B. NỘI DUNG
3.2.2. Công nghệ và cán bộ khoa học trong nướ c
Gắn liền với các biện pháp kích thích công nghệ nhập, Nhà nước cũng cần tạo ra sự phát triển mạnh mẽ đối với công nghệ sản xuất trong nước. Những văn bản quản lý của Nhà nước đối với hoạt động công nghệ phải tạo thành một hệ
thống ăn khớp với nhau. Phải có các văn bản chính sách mới cho hợp với bối cảnh hiện tại và bao quát hết mọi khía cạnh của hoạt động phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Khuyến khích công nghệ nhập và bảo hộ công nghệ sản xuất trong nước là hai mặt không thể tách rời của một vấn đề.
Đây phải là quan điểm cơ bản của Nhà nước trong việc thiết kế đồng bộ chính sách và biện pháp phát triển công nghệ sản xuất. Nhà nước cần sớm ban hành chính sách công nghệ quốc gia trong đó có một nội dung quan trọng là danh mục các công nghệ cần ưu tiên phát triển mà nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ VII vừa qua
đã xác định. Đó là công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân, công nghệ sinh học phục vụ nông lâm ngư nghiệp chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, công nghệ chế tạo và gia công vật liệu. Nhà nước cần có những biện pháp điều tiết vĩ mô thích hợp cả về kinh tế lẫn hành chính để điều tiết lợi nhuận của việc kinh doanh và sản xuất công nghệ phục vụ
công nghiệp hoá. Trong chính sách thuế, Nhà nước cũng cần giảm thuế cho các sản phẩm công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc gia và có thể thay thế cho hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu được. Phải tăng cường vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ. Việc đầu tư này phải được chú ý ở cả hai phía đầu tư của Nhà nước và đầu tư
của các cơ sở sản xuất. Cũng cần sớm ban hành chính sách và cụ thể hoá thành cơ
chế, biện pháp để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển công nghệ. Vì vai trò quan trọng của Nhà nước đối với việc xây dựng và phát triển công nghệ quốc gia trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi Nhà nước phải có công cụ tài chính đủ mạnh. Do đó Nhà nước phải sớm xây dựng ngân hàng đầu tư phát triển khoa học và công nghệ để tập trung đầu tư xây dựng một số
khu công nghệ cao và các trung tâm ứng dụng công nghệ mới. Đó chính là những hạt nhân làm cơ sở nghiên cứu thử nghiệm sự thích nghi cũng như ứng dụng công nghệ phù hợp với điều kiện cuả đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng.
Thônh tin về công nghệ đang là một khâu tất yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường công nghệ nước ta. Nhà nước cần xây dựng và đảm bảo hệ thống thông tin công nghệ, thị trường công nghệ cho nền kinh tế, thể chế hoá cụ
thể hoá các chính sách và biện pháp nhằm tạo nguồn thông tin, chuẩn hoá các thông tin phát sinh, trao đổi bảo vệ thông tin công nghệ. Có như vậy mới đảm bảo
phổ cập thông tin công nghệ, tạo cơ sở thông tin rộng rãi cho các quyết định về
mua bán trao đổi công nghệ, nhanh chóng phát triển công nghệ hiện đại phục vụ
công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nhà nước phải tác động nhằm đẩy mạnh và định hướng với quá trình trao đổi với công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và một số ngành nói riêng. Khung tỉ lệ cần được quy định cụ thể đểđảm bảo cho nhu cầu đổi mới và phát triển của các dự án đầu tư cả trong và ngoài nước. Một tỉ lệ
thích đáng và hợp lý dành cho công nghệ trong vốn đầu tư, bản thân nó chắc chắn sẽ là sự kích thích không nhỏ cho đổi mới, phát triển công nghệ, đưa mặt bằng công nghệ của nước ta cao ngang tầm khu vực và thế giới.
Nhà nước phải đổi mới chính sách và cơ chế để khuyến khích đội ngũ cán bộ
khoa học công nghệ hoạt động phục vụ trực tiếp cho sản xuất ở mọi khâu, mọi lĩnh vực và địa bàn. Cần chú ý tới chính sách và biện pháp tổ chức quản lý đối với hoạt
động giáo dục đào tạo, tổ chức lại hệ thống giáo dục đào tạo. Chính sách giáo dục
đào tạo phải coi trọng các tổ chức giáo dục đào tạo chất lượng cao,với quy mô nhỏ, chọn lọc để bồi dưỡng nhân tài, tạo nên nguồn nhân lực khoa học quản lý kinh doanh có năng lực sáng tạo có trình độ cao. Đầu tư cho công nghệ còn bao hàm cả đầu tư vào con người, chuẩn bị cho tương lai. Nếu cứ để tình trạng bỏ học, học không thực chất như hiện nay thị chỉ sau một thế hệ sẽ khó có được năng lực nội sinh vững vàng để tiếp thu khoa học kỹ thuật của thế giới phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tếđất nước.
3.2.3. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ
Cần sớm ban hành “luật khoa học và công nghệ” và các văn bản dưới luật nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực trọng yếu này, phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Thực hiện việc đổi mới cơ chế, chính sách, trong đó có chính sách tiền lương, gắn với kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đối với các chương trình trọng điểm, đặc biệt là các chương trình về nông thôn và miền núi.
Phát huy nội lực bao gồm tổng hợp các nguồn lực trong nước, đó là vốn, tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật đã tích luỹ được, tài nguyên chưa đưa vào sử dụng và quan trọng hơn hết là nguồn lực con người sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc ta. Chú trọng phát huy vai trò của đội ngũ
cán bộ khoa học và công nghệ đông đảo, giàu tài năng và tâm huyết: Gồm nhiều thế hệ được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, dầy công học tập, rèn luyện hiện có và
đông đảo tri thức người Việt ở nước ngoài, có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực khoa học và công nghệ, có mong muốn được góp phần xây dựng đất nước.
Tăng cường hợp tác quốc tế là một yếu tố cơ bản của sự phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta vì nó góp phần đắc lực vào sự trưởng thành của đội ngũ
cán bộ khoa học qua khâu đào tạo, bồi dưỡng, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ quan nghiên cứu và cung cấp các thông tin, tài liệu khoa học, mẫu vật trao
vào phía nước ngoài, loại bỏ thủ tục rườm rà, thiếu cụ thể và quan liêu để nâng cao hiệu quả trong sự hợp tác.
3.3. Phát triển nguồn vốn
3.3.1. Giải pháp huy động vốn
Trước hết để huy động vốn trong nước, Nhà nước phải coi tiết kiệm là quốc sách, tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng xa xỉ, không cần thiết, không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hiện tại của đất nước, hạn chế tối đa việc xuất vốn ra nước ngoài. Vấn đề lớn nhất là cần kiệm trong sản xuất và tiêu dùng cá nhân, thay đổi cơ cấu
đầu tư. Đầu tư Nhà nước chủ yếu tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng một số cơ sở công nghiệp then chốt và quan tâm đúng mức tới phát triển nông thôn. Nhà nước phải tạo điều kiện cho từng địa phương từng cơ sở phát triển mạnh mẽ sản xuất nhằm huy động nguồn vốn nhàn rổi trong dân để phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Cải cách hành chính gắn với giảm biên chế và các đầu mối cơ quan quản lý để giảm chi trong lĩnh vực này.
Các chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước phải được hoàn thiện theo hướng đảm bảo cho người dân yên tâm bỏ vốn sản xuất kinh doanh. Chính sách thuế cần khuyến khích lợi ích vật chất đối với những người đầu tư vào lĩnh vực phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả được huy
động vốn ngoài xã hội bằng các hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Nhà nước nhanh chóng mở rộng các hình thức tiết kiệm dài hạn có mục đích cụ thể.
Nhà nước phải nghiên cứu đổi mới và hiện đại hoá hoạt động tín dụng ngân hàng, nâng cao chất lượng dich vụ của các tổ chức tín dụng, đảm bảo thanh toán thuận tiện an toàn.
Điều chỉnh hợp lý lãi suất tín dụng cho phù hợp với cơ chế thị trường tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đầu tư bằng cách ban hành các quy chế liên quan
đến mua bán chứng khoán, luật liên quan đến điều hành thị trường chứng khoán.
Đối với nguồn vốn nước ngoài, Nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến đầu tư nước ngoài sao cho luật lệ của ta có nội dung thống nhất dễ hiểu, dễ áp dụng phù hợp với thông lệ của khu vực và thế giới. Kiện toàn, phânđịnh rõ phạm vi, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý vốn đầu tư nước ngoài. Xoá bỏ các thủ tục hành chính đang gây chậm trễ phiền hà cho việc đăng kí
đầu tư nước ngoài. Mạnh dạn chọn các đối tác có nguồn vốn lớn, đầu tư vào những công trình trọng điểm yêu cầu kỹ thuật hiên đại, nguồn vốn lớn mà nước ta chưa giải quyết được bằng nguồn vốn trong nước nhằm thúc đẩy nhanh, mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nâng cao trình độ quy hoạch, lập luận chứng khả
thi, chuẩn bị tốt vốn đối ứng và cung cấp đầy đủ kịp thời những yếu tố sản xuất khác từ phía trong nước như đất đai, nhân lực, nguyên vật liệu và cả các thiết bị kỹ
thuật trong nước chế tạo được. Cần xây dựng tổng mức vay nợ nước ngoài trên cơ
sở cân nhắc tính toán đúng đắn tính hợp lý và quy mô của sự phát triển.
Cùng với việc huy động vốn thì sử dụng và quản lý vốn cũng là một vấn đề
không kém quan trọng. Nhà nước cần xác định rõ mục tiêu phương hướng đầu tư ưu tiên ttong bối cảnh nguồn vốn hạn hẹp. Những năm trước mắt, nước ta cần hướng ưu tiên đầu tư cho việc cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là
điện năng và giao thông vận tải. Việc đầu tư này có ý nghĩa sống còn vì với cơ sở
hạ tầng nghèo nàn lạc hậu thì sẽ không thể hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính: Tín dụng, thuế để khuyến khích các thành phần kinh tế từng bước hiện đại hoá các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển mạnh việc đầu tư máy móc, thiết bị có trình độ tiên tiến. Có chính sách đầu tư tài chính tích cực đối với việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, trí tuệ khoa học đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ và công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Thực hiện công nghiệp hoá đòi hỏi phải nâng cao trình độ năng lực tri thức của người lao động sao cho thích hợp với nền sản xuất hiện đại. Vì vậy Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo trong những năm tới. Nhà nước cũng có thể kích thích các doanh nghiệp tự đầu tư đào tạo lao động bằng cách giảm thuế đối với các chi phí liên quan đến đào tạo.
Đối với vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước cần có quy hoạch gọi vốn gắn liền với quy hoạch sử dụng vốn đầu tư để phuc vụ chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Vốn đầu tư nước ngoài phải được sử
dụng tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Trong các văn bản có liên quan đến quản lý vốn đầu tư, Nhà nước cần kiện toàn, công bố đầy đủ, công khai rõ ràng nhằm tránh hiện tượng lạm dụng tham ô tham nhũng. Kiện toàn công tác lập, duyệt dự án đầu tư đưa vào hệ thống chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật thống nhất. Nhà nước tăng cường công tác giám sát và thanh tra từ hai phía: Bộ tài chính và thanh tra Nhà nước nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tệ
nạn tham nhũng và đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. Ban hành các quy chế quản lý chặt chẽ việc vay trả nợ nước ngoài của chính phủ, các ngành, địa phương cũng như quy chế bảo lãnh vay nợ và quy chế tự trả của doanh nghiệp.
Nhà nước nhanh chóng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các nguồn tài trợ quốc tế nói chung và các nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính nói riêng.
Để nâng cao và làm tốt vai trò của mình trong việc huy động sử dụng và quản lý vốn cho công nghiệp hoá hiện đại hoá, Nhà nước cần gấp rút thực hiện các giải pháp:
Xúc tiến cải cách các thủ tục hành chính tinh giảm biên chế thích hợp để
nâng cao và phát huy vai trò của bộ máy Nhà nước.
Nhà nước có chiến lược huy động vốn cho công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn liền với việc tạo môi trường kinh tế, chính trị, ngoại giao thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế thị trường.
Nhà nước phải xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, chỉ đạo và hỗ trợ về vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia.
Nhà nước có các chính sách kinh tế và tài chính đúng đắn, thực hiện khuyến khích phát triển sản xuất và khai thác những nguồn lực về vốn cho đầu tư phát triển qua chính sách thuế, chính sách giá cả tín dụng.
Lập ra chương trình hành động cụ thể nhằm thực hiện chủ trương tiết kiệm của Đảng như vận động, tuyên truyền, giáo dục ý thức tiết kiệm trong dân chúng.
3.3.3. Đổi mới tổ chức bộ máy tài chính quốc gia và công tác kiểm toán kế toán
Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế nhất định biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, phát sinh trong quá trình phân phối để hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ
nhằm phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do đó chính sách tài chính là công cụ hữu hiệu dể nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá. Cho nên Nhà nước cần phải:
Nghiên cứu và ban hành chính sách tài chính quốc gia thống nhất phù hợp với đặc điểm nước ta, giải quyết đúng đắn việc phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân. Nhà nước cần phải định lại chế độ phân cấp quản lý thu chi ngân sách cho hợp lý. Trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất, tăng cường quản lý thị trường, có chính sách khuyến khích đúng mức để tăng mạnh nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế, chống thất thu. Mặt khác phải căn cứ vào nguồn thu mà bố trí chi tiêu, không chi vượt quá khả năng thu của ngân sách, triệt để tiết kiệm chỉ tiêu về mọi mặt.
Bằng phương thức kế hoạch hoá gián tiếp, thúc đẩy xí nghiệp phấn đấu giảm giá thành, tăng tích luỹ cho Nhà nước. Để đảm bảo nguồn thu tài chính Nhà nước phải thực hiện thu thuế theo đúng thời giá và đối tượng không khoan nhượng đối với những đối tượng không chấp hành hoặc cố tình không nộp thuế. Xúc tiến nghiên cứu và có sự điều chỉnh hợp lý đối với các loại thuế nông nghiệp, thuế
vườn, thuế thuỷ sản, thuế thu nhập… Mau chóng củng cố tổ chức ngành thuế, loại trừ số nhân viên tiêu cực, thực hiện hệ thống song trùng lãnh đạo.