Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế Basel II nh m tìm ra các mối tương quan, mối quan hệ giữa các hình thức tái cấu trúc NHTM theo Basel II, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất khuyến nghị để NHTM Việt Nam có cấu trúc phù hợp với quy định của chuẩn mực Basel II. Mời các bạn tham khảo!
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN KHƯƠNG
TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN KHƯƠNG
TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Trang 3MỘT SỐ THÔNG TIN
1 Tác giả Luận án: Nguyễn Khương
Email: nguyenkhuong_qtkd1@yahoo.com.vn
2 Người hướng dẫn khoa học:
- Tiến sĩ: Lê Trung Thành
- Phó giáo sư, tiến sĩ: Nguyễn Ngọc Thắng
3 Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia
- Chủ tịch: PGS.TS Trần Anh Tài
- Phản biện 1: TS Hoàng Việt Trung
- Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Trọng Thản
- Phản biện 3: PGS.TS Trương Quốc Cường
- Ủy viên, thư ký: TS Trương Minh Đức
- Ủy viên: PGS.TS Hoàng Văn Hải
- Ủy viên: TS Phan Hữu Nghị
4 Luận án bảo vệ thành công trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội vào 15h00 ngày 03/3/2017 tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
5 Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Tái cấu trúc Ngân hàng Thương mại Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II – Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam” là công trình nghiên
cứu độc lập của riêng tôi; các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực, không sao chép và nguồn trích dẫn được ghi chú đầy đủ, rõ ràng
Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Khương
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Quản trị Kinh doanh, PGS.TS Hoàng Văn Hải, hai giảng viên hướng dẫn (TS Lê Trung Thành, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thắng) và toàn thể các thầy, cô giáo đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án
Xin trân trọng cảm ơn các cô, chú, anh, chị, em công tác tại các ngân hàng đã tham gia khảo sát, phỏng vấn, cho ý kiến giúp tôi hoàn thành việc
nghiên cứu đề tài “Tái cấu trúc Ngân hàng Thương mại Việt Nam theo các
chuẩn mực Basel II – Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam”
Xin trân trọng cảm ơn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban lãnh đạo Cục Quản trị, Ban quản lý dự án 13 Đê La Thành, các bạn bè, đồng nghiệp, những người luôn quan tâm, động viên, khích lệ cho tôi thêm động lực phấn đấu hoàn thành tốt chương trình đào tạo Tiến sĩ
Cuối cùng, xin gửi lòng tri ân sâu sắc tới Cha, mẹ, anh, chị, em và những người thân yêu trong đại gia đình đã luôn kề cận, động viên, giúp đỡ tôi về cả vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là thời gian làm luận án
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Khương
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHI N CỨU VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II 8
1.1 Tổng quan nghiên cứu về tái cấu trúc ngân hàng 8
1.1.1 Tái cấu trúc sở hữu 8
1.1.2 Tái cấu trúc chiến lược 10
1.1.3 Tái cấu trúc hệ thống quản trị 11
1.1.4 Tái cấu trúc hoạt động 13
1.1.5 Tái cấu trúc tài chính 14
1.1.6 Tổng hợp các quan điểm tái cấu trúc ngân hàng 16
1.2 Tổng quan nghiên cứu về tái cấu trúc ngân hàng theo các chuẩn mực Basel II 16
1.3 Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM 21
1.4 Khoảng trống nghiên cứu 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II 29
2.1 Cơ sở lý luận về tái cấu trúc NHTM theo các chuẩn mực Basel II 29
2.1.1 Một số lý thuyết về tái cấu trúc doanh nghiệp 29
2.1.2 Một số đặc trưng của ngân hàng thương mại 37
2.1.3 Một số nội dung chính của Hiệp ước Basel II 41
2.1.4 Khái niệm về tái cấu trúc NHTM theo các chuẩn mực Basel II 46
2.2 Kinh nghiệm quốc tế về tái cấu trúc ngân hàng theo chuẩn mực Basel II và một số bài học 51
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU 65
Trang 73.1 Thiết kế nghiên cứu 65
3.1.1 Mục tiêu nghiên cứu 65
3.1.2 Thiết kế quy trình nghiên cứu 65
3.1.3 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu 68
3.1.4 Thiết kế Bảng hỏi khảo sát 78
3.1.5 Thiết kế mẫu và quy mô nghiên cứu 86
3.1.6 Kỹ thuật phân tích kết quả nghiên cứu định lượng 87
3.2 Phương pháp và các bước nghiên cứu 87
3.2.1 Nghiên cứu định tính 88
3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 89
3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức 92
3.2.4 Phân tích thống kê mô tả kết quả nghiên cứu 93
3.2.5 Phỏng vấn chuyên gia khẳng định lại kết quả nghiên cứu 93
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II – NGHI N CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 95
4.1 Bối cảnh NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011~2015 95
4.1.1 Cơ cấu, số lượng ngân hàng giai đoạn 2011~2015 95
4.1.2 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn và một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng giai đoạn 2011~2015 97
4.1.3 Tái cấu trúc NHTM Việt Nam giai đoạn 2011~2015 100
4.1.4 Phân tích các tiền đề và điều kiện triển khai thực hiện Basel II tại NHTM Việt Nam 104
4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu Tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II 115
4.2.1 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức về Tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II 115
4.2.2 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức về các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM 136
4.3 Tái cấu trúc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II 149
Trang 84.3.1 Phân tích các tiền đề để tái cấu trúc Ngân hàng Vietinbank theo các
chuẩn mực Basel II 149
4.3.2 Hoạch định chiến lược tái cấu trúc Ngân hàng Vietinbank theo chuẩn mực Basel II giai đoạn 2016~2020 159
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHI N CỨU CỦA LUẬN ÁN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II 171
5.1 Kết quả nghiên cứu của Luận án 171
5.2 Một số khuyến nghị nh m tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II 174
5.2.1 Hàm ý khuyến nghị với các NHTM 174
5.2.2 Hàm ý khuyến nghị với Cơ quan quản lý nhà nước đối với các ngân hàng thương mại 180
KẾT LUẬN 184
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đ CÔNG BỐ 186
TÀI LIỆU THAM KHẢO 187
CÁC PHỤ LỤC 199
Trang 9i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
dụng
Principle Nguyên tắc cốt lõi Basel
rủi ro của ngân hàng
Ủy ban tái cơ cấu nợ
Trang 10ii
31
IMF International
-Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
35
LEQ - Loan
Equivalent
Exposure
Tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng
sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ
43 PD - Probability
nước
Trang 11iii
Trang 12iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng 3.1 Thang đo khảo sát tái cấu trúc NHTM theo chuẩn
Đánh giá độ tin cậy thang đo qua Cronbach s Anpha và EFA cho mô hình nghiên cứu tái cấu trúc NHTM theo Basel II nghiên cứu sơ bộ
90
Đánh giá độ tin cậy thang đo qua Cronbach s Anpha và EFA cho mô hình nghiên cứu các nhân
tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel
II tại NHTM nghiên cứu sơ bộ
91
6 Bảng 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo tái cấu trúc NHTM
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc và độc lập trong mô hình nghiên cứu tái cấu trúc NHTM theo Basel II
14 Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên
Đặc điểm đối tượng khảo sát các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM
137
Đánh giá độ tin cậy thang đo các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM
139
Trang 13v
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM
140
b mô hình nghiên cứu các nhân
b mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh
20 Bảng 4.16 Coefficients
a mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh
Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM
146
22 Bảng 4.18 Chỉ số tài chính cơ bản của Ngân hàng
Định dạng cấu trúc Ngân hàng Vietinbank theo Basel II ở hiện tại và tương lai 2020 sau khi hoàn thành tái cấu trúc
160
Trang 14vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
3 Hình 2.2 Ảnh hưởng của quy trình hợp lý tới thái độ, hành
4 Hình 2.3 Hạng mục kinh doanh trong ngành công nghiệp
6 Hình 2.5 Phương pháp xác định vốn theo các loại rủi ro
10 Hình 3.3 Mô hình tái cấu trúc NHTM theo chuẩn Basel II
Mô hình nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM trước kiểm định
148
16 Hình 4.5 Kế hoạch tái cấu trúc Ngân hàng Vietinbank theo
Trang 15vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
2 Biểu đồ 4.1 Cơ cấu ngân hàng Việt Nam giai đoạn
9 Biểu đồ 4.8 Cơ cấu đối tƣợng khảo sát tái cấu trúc
13 Biểu đồ 4.12 Kết quả khảo sát về tái cấu trúc sở hữu
Trang 16137
20 Biểu đồ 4.19
Histogram và Scatterplot cho mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM
143
Cấu trúc NHTM theo Basel II và thực trạng cấu trúc NHTM Việt Nam theo Basel II
172
Trang 17[141] Trong giai đoạn này, việc sử dụng chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm
phát chưa hiệu quả là một phần nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tăng cao ở mức kỷ lục (lạm phát 19,89 % năm 2008; luôn ở hai con số trong giai đoạn 2010 2011 Bên cạnh đó, dưới áp lực phải tăng trưởng trong điều kiện cơ sở hạ tầng, năng lực quản lý của NHTM yếu kém dẫn đến hệ lụy
là hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm sút, có nhiều khoản vay chứa đựng rủi ro lớn làm nợ xấu gia tăng đến mức kỷ lục trên toàn hệ thống (tỷ lệ
nợ xấu 7,8% trong năm 2012; 5,66% năm 2013; 4,83% năm 2014 và giảm
còn 3,72% năm 2015 [143] Do vậy, giai đoạn này tái cấu trúc ngân hàng
được diễn ra mạnh mẽ dưới sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của NHNN và kết quả là một số ngân hàng yếu kém phải sáp nhập vào các ngân hàng mạnh, một
số ngân hàng mất vốn không đủ khả năng hoạt động bị NHNN mua lại với giá trị 0 VNĐ như Ngân hàng Xây dựng Việt Nam…; đồng thời để giải quyết nợ xấu, Chính phủ phải thành lập Công ty Quản lý tài sản VAMC 2013 để xử
lý, khôi phục lại sự ổn định của hệ thống ngân hàng
Về phía các NHTM, nh m mục tiêu hoạt động an toàn, bền vững,
có nhiều ngân hàng đã và đang từng bước tiếp cận áp dụng chuẩn mực
Trang 182
Basel II1 trong lĩnh vực quản trị rủi ro ngân hàng Đây chính là một trong những công cụ hữu ích mà khi áp dụng nó các ngân hàng có thể tích lũy một lượng vốn dự trữ nh m bù trừ vào tổn thất, rủi ro ngân hàng mang lại Tuy nhiên trên thực tế việc triển khai thực hiện Basel II tại các ngân hàng còn chậm, gặp nhiều khó khăn thách thức do tính phức tạp và yêu cầu cao về lượng vốn đầu tư triển khai thực hiện Cụ thể: Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu đề tài cấp ngành ngân hàng, chỉ có khoảng 17% ngân hàng đang nghiên cứu áp dụng các công cụ quản lý rủi ro hiện đại, xác định các thông số rủi ro theo Basel II như xác xuất vỡ nợ của khách hàng vay vốn PD, EAD, LGD; 10% ngân hàng áp dụng mô hình Back Testing, Stress Testing; về hệ thống xếp hạng tín dụng, hầu hết các ngân hàng đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa đồng bộ trong triển khai thực hiện như thiếu cơ sở dữ liệu, chức năng phần mềm còn hạn chế, khả năng dự báo rủi ro của hệ thống chưa cao, quy trình kiểm tra và giám sát, hệ thống xếp hạng chưa có tính chuẩn mực Về mô hình định lượng rủi ro tín dụng, có 26% NHTM áp dụng phương pháp/mô hình chuẩn hóa SA , 59% đang nghiên cứu áp dụng IRB cơ bản, một số ít đang nghiên cứu áp dụng
IRB nâng cao hoặc kết hợp cả mô hình chuẩn hóa và mô hình nội bộ [41]
Với những phân tích nêu trên cho thấy r ng, để đạt được cấu trúc NHTM theo Basel II đòi hỏi các NHTM phải có một chiến lược, giải pháp tái cấu trúc cho phù hợp với các chuẩn mực của Basel II Chính vì vậy đề tài luận
án nghiên cứu về “Tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực Basel
II - Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam” do Nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện là cần thiết
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Nghiên cứu tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế Basel II nh m tìm ra các mối tương quan, mối quan hệ giữa các hình thức tái
1 Hiệp ước Basel II (2004) nh m giúp các NHTM trích lập dự phòng cho các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi
ro hoạt động, rủi ro thị trường ; ban hành các quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng; minh bạch hóa thông tin theo quy tắc thị trường
Trang 193
cấu trúc NHTM theo Basel II, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất khuyến nghị để NHTM Việt Nam có cấu trúc phù hợp với quy định của chuẩn mực Basel II
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Thứ nhất, nghiên cứu tổng hợp ra một cấu trúc khung chính từ nội dung
Hiệp ước Basel II để khi áp dụng các cấu trúc này, NHTM có thể đạt được các yêu cầu theo quy định của Hiệp ước Basel II
Thứ hai, nghiên cứu xác định mức độ ảnh hưởng của các hình thức tái
cấu trúc NHTM theo chuẩn Basel II để các NHTM có cấu trúc đạt chuẩn Basel II
Thứ ba, nghiên cứu xác định mức độ ảnh hưởng, tác động của một số
nhân tố chính đến khả năng thực hiện Hiệp ước Basel II tại NHTM Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu vấn đề tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế Basel II và các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM
3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án
Phạm vi nghiên cứu của luận án được thực hiện tại các NHTM Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và đại diện một số loại hình các ngân hàng khác trên 30 ngân hàng Bên cạnh đó, NCS tập trung phân tích tình huống tái cấu trúc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Ngân hàng Vietinbank để củng cố thêm vào các luận điểm nghiên cứu của
đề tài Luận án Việc lựa chọn Ngân hàng Vietinbank để phân tích tình huống
là do: i Vietinbank là một trong những NHTM cổ phần nhà nước có quy mô lớn, được NHNN Việt Nam chỉ định chọn làm một trong 10 ngân hàng tiên phong trong việc triển khai thực hiện Basel II ở mức độ cao; ii có cấu trúc điển hình, phức tạp, tiệm cận với các quy định của Basel II; iii đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện tái cấu trúc, triển khai thực hiện Basel II trong giai đoạn 2011~2015 vừa qua
Trang 204
Do khủng hoảng kinh tế, tài chính ngân hàng từ những năm 2008 đến nay có tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, các NHTM; đồng thời để phù hợp với lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam theo đề
án được duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, NCS xác định thời gian nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng
từ năm 2011 đến 2015, đề xuất các hàm ý, khuyến nghị về tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II đến năm 2020
4 Các câu hỏi nghiên cứu của luận án
Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng của các hình thức tái cấu trúc NHTM theo
chuẩn Basel II tái cấu trúc sở hữu, tái cấu trúc chiến lược, tái cấu trúc quản trị, tái cấu trúc hoạt động, tái cấu trúc tài chính NHTM theo Basel II) đến cấu trúc NHTM theo Basel II?
Thứ hai, những nhân tố chính nào ảnh hưởng đến khả năng thực hiện
Basel II tại các NHTM?
Thứ ba, phân tích tình huống tái cấu trúc thế nào để Ngân hàng
Vietinbank đáp ứng được các yêu cầu của Basel II
5 Các kết quả nghiên cứu có tính mới của luận án
Thứ nhất, nghiên cứu tổng kết, phân tích làm rõ các vấn đề lý thuyết, lý
luận về: i Tái cấu trúc NHTM theo chuẩn mực Basel II; ii các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM; (iii) tổng hợp, rút ra bài học kinh nghiệm tái cấu trúc NHTM theo các chuẩn mực Basel II của một số nước trên thế giới
Thứ hai, nghiên cứu tổng hợp, kiểm định được một cấu trúc NHTM
phù hợp với chuẩn mực Basel II với độ tin cậy cao, có thể vận dụng được vào thực tiễn như sau:
Cấu trúc chức năng NHTM theo Basel II: CT1~CT5 lần lượt tương
ứng là “Định nghĩa vốn và các quy định giới hạn về tỷ lệ vốn theo Basel II”,
“Công thức tính Car theo Basel II”, “Phương pháp xác định rủi ro tín dụng theo Basel II”, “Phương pháp xác định rủi ro hoạt động theo Basel II”,
“Phương pháp xác định rủi ro thị trường theo Basel II”
Trang 215
Cấu trúc quản trị NHTM theo Basel II: CT7~CT11 lần lượt tương
ứng là “Mô hình quản trị rủi ro theo Basel II”, “Hệ thống xếp hạng tín dụng theo Basel II”, “Mô hình kiểm tra giám sát theo Basel II”, “Hệ thống công bố thông tin minh bạch theo Basel II”, “Hệ thống quản lý, lưu trữ dữ liệu lịch sử
theo Basel II”
Các cấu phần thuộc cấu trúc này là các cấu phần chính có tính phổ quát theo phạm vi nghiên cứu của luận án Các cấu phần chi tiết khác trong chuẩn mực Basel II sẽ được nghiên cứu bổ sung trong các nghiên cứu tiếp theo
Thứ ba, Dựa vào nghiên cứu lý luận, thực tiễn về tái cấu trúc NHTM và
cấu trúc NHTM theo Basel II nêu trên, NCS đưa ra được khái niệm cơ bản mới về Tái cấu trúc NHTM theo Basel II (chi tiết tại mục 2.1.4.2, Chương 2)
Thứ tư, nghiên cứu xác định được “Mô hình tái cấu trúc NHTM theo
các chuẩn mực Basel II”; chỉ ra vai trò, tác động của các hình thức tái cấu trúc NHTM theo Basel II tái cấu trúc sở hữu, tái cấu trúc chiến lược, tái cấu trúc quản trị, tái cấu trúc hoạt động, tái cấu trúc tài chính NHTM theo Basel II để NHTM đạt được yêu cầu của chuẩn mực Basel II Cụ thể là trong giai đoạn thực hiện tái cấu trúc, tái cấu trúc sở hữu và tái cấu trúc hoạt động NHTM theo Basel II có tác động thuận chiều đến cấu trúc NHTM theo Basel II; tái cấu trúc chiến lược và tái cấu trúc tài chính NHTM theo Basel II là cần thiết
và có tác động ngược chiều đến cấu trúc NHTM theo Basel II tổn thất và chi phí cơ hội để đạt được Basel II ; tái cấu trúc quản trị NHTM theo Basel II mặc dù ít có ý nghĩa thống kê để giải thích cho biến phụ thuộc nhưng được kết quả thống kê mô tả, phỏng vấn sâu… khẳng định rõ có tác động tích cực, được áp dụng trong thực tiễn tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo Basel II Điều đó cho thấy độ tin cậy và vai trò quan trọng của mô hình trong việc thực hiện tái cấu trúc NHTM theo Basel II
Thứ năm, nghiên cứu xác định được “Mô hình các nhân tố chính ảnh
hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM Việt Nam” Trên cơ sở đó đưa ra được “Mô hình trọng tâm, tam giác quan hệ chiến lược ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM” Theo mô hình này, có 3 chủ thể nhân tố tương tác quan hệ lẫn nhau trong quá trình thực hiện Basel II tại
Trang 226
NHTM là “Bản thân NHTM”, “Thanh tra giám sát ngân hàng” và “Ủy ban Basel II”; trong đó NHTM đóng vai trò thực hiện hiệp ước, Thanh tra giám sát ngân hàng giữ vai trò kiểm tra, giám sát NHTM thực hiện hiệp ước, Ủy ban Basel II giữ vai trò đánh giá, xếp hạng đạt chuẩn và hỗ trợ kỹ thuật thực hiện hiệp ước Riêng nhân tố “Nội dung Basel II” được đặt tại trọng tâm tam giác của mô hình cho thấy vai trò quan trọng của việc nắm rõ nội dung Hiệp ước Basel II trong quá trình thực hiện (cả 3 chủ thể tham gia đều phải nắm rõ nội dung hiệp ước) Kết quả kiểm định mô hình đạt được độ tin cậy, có thể vận dụng vào thực tiễn hoạch định chiến lược thực hiện tái cấu trúc NHTM theo Basel II và đưa ra các giải pháp thực hiện
Thứ sáu, xác định được cấu trúc Ngân hàng Vietinbank phù hợp với
quy định của Basel II, hoạch định được chiến lược tái cấu trúc Ngân hàng Vietinbank trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018 và xa hơn đến 2020
Thứ bảy, đề xuất được hàm ý khuyến nghị về tái cấu trúc NHTM theo
Basel II tại NHTM Việt Nam
6 Hạn chế của Luận án
Tái cấu trúc NHTM theo chuẩn mực Basel II là đề tài nghiên cứu rất rộng, rất phức tạp nên việc thực hiện nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, hạn chế:
Thứ nhất, tái cấu trúc NHTM và việc triển khai thực hiện Basel II tại
NHTM là hai chủ đề nghiên cứu khác biệt; hầu hết các nghiên cứu trước là nghiên cứu định tính Do vậy việc kết nối hai chủ đề nghiên cứu này gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra những luận điểm chung, khó lượng hóa được các nhận định về chủ đề nghiên cứu Đây cũng chính là khoảng trống NCS lựa chọn làm đề tài nghiên cứu
Thứ hai, nghiên cứu đề tài đặt trọng tâm vào nghiên cứu định lượng
Tuy nhiên do hệ thống NHTM rất lớn, bao gồm nhiều nhóm ngân hàng khác nhau nên việc khảo sát quy mô lớn nh m đáp ứng yêu cầu nghiên cứu trên hệ thống NHTM gặp khó khăn; bên cạnh đó, do sự hạn chế về các nguồn lực để NCS triển khai nên việc điều tra khảo sát mới được thực hiện trên quy mô rộng với mẫu cỡ vừa đủ dẫn đến việc một số nhận định chưa bao quát được hết cho tất cả các loại hình ngân hàng
Trang 237
Thứ ba, Basel II là Hiệp ước về an toàn vốn liên quan đến rất nhiều yếu
tố kỹ thuật khó, phức tạp trong lĩnh vực quản trị rủi ro nên đòi hỏi người tham gia khảo sát phải có am hiểu khá rõ về chủ đền nghiên cứu Qua khảo sát cho thấy hầu hết các NHTM có số lượng cán bộ làm việc liên quan đến nội dung Basel II còn ít, chỉ một số các ngân hàng lớn mới có Ban QLDA Basel II, còn lại các ngân hàng nhỏ chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm hoặc chưa triển khai áp dụng Do Vậy việc lấy ý kiến khảo sát chủ yếu về các chủ để chính phổ quát
để đánh giá trên giác độ tổng thể; các vấn đề chi tiết sâu còn bị hạn chế
Do vậy, để có thể kiểm chứng sự đúng đắn về lý thuyết, thực tiễn các vấn đề về tái cấu trúc NHTM theo chuẩn Basel II, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM ở mức độ cao hơn thì các nghiên cứu này vẫn cần được thực hiện trên quy mô rộng và lớn hơn Do vậy đây vẫn là chủ đề mở đem lại cơ hội cho nhiều nghiên cứu tiếp sau
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích tái cấu trúc Ngân hàng thương mại Việt Nam theo
các chuẩn mực Basel II – Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Chương 5: Kết quả nghiên cứu của luận án và một số khuyến nghị về
tái cấu trúc NHTM Việt Nam theo các chuẩn mực Basel II
Kết luận
Danh mục các bài báo khoa học đã được công bố
Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục
Trang 248
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI THEO CÁC CHUẨN MỰC BASEL II
1.1 Tổng quan nghiên cứu về tái cấu trúc ngân hàng
Nghiên cứu sinh đã đọc, so sánh, tổng hợp các nghiên cứu cơ bản, các nghiên cứu ứng dụng về tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc NHTM ở trong
nước và quốc tế Kết quả cho thấy có nhiều quan điểm tái cấu trúc như sau:
1.1.1 Tái cấu trúc sở hữu
Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng có thể sử dụng một hay nhiều nguồn vốn Khi có sự bất ổn, hình thức sở hữu, cơ cấu vốn có thể thay đổi, hoán đổi, bổ sung đa dạng để phù hợp với nhu cầu tồn tại, phát triển của các ngân hàng
Trong cuốn sách “Bank restructuring in practice: an over view”, John Hawkins and Philip Turner (1999) cho r ng việc thay đổi quyền sở hữu ngân hàng có thể được thực hiện qua các hình thức: i Sáp nhập các ngân hàng trong nước; ii ngân hàng nước ngoài thôn tính; iii sử dụng quyền sở hữu công cộng kéo dài Trong đó, việc sáp nhập các ngân hàng trong nước giúp các ngân hàng tăng vốn, giảm nợ xấu, chất lượng quản lý được cải thiện và cần chú ý tới hiệu quả sáp nhập, khác biệt văn hóa, liên kết công nghệ và sa thải nhân viên thừa Trường hợp để ngân hàng nước ngoài thôn tính, các ngân hàng yếu có thể tìm được ngân hàng mạnh đủ khả năng hỗ trợ vượt qua khủng hoảng, cải thiện được chất lượng, khả năng thanh khoản, tăng khả năng cạnh tranh, tiếp cận công nghệ mới, tăng vị thế thương hiệu… Khó khăn lớn khi áp dụng hình thức này là rào cản nhạy cảm chính trị, vấn đề chuyển giá tránh thuế của ngân hàng ngoại thông qua việc mua lại một ngân hàng trong nước Hình thức sở hữu công cộng kéo dài thực chất là cơ chế để cho nhà nước hoặc một trong các cơ quan của nhà nước tiếp nhận các ngân hàng khó khăn tạm thời; lưu ý thách thức từ việc duy trì hoạt động thường xuyên và việc thu hồi các khoản nợ xấu của ngân hàng yếu kém… Trong báo cáo kết quả nghiên cứu có tên “Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của NHTM
Trang 259
Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu”, Nguyễn Hồng Sơn và nhóm nghiên cứu
2014 đã chỉ ra r ng mức độ tập trung vốn chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tư nhân
có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của NHTM; tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của NHTM Một số gợi ý chính sách được đưa ra cho các NHTM bao gồm: (i) Khuyến khích các cổ đông lớn tham gia hội đồng quản trị (HĐQT) nh m giảm mâu thuẫn lợi ích trong các NHTM; (ii) Khuyến khích tăng cường sở hữu tư nhân trong các NHTM nh m tăng khả năng sinh lời; (iii) Thúc đẩy cải thiện quản trị công ty trong các NHTM theo thông lệ quốc tế; (iv) Đẩy mạnh xử lý nợ xấu trong quá trình tái
cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam Romulo Magalhaes và cộng sự (2010) trong tác phẩm “Bank s ownership structure, risk and performance” đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu với rủi ro và hiệu suất của NHTM Sau khảo sát 795 ngân hàng của 47 quốc gia trong giai đoạn từ 1997 ~ 2007, phân tích kết quả chỉ ra r ng: (i) Tồn tại một mối quan hệ giữa quyền sở hữu với các hoạt động ngân hàng; ii rủi ro ngân hàng tăng theo giá trị quyền sở hữu; iii tính nghiêm ngặt của các quy định về vốn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất ngân hàng; iv có một sự ảnh hưởng tiêu cực từ việc giám sát thông tin
từ bên ngoài mà cụ thể là việc vượt quá mức công bố thông tin minh bạch làm
giảm mức độ cạnh tranh của các công ty Ở Việt Nam, luận án tiến sĩ với đề
tài “Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam” của Nguyễn Quỳnh Hoa (2014)
đã chỉ ra cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam đa dạng, phù hợp với trình độ phát triển và xu thế hội nhập Tuy nhiên, cơ cấu sở hữu chéo giữa các NHTM,
sự tham gia của các tập đoàn kinh tế vào NHTM là nguyên nhân dẫn đến sự mất an toàn và lành mạnh của NHTM Việt Nam Sở hữu chéo dẫn đến tăng
nợ xấu, mất khả năng thanh khoản, khả năng trả nợ của NHTM Sở hữu chéo dẫn tới tình trạng làm tăng vốn ảo nên nguồn lực và khả năng chống đỡ rủi ro
của NHTM giảm sút Trong nghiên cứu “Đánh giá kết quả tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng 2012 2014 và những khuyến nghị” nêu tại Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa thu, Ngô Trí Long 2014 đã chỉ ra tái cơ cấu sở hữu NHTM có ý nghĩa quyết định đến chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và việc tuân thủ pháp luật của từng loại hình NHTM ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân, thuộc sở hữu
Trang 2610
của các cổ đông, ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, ngân hàng liên doanh theo xu hướng chung là tái cấu trúc sở hữu nh m giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước, tăng tỷ lệ sở hữu cho các thành phần kinh tế khác, thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trên cơ sở đó, một số khuyến nghị được đưa ra như sau: Hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao vai trò giám sát của NHNN và Chính phủ; phối hợp với VAMC trong việc xử lý các khoản nợ xấu, xử lý sở hữu chéo, tăng tính thông tin minh bạch cho tổ chức tín dụng; tiếp tục sáp nhập ngân hàng phá sản, yếu kém, tăng cường năng lực tài chính của NHTM; đổi mới kiện toàn công tác nhân sự
Như vậy có thể nói r ng, tái cấu trúc pháp nhân, sở hữu NHTM có thể làm nâng cao tư cách pháp lý, uy tín, pháp nhân của tổ chức; minh bạch hóa cấu trúc sở hữu, giảm thiểu tình trạng sở hữu chéo, sở hữu hỗn hợp; huy động vốn nh m tận dụng lợi thế về quy mô hoặc tìm thêm đối tác có tiềm lực tài chính góp phần giải quyết khó khăn cho NHTM
1.1.2 Tái cấu trúc chiến lược
Các ngân hàng tùy theo tính chất, đặc điểm, quy mô mà có những chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu hoạt động kinh doanh của họ W.Chan Kim & Renne Maubourgne (2007) trong cuốn sách “The Ocean Blue Strategy” đã phân tích cấu trúc chiến lược dựa trên lý thuyết tăng trưởng nội sinh; theo đó các doanh nghiệp có thể cấu trúc chiến lược sản phẩm, dịch vụ theo hướng tạo ra giá trị mới nh m thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và vô hiệu hóa cạnh tranh (Chiến lược Đại dương xanh Hoàng Văn Hải (2010) - Tác giả cuốn sách “Quản trị chiến lược” đã mô tả việc thay đổi cấu trúc tổ chức theo chiến lược dựa trên quan điểm của Alfred Chandler như sau:
“Những thay đổi trong chiến lược của một tổ chức đem lại những vấn đề quản trị mới mà đến lượt nó đòi hỏi một cơ cấu mới để chiến lược mới được thực thi thành công” Ngô Kim Thanh 2011 trong cuốn sách “Giáo trình quản trị chiến lược” đã xác định: “ tái cơ cấu doanh nghiệp được thực hiện thông qua hai nội dung cơ bản: i điều chỉnh cơ cấu sản xuất kinh doanh, chuyển hướng chiến lược như giảm bớt đa dạng hóa, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chủ chốt; (ii) cấu trúc lại tổ chức quản lý doanh nghiệp Nguyễn Khương 2012
Trang 2711
trong bài báo “Tập đoàn kinh tế: Mô hình quản lý và chiến lược phát triển” cho r ng các giai đoạn phát triển của tập đoàn kinh tế (kể cả tập đoàn tài chính ngân hàng bao gồm giai đoạn là hình thành, tăng trưởng, trưởng thành, bão hòa, suy thoái và tương ứng với các giai đoạn này là chiến lược tập trung hóa; liên kết mở rộng, liên minh chiến lược; đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ; khác biệt hóa, Đại dương xanh; chiến lược chi phí thấp Theo đó các ngân hàng nên xác định rõ vị trí của mình trong chu kỳ phát triển để tái cấu trúc chiến lược cho phù hợp Trong tác phẩm “Bank restructuring in practice: an over view”, John Hawkins and Philip Turner (1999) cho r ng tái cấu trúc NHTM có thể được thực hiện thông qua việc Chính phủ bơm vốn hỗ trợ; sử dụng công ty quản lý tài sản NHTM; sáp nhập ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài tiếp cận
Như vậy cấu trúc lại chiến lược giúp các NHTM tìm ra cách thức thực hiện nh m đạt được mục tiêu của NHTM
1.1.3 Tái cấu trúc hệ thống quản trị
Về cơ cấu tổ chức, trong bản dịch cuốn sách “Quản trị ngân hàng thương mại”, Peter S Rose (2004) cho r ng nhân sự và cơ cấu tổ chức phải được quản lý theo cách tương đồng với chiến lược Trong tác phẩm
“Armstrong s handbook of Management and Leadership for HR”, Armstrong
2009 lý giải quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, biên chế, lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm soát… Blyton 2008 cho thấy động lực giúp nhân viên làm việc hiệu quả Khả năng cạnh tranh của tổ chức dựa vào kích thước, hiệu quả của lực lượng sản xuất (Demigurc-Kunt, 2005) Hellgren & Sverke (2003) trong nghiên cứu có tên “Does Job Insecurity Lead to Impaired Well-being or Viceversa? Estimation Of Cross-lagged Effects Using Latent Variable Modelling” đã khuyến nghị r ng thay đổi cấu trúc của một tổ chức cần được tính toán chi phí cho sự chấp thuận của lãnh đạo cấp cao và các hoạt động tích lũy Nguyễn Hồng Sơn 2014 trong nghiên cứu “Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu” đã chỉ ra quản trị công ty có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của công
ty Trong cuốn sách “OECD Principles of corporate Governance”, OECD
Trang 2812
2004 đưa ra các nguyên tắc quản trị bao gồm: i Cơ sở khuôn khổ quản trị; (ii) chức năng, vai trò, quyền hạn của các bên; iii công bố thông tin và tính minh bạch; iv trách nhiệm của Hội đồng quản trị Bên cạnh đó, nh m giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, trong Hiệp ước “International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: A Revised framework Comprehensive Version”, Basel 2004 đã nhấn mạnh nâng cao vai trò kiểm soát và tính minh bạch theo nguyên tắc thị trường Cao Thị Ý Nhi 2007 trong luận án “Cơ cấu lại NHTM nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” đã nghiên cứu, phân tích về cơ cấu tổ chức và quản lý các NHTM Tác giả chỉ ra r ng thông thường cơ cấu tổ chức và quản lý của các NHTM trước khi cơ cấu lại thường chồng chéo, không khoa học làm cho việc điều hành, hoạt động ngân hàng không được hiệu quả Do vậy cơ cấu lại mô hình tổ chức, quản lý NHTM là việc làm tất yếu Cơ cấu lại tổ chức quản lý thường là: i tổ chức bộ máy và cơ cấu điều hành theo nguyên tắc phân tách chức năng điều hành và chức năng giám sát nh m đảm bảo sự kiểm tra toàn diện và cân b ng về nguồn lực; ii đầu tư công nghệ đổi mới phương thức tổ chức, quản lý ngân hàng; iii Sử dụng công cụ và chính sách quản lý hiện đại, hệ thống thông tin báo cáo khoa học, không chồng chéo, phân biệt rõ kiểm toán
và kiểm soát nội bộ; (iv) mạng lưới chi nhánh và mô hình tổ chức hiện đại, hướng theo nhu cầu khách hàng và sản phẩm Nguyễn Quỳnh Hoa (2014) trong luận án tiến sĩ “Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam” đã chỉ ra nhược điểm trong quản trị NHTM Việt Nam như vai trò của hội đồng quản trị
và ban điều hành chưa rõ ràng, thiếu các thành viên độc lập có uy tín, có năng lực trong hội đồng quản trị, các NHTM chưa coi trọng công tác quản trị rủi
ro Do vậy cần tiến hành cấu trúc lại bộ máy quản trị điều hành theo xu hướng
của hội nhập Trong nghiên cứu “Đánh giá kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng 2012 2014 và những khuyến nghị” nêu tại Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa thu, Ngô Trí Long 2014 cho r ng tái cơ cấu hệ thống quản trị có vai trò đặc biệt quan trọng do tính đặc thù của việc kinh doanh tiền chứa đựng nhiều rủi
ro cao và sự ảnh hưởng lan tỏa đến hệ thống tài chính và toàn bộ nền kinh tế quốc dân Tái cơ cấu quản trị NHTM cần tuân thủ 14 nguyên tắc của Ủy ban
Trang 2913
Basel (1999) OECD (2010) trong cuốn sách “OECD Principles of corporate Governance” cũng nhấn mạnh vai trò của quản trị b ng cách ban hành một bộ khung các nguyên tắc quản trị công ty Trong ấn phẩm “Principles for enhancing corporate governance”, Basel 2010 cũng ban hành các nguyên tắc quản trị công ty đối với các tổ chức các ngân hàng nh m giúp các NHTM cải thiện hoạt động quản trị của các NHTM
Như vậy, ta có thể nhận định r ng tái cấu trúc quản trị điều hành NHTM tập trung vào việc điều chỉnh chiến lược; cơ cấu tổ chức, nhân sự; vai trò của chính phủ, của lãnh đạo và bộ máy điều hành; sự cần thiết của các quy tắc, các công cụ và nguồn lực triển khai thực hiện
1.1.4 Tái cấu trúc hoạt động
Trong tác phẩm “Lessons from Systemic Bank Restructuring”, Claudia Dziobek and Ceyla Pazarbasioglue (1998) cho r ng tái cấu trúc hoạt động ngân hàng nh m mục đích cải thiện hiệu suất, nâng cao năng lực hệ thống và lợi nhuận Một số biện pháp tái cấu trúc hoạt động: i Đổi mới chiến lược kinh doanh; cải thiện quản lý, đánh giá tín dụng và hệ thống kế toán; tăng cường các yếu tố kỹ thuật; (ii) giảm chi phí hoạt động b ng cách giảm các chi nhánh và nhân viên; iii tăng cường giám sát và quy định đảm bảo an toàn Okumus (2003) trong nghiên cứu có tên "A framework to implement strategies in organizations" nhận định chiến lược tổ chức, thiết kế cấu trúc tổ chức, quản lý và xây dựng hệ thống kinh doanh, văn hóa, động lực làm việc; phát triển kỹ năng và mục tiêu của cấp dưới làm tăng hiệu quả hoạt động của
tổ chức Cao Thị Ý Nhi 2007 với luận án tiến sĩ “Cơ cấu lại NHTM nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” cho r ng cơ cấu lại hoạt động ngân hàng nh m nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng các chuẩn mực quốc tế; tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát ngân hàng, tăng cường chất lượng tín dụng, dịch vụ ngân hàng Một số hình thức cơ cấu lại hoạt động được áp dụng như cơ cấu lại hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro, quản lý vốn, phát triển công nghệ, hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán cũng như hoạt động đào tạo nhân lực Nguyễn Quỳnh Hoa (2014) trong luận án tiến sĩ có tên “Tái cấu trúc
hệ thống NHTM Việt Nam” đã chỉ ra r ng, tái cấu trúc hoạt động cần chú
Trang 30“Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam 2011 2013 và những vấn đề đặt ra”
là tái cấu trúc ngân hàng cần chú trọng hơn đến chất lượng ngân hàng, đặc biệt là chất lượng quản trị và minh bạch thông tin Trong kỷ yếu diễn đàn kinh
tế mùa thu, Ngô Trí Long 2014 nghiên cứu về tái cơ cấu hoạt động kinh doanh NHTM và cho r ng tái cơ cấu hoạt động kinh doanh NHTM bao gồm: tái cơ cấu về nhân sự, công nghệ và mô hình tổ chức hoạt động
Như vậy tái cấu trúc hoạt động NHTM nhắm vào việc tăng cường hiệu suất, chất lượng; giảm chi phí hoạt động, giảm thiểu nợ xấu, rủi ro và mang lại lợi nhuận
1.1.5 Tái cấu trúc tài chính
Tác phẩm “Lessons from Systemic Bank Restructuring” của Claudia Dziobek (1998) cho r ng, tái cấu trúc tài chính của một ngân hàng nh m mục đích cải thiện hiệu suất, khôi phục khả năng thanh toán và lợi nhuận Một ngân hàng có thể cải thiện bảng cân đối của mình b ng cách huy động thêm vốn (vốn góp thêm của chủ sở hữu hoặc vốn từ trái phiếu của Chính phủ), giảm nợ mua bán nợ xấu… , hoặc tăng giá trị tài sản nâng cao giá trị thu hồi của các khoản vay có vấn đề và tài sản thế chấp… ; chi phí hoạt động có thể được giảm qua việc giảm bớt các chi nhánh và nhân viên thừa Về khả năng thanh toán, để cải cách thành công đòi hỏi các ngân hàng giữ vững được lòng tin và có khả năng ngăn ngừa, phản ứng tốt trước khủng hoảng Do vậy cần thiết phải tăng cường các khung khổ pháp lý, kế toán trên toàn hệ thống; giám sát sự tuân thủ phù hợp Trong cuốn sách “Bank restructuring in practice: an over view”, John Hawkins and Philip Turner (1999) cho r ng để giảm các khoản nợ quá hạn, cải thiện phục hồi khả năng thanh toán cần: (i) Hỗ trợ các
Trang 31độ cấu trúc lại tài chính, tác giả đã nhấn mạnh vào việc giải quyết nợ xấu thông qua việc phân loại nợ, mua bán nợ, giãn nợ, sử dụng chính sách lãi suất hợp lý, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu và sử dụng các biện pháp
tăng vốn tự có, mua bán sáp nhập ngân hàng Trong nghiên cứu “Tái cấu trúc
hệ thống NHTM Việt Nam 2011 2013 và những vấn đề đặt ra”, Hạ Thị Thiều Dao 2014 phân tích thực trạng nợ xấu ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn
2007 2013 và chỉ ra cách thức xử lý nợ xấu thông qua việc mua bán nợ Tháng 5/2013, để hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc hệ thống tín dụng, Chính phủ đã thông qua đề án xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng và đề án thành lập công ty quản lý tài sản (VAMC) của các tổ chức tín dụng Việt Nam Bên cạnh đó, ngày 21/01/2013, NHNN ban hành thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Một số hình thức tái cấu trúc tổ chức tín dụng trong giai đoạn này cũng được tác giả đề cập đến như cải thiện khả năng thanh khoản, tăng quy mô vốn… Các nhận định trên cũng được Ngô Trí Long (2014) ủng hộ trong “Kỷ yếu diễn đàn kinh tế mùa thu 2014” Tác giả cho
r ng, tái cơ cấu tài chính NHTM là việc tăng quy mô, chất lượng vốn tự có của NHTM và xử lý nợ xấu Quy mô và chất lượng vốn tự có của NHTM tạo nền tảng cho hoạt động, tạo sự an toàn, duy trì niềm tin và điều chỉnh hoạt
Trang 3216
động của NHTM Để thực hiện được điều này, các NHTM cần thiết phải biết chính xác số nợ xấu, cấu trúc lại nợ, xử lý tài sản đảm bảo, bán cho công ty mua bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp Bên cạnh đó, Basel 2004 đã khuyến khích các nước cấu trúc tài chính theo hướng trích dự phòng rủi ro cho NHTM theo Trụ cột 1 của Basel II nh m đối phó với các rủi ro của NHTM
Như vậy, tái cấu trúc tài chính NHTM thường tập trung vào khôi phục khả năng thanh toán, giảm nợ xấu, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro và xa hơn là việc tăng quy mô vốn, tăng trích lập dự phòng rủi ro tạo lợi thế cạnh tranh cho các NHTM
1.1.6 Tổng hợp các quan điểm tái cấu trúc ngân hàng
Tổng hợp các quan điểm tái cấu trúc ngân hàng trên hình 1.1
Hình 1.1: Mô hình tổng quan về tái cấu trúc ngân hàng thương mại
[Nguồn: Tập hợp, đề xuất từ tổng quan nêu trên của NCS]
1.2 Tổng quan nghiên cứu về tái cấu trúc ngân hàng theo các chuẩn mực Basel II
Tái cấu trúc NHTM và việc triển khai áp dụng chuẩn mực Basel II là hai chủ đề nghiên cứu mà các học giả trước đây thường tiến hành nghiên cứu độc lập theo hai hướng riêng biệt Tuy nhiên, dưới giác độ về tái cấu trúc thì việc triển khai áp dụng Basel II tại NHTM cũng bao hàm việc thay đổi cấu trúc NHTM cho phù hợp với quy định của Basel II Do vậy có thể tổng quan nghiên cứu về tái cấu trúc NHTM theo chuẩn mực Basel II như sau:
Trong nghiên cứu “Transition to Basel II: Policy Lessons of the Chilean Experience”, Enrique Marshall (2007) đã tổng kết kinh nghiệm thực hiện Basel II của ngân hàng Chile và chỉ ra r ng cần tái thiết một mô hình giám sát rủi ro cho các ngân hàng; trong đó các ngân hàng được đánh giá định kỳ dưới
Mục tiêu tái cấu trúc Ngân hàng thương mại
Các hình thức tái cấu trúc
Tái cấu trúc
sở hữu
Tái cấu trúc chiến lược
Tái cấu trúc Quản trị Tái cấu trúc hoạt động
Tái cấu trúc tài chính
Trang 33to Excution Effective planning and implementation of the Basel II Accord in Asia Pacific”, Deloitte Touche Tohmatsu (2005) chỉ ra r ng để thực hiện Basel II, các ngân hàng nên đưa quản lý rủi ro vào chiến lược kinh doanh; thực hiện tốt quản lý sự thay đổi, đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu nguồn, quy trình và hệ thống; phát triển cơ cấu, quy trình kiểm tra giám sát để tăng cường quản trị rủi ro, giải quyết những khiếm khuyết của hệ thống Nghiên cứu cũng chỉ ra cách mà Nhật Bản đã thuê tư vấn đánh giá các chính sách, quy trình, quy mô và hệ thống thực hiện để cấu trúc lại; còn ở ngân hàng Trung Quốc thường quan tâm nhiều hơn đến việc giải quyết các vấn đề về dữ liệu, hạ tầng thông tin… Nghiên cứu “Review of Basel II implementation in Low income countries”, Ricardo Gottschalk & Stephany Griffith Jones (2006) đã nghiên cứu đã chỉ ra r ng thách thức lớn đến từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu lâu dài, đáng tin cậy để chạy mô hình đánh giá rủi ro phức tạp và nâng cao năng lực giám sát, đánh giá xác nhận và theo dõi việc sử dụng các mô hình Những khó khăn, hạn chế về nguồn lực buộc các nước thu
Trang 3418
nhập thấp phải lựa chọn cấu trúc, hạ tầng kỹ thuật thực hiện Basel ở mức độ phù hợp Về rủi ro hoạt động, nghiên cứu của KPMG (2008) cho r ng các ngân hàng có thể tiếp cận hai phương pháp là TSA và AMA Có 5 yếu tố quan trọng để thực hiện AMA là việc thông qua toàn diện một cấu trúc khung
về QLRR; xây dựng tổ chức, đội ngũ QLRR mạnh; thấm nhuần ý thức về văn hóa rủi ro; sự tuân thủ và kết hợp một loạt các dữ liệu, phương pháp luận Bên cạnh đó, KPMG cũng đưa ra mô hình cơ cấu tổ chức tiêu biểu cho một số ngân hàng lớn sử dụng Về phương pháp sử dụng cho mô hình QLRR hoạt động, KPMG chỉ ra một số phương pháp như bộ sưu tập tổn thất, bản đồ nguy
cơ, chìa khóa kiểm soát rủi ro hoạt động chính, phân tích kịch bản và sự kiện,
sử dụng dữ liệu tổn thất nội bộ và bên ngoài, tập các báo cáo hàng tháng, chức năng rủi ro và quy trình kiểm soát, quản lý đánh giá rủi ro, phân tích khoảng cách… Trên cơ sở đó, KPMG đề xuất mô hình quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II gồm: Chiến lược QLRR; cơ cấu tổ chức; hệ thống báo cáo; tập hợp các định nghĩa liên kết và cấu trúc; nhận diện các yếu tố rủi ro chủ chốt; dữ liệu rủi ro tổn thất; dữ liệu rủi ro được xử lý; đánh giá rủi ro; cấu trúc vốn phù hợp Basel II; cơ sở hạng tầng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin công
bố minh bạch Trong tác phẩm “Bank restructuring in China”, Young Cho (2009) chỉ ra chiến lược thực hiện Basel II phù hợp thúc đẩy quá trình thực hiện Basel II
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu có liên quan đến cấu trúc NHTM theo Basel II như sau: Trong bài báo “Đòn bẩy để các NHTM Việt Nam tiếp cận hiệp ước Basel II”, Đinh Xuân Cường & Nguyễn Trúc Lê 2014 đã tổng hợp, đánh giá thực trạng NHTM VN qua góc nhìn từ ba trụ cột và chỉ ra đòn bẩy
để NHTM VN thực hiện Basel II chính là việc hoàn thiện các quy định pháp
lý hướng dẫn triển khai thực hiện Nguyễn Đức Trung 2012 nghiên cứu
“Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM VN trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel II” cho r ng để tăng trưởng vốn bền vững các ngân hàng cần cấu trúc vốn theo Basel II, hướng tới cấu trúc vốn theo Basel III Do vậy các ngân hàng cần xây dựng một chiến lược tăng vốn đi kèm với việc sử dụng vốn hợp lý; cân nhắc lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài, đặc biệt là các
Trang 35để bốn vấn đề chính với 10 nguyên tắc về quản lý rủi ro hoạt động theo Basel
II, xây dựng ý thức về quản lý rủi ro trên toàn hệ thống, xây dựng ngân hàng
dữ liệu về rủi ro hoạt động và sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử
lý rủi ro hoạt động; (iv) cải thiện hệ thống công nghệ thông tin tạo cơ sở áp dụng Basel II và Basel III hệ thống bao gồm: hệ thống thông tin tổng hợp hoạt động ngân hàng; hệ thống văn phòng tự động; hệ thống trao đổi thông tin tài chính; hệ thống truyền nhận và phân tích dữ liệu) Nghiên cứu về “Quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM Vietinbank”, Nguyễn Đức Tú 2012 đã đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2008 2011 và đưa
ra một số giải pháp tái cấu trúc hoạt động quản lý rủi ro tín dụng như hoàn thiện khung pháp lý về rủi ro tín dụng theo hướng dẫn của Basel II bao gồm:
- Khung QLRR: nhận thức và văn hóa QLRR; chiến lược QLRR; triết
lý QLRR; mức độ chấp nhận rủi ro; cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ
- Cơ sở hạ tầng: Nhân sự, chính sách, công nghệ, phương pháp luận, quy trình, báo cáo
- Các bước QLRR: nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, giám sát, theo dõi
Trang 3620
Trên cơ sở đó, tác giả đã cấu trúc lại mô hình QLRR tín dụng của Vietinbank theo Basel II với các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nh m tính
toán ba cấu phần PD xác xuất không trả được nợ), LGD (tỷ lệ tổn thất dự kiến), EAD (số dư nợ rủi ro thông qua việc sử dụng các thước đo EL tổn thất dự kiến và UL tổn thất ngoài dự kiến) tại cấp độ một khách hàng cụ thể
Giai đoạn 2: Quản lý rủi ro danh mục đầu tư b ng cách lượng hóa mức
độ tổn thất dự kiến ELp và ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục đầu tư dựa trên việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/ mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức độ tập trung của cả danh mục
Giai đoạn 3: Dựa trên các giải pháp quản lý rủi ro danh mục đầu tư,
ngân hàng có thể quản lý vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng
Giai đoạn 4: Tái thiết lập quản lý rủi ro danh mục thụ động sang hướng quản lý rủi ro danh mục tín dụng chủ động b ng việc xác định và chuyển giao rủi ro chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khoán hóa các khoản vay
Giai đoạn 5: Hoàn thiện mô hình QLRR tín dụng trên nguyên tắc giá trị
Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Tú 2012 cũng đề xuất việc cải cách cơ cấu
tổ chức rủi ro tín dụng thông qua việc bổ sung cấu trúc các phòng ban quản lý
ba loại rủi ro theo hướng dẫn của Basel II bao gồm phòng quản lý rủi ro tín dụng, phòng quản lý rủi ro hoạt động, phòng quản lý rủi ro thị trường; đồng thời hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức của khối quản lý rủi ro như phòng rà soát và mô hình xếp hạng rủi ro, phòng hỗ trợ hệ thống rủi ro, hỗ trợ xử lý các khoản nợ có vấn đề, báo cáo và quản lý danh mục, trung tâm thông tin tín dụng, ủy ban quản lý tài sản nợ, có ALCO… Nh m hoàn thiện QLRR tín dụng tại các NHTM Việt Nam, trong luận văn “Giải pháp cơ bản nh m hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam”, Dương Ngọc Hào
2015 đã chỉ ra một số giải pháp thay đổi cấu trúc NHTM cho phù hợp với Basel II như sau: i Nhóm giải pháp chiến lược như thay đổi nhận thức về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng; hoàn thiện
Trang 37cụ phái sinh để hạn chế rủi ro tín dụng; đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại; hoàn thiện hệ thống thông tin…
Tổng quan nêu trên cho thấy có nhiều nghiên cứu trong đó có đề xuất một số vấn đề liên quan đến tái cấu trúc NHTM theo chuẩn mực Basel II Có thể tựu chung lại một số nội dung chính như sau: (i) Cấu trúc phương pháp luận, các định nghĩa vốn, các loại rủi ro theo Basel II; ii điều chỉnh lại công thức xác định tỷ lệ an toàn vốn Car theo hướng dẫn của Basel II; (iii) lựa chọn phương pháp xác định rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường theo khuyến nghị của Basel II; iv hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro theo các cấu phần rủi ro trong hiệp ước; (v) thiết lập lại mô hình kiểm tra, giám sát theo thông lệ; vi xây dựng cơ sở hạ tầng về dữ liệu lịch sử rủi ro; vii cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin; viii hệ thống báo cáo, hệ thống thông tin công
bố minh bạch; (ix) cấu trúc lại chiến lược và văn hóa rủi ro; x hoàn thiện cơ
sở pháp lý theo hướng chuẩn mực Basel II… Các cấu trúc được tổng quan này được sẽ được đưa vào nghiên cứu định lượng về tái cấu trúc NHTM theo Basel II tại Chương 3 và Chương 4
1.3 Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện Basel II tại NHTM
Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về việc triển khai áp dung Basel II cho các ngân hàng như sau:
Andrew Cornforn (2006) trong tác phẩm “The global implementation
of Basel II: Prospects and outstandinh problems” đã nghiên cứu thực nghiệm
Trang 3822
về khả năng thực hiện Basel II tại 90 nước Kết quả cho thấy gần như tất cả các nước đều có quyết định họ sẽ thực hiện Basel II mặc dù có rất nhiều khó khăn thách thức Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Basel II bao gồm: (i) Kế hoạch và tài nguyên thực hiện; (ii) sự hợp tác giám sát qua biên giới; iii yêu cầu về việc lựa chọn phương pháp tiếp cận; (iv) sự ảnh hưởng của các ngân hàng nước ngoài; v những thay đổi dự kiến trong yêu cầu về
vốn; vi mô hình thay thế thực hành ngân hàng [78]
Basel committee on banking surpervision 2004 cho r ng việc áp dụng Basel II nh m mục đích xây dựng một nền tảng vững chắc của quy định an toàn vốn, giám sát, kỷ luật thị trường, tăng cường quản lý rủi ro và ổn định tài chính cho ngân hàng Một số khuyến nghị cụ thể như sau: i Về ưu tiên giám sát quốc gia, khi thực hiện các nước cần cân nhắc chi phí và lợi ích của việc thực hiện Basel II Đặc biệt ở các quốc gia có nguồn tài nguyên khan hiếm, các giám sát viên cần cân b ng thích hợp giữa việc thực hiện Basel II và các
ưu tiên giám sát khác Cách tiếp cận này công nhận r ng mục tiêu Basel II không chỉ đơn giản chỉ là thực thi tuân thủ với một bộ mới vốn điều lệ mà cần phải xây dựng trên một cơ sở hạ tầng vững chắc, nâng cao quản lý các rủi ro,
an toàn vốn, kỷ luật thị trường và sự ổn định tài chính Do vậy một số nước giám sát có thể muốn trì hoãn thực hiện Basel II và giành những nỗ lực ngắn hạn của họ cho việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng Song song với nó, cần đặt ra hệ thống giám sát cơ sở nh m đánh giá mức độ mà thẩm quyền của họ
đã thực hiện thành công theo chỉ dẫn của BCP Giám sát cũng cần phải đánh giá cơ sở hạ tầng pháp lý tại chỗ, nguồn nhân lực, việc tiết lộ các chế độ, tình trạng quản lý của công ty, thực hành kế toán, trích lập dự phòng ii Về các tùy chọn cho Basel II, thực hiện hiệu quả các khuôn khổ mới đòi hỏi người giám sát thực hiện nó theo một cách phù hợp với quốc gia của họ Thực hiện
có hiệu quả cũng không đòi hỏi phải áp dụng các khung mới cho tất cả các ngân hàng trong một thẩm quyền Cách tiếp cận này công nhận r ng các phương pháp tiên tiến có thể không phải là điểm đến cho tất cả các ngân hàng tại tất cả các khu vực pháp lý Đối với các ngân hàng lớn, hoạt động quốc tế khuyến khích theo thời gian cần tích lũy đủ khả năng để chuyến đến các
Trang 39tin kinh doanh cơ bản; thông tin quản lý, quản trị doanh nghiệp [83]
Nguyễn Quang Luật (2012) trong luận văn của mình đã nghiên cứu ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank , Chi nhánh Đồng Nai với mô hình nghiên cứu như sau: Y = β0 + β1.X1 + β2.X2 + β3.X3+ β4.X4+ β5.X5+ β6.X6 +
Ui Trong đó: i Y là biến phụ thuộc : Khả năng ứng dụng Basel II trong công tác rủi ro tín dụng tại Sacombank Đồng Nai ii X là biến độc lập: X1 = NL: Biến nguồn nhân lực; X2 = NTNH: Biến nội tại ngân hàng; X3 = HT: Biến hệ thống; X4 = TTGS: Biến thanh tra giám sát của NHNN; X5 = TT: Biến thông
Trang 4024
tin; X6 = ND: Biến nội dung; Ui: Sai số của phương trình hồi quy Sau khi phân tích nhân tố khám phá, nhóm các nhân tố phù hợp và loại bỏ những biến không phù hợp với mô hình được kết quả mô hình hồi quy như sau: Y = 3,893 + 0,393.TTGS_TT + 0,09.HT + 0,267.NL + 0,126.NTNH + 0,314.ND Theo phương trình này, các biến TTGS_TT, HT, NL, NTNH, ND có ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng theo các hệ số như tại mô hình hồi quy nêu trên Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, việc một biến độc lập tăng lên 1 lần thì khả năng ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác quản trị tủi ro tín dụng tăng lên với hệ số như trong phương trình hồi quy Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình áp dụng Basel II như: i Giải pháp về chiến lược, chính sách quản trị rủi ro; ii đầu tư nâng cấp xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại; iii nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; iv các giải pháp về
thị trường; v tăng cường sức mạnh tài chính [25]
Trong bài báo “Đòn bẩy để các NHTM Việt Nam tiếp cận hiệp ước Basel II”, Đinh Xuân Cường & Nguyễn Trúc Lê 2014 đã tổng hợp những nội dung chính của Hiệp ước Basel II; đánh giá thực trạng tín dụng của NHTM Việt Nam qua góc nhìn từ ba trụ cột của Basel II như: i NHTM Việt Nam gặp khó khăn trong việc áp dụng Basel II do những những lỗ hổng trong các văn bản pháp lý, thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện; (ii) thiếu thông tin tín dụng kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích đo lường rủi ro tín dụng; (iii) việc xếp hạng tín dụng các ngân hàng chưa mạnh mẽ và triệt để gây khó khăn cho việc cấp tín dụng và lựa chọn hình thức áp dụng Basel II; iv trình
độ, sự am hiểu về Basel II còn hạn chế trong các tổ chức; (v) thiếu các đào tạo
cơ bản về quản trị rủi ro và Basel II; vi sự yếu kém về nguồn lực triển khai thực hiện Basel II; (vii) thiếu sự phối hợp thực hiện Basel II của các bên liên quan Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra các đòn bẩy lớn nhất để triển khai thực hiện Basel II cho các NHTM Việt Nam chính là việc hoàn thiện các quy định pháp lý hướng dẫn triển khai thực hiện Hoàn thiện Thông tư
13/2010/TT-NHNN) [23]