1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “Báo chí tham gia giáo dục nhân cách sống cho con người trong xã hội hiện đại” pptx

29 773 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

Qua đó tác động vào nhậnthức từ đó làm thay đổi hành vi của công chúng góp phần vào việc giáo dụchình thành nhân cách sống tốt cho con người khi các giá trị đạo đức nhânvăn của con người

Trang 1

A: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang nỗ lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiệnđại hóa đất nước, xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh Báo chí là phươngtiện truyền tải thông tin, là công cụ đắc lực, là vũ khí đấu tranh sắc bén trênmặt trận tư tưởng góp phần làm tốt công tác tuyên truyền tới các tầng lớpnhân dân Báo chí giúp cho công chúng có cái nhìn đúng đắn, toàn vẹn nhất

về những sự việc, sự kiện diễn ra trong đời sống Qua đó tác động vào nhậnthức từ đó làm thay đổi hành vi của công chúng góp phần vào việc giáo dụchình thành nhân cách sống tốt cho con người khi các giá trị đạo đức nhânvăn của con người đang bị xuống cấp Báo chí đang ngày càng đóng vai tròquan trọng là phương tiện truyền tải thông tin, nâng cao hiểu biết của conngười, giáo dục hình thành nhân cách sống tốt đẹp cho con người hướng tới

một xã hội văn minh phát triển Là một sinh viên báo chí tôi thấy đề tài:

“Báo chí tham gia giáo dục nhân cách sống cho con người trong xã hội hiện đại” là một đề tài hay và bổ ích Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này để

nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của tiểu luận này nhằm tìm hiểu và nghiên cứu vai trò củaĐài Truyền thanh cơ sở với vấn đề hình thành nhân cách sống tốt đẹp cho conngười

Đồng thời phân tích chứng minh tác dụng của báo chí trong việc tuyêntruyền những giá trị nhân đạo nhân văn truyền thống yêu thương đùm bọc lẫnnhau của người dân Việt Nam góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho conngười trong xã hội hiện đại ngày nay

Trang 2

3 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Tiểu luận của tôi hoàn thành nhờ sự kết hợp các phương pháp nghiên cứusau:

4 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi của tiểu luận này, tôi xin nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu

rõ hơn nữa về vai trò của Đài Truyền thanh Yên Khánh với vấn đề giáo dụcnhân cách sống cho con người

5 Kết cấu của tiểu luận

Tiểu luận gồm 3 phần:

A: Phần mở đầu:

Gồm có:

- Lý do chọn đề tài

- Mục đích nghiên cứu đề tài

- Phương pháp nghiên cứu đề tài

- Phạm vi nghiên cứu đề tài

B: Phần nội dung

Chương I: Một số lí luận về đề tài

Trang 3

Chương II: Khảo sát thực tế việc báo chí tham gia giáo dục hình thành nhâncách sống tốt đẹp cho con người của Đài Truyền thanh huyện Yên Khánh.

C: Phần kết luận

Ngoài ra trong tiểu luận này còn có kèm theo: Phần mục lục, phụ lục vàmột số tài liệu tham khảo

Trang 4

B: PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Nhân cách là gì?

1.1.1 Khái niệm nhân cách

Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một con người được đánh giá từmối quan hệ qua lại của người đó với người khác, với tập thể với xã hội và cảvới thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiệntại và tương lai Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thànhtrong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội Nó đặc trưng cho mỗicon người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính

xã hội sâu sắc

Nhân cách của con người là hệ thống các thái độ của mỗi người thể hiện ởmức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của mỗi cộng đồng xãhội; độ phù hợp càng cao nhân cách càng lớn

Cấu trúc nhân cách là nói tới các thành tố của nhân cách tạo thành một hệthống có một cấu tạo trung tâm (còn gọi là hạt nhân của nhân cách) và hệ thốngquan hệ giữa các thành tố Các thành tố của nhân cách được xây dựng nên từ

tổ hợp các tính chất của kiểu loại thần kinh, các quá trình nhận thức, các thái

độ xúc cảm, tình cảm và hoạt động

Ví dụ: khả năng nhận định nhạy bén, sâu sắc khi giải quyết các vấn đề củacuộc sống hay khi tư duy lí luận, hứng thú nghề nghiệp, tính linh hoạt trong

Trang 5

cách đi, cách nói, cách nghĩ, cách làm, lối sống và quan niệm về thế giới, tinhthần sẵn sàng đem năng lực của mình góp phần vào xây dựng xã hội tạo nênmột nhân cách có độ phù hợp cao trong thang giá trị và thước đo giá trị củangười mang nhân cách đó và của xã hội cộng đồng.

Tất cả những thái độ riêng ấy đều gắn bó với động cơ chung của cả cuộcsống cũng như với động cơ cụ thể trong từng hoạt động ở mỗi người Động cơ

là hạt nhân của nhân cách Động cơ có thể là sự thích thú, ham mê, ước mơ, sựkhích lệ, điều kiện đảm bảo cuộc sống, phần thưởng, lợi ích, sự đánh giá.Trong đó, động cơ cao nhất là lí tưởng của cuộc đời như: Một hình ảnh đẹp,một chân lí khoa học, một chuẩn mực đạo đức, một sự nghiệp thành công

1.1.2 Hình thành và phát triển nhân cách

Con người sinh ra vốn chưa có nhân cách Nhân cách là cấu tạo mới do bảnthân con người hình thành nên và phát triển qua quá trình sống giao tiếp, họctập, lao động, vui chơi

Nói theo Lê nin, cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lí, đặc điểmcủa xã hội mà nó là thành viên Nhân cách con người hình thành và phát triểntheo con đường từ bên ngoài vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiênvới thế giới đồ vật do các thế hệ trước và bản thân tạo ra, các quan hệ xã hội

mà nó gắn bó

Toàn bộ công tác giáo dục của chúng ta nhằm xây dựng hoàn thiện nhâncách của con người Việt Nam sống và làm việc trong thời kì đổi mới Đó lànhân cách người lao động sáng tạo, năng động có tay nghề, có tâm hồn chứkhông phải con người sống cốt bằng với ngoại giới hay chỉ thích nghi với xãhội Nhân cách hình thành và phát triển bằng các hoạt động trong đó có mộthoạt động có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với sự hình thành và phát triểnnhân cách là hoạt động giao tiếp, vì tất cả các mối quan hệ có ở con người,quan hệ người – vật, quan hệ người – máy đều gắn bó bằng cách này hay cáchkhác với quan hệ người – người Nhất là trong thời đại thông tin, kinh tế tri

Trang 6

thức, các quan hệ giao tiếp người với người càng trở nên có ý nghĩa hơn baogiờ hết Có tổ chức được các mối quan hệ giao lưu tốt mới hi vọng hình thànhđược nhân cách tốt.

1.1.3 Phác thảo mô hình nhân cách con người trong thời kì CNH – HĐH, một số mô hình con người nhân cách trong xã hội ngày nay.

Trên cơ sở phân tích các lí thuyết về nhân cách trong tâm lí học và lấy líthuyết tâm lí học Mác xít làm cốt lõi, phân tích yêu cầu của thời kì CNH –HĐH đất nước đối với nhân cách con người Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảnglần thứ IX và tham khảo, kế thừa các mô hình nhân cách con người thế kỉ XXI,

có thể phác thảo mô hình nhân cách con người Việt Nam gồm 5 thành phần cơbản sau:

- Con người nhân văn và xã hội

- Con người công nghệ

- Con người thích nghi cao

- Con người thiên nhiên (có sức khỏe, thể lực)

- Con người sáng tạo

Cụ thể con người Việt Nam trong thời kì đổi mới cần có các thuộc tính cơ bảnsau:

+ Có lòng yêu nước nồng nàn, có ý chí kiên định, giữ vững độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, gắn bó với gia đình, giàu lòng nhân ái, yêu quê hương,yêu đồng bào, có lối sống lành mạnh, tâm hồn phong phú, biết yêu cái tốt ghétcái xấu, dám đấu tranh vì công bằng lẽ phải

+ Dám khẳng định và chịu trách nhiệm trước “cái tôi”, trước gia đình và xãhội về công việc và lối sống của mình, phát huy tích cực tính cá nhân khôngrơi vào chủ nghĩa cực đoan, lấy cái tôi là trên hết, lấn át cái tập thể Có tácphong nhanh nhẹn, hoạt bát, có tính tổ chức kỉ luật, biết quý trọng thời gian

Trang 7

dám nghĩ dám làm, đưa cái mới vào cuộc sống, mạnh dạn vươn lên lậpthân, lập nghiệp làm giàu cho bản thân.

+ Hiểu biết công nghệ, có tay nghề cao, năng động, tự chủ làm chủ côngnghệ và khoa học, kĩ thuật hăng say, học tập vươn lên nắm vững khoa học

kĩ thuật hiện đại nhưng không sùng ngoại, tự tin, độc lập sáng tạo trongcông việc và trong cuộc sống, nhạy bén với cái mới

+ Có sức khỏe thể chất và tinh thần, làm tròn trách nhiệm của cá nhân và

xã hội Biết hoạt động và suy nghĩ một cách hợp lí, khách quan tránh dựavào định kiến chủ quan, kinh ngiệm chủ nghĩa, hiểu biết pháp luật và sốngtheo pháp luật

+ Có khả năng sáng tạo trong hoạt động và cuộc sống Biết tính đến hiệuquả kinh tế - xã hội, coi trọng giá trị kinh tế, tiết kiệm trong tiêu dùng, đồngthời coi trọng các giá trị nhân văn

Một số mô hình con người nhân cách trong thời đại ngày nay theo tạp chíThanh Niên:

Khám phá, coi trọng thực tế phê phán, đổi mới không ngừng tiến thủ, tốchất nhân cách có tinh thần khoa học

Tôn trọng giới tự nhiên và quy luật sinh thái, yêu quý môi trường (giá trịphát triển hài hòa giữa con người – tự nhiên)

Đoàn kết, hợp tác, quan tâm, yêu mến người khác

Không ngừng vươn lên hoàn thiện mình

Trong những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau có sự khác biệt về trọngtâm và mức độ, nhưng các mặt cơ bản tạo nên mô hình nhân cách con ngườiphát triển toàn diện của các quốc gia hiện nay là tương tự nhau, chủ yếu tậptrung vào: Trí tuệ, tinh thần, cảm xúc, thể chất, hoặc là tổng lực, trí tuệ và thểlực

1.2 Báo chí tham gia giáo dục nhân cách sống cho con người trong xã hội hiện đại.

Trang 8

Báo chí là kênh thông tin quan trọng, là tiếng nói đại diện cho cho tâm tư,nguyện vọng chính đáng của các giai tầng xã hội; là phương tiện cổ vũ tập thể,tuyên truyền tập thể Nhà báo không làm chính trị nhưng góp phần làm cho tưtưởng chính trị “đơm hoa, kết trái” trong đời sống xã hội Mọi thông tin chínhxác, lý lẽ sắc bén để cổ vũ các phong trào hành động cách mạng, đấu tranh vớicái xấu, cái ác, bênh vực công bằng, lẽ phải sẽ tạo nên những “hiệu ứng xã hội”tốt đẹp, góp phần định hướng dư luận xã hội.

1.2.1 Nâng cao tính tự giác trong quần chúng

Để làm được việc này, báo chí góp phần nâng cao nhận thức của quầnchúng Trình độ nhận thức chính là tiền đề quy định mức độ tự giác của nhândân

Hình thành ý thức tự giác trong quần chúng sẽ trở thành động lực mạnh mẽcho những hành động sáng tạo trong lao động, sản xuất và xây dựng xã hộimới

Báo chí sẽ cung cấp cho con người những nhận thức đúng đắn, toàn diện vàsâu sắc những quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội, các quá trình vàkhuynh hướng vận động của đời sống xã hội và lịch sử, trên cơ sở đó hìnhthành được tính tự giác cao ở mỗi con người

Trang 9

Tính tự giác thể hiện ở sự nhận thức vị trí của mỗi cá nhân trong các mốiquan hệ xã hội, sự nhân thức mục đích, ý nghĩa của cuộc sống, những nhu cầu

về lợi ích, con đường và biện pháp để thực hiện nhu cầu đó

Việc nâng cao trình độ và mở rộng nhận thức nhằm hình thành tính tự giáctrong nhân dân, đòi hỏi báo chí phải thông tin một cách đầy đủ, sinh động, các

sự kiện hiện tượng, quá trình hết sức phong phú của tự nhiên và xã hội, phântích các mối quan hệ bên trong và giữa chúng với nhau, chỉ ra các biểu hiện cụthể của những mối quan hệ đó Như vậy thông tin báo chí mang đến cho côngchúng bức tranh toàn cảnh về hiện thực đời sống xã hội Hơn thế nữa, báo chícũng giúp cho công chúng nhìn nhận, đánh giá bức tranh ấy, xác định đượctính chất hoạt động và định hướng các hành vi ý thức của mình Ở đây, yêu cầu

và sự định hướng toàn diện cho quần chúng trở thành mục đích cuối cùng trongtoàn bộ hoạt động tư tưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng

Nội dung của tính định hướng xã hội toàn diện, trước hết là khả năng nhìnnhận và thẩm định đời sống hiện thực một cách hệ thống Hiện thực xã hội vôcùng phong phú, phức tạp và đa dạng Bởi vì sự kiện, hiện tượng, quá trình xảy

ra trong những điều kiện lịch sử cụ thể với những hình thức, tính chất, nộidung, phương thức và kết cục khác nhau Yêu cầu đặt ra cho báo chí là khôngchỉ mô tả, phản ánh những sự kiện, hiện tượng mà phải phát hiện ra trong côngchúng những mối quan hệ, chỉ ra những vấn đề có tính bản chất, chiều hướngvận động của chính hiện thực cuộc sống Cũng từ đó, báo chí định hướng chocông chúng việc nhận thức cái gì là cần thiết

1.2.2 Báo chí là phương tiện định hướng dư luận xã hội.

Bằng khả năng thông tin kịp thời, sinh động và phong phú các sự kiện, hiệntượng tới đông đảo công chúng, báo chí tác động trực tiếp đến sự hình thành vàđịnh hướng dư luận xã hội một cách nhanh chóng, rộng rãi và hiệu quả nhất.Trong ý thức xã hội, ý thức lịch sử - văn hóa có vai trò như tầng trung giangiữa thế giới quan và dư luận xã hội Sự hình thành ý thức lịch sử - văn hóa

Trang 10

chịu sự tác động phong phú, đa dạng như: giáo dục, môi trường sống, cácphong tục, tập quán.

Báo chí là phương tiện quan trọng trong việc hình thành ý thức lịch sử vănhóa xã hội Với khả năng thông tin phong phú và tác động rộng lớn của mình,báo chí đã góp phần to lớn trong việc giáo dục và truyền thụ những tri thức giátrị văn hóa, lịch sử của dân tộc và nhân loại Báo chí không thể trang bị cho cácthành viên xã hội một hình thức lịch sử - văn hóa, tạo môi trường thuận lợi choviệc hình thành ý thức lịch sử - văn hóa của mỗi con người

Báo chí làm công tác truyền bá những tư tưởng, quan điểm cơ bản của hệ tưtưởng chính thống của chế độ xã hội tới quần chúng:

+ Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thế giới quankhoa học của chủ nghĩa xã hội cho quần chúng nhân dân làm cho hệ tưtưởng này trở thành hệ tư tưởng toàn dân Đó là cơ sở để động viên xã hộitham gia giải quyết các nhiệm vụ chung của đất nước và địa phương mình.+ Tuyên truyền giải thích cho quần chúng đường lối, chính sách của Đảng,Nhà nước là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào hoàn cảnhlịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam Vì vậy, tuyên truyền chủ nghĩaMác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng,Nhà nước hòa quyện, đan xen và hỗ trợ lẫn nhau Hoạt động tuyên truyềncần phân tích, lí giải các cơ sở khoa học, khả năng thực hiện làm cho quầnchúng hiểu biết tin tưởng và tự giác chấp hành, biến các đường lối, chủtrương của Đảng, Nhà nước vào thực tế xây dựng và bảo vệ tổ quốc

+ Một trong những hướng quan trọng của công tác tuyên truyền là phântích, đánh giá, nhận định tính chất, xu hướng vận động, và các mâu thuẫn

cơ bản của từng nước, từng khu vực và cả thế giới, các mối quan hệ và tácđộng giữa các quốc gia, các giai cấp, các lực lượng xã hội trong thời đạingày nay Từ đó, báo chí xây dựng cho công chúng những quan niện cơ bản

về thời đại và thế giới hiện nay Đó là tiền đề quan trọng cho việc củng cố lí

Trang 11

tưởng và định hướng xây dựng xã hội mới, đồng thời giúp quần chúng cókhả năng tự nhận xét, đánh giá đúng các hiện tượng, bản chất sự kiện đangdiễn ra xung quanh và định hướng hoạt động một cách hợp lí.

+ Truyền bá những tri thức lịch sử, văn hóa, khoa học tiên tiến nhằm xâydựng và phát triển lòng yêu nước, niền tự hào dân tộc, xây dựng lối sốnglành mạnh, tích cực và tiến bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện củacon người

+ Đấu tranh với những quan điểm phản động để bảo vệ đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chống lại việc truyền bá lối sốnghưởng thụ, ích kỉ, lỗi thời vô đạo đức, chống lại âm mưu “diễn biến hoàbình” của các thế lực phản động

Tóm lại, qua tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng Báochí đã cung cấp cho công chúng những nhận thức đầy đủ nhất về mọi mặt đờisống xã hội Những nhận thức ấy giúp chúng ta trở thành người công dân cóích với tư tưởng đạo đức trong sáng, đường lối chính trị đúng đắn cùng lốisống lành mạnh

1.2.3 Báo chí phê phán những cái xấu, hướng con người đến

những điều tốt đẹp.

Báo chí thực hiện chức năng quản lí xã hội của mình bằng việc cung cấpthông tin cho xã hội, hình thành và định hướng dư luận xã hội theo mục đíchcủa chế độ, của giai cấp

Báo chí đăng tải, phổ biến, giải thích đường lối, chính sách của Đảng Nhànước và các cấp các nghành cho các tổ chức và các thành viên xã hội biết, hiểu,nhận thức và hành động trong thực tiễn Đảng ta trong nhiều văn kiện đã chỉrõ: Các phương tiện thông tin đại chúng có nhiệm vụ truyền bá đường lối,chính sách của Đảng, Nhà nước, đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích

Trang 12

sâu sắc những sự kiện mới, phát hiện và phản ánh trung thực những điển hìnhtiên tiến, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới, dũng cảm đấu tranhchống những hiện tượng lạc hậu, trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực khác, đề cập

và chỉ ra phương hướng giải quyết những vấn đề thiết thực của đời sống xãhội; xây dựng xã hội lành mạnh, động viên quần chúng tích cực hoàn thànhnhiệm vụ cách mạng Để giải quyết vấn đề này, một mặt báo chí phải nhạycảm, hiểu biết và chủ động tuyên truyền, phân tích, giải thích, bình luận đườnglối, chính sách cho quần chúng biết, mặt khác phải dựa vào nhân dân, trong đócác nhà khoa học, nhà kinh tế, mà hoạt động xã hội, hoạt động văn học nghệthuật để tiến hành công tác đó

Qua việc đấu tranh, lên án những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong xã hộibáo chí giúp công chúng nhận thức cái sai, cái đúng, để từ đó có thái độ tránh

xa những tiêu cực, không những thế còn biết đấu tranh để loại trừ nó

Mặt khác, báo chí đưa ra những tấm gương người tốt, việc tốt để công chúngnoi theo Báo chí tác động vào lòng nhân ái của con người để chúng ta biết cảmthông, chia sẻ, “ tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”

1.2.4 Báo chí tác động vào đời sống tinh thần của người dân, góp

phần hình thành lối sống tốt đẹp

Báo chí là kênh truyền bá, phổ biến một cách sinh động, hấp dẫn các loạihình và tác phẩm văn hóa – văn nghệ để nâng cao trình độ hiểu biết và đáp ứngnhu cầu văn hóa – giải trí của nhân dân

Báo chí quan tâm hàng đầu đến những giá trị văn hóa – nhân văn Đó làphổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, kiếntrúc, điện ảnh, các hoạt động văn hóa, lễ hội Đây là điều kiện quan trọng đểcông chúng tiếp thu các giá trị văn hóa, tinh thần tốt đẹp của dân tộc và nhânloại, giúp cho mỗi thành viên của xã hội không ngừng bổ sung vốn tri thức,

Trang 13

làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình Đây cũng là điều kiện đểphát triển nhân cách con người một cách toàn diện Tuy nhiên, mặt trái củakinh tế thị trường, những thách thức của hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệtnhững âm mưu thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch đang tác độngmạnh mẽ đến thanh niên, khiến cho không ít người chạy theo lối sống thựcdụng, sa ngã, hư hỏng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc , có thái độthờ ơ, bàng quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đất nước Một số thanhniên mơ hồ về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù Điều nguy hiểm hiệnnay là đã xuất hiện một bộ phận thanh niên tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích

kỷ, chạy theo lợi ích vật chất, coi đồng tiền là trên hết Cá biệt có một số thanhniên dây vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật Nhiều vụ án được khám phátrong thời gian gần đây cho thấy tỷ lệ phạm tội trong thanh niên có chiềuhướng gia tăng Báo chí vừa là công cụ tích cực, hữu hiệu trong việc tuyêntruyền những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc hướng tới mụcđích giáo dục chính trị - tư tưởng và giáo dục đạo đức thẩm mĩ cho côngchúng, hướng công chúng tới chân – thiện – mĩ, làm giàu và phong phú đờisống tinh thần của họ Vì vậy, có thể nói báo chí là phương tiện giúp giáo dụchình thành nhân cách sống tốt đẹp cho con người

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TẾ VIỆC BÁO CHÍ THAM GIA GIÁO DỤC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH SỐNG TỐT ĐẸP CHO CON NGƯỜI CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH HUYỆN YÊN KHÁNH

2.1 Vài nét khái quát về huyện Yên Khánh

Trang 14

Yên Khánh là một huyện nằm ở phía Đông nam tỉnh Ninh Bình Phía TâyBắc giáp với thành phố Ninh Bình, phía Tây giáp 2 huyện Hoa Lư và Yên Mô.Phía nam giáp huyện Kim Sơn, phía Đông và Đông Bắc có sông đáy bao bọc,

là ranh giới tự nhiên với huyện Nghĩa Hưng, Nam Định Huyện Yên Khánh có

19 xã, 1 Thị trấn với diện tích tự nhiên toàn huyện là 137.9 km2, dân số143.131 người.Huyện Yên Khánh được thành lập từ thế kỉ XIII (triều Trần) vớitên gọi ban đầu là huyện Yên Ninh, đến thế kỉ XV (triều Lê) gọi là huyện YênKhang, năm 1882 (năm Minh Mạng thứ 12) gọi là phủ Yên Khánh và từ tháng

9 năm 1945, huyện chính thức mang tên Yên Khánh Địa hình của huyện YênKhánh là đồng bằng tương đối bằng phẳng, không có núi non, mạng lưới sôngngòi phân bố tương đối đồng đều Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía ĐôngBắc với chiều dài 37.3 km Dòng sông Vạc chảy qua 7 xã phía Tây với chiềudài 14.6 km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống

Yên Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần biển nên mát

mẻ Tuy vậy, thời tiết vẫn chia thành 2 mùa rõ rệt Mùa hạ nắng nóng có ảnhhưởng của gió mùa Tây Nam Mùa đông chịu ảnh hưởng khá lớn của gió mùaĐông Bắc, có sương muối nhưng không nhiều như các huyện phía Bắc củatỉnh

Ngày đăng: 24/03/2014, 03:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo chí những vấn đề về lí luận và thực tiễn. (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội) Khác
2. Cơ sở lí luận báo chí truyền thông. (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội) Khác
3. Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách. (Nhà xuất bản chính trị quốc gia) Khác
4. Tâm lí học đại cương. (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm) 5. Tìm hiểu về nghề báo – Trần Đình Thu – NXB Trẻ 6. Tài liệu báo chí tham khảo Khác
7. Một số trang web www.nghebao.com www.vja.org.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w