn giá thuê máy ép dầu oliu sẽ bị đẩy lên, vì vậy ông tiến hành đàm phán với chủ máy ép dầu, thỏa thuận thuê máy ép với việc trả trước

1 khoản tiền cho chủ máy để đến mùa thu hoạch sẽ được thuê với giá cố định, đến khi thu hoạch Oliu, ông mang máy đó cho người có nhu cầu ép dầu thuê lại với giá cao hơn và hưởng phần chênh lệch Đây được ghi nhận là giao dịch phái sinh khi hợp đồng được ký trước và giao dịch diễn ra sau 1 khoảng thời gian.

Theo Chorafas (2008) vào giữa thế kỷ 17, một sự kiện nổi tiếng về hoa Tulip đã xảy ra liên quan đến giao dịch phái sinh Đó là sự ra đời của giao dịch GDQC (Option) với mặt hàng củ giống hoa Tulip Tuy nhiên, giao dịch này bùng nổ với lượng giao dịch lớn và quá nóng đã tạo ra cơn sốt Hoa Tulip, hay còn gọi là “Bong bóng đầu cơ Tulip (Tulip Mania) - khi đó giá thỏa thuận của củ Tulip tăng tới mức bất thường (gấp

10 lần thu nhập hàng năm của một thợ thủ công) rồi đột ngột sụp đổ Các công ty bán quyền mất khả năng thanh toán khi giá lên quá cao, kéo theo khủng hoảng kinh tế Hà Lan năm 1637” Đây được xem là bong bóng kinh tế đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử kinh tế thế giới, khi mà giá trị giao dịch trên thị trường của một tài sản chênh lệch quá lớn so với giá trị nội tại, giá trị thực của tài sản đó.

Vào thế kỷ 18, Trung tâm Giao dịch Lúa gạo Dojima ở Nhật Bản với các giao dịch đấu giá gạo diễn ra vô cùng sôi động, tại đây lần đầu tiên các GDTL được thực hiện thông qua việc giao dịch gạo “trên sổ sách” có sự tham gia của trung tâm thanh toán. Cuối thế kỷ 17, “ GDQC đối với chứng khoán và hàng hóa được triển khai lần đầu ở London Tuy nhiên, GDQC các loại hàng hóa đã bị phản đối kịch liệt sau sự kiện bong bóng Tulip ở Hà Lan, và cuối cùng đã bị cấm vào năm 1733 Khoảng 100 năm sau, GDQC chính thức quay trở lại, lần này xuất hiện trên đất Mỹ và tồn tại đến ngày nay ”

Với sự ra đời của Chicago Board of Trade năm 1848 tại Mỹ, là nơi thực hiện các GDTL hàng hóa đầu tiên có tổ chức của thế giới, chủ yếu là các GDTL ngũ cốc với mục đích bảo hiểm rủi ro về giá ngũ cốc cho người nông dân và thương nhân Các hợp đồng này được chuẩn hóa hơn vào năm 1865 và năm 1925, trung tâm thanh toán bù trừ sàn GDTL chính thức đi vào hoạt động Tại sàn giao dịch này, lần đầu tiên diễn ra các giao dịch ký quỹ được thực hiện Nếu các CCPS hàng hóa độc chiếm thị trường phái sinh trong khoảng 100 năm đầu tiên khi thị trường GDPS chính thức được thành lập thì từ giữa thế kỷ 19, cùng với sự ra đời của quyền chọn cùng với sự nới lỏng và dỡ bỏ các quy định trong những năm 1970-1980, kỷ nguyên mới của các CCPS mở ra và đến nay, khối lượng giao dịch các CCPS tài chính đã chiếm phần lớn giao dịch trên thị trường Năm 1970, với chế độ tỷ giá thả nổi, thị trường các GDKH phát triển mạnh mẽ, năm 1972, SGD Chicago Mercantile Exchange được thành lập tạo nên thị trường tiền tệ quốc tế, nơi giao dịch các HĐTL tiền tệ.

Năm 1975, SGD Chicago Board of Trade tạo ra HĐTL lãi suất đầu tiên, dựa trên các khoản vay có đảm bảo của Ginnie Mae (GNMA) Năm 1977, CBOT (Chicago Board of Trade) bắt đầu giao dịch HĐTL trái phiếu kho bạc và loại hợp đồng này nhanh chóng trở thành công cụ có doanh số lớn nhất Năm 1982, SGD CME tạo ra hợp đồng Eurodollar, sau đó đã vượt cả HĐTL về trái phiếu trở thành loại HĐTL được giao dịch nhiều nhất.

Năm 1982, SGD thành phố Kansas đưa ra loại HĐTL chỉ số giá cổ phiếu đầu tiên, loại hợp đồng dựa trên chỉ số Value Line, SGD CME nhanh chóng theo sau và thành công vang dội với HĐTL chỉ số S&P 500 Năm 1983, SGD HĐQC Chicago (Chicago Board Options Exchange) tạo ra HĐQC về chỉ số giá cổ phiếu CBOE 100 index, ngày nay là chỉ số S&P 100 và là loại HĐQC được giao dịch nhiều nhất cho đến ngày nay.

Những năm 1980 đánh dấu thời kỳ bắt đầu của GDHĐ và các GDPS không tập trung (Over the counter) Tháng 12/2007 NH Thanh toán Quốc tế báo cáo rằng

"các hợp đồng phái sinh được trao đổi trên các sàn giao dịch đã tăng 27% đạt kỷ lục

681 nghìn tỷ USD." Và cho đến hết quý 4 /2013, khối lượng các GDPS toàn thế giới đã đạt

1200 nghìn tỷ USD, gần gấp đôi sau 6 năm Một số dữ liệu từ báo cáo của Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS so sánh để thấy doanh số giao dịch khổng lồ của các GDPS:

“ngân sách chi tiêu của Chính phủ Mỹ trong năm 2015 là 3,9 nghìn tỷ USD, và tổng giá trị hiện tại của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ ước khoảng 25 nghìn tỷ USD. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới hàng năm là khoảng 70 nghìn tỷ USD” Từ đó có thể thấy khối lượng giao dịch các SPPS trên thế giới là rất lớn.

2.1.2.1 Khái niệm CCPS và công cụ tài chính phái sinh.

Trong sách trắng báo cáo về thị trường phái sinh toàn cầu của một trong những tổ chức điều hành sàn chứng khoán lớn nhất thế giới Deutsche Boerse AG cho rằng: “CCPS là những công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt nguồn) từ giá trị của những biến số cơ sở “Biến số cơ sở là những yếu tố (như giá trị, mức độ biến động giá, ) của một tài sản cơ sở (underlying asset) được giao dịch trong hợp đồng phái sinh”

Thống nhất với quan điểm đó, hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) định nghĩa “những công cụ tài chính này là công cụ phái sinh vì chúng được bắt nguồn (sinh ra) từ giá trị các tài sản cơ sở Việc đầu tư vào các CCPS thường không yêu cầu một một khoản đầu tư thuần ban đầu nào hoặc chỉ yêu cầu một khoản đầu tư thuần ban đầu nhỏ hơn nhiều so với giá trị tài sản cơ sở”.

Giá trị của tài sản cơ sở là giá trị của tài sản được giao dịch trong hợp đồng và giá trị này biến động không ngừng Tài sản cơ sở có thể là bất cứ thứ gì được 2 bên chấp thuận giao dịch (hàng hóa, chứng khoán, ngoại tệ…) và được chia thành 2 nhóm:

+ Nông sản: ngũ cốc (ngô, lúa mỳ, đậu), các loại thịt, các sản phẩm bơ sữa, lâm sản, coca, café, đường…

+ Nhiên liệu: dầu thô, dầu sưởi, dầu diesel, dầu ethanol, xăng, khí ga, than. + Kim loại: vàng, bạc, bạch kim, paladin, đồng, thép, uranium.

+ Thời tiết: Nhiệt độ các nước Mỹ, Canada, Australia, Châu Âu, Châu Á TBD, bão hurricane, sương mù, lượng tuyết, lượng mưa.

+ Chỉ số cổ phiếu: S&P 500, S&P midcap 400, S&P smallcap 600, chỉ số DownJohn, S&P CNX, Nikkei 225…

+ Lãi suất: Lãi suất Eurodollar, Euribor, Tibor, Sibor, Libor, các chỉ số lãi suất…

Theo (Hunt & Kennedy, 2004) “CCTCPS - thường được gọi là các công cụ tài chính mới - là công cụ tài chính có giá trị được xác định dựa trên cơ sở giá trị của các công cụ tài chính cơ sở như chứng khoán, hối đoái, lãi suất”.

Phát triển các GDPS tại NHTM

2.2.1 Khái niệm phát triển GDPS tại NHTM

Phát triển các GDPS của NHTM là việc NH gia tăng về số lượng giao dịch, gia tăng về số lượng các CCPS và nâng cao chất lượng, tiện ích của các GDPS nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động kinh doanh của NH: giảm rủi ro, chi phí, tăng lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh của NH trên thị trường trong một thời kỳ nhất định.

Từ khái niệm trên ta thấy, việc phát triển các GDPS của NHTM bao gồm sự phát triển không chỉ theo chiều rộng mà còn cả chiều sâu, cụ thể:

- Phát triển theo chiều rộng là việc NH tăng quy mô, số lượng các hợp đồng GDPS đã có và phát triển thêm các GDPS mới nhằm tăng thị phần GDPS mà NH nắm giữ thông qua doanh số và doanh thu Đây là nội dung quan trọng nhất trong chiến lược phát triển GDPS tại NHTM Việc tăng quy mô, tăng số lượng giao dịch hiện có và phát triển thêm các GDPS mới sẽ góp phần làm thay đổi danh mục SPPS của NH, đa dạng hóa dịch vụ NH góp phần tăng khả năng cạnh tranh Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của NH trong thời kỳ hội nhập với TTTC quốc tế.

- Phát triển theo chiều sâu là theo đó NH gia tăng về “chất” của các hợp đồng phái sinh nhằm tăng độ thỏa mãn của KH khi tham gia hợp đồng với NH cụ thể như tính an toàn, tính nhanh nhạy, tính tiện ích mà quá trình thực hiện nghiệp vụ đem lại, tăng tính hiệu quả của các GDPS Các thuộc tính cơ bản của một hợp đồng phái sinh đã được định hình ngay từ khi hình thành tuy nhiên trong quá trình phát triển thì SPPS cần không ngừng được cải thiện nhằm tạo cho KH thấy rõ sự khác biệt ưu việt hơn khi tham gia hợp đồng với NH so với các NH khác Bên cạnh đó mức độ phát triển các GDPS của

NH cũng được thể hiện qua kết quả kinh doanh của NH như: độ rủi ro, chi phí và lợi nhuận của NH.

2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển GDPS tại NHTM

2.2.2.1 Chỉ tiêu định lượng a Tốc độ tăng trưởng về số lượng và tính đa dạng của các GDPS NH thực hiện.

Số lượng các loại hợp đồng phái sinh hiện nay NH thực hiện phản ánh sự phát triển của các GDPS theo chiều rộng Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng về số lượng các loại GDPS này là thước đo để so sánh sự phát triển GDPS của NH theo thời gian.

Qua quá trình phát triển và hội nhập, có thể thấy các GDPS mà các NHTM đang cung ứng trên thị trường là khá giống nhau, sự khác biệt về các giao dịch này chủ yếu đến từ yếu tố đa dạng hóa các loại hợp đồng cung ứng Tùy thuộc vào khả năng tài chính, con người, công nghệ, chiến lược kinh doanh mà các NH có thể tạo ra một danh mục các GDPS đa dạng hay đem đến một SPPS mới.

Mục tiêu của sự đa dạng hóa các SPPS cung cấp nhằm tăng doanh thu, thu nhập, giảm rủi ro từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của NH cũng như thỏa mãn nhiều nhất nhu cầu của KH trong bảo hiểm rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận Tuy nhiên với khả năng hữu hạn về nguồn lực (vốn, công nghệ, nhân lực) mà NHTM không thể cùng một lúc phát triển toàn bộ các GDPS ở các cấp độ với tất cả các tài sản cơ sở đến với mọi đối tượng KH Trên cơ sở nghiên cứu thị trường kết hợp với khả năng sẵn có, NHTM sẽ đưa ra mức độ ưu tiên phát triển cho từng loại hợp đồng với 1 số tài sản cơ sở quen thuộc với mức độ phức tạp của các giao dịch tăng dần như chú trọng vào tài sản cơ sở là ngoại hối, lãi suất với các giao dịch đơn giản như Forwards, Swaps và phức tạp hơn với các tài sản cơ sở khác như cổ phiếu, hàng hóa, chỉ số chứng khoán… với các giao dịch Futures, Options. b Mức tăng về số lượng và cơ cấu KH, đối tác tham gia giao dịch. Đây là yếu tố quan trọng cần được tính đến khi phản ánh mức độ phát triển các GDPS của NHTM Số lượng KH, đối tác thể hiện bằng số KH, đối tác có GDPS với

NH Cơ cấu KH, đối tác phản ánh bằng tỷ trọng các TCTD, các DN nhà nước, công ty cổ phần, các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước…tham gia hay tỷ trọng các

DN lớn, vừa và nhỏ với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

Mức tăng về số lượng KH, đối tác càng lớn, cơ cấu càng đa dạng thì chứng tỏ các GDPS càng đa dạng, phát triển, quy mô ngày càng lớn Nếu các GDPS này của

NH mới chỉ tập trung vào 1 nhóm KH, đối tác nhất định thì NH cần phải có chiến lược đem sản phẩm này đến với đa dạng KH, đối tác khác hơn nữa, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng đối tác, KH GDPS với NHTM. c Doanh số GDPS và tốc độ tăng doanh số GDPS

Doanh số của GDPS được tính toán và phản ánh thông qua chỉ tiêu giá trị hợp đồng trong đó giá trị giao dịch phản ảnh tổng giá trị tất các các hợp đồng phái sinh NH đã ký kết trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) và giá trị ghi sổ phản ánh giá trị các GDPS của các hợp đồng còn thời hạn tại 1 thời điểm (thường là ngày cuối năm).

Chỉ số này phản ánh quy mô hoạt động phái sinh và thị phần nghiệp vụ này của

NH Doanh số càng cao thể hiện GDPS của NH càng phát triển.

Tốc độ tăng trưởng doanh số phái sinh được xác định bằng cách lấy chênh lệch doanh số giao dịch năm hiện tại và năm trước chia cho doanh số giao dịch năm trước. Chỉ số này dương phản ánh doanh số giao dịch năm sau cao hơn năm trước, âm phản ánh doanh số giao dịch năm sau thấp hơn năm trước Chỉ số này càng cao càng chứng tỏ mức độ phát triển của các GDPS của NH. d Chi phí đầu tư cho các GDPS

Theo quyết định 657/2003/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế quản lý tài chính của NHNN, các khoản chi gồm: chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng;

Chi lương, thưởng, Chi hỗ trợ hoạt động đoàn thể, Chi hoạt động quản lý và công cụ; Chi tài sản; Chi dự phòng; Chi khác

Các khoản chi thuộc khoản mục chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ NH bao gồm chi cho hoạt động lãi và chi cho hoạt động ngoài lãi, chi cho GDPS thuộc khoản mục chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ NH và là chi cho hoạt động ngoài lãi Chi phí đầu tư cho các GDPS phản ánh sự phát triển của các GD này và có mối liên hệ với thu nhập từ GDPS. e Thu nhập từ các GDPS

Thu nhập từ các GDPS phản ánh số tiền mà NH thu được từ các hợp đồng phái sinh mà NH ký kết với KH và đối tác Thu nhập này chủ yếu là các khoản lãi từ chênh lệch giữa giá ký kết hợp đồng và giá giao ngay của tài sản cơ sở tại thời điểm xác nhận thu nhập, ngoài ra thu nhập của các GDPS đến từ các khoản phí giao dịch, phí HĐQC…

Kinh nghiệm về phát triển GDPS của một số NHTM nước ngoài và bài học cho các NHTM Việt Nam

2.3.1 Tổng quan về thị trường phái sinh thế giới

Lịch sử ra đời thị trường phái sinh thế giới trải qua hàng ngàn năm với các GDPS sơ khai được ghi nhận lần đầu từ thời Hi Lạp cổ đại, ngày nay, “ thị trường các SPPS ngày càng trở nên quan trọng và rất cần thiết cho các nhà kinh doanh và đầu tư Trên thực tế, các GDCPS đã phát triển không ngừng cả về quy mô và sự đa dạng. Đây là những cải tiến tài chính rất thành công, cung cấp những công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu cũng đồng thời là các công cụ để tìm kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư tài chính và kinh doanh trên thị trường Trong điều kiện nền kinh tế tài chính thế giới có nhiều biến động, các số liệu thống kê cho thấy hoạt động trên các TTTC phái sinh cả thị trường tập trung và phi tập trung đều tăng trưởng rất mạnh ” Cho đến hết quý

4 năm 2015, khối lượng các GDPS toàn thế giới đã đạt 1400 nghìn tỷ USD, hơn gấp đôi sau 8 năm, doanh số giao dịch trên thị trường phái sinh thế giới cao gấp hơn 10 lần so với doanh số giao dịch thị trường cổ phiếu và trái phiếu.

Bảng 2.5: “ Giá trị hợp đồng và giá trị thị trường của thị trường phái sinh phi tập trung thế giới

Giá trị hợp đồng Giá trị thị trường

Outright forwards and forex swaps 35,190 36,596 36,699 36,331 572 1,202 932 947

Nguồn: Statistical release OTC derivatives statistics at end-Dec 2015- BIS ”

Về giao dịch ngoại hối: Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 đến 6 tháng cuối năm 2015, giá trị hợp đồng nhìn chung có xu hướng giảm 6 tháng đầu năm

2015 tăng 5.763, 6 tháng cuối 2015 tăng 3.195, 6 tháng đầu 2016 tăng 7.424 so với 6 tháng cuối năm 2015 Trong các GDPS ngoại hối thì GDKH và GDHĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng hơn khoảng 46%, rồi đến GDHĐ tiền tệ (khoảng 37%) và cuối cùng là GDQC. Đối với GDHĐ lãi suất: Giá trị hợp đồng có xu hướng tăng: 6 tháng đầu năm

2013 tăng 14,63% so với 6 tháng cuối năm 2012, 6 tháng cuối năm 2013 tăng 3,56% so với 6 tháng đầu năm 2013 Trong đó, GDHĐ có tỷ lệ tăng mạnh nhất, 6 tháng đầu năm 2013 tăng 56.092 so với 6 tháng cuối năm 2012, 6 tháng cuối năm 2013 tăng 28.340 so với 6 tháng đầu năm 2013 Giá trị hợp đồng nhìn chung là tăng trong khi giá trị thị trường có xu hướng giảm, 6 tháng đầu năm 2014 là 19.038, giảm 5.577 so với cuối năm 2012 Trong đó giảm mạnh nhất là HĐHĐ từ 17.285 vào 6 tháng cuối 2012 xuống còn 12.042 vào 6 tháng đầu 2014 (tức là giảm 5.243).

Trong giai đoạn 2011-2013, giá trị hợp đồng ngoại hối chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị hợp đồng của thế giới, năm 2011 là 9,45%, năm 2012 là 10,51%, năm 2013 là 10,21 % Giá trị hợp đồng nhìn chung có xu hướng tăng mạnh, năm 2012 tăng 5.956 so với 2011, năm 2013 tăng 9.671 so với 2012 Trong hợp đồng ngoại hối thì HĐKH và HĐHĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng hơn khoảng 46%, rồi đến HĐHĐ tiền tệ (khoảng 34%) và cuối cùng là HĐQC.

Giá trị thị trường của hợp đồng ngoại hối cũng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị thị trường của thế giới, năm 2011 chiếm 10,45%, năm 2012 chiếm 8,99%, năm

2013 chiếm 12,06% Nhìn chung giá trị thị trường của HĐKH có xu hướng giảm không đều: năm 2012 giảm 7,38% so với 2011, năm 2013 tăng 3,99% so với năm 2012 nhưng giảm 3,68% so với năm 2011.Trong đó, HĐHĐ tiền tệ chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 50%.

Giá trị hợp đồng lãi suất chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá trị hợp đồng của thế giới: năm 2011 chiếm 78%, năm 2012 chiếm 77%, năm 2013 chiếm 82%. Đồng thời giá trị hợp đồng có xu hướng tăng giảm không đều: năm 2012 giảm 70.734 so với 2011, năm 2013 tăng 162.849 so với năm 2013 Trong đó hợp đồng FRAs, năm

2012 tăng 29.919 so với 2011, năm 2013 tăng 29.440 so với 2012 Về hợp đồng Swap, năm 2012 giảm 92.118 so với 2011, năm 2013 tăng 133.416 so với 2012 Về HĐQCs, năm 2012 giảm 8.537 so với 2011, năm 2013 giảm 5 so với 2012.

Giá trị thị trường có xu hướng cũng có xu hướng tăng giảm không đều: năm

2012 tăng 4.906 so với 2011, năm 2013 giảm 8,713 so với 2012 Về FRAs, năm 2012

64 giảm 27 so với 2011, năm 2013 tăng 177 so với 2012 Về hợp đồng Swap, năm 2012 tăng 4.592 so với 2011, năm 2013 giảm 7.835 so với 2012 Về HĐQCs, năm 2012 tăng 342 so với 2011, năm 2013 giảm 1.055 so với 2012.

Hợp đồng ngoại hối: HĐKH và hoán đổi ngoại tệ có xu hướng tăng: năm 2012 tăng 1.474 so với năm 2011, năm 2013 tăng 4.526 so với 2012 HĐHĐ tiền tệ: năm

2012 tăng 4.557 so với năm 2011, năm 2013 tăng 50.102 so với năm 2012 HĐQC có xu hướng tăng không đều: năm 2012 giảm 76 so với 2011, năm 2013 tăng 4.618 so với

2012 Hợp đồng lãi suất: Về FRAs, giá trị hợp đồng tăng mạnh Năm 2012 tăng 29.919 so với năm 2011, năm 2013 tăng 29.440 so với 2012 Về swaps, giá trị hợp đồng có xu hướng thay đổi Năm 2012 giảm 92.118 so với 2011, năm 2013 tăng 133.416 so với năm

2012 Về Options, giá trị hợp đồng có xu hướng giảm Năm 2012 giảm 8.537 so với

2011, năm 2013 giảm 5 so với năm 2012.

Thị trường phái sinh thế giới doanh số lớn tập trung tại thị trường Bắc Mỹ Tỷ trọng doanh số tại khu vực Bắc Mỹ chiếm hơn 50% tổng doanh số toàn cầu, đứng thứ

2 là khu vực Châu Âu Điều này thể hiện rất rõ tại bảng 2.6 dưới đây.

Bảng 2.6: Khối lượng GDPS trên thị trường tương lai thế giới Đơn vị: Tỷ USD

Loại hợp đồng/Khu vực Giá trị hợp đồng tại thời

Nguồn: Báo cáo về GDPS thị trường tập trung thế giới Tháng 6 2016-BIS

Bảng 2.7: Khối lượng GDPS trên thị trường quyền chọn thế giới Đơn vị: Tỷ USD

Loại hợp đồng/Khu vực

Tổng giá trị Q3 2015 hợp đồng Q4 2015 Q1 2016 Q2 2016 HĐQC 30,037.6 38,167.7 44,413.3 44,302.9 408,637.4 466,639.2 109,231.8 109,766.1 123,297.9 117,500.9

Nguồn: Báo cáo về GDPS thị trường tập trung thế giới Tháng 6 2016-BIS Đối với cả 2 loại HĐTL và quyền chọn, thị trường Bắc Mỹ đều đứng đầu về khối lượng giao dịch Đối với HĐTL, riêng thị trường Bắc Mỹ trong cả 3 năm 2013,

2014, 2015 đều chiếm hơn 50% tổng giá trị thị trường toàn cầu với khối lượng lên tới hơn 205.004,7 tỷ USD tính cho quý 2 năm 2014, bình quân cả năm khoảng hơn 800.000 tỷ USD Khu vực đứng thứ 2 là thị trường Châu Âu với tổng giá trị giao dịch cả năm 2013 là 540.914,0 tỷ USD, ước tính năm 2014 có xu hướng giảm nhẹ xong vẫn đạt trên 500.000 tỷ USD. Đối với HĐQC, thị trường Bắc Mỹ vẫn dẫn đầu trong cả 3 năm 2013, 2014,

2015 và cũng đều chiếm xấp xỉ 50% tổng giá trị thị trường toàn cầu với khối lượng lên tới hơn192.084,4 tỷ USD năm 2013 và 224.249,6 tỷ USD năm 2013, xu hướng tăng nhẹ được dự đoán tiếp cho năm 2014 khi 6 tháng đầu năm đã đạt doanh số hơn 142.000 tỷ USD Khu vực đứng thứ 2 là thị trường Châu Âu với tổng giá trị giao dịch cả năm 2013 là 200.019,7 tỷ USD, tuy nhiên năm 2014 có xu hướng giảm rõ rệt khi doanh số 6 tháng đầu năm mới đạt khoang gần 48.000 tỷ USD.

Không những tăng trưởng mạnh về mặt khối lượng giao dịch, thị trường phái sinh thế giới, đặc biệt là thị trường tập trung có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng hợp đồng giao dịch Số lượng giao dịch tại các thị trường đều có xu hướng tăng, cũng như về khối lượng giao dịch, dẫn đầu thị trường vẫn là 2 khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu với tổng số lượng hợp đồng trên 2 thị trường này chiếm tới hơn 70% tổng số giao dịch toàn thế giới đối với HĐTL Tuy nhiên với HĐQC, dẫn đầu về số lượng giao dịch lại là thị trường Châu Á Thái Bình dương với tổng số hơn 2328,1 triệu hợp đồng năm

2013 và 3044,9 triệu hợp đồng năm 2012 Ước tính số HĐQC của thị trường này năm

2014 đạt khoảng 2000 triệu, có xu hướng giảm nhẹ qua các năm Tuy nhiên cho dù số lượng hợp đồng lớn nhất nhưng tổng khối lượng giao dịch lại khá nhỏ bé, điều này cho thấy giá trị mỗi HĐQC tại khu vực này là nhỏ so với 2 thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu.

Biểu đồ 2.1: Doanh số SPPS của các NHTM trên thế giới

Doanh số hoạt động phái sinh của các NHTM trên thế giới có xu hướng tăng. Năm 2013 tăng 66.410 so với năm 2012, năm 2015 tăng 36.872 so với năm 2012.

Về HĐTL và HĐKH, năm 2013 tăng 10.988 so với năm 2012, năm 2014 tăng 11.612 so với năm 2013, năm 2015 tăng 3.915 so với 2014 Về HĐHĐ, năm 2013 tăng 37.244 so với 2012, 2014 giảm 9.897 so với 2013, 2015 tăng 37.206 so với

2014 Về HĐQC, 2013 tăng 14.492 so với 2012, 2014 giảm 9.897 so với 2013,

Bảng 2.8: Doanh số SPPS của các NHTM trên thế giới (theo loại hợp đồng) Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: OCC’s Quarterly Report on Bank Trading and Derivatives Activities

Bảng 2.9: Doanh số SPPS của các NHTM trên thế giới (theo loại tài sản cơ sở) Đơn vị tính: Tỷ USD

Tỷ USD +/- % +/- % +/- % Doanh số Interest Rate Contracts 760,585 793,768 33,183 4.4% 722,960 -70,808 -8.9% 763,306 40,346 5.6% 3,002,994

Nguồn: OCC’s Quarterly Report on Bank Trading and Derivatives Activities

Biểu đồ 2.2: Doanh số SPPS của các NHTM trên thế giới

THỰC TRẠNG GIAO DỊCH PHÁI SINH TẠI CÁC NH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Một số vấn đề cơ bản về NHTM Việt Nam

3.1.1 Khái quát chung về các NHTM Việt Nam

Tính đến tháng 6/2016, hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay gồm có: 1 NHTM 100% vốn Nhà nước (Agribank) cùng 4 NHTM cổ phần Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối (>64%), 33 NH cổ phần đô thị và nông thôn, 5 NH nước ngoài, 51 chi nhánh NH nước ngoài và 4 NH liên doanh Trong đó tài sản có vốn tự có và vốn điều lệ của các NHTM tại Việt Nam được thể hiện trong bảng 3.1 và 3.2.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cơ bản của các NHTM Việt Nam Đơn vị : nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

NH Liên doanh, nước ngoài

Nguồn: Thống kê hoạt động kinh doanh các TCTD của NHNN 2016

Bảng 3.2: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế của một số NHTM Việt Nam Đơn vị: Tỷ đồng

TTS VCSH LNST TTS VCSH LNST TTS VCSH LNST

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam.

Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam chiếm 90% tổng tài sản toàn ngành NH tuy nhiên tỷ lệ sinh lời tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) của khối cổ phần thấp hơn trung bình ngành Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đều cao hơn rất nhiều so với khối các NHTM nước ngoài đặc biệt là các NHTM có vốn Nhà nước cho thấy rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của các NHTM này cao hơn so với các NHTM nước ngoài.

Bảng 3.2 cho biết về tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế của 8 NHTM lớn tại Việt Nam có tổng tài sản chiếm hơn 60% tổng tài sản toàn hệ thống. Hoạt động kinh doanh của các NHTM này phần nào phản ánh hoạt động kinh doanh chung của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.

3.1.2 Hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam

Thanh toán, huy động vốn và tín dụng là 3 nghiệp vụ cơ bản của các NHTM, tình hình huy động vốn và cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam những năm qua được thể hiện qua bảng 3.3 và bảng 3.4.

Bảng 3.3: Bảng các chỉ tiêu thanh toán, huy động vốn và tín dụng của các NHTM

Việt Nam. Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng phương tiện thanh toán

Tổng dư nợ tín dụng 3,187,592 3,915,693 4,841,221

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam

Bảng 3.4: Huy động vốn và dư nợ tín dụng của một số NHTM Việt Nam Đơn vị: Tỷ đồng

HĐV Dư nợ HĐV Dư nợ HĐV Dư nợ

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam

Các NHTM cổ phần có vốn nhà nước chiếm tỷ lệ áp đảo về quy mô huy động vốn và cấp tín dụng Đứng đầu là Vietinbank với tổng huy động và cho vay chiếm 15% tổng toàn ngành, thứ 2 và 3 lần lượt là BIDV và VCB cho thấy vai trò chủ đạo của nhóm NH này trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam.

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam

Tuy quy mô huy động vốn lớn nhất xong hiệu quả kinh doanh đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE của BIDV dẫn đầu trong khối các NHTM với 12.6%, tuy nhiên về tỷ lệ sinh lời tổng tài sản, Vietinbank là lớn nhất với 1.0%.

Bảng 3.5: Tỷ lệ sinh lời của các NHTM Việt Nam

ROA ROE ROA ROE ROA ROE

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam

Thực trạng phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam

3.2.1 Thực trạng GDPS của các NHTM Việt Nam

CCPS đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện là GDKH theo “quyết định số 65/1999/QĐ- NHNN ngày 25/02/1999 Các GDKH được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa NHTM với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các NHTM khác được phép của NHNN GDHĐ cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ- NHNN ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày17/7/2001 của thống đốc NHNN”.

Các CCPS lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện và được các NH sử dụng do nhu cầu nội tại của các NH “ nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động NH quốc tế NHNN đã cho phép các NH thực hiện một số NVPS nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá Theo quyết định số 1133/QĐ- NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện GDHĐ lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NH, các DN được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất ”

Từ khi xuất hiện tới nay các NVPS tại Việt Nam phát triển rất khiêm tốn với những “ chương trình thí điểm của NHNN Nhiều NVPS đã dần được các NH triển khai thực hiện Hiện nay, các nghiệp vụ này đã có mặt tại nhiều NHTM Việt Nam Một số SPPS phức tạp đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế và hầu hết là do các NH nước ngoài tại Việt Nam thực hiện.” Bảng 3.6 mô tả giá trị hợp đồng và giá trị ghi sổ các hợp đồng phái sinh của một số NHTM Việt Nam trong 3 năm vừa qua.

Bảng 3.6: Giá trị hợp đồng và giá trị ghi sổ GDPS của các NHTM Việt Nam Đơn vị: Tỷ đồng

GTHĐ GTGS GTHĐ GTGS GTHĐ GTGS

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam 3.2.1.1 Giao dịch kỳ hạn

Các GDKH đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam là giao dịch ngoại tệ kỳ hạn theo “Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ - NHNN7 ngày 10/01/1998”.

Các thành viên chủ yếu tham gia thị trường ngoại tệ kỳ hạn là các DN có nguồn thu hoặc nhu cầu ngoại tệ hợp pháp có mong muốn bảo hiểm rủi ro về tỷ giá, lãi suất và các TCTD “ được phép kinh doanh ngoại tệ thực hiện giao dịch phục vụ nhu cầu KH, bảo hiểm rủi ro tỷ giá và kinh doanh sinh lời ”

NHNN Việt Nam là “ cơ quan quản lý trực tiếp, nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể có điều chỉnh hợp lý trong từng thời kỳ Ban đầu việc xác định tỷ giá chịu sự chỉ đạo của NHNN khiến tỷ giá kỳ hạn không đạt được tính linh hoạt ”

Bảng 3.7: Tổng hợp tỷ giá kì hạn theo quy định của NHNN

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHNN

Ngày 28/05/2004, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký ban hành “ Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN” về việc “sửa đổi bổ sung Quyết định số 679/2002/QĐ- NHNN liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ” Theo Quyết định mới này, “giới hạn về thời hạn giao dịch ngoại tệ kỳ hạn đã được dỡ bỏ đối với các giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau và cho phép thực hiện theo thông lệ quốc tế, đồng thời mở rộng từ mức 7 - 180 ngày như trước đây lên mức 3 - 365 ngày đối với các giao dịch giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ Các kỳ hạn được sử dụng nhiều nhất vẫn là 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 30 ngày và 60 ngày tương ứng với kỳ hạn thanh toán xuất nhập khẩu”. Điểm đổi mới đáng chú ý nhất của Quyết định này là “thay đổi cơ bản về cách thức quản lý mức tỷ giá trong các GDKH giữa đôla Mỹ và đồng Việt Nam Theo đó, tỷ giá kỳ hạn giữa VND và USD không còn bị khống chế bằng việc quy định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn trên cơ sở tỷ lệ % gia tăng so với trần tỷ giá giao ngay theo tính toán chủ quan của NHNN trong từng thời kỳ như trước đây” Căn cứ vào“Quyết định số 648, công thức tính tỷ giá kỳ hạn hình thành như sau:

 Công thức gần đúng: F = S + S.(RT – RC).t

 Công thức tính điểm kỳ hạn: f = S.(RT – RC).t Trong đó:

- RT: lãi suất cơ bản VND (%/năm).

- RC: lãi suất mục tiêu USD (%/năm).

- t: kỳ hạn của giao dịch (năm).

Theo công thức gần đúng, NHTM tính được tỷ giá GDKH Đây là một bước tiến lớn Có thể đơn cử tại VCB mức tỷ giá kỳ hạn đã linh hoạt hơn từ năm”2005.

Bảng 3.8: Tỷ giá kỳ hạn và giao ngay của NHTM Việt Nam tại thời điểm thực hiện GDKH Tháng

Tỷ giá kỳ hạn 1 tháng

Tỷ giá kỳ hạn 2 tháng

Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng

Tỷ giá kỳ hạn 1 tháng

Tỷ giá kỳ hạn 2 tháng

Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của NHNN

Ngày 10/11/2004, NHNN Việt Nam ban hành “Quyết định số 1452/2004/QĐ- NHNN về giao dịch hối đoái của các TCTD” Trong quyết định này, lần đầu tiên NHNN cho phép cá nhân được thực hiện giao dịch ngoại tệ kỳ hạn với các NHTM.

Cá nhân có nguồn thu ngoại tệ trong tương lai có thể bán ngoại tệ cho NHTM theo hợp đồng mua bán kỳ hạn” Tuy vậy Quyết định cũng hạn chế việc đầu cơ thu lợi của

DN khi yêu cầu DN phải xuất trình giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.

Ngày 02 tháng 10 năm 2015 NHNN Việt Nam Hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối Theo đó giao dịch kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá kỳ hạn xác định tại ngày giao dịch Kỳ hạn của giao dịch được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này đó là kỳ hạn của các giao dịch ngoại tệ do các bên thỏa thuận.

Theo thông tư mới này tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:

+ Tỷ giá giao ngay vào ngày giao dịch;

+ Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Funds Target Rate);

+ Kỳ hạn của giao dịch.

Kỳ hạn của giao dịch được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 15/2015/NHNN đó là Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi giữa Đồng Việt Nam với ngoại tệ tối thiểu từ 03 ngày làm việc đến 365 ngày kể từ ngày giao dịch.

Như vậy, với sự linh hoạt trong quản lý tỷ giá kỳ hạn, kỳ hạn giao dịch hiện nay, các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn trên thị trường tiếp tục tăng về số lượng và tốc độ giao dịch GDKH ngoại tệ ra đời đúng vào thời điểm nhu cầu bảo hiểm rủi ro ngoại hối của các DN tăng cao nên sớm phát huy hiệu quả và được DN chú trọng sử dụng ” Các TCTD đóng vai trò quan trọng trong loại giao dịch này Hiện nay, hầu hết NHTM Việt Nam đều tiến hành nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ kỳ hạn.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM

4.1.1 Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các

Thông thường“người ta phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM thành các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan các yếu tố chủ quan là các yếu tố thuộc bản thân NHTM, NHTM có thể kiểm soát hoặc điều chỉnh được nó, các yếu tố khách quan là các yếu tố mà NHTM không thể điều chỉnh và kiểm soát được.

Các nhân tố khách quan: Là các nhân tố mà NHTM không thể kiểm soát được, nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của NHTM theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của NH Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của NH Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hoá, xã hội, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế, các yếu tố về KH, đối thủ cạnh tranh…đây là những yếu tố mà NHTM không thể kiểm soát được đồng thời nó có tác động chung đến tất cả các NHTM trên thị trường Nghiên cứu những yếu tố này NHTM không nhằm để điều khiển nó theo ý kiến của mình mà tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của mình.

Các nhân tố chủ quan: Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của NHTM mà NHTM có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh Tiềm năng phản ánh thực lực của NH trên thị trường, đánh giá đúng tiềm năng cho phép NH xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh mang lại hiệu quả cao.

Các yếu tố thuộc tiềm năng của NHTM bao gồm : Sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lí, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng”kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu

Bảng 4.1.Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển GDPS tại các NHTM

Nhân tố ảnh hưởng Tác giả, năm

Chính sách và hành lang pháp lý

Yu Ho and Yu-Jen Hsiao (2012)

+ Các yếu tố thuộc môi trường“chính sách và pháp luật tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của DN Ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm DN này hoặc kìm hãm sự phát triển của DN khác Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh, tránh tình trạng”gian lận… khuôn khổ pháp lý hoàn thiện sẽ giúp định hình sự phát triển của thị trường phái sinh và vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến sự ổn định và hiệu quả của chúng.

Yu Ho and Yu-Jen Hsiao (2012)

+ Có thể tạo ra“điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sự thay đổi cầu hay xu hướng phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh mới, các yếu tố kinh tế bao gồm :

+ Hoạt động ngoại thương : Xu hướng đóng mở của nền kinh tế có ảnh hưởng các cơ hội phát triển của DN, các điều kiện canh tranh, khả năng sử dụng ưu thế quốc gia về công nghệ, nguồn vốn

+ Sự phát triển của TTTC ảnh hưởng đến cung cầu về vốn, lãi suất, khả năng đầu tư, tích lũy của nền kinh tế.

+ Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến vị trí vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của DN126

Nhân tố ảnh hưởng Tác giả, năm

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế : Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi DN.”

Yu Ho and Yu-Jen Hsiao (2012)

+ KH“là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ mà chủ thể kinh doanh cung cấp Là đối tượng tiêu dùng và sử dụng hàng hóa dịch vụ KH là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của NHTM trong nền kinh tế thị trường KH có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tuỳ theo từng đối tượng: cá nhân, DN Mỗi nhóm KH có một đặc trưng riêng phản ánh quá trình sử dụng dịch vụ của họ Do đó NHTM phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm cho phù hợp.”

1 Ana Lozano-Vivas, Fotios Pasiouras (2006),

3.Brewer, Elijah III, Jackson, William E III and Moser, James T (2001)

+ Bao gồm các“NHTM kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến NH, NHTM có cạnh tranh được thì mới có khả năng tồn tại ngược lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường Cạnh tranh giúp NHTM có thể nâng cao hoạt động của mình phục vụ KH tốt hơn, nâng cao được tính năng động nhưng luôn trong tình trạng có thể bị đẩy lùi.”

1 Ana Lozano-Vivas, Fotios Pasiouras (2006),

+ +“Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu,vốn huy động) mà NH có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lí

Nhân tố ảnh hưởng Tác giả, năm

Andres Rivas, Teofilo Ozuna, Felice Policastro (2006)

Brewer, Elijah III, Jackson, William E III and Moser, James T (3Q/2001)

Chiara Oldani, 2008 Satoru Hagino (2010). có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của NHTM …

+ Tiềm năng về con người : Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của NH hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ của NHTM trung thành luôn hướng về NH có khả năng chuyên môn hoá cao, có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh … năng lực của lãnh đạo và nhân viên NH

+ Tiềm lực vô hình : Là các yếu tố tạo nên thế lực của NH trên thị trường, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định sử dụng dịch vụ của KH Trong mối quan hệ thương mại yếu tố tiềm lực vô hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới, tạo nguồn cũng như khả năng cạnh tranh thu hút KH, mở rộng thị trường kinh doanh …Tiềm lực vô hình của NH có thể là hình ảnh uy tín của

NH đó trên thị trường hay mức độ nổi tiếng của thương hiệu, công nghệ, chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm mới.”

Chiến lược kinh doanh của NHTM

Phát triển GDPS tại các NHTM

Chính sách và hành lang pháp lý

4.1.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

KH Đối thủ cạnh tranh

Hệ thống thông tin, kế toán, quản trị rủi ro

4.1.2.1 Nhân tố chủ quan a Nguồn lực tài chính của NHTM

Kết quả nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam

4.2.1 Kết quả từ kiểm định giả thuyết thống kê

Bảng 4.4: Phân tích dữ liệu thống kê tình hình phát triển các GDPS tại các

NHTM hiện nay Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std Deviation

Nguồn: Số liệu điều tra thống kê

Kết quả cho thấy điểm trung bình của các yếu tố hầu hết đều ở mức 4.37 đến 4.58, trên mức thang điểm 5, điều này chứng tỏ rằng hầu hết mọi người đều đồng ý với các ý kiến mà tác giả đưa ra về tình hình phát triển các GDPS tại các NHTM hiện nay.

4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các GDPS của các NHTM Việt Nam

4.2.2.1 Thống kê mô tả dữ liệu:

Kết quả thống kê (phụ lục 5 cho thấy cả 33 yếu tố đều được đánh giá ở mức độ cao: trên 4 điểm với thang đo 5 điểm và độ lệch chuẩn ở mức thấp phản ánh sự đánh giá tương đối đồng đều của các đối tượng khảo sát về các yếu tố được đề cập trong bảng khảo sát.

4.2.2.2 Độ tin cậy của thang đo:

Bảng 4.5: Phân tích độ tin cậy của thang đo

Yếu tố Số biến quan sát

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Chính sách và hành lang pháp lý 9 0.892 Đạt tin cậy

Môi trường kinh tế 7 0.838 Đạt tin cậy

KH 4 0.776 Đạt tin cậy Đối thủ cạnh tranh 3 0.647 Đạt tin cậy

Chủ quan 9 0.849 Đạt tin cậy

Phát triển GDPS 3 0.774 Đạt tin cậy

Nguồn: Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo - chi tiết từng biến theo SPSS

Từ bảng trên cho thấy các thang đo đều đạt tin cậy với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cao: thấp nhất là 0.647 và cao nhất là 0.892 và tất cả các biến quan sát đều có tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 Riêng đối với nhóm nhân tố chủ quan khi kiểm định thì biến CQ1 có tương quan tổng nhỏ hơn 0.3 nên tác giả loại ra khỏi mô hình và kiểm định lại độ tin cậy với 9 biến còn lại từ CQ2 đến CQ10 thì đạt được kết quả như bảng trên.

4.2.2.3 Phân tích khám phá nhân tố

Mục đích của phân tích khám phá nhân tố là để tìm ra các thành phần có giá trị ảnh hưởng đến sự phát triển các GDPS và đồng thời loại bỏ các biến không phù hợp. Để áp dụng phân tích khám phá nhân tố, tác giả sử dụng “ phép kiểm định Bartlett nhằm kiểm định sự phù hợp của dữ liệu đối với phương pháp phân tích nhân tố áp dụng Mục đích của bước này là bác bỏ giả thuyết rằng các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, nếu giả thuyết này không bị bác bỏ thì phân tích nhân tố rất có khả năng không thích hợp ”

- Phân tích khám phá nhân tố cho các biến độc lập:

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test (Phân tích khám phá nhân tố cho các biến độc lập)

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .850

Bartlett's Test of Sphericity df 496

Bảng trên cho thấy: giá trị sig.=0.000 của kiểm định Bartlett giúp chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết các biến không có tương quan với nhau Hệ số KMO = 0.850 lớn hơn 0.5, giá trị p-value của kiểm định Barlett nhỏ hơn 0.05 cho thấy dữ liệu phù hợp với việc phân tích nhân tố.

Tiếp theo, từ 32 yếu tố đo lường chi tiết về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS (đã loại bỏ CQ1 khi kiểm định độ tin cậy), chúng ta tiến hành rút gọn và gom chúng lại thành nhóm các yếu tố ít hơn về số lượng nhưng có ý nghĩa hơn phục vụ phân tích hồi quy Sử dụng phương pháp rút trích (Extraction Method) Principal Component Analysis, phép quay (Rotation Method) Varimax with Kaiser Normalization, những biến quan sát có trọng số nhỏ hơn hoặc trích vào hai nhóm nhân tố mà khoảng cách chênh lệch giữa hai nhóm rất nhỏ, không tạo nên sự khác biệt để đại diện phản ánh cho một nhân tố cụ thể sẽ bị loại.

Kết quả rút trích nhân tố phụ lục 8, dựa theo tiêu chuẩn đại lượng Initial Eigenvalues > 1 thì có 7 nhân tố được rút ra và chúng giải thích được 65.17% biến thiên của dữ liệu (phương sai giải thích bằng 65.17%) lớn hơn 50% (ngưỡng chấp nhận) có nghĩa là các điều kiện hình thành nhân tố mới được thỏa mãn Từ đây chúng ta biết sẽ có 7 biến chính tác động đến sự phát triển các GDPS của các NHTMVN.

Việc gom nhóm các yếu tố nhỏ (biến nhỏ) theo nhân tố chính nào trong 7 nhân tố được rút trích, ta xem ma trận xoay nhân tố tại Phụ lục 9.

Từ bảng ma trận xoay nhân tố, chúng ta sẽ loại đi những yếu tố nhỏ không có ý nghĩa bao gồm: CS2, CQ7, MTKT4 Sau cùng, chúng ta có tổng cộng 7 biến tương ứng với 7 nhân tố chính bao gồm:

+ Biến CS - Chính sách và hành lang pháp lý (tương ứng nhóm nhân tố 1): gồm các yếu tố CS1, CS3, CS4, CS5, CS6, CS7, CS8, CS9.

+ Biến CQA - Chủ quan (tương ứng nhóm nhân tố 2): gồm các yếu tố CQ2, CQ3, CQ4, CQ5, CQ6.

+ Biến MTKTA - Môi trường kinh tế (tương ứng nhóm nhân tố 3): gồm các yếu tố MTKT2, MTKT6, MTKT7

+ Biến KH – KH (tương ứng nhóm nhân tố 4): gồm các yếu tố KH1,KH2, KH3, KH4.

+ Biến MTKTB - Môi trường kinh tế (tương ứng nhóm nhân tố 5): gồm các yếu tố MTKT1, MTKT3, MTKT5.

+ Biến CQB - Chủ quan (tương ứng nhóm nhân tố 6): gồm các yếu tố CQ8, CQ9, CQ10.

+ Biến DTCT – Đối thủ cạnh tranh (tương ứng nhóm nhân tố 7): gồm các yếu tố DTCT1, DTCT2, DTCT3.

- Phân tích khám phá nhân tố cho biến phụ thuộc:

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test

(Phân tích khám phá nhân tố cho biến phụ thuộc)

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .623

Bartlett's Test of Sphericity df 3

Với KMO=0.623> 0.5 và p-value của kiểm định Bartlett = 0.000 < 0.05 cho thấy dữ liệu biến phụ thuộc phù hợp với phân tích nhân tố.

Tương tự như với các biến độc lập, tác giả sử dụng phương pháp rút trích (Extraction Method) Principal Component Analysis, phép quay (Rotation Method) Varimax with Kaiser Normalization và kết quả cho thấy có 01 nhân tố được hình thành với phương sai giải thích bằng 69.62% > 50% cho thấy nhân tố được hình thành là phù hợp.

Bảng 4.8: Kết quả phân tích rút trích nhân tố Biến phụ thuộc

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Và bảng ma trận xoay nhân tố bên dưới cũng cho thấy cả 3 yếu tố của biến phụ thuộc đều được gom lại thành 01 nhân tố, không loại bỏ yếu tố nào:

Bảng 4.9: Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc

Extraction Method: Principal Component Analysis. a 1 components extracted.

4.2.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu

Qua phần trình bày lý thuyết ở chương 2, kết hợp nghiên cứu định tính và phân tích nhân tố, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triểnGDPS tại các NHTM Việt Nam như sau:

Sự phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam ảnh hưởng bởi 5 yếu tố chính: Chính sách và hành lang pháp lý, Môi trường kinh tế, KH, Đối thủ cạnh tranh của NH và Yếu tố chủ quan của chính NH tương ứng với 7 biến như trong phần phân tích khám phá nhân tố đã trình bày: CS, MTKTA, MTKTB, KH, DTCT, CQA, CQB.

Mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố trên đến việc phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam sẽ được xác định thông qua mô hình hồi quy đa biến, trong đó các yếu tố hình thành sẽ đóng vai trò độc lập trong mô hình và được định lượng bằng cách tính trung bình điểm số của các biến đo lường cho yếu tố đó Sự phát triển các GDPS là biến phụ thuộc, định lượng bằng điểm trung bình của 03 biến số đo lường sự phát triển GDPS tại các NHTM (PTGSPSS1, PTGDPSS2, PTGDPSS3).

Mô hình hồi quy được viết dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến như sau:

PTGDPS = β 0 + β 1 CS + β 2 KH + β 3 MTKTA + β 4 CQA + β 5 MTKTB + β 6 CQB + β 7 DTCT 4.2.4 Mối tương quan giữa các biến

Bảng 4.10: Ma trận hệ số tương quan

PTGDPS CS KH MTKTA CQA MTKTB CQB DTCT

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Bảng ma trận hệ số tương quan trên cho chúng ta thấy được hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc (PTGDPS) là tương đối cao Về mặt đánh giá sơ bộ thì chúng ta kết luận là có thể đưa các biến độc lập này vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc hay nói một cách khác là 7 biến được rút trích từ phần phân tích nhân tố nêu trên có ảnh hưởng đến sự phát triển các GDPS tại các NHTMVN Tuy nhiên, để đánh giá chính xác mức độ giải thích của các biến độc lập này cho biến phụ thuộc, chúng ta cần tiếp tục phân tích trong phần mô hình hồi quy đa biến tiếp theo.

4.2.5 Lựa chọn biến và mô hình hồi quy đa biến

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH PHÁI

Điều kiện phát triển các giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt

5.1.1.1 Điều kiện pháp lý a Pháp luật về các công cụ tài chính

Các “ văn bản pháp luật về các công cụ tài chính phải tách bạch các quy định về các CCPS, tức là đề cập trực tiếp, đầy đủ các CCPS, định nghĩa rõ ràng các thuật ngữ, tránh phải suy đoán, trích dẫn từ quy định chung Có như vậy, các chủ thể tham gia thị trường phái sinh trong đó có các NHTM mới có thể thống nhất tiến hành nghiệp vụ liên quan đến CCPS.

Văn bản pháp luật phải ấn định mức giới hạn hợp lý mà các tài sản gốc đạt được để có thể có CCPS kèm theo Hoạt động của các chủ thể trong GDPS, quy định về hoạt động giao dịch trên OTC cũng như sàn giao dịch tập trung của các CCPS cũng phải có những quy phạm, chế tài hợp lý ” Quan trọng nhất phải tạo điều kiện cho chủ thể tham gia thị trường một cách tích cực và lành mạnh, có như vậy mới có thể khuyến khích được NVPS phát triển. b Pháp luật về các định chế tài chính

Pháp luật này có liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ, quy trình nghiệp vụ, cách thức tổ chức của NHTM “ Cần phải quy định rõ tiêu chuẩn thiết yếu mà các NHTM phải có để tham gia thị trường phái sinh Những văn bản pháp luật về các định chế tài chính cần có quy định, hướng dẫn chi tiết các vấn đề liên quan đến NVPS, mối quan hệ giữa NVPS với các nghiệp vụ khác Có như vậy, pháp luật về các định chế tài chính mới có thể làm cơ sở giúp các NH mạnh dạn đưa ra những SPPS, có quy trình nghiệp vụ phù hợp, không trái pháp luật.

Ngoài ra, pháp luật về dân sự, thương mại và chứng khoán cũng phải hòa hợp, không mâu thuẫn với hai nguồn luật nói trên, có tác dụng bổ trợ cho hai luật đó.Pháp luật về kế toán và thuế cũng phải theo chiều hướng thuận lợi cho việc ghi nhận các CCPS, tạo điều kiện cho tài sản gốc của CCPS được phát triển ”

5.1.1.2 Điều kiện thị trường a Thị trường hàng hóa:

Thị trường hàng hóa “ phải có sự phát triển ở mức nhất định theo hướng tự do hóa Giá cả hàng hóa phải theo quy luật cung cầu, mọi biến động trên thị trường phải được phản ánh vào giá Thị trường hàng hóa phải có sự tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hàng hóa trong nước phải cạnh tranh tự do với hàng hóa quốc tế Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cũng phải được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.

Một thị trường hàng hóa có tác động tốt đến GDPS có thể có sự điều tiết của chính phủ nhưng can thiệp vào giá phải không làm triệt tiêu nhu cầu sử dụng CCPS ” b Thị trường tài chính:

Hệ thống tài chính đòi hỏi phải ở trình độ nhất định để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các CCPS và NVPS.

+Thị trường ngoại tệ và vàng: “ Những biến động về tỷ giá phải phản ánh cung - cầu ngoại tệ Tỷ giá cần thiết phải được thả nổi hoặc thả nổi có điều tiết hợp lý, không làm triệt tiêu ảnh hưởng của cung - cầu ngoại hối Sự điều tiết vĩ mô cần ở mức độ vừa phải để các chủ thể tham gia thị trường có sự chủ động với vấn đề rủi ro Sự phát triển của thị trường phái sinh đòi hỏi một cơ chế cho phép dòng tiền ra vào quốc gia một cách tự do, ít nhất là với các đồng tiền lưu hành phổ biến.

Vấn đề với vàng cũng tương tự, sự liên kết và mở cửa của thị trường vàng trong nước với thị trường vàng quốc tế sẽ làm vàng được lưu thông tự do cho biến động cung - cầu vàng phản ánh vào giá vàng ”

+Thị trường chứng khoán: “ Thị trường chứng khoán cũng phải có sự phát triển ở mức độ cao Các chứng khoán gốc như cổ phiểu, trái phiếu đòi hỏi phải có sự đa dạng, khối lượng giao dịch lớn, tính thanh khoản cao Giá cả của chứng khoán trên thị trường cũng phải do cung – cầu quyết định Thị trường chứng khoán phải có sự tập trung nhất định, khối lượng giao dịch tại SGD tập trung lớn làm cơ sở nền tảng cho sở GDTL. Thông tin trên thị trường chứng khoán phải được minh bạch, có tính hiệu quả cao, có tác động tự nhiên đến giá cả chứng khoán trên thị trường ”

+Thị trường các công cụ nợ: “ Lãi suất phải biến động tự nhiên, dưới tác động cung - cầu các khoản cho vay và công cụ nợ Lãi suất cần biến động hợp lý với sự tăng giảm của mức độ rủi ro, tính thanh khoản của các công cụ nợ, kỳ vọng của các nhà đầu tư vào chính sách tỷ giá, vấn đề lạm phát…, tức là phải tuân theo một đường cong lãi suất chuẩn Mức lãi suất cơ bản phải có tác dụng định hướng lãi suất trên thị trường nhưng không được có tính áp đặt ”

5.1.1.3 Điều kiện hạ tầng cơ sở

CCPS là một sản phẩm hiện đại của hệ thống tài chính Vì thế “ để có thể triển khai NVPS tại NHTM ở một nước, trước hết phải có một hạ tầng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại của thị trường phái sinh làm nền tảng.

Việc thanh toán tuy không trực tiếp thuộc các NVPS những nó liên quan đến việc chuyển phí đối với các dịch vụ từ SPPS mà NH cung cấp, thanh toán khi đến ngày đáo hạn các HĐKH, HĐTL, HĐHD… Để tạo điều kiện cho GDPS phát triển, hệ thống thanh toán phải đáp ứng một khối lượng phù hợp với quy mô các giao dịch trên thị trường, có hệ thống thanh toán tự động, thanh toán bù trừ, phải có trung tâm thanh toán tập trung. Để phát triển thị trường OTC cho các GDPS đòi hỏi hệ thống mạng internet, mạng lưới viễn thông rộng và hiện đại Có như vậy, NVPS mới diễn ra chính xác, nhanh chóng, kịp thời Đồng thời, chi phí viễn thông, chi phí mạng thấp cũng là một điều kiện gián tiếp tác động đến hiệu quả của NVPS Bên cạnh đó phải có sàn giao dịch tập trung, nhất là với GDTL ” Sàn phải đáp ứng được việc lưu trữ thông tin lớn, cập nhập thông tin liên quan đến CCPS như tỷ giá, lãi suất giá cả, tính toán tự động lỗ - lãi.

5.1.2 Điều kiện từ phía NH

5.1.2.1 Quy trình làm việc nhanh chóng, thuận tiện, chi phí giao dịch thấp.

- Xây dựng quy trình làm việc hợp lý, giảm thời gian giao dịch và chi phí giao dịch

- KH “ có thể nhận được các sản phẩm với dịch vụ xuyên suốt Nên tổ chức sao cho KH chỉ phải nói chuyện với một giao dịch viên, trả một mức giá hợp nhất và nhận được một xác nhận dễ hiểu.

- Các nhân viên bán hàng cần hiểu rõ về dịch vụ phái sinh để tư vấn được cho KH Các cán bộ phái sinh vừa cung cấp dịch vụ vừa góp phần định hướng cho DN.

- Luồng thông tin thông suốt giữa các giao dịch viên Có sự cộng tác giữa nhân viên phái sinh và các nhân viên khác ”

5.1.2.2 Đội ngũ cán bộ thực hiện NVPS

Nhân sự là “ yếu tố quan trọng không thể thiếu trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào, đối với NVPS, nhân sự là nhân viên của những trực tiếp tham gia thực hiện, ra quyết định các GDPS Các NHTM cần có đủ số lượng nhân viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp để triển khai nghiệp vụ này.

Ngày đăng: 01/01/2023, 10:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w